Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam : Luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------

VÕ THỊ MINH THƠ

GIẢI PHÁP GIA TĂNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Mận

TP. HỒ CHÍ MINH - 2010


74

MỤC LỤC
CHƯƠNG I............................................................................................................................ 1 
NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.................................... 1 
1.1 KHÁI NIỆM NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NHTM......................................... 1 
1.2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG..................................... 1 
1.2.1 Đối với nền kinh tế............................................................................................ 1 
1.2.2 Đối với ngân hàng thương mại .......................................................................... 2 
1.2.3 Đối với khách hàng ........................................................................................... 3 
1.3 CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG


MẠI .............................................................................................................................. 3 
1.3.1 Tiền gửi không kỳ hạn ...................................................................................... 3 
1.3.2 Tiền gửi có kỳ hạn ............................................................................................ 4 
1.3.3 Tiền gửi tiết kiệm.............................................................................................. 4 
1.3.3.1 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:..................................................................... 5 
1.3.3.2 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: .......................................................................... 5 
1.3.4 Phát hành giấy tờ có giá .................................................................................... 5 
1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG ....................... 6 
1.4.1.1 Chi phí cho nguồn vốn huy động.................................................................... 6 
1.4.1.2 Các loại rủi ro tác động đến nguồn vốn huy động của ngân hàng:................ 10 
Rủi ro lãi suất:......................................................................................................... 10 
Rủi ro thanh toán: ................................................................................................... 10 
Rủi ro vốn chủ sỡ hữu:............................................................................................. 10 
1.4.1.3 Lựa chọn giữa chi phí và rủi ro trong huy động vốn của ngân hàng:............ 10 
1.4.2 Yếu tố khách quan .......................................................................................... 11 
1.4.3. Yếu tố chủ quan ............................................................................................. 12 
1.4.3.1 Lãi suất cạnh tranh ...................................................................................... 12 
1.4.3.2 Chất lượng dịch vụ ngân hàng ..................................................................... 13 
1.4.3.3 Quy mô vốn tự có ......................................................................................... 13 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 16 
CHƯƠNG II ........................................................................................................................ 17 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI VIETINBAK................................ 17 
2.1. TỔNG QUAN VỀ VIETINBANK........................................................................ 17 
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................................... 17 
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank năm 2009 ................................ 18 
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI VIETINBANK ................. 21 
2.2.1. Các hình thức huy động vốn đang được triển khai tại Vietinbank ................... 21 
2.2.1.1. Tiền gửi thanh toán:.................................................................................... 21 
2.2.1.2. Tiền gửi có kỳ hạn:...................................................................................... 23 



75

2.2.1.3. Tiền gửi tiết kiệm: ....................................................................................... 23 
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: .............................................................................. 23 
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: .................................................................................... 24 
2.2.1.4 Phát hành giấy tờ có giá .............................................................................. 28 
2.2.2 Các dịch vụ hỗ trợ công tác huy động vốn....................................................... 28 
2.2.2.1 Dịch vụ thanh toán....................................................................................... 28 
2.2.2.2. Dịch vụ thẻ.................................................................................................. 29 
2.2.2.3 Dịch vụ ngân hàng hiện đại.......................................................................... 30 
2.2.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động của Vietinbank ................................................... 31 
2.2.4. Quản trị nguồn vốn tại Vietinbank.................................................................. 39 
2.2.4.1: Mức độ an toàn vốn .................................................................................... 39 
2.2.4.2. Khả năng thanh khoản ................................................................................ 41 
2.2.4.3. Chi phí huy động vốn: ................................................................................. 42 
2.3. ĐÁNH GIÁ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG TỒN TẠI TRONG
CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI VIETINBANK.................................................. 44 
2.3.1. Kết quả đạt được ............................................................................................ 44 
2.3.2. Những tồn tại ................................................................................................. 45 
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại ...................................................................... 47 
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan ............................................................................ 47 
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan ................................................................................ 47 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 48 
CHƯƠNG III ....................................................................................................................... 49 
GIẢI PHÁP GIA TĂNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI VIETINBANK..................... 49 
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CỦA VIETINBANK VỀ VIỆC HUY ĐỘNG
VỐN TRONG THỜI GIAN TỚI ................................................................................. 49 
3.1.1. Định hướng của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực thi chính sách tiền tệ
nhằm kiềm chế lạm phát, kiểm soát tăng giá theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ 49 

3.1.2. Phương hướng chiến lược của Vietinbank về chính sách huy động vốn trong
thời gian tới ............................................................................................................. 51 
3.1.2.1. Cơ hội và thách thức trong công tác huy động vốn của Vietinbank .............. 51 
¾  Về cơ hội.......................................................................................................... 51 
¾  . Về thách thức ................................................................................................. 52 
3.1.2.2. Định hướng công tác huy động vốn của Vietinbank trong thời gian tới........ 54 
3.2 GIẢI PHÁP VĨ MÔ NHẰM GIA TĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI VIETINBANK 55 
3.2.1 Giải pháp đối với Chính phủ: .......................................................................... 55 
3.2.1.1 Duy trì sự ổn định kinh tế:............................................................................ 55 
3.2.1.2 Hoàn thiện môi trường pháp lý..................................................................... 56 
3.2.1.3. Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.................................................. 57 
3.2.2 Giải pháp đối với Ngân hàng Nhà nước........................................................... 58 
3.2.2.1 Về điều hành chính sách tiền tệ và quản lý ngoại hối.................................... 58 
3.2.2.2 Về cơ chế quản lý ......................................................................................... 59 


