Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị môi trường (EMA) trong các doanh nghiệp sản xuất thép khu vực phía Nam Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------

HUỲNH LÊ PHI YẾN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG (EMA)
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THÉP
KHU VỰC PHÍA NAM VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------

HUỲNH LÊ PHI YẾN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG (EMA)
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THÉP
KHU VỰC PHÍA NAM VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. VĂN THỊ THÁI THU



TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán
quản trị môi trường (EMA) trong các doanh nghiệp sản xuất thép khu vực phía
Nam Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS
Văn Thị Thái Thu.
Các số liệu và kết quả đề tài này được thu thập và trình bày một cách trung thực.
Những nội dung tham khảo hay trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng.

Thành phố Hồ Chí Minh, 2019
Tác giả luận văn

Huỳnh Lê Phi Yến


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ
TÓM TẮT - ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do thực hiện đề tài: ......................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ...................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................3
5. Những đóng góp của luận văn ..........................................................................4
6. Kết cấu luận văn ................................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ................................................6
1.1

Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................6

1.1.1

Các nghiên cứu ngoài nước ....................................................................6

1.1.2

Các nghiên cứu trong nước ...................................................................10

1.2

Nhận xét các công trình nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên cứu ......13

1.2.1

Nhận xét các công trình nghiên cứu .....................................................13

1.2.2

Khe hổng nghiên cứu ..........................................................................134


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................15
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................16
2.1

Tổng quan về kế toán quản trị môi trường. .................................................16

2.1.1

Khái niệm về kế toán quản trị môi trường ............................................16

2.1.2

Khái niệm về vận dụng kế toán quản trị môi trường ............................17

2.1.3

Lịch sử ra đời và phát triển của kế toán môi trường .............................18


2.1.4 Hạn chế của kế toán quản trị truyền thống và lợi ích của việc vận dụng
kế toán quản trị môi trường. ...............................................................................19
2.1.5

Thông tin của kế toán quản trị môi trường ...........................................20

2.1.6

Trình bày và công bố thông tin kế toán quản trị môi trường ................21

2.2


Các lý thuyết nền .........................................................................................22

2.2.1

Lý thuyết thể chế (Institutional theory) ................................................22

2.2.2

Lý thuyết hợp pháp (Legitimacy theory) ..............................................23

2.2.3

Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory) ................................25

2.2.4

Lý thuyết bất định (Contingency Theory) ............................................26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................26
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................27
3.1

Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu của luận văn. ..........................27

3.1.1

Khung nghiên cứu .................................................................................27

3.1.2


Quy trình nghiên cứu ............................................................................27

3.2

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu đề nghị. .................................................28

3.2.1

Mô hình nghiên cứu ..............................................................................28

3.2.2

Giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................29

3.3

Mô tả thang đo .............................................................................................32

3.3.1

Thang đo “Nhận thức về lợi ích của EMA” .........................................33

3.3.2

Thang đo “Nhu cầu công bố thông tin liên quan đến môi trường” ......34

3.3.3

Thang đo “Quy chuẩn pháp lý” ............................................................35


3.3.4

Thang đo “Nhận thức của nhà quản trị về EMA” ................................36

3.3.5

Thang đo “Áp lực từ các bên liên quan” ..............................................38

3.3.6

Thang đo “Khó khăn khi vận dụng EMA” ...........................................38

3.3.7 Thang đo “Vận dụng EMA trong DNSX thép khu vực phía Nam Việt
Nam”. ...............................................................................................................40
3.4

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................40

3.4.1

Phương pháp nghiên cứu định tính .......................................................40

3.4.2

Phương pháp nghiên cứu định lượng ....................................................41

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................45



CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................46
4.1

Kết quả nghiên cứu định tính ......................................................................46

4.2

Kết quả nghiên cứu định lượng ...................................................................49

4.2.1

Mẫu khảo sát .........................................................................................49

4.2.2

Tổng quan chung về các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam .....50

4.2.3 Thực trạng vận dụng kế toán quản trị môi trường trong các DNSX thép
khu vực phía Nam Việt Nam ..............................................................................52
4.2.4

Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo ..........................................52

4.2.5

Phân tích nhân tố khám phá ..................................................................58

4.2.6

Phân tích tương quan ............................................................................64


4.2.7

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng EMA ..............69

4.3

Bàn luận .......................................................................................................69

4.3.1

Nhận thức về lợi ích của EMA ........................................................................ 69

4.3.2

Nhu cầu công bố thông tin liên quan đến môi trường ............................... 70

4.3.3

Nhận thức của nhà quản trị............................................................................... 71

4.3.4

Áp lực từ các bên liên quan .............................................................................. 71

4.3.5

Khó khăn khi vận dụng EMA .......................................................................... 72

4.3.6


Quy chuẩn pháp lý .............................................................................................. 72

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ....................................................................................72
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý .................................................................74
5.1

Kết luận........................................................................................................74

