Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM PHÂN TÁN HOẠT ĐỘNG R&D CỦA CÁC MNCs NHẬT VÀO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐH QGHN
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM PHÂN TÁN HOẠT ĐỘNG R&D CỦA CÁC
MNCs NHẬT VÀO VIỆT NAM

Hà Nội, 2016


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài........................................................................ 1

2.

Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ...................................... 3

3.

Mục đích và nhiệm vụ của đề tài .......................................................... 4

4.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài........................................ 4

5.

Những đóng góp mới của đề tài ........................................................... 5

6.

Phương pháp nghiên cứu của đề tài...................................................... 5

7.

Kết cấu đề tài ........................................................................................ 8

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 9
1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án ở trong nước
và quốc tế ...................................................................................................... 9
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu ở quốc tế ......................................... 9
1.1.2 Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam ..................................... 18
1.2. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
nghiên cứu ................................................................................................... 24
CHƯƠNG 2: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG R&D TRONG
CÁC MNCs VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA
CHỌN ĐỊA ĐIỂM PHÂN TÁN HOẠT ĐỘNG R&D CỦA MNCs NHẬT
TẠI VIỆT NAM .............................................................................................. 25
2.1. Những vấn đề lý luận về hoạt động R&D và phân tán hoạt động R&D
của các MNCs ra nước ngoài ...................................................................... 25
2.1.1 Hoạt động nghiên cứu và triển khai R&D ..................................... 25
2.1.1.1. Khái niệm hoạt động nghiên cứu và triển khai R&D ................ 25
2.1.1.2. Phân loại hoạt động R&D của các MNCs ................................. 26



2.1.2 Phân tán hoạt động R&D của các MNCs ra nước ngoài .............. 28
2.1.2.1. Khái niệm ....................................................................................... 28
2.1.2.2. Cách thức tổ chức đơn vị phân tán đầu tư R&D ........................... 29
2.1.2.3. Vai trò của phân tán hoạt động R&D của các MNCs ra nước
ngoài. ....................................................................................................... 30
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phân tán hoạt động R&D của các
MNCs Nhật. ................................................................................................ 31
2.2.1. Lý thuyết về yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm của các
MNCs ....................................................................................................... 31
2.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phân tán hoạt động R&D
của các MNCs Nhật Bản. ........................................................................ 34
2.2.2.1. Nhóm yếu tố về kinh tế và xã hội. .............................................. 35
2.2.2.2. Nhóm yếu tố về thể chế và luật .................................................. 39
2.2.2.3. Nhóm yếu tố về cơ sở hạ tầng .................................................... 45
2.2.2.4. Nhóm yếu tố từ MNCs ................................................................ 47
2.3. Kinh nghiệm của các nước trong việc áp dụng các biện pháp nhằm thu
hút hoạt động R&D của các MNCs ............................................................ 48
2.3.1. Kinh nghiệm nước ngoài ............................................................... 48
2.3.1.1. Áp dụng các biện pháp miễn, giảm thuế cho các MNCs khi đầu
tư vào hoạt động R&D ............................................................................ 48
2.3.1.2. Thúc đẩy môi trường kinh doanh thích hợp ............................... 49
2.3.1.3. Biện pháp hỗ trợ về vốn ............................................................. 51
2.3.2. Bài học từ kinh nghiệm nước ngoài .............................................. 52
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU THỰC TẾ Ở VIỆT NAM ............................... 54
3.1

Hoạt động phân tán R&D của các MNCs Nhật ................................ 54


3. 2

Hoạt động R&D của các MNCs Nhật tại Việt Nam. ..................... 59

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định phân tán hoạt động R&D của
MNCs Nhật tại Việt Nam............................................................................ 64
3.3.1. Nhóm yếu tố về kinh tế và xã hội .................................................. 65


3.3.1.1. Quy mô thị trường ...................................................................... 65
3.3.1.2 Nguồn nhân lực .......................................................................... 66
3.3.1.3. Khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới ..................... 72
3.3.2. Nhóm yếu tố về thể chế và luật ..................................................... 73
3.3.2.1. Sự ổn định về mặt thể chế .......................................................... 73
3.3.2.2. Luật pháp và cơ chế chính sách ................................................. 75
3.3.2.3. Thủ tục hành chính ..................................................................... 77
3.3.2.4. Quyền sở hữu trí tuệ ................................................................... 77
3.3.2.5. Xúc tiến đầu tư trong nước và quốc tế ....................................... 79
3.3.3.

Nhóm yếu tố về cơ sở hạ tầng .................................................. 80

3.3.3.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ................................................................ 80
3.3.3.2. Cơ sở hạ tầng xã hội .................................................................. 86
3.3.4

Nhóm yếu tố từ MNCs .............................................................. 87

3.4. Mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
địa điểm đầu tư R&D của các MNCs Nhật tại Việt Nam. .......................... 88

3.5.

