Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại TPHCM từ góc độ nhà quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.82 KB, 45 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----------------------------

NGUYỄN DUY HIẾU

HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP FDI TẠI TPHCM TỪ
GÓC ĐỘ NHÀ QUẢN LÝ
Chuyên ngành : Kinh tế tài chính - Ngân hàng
Mã số
: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013


1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Sự xuất hiện của các công ty đa quốc gia (MNCs) là một trong những
hiện tượng có ý nghĩa nhất của nền kinh tế toàn cầu trong những thập kỷ gần
đây. Các công ty đa quốc gia có xu hướng liên kết các hoạt động của mình
trên toàn cầu, hơn là trong ranh giới của một quốc gia. Kết quả là, các công ty
đã thực hiện chuyển dịch số lượng lớn hàng hóa và dịch vụ giữa các công ty
con hoạt động ở các nước khác nhau. Chuyển giá là quá trình định giá mà các


công ty đa quốc gia sử dụng để dịch chuyển hàng hoá và dịch vụ giữa các
công ty có liên quan nằm ở các quốc gia khác nhau.
Tuy chuyển giá là một trong những vấn đề còn khá mới mẻ trong hoạt
động thương mại Việt Nam, nhưng gần đây các giao dịch có yếu tố nước
ngoài ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiệu của hiện tượng chuyển giá. Hiện
tượng chuyển giá không chỉ gây thiệt hại cho chính phủ nước chủ nhà do bị
thất thu thuế, giảm phần lợi nhuận bên góp vốn của nước chủ nhà do giá trị
góp vốn của họ thấp mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại quốc tế. Do
các quy luật của thị trường tự do, đặc biệt là quy luật cung cầu không hoạt
động trong các tập đoàn đa quốc gia, nên gây ra nhiễu loạn quá trình lưu
thông quốc tế. Điều này dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Đề
tài nghiên cứu tập trung tìm hiểu vấn đề “Hoạt động chuyển giá của các
doanh nghiệp FDI tại TP.Hồ Chí Minh từ góc độ nhà quản lý”.


2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của bài nghiên cứu là tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích hiện
tượng chuyển giá ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp FDI hoạt động
tại TP.Hồ Chí Minh. Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu này sẽ đề ra một
số hàm ý chính sách để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động chuyển
giá nhằm quản lý tốt hơn hoạt động kinh doanh của các chi nhánh, công ty
nước ngoài.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp lý thuyết suy luận logic, phân
tích-tổng hợp, so sánh-đối chiếu.
Để có thể nhìn nhận tương đối chính xác về các vấn đề liên quan đến
hoạt động chuyển giá, ngoài một số thông tư, văn bản quy định của Nhà nước,
người viết nghiên cứu, tìm hiểu thêm sách báo, tạp chí, internet…Phương

pháp nghiên cứu của đề tài là đi từ thực tiễn tình hình, thực trạng hoạt động
chuyển giá tại TP.Hồ Chí Minh từ đó đề ra một số giải pháp cho vấn đề hoạt
động chuyển giá của các doanh nghiệp FFDI tại TP.Hồ Chí Minh.
1.4. Đánh giá tương quan các nghiên cứu
Có nhiều nghiên cứu khám phá các yếu tố môi trường tác động đến sự
chuyển giá:
Shulman (1966) nghiên cứu các công ty sản xuất lớn của Mỹ. Những
công ty này có mức độ đầu tư lớn và được hưởng thu nhập đáng kể từ nước
ngoài, chiếm 8% tổng doanh số của toàn bộ ngành công nghiệp sản xuất của
Mỹ ở nước ngoài vào năm 1964. Shulman xác định các yếu tố môi trường
chính như: “thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu và thuế hải quan,
biến động tiền tệ, giới hạn kinh tế của chính phủ nước sở tại ( ví dụ : tiền tệ /
chuyển lợi nhuận về nước…), tình trạng tài chính nước ngoài, lợi thế cạnh


3

tranh của công ty con, quan hệ đối tác nước ngoài, chính sách giá thế giới,
quan hệ công chúng”, vv... Nghiên cứu của Shulman rất hữu ích trong phân
tích, lý thuyết hoá các yếu tố liên quan đến chuyển giá.
Green and Duerr (1970) tiến hành khảo sát của 130 công ty đa quốc gia
với các câu hỏi về việc thực hiện chuyển giá quốc tế (ITP) của họ. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng chính sách ITP thực hiện dưới áp lực từ các yếu tố tổ
chức và yếu tố môi trường như : “mong muốn của các nhà quản trị và giám
đốc điều hành công ty con ở nước ngoài, cân nhắc về thuế và hải quan, thái
độ chính phủ của nước đi đầu tư và nước nhận đầu tư, mức độ cạnh tranh của
doanh nghiệp địa phương, và mức độ đáp ứng ngoại tệ”. Đặc biệt, Green and
Duerr cho rằng “thuế và thuế hải quan” có tác động đáng kể về quyết định
ITP của các công ty đa quốc gia.
Burns (1980) khảo sát tác động của các yếu tố đến sự chuyển giá của

210 công ty đa quốc gia ở Mỹ. Dùng phương pháp phân tích nhân tố, Burns
xác định 10 biến có tác động lớn nhất đến sự chuyển giá trong nội bộ công ty
của người trả lời. Trong đó, “điều kiện thị trường ở nước ngoài, cạnh tranh ở
nước ngoài, và lợi nhuận hợp lý cho các chi nhánh nước ngoài” là ba yếu tố
có ảnh hưởng nhất đến sự chuyển giá của các công ty. Các yếu tố “thuế liên
bang Mỹ khác, quản lý dòng tiền và tỷ giá thả nổi” rất ít hoặc không có ảnh
hưởng. Burns cũng nhận thấy rằng “cân nhắc thuế thu nhập” không ảnh
hưởng đáng kể đến sự chuyển giá của người trả lời.
Tang (1982) trình bày những phát hiện của nghiên cứu dựa trên câu hỏi
của các yếu tố môi trường tác động đến các quyết định ITP của các công ty đa
quốc gia Vương quốc Anh. Trong 20 yếu tố điều tra thì “tổng lợi nhuận, vị thế
cạnh tranh của các công ty con, và đánh giá lợi nhuận của các công ty con”
là ba xếp hạng cao nhất tương ứng, trong khi đó “khối lượng giao dịch, nguy