5.2

Hàm ý ..........................................................................................................75

5.3

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................................78

5.3.1

Hạn chế của đề tài .................................................................................78

5.3.2

Hướng nghiên cứu trong tương lai........................................................79

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ....................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nội dung

BCTC

Báo cáo tài chính

DN

Doanh nghiệp

DNSX

Doanh nghiệp sản xuất

ECMA

Kế toán quản trị chi phí môi trường

EFA

Phân tích nhân tố khám phá

EMA

Kế toán quản trị môi trường


EMS

Hệ thống quản lý môi trường

IFAC

Hiệp hội kế toán quốc tế

IMA

Viện kế toán quản trị Hoa Kỳ

KMO

Kaiser – Meyer- Olkin

KTQT

Kế toán quản trị

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ


Tài sản cố định

UNDSD

Ủy ban phát triển bền vững của Liên hợp quốc


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng EMA .....................................12
Bảng 2.1: Tổng hợp định nghĩa về EMA trong các nghiên cứu ...............................16
Bảng 3.1 : Thang đo Nhận thức về lợi ích của EMA ................................................33
Bảng 3.2: Thang đo Nhu cầu công bố thông tin liên quan đến môi trường ..............35
Bảng 3.3 : Thang đo Quy chuẩn pháp lý...................................................................36
Bảng 3.4: Thang đo Nhận thức của nhà quản trị về EMA ........................................37
Bảng 3.5: Thang đo Áp lực từ các bên liên quan ......................................................38
Bảng 3.6: Thang đo Khó khăn khi vận dụng EMA ..................................................39
Bảng 3.7: Thang đo Vận dụng EMA trong các DNSX thép khu vực phía Nam Việt
Nam ...........................................................................................................................40
Bảng 3.8: Đối tượng tham gia phỏng vấn chuyên gia...............................................41
Bảng 4.1: Kết qủa định tính của các nhân tố ...........................................................45
Bảng 4.2: Thống kê mô tả cỡ mẫu nghiên cứu .........................................................50
Bảng 4.3: Kiểm định lần 1 Cronbach’s Alpha cho biến LI.......................................53
Bảng 4.4: Kiểm định lần 2 hệ số Cronbach’s Alpha cho biến LI .............................54
Bảng 4.5: Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha cho biến BC ....................................54
Bảng 4.6: Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha cho biến QC ....................................55
Bảng 4.7: Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha cho biến QT ....................................56
Bảng 4.8: Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha cho biến AL ....................................56
Bảng 4.9: Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha cho biến KK ...................................57
Bảng 4.10: Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha cho biến VD ..................................58

Bảng 4.11: Kết quả kiểm định KMO và Barlett’s ( Lần 1).......................................59
Bảng 4.12: Ma trận nhân tố xoay ( Rotated component matrix) ..............................60
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định KMO và Barlett’s ( Lần 2).......................................61
Bảng 4.14: Ma trận nhân tố xoay ( Lần 2) ................................................................61


Bảng 4.15 : Kết quả kiểm định KMO và Barlett’s của biến phụ thuộc ....................63
Bảng 4.16: Ma trận nhân tố biến phụ thuộc ..............................................................63
Bảng 4.17: Ma trận tương quan giữa các biến ..........................................................64
Bảng 4.18: Kết qủa đánh giá mô hình .......................................................................65
Bảng 4.19: Phân tích phương sai ANOVA ...............................................................66
Bảng 4.20: Bảng hệ số hồi quy .................................................................................66
Bảng 4.21: Kết quả kiểm định các giả thuyết ...........................................................68


DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ

Hình 3.1: Khung nghiên cứu của tác giả ...................................................................27
Hình 3.2: Sơ đồ nghiên cứu ......................................................................................28
Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu đề nghị .....................................................................29


TÓM TẮT
Trong nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay, với mục tiêu duy trì nền kinh tế phát triển
bền vững thì việc vận dụng các kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị môi
trường nói riêng vào trong các doanh nghiệp là điều thiết yếu. Để kế toán quản trị
môi trường thật sự phát huy hiệu quả trong quản lý thì trước hết phải xác định rõ
những nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị môi trường trong
doanh nghiệp. Do đó, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng
đến việc vận dụng kế toán quản trị môi trường (EMA) trong các DNSX thép khu

vực phía Nam Việt Nam”, nhằm nhận diện và đo lường mức độ tác động của những
nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất
thép khu vực phía Nam Việt Nam. Trên cơ sở tổng hợp các lý luận, thừa kế các kết
quả từ các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài, tác giả sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng, nghiên cứu đã tìm ra
năm nhân tố ảnh hưởng tác động đến việc vận dụng EMA trong các DNSX thép
gồm: nhận thức về lợi ích của EMA, nhu cầu công bố thông tin liên quan đến môi
trường, nhận thức của nhà quản trị về EMA, áp lực từ các bên liên quan, khó khăn
khi vận dụng EMA. Từ đó, tác giả đưa ra các định hướng và đề xuất cũng như
những giải pháp để tăng khả năng vận dụng EMA.
Từ khóa: Kế toán quản trị môi trường, nhân tố ảnh hưởng, doanh nghiệp sản xuất


