Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Thực trạng và giải pháp cải thiện sinh kế cho hộ nghèo, thoát nghèo bền vững trên địa bàn thị trấn Đầm Dơi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ TẤN CÔNG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN SINH KẾ
CHO HỘ NGHÈO, THOÁT NGHÈO BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN ĐẦM DƠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ TẤN CÔNG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN SINH KẾ
CHO HỘ NGHÈO, THOÁT NGHÈO BỀN VỮNG
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN ĐẦM DƠI

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số:

8340403

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. Trần Tiến Khai

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, được thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Tiến Khai.
Các nội dung trích dẫn đều có dẫn nguồn cụ thể và được trích từ các văn bản
chính thức của các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực giảm
nghèo, số liệu được thu thập thực tế trên địa bàn nghiên cứu và có độ chính xác cao
nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên thực hiện

Lê Tấn Công


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................................1
1.1. Đặt vấn đề ...................................................................................................................... 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................................... 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ..................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.6. Kết cấu luận văn ............................................................................................................ 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN .......................................................................................................5
2.1. Các khái niệm liên quan ............................................................................................... 5
2.1.1. Khái niệm về nghèo ..................................................................................5
2.1.2. Đặc điểm của hộ nghèo ............................................................................6
2.1.3. Lao động và lao động nông thôn ..............................................................6
2.1.4. Khái niệm về sinh kế ................................................................................8
2.1.5. Sinh kế bền vững ......................................................................................8
2.1.6. Khung lý thuyết về sinh kế bền vững ......................................................9
2.1.6.1. Bối cảnh dễ bị tổn thương ...................................................................9
2.1.6.2.Tài sản sinh kế ....................................................................................10
2.1.6.3. Chiến lược sinh kế .............................................................................11


2.1.6.4. Kết quả sinh kế ..................................................................................12
2.1.6.5. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo..........................................................12
2.2. Các nghiên cứu có liên quan ..................................................................................... 15
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................18
3.1. Khung phân tích áp dụng............................................................................................ 18
3.1.1. Tài sản sinh kế ........................................................................................18
3.1.1.1. Vốn con người: ..................................................................................18
3.1.1.2. Vốn xã hội: ........................................................................................19
3.1.1.3. Vốn tự nhiên: .....................................................................................19

3.1.1.4. Vốn vật chất: .....................................................................................19
3.1.1.5. Vốn tài chính: ....................................................................................19
3.1.2. Chiến lược sinh kế ..................................................................................19
3.1.3. Kết quả sinh kế .......................................................................................19
3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 20
3.3.1. Chọn địa bàn nghiên cứu ........................................................................20
3.3.2. Chọn mẫu điều tra ..................................................................................20
3.2.3. Thu thập số liệu ......................................................................................21
3.2.4. Phương pháp phân tích ...........................................................................22
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................23
4.1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu .................................................................................... 23
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Đầm Dơi .....................23
4.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên .............................................................................23
4.1.1.2. Vị trí địa lý ........................................................................................26
4.1.1.3. Đặc điểm về văn hóa - xã hội ............................................................26
4.1.1.4. Thực trạng nghèo trên địa bàn thị trấn ..............................................27
4.1.1.5. Nguyên nhân cơ bản về tình trạng nghèo ở thị trấn Đầm Dơi ..........28
4.2. Phân tích các nguồn vốn và tài sản sinh kế............................................................... 30
4.2.1. Vốn con người ........................................................................................30
4.2.2. Vốn tự nhiên ...........................................................................................34
4.2.3. Vốn vật chất ............................................................................................35


4.2.4. Vốn tài chính ..........................................................................................38
4.2.5. Vốn xã hội ..............................................................................................40
4.3. Tình hình thực hiện chính sách, chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững trên địa
bàn thị trấn Đầm Dơi. ......................................................................................................... 49
4.3.1. Chính sách hỗ trợ xây cất nhà ................................................................50
4.3.2. Chính sách hỗ trợ vay vốn từ ngân hàng chính sách - xã hội .................50
4.3.3. Chính sách bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, cận nghèo....................................52

4.3.4. Chính sách về giáo dục đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo .............................52
4.3.5. Chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho hộ nghèo, hộ cận
nghèo ................................................................................................................53
4.4. Kết quả phỏng vấn các chuyên gia về công tác giảm nghèo .................................. 55
4.4.1. Những nguyên nhân dẫn đến nghèo và tái nghèo .......................................55
4.4.2. Tính hiệu quả đối với các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước ..............56
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH............................................58
5.1. Kết luận chung .....................................................................................................58
5.1.1. Mức độ nghèo đói liên quan đến năm nguồn vốn sinh kế ...................... 58
5.1.2. Kết quả phỏng vấn ý kiến của chuyên gia ........................................................ 59
5.2. Khuyến nghị................................................................................................................. 59
5.3. Hạn chế đề tài .............................................................................................................. 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

UBND

UBND thị trấn Đầm Dơi

LĐ - TB&XH

Lao động - Thương binh và Xã hội


BHYT

Bảo hiểm Y tế

GQVL

Giải quyết việc làm

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

WB

World Bank (Ngân hàng Thế giới)

UNDP

Tổ chức phát triển Liên hiệp quốc

DFID

Bộ phát triển Quốc tế Anh


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Vòng xoáy nghèo đói ........................................................................ 7
Hình 2.2. Khung sinh kế ................................................................................... 9
Hình 3.1. Khung phân tích sinh kế bền vững.................................................. 18

