Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THANH HƯỜNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PHI NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ GIA
ĐÌNH Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM 2012

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THANH HƯỜNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PHI NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ GIA
ĐÌNH Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM 2012

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
MÃ SỐ: 60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS: TRẦN TIẾN KHAI


TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn " Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia
hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam 2012”
là nghiên cứu do tôi thực hiện.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc và có độ
chính xác cao trong phạm vi hiểu biết của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Thị Thanh Hường


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục bảng biểu.
Danh mục hình vẽ, đồ thị.
Tóm tắt ...................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I ............................................................................................................... 2
GIỚI THIỆU ............................................................................................................. 2
1.1

Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 2

1.2


Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.3

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.4

Phạm vi nghiên cứu. ........................................................................................ 4

1.5

Đối tượng nghiên cứu. ..................................................................................... 4

1.6

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu. ....................................... 4

CHƯƠNG II .............................................................................................................. 5
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ..................................................................................... 5
2.1 Định nghĩa . ....................................................................................................... 5
2.2 Vai trò của nền kinh tế phi nông nghiệp. ............................................................ 5
2.3 Mối liên kết giữa các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp. ..................... 9
2.4 Các yếu tố tác động vào sự tham gia các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp của
hộ……………………………………………………………………………..............12
2.4.1 Yếu tố “đẩy” và “kéo”………………………………………………………….12
2.4.2 Yếu tố bên ngoài, năng lực hộ. ........................................................................ 15
2.4.3 Mô hình kinh tế hộ nông dân với hoạt động phi nông nghiệp .......................... 20



2.5

Đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh của nông hộ nông thôn. ................................. 27

2.6 Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn
Việt Nam..............................................................…………………………………....29
2.7 Tóm tắt khung lý thuyết........................................................................................30
CHƯƠNG III........................................................................................................... 32
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU ..................................................... 32
3.1 Khung phân tích................................................................................................32
3.2 Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................... 33
3.3 Mô hình nghiên cứu: ......................................................................................... 33
3.4 Các biến trong mô hình .................................................................................... 35
CHƯƠNG IV .......................................................................................................... 40
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM .......................................................... 40
4.1 Tổng quan về đầu tư phi nông nghiệp của hộ gia đình nông thôn Việt Nam. ..... 40
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào hoạt động phi nông nghiệp của hộ
nông thôn Việt Nam ................................................................................................ 48
CHƯƠNG V............................................................................................................57
KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ ......................................................................................57
5.1 Kết luận. ............................................................................................................ 57
5.2 Kiến nghị. ..........................................................................................................57
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo..............................................60
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1: Yếu tố “đẩy” và “kéo” .......................................................................... 14

Bảng 2. 2 :Các Biến: .............................................................................................. 19
Bảng 3. 1: mô tả biến dự kiến: ............................................................................... 38
Bảng 4. 1: Số liệu hộ đầu tư vào kinh doanh phi nông nghiệp. ............................... 41
Bảng 4. 2:Vốn đầu tư trung bình của hộ vào kinh doanh phi nông nghiệp ............. 44
Bảng 4. 3:Thống kê giá trị trung bình của các biến số. ........................................... 45
Bảng 4. 4: Kết quả ước lượng mô hình logit về xác suất tham gia đầu tư phi
nông nghiệp của hộ gia đình nông thôn Việt Nam 2012. ................................. .......46
Bảng 4. 5 so sánh giữa hộ có thành viên trong nước gửi tiền về và hộ có thành viên
ở nước ngoài gửi tiền về ...................................................................................... ..54

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2. 1 mối quan hệ sản xuất và tiêu dùng giữa hai khu vực nông nghiệp và phi
nông nghiệp. .......................................................................................................... 10
Hình 2. 2 Phân bổ thời gian của hộ nông dân với hoạt động phi nông nghiệp ....... 24
Hình 2. 3 Phân bổ thời gian của hộ nông dân không có hoạt động phi nông nghiệp25
Hình 2. 4 Nhân tố quyết định của hoạt động phi nông nghiệp ............................... 27
Hình 2. 5: Phân loại các nguồn thu nhập tiềm năng của hộ gia đình. ...................... 28
Hình 3.1 :Khung phân tích ..................................................................................... 37
Hình 4. 1 :Tỷ lệ đầu tư vào các ngành nghề của hộ. (ĐVT :%) .............................. 41
Hình 4. 2: Tỷ lệ đăng ký giấy phép kinh doanh của hộ đầu tư phi nông nghiệp
(ĐVT: %). ............................................................................................................. 42
Hình 4. 3 Vốn đầu tư trung bình của hộ gia đình vào các lĩnh vực trong giai đoạn
2008-2012. ĐVT : 1.000 đồng..................................................................................47


-1-

Tóm tắt
Nghiên cứu này sử dụng bộ dữ liệu Điều tra mức sống hộ gia đình của Việt Nam
năm 2012 nhằm mục đích phát hiện ra các yếu tố ảnh hưởng vào việc tham gia vào

sản xuất, kinh doanh phi nông, lâm, thủy sản (gọi chung là phi nông nghiệp) ở cấp
hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam và đưa ra một số ý kiến nghị nhằm cải thiện mức
độ tham gia phi nông nghiệp của nông hộ. Tập dữ liệu bao gồm 6.696 hộ gia đình
nông thôn của 8 vùng kinh tế. Sử dụng mô hình logit để phân tích các yếu tố có ảnh
hưởng tới quyết định tham gia vào phi nông nghiệp hay không.
Kết quả cho thấy nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng đóng vai trò quan
trọng trong quyết định tham gia của các hộ gia đình nông thôn vào các hoạt động
phi nông nghiệp tạo ra thu nhập. Tài chính của hộ có ảnh hưởng, tuy nhiên vai trò
đóng góp trong quyết định tham gia và tỷ lệ tham gia phi nông nghiệp của hộ gia
đình không cao. Môi trường kinh doanh ở nông thôn đóng một vai trò quan trọng
trong quyết định tham gia của nông hộ vào các hoạt động phi nông nghiệp.


-2-

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Phát triển các hoạt động phi nông nghiệp để đa dạng hóa các ngành nghề nông thôn
là một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.
Sản xuất phi nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa ngành nghề là một quy luật mà
hầu hết các nước đang phát triển đều trải qua, làm cho nền nông nghiệp nước ta
ngày càng đa dạng với nhiều hình thức khác nhau, không chỉ đơn thuần là độc canh
lúa nước mà sản xuất phi nông nghiệp với nhiều mặt hàng ra đời và phát triển.
Phát triển các hoạt động phi nông nghiệp một mặt thu hút lao động dư thừa và tạo
thu nhập và mặt khác quan trọng hơn, nó là giải pháp có hiệu quả để chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Góp phần thúc đẩy phân công lao động xã hội,
phát triển ngành nghề, thu hút vốn và nguồn lực trong dân. Giúp cho nền kinh tế
nông thôn càng phát triển, vượt qua những khó khăn, nâng cao hiệu quả sản xuất
hướng tới sự phát triển toàn diện của bản thân người nông dân và nâng cao chất

lượng cuộc sống của họ.
Ở nông thôn, lao động vẫn tập trung chủ yếu làm trồng trọt với sản lượng tạo ra
chiếm trên 80% tổng giá trị sản xuất. Cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta không
những lạc hậu, chậm chuyển đổi mà còn diễn ra không đồng đều giữa các vùng và
nhiều địa phương: vùng Đông Nam Bộ, số hộ sản xuất nông nghiệp chiếm 64%,
Tây Bắc 93%, Bắc Trung Bộ 82%, Tây Nguyên trên 91%...Trong cơ cấu thu nhập
bình quân một tháng của thành viên hộ năm 2012 thì các hoạt động nông, lâm, thủy
sản chiếm 31,2%; tỷ trọng của thu nhập từ hoạt động dịch vụ và thương mại chỉ
chiếm 13,5%. Tuy có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông, lâm, thủy sản sang các
ngành khác tuy nhiên sự chuyển đổi này diễn ra khá chậm. Nếu xét trong cơ cấu thu
nhập bình quân một tháng của thành viên hộ gia đình nông thôn thì tỷ lệ thu nhập từ
nông, lâm, thủy sản giảm từ 39,4% trong năm 2008 xuống còn 31,8% trong năm


-3-

2012; còn tỷ lệ thu nhập từ thương nghiệp và dịch vụ tăng rất ít từ 12,1% (2008) lên
13,5% (2012). Tỷ lệ nông hộ có tham gia hoạt động phi nông, lâm, thủy sản trong
năm 2008 là 31,5% giảm xuống còn 27,6% trong 2012 (Tổng Cục Thống Kê, năm
2012). Có thể thấy tham gia, phát triển sản xuất, kinh doanh phi nông, lâm thủy sản
chưa được chú trọng nhiều ở nông thôn.
Thách thức lớn nhất đối với sự phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của nước ta
hiện nay là việc chuyển lao động ra khỏi nông nghiệp để tăng năng suất lao động và
tăng thu nhập của nông dân. Không thể chỉ đợi cho công nghiệp hiện đại ở đô thị và
ở các khu công nghiệp thu hút lao động, hay trông đợi vào việc di dân hay xuất
khẩu lao động. Cần phải phát động một phong trào phát triển khu vực phi nông
nghiệp ở nông thôn để tạo việc làm và mở ra những nguồn thu nhập mới cho nông
hộ. Đó chính là lý do tôi thực hiện nghiên cứu vấn đề “ Các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định tham gia hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp của hộ gia đình ở nông
thôn Việt Nam 2012”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
-

Tìm hiểu các nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động kinh
doanh phi nông nghiệp của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam 2012.

-

Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp thúc đẩy tham gia kinh doanh phi
nông nghiệp trong khu vực nông thôn để có thể nâng cao chất lượng đời sống
ở nông thôn.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu
� Các nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào hoạt động kinh
doanh phi nông nghiệp của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam 2012?
� Tận dụng các yếu tố đó như thế nào để thúc đẩy tham gia kinh doanh phi
nông nghiệp của hộ gia đình nông thôn Việt Nam?


-4-

1.4 Phạm vi nghiên cứu.
Bài nghiên cứu dựa trên bộ dữ liệu điều tra mức sống của hộ gia đình năm 2012.
Trong đó dữ liệu nghiên cứu chính là 6.696 hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam trong
năm 2012.
1.5 Đối tượng nghiên cứu.
Bài nghiên cứu tập trung làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào
hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam 2012.
Trong đó đối tượng nghiên cứu chính là các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam và
các nhân tố tác động đến các quyết định tham gia kinh doanh phi nông nghiệp của

họ.
Đối tượng khảo sát là các hộ gia đình nông thôn được khảo sát trong cuộc điều tra
mức sống của hộ gia đình Việt Nam năm 2012. Các hộ gia đình này sẽ được chia
làm 2 nhóm chính dựa vào thu nhập từ hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp được
điều tra trong bộ dữ liệu VHLSS 2012.

- Nhóm 1: các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam có tham gia vào hoạt
động kinh doanh phi nông nghiệp.

- Nhóm 2: các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam không tham gia vào
hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp.
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.

- Hiểu rõ những đặc điểm của nông hộ có tác động đến quyết định đến việc
tham gia kinh doanh phi nông nghiệp ở Việt Nam và lượng hóa những yếu tố
đó.

- Gợi ý chính sách phù hợp để góp phần thúc đẩy tham gia kinh doanh phi
nông nghiệp ở nông thôn Việt Nam.


-5-

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1 Định nghĩa.
Nền kinh tế phi nông nghiệp nông thôn : có thể được định nghĩa là bao gồm tất
cả các hoạt động phi nông nghiệp tạo ra thu nhập cho hộ gia đình nông thôn (bao
gồm cả thu nhập bằng hiện vật và tiền), thông qua việc tiến hành hoặc tự làm chủ
hoạt động phi nông nghiệp đó. Theo định nghĩa này kinh tế phi nông nghiệp nông

thôn thường được định nghĩa như bao gồm tất cả các hoạt động kinh tế trong khu
vực nông thôn, ngoại trừ nông nghiệp, chăn nuôi, săn bắn và câu cá (Lanjouw và
Lanjouw,1997). Có nghĩa là tất cả thu nhập và hoạt động kinh tế, được tiến hành
hoặc tự làm chủ, được đặt tại khu vực nông thôn nhưng không thuộc nông nghiệp.
Đó có thể là chế biến nông sản, thành lập một doanh nghiệp nhỏ...
Thực tế, trong một số trường hợp, các nhà nghiên cứu và quản lý phân chia các
hoạt động vào các khu vực một cách không thống nhất. Các hoạt động được làm tại nhà
với các đầu vào là các loại cây trồng, vật nuôi và được làm ở quy mô nhỏ sử dụng lao
động nông nhàn là chính đôi khi được xem là hoạt động nông nghiệp. Ví dụ, một số
người thường xếp họat động chế biến nông sản quy mô hộ gia đình là họat động nông
nghiệp. Một số người đưa cả vị trí hoặc quy mô của sản xuất vào phân loại theo ngành.
Các hoạt động này có liên quan mật thiết đến nông nghiệp nhưng về bản chất chúng lại
không phải là các hoạt động nông nghiệp. Ngược lại, cũng có một số người lại xếp lao
động làm thuê trong nông nghiệp (ví dụ làm ruộng thuê cho người khác) là họat động
phi nông nghiệp. Cách phân loại như vậy không phản ánh đúng bản chất của tên gọi.
Khái niệm họat động phi nông nghiệp trong nghiên cứu này là toàn bộ các họat động
không liên quan trực tiếp đến sản xuất cây trồng và vật nuôi. Nó bao gồm cả các họat
động chế biến nông sản tại nhà, hoạt động sản xuất kinh doanh không liên quan đến
nông nghiệp và không tính đến hoạt động làm thuê, làm công ăn lương.


-6-

2.2 Vai trò của nền kinh tế phi nông nghiệp.
Trong một số hoàn cảnh, các hoạt động phi nông nghiệp nông thôn là nguồn quan
trọng của tăng trưởng kinh tế địa phương (ví dụ như du lịch, khai thác mỏ, chế biến
gỗ .v.v..). Kinh tế phi nông nghiệp nông thôn là rất quan trọng cho nền kinh tế nông
thôn vì mối liên kết sản xuất và ảnh hưởng việc làm, không những cung cấp thu
nhập cho các hộ gia đình nông thôn mà còn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập
hộ gia đình. Thường tỷ lệ này đặc biệt cao đối với người nghèo nông thôn. Một số

nghiên cứu cho rằng đóng góp của các hoạt động phi nông nghiệp nông thôn ngày
càng trở nên quan trọng đối với an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo ở nông
thôn.
Kinh tế phi nông nghiệp nông thôn có thể:
� Hấp thụ lao động nông thôn dư thừa .
� Trợ giúp hộ gia đình nông thôn dựa trên hạn chế rủi ro lây lan
� Cung cấp các hoạt động có lợi hơn để bổ xung hoặc thay thế thu nhập nông
nghiệp
� Cung cấp một phương tiện cho người nghèo ở nông thôn để đối phó với rủi
ro.
� Khai thác lợi thế so sánh nông thôn (tài nguyên, địa điểm, chi phí lao động...)
� Nâng cao chất lượng cuộc sống, hàng hóa và dịch vụ ở nông thôn.
a. Vai trò của phi nông nghiệp đối với lao động, thu nhập.
Lĩnh vực nông nghiệp là xương sống của nền kinh tế cung cấp thực phẩm, lực lượng
lao động cho các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ. Nhưng năng suất sản xuất
nông nghiệp nói chung là thấp ở các nền kinh tế kém phát triển do sự thiếu hiệu quả
trong sản xuất và trao đổi. Trong khi đó, có rất ít cơ hội việc làm ở vùng nông thôn,
tình trạng thiếu lao động có thể phát sinh trong mùa cao điểm, tuy nhiên ngoài thời
gian mùa vụ, lao động thường tìm đến các thành phố để tìm việc làm. Nông dân ở
các nước đang phát triển thường xuyên phải đối mặt với khó khăn tài chính do sản
xuất nông nghiệp không ổn định hoặc giá cả bấp bênh. Các hoạt động phi nông


-7-

nghiệp ở nông thôn dường như cung cấp một giải pháp đầy hứa hẹn để giải quyết
những vấn đề này bằng cách tạo ra cơ hội việc làm địa phương và tạo ra các nguồn
thu nhập mới cho người dân. Bằng chứng là các hoạt động phi nông nghiệp phong
phú đã đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở nông thôn
(Lanjouw, 2001; De Janvry et al., 2005; Démurger, 2010). Nghiên cứu của De

Janvry et al. (2005) về vai trò của phi nông nghiệp trong giảm đói nghèo ở Trung
Quốc, sử dụng mô hình log tuyến tính cho thấy thu nhập bình quân của hộ gia đình
tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp cao hơn hơn so với các hộ gia đình chỉ
tham gia vào các hoạt động nông nghiệp. Các hoạt động phi nông nghiệp không chỉ
hấp thụ một số lượng lớn lao động nông thôn dư thừa, mà còn cải thiện đáng kể các
tiêu chuẩn nông thôn (De Démurger, 2010; Janvry et al., 2005).
Các hoạt động phi nông nghiệp có thể ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp thông
qua cả thị trường lao động và thị trường vốn. Sự lưu chuyển của lao động từ nông
nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp có thể có hoặc có thể không ảnh hưởng
đến sản lượng nông nghiệp, điều này tùy thuộc vào mức độ thặng dư lao động và
mức độ hoàn thiện của thị trường lao động nông thôn (Bardhan and Udry, 1999).
Trong trường hợp thị trường không dư thừa lao động, thì việc rút lao động có thể
dẫn đến năng suất và sản lượng nông nghiệp giảm (Leones and Feldman, 1998).
Nếu thị trường lao động hoạt động tốt, lao động làm thuê có thể thay thế cho lao
động gia đình bị mất mà không ảnh hưởng đầu ra. Các nghiên cứu cho rằng tăng thu
nhập phi nông nghiệp có thể làm giảm hạn chế tài chính hộ gia đình ở nông thôn và
tăng cường tham gia công nghệ canh tác mới (Stark and Bloom, 1985).
Các hoạt động phi nông nghiệp đã trở thành một thành phần quan trọng của chiến
lược sinh kế các hộ gia đình nông thôn. Nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy thu
nhập trong hoạt động phi nông nghiệp ngày càng tăng trong tổng thu nhập của hộ
gia đình (Janvry and Sadoulet, 2001; Haggbladle et al., 2007). Nhiều nghiên cứu
cho thấy trong dài hạn sự phát triển của khu vực phi nông nghiệp nông thôn đóng


-8-

vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm và thu nhập (Henderson, 2000; Chaplin,
2000; Bleahu and Janowski, 2001).
Haggbladle (1998) nghiên cứu về kinh tế phi nông nghiệp nông thôn ở nước đang
phát triển cho thấy thông qua kinh tế phi nông nghiệp nông thôn sẽ làm: tăng tỷ lệ

sở hữu tài sản của người nghèo trong cộng đồng nông thôn, cả về giáo dục và cơ sở
hạ tầng; loại bỏ những hạn chế của thị trường đất đai; cải thiện tiếp cận tín dụng cho
các hoạt động phi nông nghiệp; và những vấn đề bất bình đẳng của khu vực nông
nghiệp và phi nông nghiệp.
b. Hoạt động phi nông nghiệp và an ninh lương thực.
Hoạt động phi nông nghiệp có đóng góp đáng kể trong vấn đề lương thực và an
ninh lương thực. Một hộ gia đình bị thiếu hụt trong thu hoạch do hạn hán, bão lụt
hoặc nguyên nhân khác, thì làm việc phi nông nghiệp sẽ cung cấp một lượng tiền
mặt để lấp đầy thâm hụt thực phẩm. Một nghiên cứu trường hợp từ Burkina Faso
trước và sau năm 1984 do hạn hán là một minh họa điển hình: các hộ gia đình với
đa dạng hóa thu nhập cao hơn có thể mua thức ăn và ít chịu ảnh hưởng nặng nề do
tác động của thời tiết và cũng có xu hướng có thu nhập tổng thể cao hơn so với
những người không có nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp. Hơn nữa, thu nhập phi
nông nghiệp thường là một nguồn tiết kiệm chính mà các hộ nông dân ở các vùng
nghèo sử dụng để mua lương thực trong thời điểm khó khăn (Reardon, 1998).
c. Ảnh hưởng của vấn đề việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp với
vấn đề bất bình đẳng thu nhập.
Các chương trình xúc tiến doanh nghiệp nhỏ được thiết kế để kích thích lĩnh vực
việc làm phi nông nghiệp, sẽ làm giảm sự bất bình đẳng thu nhập ở nông thôn và
kết quả là bất bình đẳng xã hội và căng thẳng chính trị được giảm bớt. Việc này
thường được trình bày như một giả thuyết cho rằng các hoạt động phi nông nghiệp
làm giảm sự bất bình đẳng trong tổng thu nhập trong “ làng” và do đó có một “ cân
bằng” có hiệu lực. Tuy nhiên, khả năng thu nhập được tạo ra bởi các hoạt động này


-9-

có thể được phân phối không đồng đều thậm chí ưu ái nhiều hơn cho những người
giàu và có thể làm trầm trọng thêm bất cân đối thu nhập, mặc dù mức thu nhập ngày
càng tăng trong tất cả các tầng lớp dân cư. Nói cách khác, đối với một hộ gia đình

nhất định, với một mức thu nhập nông nghiệp, một sự tăng thu nhập phi nông
nghiệp rõ ràng làm tăng tổng thu nhập, làm phong phú thêm thu nhập bằng cách đền
bù sự giảm đi trong sản xuất nông nghiệp.
Hoạt động phi nông nghiệp không nhất thiết phải cải thiện phân phối thu nhập ở
nông thôn. Nghiên cứu thực nghiệm từ châu Á và châu Mỹ La tinh cho thấy các hộ
gia đình nghèo dựa vào thu nhập nông nghiệp và các hộ gia đình có thu nhập cao
tương đối có tham gia việc làm hay tự kinh doanh phi nông nghiệp (Reardon, 1998;
Lanjouw, 2001).
2.3 Mối liên kết giữa các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Các khái niệm về liên kết phi nông nghiệp thường được sử dụng để mô tả mối quan
hệ giữa các khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Các lĩnh vực này có thể được
liên kết trực tiếp thông qua liên kết sản xuất, trong trường hợp này xảy ra liên kết
hoặc "hướng lên thượng nguồn" hay "hướng về hạ nguồn". Khi tăng trưởng trong
khu vực nông nghiệp tạo ra các ngành phi nông nghiệp để tăng cường hoạt động của
mình, bằng cách tham gia vào năng suất hoặc năng lực bổ xung để cung cấp đầu
vào và dịch vụ, đây là mối liên kết “hướng lên thượng nguồn”.
Mối liên kết hướng về hạ nguồn (và thường được gọi là hoạt động giá trị gia tăng)
trong trường hợp khu vực phi nông nghiệp được tham gia vào khả năng cung cấp
các dịch vụ chế biến nông sản và phân phối, sử dụng sản phẩm nông nghiệp như
đầu vào.
Nhóm liên kết sản xuất thể hiện mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau về đầu vào và cả
đầu ra của cả hai khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp Người nông dân cần các
sản phẩm của ngành công nghiệp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của mình như
cày, cuốc, các dịch vụ cung cấp, phân bón, thuốc trừ sâu... và nhu cầu của người


-10-

nông dân cho việc chế biến sản phẩm như xay, quay, đóng gói và bán các sản phẩm
nông nghiệp. Ngược lại, khu vực sản xuất phi nông nghiệp cũng cần đầu vào là sản

phẩm của nông nghiệp cũng như sử dụng đầu ra cho sản xuất nông nghiệp. Nhóm
liên kết thứ hai chỉ mối liên hệ về tiêu dùng, trong đó người nông dân mua sản
phẩm của khu vực sản xuất phi nông nghiệp phục vụ cho sinh họat của họ và ngược
lại người sản xuất phi nông nghiệp mua lương thực thực phẩm từ nông dân. Chú ý
là trong sơ đồ này đã đơn giản hóa quan hệ sản xuất, người nông dân chỉ là người
sản xuất các sản phẩm nông nghiệp và tương tự như vậy người sản xuất phi nông
nghiệp chỉ sản xuất các sản phẩm phi nông nghiệp, mặc dù trong thực tế có sự giao
thoa, đa dạng hóa sản xuất của cả hai khu vực.
Hình 2. 1 mối quan hệ sản xuất và tiêu dùng giữa hai khu vực nông nghiệp và phi
nông nghiệp.

Nguồn: Lê Xuân Bá và cộng sự (2006)
Do đó, lợi nhuận và thị trường đầu ra cho các sản phẩm được xác định bằng thu
nhập địa phương (cung cấp và phân phối) và thị hiếu. Hộ gia đình, người nghèo, có
nhiều khả năng để chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ địa phương trong ngành phi
nông nghiệp, trong khi các hộ gia đình giàu có hơn sẽ có xu hướng chi tiêu vào các
mặt hàng có giá trị cao hơn, hoặc hàng hóa nhập khẩu . Ý nghĩa của việc này là việc
thay đổi kỹ thuật trong nông nghiệp mang lại lợi ích cho người sản xuất nhỏ sẽ có


-11-

một tác động lớn đến nền kinh tế địa phương thông qua các mối liên kết với các hộ
gia đình nghèo và hộ có thu nhập trung bình hơn thông qua những hộ gia đình giàu
(Reardon, 1998).
Một nhóm quan hệ khác cũng rất đáng quan tâm đó là các liên kết về vốn và lao
động, luồng vốn có thể di chuyển giữa hai khu vực. Tiết kiệm của khu vực nông
nghiệp có thể được tham gia cho phát triển công nghiệp và ngược lại. Năng suất lao
động trong nông nghiệp có thể được tham gia cho phát triển công nghiệp và ngược
lại. Năng suất lao động trong nông nghiệp tăng lên vừa có thể giải phóng lao động,

vừa có thể tăng tỷ lệ lương trong khu vực phi nông nghiệp do mức thu nhập trung
bình của khu vực nông nghiệp được tăng lên, đòi hỏi mức lương của khu vực phi
nông nghiệp cũng phải tăng lên mới thu hút được lao động. Ngược lại, năng suất lao
động tăng lên trong khu vực phi nông nghiệp có thể hạn chế dòng lao động từ nông
nghiệp chuyển sang do cầu về lao động giảm.
Các khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp có thể được liên kết trực tiếp thông
qua liên kết sản xuất, trong đó xảy ra một trong hai phía thượng nguồn, hạ nguồn.
Mặt khác, mối liên kết chi tiêu gián tiếp xảy ra khi thu nhập phát sinh tại một trong
hai lĩnh vực được chi tiêu cho đầu ra của lĩnh vực khác. Mối liên kết sản xuất giữa
phi nông nghiệp với nông nghiệp địa phương diễn ra thông qua việc bán nguyên
liệu đầu vào để mua sản lượng từ khu vực nông nghiệp, với sản lượng nông nghiệp
được sử dụng như một đầu vào cho hoạt động phi nông nghiệp (chẳng hạn như chế
biến nông sản và phân phối). Do đó, các loại hoạt động nông nghiệp địa phương sẽ
đóng vai trò quan trọng trong việc xác định ưu đãi cho các loại hoạt động phi nông
nghiệp, vì đặc điểm này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các sản phẩm và dịch vụ
phi nông nghiệp. Ví dụ, quy mô trang trại trung bình xác định liệu có một thị trường
sinh lời cho máy kéo, hay các công cụ, dụng cụ. Bên cạnh sản lượng nông nghiệp,
thành phần, thời gian và chất lượng đầu ra sản xuất bởi khu vực nông nghiệp địa
phương có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận (và quy mô tối ưu) của các ngành công
nghiệp chế biến nông sản. Các loại công nghệ được sử dụng trong nuôi gia súc ảnh


-12-

hưởng đến sức khỏe và năng suất sữa động vật đó do vậy ảnh hưởng đến lợi nhuận
các hoạt động phi nông nghiệp như sản xuất pho mát và sữa thanh trùng (Reardon,
1998).
Mối quan hệ về chia sẽ rủi ro cũng rất đáng được chú ý. Nhiều nhà nghiên cứu
cho rằng tham gia vào họat động phi nông nghiệp là một hành vi để chia sẻ rủi ro. . Rủi


ro trong sản xuất nông nghiệp có thể được giảm nhẹ bằng cách đa dạng hóa các
danh mục tham gia của các hoạt động (Reardon, 1998). Lý thuyết kinh tế chỉ ra rằng
rủi ro trung tính nông dân sẽ chia cung ứng lao động của họ vào giữa cơ hội nông
nghiệp và phi lao động nông nghiệp. Như vậy mà lợi nhuận cận biên của một giờ
công việc là bằng nhau. Nếu nông dân không thích rủi ro hoặc thích ít rủi ro sẽ chấp
nhận mức lương thấp trong môi trường an toàn hơn, hoặc nói cách khác người nông
dân sẽ sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp hơn trong môi trường ít nguy hiểm
(Mishra et al., 1997). Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là rủi ro trong nông
nghiệp thấp hơn. Do bản chất của họat động nông nghiệp phụ thuộc vào thời tiết vì
vậy thường chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro và người nông dân thường đa dạng hóa họat
động của mình không đơn giản chỉ vì năng suất lao động phi nông nghiệp cao hơn mà
còn là đỡ rủi ro hơn. Việc chia sẻ rủi ro giữa hai khu vực được xem là một lý do quan
trọng thúc đẩy sự tham gia các hoạt động phi nông nghiệp của người nông dân. Mặc dù
vậy, cũng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chia sẻ rủi ro không phải là nguyên nhân chính
mặc dù nó thường được nhắc đến khi xem xét yếu tố xác định đến sự đa dạng hóa thu
nhập của người nông dân, chính họat động phi nông nghiệp cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi
ro.Có nhiều trường hợp rủi ro trong nông nghiệp thấp hơn, độc lập hay tỷ lệ nghịch

với rủi ro phi nông nghiệp (Davis and Pearce, 2000).
2.4 Các yếu tố tác động vào sự tham gia các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp
của hộ.
2.4.1 Yếu tố “đẩy” và “kéo”
Sơ đồ liên kết hai khu vực ở trên, về mặt bản chất có thể cho phép đưa ra các yếu
tố tác động đến dòng chuyển dịch lao động giữa hai khu vực này. Sự thay đổi của các
yếu tố bao hàm trong sơ đồ cũng như sự thay đổi về mức độ liên kết giữa chúng đều có


-13-

thể dẫn việc chuyển dịch lao động giữa hai khu vực. Ví dụ, sự phát triển của khu vực

phi nông nghiệp sẽ làm gia tăng nhu cầu lao động cho khu vực này. Năng suất lao động
tăng cao trong khu vực phi nông nghiệp sẽ tăng mức hấp dẫn về mặt thu nhập đối với
lao động nông nghiệp chuyển sang nhưng cũng có thể làm hạn chế lao động di chuyển
do nhu cầu lao động phi nông nghiệp ít đi (giả sử rằng nhu cầu sử dụng sản phẩm phi
nông nghiệp là không đổi họăc thay đổi chậm hơn với tốc độ thay đổi của năng suất).
Các hạn chế trong khu vực sản xuất nông nghiệp (đất đai, năng suất cây trồng vật
nuôi…) sẽ làm cho lao động nông nghiệp dư thừa và có nhu cầu chuyển dịch sang khu
vực khác. Tuy nhiên điều dễ nhận thấy trong sơ đồ trên là sự quan hệ giữa bản thân các
yếu tố với nhau, yếu tố này phụ thuộc vào yếu tố kia. Mặt khác mô hình này cũng
không giải thích được lý do tại sao nguời nông dân lại chọn đa dạng hóa sang họat
động phi nông nghiệp ở nông thôn mà không phải là di cư ra thành thị hoặc đa dạng
hóa họat động nông nghiệp.

Một số nghiên cứu đưa ra mô hình khác về các yếu tố tác động tới việc tham gia vào
hoạt động phi nông nghiệp của hộ. Mô hình này cho rằng hộ gia đình quyết định
tham gia vào họat động phi nông nghiệp là do hai nhóm yếu tố khác nhau “kéo” và
“đẩy” lao động vào họat động phi nông nghiệp (Ellis, 2000; Barrett et al., 2001;
Haggblade et al., 2002; Davis, 2003; Bezemer and Davis, 2003). Đầu tiên, yếu tố
“đẩy” là yếu tố tiêu cực gây ra sự thay đổi lớn trong thu nhập của người nông dân,
ví dụ như điều kiện thời tiết, biến động lượng mưa, thay đổi trong chính sách và
những yếu kém trong thị trường tín dụng/bảo hiểm.... Do đó, các hộ gia đình có thể
phân tán rủi ro trên nhiều hoạt động tạo thu nhập. Thứ hai, các yếu tố "kéo" là các
yếu tố tích cực, mang tính đặc trưng về hoàn cảnh hay tình huống mà trong đó các
hộ gia đình cố gắng tìm kiếm và tận dụng lợi ích để có cơ hội đạt được thu nhập cao
hơn (Barrette et al., 2001; Barrett et al., 2001). Mặc dù hai nhóm yếu tố được phân
biệt riêng biệt, trong thực tế, có mối quan hệ đáng kể giữa các yếu tố này. Đa dạng
hóa thu nhập có thể được sử dụng như chiến lược sinh kế để giảm thiểu rủi ro hơn là
mở rộng và tích lũy thu nhập ở các nước đang phát triển (Barrett et al., 2001). Nói
cách khác, đa dạng hóa thu nhập bị ảnh hưởng bởi yếu tố “đẩy” chứ không phải là
yếu tố “kéo”. Nhưng ngay cả có sự hấp dẫn trong chuyển đổi ngành thì vẫn có rất



-14-

nhiều rào cản đáng kể xuất hiện. Ví dụ, thu nhập phi nông nghiệp được tìm thấy có
liên quan tích cực với thu nhập, giáo dục, tiếp cận thị trường tín dụng, điều kiện cơ
sở hạ tầng và giới tính (Barrett et al., 2001; Lanjouw, 2001).
Reardon et al (1998) cho thấy rằng khi lợi nhuận phi nông nghiệp tương đối cao so
với nông nghiệp, yếu tố “kéo” đóng vai trò quan trong hơn trong quyết định tham
gia. Ngược lại, khi sản lượng nông nghiệp kém, thị trường đầu vào có biến động
xấu, sâu bệnh... yếu tố “đẩy” lại có tác động mạnh hơn trong quyết định tham gia.
Hơn nữa, đặc điểm khí hậu nông nghiệp của khu vực (có lợi hay bất lợi, biến đổi
nhiều hoặc ít sẽ ảnh hưởng đến động cơ đa dạng hóa thu nhập của nông hộ vào hoạt
động phi nông nghiệp. Hộ gia đình trong một nền nông nghiệp có nguy cơ cao sẽ
được có nhiều yếu tố “đẩy” để tham gia đa dạng hóa vào các hoạt động sản xuất
kinh doanh. Ngược lại, các hộ gia đình trong khu vực nông nghiệp ít rủi ro có thể
tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu do lợi nhận cao hơn.
Bảng 2. 1: Yếu tố “đẩy” và “kéo”
Yếu tố “ đẩy”
-Tăng dân số.

Yếu tố “kéo”
-Lợi suất lao động trong kinh doanh

-Khan hiếm đất đai và khó tiếp cận phi nông nghiệp cao.
nguồn đất đai màu mỡ cho sản xuất nông -Lợi suất tham gia trong kinh doanh
nghiệp.

phi nông nghiệp cao.


-Năng suất nông nghiệp giảm sút .

-Rủi ro kinh doanh phi nông nghiệp

-Thiếu tiếp cận với thị trường đầu vào thấp hơn so với hoạt động nông nghiệp.
nông nghiệp.

- Cung cấp tiền mặt để đáp ứng nhu

-Sản phẩm nông nghiệp bị từ chối trên cầu của các hộ gia đình.
thị trường hoặc sức tiêu thụ thấp.

-Các cơ hội kinh tế, thường gắn liền

-Không có đủ nguồn lực tài nguyên thiên với lợi thế xã hội, các cơ hội này có
nhiên cho sản xuất nông nghiệp.

thể tìm thấy tại các trung tâm đô thị và

-Xảy ra các sự kiện tạm thời và các cú bên ngoài của khu vực hoặc quốc gia.


-15-

sốc bất lợi: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh ....
-Không có hoặc thiếu tiếp cận với thị
trường tài chính nông thôn.
Nguồn: Davis and Pearce (2000)
Quan hệ “kéo” và “đẩy” đưa ra một khung phân tích tương đối toàn diện cho việc
xác định sự tham gia của hộ nông dân vào các hoạt động phi nông nghiệp. Tuy nhiên

công cụ này chỉ phân tích cung lao động của hộ. Về mặt thực tiễn, hai hộ gia đình có
các điều kiện giống nhau nhưng ở hai vùng địa lý khác nhau có thể có các phản ứng
khác nhau. Nói cách khác, các đặc điểm của vùng cũng ảnh hưởng đến sự tham gia
hoạt động phi nông nghiệp của hộ nông dân. Thêm vào đó còn có những yếu tố của
chính bản thân người lao động. Điều này giải thích tạo sao hai người có cùng điều kiện
như nhau nhưng lại chọn cách phản ứng khác nhau khi tham gia vào họat động phi
nông nghiệp.
2.4.2 Yếu tố bên ngoài, năng lực hộ.

Reardon (trích bởi FAO, 1998) xây dựng một khuôn khổ định tính về các nhân
tố ảnh hưởng tới hành vi tham gia của hộ gia đình trong lĩnh vực phi nông
nghiệp. Theo nhóm nghiên cứu, thì hành vi tham gia phụ thuộc trực tiếp vào hai
nhóm nhân tố chính. Quyết định của các hộ gia đình nông thôn liên quan đến các
hình thức và mức độ tham gia của họ trong hoạt động sản xuất phi nông nghiệp
(hoặc doanh nghiệp bắt đầu hoặc gia nhập thị trường lao động tiền lương) :
� Yếu tố bên ngoài: Các ưu đãi được nhận, chẳng hạn như lợi nhuận tương đối
và tránh các rủi ro trong nông nghiệp.
� Yếu tố bên trong: Năng lực của hộ (được xác định bằng cách giáo dục, thu
nhập , tài sản và tiếp cận tín dụng , vv)
Yếu tố bên ngoài
Cơ sở hạ tầng nông thôn có tác dụng quan trọng trong hoạt động thu nhập phi nông
nghiệp nông thôn. Các cơ sở hạ tầng (đường giao thông, thông tin liên lạc, mức độ
di chuyển dễ dàng...) được xem là một yếu tố quan trọng quyết định tham gia của hộ


-16-

gia đình. Cơ sở hạ tầng thể chế và vật lý có thể sẽ giảm chi phí thu thập thông tin,
chi phí vận chuyển, giao dịch, có thể nâng cao lợi nhuận tiềm năng và khả năng
tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp (Barrett et al., 2001; Lanjouw and

Feder, 2001; Davis, 2003; Reardon et al., 2007). Đồng thời, cải thiện đường giao
thông và tiếp cận thông tin dễ dàng có thể dẫn đến thu nhập nông nghiệp cao hơn và
có thể làm cho canh tác hấp dẫn hơn và giảm hoạt động phi nông nghiệp (Reardon
et al., 2007). Phần thu nhập phi nông nghiệp thường cao hơn trong khu vực điện khí
tốt, bởi vì điều này làm giảm chi phí năng lượng cho các hoạt động phi nông nghiệp
(Reardon, 1997; Escobal, 2001; Lanjouw and Lanjouw, 2001). Sự phát triển của
mạng lưới đường bộ có tác dụng hỗn hợp. Cải thiện đường làm giảm chi phí của
hàng hoá địa phương và hàng hoá nhập khẩu được thực hiện trong khu vực nông
thôn, do đó đe dọa các doanh nghiệp địa phương (Haggblade et al., 2002). Mặt khác,
cải thiện đường giao thông tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hoá địa phương để mở
rộng thị trường trong và ngoài nước.
Mật độ của mạng lưới đường bộ là một khía cạnh quan trọng của kinh tế phi nông
nghiệp và tăng trưởng kinh tế (Lanjouw et al., 2001). Jalan và Ravaillon (1998) thấy
rằng mật độ đường là một trong những yếu tố quyết định khả năng thoát khỏi đói
nghèo ở nông thôn Trung Quốc. Komives et al (1999) thấy rằng có một sự phân
chia trong việc tiếp cận các nhu cầu cơ sở hộ gia đình (điện, nước, thoát nước, và
dịch vụ điện thoại) giữa các hộ gia đình thành thị và nông thôn, trừ Đông Châu Âu
và Trung Á. Phát triển nông thôn thường phụ thuộc vào liên kết với các khu vực đô
thị, thông qua việc mua bán hàng hóa giữa nhà sản xuất - tiêu dùng hay thông qua
việc đi lại hoặc thông qua việc tiếp thị các sản phẩm nông thôn ở các thị trấn. Thị
trấn nông thôn cũng rất quan trọng vì những lý do sau đây: cung cấp dịch vụ công
cộng, thông tin, dịch vụ tín dụng.v.v..Ngoài ra, thị trấn nông thôn có thể hoạt động
như cửa khẩu hướng tới thị trường quốc gia hay toàn cầu cho sản xuất nông thôn
(Komives et al, 1999).


-17-

Mức tham gia khu vực tư nhân và phát triển doanh nghiệp trong khu vực nông thôn
có thể được tạo điều kiện hoặc bị cản trở bởi môi trường kinh doanh, tùy thuộc vào

các tác động sau khi tham gia: rủi ro, rào cản gia nhập, sản xuất , chi phí tiếp thị ...
Khía cạnh quan trọng của môi trường kinh doanh bao gồm tình hình kinh tế vĩ mô,
mức độ nhất quán và ổn định của chính sáchchế độ thuế gián tiếp và trực tiếp, quy
định tham gia và cấp giấy phép, mức độ quan liêu, luật lao động, mức độ tham
nhũng, an ninh, tình hình hiệu quả của hệ thống tư pháp, tình trạng cơ sở hạ tầng
kinh tế, tính sẵn sàng và chất lượng của dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (Davis, 2003).
Đối với nông thôn các doanh nghiệp không nhất thiết phải phụ thuộc vào sức mua
của cộng đồng nông thôn tại nơi sản xuất. Tuy nhiên, họ sẽ dựa trên nguồn lực cụ
thể của khu vực nông thôn trong các hình thức lao động giá rẻ, nhà ở giá rẻ, tiện
nghi nông thôn và tìm cách nắm bắt tham gia và chi tiêu từ bên ngoài khu vực
(Jehle, 1998).
Yếu tố năng lực của hộ.
Yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng tham gia vào các kinh doanh phi nông nghiệp
bao gồm các yếu tố nhân khẩu học của hộ gia đình; giáo dục và kỹ năng; tiếp cận tài
chính; và vốn xã hội.
Các yếu tố nhân khẩu học.
Ở cấp vi mô, nguồn nhân lực bao gồm chất lượng lao động (giáo dục,
kinh nghiệm, sức khỏe) (Carney et al., 1999; Ellis, 2000) và số lượng (Reardon et
al., 2007). Chất lượng thường được thể hiện qua giáo dục. Giáo dục ở đây không có
nghĩa là biết đọc, biết viết mà còn đề cập đến kỹ năng quan trọng trong phần lớn các
hoạt động kinh tế phi nông nghiệp. Hơn nữa, giáo dục còn đề cập tới những lợi ích
vô hình như khả năng tương tác trong xã hội, hoặc hình thành liên kết xã hội tại
trường trung học và trường cao đẳng đào tạo hay môi trường sống để phục vụ trong
kinh doanh. Ngoài ra còn liên quan đến việc tiếp thu những kỹ năng cần thiết cho
hoạt động phi nông nghiệp. Nghiên cứu cho thấy cha mẹ ở thành phố Mexico thấy


-18-

giáo dục trung học là không cần thiết, so với các kỹ năng trồng trọt, lái xe và đàm

phán với các thương gia (Wiggins et al., 1999).
Cả về chất lượng và số lượng lao động cần thiết để đáp ứng các yêu cầu tối thiểu
của bất kỳ quá trình sản xuất và do đó sẽ đóng một vai trò trong xác định đa dạng
hóa thu nhập. Thông thường, các hộ gia đình nông thôn có nhiều lao động có xu
hướng tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp cao hơn (Reardon, 1997; Ellis,
1998).
Vai trò của giới tính cho phép hoặc hạn chế việc tham gia vào hoạt động kinh tế và
vai trò này cũng thay đổi từ nước này sang nước khác. Ở nông thôn Uganda phụ nữ
tham gia tích cực hơn trong nuôi trồng hơn nam giới, sau đó tham gia nhiều hơn vào
các hoạt động phi nông nghiệp (Canagarajah et al., 2001). Ở Ấn Độ, việc làm phi
nông nghiệp nông thôn trong những thập kỷ qua đã mở rộng nhanh chóng hơn cho
nam giới, và gần đây đã có một sự suy giảm chung trong tỷ lệ phụ nữ tham gia
(Coppard, 2001) trong các hoạt động sửa chữa và vận chuyển..., hầu như chỉ có nam
giới tham gia. Nói chung, cả nam giới và phụ nữ làm việc trong ngành nông nghiệp,
nhưng sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực phi nông nghiệp thấp hơn so với
những nam giới (Coppard, 2001).
Vốn xã hội
Vốn xã hội đề cập đến mạng lưới bạn bè và đối tác kinh doanh mà trong đó có sự
chia sẻ một số mức độ tin tưởng lẫn nhau. Trong lĩnh vực nông nghiệp, vốn xã hội
là đặc biệt quan trọng đối với thương nhân kinh doanh trong những lĩnh vực hàng
hóa dễ hư hỏng và những người tham gia vào thương mại đường dài. Vốn xã hội ở
cấp độ cá nhân là mức độ tương tác với những người khác trong mạng xã hội, có thể
cho phép các doanh nghiệp giảm chi phí giao dịch và thông tin (Fafchamps and
Minten, 1998). Vốn xã hội có thể tiếp cận thông tin thị trường, thông tin người mua,
người lao động và cơ hội kinh doanh, các khoản vay chính thức và không chính
thức, rút tiền mặt, đầu vào tín dụng, kỹ năng, tài nguyên chia sẻ cho sản xuất và tiếp


-19-


thị, và các cơ hội di cư. Fafchamps và Minten (1998) cho thấy vốn xã hội có tác
động tích cực đến doanh số bán hàng của thương nhân và lợi nhuận. Rất ít nghiên
cứu đo lường định lượng tác động của vốn xã hội vào mức thu nhập và đa dạng hóa
của gia đình (Davis, 2003; Reardonet al, 2007). Thay vào đó, đo lường bằng chất
lượng biến, chẳng hạn như thành viên trong các tổ chức và " kết nối" được sử dụng
để xác định tác động của vốn xã hội đến đa dạng hóa (Reardon et al , 2007).
Vốn tài chính
Trở ngại thường gặp nhất để tham gia và kinh doanh là không thể tiếp cận nguồn
vốn; Do thiếu tiếp cận với tín dụng chính thức, nguồn kinh phí thường là từ các
khoản tiết kiệm và tài sản của hộ gia đình. Về vấn đề này, các nghiên cứu Uganda,
Tanzania lưu ý rằng hộ gia đình có tài sản có thể tìm cách để chuyển đổi thành tài
sản khác để tham gia (Ellis et al., 1998; Ellis et al, 2000). Sáng kiến từ các tổ chức
phi chính phủ và chính phủ để thúc đẩy tài chính vi mô trong một số trường hợp đã
giúp hộ gia đình tiếp cận tốt hơn, nhưng vẫn chưa đầy đủ và thường vẫn không bao
gồm người nghèo. Sự tồn tại của thị trường tín dụng có thể có tác dụng hỗn hợp vào
các hoạt động phi nông nghiệp. Hạn chế trong tiếp cận tín dụng có thể ngăn chặn
nhiều hộ gia đình nông thôn khởi đầu một số loại doanh nghiệp phi nông nghiệp.
Mặt khác, các hoạt động phi nông nghiệp có thể phục vụ như một nguồn thay thế
của tiền mặt khi thị trường tín dụng nông thôn không có hiệu quả (Reardon, 1998)
Sở hữu đất đai
Sở hữu đất đai có thể đóng một vai trò quan trọng trong quyết định đa dạng hóa.
Đầu tiên, một hộ gia đình sở hữu đất đai cao có thể được đánh giá tương quan cao
với thu nhập nông nghiệp và cũng liên quan đến khả năng cấp tiếp cận tín dụng. Sở
hữu đất đai lớn hơn có thể cho phép một hộ gia đình theo đuổi các hoạt động phi
nông nghiệp thông qua các khoản thu nhập phát sinh từ việc trang trại, thông qua
việc bán đất hoặc thông qua tiếp cận với tín dụng. Đồng thời, hộ gia đình có sở hữu
đất nhỏ hơn và không có đất có thể được đẩy vào phi nông nghiệp các hoạt động do



×