ABSTRACT
In the current globalized economy, with the goal of maintaining a sustainable
economic development, the application of management accounting in general and
environmental management accounting in particular to businesses is essential. In
order for the environmental management accounting to really promote its
effectiveness in management, it must first determine the factors affecting the
application of environmental management accounting in enterprises. Therefore, the
author conducts research on the topic "Factors affecting the application of
environmental management accounting (EMA) in steel manufacturing enterprises in
the South of Vietnam", to identify and measure the impact of factors affecting the
application of management accounting in steel manufacturing enterprises in
southern Vietnam. On the basis of synthesizing the arguments, inheriting the results
from previous research projects related to the topic, the author uses qualitative
research methods combined with quantitative, research found five factors influence
the use of EMA in steel manufacturing enterprises, including: awareness of EMA
benefits, the need to publish information related to the environment, and the
awareness of managers about EMA, pressure from stakeholders, is difficult to apply

EMA. Since then, the author provides directions and suggestions as well as
solutions to increase the ability to apply the EMA.
Keywords: Environmental
manufacturing enterprises

management

accounting,

influencing

factors,


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do thực hiện đề tài:
Dưới hình thức sự phát triển bền vững, việc bảo vệ môi trường là một trong
những yếu tố thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Để hỗ trợ đầy đủ cho
sự phát triển bền vững, việc thu thập và trình bày chi phí môi trường phải được thể
hiện trong hệ thống thông tin kế toán quản trị của doanh nghiệp. Do vậy, kế toán
quản trị môi trường (EMA- Environment management accounting) đã được phát
triển nhằm giải quyết những hạn chế của kế thống kế toán quản trị truyền thống.
Theo Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC), kế toán quản trị môi trường (EMA) “là
quá trình quản lý hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường thông qua sự phát triển và
ứng dụng hệ thống kế toán phù hợp với các vấn đề môi trường”. Theo (UNDSD,
2001) cho rằng: “Kế toán quản trị môi trường là một bộ phận của kế toán quản trị
DN, nhằm thu thập, xử lý, phân tích và sử dụng các thông tin tiền tệ và hiện vật liên

quan tới các tác động của DN đến môi trường, từ đó cải thiện hoạt động của DN ở
cả khía cạnh tài chính và môi trường”. Nghiên cứu Trịnh Hiệp Thiện (2010) cho
rằng “EMA được xem là một lĩnh vực của kế toán quản trị hiện đại, một hệ thống
quản lý thành quả kinh tế liên quan môi trường thông qua việc phát triển và ứng
dụng hệ thống kế toán môi trường phù hợp” và là một công cụ hỗ trợ việc cải thiện
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và môi trường thông qua việc nâng
cao trách nhiệm môi trường, tiết kiệm chi phí tài chính, giúp cho doanh nghiệp sẽ
cung cấp được thông tin đầy đủ hơn, đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan. Mặt
khác, giúp các doanh nghiệp đề ra chiến lược để giảm được rủi ro về môi trường
(Godschalk, 2008).
Về khía cạnh thực tiễn, kế toán quản trị môi trường vẫn chưa được áp dụng
nhiều do doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ được tầm quan trọng của công tác
này nói chung và các doanh nghiệp sản xuất thép nói riêng.
Thực tế không thể phủ nhận vai trò quan trọng của ngành công nghiệp thép
trong nền kinh tế của nhiều quốc gia. Thép không chỉ được sử dụng trong các mục


2

đích lớn như đầu tư xây dựng cơ bản, các công trình phục vụ xây dựng cơ sở vật
chất hạ tầng cho nền kinh tế như cầu, đường, nhà máy,... mà còn được dùng cho
hoạt động sản xuất của nhiều ngành kinh tế như chế tạo máy móc, thiết bị, đóng
tàu,....Có thể nói ngành thép là ngành công nghiệp cơ bản tạo ra nguyên liệu cho
việc xây dựng cở sở hạ tầng của mọi quốc gia. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này
cũng gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường hàng đầu do lượng khí thải,
chất thải nguy hại được tạo ra trong quá trình sản xuất, ví như sự cố ở hai nhà máy
thép tại Đà Nẵng thuộc công ty cổ phần thép DANA - Úc và công ty cổ phần thép
DANA - Ý buộc phải dừng sản xuất vì ô nhiễm môi trường. Một sự cố tiêu biểu nữa
tại Hà Tĩnh đã vi phạm về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước dẫn đến việc hải
sản chết hàng loạt ven biển bốn tỉnh miền trung của công ty TNHH Gang Thép

Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, sự cố này cực kỳ nghiêm trọng không những uy
tín, hình ảnh của công ty bị sụt giảm nặng nề mà còn ảnh hưởng rất lớn đến đời
sống xã hội của người dân, thiệt hại về kinh tế nghiêm trọng. Các sự cố môi trường
này đã gây áp lực rất lớn cho doanh nghiệp, đòi hỏi nhà quản trị doanh nghiệp phải
có quyết định đúng đắn để tránh thiệt hại cho doanh nghiệp. Muốn vậy, nhà quản trị
phải được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác.
Xem xét về thực trạng EMA trong các doanh nghiệp ngành thép tại Việt Nam,
thấy rằng còn rất nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị, chưa kết nối
và đồng bộ hóa với các phương pháp quản trị hiện đại. Trên góc độ nghiên cứu,
những nghiên cứu về EMA còn rất hạn chế, đặc biệt đối với các DNSX thép là nơi
ảnh hưởng nhiều đến môi trường. Hầu hết các nghiên cứu này chỉ chú trọng đến
việc vận dụng, hoàn thiện chứ chưa quan tâm đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc
vận dụng EMA tại các DNSX thép tại Việt Nam. Luận văn này nhằm tìm hiểu
EMA, đồng thời nghiên cứu “các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán
quản trị môi trường (EMA) trong các doanh nghiệp sản xuất thép khu vực
phía Nam Việt Nam” cũng như đưa ra các gợi ý nghiên cứu trong tương lai nhằm
cung cấp thông tin góp phần phổ biến EMA trong thực tiễn DN tại Việt Nam nói
chung và ngành thép nói riêng.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu chung
Nghiên cứu được thực hiện nhằm nhận diện và xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến việc vận dụng kế toán quản trị môi trường (EMA) trong các doanh nghiệp sản
xuất thép khu vực phía Nam Việt Nam.
b. Mục tiêu cụ thể
 Hệ thống cơ sở lý thuyết về EMA và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc
vận dụng EMA.

 Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc vận dụng EMA trong các DNSX
thép khu vực phía Nam Việt Nam.
Để làm rõ các mục tiêu nghiên cứu trên, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:
Câu hỏi 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc vận dụng EMA trong các
DNSX thép khu vực phía Nam Việt Nam?
Câu hỏi 2: Mức độ tác động của từng nhân tố đến việc vận dụng EMA trong các
DNSX thép khu vực phía Nam Việt Nam như thế nào?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
a. Đối tượng nghiên cứu: là các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán
quản trị môi trường EMA trong các doanh nghiệp sản xuất thép khu vực phía Nam
Việt Nam.
b. Phạm vi nghiên cứu:
i. Không gian: Các doanh nghiệp sản xuất thép tại khu vực phía Nam Việt Nam.
ii. Thời gian: Khoảng thời gian thực hiện khảo sát số liệu là từ tháng 11/2018
tháng 2/2019.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Khi thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp
giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, cụ
thể là:


4

 Phương pháp nghiên cứu định tính:
Dựa vào nền tảng lý thuyết các nghiên cứu trước, tác giả đã tiến hành thảo
luận với các chuyên gia, thông qua việc xây dựng bảng câu hỏi. Từ kết quả
đó, tác giả tiến hành tổng hợp các ý kiến chuyên gia lại, đối chiếu và thống
nhất về các nhân tố được cho là ảnh hưởng đến việc vận dụng EMA trong
các DNSX thép khu vực phía Nam Việt Nam. Qua đó xây dựng bảng câu hỏi
khảo sát và chọn mẫu.

 Phương pháp định lượng:
Được tiến hành sau khi nghiên cứu định tính. Bảng câu hỏi khảo sát được
thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức độ quan trọng
của các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng EMA.
Căn cứ số liệu khảo sát, dữ liệu thu thập sẽ được xử lý trên phần mềm
SPSS 20 để đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s
Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tuyến tính bội,
đánh giá mức độ giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình và cuối cùng
là kiểm định độ phù hợp của mô hình. Phương pháp định lượng giúp trả lời
cho câu hỏi nghiên cứu.
5. Những đóng góp của luận văn
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về EMA, cung cấp một cách nhìn tổng quan về
EMA và các nghiên cứu liên quan đến việc vận dụng EMA trong doanh nghiệp.
 Xác định và đánh giá được các nhân tố tác động đến việc vận dụng EMA
trong các DNSX thép khu vực phía Nam Việt Nam. Từ đó, rút ra được những nhận
xét và bàn luận nhằm gợi ý cho việc thúc đẩy quá trình thực hiện EMA trong các
DNSX thép khu vực phía Nam Việt Nam.
 Kết quả nghiên cứu này cũng góp phần làm tài liệu tham khảo cho các
nghiên cứu khoa học liên quan về EMA trong giai đoạn tiếp theo.