4

cơ bị tước quyền sở hữu, và lượng vốn FDI chính phủ nước sở tại đòi hỏi” là
ba yếu tố xếp hạng nhất. Bằng cách sử dụng phân tích nhân tố, Tang tóm tắt
20 yếu tố thành 6 yếu tố quan trọng bao gồm: (1) hạn chế của chính phủ và
nhu cầu đối với dòng tiền và quỹ cho công ty con nước ngoài; (2) thuế hải
quan, pháp luật về chống bán phá giá và chống độc quyền; (3) lạm phát và
biến động tiền tệ; (4) hạn chế về tiền bản quyền, phí quản lý và sự quan tâm
của các doanh nghiệp địa phương; (5) mối quan hệ với nước nhận đầu tư và vị
thế cạnh tranh của các công ty con nước ngoài, và (6) đánh giá hiệu quả của
công ty con.
Yunker (1983) điều tra các mối quan hệ giữa đánh giá hiệu quả, tính tự
chủ của công ty con, các yếu tố môi trường và các chính sách chuyển giá của
các công ty đa quốc gia ở Mỹ. Kết quả của Yunker cho rằng, “tổng thể nhu
cầu về sản phẩm của công ty, quy định của chính phủ, chi phí nguyên vật liệu

và lao động, và mức độ cạnh tranh” là các yếu tố môi trường quan trọng nhất
tác động đến các chính sách chuyển giá của các công ty Mỹ.
Kim và Miller (1979) nghiên cứu các yếu tố tác động đến chính sách
ITP của các công ty đa quốc gia Mỹ hoạt động ở 8 nước đang phát triển bằng
cách xếp hạng 8 yếu tố theo thứ tự tầm quan trọng đặt ra cho người trả lời. Họ
nhận thấy : “hạn chế chuyển lợi nhuận về nước, và kiểm soát ngoại hối của
nước sở tại” là hai yếu tố quan trọng nhất tác động đến quyết định ITP. Các
yếu tố quan trọng khác bao gồm : “hạn chế liên doanh, nghĩa vụ thực hiện
thuế / thuế hải quan, và thuế thu nhập ở nước nhận đầu tư”.
Tang và Chan (1979) nghiên cứu về chủ đề này bằng cách điều tra các
yếu tố môi trường của các chính sách ITP các công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ
và Nhật Bản. Tang và Chan cho thấy : “lợi nhuận tổng thể” là quan trọng
nhất trong 20 yếu tố môi trường tác động đến quyết định ITP của cả công ty


5

đa quốc gia của Hoa kỳ lẫn Nhật Bản. Các yếu tố khác có tầm quan trọng
chung đối với họ là “hạn chế việc chuyển thu nhập về nước, vị thế cạnh tranh
của các công ty con nước ngoài và đánh giá hiệu quả của các công ty con”.
Tang (1981) tiếp tục thực hiện so sánh tương tự của các yếu tố môi
trường tác động đến chính sách ITP giữa các công ty đa quốc gia của Vương
quốc Anh và Canada. Tang phát hiện: “xếp hạng lợi nhuận tổng thể” là yếu
tố quan trọng nhất được xem xét trong quá trình ra quyết định ITP của cả
công ty đa quốc gia của Vương quốc Anh và Canada. Các yếu tố "lượng vốn
FDI chính phủ nước sở tại đòi hỏi, tỷ lệ lạm phát tại nước ngoài và nguy cơ
bị tước quyền sở hữu ở nước ngoài” tất cả nhận được đánh giá từ các công ty
đa quốc gia của Vương quốc Anh và Canada đều thấp.
Johnson và Kirsch (1991) tiến hành kiểm tra những yếu tố quan trọng
để đạt được các mục tiêu ITP của các công ty đa quốc gia Mỹ. Họ khảo sát

576 công ty đến từ Business Week Toàn cầu 1000 và Fortune 500. Johnson và
Kirsch nhận thấy: “tối thiểu hóa thuế của công ty” là mục tiêu ITP quan trọng
nhất. Mục tiêu quan trọng khác là “gia tăng tổng lợi nhuận của công ty”.
“Đánh giá hiệu quả của các nhà quản lý các công ty con” là mục tiêu của
công ty được xếp hạng nhất.
Tang (1993) thực hiện khảo sát tất cả 500 công ty được liệt kê trong ấn
bản năm 1990 của thư mục Fortune 500 của những tập đoàn công nghiệp lớn
nhất ở Mỹ. Phân tích kết quả trả lời, cho thấy: “lợi nhuận tổng thể, sự khác
biệt thuế suất thuế thu nhập, các quy định liên quốc gia, và những hạn chế về
việc chuyển lợi nhuận và cổ tức về nước bởi nước ngoài” là 3 biến quan trọng
nhất. Mặt khác, “yêu cầu vốn FDI của chính phủ Mỹ, nguy cơ bị quốc hữu
hóa bởi chính phủ nước sở tại, và tỷ lệ lạm phát ở nước ngoài” là 3 biến môi
trường có tác động ít nhất.


6

1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp FDI hoạt động tại
TP.Hồ Chí Minh và hiện tượng chuyển giá của các doanh nghiệp này.
1.6. Bố cục luận văn
Bố cục luận văn gồm 5 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu
Chương 2. Khuôn khổ lý thuyết
Chương 3. Thực trạng chính sách quản lý chuyển giá ở Việt Nam
Chương 4. Hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại
TP.HCM
Chương 5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế
đối với hoạt động chuyển giá tại TP.HCM



7

CHƯƠNG 2. KHUÔN KHỔ LÝ THUYẾT
2.1. Lý thuyết về công ty đa quốc gia và chuyển giá
2.1.1. Công ty đa quốc gia
Kinh tế thế giới đã được toàn cầu hóa đáng kể từ khi kết thúc Chiến
tranh Thế giới II. Kết quả là, một tỷ lệ lớn các sản phẩm kinh tế thế giới được
tạo ra bởi hoạt động kinh doanh quốc tế, chủ yếu là thực hiện bởi công ty đa
quốc gia (Nobes và Parker, 2000). Một MNC là một tổ chức tham gia vào
hoạt động sản xuất, dịch vụ trong hai hoặc nhiều nước (Cunningham, 1978;
Leitch và Barrett, 1992). Công ty đa quốc gia tham gia vào các hoạt động
quốc tế chủ yếu là thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) (Dunning và
Rugman, 1985). Đầu tư trực tiếp nước ngoài đòi hỏi phải thành lập một công
ty con hoặc chi nhánh của một công ty từ một nước trong lãnh thổ của một
nước khác, lúc này các công ty đầu tư trở thành một công ty mẹ (Easson,
1991). Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể có một trong ba hình thức:
• Thành lập một công ty mới ở một nước khác như : chi nhánh hoặc
công ty con;
• Mở rộng các chi nhánh hoặc công ty con hiện tại ở nước ngoài;
• Mua lại một công ty kinh doanh ở nước ngoài; (Buckley, 1992).
Các lý thuyết đầu tư trực tiếp nước ngoài cung cấp một khuôn khổ khái
niệm để giải thích lý do tại sao công ty đa quốc gia tồn tại và những gì dẫn
đến quyết định đầu tư nước ngoài của họ. Các nhà kinh tế đã phát triển lĩnh
vực này xung quanh ba vấn đề chính sau đây:
• Tại sao các công ty di chuyển ra nước ngoài như đầu tư trực tiếp?