76

3.3 GIẢI PHÁP GIA TĂNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG
VIETINBANK ............................................................................................................ 60 
3.3.2 Áp dụng chính sách lãi suất huy động hợp lý................................................... 61 
3.3.3 Giải pháp về chính sách quan hệ khách hàng................................................... 61 
3.3.4 Giải pháp về đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn .................................... 62 
3.3.4.1Cải tiến những sản phẩm hiện có .................................................................. 63 
3.3.4.2 Triển khai các sản phẩm huy động mới ........................................................ 63 
3.3.5 Giải pháp phát triển các dịch vụ ngân hàng hỗ trợ cho huy động vốn............... 65 
3.3.6 Giải pháp gia tăng tính ổn định cho nguồn vốn huy động ................................ 66 
3.3.7 Giải pháp phát triển công nghệ........................................................................ 67 
3.3.8 Giải pháp về thực hiện các quy trình nghiệp vụ ............................................... 68 
3.3.9 Giải pháp về chính sách nhân sự ..................................................................... 68 

3.3.10 Giải pháp về công tác marketing phát triển thương hiệu ................................ 69 
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 73 


danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

AUD

ụla c

ATM

Auto Teller Machine-Mỏy rỳt tin t ng

CAD

ụla Canada

CSTT

Chớnh sỏch tin t

EUR

ng Euro

GBP

ng Bng Anh


JBIC

Japan Bank for International Cooperation - Ngõn
hng hp tỏc quc t Nht Bn

NHNN

Ngân hàng Nhà Nớc

NHTW

Ngân hàng Trung ơng

NHTM

Ngân hàng Thơng Mại.

ODA

Official Development Assistance - H tr phỏt
trin chớnh thc

TCTD

Tổ Chức Tín Dụng.

VND

Việt Nam đồng.


USD

Đôla Mỹ

WTO

Tổ chức thơng mại Thế giới


0

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

TÊN BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Quy mô hoạt động kinh doanh của
Vietinbank giai đoạn 2007-2010
Bảng 2.2: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Vietinbank giai đoạn 2007-2010
Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng quy mô và hiệu quả

hoạt động kinh doanh của Vietinbank giai đoạn 20072010
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu an toàn trong hoạt động của
Vietinbank giai đoạn 2007-2010
Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn của Vietinbank giai
đoạn 2007-2010
Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn vốn huy động của
Vietinbank theo sản phẩm giai đoạn 2007-2010
Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn huy động của
Vietinbank theo đối tượng khách hàng giai đoạn
2007-2010
Bảng 2.8: Cơ cấu nguồn vốn huy động của
Vietinbank theo loại tiền tệ giai đoạn 2007-2010
Bảng 2.9: Cơ cấu nguồn vốn huy động của
Vietinbank theo kỳ hạn giai đoạn 2007-2010

TRANG
26
26
27
27
39
41
43
44
45

10

Bảng 2.10 : Một số chỉ tiêu an toàn trong hoạt động
của Vietinbank giai đoạn 2007-2010


47

11

Bảng 2.11 : Khả năng thanh khoản của Vietinbank

48

12

Bảng 2.12 : Chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra bình
quân của Vietinbank

50


STT
1

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TÊN ĐỒ THỊ
Đồ thị 1.1: Tương quan lựa chọn giữa chi phí và rủi ro

TRANG
13

2

Đồ thị 2.1: Quy mô hoạt động kinh doanh của Vietinbank

giai đoạn 2007-2010

22

3

Đồ thị 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của Vietinbank giai đoạn
2007-2010

34

4

Đồ thị 2.3: Cơ cấu nguồn
theo sản phẩm
Đồ thị 2.4: Cơ cấu nguồn
theo đối tượng khách hàng
Đồ thị 2.5: Cơ cấu nguồn
theo loại tiền tệ
Đồ thị 2.6: Cơ cấu nguồn
theo kỳ hạn

vốn huy ñộng của Vietinbank

36

vốn huy động của Vietinbank

38


vốn huy động của Vietinbank

39

vốn huy động của Vietinbank

40

8

Đồ thị 2.7: Một số chỉ tiêu an toàn trong hoạt động kinh
doanh của Vietinbank giai đoạn 2007-2010

42

9

Đồ thị 2.8: Chênh lệch lãi suất đầu vào-đầu ra bình quân
của Vietinbank

45

5
6
7


0

1


LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới tiềm ẩn từ cuối
năm 2007, bùng phát năm 2008 và phát tán năm 2009; bắt đầu từ nước Mỹ và lan
các nước khác đã ảnh hưởng không ít đến Việt Nam. Tình hình kinh tế khó khăn
trong những tháng đầu năm 2010 cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế
đang tiến gần đã gây áp lực lớn đối với các ngân hàng trong nước về khả năng
tồn tại và cạnh tranh để vững bước.
Để tạo dựng cho mình một “sức khỏe” đủ mạnh, thời gian qua các NHTM
trong nước không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng quản trị họat động ngân
hàng. Huy động vốn - một trong những họat động giữ vai trò trọng tâm của ngân
hàng - đang trở thành họat động nóng, được các ngân hàng quan tâm nhiều nhất
trong tình trạng khan hiếm vốn hiện nay. Thông qua việc ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin, từngbước hiện đại hóa ngân hàng, các sản phẩm huy động
ngày càng phong phú, đa dạng, mang tính chất “đột phá- chiến lược”, thõa mãn
nhu cầu ngày càng cao và tinh tế của khách hàng. Vietinbank- một trong những
ngân hàng cổ phần hàng đầu Việt Nam - đã và đang tự khẳng định mình, tiếp tục
phát huy lợi thế của một thương hiệu mạnh bằng việc cho ra đời những sản phẩm
huy động hiện đại, mang tính cạnh tranh cao. Xuất phát từ nhận định trên, tôi
chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động đối với Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam”.
2

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Từ những vấn đề nghiên cứu trong lý thuyết, phân tích thực trạng huy
động vốn tại Vietinbank (trên khía cạnh tiền gửi của khách hàng để cho vay), qua

đó đề ra các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn hiệu quả nhất tại
Vietinbank.