5

6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, đề tài bao gồm 05 chương theo trình tự từ lý thuyết đến
thực nghiệm:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.

Chương 5: Kết luận và hàm ý.


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
Trong chương 1, tác giả giới thiệu tổng quan về một số công trình nghiên cứu
trong nước và ngoài nước liên quan đến việc vận dụng EMA cũng như các nhân tố
ảnh hưởng đến việc vận dụng EMA. Từ đó, tác giả xác định được khoảng trống cho
nghiên cứu để tiến hành nghiên cứu luận văn của tác giả tại Việt Nam.
1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới có khá nhiều nghiên cứu về EMA, có thể kể đến các nghiên cứu
tiêu biểu như sau:
- Chang (2007) với nghiên cứu “Enviromental management accounting within
universities: current state and future potential” đã tiến hành nghiên cứu kinh
nghiệm của nhà quản trị từ năm trường đại học để khám phá các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định áp dụng EMA trong lĩnh vực giáo dục đại học. Tác giả đã xem xét
bốn lý thuyết đã được chấp nhận để hướng dẫn việc thu thập dữ liệu và tập trung
vào nghiên cứu gồm lý thuyết dự phòng, lý thuyết thể chế, lý thuyết hợp pháp, lý
thuyết các bên liên quan. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có năm rào cản ảnh hưởng
đến việc áp dụng EMA là : thái độ, tài chính, thông tin, thể chế và quản lý.
- Setthasakko (2010) với bài nghiên cứu “Barriers to the development of
environmental management accounting - An exploratory study of pulp and paper
companies in Thailand” đã nghiên cứu các nhân tố chính ảnh hưởng đến việc áp
dụng kế toán quản trị môi trường trong công ty sản xuất giấy và bột giấy tại Thái
Lan. Nghiên cứu xác định ba yếu tố ảnh hưởng chính: vai trò của nhà quản trị, chia
sẻ kiến thức, xây dựng hình ảnh công ty. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu
hỗn hợp, kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Thông qua
phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, tác giả có thể có được một các toàn diện hơn về

các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng EMA.
Các nhà quản lý trong các công ty sản xuất giấy ở Thái Lan có xu hướng tập trung
vào ngắn hạn hơn so với dài hạn. Họ cũng không xem xét những yếu tố tiêu cực xảy


7

ra trong hoạt động của mình đối với xã hội và cộng đồng. Họ chỉ tập trung vào lợi
ích kinh tế hơn là lợi ích xã hội.
Ngoài ra, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng kế toán Thái Lan ngại thay đổi và tìm
hiểu kiến thức mới. Họ cho rằng nhân viên môi trường mới là người có đủ điều kiện
để tham gia các vấn đề môi trường còn nhiệm vụ của họ là ghi chép sổ sách kế toán.
Sự hạn chế phát triển EMA là do thiếu kiến thức về môi trường và kinh nghiệm kế
toán.
- Bài nghiên cứu “Understanding environmental management accouting (EMA)
adoption: a new institutional sociology perspective” của tác giả Jalaludin, Sulaiman
and Ahmad (2011), kế thừa thang đo từ DiMaggio and Powell (1983) để tập trung
giải thích mối quan hệ giữa các áp lực thuộc lý thuyết thể chế và việc vận dụng
EMA. Từ kết quả bảng khảo sát các nhân viên kế toán, tác giả tiến hành phân tích
thông tin và nhận thấy rằng áp lực cưỡng chế không có mối quan hệ đáng kể đến
việc vận dụng EMA. Nhưng trong cuộc phỏng vấn chuyên sâu lại cho thấy kết quả
ngược lại. Cụ thể, kế toán viên được phỏng vấn nói rằng họ bị áp lực bởi khách
hàng, cổ đông, cơ quan đầu ngành và chính phủ về hiệu quả môi trường.
Còn nhân tố áp lực quy chuẩn và việc áp dụng EMA có mối quan hệ với nhau trong
kết quả từ bảng phân tích khảo sát, còn kết quả từ phỏng vấn chuyên sâu không cho
thấy mối quan hệ giữa hai biến này. Cuối cùng, cả hai kết quả từ phỏng vấn và khảo
sát đều kết luận rằng nhân tố áp lực mô phỏng không có mối quan hệ đáng kể đến
vận dụng EMA.
- Bài nghiên cứu: “Environmental management accouting: the signficance of
contigency variables for adoption” của Christ and Buritt (2013). Nghiên cứu này

thực hiện nhằm điều tra về việc các DN có nhận thức được tầm quan trọng của
EMA hay không? Tác giả dựa trên lý thuyết ngẫu nhiên để xác định tầm ảnh hưởng
của các biến như cấu trúc tổ chức, quy mô tổ chức, chiến lược môi trường, ngành
công nghiệp đến việc áp dụng EMA của các DN Australia. Kết quả thu được từ quá
trình khảo sát dựa trên web của kế toán viên Úc và phân tích dữ liệu đã chỉ ra rằng:
ngành công nghiệp, chiến lược môi trường và quy mô tổ chức tác động cùng chiều