8


• Làm thế nào có thể trực tiếp đầu tư các công ty nước ngoài cạnh tranh
thành công với các công ty địa phương ở nước sở tại, với những bất lợi khi
điều hành trong một lãnh thổ nước ngoài không quen thuộc?
• Tại sao các công ty lựa chọn để vào một quốc gia nước ngoài thông
qua đầu tư trực tiếp nước ngoài? (Hymer, 1976; Root, 1978; Buckley, 1992).
Một công ty đa quốc gia có nhiều lựa chọn khác nhau để xâm nhập và
chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Họ có thể tự đầu tư bằng việc trực tiếp chọn
địa điểm đầu tư, xây dựng nhà máy và điều hành sản xuất, hoặc liên doanh
với doanh nghiệp địa phương thông qua góp vốn, công nghệ, nhân lực hay
đơn giản nhất là chuyển giao công nghệ. Việc lựa chọn hình thức đầu tư và
kinh doanh của nhà đầu tư phụ thuộc vào thị trường và hệ thống luật pháp của
nước sở tại. Nét đặc trưng của các công ty đa quốc gia là chúng thường sở
hữu những khoản tài sản vô hình rất lớn, trong đó công nghệ là một trong
những loại tài sản vô hình quan trọng nhất. Thường đó là các nhãn hiệu nổi
tiếng, các sáng chế đã tạo nên danh tiếng của công ty và là một phần không
thể mất đi của công ty.
Trong một tập đoàn đa quốc gia có xác lập các mối quan hệ thân thuộc
: (1) mối quan hệ chiều dọc giữa công ty mẹ và các công ty con; (2) quan hệ
chiều ngang giữa các công ty con với nhau. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt
động, giao dịch giữa các công ty trong mối quan hệ này đều được quyết định
hoặc chịu ảnh hưởng từ công ty mẹ. Các giao dịch có tính chất nội bộ này
thường là nhập khẩu máy móc thiết bị để hình thành tài sản cố định trong đầu
tư xây dựng cơ bản để thành lập công ty con; nhập khẩu nguyên vật liệu dùng
cho sản xuất hay công ty con xuất khẩu các sản phẩm đã hoàn thành cho công
ty mẹ và cho các công ty con khác trong cùng tập đoàn.


9

2.1.2. Chuyển giá

Có nhiều quan điểm cho rằng, chuyển giá chỉ là hành vi liên quan đến
các tập đoàn kinh tế đa quốc gia. Theo đó, chuyển giá được hiểu là "việc thực
hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch
giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo giá thị trường
nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc gia trên toàn cầu”
(Andrew Lymer & Jonh Hasseldine, 2002). Tuy nhiên, trên thực tế, chuyển
giá không chỉ được thực hiện bởi các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp
FDI, mà nó còn được thực hiện bởi các công ty có nhiều công ty con chỉ hoạt
động kinh doanh trong nước hoặc thậm chí được thực hiện bởi các công ty là
các chủ thể kinh tế độc lập song chủ sở hữu của chúng lại có mối quan hệ
thân nhân với nhau.
Như vậy, chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực
hiện bằng cách thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với
các bên liên kết nhằm tối thiểu hóa tổng số thuế phải nộp của các đối tác liên
kết. Các đối tác liên kết ở đây có thể là: (i) Các công ty thành viên trong một
công ty đa quốc gia; (ii) Các công ty hoặc đơn vị thành viên trong một tổng
công ty, công ty; (iii) Các công ty độc lập mà chủ sở hữu của chúng có mối
quan hệ đặc biệt, thường là mối quan hệ thân nhân (Nguyễn Thị Thành
Dương, 2006).
2.1.3. Chuyển giá quốc tế: Theo quan điểm mô hình tổ chức
Việc sử dụng giá chuyển nhượng có thể xảy ra cả trong nước cũng như
quốc tế. Ở cấp độ trong nước, giá chuyển nhượng được thiết kế để thực hiện
các mục tiêu sau:
• Cung cấp cho mỗi công ty các thông tin liên quan cần thiết để xác
định hiệu quả tối ưu giữa chi phí và doanh thu công ty;


10

• Để bảo toàn quyền tự chủ của công ty;

• Để nâng cao động lực quản lý;
• Để giúp đánh giá hiệu quả lợi nhuận của các công ty khác nhau
(Anthony và Govindarajan, 1998; Garrison và Noreen, 2000).
Ở cấp độ quốc tế, các mục tiêu và động lực liên quan đến chuyển giá
xoay quanh các vấn đề về thuế và thuế nhập khẩu. Ở nước sở tại, công ty đa
quốc gia tập trung vào việc giảm thiểu nghĩa vụ thuế, giảm thuế nhập khẩu và
xuất khẩu, tránh hạn chế về việc chuyển lợi nhuận về nước, giảm thiểu rủi ro
ngoại hối, nâng cao vị thế cạnh tranh của các công ty con trên thị trường quốc
tế và cải thiện mối quan hệ giữa các công ty con và chính phủ nước sở tại
(Cunningham, 1978; Garrison và Noreen, 2000).
2.1.3.1. Các công ty tích hợp theo chiều dọc
Đây là một cơ cấu phổ biến của các công ty đa quốc gia. Porter (1980,
1985) đưa ra khái niệm quản trị chiến lược hội nhập theo chiều dọc, các công
ty tích hợp theo chiều dọc có xu hướng hoạt động với một sản phẩm tương
đối không phân biệt. Chiến lược kinh doanh này có thể được sử dụng như một
vũ khí cạnh tranh với các công ty không tích hợp. Các hình thức liên kết dọc
cho phép một tổ chức tận dụng lợi thế của các nền kinh tế quy mô, và cho
phép nó sử dụng một thị trường nội địa để giảm thiểu chi phí giao dịch của nó
(Dunning và Rugman, 1985).
Vì lý do quy mô, hầu hết các công ty tích hợp theo chiều dọc được chia
thành các đơn vị bộ phận chức năng nằm ở các nước khác nhau. Các đơn vị
thường xuyên giao dịch với nhau trong nhóm tích hợp, để đo lường hiệu quả
tài chính ở cấp độ bộ phận, nhóm phải thiết lập giá chuyển nhượng đối với
những hàng hóa và dịch vụ trao đổi giữa bất kỳ hai bộ phận hoặc giữa bộ
phận với công ty mẹ (Ward, 1992; Anthony và Govindarajan, 1998). Chế độ