3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Những vấn đề cơ bản về huy động vốn của các NHTM.
Đánh giá thực trạng huy động vốn tại Vietinbank (trên khía cạnh tiền gửi
của khách hàng để cho vay) trong 4 năm: năm 2007- 6 tháng đầu năm 2010 qua
các khía cạnh qui mô và cơ cấu huy động vốn; phân tích nguồn vốn huy động để
từ đó tìm ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại trong việc
huy động vốn tại Vietinbank.
4

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Hệ thống hóa các phương pháp huy động vốn tại ngân hàng.
Phân tích thực trạnh huy động vốn tại Vietinbank, tìm ra nhược điểm cần
khắc phục.
Đề xuất các giải pháp tăng cường huy động vốn một cách hiệu quả với chi
phí thấp nhất.
5

5 Bố cục của luận văn

Nội dung khóa luận như sau:
Phần mở đầu.
Chương 1: Nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng tình hình huy động vốn tại Vietinbank .
Chương 3: Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động tại Vietinbank.
Kết luận.
Do có hạn chế nhất định về thông tin cũng như về kiến thức, luận văn chắc
chắn sẽ có thiếu sót. Kính mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của Quý thầy
cô, bạn bè và độc giả để nội dung luận văn được hoàn chỉnh hơn.


1

0

1

CHƯƠNG I

NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
7

1.1 KHÁI NIỆM NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NHTM

Nguồn vốn của ngân hàng thương mại bao gồm các khoản như vốn điều lệ và
các quỹ, vốn huy động, vốn đi vay, vốn khác.
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh
đều phải có vốn. Ngân hàng thương mại được coi là một loại hình doanh nghiệp đặc
biệt, kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, do vậy việc tiến hành các biện pháp nghiệp vụ
tạo lập nguồn vốn để tổ chức hoạt động kinh doanh là vấn đề vô cùng quan trọng
đối với mỗi ngân hàng thương mại.
Nguôn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu sử dụng trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng thương mại, thực chất là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu

mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng nhưng với nghĩa vụ hoàn trả kịp thời,
đầy đủ theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Nguồn vốn huy động chiếm
tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng thương mại, bao
gồm các khoản:
Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng, còn được gọi là tiền gủi thanh toán,
tiền gửi giao dịch.
Tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức, đoàn thể.
Tiền gửi tiết kiệm.
Nguồn vốn huy động qua phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái
phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi…
8

1.2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG

19

1.2.1 Đối với nền kinh tế

Hệ thống ngân hàng thương mại đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát
triển của kinh tế. Thông qua nghiệp vụ huy động vốn mà hệ thống ngân hàng tập


2

trung hầu hết các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của xã hội, biến tiền nhàn rỗi
từ phương tiện tích luỹ trở thành nguồn vốn lớn của nền kinh tế. Đây là nguồn vốn
quan trọng để đầu tư phát triển nền kinh tế vì nó không những lớn về số lượng tuyệt
đối mà vì tính chất luân chuyển không ngừng của nó. Đặc biệt trong chiến lược phát
triển của nước ta là xây dựng nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá
nhưng điểm xuất phát thấp, ngân sách còn hạn hẹp, hầu như không có tích luỹ

trước, do đó vốn đầu tư cho các ngành kinh tế trông đợi rất nhiều vào nguồn vốn nội
lực trong đó nguồn vốn từ các ngân hàng huy động được là rất quan trọng vì nó tạo
nên sự ổn định vững chắc cho sự phát triển nhanh, ổn định và bền vững lâu dài.
Ngoài việc thu hút tiền nhàn rỗi trong xã hội để sử dụng cho đầu tư phát triển bên
cạnh đó thông qua nghiệp vụ huy động vốn giúp Ngân hàng Nhà nước kiểm soát
khối lượng tiền tệ trong lưu thông thông qua việc sử dụng chính sách tiền tệ (tỷ lệ
dự trữ bắt buộc, lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, tỷ giá…).
20

1.2.2 Đối với ngân hàng thương mại

Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân
hàng nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng. Không có nghiệp vụ huy động vốn xem
như không có hoạt động của ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại khi
được cấp phép thành lập phải có vốn điều lệ theo quy định, tuy nhiên vốn điều lệ
chỉ đủ tài trợ cho tài sản cố định, máy móc, thiết bị… cần thiết cho hoạt động chứ
chưa đủ vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động ngân hàng thương mại
như cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác. Để có vốn phục vụ cho các hoạt
động này ngân hàng phải huy động vốn từ khách hàng. Nghiệp vụ huy động vốn do
vậy, có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng cũng như đối với khách hàng.
Đối với ngân hàng thương mại, nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại
nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng thương mại khác.
Không có nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng thương mại sẽ không có đủ vốn tài
trợ cho hoạt động của mình. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ huy động vốn, ngân
hàng thương mại có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách


3

hàng đối với ngân hàng. Từ đó, ngân hàng thương mại có các biện pháp không

ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với
khách hàng. Có thể nói, nghiệp vụ huy động vốn góp phần giải quyết đầu vào của
ngân hàng.
21

1.2.3 Đối với khách hàng

Nghiệu vụ huy động vốn cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm và đầu
tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lời, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng
trong tương lai. Mặt khác, nghiệp vụ huy động vốn còn cung cấp cho khách hàng
một nơi an toàn để họ cất trữ và tích luỹ vốn tạm thời nhàn rỗi. Cuối cùng nghiệp vụ
huy động vốn giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân
hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và dịch vụ tín dụng khi khách
hàng cần vốn cho sản xuất, kinh doanh hoặc cần tiền cho tiêu dùng.
9

1.3 CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI
Vốn huy động tồn tại dưới nhiều hình thức, hay nói cách khác là ngân hàng
huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, phổ biến nhất là các nguồn sau đây:
22

1.3.1 Tiền gửi không kỳ hạn

Để sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng các
khách hàng phải mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng và có số dư nhất
định để sẵng sàng đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình. Như vậy, xét về bản chất, khi
mở và gửi tiền vào tài khoản này, mục tiêu của khách hàng không phải là tìm kiếm
các khoản lãi từ số dư tài khoản.