8

đến việc thực hiện EMA, ngược lại cấu trúc tổ chức lại không có mối quan hệ đến
việc thực hiện EMA. Phát hiện này hỗ trợ cho các nghiên cứu trong tương lai để
hiểu biết thêm về EMA cũng như sự phát triển của nó.
- Alkisher (2013) với bài nghiên cứu “Factors influencing invironmental
management accounting adoption in oil and manufacturing firm in Libya”, nhằm
điều tra các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng EMA. Dựa trên cơ sở các lý
thuyết nền, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu đã đưa ra tám nhân tố ảnh hưởng
bao gồm: chiến lược công ty, hỗ trợ từ nhà quản trị cấp cao, áp lực quy chuẩn, áp
lực cưỡng chế, áp lực từ các bên liên quan, tính hợp pháp, tính chính thức. Thông
qua phân tích kết quả điều tra từ nhà quản lý môi trường và giám đốc tài chính của
DN, cho thấy rằng nhân tố trình độ, thâm niên công tác, độ tuổi có ảnh hưởng đến
việc vận dụng EMA. Ngoài ra, tác giả cũng cho rằng nhân tố hỗ trợ từ nhà quản trị
cấp cao, tổ chức, môi trường và công nghệ có ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng
EMA tại các doanh nghiệp trong ngành sản xuất dầu ở Lybia. Nhân tố chiến lược
kinh doanh và văn hóa tổ chức đặc trưng tại các doanh nghiệp có tác động ngược
chiều đến việc áp dụng EMA.
- Bài nghiên cứu: “Factors influencing the adoption of environmental management
accounting Practices among firms in Nairobi, Kenya” của Wachira (2014). Bài
nghiên cứu nhằm kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng EMA bao
gồm: (1) qui mô công ty, (2) trình độ công nghệ, (3) chi phí tuân thủ các qui định

môi trường, (4) thời gian hoạt động của công ty, (5) chiến lược môi trường, (6)
thành quả tài chính đến mức độ áp dụng EMA tại các DNSX ở Nairobi, Kenya.
Dựa trên các lý thuyết nền tảng, tác giả xây dựng mô hình và tiến hành khảo sát
thông qua bảng câu hỏi để thu thập thông tin. Kết quả phân tích mô hình hồi quy
cho thấy chiến lược môi trường, thành quả tài chính, chi phí tuân thủ các quy định
môi trường của DN có ảnh hưởng đến mức độ áp dụng EMA. Mặt khác, nhân tố áp
lực từ các bên liên quan, ngành công nghiệp cũng là yếu tố thúc đẩy việc vận dụng
EMA.


9

- Bài nghiên cứu “Environmental management accouting practices in small medium
manufacuring firms” của tác giả Jamil, Mohamed, Muhammed and Ali (2015).
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính
và phương pháp nghiên cứu định lượng để tiến hành kiểm định ba biến độc lập: Áp
lực cưỡng chế, áp lực quy chuẩn và áp lực mô phỏng ảnh hưởng đến việc vận dụng
EMA tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Malaysia. Lý thuyết thể chế được sử dụng
và dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát, đối tượng là nhà quản lý
của các DN vừa và nhỏ.
Kết quả phân tích mô tả và hồi quy cho thấy nhân tố chủ đạo ảnh hưởng đến việc áp
dụng EMA đó là tính cưỡng chế, việc gia tăng áp lực cưỡng chế của chính phủ sẽ
ảnh hưởng tích cực đến ý định và áp dụng EMA trong các DNSX tại Malaysia, hai
biến còn lại là áp lực mô phỏng và áp lực quy chuẩn không có mối liên hệ nào đến
việc vận dụng EMA. Phát hiện này trái ngược với nghiên cứu của Jalaludin và cộng
sự (2011). Tuy nhiên, nghiên cứu này phát hiện ra nhân tố hạn chế về tài chính là
rào cản chính cho sự phát triển EMA. Đồng thời, kiến thức về môi trường, kỹ năng
và thiếu hướng dẫn cũng là một rào cản trong việc vận dụng các vấn đề môi trường
vào hệ thống kế toán.
- Bài nghiên cứu: “The use and effectiveness of environmental management

accounting” của Phan et al (2017). Nghiên cức này xem xét mức độ vận dụng EMA
và ảnh hưởng tính toàn diện của hệ thống quản lý môi trường (EMS), quy mô tổ
chức và sự hỗ trợ của quản lý cấp cao đối với việc vận dụng EMA. Ngoài ra, tác giả
cũng điều tra tác động của hiệu suất môi trường. Với việc khảo sát 208 các công ty
trong các ngành công nghiệp khác nhau tại Úc, kết quả cho thấy rằng: các tổ chức
áp dụng hệ thống EMS toàn diện hơn thì có mức cam kết môi trường cao hơn và có
nhiều khả năng cung cấp các nguồn lực tốt hơn để tạo thuận lợi cho sự phát triển
của EMA. Quy mô tổ chức và mức độ sử dụng EMA không có mối tương quan với
nhau. Cuối cùng, với thang đo gồm 4 biến quan sát được kết thừa từ Krumwiede
(1998), Grover (1993) và Baird et al (2007) đã kết luận sự hỗ trợ từ nhà quản lý cấp
cao ảnh hưởng đến việc vận dụng EMA.