11

này được thành lập trong trường hợp của các ngành công nghiệp dầu, hoạt

động như một công ty tích hợp theo chiều dọc.
Đối với giao dịch nội bộ giữa các đơn vị, chuyển giá nội bộ được sử
dụng khi hàng hóa, dịch vụ của bộ phận ở thượng nguồn được chuyển giao
cho bộ phận hạ nguồn nằm ở một quốc gia khác. Như vậy, dầu thô được xử lý
bởi các bộ phận trong giai đoạn tinh chế (bộ phận hạ nguồn) được cung cấp
bởi các bộ phận vận chuyển (bộ phận thượng nguồn). Bởi vì các nhà quản lý
bộ phận được tổ chức chịu trách nhiệm cho cả doanh thu và chi phí trong
phần lợi nhuận của họ, và thường được đánh giá và khen thưởng trên cơ sở lợi
nhuận của họ, họ dành sự quan tâm đáng kể trong mức giá mà họ nhận được
bên trả tiền vì giá nội bộ này đóng một vai trò lớn trong việc thể hiện lợi
nhuận hoặc thua lỗ cho các đơn vị của họ (Eccles, 1985; Ward, 1992; Iqbal,
Melcher và Elmallab, 1997; Hansen và Mowen, 2000). Ví dụ, trong trường
hợp của các công ty dầu, nếu bộ phận ở thượng nguồn bán một sản phẩm cho
bộ phận hạ nguồn, nó sẽ cố gắng để nhận được mức giá cao nhất có thể từ bộ
phận hạ nguồn để tăng thu nhập hoạt động của nó, và ngược lại. Để đảm bảo
tính khách quan, giá thường được thiết lập với giá thị trường giao ngay, hoặc
được đàm phán giữa các nhà quản lý của hai đơn vị. Nếu không, tranh chấp,
tranh cãi giữa các nhà quản lý bộ phận trên giá chuyển nhượng có thể xảy ra.
(Rugman, 1985b; Rugman và Eden, 1985; Ward, 1992).
2.1.3.2. Các công ty tích hợp theo chiều ngang
Một cấu trúc thay thế tích hợp theo chiều dọc cho công ty đa quốc gia
là tích hợp theo chiều ngang. Tích hợp theo chiều ngang liên quan đến hai
hoặc nhiều công ty con nằm trên một quốc gia.
Các công ty con hoạt động trong cùng ngành kinh doanh và được kiểm
soát bởi công ty mẹ có trụ sở chính tại cùng một quốc gia. Giống như tích hợp


12

theo chiều dọc, một MNC tích hợp theo chiều ngang có lợi thế giao dịch trong

việc sử dụng một cấu trúc thứ bậc hành chính để kiểm soát việc phân bổ và
phân phối các nguồn lực và hàng hóa trong nhóm MNC (Rugman, 1985b).
Tích hợp theo chiều ngang phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp.
Một ví dụ về hình thức tích hợp theo chiều ngang là các công ty đa quốc gia
trong ngành công nghiệp dược phẩm. Các ngành công nghiệp, đặc trưng bởi
các ứng dụng công nghệ cao và nghiên cứu tốn kém, tham gia vào tích hợp
theo chiều ngang để bảo vệ bí quyết kỹ thuật. Một công ty dược phẩm đa
quốc gia khả thi phải tham gia vào nghiên cứu và phát triển để cạnh tranh với
các sản phẩm mới. Chi phí nghiên cứu và phát triển cao đóng góp vào chi phí
cao của các loại thuốc tiên tiến (Wiindisch, 2003).
Một cách khác để thu hồi chi phí là đặt bằng sáng chế trên các sản
phẩm. Điều này cho phép các quyền sở hữu độc quyền công ty trong sản xuất
và phân phối các sản phẩm trong lĩnh vực bằng sáng chế. Tuy nhiên, ở các
nước sở tại, nơi các bằng sáng chế không được công nhận, hoặc khi các công
ty lo ngại rằng việc cấp phép hoặc liên doanh có thể dẫn đến mất lợi thế,
MNC sẽ không mạo hiểm hợp tác với các công ty trong nước nếu họ không
chắc chắn rằng quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật nước sở tại bảo đảm an
toàn. Thay vào đó, công ty mẹ có động cơ để giữ những bí quyết thuộc quyền
sở hữu trong công ty, chứ không phải là bằng sáng chế sản phẩm của mình.
Điều này có thể được thực hiện bằng cách tạo ra một thị trường nội địa thông
qua việc tổ chức một cấu trúc tích hợp theo chiều ngang. Giá nội bộ được
thiết lập cho việc chuyển giao các sản phẩm dược phẩm từ một công ty con
này sang một công ty con khác trong kinh doanh tích hợp theo chiều ngang.
Một lý do khác để thiết lập một mức giá nội bộ là nó tương đối khó khăn để
thiết lập giá thị trường thích hợp cho tài sản vô hình liên quan đến chi phí


13

nghiên cứu và phát triển và sở hữu trí tuệ (Rugman, 1985b; Anthony và

Govindarajan, 1998; Horngren, Foster và Datar, 1999).
2.1.3.3. Tập đoàn
Khác biệt với cấu trúc tích hợp theo chiều dọc và tích hợp theo chiều
ngang là cấu trúc tập đoàn. Cấu trúc này là kết quả từ sự tăng trưởng, trong đó
đặc trưng cho nhiều công ty đa quốc gia lớn. Mỗi công ty được kiểm soát từ
công ty mẹ nhưng hoạt động như một công ty con tương đối độc lập. Kết nối
giữa các công ty con là tài chính. Một công ty tập đoàn có thể hoạt động với
các ngành nghề kinh doanh như các công cụ hệ thống dây điện, máy bay trực
thăng, cưa xích, các thành phần cơ khí thủ công, xe nâng hàng, máy công cụ,
ốc vít đặc biệt, và động cơ tuabin khí (Rugman, 1985a; Ward, 1992; Anthony
và Govindarajan, 1998).
Các hình thức tổ chức của tập đoàn là hợp lý một phần bởi các thế hệ
và sử dụng quy mô kinh tế mà chủ yếu là đạt được thông qua các dịch vụ chia
sẻ chung của các công ty con cá nhân. Những dịch vụ này bao gồm các tài sản
như công nghệ thông tin, nghiên cứu và phát triển, nghiên cứu thị trường, và
các bộ phận tài chính (Ward, 1992; Anthony và Govindarajan, 1998). Hiệu
quả của các dịch vụ được kiểm soát tập trung ở cấp độ nhóm. Tuy nhiên, các
nhà quản lý công ty con có thể kiểm soát số lượng dịch vụ mà họ nhận được.
Khi các công ty con là các công ty độc lập, họ có thể bị cám dỗ để tìm kiếm
tối đa hóa lợi ích riêng của họ để gây thiệt hại cho toàn MNC. Ví dụ, nếu một
công ty con trả tiền ít hơn số tiền mà đáng lẽ phải trả, nó tạo động lực thúc
đẩy để sử dụng nhiều dịch vụ mang tính lợi ích cá nhân hơn. Hành vi này sau
đó có thể là bất lợi cho toàn MNC. Trong trường hợp khác, nếu một công ty
con được yêu cầu phải trả tiền nhiều hơn số tiền mà đáng lẽ phải trả, nó có thể
tránh sử dụng một số dịch vụ. Để đánh giá hiệu quả tài chính, quản lý cấp cao