Do chủ tài khoản có quyền chi tiêu bất kỳ khi nào trong thời gian làm việc
của ngân hàng trong phạm vi số sư có trên tài khoản của mình, cho nên việc tận
dụng số dư tiền khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng làm nguồn vốn cho ngân
hàng là rất hạn chế. Ngân hàng chỉ có thể sử dụng một tỷ lệ thấp trên số dư tài
khoản của khách hàng làm nguồn vốn kinh doanh của mình. Do vậy, lãi suất tiền


4

gửi áp dụng đối với loại tài khoản này rất thấp, hay nói cách khác, chi phí cho
nguồn vốn huy động theo hình thức này rất rẻ (thậm chí ở nhiều nước trên thế giới,
số dư tài khoản loại này ngân hàng không phải trả lãi cho khách hàng).
Ngoài ra, việc thanh toán qua tài khoản tiền gửi không kỳ hạn còn giúp tăng
nguồn thu phí dịch vụ cho các ngân hàng thương mại, giảm thiểu rủi ro trong hoạt
động thanh toán của nền kinh tế.
23

1.3.2 Tiền gửi có kỳ hạn

Đây là loại tiền gửi mà đối tượng chủ yếu là các doanh nghiệp gửi có kỳ hạn,
về tính chất hoạt động thì giống tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn nhưng mục đích và đối
tượng gửi cũng khác nhau.
Tiền gửi có kỳ hạn có thể được phân thành nhiều loại theo định kỳ ngày,
tuần, tháng.
Tiền gửi có kỳ hạn thường có quy mô số dư trung bình lớn hơn so với các
khoản tiền gửi tiết kiệm, tạo nguồn vốn tương đối lớn cho ngân hàng. Tuy nhiên,
nguồn vốn này thường không ổn định và tạo sức ép cho ngân hàng nếu khách hàng
rút tiền với số lượng lớn.
24


1.3.3 Tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi
tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ
chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo
hiểm tiền gửi.
Tài khoản tiền gửi tiết kiệm không được sử dụng để phát hành séc và thực
hiện các giao dịch thanh toán, trừ trường hợp chuyển khoản sang tài khoản tiền vay
hoặc tài khoản khác của chính chủ sỡ hữu tiền gửi tiết kiệm tại tổ chức nhận tiền gửi
tiết kiệm đó.
Nhìn chung, tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn tương đối ổn định, cho phép
ngân hàng chủ động trong việc sử dụng vốn để cấp tín dụng, đầu tư. Tuy nhiên, lãi
suất áp dụng cho các khoản tiền gửi tiết kiệm thường cao hơn và quy mô số dư


5

trung bình của những khoản tiền gửi này thường có giá trị không lớn. Thông qua
các hình thức gửi tiền tiết kiệm khác nhau, ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu đa
dạng của khách hàng. Thông thường có 2 loại cơ bản sau:
25

1.3.3.1 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:

Đây là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút tiền theo yêu cầu mà
không cần báo trước vào bất kỳ ngày giờ làm việc nào của tồ chức nhận tiền gửi tiết
kiệm.
Loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn lãi suất thấp nguyên nhân giống như
tiền gửi không kỳ hạn. Khi khách hàng có nhu cầu chi tiêu có thể rút một phần trên
số tiền tiết kiệm sau khi xuất trình các giấy tờ hợp lệ.

26

1.3.3.2 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm, trong đó ngưòi gửi tiền
thoả thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm về kỳ hạn gửi nhất định.
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có thể được phân thành nghiều loại theo kỳ hạn
ngày, tuần, tháng.
Khách hàng được rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn nếu có thỏa thuận với tổ
chức nhận tiền gửi tiết kiệm khi gửi tiền và được hưởng lãi theo quy định của tổ
chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
27

1.3.4 Phát hành giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá là chứng nhận của ngân hàng phát hành để huy động vốn
trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều
kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa ngân hàng và khách hàng.
Căn cứ vào thời hạn, giấy tờ có giá được chia thành hai loại:
Giấy tờ có giá ngắn hạn: là giấy tờ có giá có thời hạn dưới một năm gồm kỳ
phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.
Giấy tờ có giá dài hạn là giấy tờ có giá có thời hạn từ một năm trở lên bao
gồm trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các giấy tờ có giá dài hạn khác.


6

Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá của ngân hàng thương mại được
thực hiện tập trung theo từng đợt, phục vụ nhu cầu vốn theo mục tiêu của ngân
hàng, ổn định hơn so với nguồn vốn huy động dưới các hình thức tiền gửi. Tuy

nhiên, hình thức huy động vốn này thường có lãi suất và chi phí phát hành cao.
Ngoài ra, việc phát hành giấy tờ có giá dài hạn phải được sự chấp thuận của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước căn cứ trên các điều kiện về thời gian hoat động, lợi
nhuận và phương án sử dụng vốn thu được từ phát hành giấy tờ có giá dài hạn.
10

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG

1.4.1 CHI PHÍ VÀ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN
Đối với mỗi một nguồn vốn huy động, các ngân hàng đều luôn quan tâm hai
vấn đề quan trọng sau: một là chi phí để có nguồn vốn là bao nhiêu, hai là mối quan
hệ phụ thuộc và rủi ro của mỗi nguồn vốn. Trong điều kiện môi trường cạnh tranh
ngày càng khốc liệt, ngân hàng cần phải biết mỗi khoản mục chi phí bao gồm những
gì? Điều này đặc biệt đúng đối với chi phí huy động vốn vì đây là chi phí cao nhất
trên cả chi phí nhân lực, chi phí quản lý và các chi phí khác.
28