10

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước
Qua khảo sát lý thuyết, tác giả nhận thấy rằng tại Việt Nam kế toán quản trị môi
trường (EMA) còn khá mới mẻ và có rất ít công trình nghiên cứu, tiêu biểu có một
số nghiên cứu liên quan đến đề tài như sau:
- Trịnh Hiệp Thiện, luận văn thạc sĩ Đại học Kinh Tế TP HCM (2010): “Vận dụng
kế toán quản trị môi trường vào các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam”, bằng việc
tìm hiểu về thực trạng vận dụng EMA tại các DNSX Việt Nam. Đề tài đã kết luận
rằng: mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay quan tâm nhiều đến công tác tổ
chức EMA, tuy nhiên việc vận dụng còn quá thấp nguyên nhân chính là do sự thiếu
hiểu biết từ nhà quản trị cấp cao, thiếu kinh nghiệm tổ chức điều này là một thách
thức lớn cho các DN Việt Nam trong quá trình tiến hành vận dụng EMA. Thêm vào
đó, số lượng và chất lượng thông tin liên quan đến môi trường được các DN công
bố ra bên ngoài còn hạn chế. Mặt khác, việc vận dụng EMA ở các DNSX tại Việt
Nam còn gặp nhiều khó khăn do chi phí thực hiện EMA cao, doanh nghiệp chưa
thiết lập được bộ máy kế toán quản trị. Ngoài ra, chế độ kế toán chưa yêu cầu cung

cấp thông tin tài chính môi trường. Từ đó cho thấy được những khó khăn, thuận lợi,
thách thức cũng như cơ hội trong quá trình vận dụng EMA tại các DNSX ở Việt
Nam.
- Nguyễn Thị Ngọc Oanh, luận văn thạc sĩ Đại học Kinh Tế TP HCM (2016):
“Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các
doanh nghiệp sản xuất khu vực phía Nam Việt Nam” bằng phương pháp nghiên cứu
định lượng đồng thời thừa kế thang đo từ nghiên cứu của Jamil et al (2014) và
Jalaludin et al (2011), tác giả tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
áp dụng EMA. Nghiên cứu này khẳng định vai trò của EMA trong việc cải thiện
hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường cho DN. Mặt khác, bằng phương pháp
nghiên cứu định lượng, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 4 nhân tố ảnh hưởng đến
ý định áp dụng EMA trong các DNSX khu vực phía Nam, trong đó nhận thức về sự
hữu ích của EMA là nhân tố ảnh hưởng với mức độ cao nhất, các yếu tố tiếp theo
lần lượt là áp lực cưỡng chế, áp lực tuân thủ quy chuẩn, nhận thức về rào cản khi áp


11

dụng EMA theo mức độ từ cao xuống thấp. Trong khi đó, nhân tố áp lực mô phỏng
không có tác động lên ý định thực hiện EMA tại các doanh nghiệp.
- Hoàng Thị Bích Ngọc, luận án tiến sĩ kinh tế Đại Học Thương Mại (2017) “Kế
toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp chế biến dầu khí thuộc
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam”, tác giả đã phân tích, đánh giá làm sáng tỏ
những lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí môi trường (ECMA) trong DNSX
trong đó có những vấn đề còn khá mới ở Việt Nam và nhiều quốc gia như: Nhận
diện chi phí môi trường, xác định chi phí môi trường, báo cáo thông tin về chi phí
môi trường cho nhà quản trị và các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin khác.
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng đã khám phá và
đo lường 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ECMA trong các DN chế
biến dầu khí thuộc Tập đoàn PVN. Đồng thời, tổng hợp thực tiễn áp dụng ECMA