14

phải đưa ra một phương pháp thích hợp của từng công ty con. Điều này

thường được thực hiện bằng cách tạo ra một hệ thống ITP để đảm bảo phân
bổ hiệu quả các nguồn lực trong nhóm MNC (Plasschaert, 1979; Ward, 1992;
Anthony và Govindarajan, 1998).
Đối với giao dịch thương mại hoặc thanh toán phi thương mại giữa các
chi nhánh của một nhóm MNC, một chính sách ITP thích hợp có thể được
thiết lập để phù hợp với cấu trúc của tổ chức. Từ quan điểm của một tổ chức,
mục tiêu của giá chuyển nhượng được thiết kế để đo lường hiệu quả kinh tế
công ty con. Những mục tiêu tập trung vào các tác động hành vi của việc định
giá chuyển giao nội bộ của một tổ chức như trường hợp giá chuyển nhượng
trong nước và quốc tế (Plasschaert, 1979; Ward, 1992).
2.1.4. Chuyển giá quốc tế: Theo quan điểm quản lý thuế
Chuyển giá đa quốc gia là một vấn đề quốc tế về thuế gây tranh cãi. Từ
quan điểm của thuế, ITP có thể được định nghĩa là quá trình định giá hàng
hóa và dịch vụ chuyển giao giữa các công ty liên quan của một hệ thống đa
quốc gia trên toàn khu vực pháp lý thuế khác nhau. Số tiền thuế nộp trong
thẩm quyền, do đó giá nội bộ được gán cho các hàng hóa trung gian liên quan
(Eden, 1985; Gresik, 2001). Kể từ khi thuế suất thuế TNDN khác nhau giữa
các quốc gia, và các công ty con nước ngoài về lý thuyết bị kiểm soát bởi
công ty mẹ, công ty mẹ có thể có quyết định đáng kể trong việc thiết lập giá
chuyển nhượng của mình khi một công ty con – hoặc chính công ty mẹ
chuyển giao một tài sản hoặc cung cấp một dịch vụ cho công ty con khác, và
ngược lại. Quá trình này được mô hình hóa trong hình 2.1
Trong mô hình ITP đơn giản này, công ty mẹ có hai công ty con A và
B, đặt tương ứng ở 2 nước sở tại là α và β. Công ty con A bán sản phẩm của
mình cho Công ty con B. Mức thuế suất thuế TNDN ở nước sở tại α là 20%,


15

nhưng 33% ở nước sở tại β. Theo đó, ví dụ, một công ty con A có thể sản xuất

một sản phẩm trung gian để bán cho Công ty con B, sau này chế biến các sản
phẩm trung gian thành một sản phẩm cuối cùng để bán trong thị trường nội
địa của mình. Các sản phẩm chuyển giao có giá thị trường mở. Công ty mẹ
đặt ra một chính sách ITP dựa trên một đồng tiền được lựa chọn.
Trong trường hợp này, với tất cả các yếu tố khác không đổi, công ty mẹ
cho phép công ty con A ở nước α có mức thuế suất thuế TNDN thấp bán sản
phẩm của mình cho công ty con B ở nước β có mức thuế suất thuế TNDN cao
với mức giá cao - trong đó vượt quá giá bán thị trường - bỏ qua hạn chế áp đặt
bởi luật thuế ở nước sở tại. Giá sản phẩm cao hơn sẽ chuyển lợi nhuận từ
công ty con B sang công ty con A. Kết quả mất mát do mức thuế suất thuế
TNDN cuả công ty B ở nước β cao hơn lợi nhuận của công ty con A ở nước α
có mức thuế suất thuế TNDN thấp.
Trụ sở chính công ty mẹ ở nước chủ nhà

Chính sách ITP
Công ty con A ở nước sở tại α
( nước có mức thuế thấp )

Bán hàng

Thanh toán

Công ty con B ở nước sở tại β
( nước có mức thuế cao )
Hình 2.1. Mô hình chuyển giá quốc tế đơn giản


16

Ngoài sự khác biệt mức thuế suất giữa các quốc gia, thì hệ thống thuế hệ thống tín dụng - chính phủ nước nhà sử dụng để tránh đánh thuế hai lần

cũng ảnh hưởng đến quyết định ITP.
Những lợi ích của sự thay đổi lợi nhuận là lớn nhất nếu MNC cư trú ở
nước chủ nhà sử dụng hệ thống miễn thuế. Một khi công ty đã được đánh thuế
ở nước ngoài, thu nhập nước ngoài được miễn thuế ở nước chủ nhà. Ví dụ về
các quốc gia sử dụng hệ thống miễn thuế bao gồm Canada, Pháp và Hà Lan.
Nhật Bản, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ là một trong những quốc gia sử dụng
hệ thống tín dụng, cung cấp một khoản tín dụng thuế đối với thuế công ty đã
nộp ở nước ngoài, và trì hoãn thanh toán thuế cho nước chủ nhà cho đến khi
thu nhập được chuyển về nước từ nước sở tại. (Bruielsman, 2000).
2.2. Bằng chứng thực nghiệm về động cơ thực hiện chuyển giá quốc tế
của các MNC
Grubert và Mutti (1991) kiểm tra mối quan hệ giữa lợi nhuận và thuế
suất để xem liệu lợi nhuận đã được chuyển từ nước có mức thuế suất cao sang
nước có mức thuế suất thấp. Họ xem xét lợi nhuận/vốn chủ sở hữu và lợi
nhuận/tỷ lệ bán hàng của các chi nhánh của các công ty Mỹ ở 33 quốc gia
nước ngoài. Kết quả cho thấy rằng lợi nhuận trước thuế là tỷ lệ nghịch với
mức thuế suất thuế địa phương, và thuế cao sẽ làm giảm các báo cáo lợi
nhuận sau thuế của công ty hoạt động ở địa phương. Thực tế là mức thuế suất
là một yếu tố quyết định đáng kể đến lợi nhuận báo cáo, là bằng chứng về
hoạt động trốn thuế quốc tế của các MNC.
Hines và Rice (1994) kiểm tra khả năng của công ty đa quốc gia Mỹ
thay đổi báo cáo lợi nhuận của mình và hoạt động kinh doanh thực tế giữa các
quốc gia nước ngoài có mức thuế cao và thiên đường thuế nước ngoài. Bằng
cách phân tích 1982 lợi nhuận báo cáo tổng hợp của các công ty Mỹ tại các


17

địa điểm thuế khác nhau, họ thấy rằng tỷ lệ lợi nhuận được báo cáo là nhạy
cảm với thuế suất thuế địa phương. Một tỷ lệ 1% điểm gia tăng trong mức

thuế suất sẽ làm giảm 3% lợi nhuận báo cáo trong dữ liệu của họ. Độ co giãn
này có thể là một phần hậu quả của biện pháp khuyến khích chuyển lợi nhuận.
Grubert và Slemrod (1998) nghiên cứu tác động của thuế trong bối
cảnh công ty Mỹ đầu tư ở Puerto Rico, một thiên đường thuế nước ngoài ưa
chuộng bởi nhiều công ty đa quốc gia Mỹ. Kết quả cho thấy lợi thế chuyển
thu nhập là lý do chủ yếu cho đầu tư Mỹ tại Puerto Rico. Phát hiện này là một
tiếng vang của lời cáo buộc phổ biến mà vai trò quan trọng của nơi ẩn trú thuế
là để tạo điều kiện trốn thuế quốc tế.
Các nghiên cứu trên tập trung vào các MNC có nguồn gốc từ Mỹ. Họ
cung cấp bằng chứng cho thấy các công ty đa quốc gia Mỹ chuyển lợi nhuận
ra khỏi nước có mức thuế cao vào Mỹ, và từ Mỹ đến các nước có mức thuế
thấp hoặc nơi ẩn trú thuế. Lợi nhuận chuyển dịch có thể xảy ra theo hai cách.
Một cách để chuyển lợi nhuận là thông qua cơ cấu vốn của công ty đa quốc
gia. Ví dụ, một công ty đa quốc gia có thể sử dụng nợ để tài trợ cho các chi
nhánh nước ngoài tại các nước đang có mức thuế cao và sử dụng vốn để tài
trợ cho các công ty con trong nước có mức thuế thấp. Một cách khác, là do sự
vận động của giá chuyển nhượng nội bộ cho việc giao hàng qua biên giới của
hàng hóa và dịch vụ (Bartelsman, 2000).
Ngược lại, các nước đang phát triển thường là các nước sở tại. ITP có
thể sẽ bất lợi cho các nước đang phát triển so với các nước phát triển. Điều
này chỉ đơn giản là bởi vì các nước phát triển thường có, và có thể đủ khả
năng, cơ cấu hành chính phức tạp hơn có thể xác định vi phạm ITP, trong khi
các nước đang phát triển thiếu cơ cấu thể chế và hành chính để phân tích các
tình huống ITP phức tạp. (Easson, 1991; Chan and Chow, 1997a, 1997b).


18

2.3. Tác động của chuyển giá quốc tế đến nền kinh tế nước sở tại
Liên quan đến các vấn đề ITP, cả công ty đa quốc gia và nước sở tại

thường xuyên có xung đột lợi ích và triết lý riêng của họ. Thông thường, các
công ty có thể coi chiến lược tránh thuế của họ như một hành động thông
thường được chấp nhận, trong khi nước chủ nhà có thể coi hành động đó như
trốn thuế đáng khiển trách. Thực hiện ITP dường như là một vấn đề nghiêm
trọng hơn ở các nước đang phát triển (và đặc biệt là các nước kém phát triển
nhất), nơi các chính phủ không có khả năng và nguồn lực để xác định những
ảnh hưởng của việc chuyển lợi nhuận do tác động của ITP.
Gần đây, số lượng các công ty đa quốc gia hoạt động ở các nước đang
phát triển đã tăng lên đáng kể. Bằng chứng cho thấy công ty đa quốc gia hoạt
động tại các nước đang phát triển có cơ hội chuyển thu nhập đáng kể thông
qua ITP. Một cách giải thích cho điều này là do thiếu cơ cấu thể chế và hành
chính ở các nước đang phát triển để đối phó với tình hình này. Một giải thích
quan trọng khác là một số nước đang phát triển rất mong muốn thu hút FDI
nên họ ít quan tâm đến việc kiểm soát ITP (Rahman và Scapens, 1986; Chan
và Chow, 1997a, 1997 b, 1998).
Một số nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về việc chuyển
thu nhập ra khỏi nước đang phát triển thông qua thao tác ITP. Những nghiên
cứu này cho thấy rằng các MNC định giá cao khi nhập khẩu hoặc định giá
thấp khi xuất khẩu trong các ngành công nghiệp nhất định. Lall (1973) nghiên
cứu về mức độ lạm dụng ITP ở Colombia. Kết quả cho thấy, so với giá thị
trường thế giới, các công ty đa quốc gia ở Colombia định giá nhập khẩu quá
cao từ 33% đến hơn 300% trong lĩnh vực dược phẩm, và từ 24% đến 81%
trong ngành cao su và ngành công nghiệp điện. Natke (1985) sử dụng dữ liệu
nhập khẩu được thu thập từ 141 công ty sản xuất - trong nước và đa quốc gia -