Hình 4.1. Bản đồ tổng thể Thị trấn Đầm Dơi ................................................ 24
Hình 4.2. Bản đồ chi tiết Thị trấn Đầm Dơi .................................................. 25


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Quy định chuẩn nghèo đói theo chuẩn quốc gia Việt Nam.............. 14
Bảng 3.1. Phân bố mẫu điều tra theo từng đơn vị khóm................................. 20
Bảng 3.2. Sơ đồ tiến trình khảo sát cơ sở, chọn mẫu ...................................... 21
Bảng 4.1. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thị trấn Đầm Dơi ............................... 27
Bảng 4.2. Tỷ lệ hộ cận nghèo trên địa bàn thị trấn Đầm Dơi ........................ 28
Bảng 4.3. Kết quả khảo sát hộ gia đình định cư ở địa phương ....................... 30
Bảng 4.4. Thống kê giới tính chủ hộ ............................................................... 31
Bảng 4.5. Kết quả khảo sát độ tuổi lao động chính trong gia đình ................. 31
Bảng 4.6. Kết quả khảo sát trình độ học vấn chủ hộ gia đình ........................ 32
Bảng 4.7. Tình trạng nghề nghiệp của hộ nghèo ............................................ 33
Bảng 4.8. Tình trạng sức khỏe của chủ hộ ...................................................... 34
Bảng 4.9. Đất sản xuất của chủ hộ ................................................................. 34
Bảng 4.10. Đất ở của hộ nghèo, hộ cận nghèo................................................ 35
Bảng 4.11. Nhà ở của hộ nghèo, cận nghèo .................................................... 35
Bảng 4.12. Tài sản phục vụ sinh hoạt, đời sống ............................................. 36
Bảng 4.13. Nhà vệ sinh trong hộ gia đình ....................................................... 37
Bảng 4.14. Nguồn nước sinh hoạt trong gia đình ........................................... 37
Bảng 4.15. Phương tiện sản xuất trong gia đình chủ hộ ................................. 38
Bảng 4.16. Các khoản thu tiền mặt khác trong gia đình của chủ hộ............... 38
Bảng 4.17. Tình hình vay vốn của hộ gia đình ............................................... 39
Bảng 4.18. Tổ chức vay vốn của hộ nghèo, cận nghèo .................................. 39
Bảng 4.19. Mục đích vay vốn ......................................................................... 40
Bảng 4.20. Hộ gia đình tham gia các tổ chức chính trị - xã hội ..................... 41
Bảng 4.21. Tình hình miễn giảm học phí cho học sinh nghèo, cận nghèo ..... 42



Bảng 4.22. Tình trạng gia đình có thành viên đang làm việc ở cơ quan nhà
nước hoặc doanh nghiệp ................................................................................. 42
Bảng 4.23. Nguồn thu nhập của hộ gia đình ................................................... 43
Bảng 4.24. Những khó khăn trở ngại của hộ nghèo, hộ cận nghèo trong sản
xuất .................................................................................................................. 43
Bảng 4.25. Những khó khăn trở ngại của hộ nghèo, hộ cận nghèo trong làm
thuê, làm công ăn lương .................................................................................. 44
Bảng 4.26. Những khó khăn trở ngại của hộ nghèo, hộ cận nghèo đối với việc
chăm sóc y tế ................................................................................................... 45
Bảng 4.27. Những khó khăn trở ngại của hộ nghèo, hộ cận nghèo đối với việc
học hành của con, cháu ................................................................................... 45
Bảng 4.28. Tình hình kinh tế đời sống của hộ gia đình so với hai năm trước
đây ................................................................................................................... 46
Bảng 4.29. Những trợ giúp để phát triển kinh tế gia đình hoặc giảm nghèo ........ 46
Bảng 4.30. Các chương trình chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo ....................... 47
Bảng 4.31. Tình hình tiếp cận chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm ..... 48
Bảng 4.32. Kết quả xây cất nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo ........................ 50
Bảng 4.33. Kết quả giải ngân cho hộ nghèo, cận nghèo từ năm 2014 - 2018 .... 51
Bảng 4.34. Việc thực hiện mua BHYT cho hộ nghèo, cận nghèo từ năm 2014 2018 ................................................................................................................. 52
Bảng 4.35. Kết quả miễn giảm học phí và hỗ trợ từ nguồn xã hội hóa ................ 53
Bảng 4.36. Kết quả đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho hộ nghèo, hộ cận
nghèo từ năm 2014 - 2018................................................................................. 54
Bảng 4.37. Cần có những chính sách gì để giúp cải thiện ................................... 54
Bảng 4.38. Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói ...................................................... 55
Bảng 4.39. Nguyên nhân dẫn đến nghèo............................................................ 56
Bảng 4.40. Hiệu quả mang lại từ các chính sách của Đảng, Nhà nước................ 57



TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Lý do chọn đền tài:
Trong những năm qua, thực hiện chương trình, mục tiêu xóa đói, giảm
nghèo, với sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, thị trấn Đầm Dơi đã
đạt được những kết quả nhất định trong công tác giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo hằng
năm giảm dưới 2%. Tuy nhiên, thành tựu xóa đói, giảm nghèo ở địa bàn thị trấn
Đầm Dơi trong thời gian qua chưa thật sự vững chắc, số hộ nghèo giảm nhanh,
nhưng không ổn định, hộ nghèo còn cao, tình trạng hộ nghèo còn diễn ra hằng năm.
Đây là thách thức lớn đối với Đảng bộ, Chính quyền thị trấn Đầm Dơi trong việc
thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Chính vì vậy, xóa đói, giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ đang được cả
nước nói chung, thị trấn Đầm Dơi nói riêng đặc biệt quan tâm. Do vậy, việc đề xuất
những định hướng và giải pháp cho công tác giảm nghèo có tính khả thi nhằm thực
hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn thị trấn Đầm Dơi là
những nội dung quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Với lý do đó, tác giả chọn đề tài
nhằm mục đích khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng nghèo ở thị trấn Đầm Dơi, đặc
biệt là những hộ thoát nghèo chưa bền vững, thấy được kết quả đạt được và những hạn
chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện công tác giảm nghèo. Từ đó đề ra những
mục tiêu cụ thể cho công tác giảm nghèo ở thị trấn Đầm Dơi trong thời gian tới.
Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của những hộ nghèo và cận
nghèo trên địa bàn thị trấn Đầm Dơi, qua đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác giảm nghèo cũng như tạo sinh kế cho hộ
nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn thị trấn Đầm Dơi thoát nghèo bền vững, phù hợp
với nhu cầu và tình hình hiện nay.

Phương pháp nghiên cứu
Tác giả áp dụng vào phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để đánh giá
việc cải thiện sinh kế cho hộ nghèo, thoát nghèo bền vững. Để phục vụ cho công tác



nghiên cứu, tôi đã chọn và sử dụng những dữ liệu trong thời gian 5 năm, từ 2014 2018, trích từ báo cáo của UBND thị trấn Đầm Dơi; báo cáo của UBND huyện Đầm
Dơi, các báo cáo có liên quan đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn
Đầm Dơi, những bài báo, tạp chí và một số đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan.
Tôi đã áp dụng vào phương pháp thống kê mô tả. Phương pháp đánh giá sinh kế
giảm nghèo bền vững, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để làm rõ thêm
vấn đề nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu:
Cho thấy nguyên nhân cơ bản về tình trạng nghèo ở thị trấn Đầm Dơi, thiếu
thốn đáng kể về hầu hết các nguồn lực cho sản xuất, việc làm không ổn định, thu
nhập thấp, nhận thức và năng lực tự vươn lên thoát nghèo của người dân còn hạn chế.
Kết luận và hàm ý nghiên cứu:
Qua các vấn đề đã được thực hiện, đề tài nghiên cứu đề xuất một số giải
pháp, cùng với các cơ chế, chính sách chăm lo cho người nghèo của Đảng và Nhà
nước, tin tưởng rằng trong thời gian tới công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn
thị trấn Đầm Dơi sẽ đạt được kết quả quan trọng góp phần nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho nhân dân.
Từ khóa: Sinh kế, hộ nghèo, thoát nghèo


SUMMARY OF RESEARCH
Reason to choose the topic:
In the past years, implementing the program and goal of poverty reduction,
with great efforts and determination of the political system, Dam Doi town has
achieved certain results in poverty reduction. The annual poverty rate drops below
2%. However, the achievements in poverty reduction in Dam Doi town in recent
years have not been really stable, the number of poor households has decreased
rapidly, but not stable, the poor households are still high, the situation of poor
households still takes place. yearly. This is a big challenge for Dam Doi Party
Committee and Government in implementing socio-economic development goals in

the coming time.
Therefore, hunger eradication and poverty alleviation is one of the tasks that
are being taken care of by the country in general and Dam Doi town in particular.
Therefore, proposing feasible orientations and solutions for poverty reduction in
order to effectively implement the poverty reduction program in Dam Doi town is
important in the current period. now on. For that reason, the author chooses the
topic for the purpose of surveying, analyzing and assessing the situation of poverty
in Dam Doi town, especially those who have escaped from poverty, are
unsustainable, see the results and deadlines. mechanisms need to be overcome in the
process of implementing poverty reduction. Since then set out specific goals for
poverty reduction in Dam Doi town in the coming time.
Objectives of the study:
Understanding the factors affecting the lives of poor and near poor
households in Dam Doi town, proposing some solutions and recommendations to
improve the effectiveness of poverty alleviation as well as creating livelihoods.
Design for poor and near poor households in Dam town to escape poverty
sustainably, in accordance with current needs and situation.
Research Methods:
The author applies the descriptive statistical method used to evaluate the
improvement of livelihoods for poor households and sustainable poverty escape.


For research purposes, I have selected and used the data for a period of 5 years,
from 2014 to 2018, extracted from the report of Dam Doi Town People's
Committee; reports of Dam Doi District People's Committee, reports related to the
socio-economic development of Dam Doi town, articles, magazines and some
related scientific research topics. I have applied to descriptive statistical methods.
Methods of evaluating sustainable livelihoods for poverty reduction, methods of
analysis, synthesis and comparison to clarify research issues.
Research results:

Showing the basic cause of poverty in Dam Doi town, a significant shortage
of resources for production, unstable employment, low income, awareness and selfrising capacity escape poverty. limited people.
Conclusion and implications of research:
Through the issues that have been implemented, the research proposes a
number of solutions, along with mechanisms and policies to care for the poor of the
Party and the State, believing that in the coming time, the work will eliminate
hunger. Poverty reduction in Dam Doi town will achieve important results
contributing to improving the material and spiritual life for the people.
Keywords: Livelihoods, poor households, escaping from poverty.