trong các DN tại các quốc gia trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho các
DNSX của Việt Nam.
- Nguyễn Thị Nga, luận án tiến sĩ kinh tế Đại Học Kinh Tế Quốc Dân của tác giả
(2017) “Kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thép
tại Việt Nam”, luận án đã nghiên cứu về cơ sở lý thuyết của các nhân tố ảnh hưởng
đến việc áp dụng ECMA trong doanh nghiệp căn cứ trên ba lý thuyết là lý thuyết
khuếch tán của những đổi mới, lý thuyết bất định và lý thuyết thể chế. Tác giả sử
dụng phương pháp định tính bằng cách phỏng vấn bán cấu trúc, nghiên cứu tài liệu
sơ cấp để đánh giá thực trạng ECMA trong các DNSX thép tại Việt Nam. Hơn nữa,
bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua phân tích nhân tố khám phá
EFA được tác giả sử dụng để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng
ECMA trong các DNSX thép tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có bốn nhân
tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ECMA là nhận thức về ECMA của nhà quản lý, áp
lực cưỡng chế, truyền thông nội bộ và vai trò của bộ phận kế toán quản trị.
- Nguyễn Thị Hằng Nga, luận án tiến sĩ kinh tế Đại Học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh
(2019) “ Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán quản trị môi trường tại các
doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam – Nghiên cứu cho các tỉnh thành khu vực phía


12

Nam”, luận án này bằng cách phân tích về mối quan hệ giữa các nhân tố từ hai bối
cảnh tổ chức và bối cảnh thể chế. Ngoài ra, nghiên cứu này ngoài phân tích ảnh
hưởng trực tiếp còn phân tích thêm ảnh hưởng gián tiếp của các nhân tố đến việc
thực hiện kế toán quản trị môi trường. Kết quả nghiên cứu định tính và định lượng,
tác giả xác định được 6 nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán quản trị môi
trường, trong đó áp lực quy chuẩn, áp lực mô phỏng, nhận thức về sự biến động của
môi trường kinh doanh, chiến lược môi trường, áp lực cưỡng ép đều có ảnh hưởng
cùng chiều đến thực hiện EMA, ngược lại sự phức tạp của nhiệm vụ có ảnh hưởng
ngược chiều đến thực hiện EMA.

Sau đây là bảng tổng hợp tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng
EMA
Bảng 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng EMA Bảng 1
Nhân tố

Tác giả nghiên cứu

Chiến lược môi Christ and Burritt (2013)
trường
Nguyễn Thị Hằng Nga (2019)

Kết quả nghiên cứu
Có mối tương quan
Có mối tương quan

Cấu trúc tổ chức

Christ and Burritt (2013)

Không có mối tương quan

Quy mô tổ chức

Christ and Burritt (2013)

Có mối tương quan

Phan et al (2017)
Nhận thức về lợi Jalaludin et al (2011)
ích từ EMA

Nguyễn Thị Ngọc Oanh (2016)
Jamil et al (2015)
Jalaludin et al (2011)
Áp lực cưỡng chế Nguyễn Thị Ngọc Oanh (2016)

Không có mối tương quan
Có mối tương quan
Có mối tương quan
Có mối tương quan
Không có mối tương quan
Có mối tương quan

Nguyễn Thị Nga (2017)

Có mối tương quan

Nguyễn Thị Hằng Nga (2019)

Có mối tương quan

Jamil et al (2015)

Không có mối tương quan

Jalaludin et al (2011)

Không có mối tương quan


13


Áp lực mô phỏng

Nguyễn Thị Ngọc Oanh (2016)

Có mối tương quan

Nguyễn Thị Hằng Nga (2019)

Có mối tương quan

Jamil et al (2015)

Có mối tương quan

Jalaludin et al (2011)
Áp lực quy chuẩn

Có mối tương quan. Tuy
nhiên, kết quả phỏng vấn
thì ngược lại.

Nguyễn Thị Ngọc Oanh (2016)

Có mối tương quan

Nguyễn Thị Nga (2017)

Có mối tương quan


Nguyễn Thị Hằng Nga (2019)

Có mối tương quan

Sự hỗ trợ từ quản Phan et al (2017)
lý cấp cao
Kisher (2013)
Nguyễn Thị Nga (2017)
Nhận thức về rào Nguyễn Thị Ngọc Oanh (2016)
cản

Có mối tương quan
Có mối tương quan
Có mối tương quan
Có tác động ngược chiều
(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả)

1.2 Nhận xét các công trình nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên cứu
1.2.1 Nhận xét các công trình nghiên cứu
Trong xu hướng hội nhập quốc tế như hiện nay thì việc quan tâm đến EMA là
điều tất yếu của DN. Thông qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước có liên quan đến EMA, tác giả nhận xét: các nghiên cứu đều cho rằng kế toán
truyền thống như hiện nay là chưa đủ cho nhu cầu phát triển kinh tế và hoạt động
của doanh nghiệp. Mà kế toán quản trị truyền thống phải quan tâm nhiều hơn đến
các hoạt động môi trường.
Từ năm 1992 đến nay thì các công trình nghiên cứu liên quan đến EMA được
chia thành những nhóm sau: (1) các công trình nghiên cứu về hình thành và phát
triển EMA trong doanh nghiệp, (2) là các công trình nghiên cứu về tác động của
việc áp dụng EMA đến hiệu quả môi trường và hiệu quả kinh tế của DN, (3) là các
công trình nghiên cứu đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng EMA.



×