1.4.1.1 Chi phí cho nguồn vốn huy động

Chi phí huy động vốn là khoản chi phí được cấu thành bởi chi phí lãi phải trả
cho các khoản tiền gửi của khách hàng và các chi phí phi lãi phát sinh khác trong
quá trình huy động vốn. Đây là khoản chi phí trọng yếu trong tổn chi phí của mỗi
ngân hàng, cho nên với hầu hết các ngân hàng muốn tăng thu nhập thì việc hạ thấp
chi phí tiền gửi của mình là nhu cầu bức thiết. Tuy nhiên, các ngân hàng không dễ
dàng hạ thấp chi phí tiền gửi của mình bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức
cung tiền gửi, khả năng cạnh tranh của ngân hàng, lãi suất cho vay, quy mô của
khoản tiền gửi không phải trả lãi và quan trọng nhất là sự chênh lệch giữa lãi suất
tiền gửi và lãi suất đi vay.
Chênh lệch lãi suất là giá mà người tiêu dùng thực trả cho các dịch vụ tài
chính trung gian của ngân hàng. Nó được xác định bởi chi phí cho công nghệ, chi



7

phí cho vốn, phí bảo hiểm rủi ro của các khoản vay, thuế phải nộp,… Mức chênh
lệch này lớn hay nhỏ phụ thuộc vào sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng và
sức ép đối thủ cạnh tranh.
Những loại tiền gửi khác nhau tương ứng với những mức độ rủi ro khác nhau
để quyết định những lãi suất huy động khác nhau, ví dụ như tiền gửi có kỳ hạn có
rủi ro thấp hơn tiền gửi không kỳ hạn. Thêm vào đó, thu nhập của người gửi tiền và
mức cạnh tranh trên thị trường cũng tác động tới lãi suất huy động. Hơn nữa, những
khoản tiền gửi ngân hàng không phải trả lãi có ảnh hưởng tới mức chênh lệch lãi
suất của ngân hàng. Quy mô của các khoản tiền gửi không phải trả lãi càng nhiều
thì thu nhập từ lãi suất ròng sẽ càng lớn và ngân hàng cần có khả năng cạnh tranh
mạnh hơn so với các đối thủ.
Có 3 phương pháp các định chi phí huy động vốn thường được các ngân
hàng áp dụng phổ biến là: phương pháp chi phí bình quân, chi phí vốn biên tế và chi
phí hỗn hợp. Mỗi phương pháp đều có một ý nghĩa nhất định tùy theo mục đích sử
dụng của số liệu về chi phí huy động vốn tính toán được.
Phương pháp chi phí bình quân
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất. Phương pháp này chú trọng
vào cơ cấu hỗn hợp các nguồn vốn mà ngân hàng đã huy động được trong quá khứ
và xem xét cẩn thận mức lãi suất mà thị trường đòi hỏi ngân hàng phải trả cho mỗi
nguồn vốn huy động được. Công thức tính chi phí bình quân như sau:
Tổng chi phí lãi
Chi phí lãi bình quân =
Tổng nguồn vốn huy động bình quân
Phương pháp này cung cấp cho ngân hàng một chuẩn mực tương đối cho
việc ra quyết định nên cho vay và đầu tư thế nào để có lãi. Nhưng việc tính toán như
trên là chưa hoàn chỉnh, vì nó chỉ dừng lại ở mức độ xem xét giá vốn của nguồn

vốn, nhiều chi phí khác có liên quan đến huy động vốn vẫn chưa được đề cập đến.


8

Đó chính là chi phí phi lãi, bao gồm: tiền lương và chi phí quản lý gián tiếp; mức dự
trữ bắt buộc theo quy định; phí bảo hiểm tiền gửi; chi phí quảng cáo; khuyến mãi…
Do vậy, các ngân hàng khắc phục nhược điểm bằng cách sử dụng tài sản sinh
lợi làm cơ sở tính toán chi phí, tức là so sánh chi phí lãi và phi lãi trong huy động
vốn với lượng tài sản sinh lời của ngân hàng theo công thức sau:
Tổng chi phí lãi + Chi phí phi lãi
Tỷ suất sinh lời tối thiểu =
để bù đắp chi phí

Tổng tài sản có sinh lời

Công thức trên có nghĩa là thu nhập từ các tài sản sinh lời tối thiểu phải bằng
tỷ lệ này để có thể bù đắp tổng chi phí huy động vốn. Trên thực tế, các cổ đông-chủ
sở hữu của ngân hàng-cũng tham gia góp vốn vào ngân hàng và như vậy sẽ phát
sinh chi phí vốn sở hữu. Đây là chi phí cơ hội thể hiện lợi nhuận kỳ vọng của những
người góp vốn vào ngân hàng. Vì nếu ngân hàng không tạo ra được tỷ suất sinh lời
thỏa đáng trên vốn chủ sở hữu thì các cổ đông sẽ rút vốn ra và đầu tư vào nơi khác
hấp dẫn hơn. Để tính chi phí vốn chủ sở hữu, một phương pháp hợp lý là ước tính
một tỷ suất sinh lời cần thiết mà các cổ đông cho rằng cần thiết sẽ duy trì mức góp
vốn hiện tại.
Như vậy, tỷ suất sinh lợi tối thiểu cần thiết phát sinh từ toàn bộ các nguồn
vốn huy động và vốn sở hữu của ngân hàng là:
Tỷ suất sinh lợi tối thiểu =