19

điều hành ở Brazil trong những năm 1979. Những dữ liệu này được sử dụng
để kiểm tra giả thuyết rằng giá nhập khẩu thanh toán cho công ty đa quốc gia

sẽ cao hơn so với các công ty Brazil cho các sản phẩm tương tự vì hành vi
ITP. Những phát hiện này cho thấy rằng, tất cả các công ty đa quốc gia trả giá
cao hơn so với các công ty của Brazil, với các mức độ khác nhau, từ định giá
cao 39% trong toàn bộ mẫu (127 sản phẩm) đến 21% trong các mẫu thu hẹp
(26 sản phẩm). Những kết quả này có thể được gây ra bởi hành vi chuyển giá
đa quốc gia. Rahman và Scapens (1986) nghiên cứu thực hiện ITP của công ty
đa quốc gia ở Bangladesh. Họ so sánh lợi nhuận báo cáo của các công ty đa
quốc gia với những công ty địa phương. Kết quả cho thấy công ty đa quốc gia
ít lợi nhuận hơn công ty địa phương, một phát hiện không phù hợp với sức
mạnh thị trường tương đối của các công ty đa quốc gia ở Bangladesh. Tác giả
kết luận rằng thao tác ITP làm thấp lợi nhuận của công ty đa quốc gia. Để có
được bằng chứng cụ thể, họ tiếp tục điều tra giá nhập khẩu của 10 mặt hàng
dược phẩm. Họ nhận thấy rằng các MNC định giá cao nhập khẩu từ các chi
nhánh khác nhau từ 78% đến 600% trong ngành công nghiệp dược phẩm và
có thể được trích dẫn là bằng chứng về hoạt động chuyển thu nhập của công
ty đa quốc gia trong nước. Chan và Chow (1997a) kiểm tra môi trường kinh
doanh ở Trung Quốc và sử dụng dữ liệu nhập khẩu và xuất khẩu để kiểm tra
giả thuyết cho rằng công ty đa quốc gia ở Trung Quốc định giá nhập khẩu của
họ quá cao và định giá xuất khẩu của họ quá thấp để thay đổi lợi nhuận ra
nước ngoài. Lợi nhuận ra nước ngoài thay đổi đã được phát hiện trong các
ngành công nghiệp như sản xuất các thiết bị âm thanh/video, hàng may mặc,
nguyên liệu và sản phẩm nhựa. Điều này cho thấy công ty đa quốc gia chuyển
lợi nhuận ra khỏi các công ty ở Trung Quốc.
Trong khi ITP có thể tối đa hóa lợi nhuận hoặc giảm thiểu rủi ro hoạt
động cho công ty đa quốc gia, bản chất lạm dụng của nó có ý nghĩa sâu rộng


20

cho nền kinh tế của các quốc gia mà các MNC hoạt động. Các chi phí thao tác

ITP ảnh hưởng đến nước sở tại có thể được tóm tắt như sau:
* Thất thu thuế : Thông qua thao tác ITP, các chính phủ nước sở tại
giảm thu từ thuế đối với thu nhập công ty, thuế nhập khẩu và các loại thuế
khấu trừ (Lin et al., 1993).
* Khó khăn trong việc kiểm toán và đánh giá các công ty: Thao tác ITP
có thể làm sai lệch các kết quả tài chính và hoạt động của công ty. Để đánh
giá và kiểm toán báo cáo tài chính, các chính phủ nước sở tại phải cố gắng
xác định và điều chỉnh các tác động của ITP. Điều này có thể rất không hiệu
quả và đặc biệt tốn kém ở các nước đang phát triển (Lin et ai., 1993).
* Độc quyền thị trường: Cơ chế ITP có thể được sử dụng bởi MNC để
bảo vệ vị trí độc quyền của nó như một nhà cung cấp. Đó là trong trường hợp
một công ty con nước ngoài cần một số thành phần hoặc các bộ phận từ công
ty mẹ. Công ty mẹ có thể, sử dụng cơ chế ITP để giữ vị trí độc quyền của
mình như một nhà cung cấp. Ví dụ, khi không có cạnh tranh, các nhà cung
cấp lớn có thể định giá cao, nhưng ngay sau khi xuất hiện đối thủ cạnh tranh,
nó có thể định giá thấp sản phẩm hoặc dịch vụ (Lin et ai., 1993).


21

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ
CHUYỂN GIÁ Ở VIỆT NAM

3.1. Khung pháp lý quản lý chuyển giá ở Việt Nam
Hành vi chuyển giá ở Việt Nam xuất hiện cùng với sự gia tăng các
doanh nghiệp FDI. Cách đây khoảng 15 năm nó đã đặt ra cho các nhà quản lý
một bài toán phải giải quyết. Động thái đầu tiên đánh dấu sự vào cuộc hóa
giải vấn đề chuyển giá chính là sự ra đời của Thông tư số 74/1997/TT-BTC
hướng dẫn về thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài, sau đó là Thông tư số
89/1999/TT-BTC, Thông tư số 13/2001/TT-BTC và Thông tư 117/2005/TTBTC. Các văn bản nói trên đã thể hiện tinh thần cơ bản xử lý vấn đề chuyển

giá là xác định lại giá chuyển giao theo nguyên tắc giá thị trường sòng phẳng.
Tuy nhiên, các văn bản nói trên chỉ dừng lại ở đối tượng áp dụng là các doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mà chưa áp dụng đối với các
doanh nghiệp trong nước, tức là mới chú trọng vấn đề chống chuyển giá quốc
tế, chứ chưa có giải pháp chống chuyển giá nội địa.
Với sự ra đời của Thông tư số 66/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010, lần
đầu tiên ở Việt Nam một văn bản pháp lý về chống chuyển giá được áp dụng
cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, cả doanh nghiệp FDI và các doanh
nghiệp khác. Thêm vào đó, những hạn chế, bất cập của Thông tư
117/2005/TT-BTC đã được khắc phục. Về cơ bản, các quy định và các
phương pháp xác định giá thị trường của Thông tư 66/2010/TT-BTC đã phù
hợp với thông lệ quốc tế. Theo Thông tư này, có 5 phương pháp xác định giá
thị trường là: Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập; Phương pháp giá
bán lại; Phương pháp giá vốn cộng lãi; Phương pháp so sánh lợi nhuận;
Phương pháp tách lợi nhuận.


22

Ở một cấp độ pháp lý cao hơn, Điểm e Khoản 1 Điều 37 Luật Quản lý
thuế quy định cơ quan thuế có quyền ấn định thuế khi người nộp thuế “Mua,
bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ không theo giá trị giao
dịch thông thường trên thị trường”. Quy định này không hoàn toàn xử lý vấn
đề chuyển giá, song cũng tạo ra căn cứ pháp lý nhất định để xử lý vấn đề
chuyển giá.
Như vậy, có thể thấy, nỗ lực đầu tiên đáng ghi nhận của các cơ quan
quản lý Nhà nước thời gian qua là việc đã thiết lập và dần dần hoàn thiện
khuôn khổ pháp lý cho hoạt động chống chuyển giá, tạo những cơ sở nhất
định cho hoạt động của ngành Thuế trong đấu tranh chống chuyển giá của các
doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI.

3.2. Một số hình thức chuyển giá tiêu biểu ở Việt Nam
3.2.1. Chuyển giá qua hình thức nâng chi phí đầu vào, hạ thấp chi phí đầu
ra
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng hình thức nâng chi phí đầu
vào, hạ thấp giá đầu ra để giảm số thuế TNDN phải nộp. Các công ty đa quốc
gia thường áp dụng cách thức này tại các nước có mức thuế suất thuế TNDN
cao như Việt Nam (25%), Trung Quốc (30%) nhằm nâng khống giá nguyên
vật liệu, tăng khống chi phí quảng cáo tiếp thị... để giảm lợi nhuận đến mức
thấp nhất. Khi tình trạng thua lỗ của công ty liên doanh kéo dài, các đối tác
phía Việt Nam trong liên doanh sẽ không thể trụ nổi lâu dài. Lúc đó, công ty
liên doanh sẽ bị thôn tính thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Tại Việt Nam, công ty con cứ báo lỗ, trong khi đó tại bản xứ, công ty
mẹ cứ ung dung hưởng lợi. Tình trạng trên đang là thách thức đối với các cơ
quan chức năng của Việt Nam. Trong số những mặt hàng có hiện tượng
chuyển giá của các công ty đa quốc gia, ô tô là một ví dụ điển hình. Lâu nay,


23

câu chuyện chuyển giá trong mặt hàng ô tô là một vấn đề nan giải đối với Bộ
Tài chính khi có tới 90% giá thành đầu vào của mỗi chiếc xe lắp ráp trong
nước Bộ Tài chính không thể kiểm soát được. Một loại ô tô lắp ráp tại Việt
Nam có thể sử dụng linh kiện sản xuất từ nhiều nước khác nhau. Khi cả dây
chuyền sản xuất như vậy chỉ do một tập đoàn sở hữu thì sẽ dẫn đến vấn đề
định giá nội bộ, tức là giá mà các công ty liên kết trong cùng tập đoàn bán
hàng hoá hay dịch vụ cho nhau. Mục tiêu là nhằm nâng giá đầu vào ở những
nước có mức thuế suất thuế TNDN cao nhằm giảm lợi nhuận, từ đó giảm
thiểu số thuế phải nộp. Bù vào đó, họ sẽ định chi phí đầu vào thấp ở những
nước có mức thuế suất thấp hơn để tăng lợi nhuận. Ví dụ như một doanh
nghiệp sản xuất xe hơi tại Thái Lan với giá vốn 9.000 USD, bán ra với giá bán

là 10.000 USD, và thu lời 1000 USD tại Thái Lan. Tại thị trường Việt Nam,
công ty Thái Lan cũng bán xe cho công ty liên kết với giá 10.000 USD, tuy
nhiên công ty liên kết tại Việt Nam kê chi phí để quảng cáo và bán chiếc xe
đó tại Việt Nam là 1.000 USD, từ đó giá vốn cũng là 10.000 USD, công ty
liên kết không thu được lợi nhuận tại thị trường Việt Nam và không phải nộp
thuế. Về tổng thể, công ty đã có lời 1.000 USD và phải đóng thuế tại Thái Lan
thay vì Việt Nam.
3.2.2. Chuyển giá từ giai đoạn đầu của dự án đầu tư
Trốn thuế qua chuyển giá có thể được thực hiện một cách bài bản ngay
từ giai đoạn đầu tư thông qua việc tính giá trị công nghệ, thương hiệu... (tài
sản vô hình) cao. Nhờ đó, phần vốn góp cao lên cùng tỉ lệ góp vốn cao làm tỷ
lệ lợi nhuận được chia cao hơn nhiều so với vốn thực. Chưa hết, bằng cách
tăng chi phí khấu hao sẽ khiến thu nhập chịu thuế giảm, đồng nghĩa với việc
giảm thuế TNDN. Chẳng hạn, khi doanh nghiệp nâng giá trị thêm 1.000 USD
với thời gian khấu hao 10 năm thì mỗi năm sẽ đưa vào chi phí thêm 100 USD


24

và như thế có nghĩa là thu nhập chịu thuế giảm 100 USD; và với mức thuế
suất thuế TNDN là 25% như hiện nay, Nhà nước sẽ thất thu 25 USD.
Đến giai đoạn hoạt động, việc nâng giá vật tư, nguyên vật liệu đầu vào
cũng kéo theo ngân sách bị thất thu rất nhiều loại thuế. Chẳng hạn, khi doanh
nghiệp nâng giá lên 100.000 USD thì công ty mẹ không phải nộp một đồng
thuế Gía trị gia tăng nào (vì là hàng xuất khẩu), đồng thời được khấu trừ thuế
đầu vào. Còn công ty con, phải nộp thuế với hàng nhập khẩu nhưng bù lại,
được khấu trừ khi bán sản phẩm. Thế là đương nhiên cả công ty mẹ và công
ty con đều không mất một đồng thuế nào trong khi được hưởng trọn khoản
tiền do nâng giá mà có. Với thuế nhập khẩu cũng vậy, nếu hàng nằm trong
diện miễn giảm thì số tiền được miễn giảm chính là số thất thu của Nhà nước

đã đành, nhưng ngay cả khi không nằm trong diện miễn giảm, số tiền nộp
thuế cũng đã được đưa vào chi phí và làm giảm thu nhập chịu thuế một lượng
tương đương, gây thất thu thuế TNDN cho ngân sách. Chẳng hạn, với trị giá
hàng hóa được nâng lên là 100.000 USD và thuế suất thuế nhập khẩu là 30%
thì thuế nhập khẩu phải nộp là 30.000 USD, nghĩa là thu nhập chịu thuế giảm
30.000 USD. Chỉ cần làm một phép tính nhân đơn giản ta có thể thấy ngay
phần thuế TNDN bị thất thu là: 30.000 x 25% = 7.500 USD. Nếu thuế suất ở
trong nước và nước ngoài bằng nhau thì công ty mẹ ở nước ngoài tăng thu
nhập chịu thuế lên 100.000 USD sẽ phải nộp thuế là 25.000 USD, phần còn
lại được coi như thu nhập là 75.000 USD. Công ty con giảm thu nhập chịu
thuế 100.000 USD sẽ giảm thuế thu nhập 25.000 USD; đây chính là khoản mà
Nhà nước ta bị thất thu. Trường hợp thuế suất nước ngoài nhỏ hơn ở Việt
Nam thì sao? Chẳng hạn thuế thu nhập doanh nghiệp ở Đài Loan là 20% và
Việt Nam là 25% thì chi nhánh ở Đài Loan sẽ có thể tăng giá chuyển giao
hàng hoá và dịch vụ cho chi nhánh ở Việt Nam. Nếu khoản nâng giá là
100.000 USD thì lợi nhuận báo cáo ở Đài Loan sẽ tăng 100.000 USD và thuế


×