1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Đặt vấn đề
Nghèo đói là một vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc của nhiều quốc gia trên thế
giới. Đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển thì nghèo không những là
vấn đề xã hội mà còn là một trong những thách thức đối với sự phát triển. Chính vì
vậy, trong những năm qua, một số quốc gia, một số tổ chức quốc tế đã nỗ lực, quyết
tâm đề ra những định hướng để giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách giữa người
giàu và người nghèo ở phạm vi quốc gia và quốc tế. Nghèo không chỉ làm cho hàng
triệu con người không có cơ hội được hưởng những thành quả văn minh tiến bộ của
loài người, mà còn gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng về kinh tế - xã hội đối
với sự phát triển, tàn phá môi trường sinh thái. Do vậy, nghèo không được giải
quyết, thì không một mục tiêu nào mà cộng đồng quốc tế, cũng như quốc gia đặc ra
như tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống, hòa bình ổn định, bảo đảm các quyền
con người được thực hiện.
Cũng như các nước trong khu vực và trên thế giới, Đảng, Nhà nước ta luôn
luôn đặt con người là vị trí trung tâm hàng đầu của sự phát triển, xem công tác giảm
nghèo là một trong những mục tiêu cơ bản của chiến luợc phát triển kinh tế - xã hội.
Trong quá trình triển khai, thực hiện công tác giảm nghèo ở nước ta thời gian

qua đã đạt được một số thành tựu nhất định, như số hộ nghèo theo chuẩn mới giảm
cả tuyệt đối và tương đối, số hộ nghèo vươn lên làm giàu ngày một nhiều hơn, Việt
Nam được Ngân hàng thế giới đánh giá là nước có thành tích vượt trội trong xóa
đói, giảm nghèo… Tuy nhiên, kết quả xóa đói, giảm nghèo ở nước ta trong thời
gian qua vẫn chưa vững chắc, số hộ nghèo theo chuẩn mới còn cao. Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ XII nhận định “Thành tựu xóa đói, giảm nghèo chưa thật sự
vững chắc”. Số hộ nghèo và tái nghèo ở một số vùng còn lớn, tỷ lệ hộ nghèo theo
chuẩn mới còn cao. Đời sống của người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng thường bị
thiên tai còn gặp rất nhiều khó khăn, nhiều vùng dân tộc thiểu số có tỷ lệ hộ nghèo
cao hơn so với bình quân của cả nước. Trước thực trạng đó đòi hỏi các ngành, các
cấp cần phải nỗ lực, quyết tâm nhiều hơn nữa, tìm ra các giải pháp hiệu quả để tiếp
tục tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo ở tầm cao hơn.
Trong những năm gần đây, nhờ có những chủ trương được đổi mới, nền kinh
tế nước ta phát triển nhanh, đời sống kinh tế của đại bộ phận người dân đã được


2
phát triển một cách rõ nét. Chính sách xóa đói, giảm nghèo từ chỗ là phong trào
“giai đoạn 1990-1997” đến năm 1998 đã trở thành một chương trình mục tiêu Quốc
gia. Qua 7 năm triển khai thực hiện phong trào và 10 năm thực hiện chương trình
giảm nghèo, số hộ nghèo đã giảm đáng kể, bình quân hằng năm giảm 2%. Tuy
nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt là ở những vùng cao, vùng
sâu và vùng xa…người dân vẫn còn chịu cảnh nghèo, đói, chưa đảm bảo được
những điều kiện tối thiểu cho cuộc sống của họ.
Thị trấn Đầm Dơi là một trong những địa phương đông dân số, có hơn
11.093 người, địa giới hành chính được chia thành 6 khóm. Trong thời gian qua,
thực hiện chương trình, mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, với sự nỗ lực, quyết tâm cao
của cả hệ thống chính trị. Thị trấn đã đạt được những kết quả nhất định trong công
tác giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm dưới 2%. Tuy nhiên, thành tựu xóa
đói, giảm nghèo ở địa bàn thị trấn Đầm Dơi trong thời gian qua chưa thật sự vững

chắc, số hộ nghèo giảm nhanh, nhưng không ổn định, hộ nghèo còn cao, tình trạng
hộ nghèo còn diễn ra hằng năm. Đây là thách thức lớn đối với Đảng bộ, chính
quyền thị trấn Đầm Dơi trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
trong thời gian tới.
Chính vì vậy, xóa đói, giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ đang được cả
nước nói chung, thị trấn Đầm Dơi nói riêng đặc biệt quan tâm. Do vậy, việc đề xuất
những định hướng và giải pháp cho công tác giảm nghèo có tính khả thi nhằm thực
hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn thị trấn Đầm Dơi là
những nội dung quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Với lý do đó, tôi quyết định
chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp cải thiện sinh kế cho hộ nghèo, thoát nghèo
bền vững trên địa bàn thị trấn Đầm Dơi” nghiên cứu cho Luận văn thạc sĩ với mong
muốn tìm hiểu được một phần nào đó về thực trạng nghèo ở thị trấn Đầm Dơi, đặc
biệt là những hộ thoát nghèo chưa bền vững, thấy được kết quả đạt được và những
hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện công tác giảm nghèo. Từ đó đề ra
những mục tiêu cụ thể cho công tác giảm nghèo nơi tôi đang công tác.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá, phân tích thực trạng
sinh kế của những hộ nghèo và cận nghèo, cụ thể là các tài sản sinh kế, chiến lược
sinh kế, những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động sinh kế của những hộ nghèo ở


3
thị trấn Đầm Dơi. Qua đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả cho công tác giảm nghèo cũng như tạo sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên
địa bàn thị trấn Đầm Dơi thoát nghèo bền vững, phù hợp với nhu cầu và tình hình
hiện nay.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Các hộ nghèo trên địa bàn thị trấn Đầm Dơi hiện nay có sinh kế như thế nào?
- Yếu tố nào đã tác động đến sự thay đổi về thu nhập và tạo sinh kế cho hộ
nghèo trong thời gian qua?

- Chính quyền thị trấn Đầm Dơi cần làm gì để có thể hỗ trợ tốt nhất cho hộ
nghèo thoát nghèo bền vững?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sinh kế của những hộ nghèo ở thị trấn
Đầm Dơi và những chính sách giảm nghèo của huyện Đầm Dơi, thị trấn Đầm Dơi
thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu vấn đề nghèo và công tác giảm nghèo đối với người dân ở thành
thị. Phân tích thực trạng nghèo tại thị trấn Đầm Dơi, các giải pháp để triển khai
giảm nghèo trong khoảng thời gian 5 năm (2014 - 2018) đề xuất một số giải pháp
giảm nghèo bền vững từ nay đến năm 2020.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả áp dụng vào phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để đánh giá
việc cải thiện sinh kế cho hộ nghèo, thoát nghèo bền vững trong khoảng thời gian
2014 - 2018.
Dữ liệu thứ cấp: Tôi đã chọn và sử dụng những dữ liệu trong thời gian 5
năm, từ 2014 - 2018, trích từ báo cáo của UBND thị trấn Đầm Dơi; báo cáo của
UBND huyện Đầm Dơi, các báo cáo có liên quan đến tình hình phát triển kinh tế xã hội của thị trấn Đầm Dơi, những bài báo, tạp chí và một số đề tài nghiên cứu
khoa học có liên quan.
Phương pháp phân tích dữ liệu: Tôi đã áp dụng vào phương pháp thống kê
mô tả. Phương pháp đánh giá sinh kế giảm nghèo bền vững, phương pháp phân tích,
tổng hợp, so sánh để làm rõ thêm vấn đề nghiên cứu.


4
1.6. Kết cấu luận văn
Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu. Chương này trình bày lý do chọn đề tài,
mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, kết cấu
luận văn.

Chương 2. Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan.
Chương 3. Thiết kế nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tế, phân tích, thảo luận đánh
giá kết quả nhằm phát hiện ra nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu.
Chương 5. Trình bày ý kiến kết luận và các khuyến nghị những giải pháp khả
thi để giải quyết chính sách.


5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN
2.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1. Khái niệm về nghèo
“Đói nghèo được hiểu như một tình trạng thiếu các nguồn lực của những cá
nhân, hộ gia đình và cộng đồng để tạo ra các nguồn thu nhập để có thể duy trì mức
tiêu dùng đủ đáp ứng nhu cầu cho một cuộc sống đầy đủ, sung túc. Theo cách tiếp
cận này, đói nghèo là tình trạng thiếu vật chất. Sự thiếu thốn vật chất còn có thể
được thể hiện qua những nét đặc trưng cơ bản của những khu vực mà người nghèo
hay sinh sống, là những nơi thiếu nước sạch, thiếu ánh sáng (điện) hay nhà vệ sinh
và các dịch vụ khác”. (UNDP, 2012).
Hiện nay có rất nhiều quan niệm về nghèo cụ thể là: Tại hội nghị bàn về
giảm đói nghèo trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tháng
9 năm 1993 tại Bangkok, Thái Lan đã đưa ra định nghĩa về nghèo: “Nghèo là tình
trạng của một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ
bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình
độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương”.
Cũng tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức năm 1995
đưa ra định nghĩa về nghèo: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn
dưới một đô la mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản
phẩm cần thiết để tồn tại”. Các nhóm nghiên cứu của UNDP, UNFPA, UNICEF

trong công trình xóa đói giảm nghèo Việt Nam - 1995 đã đưa ra định nghĩa “Nghèo
là tình trạng thiếu khả năng trong việc tham gia vào đời sống quốc gia, nhất là
tham gia vào lĩnh vực kinh tế”.
Một cách hiểu khác “Nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống trung bình
dưới ngưỡng quy định của sự nghèo. Nhưng ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc
điểm của từng vùng, miền, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát triển kinh tế
xã hội cụ thể của từng vùng, miền hay từng quốc gia”. Kể từ năm 2000, Ủy ban
kinh tế và xã hội châu Á Thái Bình Dương của Liên hiệp quốc (UNESCAP) đã đưa
ra khái niệm liên quan chặt chẽ với nhau để mô tả nghèo đói, đó là “nghèo thu
nhập, nghèo tiếp cận và nghèo sức mạnh”


6
Nghèo thu nhập: là khi thu nhập dưới một ngưỡng nghèo. “Nghèo thu nhập
thường được sử dụng để đánh giá nghèo đói, cách biệt giàu nghèo, bất bình đẳng
và mức độ thoát nghèo của một quốc gia”.
Nghèo tiếp cận: làm vững chắc hơn nữa cái nghèo thu nhập và vòng lẫn quẩn
đói nghèo. “Người nghèo không tiếp cận được với rất nhiều dịch vụ và cơ sở hạ
tầng cơ bản, từ giao thông đến giáo dục, nguồn vốn, nước sạch, nhà ở, an sinh xã
hội, thông tin và chính sách”.
Nghèo sức mạnh: “Thể hiện ở chỗ cho dù có thể tiếp cận được, thì những
chính sách và thông tin có thực sự giúp được những người nghèo không? Câu trả lời
là “có” chỉ khi nó đáp ứng nhu cầu và bắt nguồn từ thực tế của họ. Điều đó liên
quan đến việc người nghèo có được tạo điều kiện, và có đủ năng lực, sức mạnh, để
có thể có ý kiến tham gia vào quá trình xây dựng chính sách và những quyết định
liên quan đến họ hay không”.
2.1.2. Đặc điểm của hộ nghèo
Qui định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2015), “Người nghèo
đa phần là người nông dân sống ở vùng nông thôn, do họ thiếu vốn, thiếu kinh
nghiệm, thiếu kiến thức sản xuất nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Đa phần họ bị

hạn chế về khả năng nhận thức và kỹ năng sản xuất kinh doanh nên họ thường tổ
chức sản xuất theo thói quen, không biết mở mang ngành nghề, không có điều kiện
tiếp xúc thị trường. Những hộ nghèo đa phần là đông con hoặc ít lao động chính
trong gia đình, chịu áp lực lớn về chi phí y tế, giáo dục và không thỏa mãn những
nhu cầu cơ bản của đời sống”.
Khái niệm nghèo có rất nhiều tác giả đề cập đến. Tuy nhiên, các tác giả đều
đề cập đến khái niệm nghèo do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
“Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thỏa mãn một phần các
nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung
bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện”. Để thực hiện thống nhất theo quan
điểm chung, đề tài thống nhất khái niệm của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
2.1.3. Lao động và lao động nông thôn
Vòng xoáy của nghèo, đói được định nghĩa là sự tiếp diễn dường như không
thể kết thúc của đói nghèo. “Là tập hợp những nhân tố, những sự kiện mà người


7
nghèo một khi đã xuất hiện thì tiếp tục từ đời này sang đời khác trừ khi có một sự
tác động can thiệp từ bên ngoài” (Bussiness Dictionary).
Theo vòng xoáy nghèo đói, đa phần hộ nghèo bị vướn hàng loạt các tình
huống bất lợi của xã hội: Nguồn thu nhập thì thấp, giáo dục thấp không được học
hành, thiếu thốn về nhà ở, sức khỏe yếu kém thường bệnh tật... thu nhập thấp làm
giảm khả năng tiếp cận nguồn lực như giáo dục, tín dụng, không có đủ lương thực,
thực phẩm và nguồn nước sạch cho sinh hoạt trong gia đình... do vậy không đủ điều
kiện để cải thiện cho thu nhập. Từ đó các hộ gia đình vướng vào tình trạng nghèo đói,
kéo theo bệnh tật, suy dinh dưỡng và chết chóc; kết quả kiệt quệ về sức khỏe lao
động và dẫn đến kinh tế hộ gia đình càng ngày càng giảm hơn, thu nhập thấp hơn.
Suy giảm
kinh tế


Thu nhập
cá nhân

Khó tiếp cận
đến nguồn
lương thực và
nước sạch

Kết quả sức
lao động

Bệnh tật suy
dinh dưỡng
và tử vong

Tình trạng
nghèo và đói

Hình 2.1. Vòng xoáy nghèo đói
Nguồn: CRNA ministries, Dự án Seo to Sea, Ending the cycleof Poverty
Cần có những giải pháp tốt nhất, giúp cho hộ nghèo thoát khỏi vòng xoáy
của cảnh đói nghèo thì vấn đề cần thiết là phải cải thiện sinh kế cho hộ nghèo thoát
nghèo bền vững, bằng những chính sách giải quyết việc làm, đào tạo nghề, hỗ trợ
vay vốn, từ đó giúp cho người nghèo có được nguồn vốn để họ tự sản xuất, nhờ đó
thực hiện tốt hơn các nhu cầu cơ bản như lương thực, thực phẩm, nước sạch. Cung
cấp thuốc men hoặc hỗ trợ các dịch vụ về y tế, khám chữa bệnh miễn phí cho
người nghèo sẽ giúp họ có sức khỏe tốt hơn, khỏe mạnh hơn để làm việc và nuôi
sống bản thân, vượt qua khỏi vòng lẫn quẩn của bệnh tật, nợ nần và nghèo đói.



8
2.1.4. Khái niệm về sinh kế
“Sinh kế là một khái niệm rộng bao gồm các phương tiện tự nhiên, kinh tế,
văn hóa - xã hội mà các cá nhân, hộ gia đình, hoặc nhóm xã hội sở hữu có thể tạo
ra thu nhập hoặc có thể sử dụng, trao đổi để đáp ứng nhu cầu của họ”.
Khái niệm của DFID (Bộ phát triển Quốc tế Anh) đưa ra thì:“Một sinh kế có
thể được miêu tả như là sự tập hợp các nguồn lực, khả năng con người có được kết
hợp với những quyết định, hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như
để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ”.
Trên cơ sở các khái niệm được thể hiện nêu trên cho thấy rằng, sinh kế là
tổng hợp toàn bộ các hoạt động của con người nhằm đạt được mục tiêu dựa trên cơ
sở những nguồn lực sẵn có của con người như:“Nguồn tài nguyên thiên nhiên,
nguồn vốn, lao động và trình độ phát triển của khoa học công nghệ”.
Tiếp cận sinh kế là vấn đề tư duy về mục tiêu, phạm vi và những ưu tiên cho
phát triển, nhằm thúc đẩy quá trình trong công tác xóa đói, giảm nghèo. Đây được
xem là một trong nội dung tiếp cận với mục đích nắm giữ, cung cấp các phương tiện
để tìm hiểu nguyên nhân và các mặt quan trọng của đói nghèo tập trung vào một số
yêu tố như: các vấn đề về kinh tế, an ninh lương thực.
Phương pháp tiếp cận sinh kế với mục đích nhằm giúp người dân đạt được
những kết quả lâu dài trong việc sinh kế, các kết quả đó được tính bằng các chỉ số
do bản thân họ tự xác lập, chính vì thế họ sẽ không bị đặt ra bên ngoài.
2.1.5. Sinh kế bền vững
Sinh kế chỉ bền vững khi nó phải phát huy được tiềm năng của con người để
sản xuất và duy trì phương tiện sống của họ. “Sinh kế bền vững là những sinh kế có
thể ứng phó và hồi phục ngay sau những cú sốc, duy trì hoặc tăng cường khả năng,
tài sản và quyền, trong khi không tổn hại nền tảng tài nguyên thiên
nhiên”(Chambers & Conway, 1991).
“Sinh kế được xem là bền vững khi nó có khả năng đương đầu với những tổn
thương mà không sự hỗ trợ nhất thời từ bên ngoài, đồng thời không gây ra tác động
bất lợi đến sinh kế của người khác và không làm giảm sút nguồn tài nguyên có thể

khai thác của các thế hệ tiếp theo” (DFID, 20001).


9
2.1.6. Khung lý thuyết về sinh kế bền vững
Theo DFID, 1999 “Khung sinh kế bền vững bao gồm những nhân tố chính
ảnh hưởng đến sinh kế của con người và những mối quan hệ cơ bản giữa chúng. Nó
có thể sử dụng để lên kế hoạch cho những hoạt động phát triển mới và đánh giá sự
đóng góp vào sự bền vững sinh kế của những hoạt động hiện tại”.
2.1.6.1. Bối cảnh dễ bị tổn thương
Bối cảnh thường hay dễ bị tổn thương là môi trường sống bên ngoài của con
người. Sinh kế của con người và tài sản sẵn có bị ảnh hưởng cơ bản do những xu
hướng chủ yếu, cũng như bởi tính thời vụ và các cú sốc. Chính vì vậy, các yếu tố
khiến tài sản và sinh kế trở nên bị hạn chế, không kiểm soát được.
Xu hướng: xu hướng thể chế “Bao gồm những chính sách, xu hướng kỹ thuật...và
những xu hướng như dân số, tài nguyên kể cả xung đột, kinh tế quốc gia, quốc tế”.
Cú sốc: “Cú sốc bị ảnh hưởng do tác động từ những biến đổi khí hậu, thiên
tai, dịch bệnh, sức khỏe của con người và trong cây trồng vật nuôi”.
Tính thời vụ: “Giá cả thị trường thường hay biến động, sản xuất, sức khỏe,
những cơ hội làm việc. Các nhân tố cấu thành hoàn cảnh dễ bị tổn thương, vì chúng
có tác động trực tiếp đến tài sản và sự lựa chọn của con người mà với chúng sẽ mở
ra cơ hội để họ theo đuổi những kết quả sinh kế có lợi”.
Hình 2.2. Khung sinh kế

Ghi chú:
H: Vốn con người S: Vốn xã hội
N: Vốn tự nhiên P: Vốn vật chất
F: Vốn tài chính

Tài sản sinh kế


H

Bối cảnh dễ bị
tổn thương

S

N
F

Cấu trúc
- Mức độ
chính quyền
- Lĩnh vực
-Chính
sách
- Văn hóa
- Thể chế

Tiến trình

được

Cá nhân - Luật

Chiến
lược
sinh kế


tạo

P

Ảnh
hưởng
và khả
năng
tiếp
cận

Để

- Những cú sốc
- Các xu hướng
- Tính thời vụ

Kết quả
sinh kế

Tiến trình thay
đổi cấu trúc

- Thu nhập tăng
- Phúc lợi gia
tăng
- Giảm rủi ro
- An
ninh
lương

thực
được cải thiện
- Sử dụng bền
vững hơn các
nguồn lực tự
nhiên


10
Nguồn: Dựa trên khung phân tích DFID, 1999
2.1.6.2.Tài sản sinh kế
Theo DFID (1999) “Tài sản sinh kế là việc kết hợp 5 loại tài sản gồm nguồn
vốn con người, nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn tài chính, nguồn vốn vật chất, nguồn
vốn xã hội, để tạo ra sinh kế tích cực cho đời sống”. Giữa chúng có hai mối quan hệ
rất quan trọng là xác định trình tự (sequencing) và thay thế (Subtitution). Năm loại
tài sản sinh kế này được xem là một trong những yếu tố cơ bản nhất trong khung
phân tích về sinh kế bền vững.
Nguồn vốn con người: Vốn con người “Bao gồm tri thức, khả năng làm việc,
sức khỏe tốt và các kỹ năng...Tất cả cộng lại tạo điều kiện thuận lợi giúp con người
tạo ra những ý tưởng theo đuổi các chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được các
mục tiếu sinh kế”. Ở cấp độ hộ gia đình, vốn con người là yếu tố về số lượng, chất
lượng lao động của hộ; yếu tố này khác nhau tùy thuộc vào trình độ giáo dục và các
kỹ năng nghề nghiệp, khả năng quản lý, tình trạng sức khỏe, tri thức và kích cỡ của
hộ về các cấu trúc sở hữu chính thống và chi phí chính thống (như các quyền, luật
pháp, chuẩn mực, cấu trúc chính quyền, các thủ tục).
Vốn con người là một trong những nguồn vốn rất quan trọng trong tài sản sinh
kế. Bởi vì, vốn con người tạo ra bốn tài sản còn lại, nó được đầu tư nâng cao trong giáo
dục, huấn luyện những kỹ năng để có thể đáp ứng với một hoặc nhiều nghề nghiệp.
Nguồn vốn xã hội: “Là các nguồn lực xã hội mà con người sử dụng để theo
đuổi các mục tiêu sinh kế của mình. Chúng được phát triển thông qua các mạng

lưới, hợp tác giữa các thành viên nhóm chính thức, các mối quan hệ được thực hiện
dựa trên niềm tin, sự phụ thuộc lẫn nhau, trao đổi và ảnh hưởng lẫn nhau”.
Vốn xã hội là bao gồm các mối quan hệ với họ hàng, những người xung
quanh, các mạng lưới xã hội, bao gồm ngôn ngữ, các giá trị về niềm tin tín ngưỡng,
văn hóa - xã hội, các nhóm chính thức cũng như phi chính thức mà con người tham
gia để có được những lợi ích và cơ hội khác nhau...Việc con người tham gia vào xã
hội và sử dụng nguồn vốn này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tạo ra
sinh kế của họ. Vốn xã hội được thực hiện duy trì, phát triển tạo ra những lợi ích mà
người sở hữu nó mong muốn đạt được những khả năng tiếp cận và huy động nguồn
lực có từ các mối quan hệ, chia sẽ thông tin, kiến thức hay các giá trị chuẩn mực.


11
Nguồn vốn tự nhiên: “Bao gồm nguồn nước, đất đai và các nguồn tài nguyên
sinh học được sử dụng bởi con người để tạo ra phương tiện cho sự tồn tại” (Ellis,
2000), gồm cả tài nguyên có thể sinh tái và không thể tái sinh, là những yếu tố tài
nguyên thiên nhiên con người có thể khai thác, sử dụng để trực tiếp hay gián tiếp
tạo ra giá trị (Natural Capital -14- Committee, 2013, tr.10).
Nguồn vốn vật chất: “Bao gồm tài sản công cộng như đường sá phương tiện
giao thông công cộng, nguồn nước sạch, hệ thống điện, hệ thống truyền thông tin,
trường học, cơ sở y tế và tài sản sở hữu tư nhân, phương tiện phục vụ sinh hoạt và
sản xuất của cá nhân”.
Tài sản hộ gia đình, bao gồm những tài sản sinh hoạt và tài sản phục vụ sản
xuất của hộ, vốn vật chất là trang thiết bị sản xuất như nhà xưởng, máy móc, dụng
cụ sản xuất hay các tài sản nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống hằng ngày của hộ như
nhà cửa và các thiết bị sinh hoạt trong gia đình.
Nguồn vốn tài chính: “Được hiểu đơn giản là tiền và các khoản tương
đương tiền hay dễ dàng, quy đổi thành tiền để phục vụ cho việc đạt được các mục
tiêu sinh kế”. Vốn tài chính được thể hiện dưới dạng tiền mặt, tiền tiết kiệm, tiền
gửi ngân hàng, các khoản vay tín dụng, bảo hiểm, trang sức, trợ cấp...

Vốn tài chính mục đích muốn nói đến các nguồn lực tài chính mà con người
sử dụng để đạt được các mục tiêu sinh kế của mình. Đây là một trong những loại tài
sản linh hoạt nhất trong năm loại tài sản, có thể chuyển đổi với mức độ khác nhau
một cách dễ dàng, vai trò trung gian và có ý nghĩa rất quan trọng việc sử dụng hiệu
quả bốn loại tài sản kia.
2.1.6.3. Chiến lược sinh kế
Chiến lược sinh kế là hình thức sinh nhai để người dân đạt được mục tiêu của
họ. Những hộ gia đình, các cộng đồng thường theo đuổi chiến lược đa sinh kế của
họ (nhiều cách sinh sống). Các chiến lược sinh kế đó có thể phụ thuộc hoặc không
phụ thuộc vào điều kiện môi trường sống, chúng phụ thuộc ít nhiều vào thị trường,
việc làm trong nền kinh tế và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Người
dân có thể sử dụng và tiếp cận những gì mà họ cho là có thể tồn tại hoặc cải thiện
được cuộc sống hiện tại.
Chiến lược sinh kế của người dân bao gồm những quyết định, sự lựa chọn
của họ về đầu tư và sự kết hợp giữa các nguồn lực sinh kế với nhau. Quy mô của


×