Suất sinh lời trước

Tỷ suất sinh lợi tối
+ thuế cho cổ đông
thiểu để bù đắp chi phí

Phương pháp chi phí vốn biên tế:
Phương pháp chi phí bình quân tuy có ưu điểm là đơn giản nhưng chỉ nhìn về
quá khứ để xem xét chi phí và tỷ suất lợi nhuận tối thiểu đã thực hiện của ngân
hàng. Trong khi đó, phần lớn các quyết định kinh doanh của ngân hàng là cho hiện
tại và hướng về tương lai, tức phải trả lời câu hỏi: khi một khách hàng xin cấp một
khoản tín dụng, để đáp ứng nhu cầu đó, ngân hàng phải tốn phí là bao nhiêu? Tỷ lệ


9

thu nhập ngân hàng phải tạo ra từ tín dụng và đầu tư chứng khoán tương lai tối tối
thiểu phải bằng bao nhiêu để có thể bù đắp chi phí huy động những nguồn vốn mới.
Phương pháp chi phí vốn biên tế giả định rằng toàn bộ nguồn vốn để đáp ứng nhu
cầu trên của khách hàng đều bắt đầu từ việc vay trên thị trường tiện tệ, ta có công
thức sau:

Chi phí huy động vốn
Chi phí trả lãi theo lãi suất bình
Chi phí lãi để
===
=
+
để tài trợ khoản vay
quân trên thị trường tiền tệ
huy động vốn
Chi phí biên là chi phí tăng thêm cho một đồng vốn mới mà ngân hàng phải

bỏ ra khi huy động thêm vốn. Căn cứ vào chi phí biên, ngân hàng xác định mức lợi
nhuận tối thiểu cần đạt được từ những tài sản có thêm từ các nguồn vốn này.
Chi phí huy động vốn hỗn hợp
Trong thực tế, để phân định nguồn vốn nào sử dụng cho mục đích nào không
phải là việc dễ dàng. Ngân hàng thường huy động từ nhiều nguồn khác nhau cho
các mục đích khác nhau. Do vậy, cần phải quan tâm xem xét chi phí huy động vốn
trên một hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau. Việc tính toán chi phí nguồn vốn
gồm các bước sau:
Bước 1: xác định lượng vốn dự kiến huy động mỗi nguồn để đáp ứng nhu
cầu tài trợ.
Bước 2: xác định mức khả dụng mỗi nguồn vốn.
Bước 3: xác định chi phí lãi và chi phí phi lãi của mỗi nguồn vốn.
Bước 4: tập hợp chi phí lãi của tất cả các nguồn vốn xác định tương quan với
tổng nguồn vốn huy động.
Rủi ro trong công tác huy động vốn:
Thực tế hoạt động của ngân hàng đã cho thấy, việc lựa chọn nguồn vốn để
đáp ứng nhu cầu kinh doanh của ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào chi phí của
mỗi nguồn mà còn phụ thuộc rủi ro mà nguồn vốn huy động có thể mang lại.


10

29

30

1.4.1.2 Các loại rủi ro tác động đến nguồn vốn huy động của ngân hàng:
Rủi ro lãi suất:

Khi lãi suất thị trường giảm, ngân hàng sẽ bị thiệt hại do trước đó đã huy

động những nguồn vốn dài hạn với lãi suất cao. Khi lãi suất thị trường tăng, người
gửi tiền sẽ thấy lãi suất mà ngân hàng trả cho họ không thỏa đáng nên họ sẽ rút tiền
để đầu tư vào lĩnh vực khác có lợi hơn. Như vậy, có thể thấy rủi ro lãi suất xuất hiện
ở những nguồn vốn huy động có thời hạn dài.
31

Rủi ro thanh toán:

Xảy ra khi có tình trạng rút tiền hàng loạt của khách hàng làm sụt giảm
nghiêm trọng nguồn vốn của ngân hàng. Như tình trạng thất nghiệp gia tăng, các
doanh nghiệp không tiêu thu được hàng hóa sẽ làm cho tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi
thanh toán sẽ giảm đi một các đột ngột … buộc ngân hàng phải tìm kiếm những
nguồn vốn khác có chi phí cao hơn để bù đắp.
32

Rủi ro vốn chủ sỡ hữu:

Khi vốn huy động qúa lớn so với vốn chủ sở hữu, nhà đầu tư sẽ lo lắng đến
khả năng hoàn trả của ngân hàng và có thể họ sẽ rút vốn khỏi ngân hàng đó.
33

1.4.1.3 Lựa chọn giữa chi phí và rủi ro trong huy động vốn của ngân

hàng:
Trước tiên có sự đánh đổi giữa rủi ro và chi phí huy động vốn, những nguồn
vốn có chi phí thấp có thể phải chịu rủi ro cao về lãi suất, thanh khoản hay là vốn
chủ sở hữu. Như vậy mỗi khi phải huy động vốn mới, nhà quản trị phải lựa chọn
một vị trí (điểm A hay điểm B trên đồ thị) theo chỉ đạo của các đại cổ đông của
ngân hàng về tương quan ưu tiên giữa rủi ro và lợi nhuận trên bản đối chiếu giữa rủi
ro và chi phí theo từng cách phối hợp giữa các nguồn vốn.



