Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HẠ GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.33 KB, 9 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HẠ GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH
TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ 12
I - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN
2000 - 2010
1. Mục tiêu chung
Những thành tựu to lớn của đất nước, ngành xây dựng và của
Tổng công ty xây dựng Sông Đà nói chung và công ty xây dựng Sông Đà
12 nói riêng trong 10 năm đổi mới là rất to lớn và có ý nghĩa quan trọng.
Do vậy bước vào thế kỷ thế kỷ 21. Công ty đề ra các phương hướng phát
triển như sau để theo kịp với xu hướng chung.
1.1. Định hướng chung
Phát huy sức mạnh tổng hợp truyền thống 40 năm xây dựng và
phát triển, tăng cường đoàn kết, ra sức đổi mới, ổn định tổ chức phát
huy cao độ hiệu quả máy móc thiết bị đã đầu tư, phát huy kinh nghiệm
các ngành nghề truyền thống, duy trì phát triển sản xuất công nghiệp
hiện có, phối hợp chặt chẽ với Tổng công ty để có dự án đầu tư mới theo
các hình thức thích hợp. Phấn đấu nhận thầu làm Tổng B một số dự án
quy mô vừa. Từng bước khẳng định mình trong cơ chế thị trường để tích
luỹ và phát triển. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý tinh thông, đội ngũ
công nhân lành nghề, ổn định đời sống CBCNV an cư lạc nghiệp góp phần
vào sự đổi mới, phát triển chung của Tổng công ty.
1.2. Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010
- Tăng trưởng hàng năm 12 - 15%
- Tổng giá trị SXKD 210 tỉ
- Doanh thu 200 tỉ
- Vốn kinh doanh bình quân năm: 95 tỉ
- Nộp ngân sách bình quân năm: 6,3 tỉ
- Lợi nhuận bình quân: từ 2 - 3 tỉ
- Lao động bình quân hàng năm 1000 - 1200 người.
1.3. Mục tiêu chính
* Mục tiêu trong kinh doanh xây lắp


Tập trung chủ yếu khai thác năng lực máy móc thiết bị hiện có
bằng cách thực hiện tốt dự án công trình giao thông các công trình thuỷ
lợi, thuỷ điện nhỏ với giá trị 40 - 45% giá trị xây lắp hàng năm - khoảng
70 - 80tỉ.
Đồng thời phát huy thế mạnh truyền thống trong xây dựng dân
dụng công nghiệp, xây dựng đường dây và trạm phấn đấu hàng năm đạt
giá trị chiếm 35 - 40% sản lượng xây lắp hàng năm - khoảng 60 - 70 tỉ
còn lại là giá trị kinh doanh SXCN, dịch vụ 15 - 25% - khoảng 15 - 30 tỉ.
* Cơ cấu sản lượng
Trong định hướng kế hoạch của mình từ năm 2000 nhiệm vụ kinh
doanh xây lắp vẫn ưu tiên xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, dân
dụng công nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ điện, đường dây và trạm.
Về giá trị xây lắp hàng năm chiếm 80% giá trị sản xuất kinh doanh,
sau đó tăng tỉ trọng đầu tư để đảm bảo đến năm 2002. Có dự án đầu tư
theo hình thức BT, BOT tiến tới năm 2010 giảm dần giá trị sản lượng xây
lắp, tăng sản lượng sản xuất hàng hoá công nghiệp, bảo đảm chủ động
hoàn toàn trong kế hoạch SXKD.
2. Phương hướng một số công tác cụ thể
2.1. Hoàn thành bàn giao gói thầu số 4 quốc lộ 1A Hà Nội - Lạng
Sơn, các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện nhỏ đường dây và trạm trong
năm 2000 theo tiến độ hợp đồng, tiếp tục nhận thầu xây lắp các công
trình thông qua tiếp thị đấu thầu giải quyết nguy cơ thiếu việc làm, nhất
là việc làm cho lực lượng cơ giới sau khi kết thúc dự án đường 1.
2.2. Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ, lực lượng lao động từ
cán bộ quản lý đến đội chủ công trình, cán bộ kỹ thuật và lao động có tay
nghề. Nhu cầu dài hạn về lao động đến năm 2010 khoảng 1000 đến 1200
người. Tuy vậy vẫn giữ số lao động thời hạn không xác định khoảng 700
- 800 người. Số lao động trong nhu cầu thiếu sẽ thực hiện hình thức thuê
lao động ngắn hạn hoặc thời vụ đối với lao động bậc thấp và lao động
giản đơn. Tổ chức đào tạo lao động trong hợp đồng thời hạn không xác