Đánh giá chung ................................................................................ 94

CHƯƠNG 4: ................................................................................................. 100
GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI GẮN
VỚI R&D TỪ CÁC MNCs NHẬT .............................................................. 100
4.1. Quan điểm .......................................................................................... 100
4.2. Định hướng giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của Việt Nam trong việc thu hút nguồn đầu tư tập trung vào R&D của
MNCs Nhật nói riêng và các MNCs từ các quốc gia nói chung. .............. 101
4.2.1 Giải pháp cho nhóm yếu tố tác động về thể chế và chính sách ... 101
4.2.2. Giải pháp cho nhóm yếu tố kinh tế và xã hội.............................. 104
4.2.3

Giải pháp cho nhóm yếu tố về cơ sở hạ tầng .......................... 105

4.2.4

Giải pháp từ nhóm yếu tố từ MNCs. ....................................... 106

4.2.5

Giải pháp cho doanh nghiệp nội địa Việt Nam ............................ 107

KẾT LUẬN ................................................................................................... 109


TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 111
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................... 117

PHỤ LỤC 2 ................................................................................................... 120
PHỤ LỤC 3 ................................................................................................... 123


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Abbreviations
FDI
GDP

Meanings
Foreign direct investment
Gross Domestic Product

IPAs

Investment promotion agencies

IPRs

Intellectual property rights

MNCs

Multinational cooperation

NASSCOM

National Association of Software & Service Companies


OECD

Organization for Economic Co-operation and
Development

R&D

Research and development

S&T

Science and Technology

TNC

Transnationals cooperation

TRIPS

Trade-related Aspects of Intellectual Property Right

UNCTAD

United Nations Conference on Trade and Development

WEF

World Economic Forum

WTO


World trade organization

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

Tên bảng

Số hiệu

1

Bảng 3.2

Số lượng công bố khoa học chung giữa các nước
ASEAN và các nước khác trên thế giới
Số lượng DN và tỷ lệ đầu tư của Nhật vào Việt Nam

2

Bảng 3.3

Các quốc gia/ khu vực có nhiều nhà đầu tư Nhật

3


Bảng 3.4

Đầu tư trực tiếp từ Nhật vào Việt Nam

4

Bảng 3.5

Giá trị đầu tư cho R&D của Nhật vào Việt Nam

Bảng 3.6

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm

Bảng 3.1

phân tán hoạt động R&D của MNCs Nhật tại Việt

5

Nam
6
7

Bảng 3.7

GDP Việt Nam năm 2003 - 2013

Bảng 3.8


Tổng quan về mật độ sử dụng internet và điện thoại
của một số nước Đông Nam Á
Giáo dục đại học và cao đẳng

8

Bảng 3.9

9

Bảng 3.10 Kết quả phân tích hồi quy

10

11

12

13

Bảng 3.11 Tổng

hợp

kết

quả

kiểm


định

giả

thuyết

H1,H2,H3,H4
Bảng 3.12 Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố nhóm
yếu tố thể chế và luật
Bảng 3.13 Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố nhóm
yếu tố kinh tế và xã hội
Bảng 3.14 Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố nhóm
yếu tố cơ sở hạ tầng

ii


DANH MỤC CÁC HÌNH

ST

Tên hình

Số hiệu

T
1

Hình 2.1


Sơ đồ hoạt động R&D

Hình 2.2

Khung lý thuyết các yếu tố quyết định lựa chọn địa điểm

2

3
4
5

6
7
8
9

phân tán đầu tư R&D của các MNCs Nhật
Hình 3.1

Chi tiêu cho hoạt động R&D của các nước trên thế giới
2015

Hình 3.2

Tỷ lệ chi tiêu cho R&D trên GDP của Nhật từ 2006 - 2013

Hình 3.3

Chi tiêu cho R&D của từng công ty trong lĩnh vực sản

xuất tương ứng với các khu vực

Hình 3.4

Bằng sáng chế ứng dụng với các nhà đồng phát minh ở
các nước ngoài Đông Nam Á năm 2004 - 2008

Hình 3.5

Cơ cấu lĩnh vực đầu tư R&D của DN Nhật tại Việt Nam

Hình 3.6

Nguồn nhân lực R&D phân theo trình độ và loại hình
doanh nghiệp của Việt Nam

Hình 3.7

10 quốc gia có số lượng kỹ sư tốt nghiệp lớn nhất thế giới

10 Hình 3.8

Trình độ tiếng anh ở khu vưc châu Á

11 Hình 3.9

GDP bình quân đầu người một số nước ASEAN

12 Hình 3.10 Mức lương của kỹ sư ngành công nghệ thông tin ở Châu Á
13


Hình 3.11 Cơ cấu nhân lực phân theo trình độ tại Viện HLKHCN Việt
Nam

14 Hình 3.12 Kết quả mô hình lý thuyết

iii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và sự tác động mạnh mẽ
của tiến bộ khoa học công nghệ đã tạo nên những cục diện mới cho nền kinh
tế toàn cầu. Trong đó, các công ty đa quốc gia (MNCs) – với vai trò hết sức
quan trọng trong nền kinh tế thế giới – cũng có những sự thay đổi trong chiến
lược về phân bố các hoạt động của MNCs trong hệ thống tổ chức công ty mẹ
và các chi nhánh: đi từ chiến lược các hoạt động chính tập trung tại trụ sở
chính và các công ty tại nước chủ đầu tư chuyển sang việc phân tán hoạt động
cốt lõi ra các nước chi nhánh thông qua các hình thức mạng lưới sản xuất,
chuyển giao công nghệ và chuyển giao tri thức, giúp nâng cao giá trị trong
chuỗi giá trị toàn cầu của MNCs. Xu hướng đó thúc đẩy quá trình toàn cầu
hóa các hoạt động nghiên cứu và phát triển ( R&D) diễn ra mạnh mẽ hơn.
Thực tế, quá trình toàn cầu hóa R&D không phải mới nhưng tốc độ và
xu hướng chuyển dịch các hoạt động R&D ra nước ngoài của nó mới thực sự
gia tăng trong những năm gần đây, nhằm tận dụng nguồn tài sản bổ sung,
nhân tài và thế mạnh của nước đó ( Dunning Lundan, 2009). Điều này cũng
không ngoại lệ với các MNCs Nhật Bản. Bởi đây là xu thế tất yếu trong giai
đoạn hiện nay xuất phát từ những hạn chế về vị trí địa lý và những thay đổi
của các yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế xã hội ( động đất, sóng thần, già hóa
dân số, đồng Yên tăng giá, chi phí lao động cao, những quy định chặt chẽ về

môi trường kinh doanh…) gây thiệt hại cho nền kinh tế Nhật Bản, khiến nhiều
nhà máy bị đóng cửa, sản xuất ngưng trệ, thực trạng này không chỉ ảnh hưởng
đến nền kinh tế Nhật mà còn dẫn tới nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn
cầu. Năm 2014, giá trị chi tiêu cho R&D của các MNCs Nhật đạt 13,586 tỷ
yên ( chiếm 71.6% chi tiêu cho R&D của cả nước này) ( Statistics Bureau,
2015). Tỷ lệ so sánh giữa chi tiêu R&D trong và ngoài nước của Nhật Bản
1


năm 1989 chỉ đạt 0.7% ( Shimizutani và Todo, 2008); nhưng đã tăng lên
3,01% vào năm 2014.
Một xu hướng đáng quan tâm khác đó là sự trỗi dậy của các nền kinh tế
đang phát triển như một điểm đến cho các hoạt động R&D. Thay vì chủ yếu
các MNCs chọn đầu tư R&D vào các nền kinh tế phát triển với mục đích
truyền thống đầu tư R&D trong chuyển giao công nghệ liên quan đến sản
phẩm và điều kiện thị trường, hỗ trợ đa quốc gia với thị trường địa phương,
thì hiện nay, đầu tư R&D còn có xu hướng tăng bằng cách quan tâm đến các
nền kinh tế mới nổi trên toàn thế giới như một chiến lược để đổi mới nguồn
đầu tư toàn cầu, nâng cao vị trí của các MNCs trong nền kinh tế thế giới. Các
MNCs Nhật Bản quan tâm đặc biệt đến khu vực Đông Nam Á bởi đây là khu
vực chiến lược trong các hoạt động đầu tư của MNCs Nhật minh chứng qua
số liệu dòng FDI của Nhật Bản vào các nước ASEAN tặng nhanh trong những
năm qua. Cụ thể năm 2014, Nhật Bản đầu tư vào ASEAN 23.411 triệu USD,
tập trung ở các nước Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam và
Philipin, tăng 73% so với năm 2005 ( JETRO, 2015). Mặt khác, một số
nghiên cứu cũng chỉ ra thực tế là các nước ASEAN có lợi thế trong việc thu
hút các hoạt động R&D của các công ty, tập đoàn Nhật Bản (Tejima, 2002)
Ở Việt Nam hiện nay, thu hút đầu tư nước ngoài vào các hoạt động
R&D đặc biệt là thu hút từ các MNCs Nhật đang là một vấn đề nhận được sự
quan tâm, chú ý không chỉ của giới học thuật mà còn của các nhà hoạch định

chính sách. Vì vậy, đặt ra vấn đề cấp thiết cần hiểu rõ các yếu tố trong quyết
định phân tán hoạt động R&D của các MNCs Nhật Bản và mức độ quan trọng
của các yếu tố để có thể có sự chuẩn bị chu đáo và đưa ra các chính sách phù
hợp trong việc thu hút MNCs Nhật nói riêng và các MNCs từ các quốc gia
khác nói chung. Nhằm phân tích, đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố
ảnh hưởng cung cấp thông tin, cơ sở khoa học cho các giải pháp, đề xuất
2


chính sách phù hợp, hiệu quả, tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: ”Nghiên cứu
các yếu tố quyết định tới việc lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D của
MNCs Nhật Bản tại Việt Nam”.
2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu chính của đề tài là: ”Phân tích và đánh giá các
các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động
R&D của MNCs Nhật tại Việt Nam”.
Để trả lời cho câu hỏi này, đề tài đưa ra những câu hỏi phụ như sau
- Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài gắn với R&D là gì?
- Các yếu tố tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm phân
tán R&D của các MNCs nói chung?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm phân
tán R&D của các MNCs Nhật Bản?
- Mô hình phù hợp được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn địa điểm phân tán R&D của các TNCs
Nhật?
- Kiến nghị giải pháp cho Việt Nam thu hút FDI gắn với R&D của
các MNCs tiềm năng Nhật Bản?
Giả thuyết nghiên cứu:
- H1: Nhóm yếu tố kinh tế và xã hội có mối tương quan thuận với
quyết định lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D của các

MNCs Nhật tại Việt Nam
- H2: Nhóm yếu tố thể chế và luật có mối tương quan thuận với quyết
định lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D của các MNCs
Nhật tại Việt Nam

3


- H3: Nhóm yếu tố cơ sở hạ tầng có mối tương quan thuận với quyết
định lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D của các MNCs
Nhật tại Việt Nam
- H4: Nhóm yếu tố từ MNCs có mối tương quan thuận với quyết định
lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D của các MNCs Nhật tại
Việt Nam
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở vận dụng lý luận về R&D, phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D của các MNCs
Nhật Bản, đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố đó đến quyết định lựa
chọn của MNCs Nhật ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu trả lời cho các câu hỏi đề
tài đặt ra, từ đó đưa ra được một số giải pháp cơ bản nhằm giúp Việt Nam có
thể thu hút được đầu tư cho hoạt động R&D của MNCs Nhật.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động R&D
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm
phân tán hoạt động R&D của các MNCs Nhật
- Xây dựng mô hình phù hợp về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
lựa chọn địa điểm này tại Việt Nam
- Đưa ra một số hàm ý cho chính phủ và giải pháp cho Việt Nam
nhằm thu hút FDI gắn với R&D của các MNCs Nhật Bản trong thời

gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu

4


Đề tài nghiên cứu về các MNCs Nhật Bản, gắn với những quyết định
lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D tại Việt Nam nói riêng cũng như
mức độ quan trọng của các nhân tố đó.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian nghiên cứu là giai đoạn 2001-2014, đặc biệt tập trung
vào giai đoạn khủng hoảng và hậu khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2012
Phạm vi không gian tiến hành nghiên cứu các nước: Việt Nam. Đề tài
trước hết là phỏng vấn chuyên sâu các tập đoàn Nhật Bản lớn đã và đang có
các dự án R&D tại Việt Nam như Toyota, Nissan, Panasonic.... Ngoài số liệu
sơ cấp thu thập trực tiếp từ điều tra khảo sát các tập đoàn, đề tài sẽ sử dụng
các số liệu/dữ liệu thứ cấp.
5. Những đóng góp mới của đề tài
Nghiên cứu có đóng góp nhất định về ý nghĩa khoa học cũng như thực
tiễn. Từ phân tích cơ sở lý thuyết trước đó, nghiên cứu tích hợp các nhóm
nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D. Nghiên
cứu hướng đến đưa ra một hệ thống các yếu tố trong lựa chọn địa điểm với
việc phân tích các khía cạnh cụ thể của R&D của các MNCs Nhật Bản vào
Việt Nam. Xây dựng được mô hình đánh giá được mức độ quan trọng của các
nhóm yếu tố đó. Từ đó đưa ra được các biện pháp nhằm thu hút được đầu tư
cho hoạt động R&D của MNCs Nhật, từ đó là cơ sở để nâng tầm vị thế của
Việt Nam hội nhập với quốc tế và các giải pháp đối với Việt Nam trong việc
khai thác và tạo lợi thế và cơ chế để thu hút hợp tác hiệu quả trên thị trường
tiềm năng này.

6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài sử dụng các đa dạng các phương pháp nghiên cứu một cách có hệ
thống và phù hợp.
5


- Phương pháp nghiên cứu tại bàn (Desktop Research): nghiên cứu,
sưu tầm, tham khảo các tài liệu về MNCs Nhật bản, hoạt động R&D, các nhân
tố quyết định lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D của MNCs Nhật ở
Việt Nam, Mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đó. Các tài liệu tham
khảo chủ yếu được sưu tầm từ internet, các báo cáo, các giáo trình nếu có.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá: nghiên cứu tổng hợp,
hệ thống hoá các lý thuyết và các tài liệu liên quan để giải thích về R&D,
phân tích các yếu tố đến quyết định lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động
R&D của MNCs Nhật và đánh giá tác động
- Phương pháp quy nạp : Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện mô hình
các yếu tố quyết định lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D của MNCs
Nhật tại Việt Nam.
Phương pháp điều tra khảo sát và nghiên cứu định lượng : Được sử
dụng điều tra khảo sát tại 28 doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (hoạt
động tập trung tại 4 khu vực lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và
Thành phố Hồ Chí Minh). Thu thập thông tin từ các mẫu thống kê đại
diện cho tổng thể. Khảo sát và thu thập thông tin đối với mẫu nghiên
cứu là 420 . Qua quá trình nhập và làm sạch dữ liệu, mẫu quan sát chính
thức là 391 mẫu. Dữ liệu thu được sẽ được phân tích, xử lý để phản ánh
rõ quan điểm của các doanh nghiệp về các yếu tố tác động đến quyết
định lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D của MNCs Nhật tại
Việt Nam và mức độ quan trọng của các yếu tố đối với việc thu hút đầu
tư của họ.
a. Loại câu hỏi

Các câu hỏi trong bảng hỏi bao gồm chủ yếu là các câu hỏi đánh giá
dựa trên thang đo Likert 5 điểm, ngoài ra còn có một số câu hỏi trắc nghiệm.
Câu hỏi trắc nghiệm cho phép người trả lời lựa chọn các đáp án dựa trên các
6


tiêu chí cho sẵn của câu hỏi. Câu hỏi đánh giá dựa trên thang đo Likert 5 điểm
nhằm đo lường về mức độ đánh giá của người trả lời với vấn đề được hỏi.
Trong bảng hỏi, tác giả sử dụng các mức độ đánh giá để đo lường như sau:
Hoàn toàn không Ít quan trọng

Bình thường

Quan trọng

Rất quan trọng

quan trọng
Ngoài ra, bảng hỏi còn thiết kế các câu hỏi mở nhằm mong muốn mẫu
nghiên cứu đưa ra được những gợi ý cho Việt Nam trong việc thu hút được sự
phân tán đầu tư cho R&D của các doanh nghiệp Nhật trong giai đoạn nền
kinh tế mở như hiện nay.
b. Thực hiện phỏng vấn
Bài nghiên cứu thực hiện phỏng vấn đối với các MNCs của Nhật Bản tại 4
tỉnh thành là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh bởi
qua quá trình tìm hiểu nguồn dữ liệu thứ cấp, tác giả nhận thấy đây là 4 tỉnh
thành thu hút được nhiều các MNCs của Nhật đến phân tán hoạt động R&D
nhất vì lý do nó là nơi có các sân bay, cảng biển lớn nhất của cả nước, với
nền kinh tế lớn tập trung nhiều khu công nghiệp.
c. Cách thức tiến hành

Xây dựng bảng hỏi

Khảo sát thử



Điều chỉnh bảng hỏi

Bảng hỏi hoàn chỉnh
Thực hiện khảo sát
7
Xử lý dữ liệu


7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm
4 chương
-

Chương I: Tổng quan tài liệu

-

Chương II: Cơ sở lý luận R&D và yếu tố quyết định việc lựa

chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D của MNCs
-

Chương III: Nghiên cứu thực tế ở Việt Nam


-

Chương IV: Kiến nghị và kết luận

8


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án ở trong
nước và quốc tế
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu ở quốc tế
Các công trình nghiên cứu về hoạt động R&D, phân loại của hoạt động R&D
và vai trò của R&D đối với sự phát triển của MNCs
OECD (2002) trong Đề nghị thực hành tiêu chuẩn cho Khảo sát về
nghiên cứu và phát triển thực nghiệm đã đưa ra được khái niệm cụ thể về
R&D, phân tích R&D trên nhiều phương diện và đưa ra tiêu chuẩn cho các
cuộc điều tra R&D và thu thập dữ liệu cho không chỉ các nước trong OECD
và còn trong liên minh châu Âu và một số nền kinh tế khác, ví dụ như làm
tiêu chuẩn cho các cuộc điều tra khoa học và công nghệ của Viện thống kê
UNESCO.
UNCTAD (2005) trong báo cáo đầu tư toàn cầu đã đưa ra khái niệm của
hoạt động R&D và chỉ ra được xu hướng R&D toàn cầu, đưa ra được tác động
của R&D đối với sự phát triển của MNCs. Báo cáo nhận định, các MNCs là nhân
tố quyết định cho hoạt động R&D tại nước ngoài. Quốc tế hóa hoạt động R&D
đang là xu thế hiện đại giúp các MNCs có thể đạt được mục tiêu lợi nhuận, chiếm
lĩnh thị trường một cách tốt hơn.
Trong những năm 1996-2001, cuộc điều tra Kaigai Jigyo Katsudo sử
dụng 06 loại hoạt động R&D khác nhau trong các liên kết : i) nghiên cứu cơ
bản, ii ) nghiên cứu ứng dụng, iii ) phát triển cho thị trường thế giới, iv ) phát

triển cho thị trường địa phương, v) thiết kế cho thị trường thế giới, vi) thiết kế
cho thị trường địa phương. Các chi nhánh tiến hành nghiên cứu cơ bản
và/hoặc nghiên cứu ứng dụng được coi là R&D hướng đến tri thức hoặc R&D
đổi mới.
9


Darius Mahdjoubi (2009) phân tích và chỉ ra có 4 loại R&D là Loại R&D
như 1 chuỗi các hoạt động (R&D as a Set of Activities); loại R&D như mô hình
đổi mới (R&D as a Paradigm of Innovation); loại R&D là một đối ứng cho
thiết kế và phát triển (R&D as a Counterpart for Design and Development
D+D) và loại R&D là nguồn của các ý tưởng (R&D as a Source of Idea). Tác
giả cũng phân tích cụ thể từng loại R&D để đưa ra cái nhìn đa chiều về các
loại R&D được đề cập.
Kuemmerle (1997) đã phân chia hoạt động đầu tư vào R&D của các
MNCs thành 2 loại là R&D khai thác ( Home-base exploiting) và R&D mở
rộng ( Home-base augumenting). R&D khai thác: các MNCs tập trung vào việc
củng cố những hoạt động R&D có sẵn ở những thị trường nước ngoài và trung
tâm của quá trình sáng tạo vẫn được đặt ở nước đầu tư. Những phòng thí nghiệm
R&D tại nước ngoài chỉ đóng một vai trò phụ trợ đối với tổng công ty. R&D mở
rộng diễn ra khi các MNCs tìm kiếm những tri thức sẵn có ở những vị trí đặc
biệt và bên ngoài quốc gia, khi đó các trung tâm R&D nước ngoài tham gia vào
cả quá trình sang tạo của các công ty bằng cách đóng góp những giá trị sẵn có
cho nền tảng tri thức của công ty ( Song và cộng sự, 2001)
Satoshi Shimizutani và Yasuyuki Todo (2008) lại có cách phân chia
hoạt động đầu tư và R&D của các MNCs thành R&D sáng tạo (innovative
R&D) và R&D ứng dụng (adaptive R&D). R&D sáng tạo hay còn gọi là R&D
tìm kiếm nguồn tri thức: với hình thức R&D này, các MNCs muốn tiếp thu
những công nghệ, kỹ năng và năng lực của nước ngoài. Hoạt động phân tán
R&D này hầu như sẽ được các MNCs chú ý tại các nước phát triển, nơi có thể

tìm và tiếp thu được những công nghệ hiện đại và kỹ năng chuyên nghiệp.
R&D ứng dụng hay còn gọi là R&D định hướng thị trường: các MNCs muốn
ứng dụng các sản phẩm và sản xuất cho phù hợp với luật lệ, điều kiện và yêu
10


cầu của nước đầu tư. Hoạt động phân tán R&D ở hình thức này sẽ được các
MNCs chú trọng hơn tại các nền kinh tế mới nổi hay các quốc gia đang phát
triển để có thể tận dụng, ứng dụng vào thị trường này một cách dễ dàng hơn.
José Guimón (2013) nghiên cứu về các chính sách của các quốc gia
trong việc thu hút đầu tư nước ngoài R&D tại các nước đang phát triển.
Nghiên cứu chỉ ra có rất nhiều cách phân loại hoạt động R&D với các mục
đích khác nhau. Các hoạt động R&D có thể là hướng cung, hướng cầu và hiệu
quả trục lợi; thep phạm vi toàn cầu, khu vực hay địa phương; cấp tiến hoặc
gia tăng…
Các công trình nghiên cứu về MNCs và các yếu tố ảnh hưởng đến
việc lựa chọn địa điểm của MNCs nói chung
Hiện nay, xu hướng chuyển dịch nhanh, mạnh các hoạt động phân tán
R&D của các MNCs tập trung vào các nền kinh tế mới nổi. Các doanh nghiệp
nước ngoài đang có xu hướng đầu tư ngày càng nhiều vào các hoạt động sản
xuất có hàm lượng công nghệ và giá trị cao tại các nước đang phát triển. Điều
này đã tạo ra làn sóng nghiên cứu về nó. Những nghiên cứu dưới dốc độ khác
nhau về các yếu tố quyết định địa điểm phân tán R&D rất đa dạng về cách
tiếp cận, các học giả thường sử dụng các khuôn khổ khác nhau khi xem xét
các yếu tố quyết định phân tán R&D của MNCs.
Jonathan P. Doh, Gary K. Jones, Hildy J. Teegen (2002) đưa ra giả
thuyết rằng vị trí của đầu tư R&D ra nước ngoài chịu ảnh hưởng tích cực của
kinh tế, thể chế, khoa học, môi trường và cơ sở hạ tầng viễn thông của nước
chủ nhà (nước nhận đầu tư). Trong đó, đánh giá về môi trường kinh tế gồm có
các yếu tố: quy mô chung của nền kinh tế nước chủ nhà, mức độ phát triển

của thị trường tiềm năng. Đánh giá về môi trường thể chế gồm: sự cân bằng
của thể chế chính trị nước chủ nhà, mức độ tham nhũng thấp, ổn định về thể
11


chế, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Môi trường khoa học viễn thông được đánh giá
bởi kết quả nghiên cứu của cộng đồng khoa học nước chủ nhà, cơ sở hạ tầng
viễn thông ( cơ bản và hiện đại). Các yếu tố cạnh tranh của MNCs nhìn nhận
dưới góc độ mức đầu tư từ trước của các MNCs. Giả thuyết này đã được kiểm
chứng bằng khảo sát năm 1999 của Hoa Kì về tiêu chuẩn của các MNCs Mỹ ở
nước ngoài, cũng như dữ liệu quốc gia biên soạn từ các nguồn của chính phủ và
phi chính phủ. Kết quả chỉ ra rằng việc đầu tư R&D vào một quốc gia nhất định
chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô nêu trên.
UNCTAD (2005) khẳng định rằng các yếu tố quyết định nước chủ nhà
là tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau, có thể được phân chia: yếu tố cầu,
các yếu tố cung và yếu tố chính sách. Bên cạnh đó các yếu tố khác như mong
muốn cung cấp cho các thị trường lớn và đang phát triển, khoảng cách địa lý
giữa các cơ sở sản xuất toàn cầu, chi phí nhân viên R&D thấp hơn, ý tưởng và
khả năng sáng tạo... cũng được liệt kê như các yếu tố cung. Tuy nhiên, yếu tố
chính sách lại không được chỉ ra một cách rõ ràng.
Wei He (2007) chia các yếu tố quyết định R&D nước ngoài thành: tìm
kiếm thị trường và tìm kiếm nguồn lực liên quan đến những yếu tố quyết
định. Ba yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thị trường tiềm năng của nước sở
tại cũng như sự hấp dẫn của thị trường tìm kiếm là "môi trường kinh tế, môi
trường thể chế của nước chủ nhà và sự hiện diện từ trước của các MNCs nước
ngoài trong thị trường, cái mà đặc biệt tương ứng với ảnh hưởng của cạnh
tranh độc quyền nhóm". Đối với R&D gắn với tìm kiếm nguồn lực, năm yếu
tố ảnh hưởng đến sự quyết định vị trí của công ty xuyên quốc cho các hoạt
động R&D có thể được liệt kê như sau: môi trường khoa học, môi trường viễn
thông, chi phí lao động trung bình, tiềm năng của trung tâm kinh tế khu vực

và sự khác biệt công nghệ. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng trong trường
hợp của nước chủ nhà là các nước đang phát triển, tìm kiếm các yếu tố nguồn
12


lực thay vì tìm kiếm yếu tố thị trường, cung cấp một mối quan hệ mạnh mẽ
với vị trí của hoạt động R&D ở nước ngoài.
Bunyaratavej và cộng sự (2007) nghiên cứu về các yếu tố quyết định
lựa chọn vị trí đầu tư ra nước ngoài R&D. Dựa trên các nghiên cứu kinh
doanh quốc tế, họ xác định các chi phí kinh doanh ở nước ngoài, trách nhiệm
của người ngoại quốc và các yếu tố thể chế là các yếu tố giải thích cho việc
thu hút R&D ra nước ngoài của MNCs. Trong đó, chi phí lao động thấp và
trình độ kỹ năng con người ảnh hưởng đến việc lựa chọn một địa điểm cho
các dịch vụ gia công phần mềm trong khi việc sử dụng các công nghệ viễn
thông làm giảm nhu cầu của các công ty để được ở gần các thị trường lớn.
Phù hợp với các tài liệu lý thuyết thể chế, trong đó nhấn mạnh vai trò chơi tổ
chức trong việc giảm chi phí giao dịch và chi phí thông tin và tạo điều kiện
tương tác, họ thấy rằng các công ty có xu hướng cao hơn để ra nước ngoài
đến các địa điểm nơi mà văn hóa, giáo dục và cơ sở hạ tầng gần giống với đất
nước của họ.
Simon Liu, Naohiro Shichijo, Yasunori Baba (2008) phân loại các yếu
tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn vị trí công ty xuyên quốc cho các hoạt động
R&D là yếu tố địa điểm cụ thể. Các yếu tố này bao gồm thể chế chính sách,
quy mô thị trường, chi phí lao động, nguồn lực đầu vào và mạng lưới hỗ trợ.
Gonzales và cộng sự (2010) đã phát triển một khuôn khổ khi nghiên
cứu các yếu tố quyết định vị trí R&D ở Phillipines. Theo các nhà nghiên cứu,
yếu tố quyết định vị trí R&D có thể được phân loại như: các yếu tố thúc đẩy
(yếu tố quyết định của nhà nước), các nhân tố kéo, yếu tố chính sách và các
yếu tố thuận lợi, tất cả đều là yếu tố quyết định của nước chủ nhà. Trong đó,
các yếu tố đẩy là: thiếu kỹ năng phù hợp, chi phí tăng, sự phức tạp của các

hoạt động R&D, áp lực cạnh tranh. Yếu tố chính sách bao gồm: nỗ lực cải
thiện hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, sự phát triển của chất lượng giáo
13


dục, các khoảng đầu tư có mục đích. Yếu tố kéo: quy mô thị trường, sự sẵn có
của nhân lực với chi phí thấp, vai trò là địa điểm sản xuất mang tính toàn cầu
trong các ngành công nghiệp đặc thù, các trường đại học và viện nghiên cứu
tiếng tăm... Các yếu tố tạo điều kiện : các tiến bộ trong công nghệ thông tin,
chi phí kinh doanh, sự ổn định về chính trị, quyền sử hữu trí tuệ, các chính
sách tự do hóa thương mại, hạ tầng chính phủ.
Nhiều nghiên cứu nhận thấy kích thước tổng thể của nền kinh tế nước
sở tại và trình độ phát triển của các thị trường tiềm năng sẽ được xem xét để
điều hành hoạt động R&D trong một quốc gia cụ thể. Cụ thể hơn, các công ty
có xu hướng mạnh trong việc xác định vị trí các hoạt động R&D ở nước ngoài
với GNP tương đối cao hơn và GNP bình quân đầu người (Jonathan P.Doh,
Gary K. Jones, Hildy J. Teegen, 2002). Thị trường chủ nhà càng lớn, sự cần
thiết phải thích ứng với hàng hóa và dịch vụ của địa phương càng lớn
(UNCTAD, 2005).
Zejan (1990), Odagiri và Yasuda (1996) và Graves và Langowitz
(1993) nhận thấy rằng các doanh nghiệp lớn có xu hướng thực hiện các hoạt
động đổi mới ở nước ngoài nhiều hơn do nguy cơ của họ thấp hơn, cùng với
lợi thế sức mạnh thị trường, hoặc kinh nghiệm đổi mới trước đây.
Sachwald (2008) phát hiện ra rằng năng lực với chi phí thấp và việc
cung cấp ngày càng tăng các nhà khoa học và kỹ sư ở các nước đang phát
triển thúc đẩy xu hướng phân tán quốc tế của hoạt động R&D. Trong trường
hợp các hoạt động R&D, công ty đa quốc tận dụng sự sẵn có của các nhà
nghiên cứu và kỹ sư đầu vào cho nguồn lực đầu tư (Garcia-Quevedo & MasVerdu, 2008). Kumar (2001) tuyên bố rằng sự phong phú của nhân lực R&D
là một yếu tố quyết định quan trọng cho hầu hết các công ty đa quốc Mỹ và
Nhật Bản. Theo Papanastassiou (1997), và Jones và Teegen (2002), các loại

và số lượng các nhà khoa học và kỹ sư tại một địa điểm đã được sử dụng để
14


đo lường khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại và hệ thống giáo dục đủ khả năng
để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai cho các hoạt động R&D nước ngoài,
đặc biệt là giáo dục đại học nói chung là một sự thu hút đầy tiềm năng cho
đầu tư R&D. Jose Guimon (2007) chỉ ra rằng hệ thống giáo dục cần được thích
nghi với yêu cầu của các doanh nghiệp đa quốc gia về hoạt động R&D chuyên
sâu. Castellani và cộng sự (2012) tuyên bố rằng khoảng cách từ nước xuất xứ có
thể ít ràng buộc cho vị trí R&D hơn là để định vị hoạt động sản xuất.
 Các công trình nghiên cứu về MNCs Nhật và các yếu tố ảnh hưởng
đến việc lựa chọn địa điểm phân tán hoạt động R&D của MNCs
Nhật Bản
Xu hướng phân tán của các MNCs Nhật Bản cũng thu hút được sự chú
ý của giới học thuật. Đã có nhiều công trình, nhiều bài nghiên cứu chỉ ra được
sự thay đổi của các MNCs Nhật Bản qua các giai đoạn lịch sử, dự đoán những
thay đổi trong quản trị công ty của Nhật Bản hay tương lai của mô hình.
Burton & Saelens (1994) đã kết luận rằng các công ty Nhật Bản tập
trung các liên mình của mình vào “xuất khẩu sản phẩm và nhập khẩu công
nghệ”. MNCs Nhật Bản chỉ tập trung phân tán các hoạt động tạo giá trị thấp và
không cốt lõi như linh kiện, lắp ráp… cho chi nhánh ở nước ngoài của mình.
Hay nói cách khác các hoạt động cấu phần chính như nghiên cứu và phát triển
được giữ lại tại Nhật Bản (Lewin và các cộng sự, 1998; Pesalj, 2011). Các nước
đang phát triển được MNCs Nhật Bản đầu tư vào thường được chuyển giao
những công nghệ được cho là trung bình hay khá của thế giới.
Nghiên cứu của Hatch & Yamamura (1996) đã tổng hợp sự thay đổi
của MNCs Nhật Bản theo mô hình dưới đây với 3 giai đoạn về quan hệ của
trụ sở chính và các chi nhánh: cụm, trung tâm và mạng web. Nghiên cứu của
Yang và các cộng sự (2007) chỉ ra chiến lược toàn cầu hóa được các công ty

Nhật Bản sử dụng trong thời điểm này là chiến lược địa phương hóa
(localization), liên minh (alliance), sáp nhập (acquisition) và R&D.
15


Thorbecke và Salike (2013) nghiên cứu và chỉ ra rằng ASEAN là một
trong những khu vực nhận được nhiều nguồn đầu tư từ Nhật Bản, các dòng
đầu tư nước ngoài vào khu vực này cũng thay đổi đi dần vào những hoạt động
chính. Chất lượng cơ sở hạ tầng quyết định đến việc các nước ASEAN tham
gia vào mạng lưới sản xuất trong khu vực. Singapore, Thái Lan và Malaysia
có số lượng các hoạt động đầu tư các hoạt động chính của MNCs Nhật Bản
nhiều hơn so với Việt Nam và Indonesia.
Hamanaka (2012) chỉ ra các nước ASEAN đang nỗ lực thu hút dòng đầu
tư nước ngoài đặc biệt là FDI của Nhật Bản trong công nghệ cao, dịch vụ, tài
chính và vận tải, tuy nhiên mức độ phân tán tại ASEAN của những ngành này
vẫn còn chưa cao vì nhiều nước không đáp ứng được những điều kiện để phát
triển hiệu quả và bền vững dòng vốn FDI nhận được.
Odagiri, H. Và H. Yasuda (1996) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng
đến hoạt động R&D của Nhật Bản tại nước ngoài trong giai đoạn những năm
1980 chỉ ra rằng việc phát triển quy mô thị trường tại nước tiếp nhận đầu tư là
động lực quan trọng cho việc các MNCs có lựa chọn R&D tại nước đó hay
không, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á. Như vậy, nghiên cứu chỉ ra yếu tố
quy mô thị trường là 1 trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết
định phân tán hoạt động R&D của MNCs Nhật Bản.
Kumar (2001) nghiên cứu về các yếu tố quyết định đến địa điểm cho
hoạt động R&D ở nước ngoài của hoa kỳ và các MNCs Nhật Bản trong bối
cảnh bị chi phối với 3 yếu tố: thị trường rộng lớn, nguồn nhân lực R&D giá rẻ
dồi dào và các nỗ lực phát triển nền kỹ thuật quốc gia một cách quy mô nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai hoạt động R&D từ các nước khác
tại quốc gia đó. Nghiên cứu chỉ ra rằng các quy mô thị trường ở nước tiếp

nhận đầu tư, khả năng tiếp nhận tới các thị trường khác trong khu vực, nguồn
16


nhân lực R&D dồi dào, nguồn cung và chi phí, các nỗ lực phát triển năng lực
kỹ thuật là những yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư R&D của các
MNCs Hoa Kỳ hay Nhật Bản. Tác giả cũng chỉ ra nguồn cung nhân lực R&D
và chi phí là các nhân tố quan trọng cần được xem xét đối với MNCs Nhật.
Các MNCs Nhật cũng có xu hướng triển khai các hoạt động R&D trong lĩnh
vực công nghệ cao ở trong nước trong khi phân tán hoạt động này của các
lĩnh vực khác ra nước ngoài.
Shimizutani và Todo (2008) nghiên cứu các yếu tố quyết định đến sự
lựa chọn địa điểm cho hoạt động R&D ở nước ngoài của MNCs Nhật. Nghiên
cứu chỉ ra doanh số bán hàng của các chi nhánh và số năm hoạt động tại quốc
gia tiếp nhận, quy mô và kinh nghiệm của chi nhánh, GDP của quốc gia tiếp
nhận và khoảng cách từ Tokyo đến quốc gia đó là yếu tố quyết định hiệu quả
của hoạt động R&D.
Ito và Wakasugi ( 2007) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động đầu tư R&D của MNCs Nhật ra nước ngoài. Trong đó, tác giả có chỉ ra
sự liên kết của các MNCs tập trung xuất khẩu, sự đa dạng về nguồn nhân lực
và các kiến thức kỹ năng công nghệ, hệ thống thể chế với hiệu lực của sử hữu
trí tuệ của nước tiếp nhận đầu tư là những nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến
hoạt động lựa chọn địa điểm đầu tư R&D của MNCs Nhật.
Liu và đồng sự (2008) sử dụng dữ liệu các bằng sáng chế để đánh giá
việc phân bổ hoạt động theo khu vực địa lý trong hợp tác R&D giữa các
MNCs Hoa Kỳ và Nhật Bản tại Trung Quốc. Nghiên cứu cũng phát hiện ra
rằng khi căn cứ vào qui mô và bản chất của doanh nghiệp, các đặc tính riêng
biệt của các địa điểm được xem xét tác động một cách rõ nét hơn tới sự lựa
chọn của các MNCs nhỏ so với các MNCs lớn. Đối với các MNCs Nhật bản,
xu hướng chuyển dịch địa điểm hoạt động R&D ở nước ngoài tập trung ở

17


×