11

Chi phí

AA

B

89

Đồ thị 1.1: Tương quan lựa chọn giữa chi phí và rủi ro

Rủi ro

Theo sơ đồ trên, nhà quản trị có thể kết luận rằng nguồn vốn hiện đang sử
dụng chi phí trên 1 đồng vốn huy động quá đắt (điểm A), do vậy mà lợi nhuận thuần
bị ảnh hưởng nghiêm trọng và cần phải có một hỗn hợp nguồn vốn kiểu khác. Từ
đó, ngân hàng có thể mong muốn thay đổi lối kết cấu nguồn vốn từ điểm A sang
điểm B. Nhà quản trị quyết định vị trí rủi ro, chi phí thích hợp nhất với mục tiêu của
ngân hàng và mong nuốn cổ đông góp vốn.
Thứ hai, mức độ rủi ro của các nguồn vốn khác nhau thay đổi theo những
chiều hướng rủi ro được xem xét. Ví dự như, tiền gửi tiết kiệm của những hộ gia
đình có thu nhập thấp và trung bình có thể tương đối ít nhạy cảm với những thay đổi
của lãi suất (độ co giãn theo giá thấp), nhưng cũng chính loại tiền gửi đó lại có thể
gần với cao điểm rủi ro thanh khoản vào những thời vụ nhất định trong năm (như lễ
Giáng Sinh, tết…) hoặc những giai đoạn nào đó trong chu kỳ kinh doanh khi việc
rút tiền diễn ra ào ạt.
34


1.4.2 Yếu tố khách quan

Sự ổn định về chính trị-xã hội có tác động rất lớn đến tâm lý và niềm tin của
người gửi tiền. Một quốc gia có nền chính trị ổn định thì người dân sẽ tin tưởng gửi


12

tiền vào hệ thống ngân hàng nhiều hơn. Ngân hàng sẽ là cầu nối hữu hiệu giữa tiết
kiệm và đầu tư.
Mức độ phát triển của nền kinh tế được thể hiện qua các yếu tố như tốc độ
tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân, tỷ lệ thất nghiệp, … có ảnh hưởng rất lớn
đến nguồn vốn huy động tại các ngân hàng. Môi trường kinh tế phát triển ổn định
thì nguồn vốn huy động tại các ngân hàng sẽ được tăng cao.
Sự thay đổi trong chính sách tài chính, chính sách tiền tệ và các quy định của
chính phủ, của NHNN cũng ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn của NHTM.
Tùy theo đặc trưng văn hóa của từng quốc gia, địa phương mà người có tiền
nhàn rỗi sẽ quyết định lựa chọn hình thức giữ tiền ở nhà, gửi vào ngân hàng hay đầu
tư vào các lĩnh vực khác. Ở các nước phát triển, việc thanh toán không dùng tiền
mặt và sử dụng các dịch vụ ngân hàng đã khá quen thuộc với người dân. Đối với
những nước đang phát triển như Việt Nam, người dân có thói quen giữ tiền mặt hay
tích trữ dưới dạng vàng, ngoại tệ mạnh,… làm cho lượng vốn được thu hút vào ngân
hàng còn hạn chế.
Đặc điểm về dân số thể hiện qua các chỉ tiêu quy mô dân số, mật độ dân số,
độ tuổi trung bình sẽ ảnh hưởng đến quy mô cũng như cơ cấu của nguồn vốn huy
động.
Hoạt động huy động vốn của ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố.
Mỗi loại nguồn vốn huy động lại chịu sự tác động khác nhau bởi các yếu tố đó. Do
vậy, ngân hàng cần nghiên cứu đặc điểm riêng của từng loại nguồn vốn huy động để

có những hình thức huy động vốn phù hợp, đảm bảo mục tiêu mà ngân hàng đã đề
ra.
35

36

1.4.3. Yếu tố chủ quan
1.4.3.1 Lãi suất cạnh tranh

Lãi suất là một trong những biến số chủ chốt, cơ bản mà ngân hàng có thể tác
động vào đặc biệt trong cơ chế thả nổi lãi suất như hiện nay.


13

Định giá nguồn vốn huy động là một việc làm quan trọng và phức tạp đối với
các nhà quản trị ngân hàng. Nếu ngân hàng phải trả một mức lãi suất lớn để thu hút
và duy trì sự ổn định lượng tiền gửi khách hàng thì phải chịu áp lực gia tăng chi phí,
giảm lợi nhuận. Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, việc
duy trì lãi suất tiền gửi cạnh tranh là đều khó tránh khỏi.
37

1.4.3.2 Chất lượng dịch vụ ngân hàng

Chất lượng dịch vụ là năng lực của dịch vụ ngân hàng được ngân hàng cung
ứng và thể hiện qua mức độ thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Chất lượng dịch vụ là do khách hàng cảm nhận được chứ không phải do ngân
hàng quyết định. Chất lượng dịch vụ ngân hàng thể hiện sự phù hợp với nhu cầu và
mong muốn của khách hàng. Các tiêu chuẩn thường được sử dụng để đánh giá chất
lượng dịch vụ của một ngân hàng như: sự đa dạng của các loại hình sản phẩm dịch

vụ, mức độ tin cậy của khách hàng dành cho ngân hàng, đội ngũ nhân sự chuyên
nghiệp,…
Việc đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với một dịch vụ nào đó
của ngân hàng là việc làm không dễ bởi có nhiều yếu tố đánh giá mang tính trừu
tượng. Tuy nhiên việc nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng là yêu cầu cấp thiết
trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng hiện nay.
38

1.4.3.3 Quy mô vốn tự có
Vốn tự có

Hệ số giới hạn huy động vốn=
Tổng nguồn vốn huy động
Trong đó:
Vốn tự có của ngân hàng gồm: vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ,
quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia.
Tổng nguồn vốn huy động gồm: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn,
tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi để huy động
vốn, các tiền giữ hộ và đợi thanh toán, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước (nếu có).


14

Hệ số này đưa ra nhằm mục đích giới hạn mức huy động vốn của ngân hàng
để tránh tình trạng khi ngân hàng huy động vốn quá nhiều vượt quá mức bảo vệ của
vốn tự có làm cho ngân hàng có thể mất khả năng chi trả. Để tạo một khoản các an
toàn trong hoạt động của ngân hàng trong mối tương quan giữa vốn tự có và vốn
huy động, nếu chênh lệch đó càng lớn thì hệ số an toàn của ngân hàng sẽ thấp.
Ở góc độ khác, một số quốc gia còn dùng hệ số này để bảo hộ các ngân hàng
trong nước đối với thị trường tiền gửi trong giai đoạn đầu của hội nhập kinh tế quốc

tế (theo công văn số 1210/NHNN-CNH của Ngân hàng nhà nước, các chi nhánh
ngân hàng nuớc ngoài tại Việt Nam được nhận tiền gửi Việt Nam từ các thể nhân
Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng theo tỷ lệ trên mức vốn được
cấp của chi nhánh với mức tiền gửi tối đa và theo lộ trình cụ thể: từ ngày 1/1/2007 ,
tỷ lệ huy động là 650% vốn được cấp; từ ngày 1/1/2008 là 800% vốn được cấp; từ
ngày 1/1/2009 là 900% vốn được cấp; từ ngày 1/1/2000 là 1000% vốn được cấp và
sau ngày 1/1/2011 sẽ được đối xử quốc gia đầy đủ. Theo NHNN, cơ chế và lộ trình
trên là nhằm thực hiện các cam kết về dịch vụ ngân hàng tại biểu cam kết về dịch vụ
trong bộ văn kiện gia nhập tổ chức thương mại thế giới của Việt Nam.
1.4.3.4 Các dịch vụ ngân hàng hiện đại hỗ trợ cho các sản phẩm huy
động vốn:
Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực công nghệ thông tin,
các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng từng bước được cải tiến theo hướng hiện đại
hóa. Từ đó, ngân hàng có thêm những kênh phân phối sản phẩm hiện đại nhằm đáp
ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi hơn so với kênh phân
phối truyền thống. Tùy theo trình độ công nghệ và khả năng bảo mật của ngân hàng
mà ngân hàng sẽ cung ứng các dịch vụ ngân hàng hiện đại theo các cấp độ khác
nhau như phone banking, mobile banking, homebanking, internet banking. Những
dịch vụ thường được ngân hàng cung ứng qua kênh phân phối hiện đại là: thu thập
thông tin về tỷ giá, lãi suất, tra cứu số dư, liệt kê giao dịch tài khoản, mua thẻ điện
thoại trả trước, thực hiện các giao dịch chuyển khoản thanh toán điện nước thanh
toán trên các website mua bán trực tuyến.


15

Thương hiệu của ngân hàng: chính là uy tín và hình ảnh của ngân hàng được
tạo dựng qua quá trình hoạt động.
Thương hiệu của ngân hàng càng được nhiều khách hàng biết đến và tin
tưởng thì việc huy động vốn cho ngân hàng sẽ rất thuận lợi.

1.5 Kinh nghiệm huy động tiền gửi của các ngân hàng trên thế giới
Với kinh nghiệm dày dặn va công nghệ hiện đại trên trường quốc tế, các sản
phẩm tiền gửi của các ngân hang trên thế giới là những bài học kinh nghiệm quý
báu cho các ngân hàng trong nước hiện nay. Sau đây sẽ là một số sản phẩm huy
động tiền gửi của các ngân hang lớn trên thế giới.
1.5.1 Ngân hàng Citibank
E-Savings account
Tài khoản này khách hàng có thể giao dịch trực tuyến qua mạng internet
hoặc điện thoại.
Có thể chuyển tiền từ bất kỳ tài khoản nào tại các chi nhánh khác của
Citibank sang tài khoản e-savings account.
Health savings account
Nếu khách hàng được tham gia trong một chương trình chăm sóc sức khỏe
có chất lượng, Citibank health savings account là một giải pháp cho khách hàng.
Với tài khoản này, khách hàng sẽ được miễn phần đóng thuế do đó có thể sử dụng
phần miễn thuế này để thanh toán cho các khoản chi tiêu về thuốc men.
1.5.2 Ngân hàng Standard Chartered
My Dream Account
Đây là một tài khoản tiết kiệm đặc biệt nhằm tiết kiệm cho tương lai của con
em khách hàng. Khách hàng có thể dễ dàng quản lý tài khoản này.
Women’s Account
Tài khoản này được thiết kế một cách đặc biệt để đáp ứng nhu cầu về quản lý
tài chính trong gia đình của các chị em phụ nữ.
Marathon Savings Account


16

Khách hàng sẽ được hưởng lãi suất hấp dẫn giống như tiền gửi tiết kiệm kỳ
hạn, đồng thời cũng được hưởng những tiện ích giao dịch tài khoản và rút tiền linh

hoạt tại mọi thời điểm.
Foreign Currency Account
Khách hàng bắt đầu muốn tiết kiệm bằng những loại ngoại tệ khác nhau?
Hãy đến với Standard Chartered Bank, khách hàng sẽ hưởng một lãi suất tiết kiệm
cao.

11

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương một giúp chúng ta có cái nhìn khái quát về các nguồn vốn trong hoạt
động kinh doanh của NHTM. Trong đó luận văn đã đưa ra khái niệm về nguồn vốn,
các loại nguồn vốn cũng như các hình thức huy động vốn của NHTM.
Ngoài ra, luận văn cũng trình bày cơ sở lý luận về các loại chi phí cũng như
rủi ro trong công tác huy động vốn, các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động
tiền gửi cũng như các biện pháp quản lý nguồn vốn.
Trên nền tảng những cơ sở lý luận của chương 1, sang chương 2 chúng ta sẽ
tiếp tục tìm hiểu tình hình huy động vốn của NHTMCP Công thương Việt Nam
trong những năm qua từ đó đưa ra những nhận định cũng như tìm ra những nguyên
nhân, hạn chế làm cơ sở đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm giúp cho nguồn vốn
huy động của NHTMCP Công thương Việt Nam ngày càng gia tăng về số lượng
cũng như chất lượng.


×