định thành lao động có nghề và nghề bậc cao. Đào tạo lao động cho một
số ngành nghề mới như thi công cầu đường, xây lắp điện, hoàn thiện cao
cấp.
2.3. Tăng cường công tác tiếp thị đấu thầu, tiếp thị quảng cáo sản
phẩm chiếm lĩnh thị trường. Phấn đấu đưa công tác đấu thầu, tiếp thị,
tìm kiếm việc làm, thực sự là điều kiện bảo đảm sự tồn tại và phát triển
cho mọi hoạt động khác.
2.4. Xây dựng lực lượng tổ chức và quản lý SXKD mạnh về chất
lượng để quản lý các công trình qui mô vừa và lớn có hiệu qủa.
Xây dựng mô hình xí nghiệp chi nhánh, đội tự quản lý chi phí, hạch
toán và tự chịu trách nhiệm trước kết quả sản xuất kinh doanh. Cơ quan
công ty là cấp quản lý tài sản từ đó tạo diều kiện cho quả lý giả thành và
giảm thiểu được các chí phí góp phần giảm giá thành công trình . Duy trì
hoạt động sản xuất kinh doanh theo định hướng của các xí nghiệp, chi
nhánh, đội phát huy lợi thế của từng đơn vị.
2.5. Tăng cường công tác quản lý kinh tế tài chính, bảo đảm tích
luỹ trên cơ sở đạt mức lợi nhuận tối đa để đầu tư và phát triển. Nâng
cao chất lượng công tác kế hoạch tiến tới kế hoạch hoá mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh. Tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
làm công tác kinh tế kế hoạch, tài chính, kỹ thuật.
2.6. Từng bước cổ phần hoá các cơ sở sản xuất công nghiệp, trước
mắt lập kế hoạch trình duyệt Tổng công ty để cổ phần hoá các mỏ đá Tân
Trung và Trung màu.
2.7. Bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần của CBCNV trong công
ty trên cơ sở tăng phúc lợi, tăng cường ổn định sản xuất và tiền lương.
2.8. Tăng cường hoạt động của các tổ chức công đoàn, đoàn thanh
niên, phụ nữ thông qua phong trào phát động thi đua, nâng cao năng
suất lao động, xây dựng các đội hình tiên tiến.
II - MỘT SỐ BIỆN PHÁT ĐỐI VỚI CÔNG TY
1. Quản lý sử dụng thiết bị

Đối với công ty, hiện có đơn vị chuyên quản lý thi công cơ giới chịu
trách nhiệm về máy móc đối với từng công trình về bố trí nhân công sử
dụng và máy. Cần thiết theo yêu cầu của bộ phận lập biện pháp thi công.
Do vậy việc phối hợp với các đơn vị thi công sẽ gặp khó khăn đồng thời
việc tính chi phí máy đối với từng công trình được xác định theo ca, máy
được bố trí xuống công trường, không biết được sử dụng như nào vẫn
tính chi phí và khấu hao. Do vậy làm tăng chi phí máy dẫn đến đội giá
công trình lên. Hơn nữa, nhiều công trình máy móc được bố trí không
hợp lý gây nên tình trạng máy hoạt động không hiệu quả ca chờ trực
tràn lan làm tăng chi phí máy. Đứng trước thực trạng như vậy khi lập
biện pháp thi công công ty phải tính toán bố trí hợp lý máy móc. Bên
cạnh đó khi lập biện pháp thi công nên tổ chức, bố trí một tổ quản lý máy
ngay tại công trường hoặc giao trách nhiệm cho đội trưởng, giám sát
công trường quản lý. Tổ, người giám sát này có nhiệm vụ theo dõi quản
lý hoạt động của máy móc, làm như vậy mỗi công trình sẽ có ý thức sử
dụng máy.
Thứ nữa, việc tổ chức thi công tại công trường phải được thực
hiện tốt, bố trí nơi đặt máy móc, thiết bị thi công phù hợp, vừa đảm bảo
máy móc hoạt động hiệu quả vừa bảo đảm cho việc bảo quản máy móc
tránh các hư hỏng không đáng có.
Cùng với việc tổ chức tổ quản lý máy móc tại công trường xí
nghiệp quản lý phải thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng, biến động
của máy tại mỗi công trình từ đó báo cáo với công ty để có kế hoạch đầu
tư và bảo dưỡng. Với những thiết bị xe máy thi công còn có khả năng
phục hồi, cải tiến và nâng cấp, công ty nên có kế hoạch cụ thể để sửa
chữa và nâng cấp phát động phong trào tự sửa chữa cải tiến trong nội
bộ công ty. Đồng thời với các thiết bị xe máy đã quá cũ công ty có thể
xin phép Tổng công ty cho phép thanh lý và đề xuất với Tổng công ty xin
giữ lại nguồn vốn khấu hao của xe máy thiết bị mới đầu tư để mua sắm
thiết bị thay thế. Làm như vậy công ty vừa làm giảm được các chi phí

sửa chữa trong khi thi công vừa có thể có những thiết bị mới thay thế
góp phần giảm giá thành do tăng tiến độ tránh được những hỏng hóc
của xe máy, thiết bị làm đình trệ thi công và tăng chi phí máy.
Ngoài ra khi đầu tư các dây truyền, máy móc thi công mới, cần
được cân nhắc kỹ lưỡng, tránh tình trạng đầu tư không đồng bộ, không
hiệu qủa như dây truyền thi công đường bộ. Muốn vậy khi đầu tư công ty
nên sử dụng các biện pháp đánh giá hiệu qủa đầu tư như một số chỉ tiêu
IRR, NPV, BCR...
2. Quản lý sử dụng nhân công
Với các công trình chi phí nhân công thường chiếm tỷ trọng trong
giá thành khá lớn. Do công ty trả lương cho công nhân theo tháng do vậy
cần giám sát chặt chẽ tiến độ thi công của mỗi công trình tránh việc cố
tình kéo dài tiến độ thi công làm tăng chi phí nhân công, giảm tiến độ
bàn giao dẫn đến đội giá công trình lên. Để tránh tình trạng này công ty
nên áp dụng một số biện pháp trong quản lý dự án khi lập biện pháp thi
công để xác định thời gian thi công cho công trình như: Biểu đồ thanh
hay biểu đồ Gantt sơ đồ mạng hoạt động (Pert/CPM). Đối với biểu đồ
thanh (Grantt). Sau khi thể hiện biểu đồ bộ phận quản lý thi công sẽ
nhân ra dễ dàng các nhiệm vụ, công việc có thể tiến hành đồng thời nhau
để có kế hoạch phối hợp. Đối với sơ đồ mạng hoạt động (Pert/CPM)
người quản lý thi công sẽ xác định được quãng thời gian tối thiểu cần
hoàn thành công trình, xác định được đường găng mà bất kỳ sự chậm
trễ nào đều làm giảm tiến độ thi công. