Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở Việt Nam : Luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
ÕÕÕÕÕ

TRẦN VĂN HÙNG

MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính - Ngân hàng
Mã số

: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Phạm vi nghiên cứu


4. Phương pháp nghiên cứu
5. Đóng góp của đề tài
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
7. Kết cấu đề tài
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ...................................................................................................................... 1
1.1 . CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ................................................................................ 1
1.1.1 Khái niệm ........................................................................................................... 1
1.1.2. Chính sách tài khóa và tổng cầu xã hội............................................................. 2
1.1.2.1 Tổng cầu xã hội và số nhân chi tiêu................................................................ 2
1.1.2.2 Chính sách tài khóa và tổng cầu xã hội........................................................... 4
1.1.2.3. Chính sách tài khóa – công cụ quản lý vĩ mô ................................................ 5
1.2 CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ...................................................................................... 6
1.2.1 Khái niệm ........................................................................................................... 6
1.2.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ .......................................................................... 6
1.2.2.1 Tăng trưởng kinh tế......................................................................................... 6
1.2.2.2 Kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền ............................................. 7
1.2.2.3 Tạo công ăn việc làm ...................................................................................... 7


1.2.2.4 Mục tiêu trung gian của CSTT........................................................................ 8
1.2.3. Các công cụ của CSTT...................................................................................... 9
1.2.3.1 Công cụ trực tiếp của CSTT............................................................................ 9
1.2.3.2 Công cụ gián tiếp của CSTT. ........................................................................ 10
1.3 Mối quan hệ giữa CSTK và CSTT...................................................................... 11
1.3.1.Tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế ... 12
1.3.1.1. Nguyên lý vận hành của Mô hình IS – LM.................................................. 12
1.3.1.2. Tác động Mô hình IS – LM ......................................................................... 13
1.3.2. Mô hình phân tích mối quan hệ giữa CSTK và CSTT.................................... 13
1.3.2.1. Mô hình phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế.................. 14

1.3.2.2 Mô hình phân tích mối quan hệ giữa CSTK và CSTT.................................. 14
1.3.3 Sự cần thiết phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.............. 15
.1.4. Kinh nghiệm một số nước trong việc nâng cao hiệu quả phối hợp giữa CSTK
và CSTT .................................................................................................................... 15
1.4.1. Thực trạng phối hợp CSTT và CSTK của một số quốc gia trên thế giới ....... 15
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam................................................................ 19
Kết luận chương I...................................................................................................... 19
CHƯƠNG II MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH
SÁCH TIỀN TỆ ........................................................................................................ 21
2.1 Tổng quan nền kinh tế Việt Nam ........................................................................ 21
2.2 Khái quát tình hình thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong thời
gian qua: .................................................................................................................... 23
2.2.1. Thực trạng về chính sách tài khóa: ................................................................. 23
2.2.2 Thực trạng CSTT ở Việt Nam trong thời gian qua .......................................... 25
2.3. Thực trạng phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của Việt
Nam trong thời gian qua giai đoạn 2000 – 2009:...................................................... 28
2.3.1 Đối với khu vực ngân hàng: ............................................................................. 28
2.3.2 Đối với khu vực ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước:............ 30
2.3.3 Phối hợp CSTK và CSTT trong kích cầu......................................................... 36


2.4. Phân tích tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đến các biến số
kinh tế vĩ mô.............................................................................................................. 43
2.4.1. Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ:.......................... 43
2.4.2. Tác động của CSTK và CSTT đến các biến số kinh tế vĩ mô: ....................... 45
2.4.2.1. Tác động đến tăng trưởng kinh tế ................................................................ 45
2.4.2.2. Tác động đến lạm phát, giá trị đồng nội tệ, lãi suất ..................................... 47
2.4.2.3. Tác động đến thất nghiệp ............................................................................. 49
2.4.2.4. Tác động đến cán cân thanh toán ................................................................. 50
2.5 Mô hình phân tích các nhân tố thuộc CSTK và CSTT tác động đến GDP......... 52

2.5.1. Chính sách tài khóa: ........................................................................................ 52
2.5.2. Chính sách tiền tệ:........................................................................................... 53
2.5.3. Kết hợp hai mô hình trên: ............................................................................... 54
2.6. Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến việc phối hợp chưa đồng bộ
giữa hai chính sách trên trong thời gian vừa qua. ..................................................... 55
2.6.1. Những thành tựu và hạn chế: .......................................................................... 55
2.6.2 Nguyên nhân dẫn đến việc phối hợp chưa đồng bộ giữa hai chính sách trên
trong thời gian vừa qua. ............................................................................................ 56
2.6.2.1 Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước . 56
2.6.2.2 Hạn chế trong phối hợp CSTT&CSTK làm giảm hiệu quả của CSTT ở Việt
Nam ........................................................................................................................... 58
2.6.2.3. Hạn chế trong trao đổi thông tin, số liệu thiếu kịp thời, chưa đầy đủ giữa các
Bộ, Ngành để phục vụ xây dựng và điều hành CSTT của NHNN. .......................... 59
2.6.2.4. Một số nguyên nhân khác ............................................................................ 61
Kết luận chương II .................................................................................................... 62
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỐI HỢP GIỮA CSTK VÀ
CSTT ......................................................................................................................... 63
3.1. Mục tiêu và quan điểm của chính sách tài chính quốc gia................................. 63
3.1.1. Mục tiêu của chính sách tài chính quốc gia .................................................... 63
3.1.2. Quan điểm của chính sách tài chính quốc gia................................................. 65


3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả phối hợp giữa CSTK và CSTT...................... 66
3.2.1 Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa CSTK và CSTT...................................... 66
3.2.1.1 Giải pháp đối với Chính sách Tài khóa......................................................... 67
3.2.1.2 Giải pháp đối với chính sách tiền tệ.............................................................. 69
3.2.2 Thiết lập mối quan hệ thường xuyên, liên tục trong quá trình hoạch định và
thực thi CSTK và CSTT............................................................................................ 75
3.2.3 Tiến hành sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về ngân sách nhà nước và
Ngân hàng Nhà nước theo hướng đảm bảo tính độc lập của từng chính sách.......... 77

3.2.4. Phối hợp giữa hai CSTK và CSTT nhằm kiềm chế lạm phát. ........................ 78
3.3.5. Các giải pháp khác .......................................................................................... 79
3.3.5.1 Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng................................................................ 80
3.3.5.2. Nâng cao hiệu quả đầu tư công, đầu tư trong các DN Nhà nước và đặc biệt
là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước ........................................................ 81
3.3.5.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ công .............................................. 82
3.3.5.4. Các giải pháp mang tính thường xuyên và dài hạn...................................... 82
Kết luận Chương III .................................................................................................. 83
KẾT LUẬN CHUNG................................................................................................ 83
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC VIẾT TẮT
CSTK: Chính sách tài khóa
CSTT: Chính sách tiền tệ
NHTW: Ngân hàng Trung ương
Y(AD): Tổng cầu;
C: Chi tiêu dùng của dân cư;
I: Đầu tư
G: Chi tiêu của Chính phủ
(X-M): Cán cân thanh toán quốc tế.
ILAI: lãi suất
ILAM: lạm phát
IS (Investment and Saving Equilibrium): Mô hình IS cân bằng trên thị trường hàng
hóa
LM ( Liquidity preference and Money supply Equilibrium): Mô hình LM cân bằng
trên thị trường tiền tệ
IS-LM: Mô hình cân bằng giữa hai thị trường hàng hóa và tiền tệ
TTCK: thị trường chứng khoán

TTTT: thị trường tiền tệ
NHTM: Ngân hàng thương mại
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NSNN: Ngân sách Nhà nước
GDP: Tổng sản phẩm quốc dân


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tóm tắt chính sách quản lý Cầu của Chính phủ ........................................5
Bảng 1.2: Bảng kiểm định sự tương quan cặp giữa các biến độc lập .......................14
Bảng 2.1: Tăng trưởng tín dụng, Lãi suất TT và Tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2000 –
2009 ...........................................................................................................................28
Bảng 2.2: Kết quả kích cầu năm 2009 so với năm 2008 ...........................................37
Bảng 2.3: Kết quả phát hành trái phiếu chính phủ tháng 1-7/2009 ..........................40
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu giám sát nợ nước ngoài của Việt Nam .................................41
Bảng 2.5: Kết quả kiểm định sự tương quan cặp giữa các biến độc lập ...................43
Bảng 2.6: Tăng trưởng kinh tế theo đóng góp của các cấu phần tổng cầu ...............45
Bảng 2.7: Cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối của Việt Nam ............................51


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình Đường IS-LM .............................................................................12
Hình 2.1 : Tỷ lệ tăng GDP và lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2000- 2009 ..........22
Hình 2.2: Bội chi NSNN so với GDP của Việt Nam giai đoạn 2000-2009 ..............24
Hình 2.3: Chính sách tiền tệ 1996 – 2010................................................................. 25
Hình 2.4: Mối quan hệ giữa Tốc độ tăng M2, Lạm phát, Lãi suất TT và GDP của
Việt Nam giai đoạn 2000-2009 .................................................................................26
Hình 2.5: Bội chi ngân sách và nguồn bù đắp bội chi từ 2000-2009........................ 32
Hình 2.6: Lãi suất và dư nợ tín dụng các tháng 2009 ............................................... 39
Hình 2.7: Cơ cấu nghĩa vụ nợ nước ngoài 2004-2008.............................................. 41

Hình 2.8 : Lạm phát các tháng 9/08-7/09 ..................................................................42
Hình 2.9: Tiết kiệm - Đầu tư của Việt nam giai đoạn 2000-2009 ............................46
Hình 2.10 : Diễn biến tăng trưởng tín dụng, ICOR và nhập siêu/GDP (giá hiện hành)
của Việt Nam, 2000 – 2009 .......................................................................................47
Hình 2.11: Mối quan hệ giữa lạm phát, tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng
tín dụng ......................................................................................................................48
Hình 2.12: Biểu đồ tăng trưởng và thất nghiệp Việt Nam .........................................50


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở mỗi quốc gia là một bộ phận trong
tổng thể hệ thống chính sách kinh tế nhà nước. Mỗi chính sách có mục tiêu riêng
nhưng đều cùng có mục tiêu chung là thực hiện quản lý vĩ mô nền kinh tế nhằm đạt
được các mục tiêu kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn nhất định đặc biệt là mục
tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Chính sách tài khóa (CSTK) là các chính sách của chính phủ nhằm tác động
lên định hướng phát triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi tiêu
chính phủ và thuế khóa. CSTK được coi là một trong những chính sách quan trọng
đối với việc ổn định và thực thi chính sách kinh tế vĩ mô.
Chính sách tiền tệ (CSTT) là công cụ của NHTW để điều tiết quá trình cung
ứng tiền, lãi suất và tín dụng, kết quả là chi phối dòng chu chuyển tiền và khối lượng
tiền để đạt mục tiêu ổn định nền kinh tế bằng cách kiểm soát tỉ lệ lãi suất và nguồn
cung tiền.
CSTK tác động đến CSTT trước hết qua kênh tài trợ thâm hụt ngân sách: Nếu
thâm hụt ngân sách được tài trợ từ vay nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến cán cân thanh
toán, nếu tài trợ bằng cách vay từ NHTW thì sẽ làm tăng lượng tiền cung ứng và mặt
bằng giá cả, nếu thâm hụt ngân sách được bù đắp bằng cách vay từ các NHTM thì
nguồn vốn cho vay các khu vực kinh tế ngoài quốc doanh sẽ giảm, hạn chế năng lực
đầu tư của các khu vực kinh tế này và ảnh hưởng xấu đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra, CSTK còn ảnh hưởng đến dòng vốn quốc tế và khả năng của NHTW trong
việc kiểm soát luồng ngoại tệ, nếu chính sách thu chi ngân sách không hợp lý thì sẽ
tác động tiêu cực đến hiệu quả phân bổ nguồn lực và làm tăng rủi ro liên quan đến
dòng vốn quốc tế.
CSTT tác động đến CSTK tùy theo mức độ điều chỉnh các công cụ CSTT,
một CSTT thắt chặt sẽ làm giảm đầu tư, khả năng thu thuế và nguồn thu ngân sách,
một sự giảm giá nội tệ sẽ làm gia tăng khoản nợ Chính phủ bằng ngoại tệ qui đổi,
1


Như vậy, nếu không có sự phối hợp nhịp nhàng giữa CSTK và CSTT sẽ gây
nên những tác động đối kháng nhau, làm phá vỡ quy luật của thị trường, ảnh hưởng
xấu đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững. Thực tế việc thực thi và phối hợp
giữa CSTK và CSTT của Việt Nam trong thời gian vừa qua còn rất nhiều hạn chế và
đã tạo ra những lợi ích đối kháng hoặc mâu thuẫn hay đôi khi để đạt mục tiêu của
CSTK đã gây hậu quả xấu cho việc thực thi các mục tiêu của CSTT và ngược lại. Từ
những lý luận trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Mối quan hệ giữa chính
sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở Việt Nam” nhằm tìm hiểu thực trạng việc
phối hợp giữa CSTK và CSTT ở Việt Nam. Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa
hai chính sách này, phân tích các nhân tố thuộc về CSTK và CSTT tác động đến các
biến số kinh tế vĩ mô, dùng mô hình phân tích từng chính sách và kết hợp hai chính
sách, rút ra một số thành tựu, hạn chế và nguyên nhân tồn tại. Từ đó, làm cơ sở đề
xuất một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giữa hai chính
sách trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm làm sáng tỏ những nội dung sau:
Hệ thống lý luận về chính sách tài khóa bao gồm: Khái niệm, CSTK và tổng
cầu xã hội, thực trạng CSTK của Việt Nam trong thời gian qua.
Hệ thống lý luận về chính sách tiền tệ bao gồm: Khái niệm, mục tiêu, các
công cụ của CSTT.

Sự cần thiết phối hợp giữa CSTK và CSTT và mối quan hệ giữa CSTK và
CSTT. Thực trạng phối hợp CSTK và CSTT của một số quốc gia trên thế giới và bài
học kinh nghiệm cho Việt nam.
Đánh giá thực trạng phối hợp giữa CSTK và CSTT của Việt Nam trong thời
gian qua.
Đề xuất một số giải pháp kiến nghị đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa CSTK
và CSTT nhằm ổn định tăng trưởng và chống suy thoái kinh tế.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu trên phạm vi quốc gia Việt Nam
Phạm vi thời gian: từ năm 2000 đến năm 2009
2


4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp biện chứng, lý thuyết hệ thống vận dụng quan điểm khách quan
để thống kê, phân tích, tổng hợp.
Kết hợp lý luận với thực tiễn để rút ra những nhận xét, đánh giá.
Các phương pháp vận dụng nghiên cứu đều căn cứ vào thực tiễn tình hình
kinh tế - xã hội và định hướng chiến phát triển kinh tế xã hội Việt Nam của Đảng và
Nhà nước trong giai đoạn 2000 – 2010 và tầm nhìn giai đoạn 2010 - 2020.
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Do tính chất đặc thù của đề tài về tính
đa dạng nên số liệu minh họa trong luận văn chủ yếu được thu thập từ nguồn số liệu
thứ cấp, cụ thể nguồn số liệu có được từ: Qũy Tiền tệ Quốc tế, Bộ Tài chính, Tổng
cục Thống Kê, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương, Các tạp chí nghiên cứu kinh
tế, Các trang Website … Số liệu được xử lý theo mô hình Eview.
5. Đóng góp của đề tài
Thông qua việc phân tích mối tương quan giữa CSTK và CSTT của Việt
Nam, đề tài nhằm định hướng hoàn thiện sự phối hợp đồng bộ giữa hai chính sách
này góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Là nguồn cung cấp tài liệu tham khảo về CSTK và CSTT, mối quan hệ và
việc phối hợp giữa hai chính sách phục vụ cho việc ứng dụng vào thực tiễn tình hình
kinh tế trong từng giai đoạn cụ thể.
7. Kết cấu đề tài
Với những nội dung như trên, đề tài được thể hiện trong 3 chương:
Chương I: Tổng quan về chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
Chương II: Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả phối hợp giữa CSTK và CSTT

3


CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1.1 . CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
1.1.1 Khái niệm
Chính sách tài khóa là tổng hợp các quan điểm, cơ chế và phương thức huy
động các nguồn hình thành ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính có tính chất tập
trung của Nhà nước nhằm mục tiêu phục vụ các khoản chi lớn của ngân sách nhà
nước theo kế hoạch từng năm tài chính, bao gồm: Chi thường xuyên, chi đầu tư phát
triển, bổ sung quỹ dự trữ quốc gia, trả nợ trong và ngoài nước đến hạn. Hay chính
sách tài khóa thường tập trung vào khía cạnh phân tích ảnh hưởng của những thay
đổi trong ngân sách nhà nước đến tổng thể nền kinh tế ( thông qua thay đổi các biến
GNP, GDP, thất nghiệp và lạm phát,...)
Hai công cụ chính của chính sách tài khóa là chi tiêu của chính phủ và hệ thống
thuế. Những thay đổi về mức độ và thành phần của thuế và chi tiêu của chính phủ có
thể ảnh hưởng đến các biến số sau trong nền kinh tế: Tổng cầu và mức độ hoạt động
kinh tế; Kiểu phân bổ nguồn lực; Phân phối thu nhập

Chính sách tài khóa liên quan đến tác động tổng thể của ngân sách đối với hoạt
động kinh tế. Có các loại chính sách tài khóa điển hình là trung lập, mở rộng, và thu
gọn.
Chính sách trung lập là chính sách cân bằng ngân sách khi đó G = T (G: chi
tiêu chính phủ, T: thu nhập từ thuế). Chi tiêu của chính phủ hoàn toàn được cung
cấp do nguồn thu từ thuế và nhìn chung kết quả có ảnh hưởng trung tính lên mức độ
của các hoạt động kinh tế.
Chính sách mở rộng là chính sách tăng cường chi tiêu của chính phủ (G > T)
thông qua chi tiêu chính phủ tăng cường hoặc giảm bớt nguồn thu từ thuế hoặc kết
hợp cả hai. Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách nặng nề hơn hoặc thặng dư ngân
sách ít hơn nếu trước đó có ngân sách cân bằng.
1


1.1.2. Chính sách tài khóa và tổng cầu xã hội
1.1.2.1 Tổng cầu xã hội và số nhân chi tiêu
Trong điều kiện nền kinh tế mở, sử dụng khái niệm từ phân tích cung cầu,
Keynes phân tích tổng cầu xã hội thành các yếu tố chi tiêu như sau:
AD = C + I + G + ( X-M)
- AD: Tổng cầu;
- C: Chi tiêu dùng của dân cư;
- I: Chi đầu tư theo kế hoạch của doanh nghiệp, bao gồm đầu tư tài sản cố định
và đầu tư tồn kho.
- G: Chi tiêu của Chính phủ
- (X-M): Cán cân thanh toán quốc tế.
Tiêu dùng được quyết định bởi rất nhiều yếu tố và một trong số đó là thu nhập.
Khi thu nhập xã hội tăng lên thì chi tiêu tăng lên. Dựa trên mối liên hệ này, Keynes
hình thành mô hình số nhân trên cơ sở phân tách chi tiêu xã hội thành hai loại:
(i) Chi tiêu tự định (Autonomy expenditures) thay đổi theo những nhân tố
khác, độc lập với thay đổi thu nhập. Chi tiêu tự định nói lên người tiêu dùng vẫn

phải chi tiêu cho dù họ không có thu nhập.
(ii) Chi tiêu ứng dụ (Induced expenditures) là phần chi tiêu thay đổi khi thu
nhập thay đổi.
Theo đó, mối quan hệ giữa thu nhập và chi tiêu có thể diễn tả một cách chính
xác như là một hàm số chi tiêu – phản ánh mối quan hệ giữa tổng chi tiêu/tổng cầu (
chi tiêu tự định và chi tiêu ứng dụ) và thu nhập:
AD = C + I + G + (X-M) = AD0 + mpcY
- AD0: là chi tiêu tự định ( chi tiêu dùng và chi tiêu đầu tư)
- mpc: thiên hướng tiêu dùng biên ( Marginal propensity to consume)
- Y: thu nhập và tích số mpcY là chi tiêu ứng dụ.
Thiên hướng tiêu dùng biên phản ánh tỷ lệ thay đổi tiêu dùng ∆C so với thay
đổi thu nhập ∆Y và được xác định theo công thức mpc =

ΔC ΔΑD
. Dựa vào mpc,
=
ΔΥ
ΔΥ

Keynes thiết lập mối quan hệ giữa chi tiêu của người tiêu dùng (C) với thu nhập khả
2


dụng (disposable income: YD) để chỉ ra tác động của C đến AD. Thu nhập khả dụng
(YD) là tổng thu nhập có thể chi tiêu được xác định bằng tổng thu nhập (Y) trừ đi
thuế (T): YD = Y-T. Khi đó, hàm số tiêu dùng C được diễn tả qua công thức: C = a +
mpcYD, trong đó a là chi tiêu tự định của người tiêu dùng.
Tại điểm cân bằng thị trường cạnh tranh, tổng cung bằng tổng cầu. Trong điều
kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, tổng cầu (AD) chính là tổng chi tiêu xã hội và
bằng tổng cung là tổng thu nhập xã hội, nên tại điểm cân bằng của thị trường ta có Y

= AD. Từ đó, suy ra Y = AD0 + mpcY. Biến đổi phương trình này ta được:
⎛ 1 ⎞
⎟⎟ xAD 0 . Trong đó,
Υ = ⎜⎜
⎝ 1 − mpc ⎠

⎛ 1 ⎞
⎜⎜
⎟⎟ gọi là số nhân chi tiêu
⎝ 1 − mpc ⎠

Số nhân chi tiêu là số được nhân với mức thay đổi trong chi tiêu tự định để xác
định mức thay đổi trong tổng chi tiêu cân bằng và GDP thực cân bằng.
Nếu trong một nền kinh tế chúng ta giả thiết giá cả, lãi suất và tỷ giá hối đoái
không đổi – tức là giả thiết rằng mặc dầu có một mức gia tăng nào đó của chi tiêu tự
định cũng sẽ không có một ảnh hưởng nào đối với giá cả, lãi suất và tỷ giá hối đoái.


1 ⎞
⎟⎟ . Vì 0 < mpc < 1 => 1- mpc < 1 nên
⎝ 1 − mpc ⎠

Với k là số nhân chi tiêu và k = ⎜⎜

k > 1. Như vậy khuynh hướng chi tiêu biên càng lớn thì số nhân chi tiêu càng lớn.
Nếu mpc = 0, điều này có nghĩa là không có chi tiêu ứng dụ, trong trường hợp này
số nhân sẽ bằng 1. Một sự thay đổi trong chi tiêu tự định sẽ làm thay đổi trong GDP
thực và nếu không có sự thay đổi trong chi tiêu ứng dụng thì quá trình này sẽ chấm
dứt.
Sự gia tăng hay giảm bớt luồng thu nhập của nền kinh tế chính là sự thay đổi

trong chi tiêu tự định, chủ yếu là do sự thay đổi trong đầu tư và xuất khẩu. Sự gia
tăng hay giảm bớt này gây ra sự dao động lớn trong GDP thực do tác động của số
nhân.
Tuy nhiên những dao động lớn này trong GDP thực không phải chỉ do sự thay
đổi được khuyếch đại lên từ đầu tư và xuất khẩu mà còn từ số mua hàng hóa và dịch
vụ của chính phủ. Chính vì điều này chính phủ đã lợi dụng số nhân để giảm bớt sự
dao động của tổng chi tiêu, ổn định hóa nền kinh tế.
3


1.1.2.2Chính sách tài khóa và tổng cầu xã hội
Để hiểu chính sách tài khóa tác động đến sự thay đổi tổng cầu, chúng ta có thể
phân tích tổng cầu thành các thành tố :
⎛ ΔC(+ ) ⎞


ΔI(+)
1


ΔΥ = ΔΑD 0 =
x⎜
ΔG (+) ⎟
1 − mpc


⎜ Δ(X − M )(+) ⎟




Từ phương trình trên ta thấy, bất kỳ chính sách nào tác động đến bốn nhân tố
cấu thành chi tiêu AD0 đều có thể đạt được kết quả như chính sách tài khóa.
Riêng đối với chính sách tài khóa, (i) Chính phủ có thể làm thay đổi tổng cầu
theo chính sách thắt chặt hay mở rộng. Một sự mở rộng tài khóa làm gia tăng tổng
cầu thông qua một trong hai kênh. Thứ nhất, nếu như Chính phủ gia tăng mua hàng
hóa nhưng vẫn không thay đổi chính sách thuế sẽ làm gia tăng tổng cầu trực tiếp.
Thứ hai, nếu Chính phủ cắt giảm thuế hoặc gia tăng các khoản chuyển giao ( trợ
cấp) sẽ làm gia tăng thu nhập khả dụng của công chúng, kéo theo họ sẽ chi tiêu
nhiều hơn. Đến lượt, điều này làm gia tăng tổng cầu, tạo điểm cân bằng mới tương
ứng với mức sản lượng đầu ra gia tăng.
(ii) Chính sách tài khóa cũng làm thay đổi thành phần của tổng cầu. Xét
trường hợp Chính phủ chấp nhận bội chi ngân sách và phát hành trái phiếu để bù
đắp bội chi. Trong trường hợp này Chính phủ cạnh tranh với khu vực tư trong vay
vốn, kéo theo làm gia tăng lãi suất thị trường và gây ra hiện tượng chèn lấn đầu tư tư
nhân. Chính sách tài khóa mở rộng làm giảm một phần sản lượng do khu vực tư tạo
ra. Vì thế, thách thức đặt ra với chính sách tài khóa mở rộng là chính phủ phải thiết
lập chính sách đầu tư hiệu quả để thu hút trở lại của khu vực đầu tư tư nhân.
(iii) Trong nền kinh tế mở, chính sách tài khóa cũng tác động đến tỷ giá hối
đoái và cán cân thương mại. Trong trường hợp chính sách tài khóa mở rộng sự vay
vốn của chính phủ sẽ làm gia tăng lãi suất trên thị trường trong nước. Khi đó, các
nhà đầu tư trên thị trường quốc tế sẽ gia tăng chuyển vốn ngoại tệ vào đầu tư trong
nước nhằm thu lợi lớn từ cơ hội lãi suất tăng cao. Điều này dẫn đến ngoại tệ trở nên
4


giảm giá so với đồng nội tệ; hậu quả là hàng hóa nhập khẩu trở nên rẻ hơn và hàng
hóa xuất khẩu trở nên cao hơn ở nước ngoài, làm gia tăng thâm hụt cán cân thương
mại.
Thông qua sự phân tích trên có thể tóm tắt tác động của chính sách tài khóa đến
các yếu tố của cầu như sau:

Bảng 1.1: Tóm tắt chính sách quản lý Cầu của Chính phủ
Chính sách tài khóa mở rộng

Thay đổi các yếu tố của cầu

- Chính sách tiêu dùng

C↑

- Chính sách đầu tư

I↑

- Chính sách tài khóa

G↑; T↓ hoặc bội chi ↑

- Chính sách ngoại thương

X↑; M↓ hoặc bội chi ↓

Chính sách tài khóa thắt chặt

Thay đổi các yếu tố của cầu

- Chính sách tiêu dùng

C↓

- Chính sách đầu tư


I↓

- Chính sách tài khóa

T↑;G↓ hoặc bội chi ↓

- Chính sách ngoại thương

M↑; X↓ hoặc bội chi ↑

1.1.2.3. Chính sách tài khóa – công cụ quản lý vĩ mô
Với sự tác động đến tổng cầu và các thành phần của nó, chính sách tài khóa trở
thành công cụ quản lý kinh tế vĩ mô. Sự ảnh hưởng trước hết của chính sách tài khóa
mở rộng là làm gia tăng nhu cầu hàng hóa và dịch vụ. Nhu cầu càng lớn dẫn đến gia
tăng cả sản lượng đầu ra lẫn giá cả, đến lượt làm thay đổi trạng thái chu kỳ kinh tế.
Nếu như nền kinh tế đang trong trạng thái suy thoái, thất nghiệp gia tăng thì sự gia
tăng tổng cầu sẽ kích thích gia tăng sản lượng mà không gây ra thay đổi giá cả. Tuy
nhiên, khi nền kinh tế đạt ở mức toàn dụng lao động thì sự mở rộng chính sách tài
khóa lại gây ảnh hưởng mạnh đến giá cả hơn và ít ảnh hưởng đến tổng sản lượng.
Với khả năng ảnh hưởng đến sản lượng thông qua ảnh hưởng đến tổng cầu làm
cho chính sách tài khóa trở thành công cụ tiềm năng để ổn định kinh tế. Trong giai
đoạn suy thoái kinh tế, chính phủ có thể điều hành một chính sách tài khóa mở rộng
để giúp khôi phục sản lượng tiến đến duy trì ở mức bình thường và tạo công ăn việc
5


làm cho người lao động. Trong suốt thời kỳ tăng trưởng cao, nguy cơ lạm phát có
thể xảy ra, chính phủ thực hiện điều hành chính sách tài khóa thắt chặt để kìm hãm
bớt tốc độ tăng trưởng nóng và kiểm soát lạm phát. Một chính sách tài khóa phản

chu kỳ ( Countercyclical fiscal policy) như vậy dẫn đến ngân sách được cân bằng ở
dạng trung bình.
1.2 CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1.2.1 Khái niệm
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu khối lượng tiền trong lưu
thông thay đổi thì giá trị của một đơn vị tiền tệ sẽ thay đổi. Từ đó, giá cả hàng hóa,
giá trị tài sản, thu nhập của dân chúng và cả thu nhập quốc dân cũng thay đổi theo.
Do đó, bằng cách tạo ra các thay đổi về khối lượng tiền tệ trong lưu thông, NHTW
có thể tác động đến đời sống và hoạt động kinh tế của quốc gia. Tổng hợp những
phương thức mà qua đó NHTW tạo ra những thay đổi về tiền tệ nói trên hợp thành
CSTT.
CSTT là tổng hợp các hoạt động của NHTW nhằm thực hiện các mục tiêu
kinh tế – xã hội của quốc gia trong một thời kỳ nhất định.
CSTT bao gồm:
CSTT mở rộng: Là chính sách làm tăng lượng cung ứng tiền cho nền kinh tế,
do đó, sẽ mở rộng đầu tư và tiếp vốn cho các ngành để phát triển sản xuất kinh
doanh, làm tăng tổng cầu và giá trị sản lượng quốc gia. Chính sách này đặc biệt
thích hợp để chống suy thoái kinh tế và giảm thất nghiệp.
CSTT thu hẹp: Là chính sách hạn chế (hoặc giảm mức tăng trưởng) lượng
tiền cung ứng cho nền kinh tế. Chính sách này được sử dụng khi tổng cầu cao, lạm
phát đang đe dọa nền kinh tế.
1.2.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ
Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ là tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn
việc làm và kiểm soát lạm phát.
1.2.2.1 Tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất trong ba mục
tiêu của CSTT. Vì NHTW là trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán trong nền kinh
6



tế quốc dân nên nó đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu này.
Tăng trưởng kinh tế thể hiện ở sự gia tăng của GDP (hay GNP)/ hàng năm
hoặc GDP (hay GNP)/ đầu người trong năm. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế còn thể
hiện ở việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của quốc gia. Thông
thường, muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, NHTW thực hiện CSTT mở rộng, với
một mức cầu tiền không thay đổi, khi cung tiền tệ tăng lên, lãi suất trên thị trường sẽ
giảm, làm gia tăng đầu tư, tổng cầu và giá trị sản lượng.
1.2.2.2 Kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền
Kiểm soát lạm phát là một mục tiêu quan trọng của CSTT trong điều kiện
kinh tế thị trường hiện đại thường xuyên có lạm phát. Trong điều kiện như vậy, tốc
độ tăng trưởng kinh tế chịu sự tác động của lạm phát. Tuy nhiên, trong một chừng
mực nhất định, lạm phát lại là yếu tố kích thích tăng trưởng kinh tế, bởi vì, lạm phát
gắn liền với việc đưa thêm khối lượng tiền ra nền kinh tế, từ đó, tạo điều kiện để các
doanh nghiệp mở rộng đầu tư, thu hút nhiều lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Vì vậy, NHTW phải góp phần duy trì sự tăng trưởng liên tục nhưng ổn định, đồng
thời triệt tiêu những nhân tố gây nên sự gia tăng nhu cầu giả tạo hoặc đẩy chi phí lên
cao làm tăng lạm phát.
Kiểm soát lạm phát gắn liền với việc ổn định giá trị đối nội của đồng tiền.
Giá trị đối nội của đồng tiền phản ảnh sức mua của đồng tiền, khi lạm phát cao thì
sức mua của đồng tiền giảm và ngược lại. Ngoài ra, NHTW còn phải chú trọng đến
việc ổn định giá trị đối ngoại của nó. Giá trị đối ngoại của đồng tiền gắn liền với tỷ
giá hối đoái, tỷ giá hối đoái lại chịu sự chi phối của cung, cầu ngoại tệ, dự trữ ngoại
hối, tình hình lạm phát trong nước và chính sách hối đoái. Khi tỷ giá hối đoái thay
đổi sẽ tác động ngay đến xuất nhập khẩu, đến sức mua đồng tiền và tất cả các hoạt
động trong nền kinh tế. Do đó, việc kiểm soát lạm phát luôn gắn liền với việc ổn
định giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiền.
1.2.2.3 Tạo công ăn việc làm
Trong nền kinh tế thị trường, khi sức lao động trở thành hàng hóa thì hiện
tượng thất nghiệp là một hiện tượng tất yếu xảy ra. Do vậy, tạo công ăn việc làm là
một yêu cầu bức thiết và thường trực của mỗi quốc gia.

7


Việc làm là một trong những nhu cầu thường xuyên và quan trọng của xã hội.
Việc làm nhiều hay ít, tăng hay giảm chủ yếu tùy thuộc vào tình hình tăng trưởng
kinh tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế cao thì thất nghiệp thấp vì có nhiều cơ
hội nghề nghiệp được mở ra để thu hút lao động. Tuy nhiên khi tăng trưởng kinh tế
đạt được do kết quả của tiến bộ khoa học kỹ thuật thì việc làm không tăng mà có thể
giảm, dẫn đến thất nghiệp tăng hoặc có khi do những tác động bất lợi trong nền kinh
tế làm giảm tổng cầu và sức mua của xã hội giảm.
Trước tình hình đó, NHTW phải sử dụng các công cụ của CSTT để góp phần
tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đồng thời, chống suy thoái kinh tế
theo chu kỳ, tạo thế tăng trưởng liên tục và ổn định, khống chế tỷ lệ thất nghiệp
không vượt quá tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và ổn định các điều kiện kinh tế vĩ mô.
Sự phối hợp giữa ba mục tiêu của CSTT là rất quan trọng bởi vì không phải
cùng một lúc cả ba mục tiêu đó đều thực hiện mà có khi giữa chúng có sự mâu
thuẫn. Khi tổng cầu cao, tăng trưởng kinh tế và lạm phát cao nhưng thất nghiệp thấp,
tình trạng này người ta gọi là nền kinh tế phát triển quá “nóng”, nếu không được
điều chỉnh rất dễ dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra thì
tăng trưởng kinh tế sẽ giảm và thất nghiệp tăng. Do vậy, tùy tình hình kinh tế ở mỗi
thời kỳ mà NHTW phải chọn lấy mục tiêu ưu tiên. Điều quan trọng là phải luôn nắm
bắt được thực tế diễn biến của quá trình thực hiện các mục tiêu để kịp thời điều
chỉnh.
1.2.2.4 Mục tiêu trung gian của CSTT
Ngoài việc thực hiện các mục tiêu cuối cùng nêu trên, NHTW còn phải xác
định các mục tiêu trung gian của CSTT. NHTW sử dụng các mục tiêu trung gian để
đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của mình nhằm phục vụ cho các mục tiêu
cuối cùng. Những mục tiêu này phải là những mục tiêu mang tính định lượng, có thể
đo lường, kiểm soát và đoán trước được tác động của chúng đối với việc thực hiện
các mục tiêu cuối cùng của CSTT.

Các mục tiêu trung gian của CSTT thường là kiểm soát các khối tiền tệ M1,
M2, M3, lãi suất, mức tăng trưởng tín dụng hoặc lạm phát dự báo….
Tùy theo điều kiện cụ thể, NHTW có thể chọn M1, M2, M3 hoặc lãi suất…
8


làm mục tiêu trung gian ưu tiên để thực hiện mục tiêu cuối cùng của CSTT.
1.2.3. Các công cụ của CSTT
Công cụ của CSTT là các phương tiện cụ thể để NHTW dùng điều tiết khối
tiền và thực thi các mục tiêu của CSTT trong từng thời kỳ. Có thể phân biệt công cụ
trực tiếp và công cụ gián tiếp để tác động đến cung ứng tiền như sau:

1.2.3.1 Công cụ trực tiếp của CSTT
Công cụ trực tiếp của CSTT dựa vào việc NHTW áp đặt quyền lực về hoạt
động cho các NHTM và các tổ chức tín dụng. Dựa vào sự áp đặt này, NHTW đã
trực tiếp tác động đến cung ứng tiền trong nền kinh tế, các công cụ trực tiếp bao
gồm:
Hạn mức tín dụng
Ấn định hạn mức tín dụng là việc NHTW quy định một khối lượng tín dụng
mà các tổ chức tín dụng được phép cung cấp cho nền kinh tế trong một thời gian
nhất định. Công cụ hạn mức tín dụng kiểm soát mức cung tiền trên cơ sở hình thành
hạn mức chung cho nền kinh tế. Sau đó, phải phân bổ lại cho các ngân hàng thương
mại trên cơ sở vốn tự có của ngân hàng và số dư nợ tín dụng kỳ trước.
Khi NHTW muốn tăng khối tiền tệ thì sẽ mở rộng hạn mức tín dụng. Từ đó,
các NHTM sẽ mở rộng khối lượng cho vay và ngược lại, muốn giảm khối tiền thì
cần hạn chế tín dụng, giảm hạn mức tín dụng.
Đây là một công cụ truyền thống của hệ thống ngân hàng trong những thời kỳ
đầu hoạt động, nó cũng được sử dụng rất lâu ở các nước xã hội chủ nghĩa vì người ta
cho rằng nó đưa ra một kế hoạch chắc chắn về khối lượng tiền trong lưu thông. Tuy
nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường, việc vay và cho vay luôn bị quy luật cung

cầu vốn chi phối, vì vậy, công cụ này hiện nay không còn tác dụng như trong cơ chế
kế hoạch hóa tập trung.
Dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc là phần tiền gửi mà các NHTM phải đưa vào dự trữ theo luật
định. Phần dự trữ này được gửi vào tài khoản chuyên dùng ở NHTW.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc do NHTW quy định là tỷ lệ trên lượng tiền gửi mà
NHTM huy động được phải để dưới dạng dự trữ. Như vậy, NHTM chỉ được cho vay
9


số tiền còn lại sau khi đã trừ phần dự trữ bắt buộc. Qua việc tăng hoặc giảm tỷ lệ dự
trữ bắt buộc, NHTW có thể hạn chế hoặc bành trướng khối tiền tệ mà hệ thống ngân
hàng có khả năng cung ứng cho nền kinh tế. Do đó, dự trữ bắt buộc không chỉ đơn
giản là một công cụ tác động đến khả năng cho vay của các NHTM mà còn là công
cụ điều hành CSTT.
1.2.3.2 Công cụ gián tiếp của CSTT.
Công cụ gián tiếp của CSTT là những công cụ dựa trên tín hiệu thị trường, nó
tác động đến toàn bộ nền kinh tế và hoạt động của hệ thống ngân hàng, thông qua
đó, gián tiếp tác động đến cung tiền trong nền kinh tế. Các công cụ gián tiếp bao
gồm:
Lãi suất.
Lãi suất là công cụ gián tiếp để thực hiện CSTT trong việc điều tiết khối cung
ứng tiền của xã hội bởi vì nó chính là giá cả của quyền sử dụng vốn, sự thay đổi lãi
suất sẽ kéo theo sự thay đổi của chi phí tín dụng, từ đó tác động đến việc thu hẹp
hay mở rộng khối lượng tín dụng trong nền kinh tế.
Có thể nói, lãi suất vừa là đối tượng quản lý, vừa là một công cụ quan trọng
của chính sách tiền tệ. Lãi suất nếu được sử dụng đúng đắn và phù hợp với những
điều kiện, tình hình kinh tế trong từng giai đoạn, từng thời kỳ nhất định sẽ có tác
dụng trực tiếp đến kiểm soát lạm phát, kích thích tiết kiệm và đầu tư phát triển, cũng
như ảnh hưởng đến những thay đổi của tỷ giá hối đoái trong mối quan hệ với cán

cân thanh toán quốc tế. Ngược lại, nếu sử dụng cứng nhắc và không phù hợp với
điều kiện thực tế của nền kinh tế thì lãi suất lại trở thành vật cản, kìm hãm và trói
buộc sự phát triển của nền kinh tế.
Nghiệp vụ thị trường mở.
Nghiệp vụ thị trường mở được tiến hành khi NHTW mua hoặc bán các chứng
khoán trên thị trường mở. Nếu các công cụ trên tác động đến quá trình kinh doanh
tiền tệ ảnh hưởng đến việc quay đồng vốn của các NHTM thì công cụ thị trường mở
lại làm thay đổi cơ sở tiền trong xã hội gồm tiền mặt ngoài ngân hàng và dự trữ
trong hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên, để có thể phát huy những ưu điểm của công cụ này đòi hỏi tiền
10


trong lưu thông hầu hết phải được nằm trong tài khoản ngân hàng và thị trường tài
chính tương đối phát triển. Vì vậy, công cụ này được sử dụng thường xuyên và có
hiệu quả ở các nước phát triển, đối với các nươc đang phát triển, trong đó có Việt
Nam, việc sử dụng công cụ này chưa mang lại hiệu quả cao.
Tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái là giá cả của đồng tiền này được biểu hiện qua đồng tiền khác
trên thị trường ngoại hối. Như trên mọi thị trường, tỷ giá hối đoái ổn định khi cung
và cầu ngoại hối cân bằng. Những thay đổi về cung, cầu ngoại hối đều có ảnh hưởng
đến tỷ giá hối đoái và do đó, ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền trong nước.
Ở mỗi thời kỳ cụ thể, tùy theo mục tiêu và nội dung của CSTT, NHTW sẽ
quyết định chọn công cụ thích hợp. Tuy giữa các công cụ có sự khác biệt nhưng
chúng lại có mối quan hệ nhau. Do đó, NHTW có thể chọn một công cụ làm chủ lực
và sử dụng các công cụ khác hỗ trợ.
CSTK và CSTT là một trong những chính sách kinh tế lớn tác động đến các
chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác của một quốc gia, phạm vi hoạt động của những chính
sách này không những trên toàn xã hội liên quan cả trong và ngoài nước. Do đó,
việc tìm hiểu mối quan hệ giữa hai chính chính này có mối tương quan với nhau như

thế nào trong việc thực hiện các chính sách phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế
trong thời gian qua đồng thời tiếp thu kinh nghiệm các nước trong việc phối kết hợp
giữa hai chính sách này đã dẫn tới những thành công và hạn chế nhất định, từ đó rút
ra bài học cho Việt Nam trong việc phối hợp giữa CSTK và CSTT để phục vụ mục
tiêu phát triển kinh tế của đất nước.
1.3 Mối quan hệ giữa CSTK và CSTT
Để tìm hiểu mối quan hệ giữa CSTK và CSTT. Đầu tiên ta nghiên cứu tác
động của CSTK và CSTT thông qua mô hình IS-LM để thấy được tác động của
CSTK và CSTT đối với nền kinh tế, từ đó dùng mô hình tương quan cặp giữa các
biến độc lập để tìm hiểu mối quan hệ giữa hai chính sách này có mối tương quan với
nhau như thế nào.? Thông qua các cặp tương quan tìm hiểu mối quan hệ giữa các
cặp của CSTK và CSTT có tương quan chặt hay không chặt? Thông qua đó dùng
phương trình hồi qui để phân tích tác động của từng biến số kinh tế vĩ mô đến sự
11


1.3.1.Tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế
1.3.1.1. Nguyên lý vận hành của Mô hình IS – LM
Mô hình IS – LM được biểu diễn bằng đồ thị với hai đường tuyến tính giao
nhau trong góc phần tư thứ nhất. Trục hoành biểu diễn mức thu nhập quốc dân hay
tổng sản lượng quốc nội thực tế, ký hiệu là Y. Trục tung biểu diễn lãi suất danh
nghĩa, ký hiệu là i.
Giao của hai đường IS – LM là điểm cân bằng ngắn hạn của hai khu vực tiền tệ
và sản xuất vật chất. Lúc này, cả thị trường hàng hóa và cả thị trường tiền tệ đều ở
trạng thái cân bằng. Trạng thái này được xác định với một cặp giá trị duy nhất của
lãi suất và GDP thực tế.
Khi nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng đồng thời giữa cả hai thị trường hàng
hóa và tiền tệ được gọi là mô hình IS-LM.
Lãi
suất


i1

A
E

i*
i2

B

LM

D

C

IS
0

Y1

Y*
Y2
Tổng cung

Hình 1.1:Mô hình Đường IS-LM
12

Y



1.3.1.2. Tác động Mô hình IS – LM
Mô hình IS – LM giúp giải thích hiệu ứng và tác động qua lại của nhiều chính
sách vĩ mô điều khiển nền kinh tế. Trong mô hình IS-LM, giao điểm E xác định mức
tổng sản lượng và lãi suất mà tại đó, thị trường hàng hóa (IS) và thị trường tiền tệ
(LM) đồng thời cùng đạt trạng thái cân bằng. Bất kỳ điểm nào trên hình vẽ trên
không thỏa mãn một trong các điều kiện cân bằng này, các lực lượng thị trường sẽ
tự động điều chỉnh và đưa nền kinh tế hội tụ về điểm E.
Mô hình IS-LM cũng cho thấy để đảm bảo nguồn lực của xã hội luôn được
phân bổ và sử dụng hợp lý thì Chính phủ phải làm việc không ngừng, các chính sách
của Chính phủ phù hợp với cơ chế tự điều chỉnh của thị trường đẩy nhanh quá trình
tiến tới trạng thái cân bằng tổng quát của hệ thống kinh tế. Ở chiều ngược lại, các
động thái của Chính phủ cản trở quá trình tự dịch chuyển về điểm cân bằng sẽ kéo
dài thời kỳ mất cân đối và bất ổn kinh tế.
Với cơ chế vận hành hướng tới trạng thái cân bằng qua mô hình IS-LM,
Chính phủ điều tiết vận hành nền kinh tế qua công cụ hữu dụng: lãi suất. Ngoài ra,
mô hình này cũng cung cấp khả năng dự báo các tình huống diễn biến kinh tế sau
mỗi điều chỉnh chính sách tiền tệ ( thay đổi cung tiền) và chính sách tài khóa ( thay
đổi chi tiêu của Chính phủ)
1.3.2. Mô hình phân tích mối quan hệ giữa CSTK và CSTT
Chúng ta đã biết, mục tiêu của CSTK là kiểm soát thu chi ngân sách do
những khoản thu chi này có tác động trực tiếp đến tăng trưởng, lạm phát, cán cân
thanh toán và nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô khác. Mục tiêu của CSTT là tăng trưởng
kinh tế, tạo công ăn việc làm, kiểm soát lạm phát và ổn định định giá trị đồng tiền.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn hay trong mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế
thì mỗi chính sách trên đều thực hiện những mục tiêu là khác nhau trong từng thời
kỳ nhưng suy cho cùng thì hai chính sách này trong dài hạn cũng phục vụ cho mục
tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Chính vì vậy, chúng ta đi phân
tích từng chính sách tác động và mối tương quan giữa hai chính sách đến mục tiêu

tăng trưởng kinh tế như thế nào thông qua các mô hình sau
13


1.3.2.1. Mô hình phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế
Mô hình 1: Chính sách tài khóa: GDP = C + I + G + X – M
Trong đó: C: Tiêu dùng; I : Đầu tư; G: Chi tiêu của chính phủ; X: Xuất
khẩu; M: Nhập khẩu.
Kỳ vọng về dấu:

C: +; I: +; G: +; X-M:+

Mô hình 2: Chính sách tiền tệ: GDP = M2, I.LP , Ex, i
Trong đó: M2: Cung tiền; I.LP: lạm phát; i:lãi suất; Ex: tỷ giá
Kỳ vọng dấu: M2: +; I.LP: + hoặc –; i: -; Ex: Mô hình 3: Mô hình kết hợp: GDP = C + I + G + X – M + M2, I , Ex, i
1.3.2.2 Mô hình phân tích mối quan hệ giữa CSTK và CSTT
Ta tiến hành kiểm định sự tương quan cặp để rút ra mối tương quan giữa hai
chính sách này và kết quả kiểm định được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.2: Bảng kiểm định sự tương quan cặp giữa các biến độc lập
C

I

G

X-M

M2

I.LP


Ex

i

C
I
G
X-M
M2
I.LP
Ex
i
Nguồn dữ liệu kiểm định là lấy số liệu nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000 –
2009. Từ thực trạng phối hợp giữa hai chính này trong thời gian qua, để phát huy
hiệu quả của cả hai chính sách này để phục vụ cho mục tiêu chung là tăng trưởng và
phát triển kinh tế của đất nước thì cần có sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa
hai chính sách này. Khi CSTK bị thâm hụt, bằng nhiều giải pháp để Chính phủ giải
quyết bội chi ngân sách cụ thể như là tăng cung tiền thì CSTT sẽ bị ảnh hưởng mà
cụ thể là dẫn đến lạm phát.
14


×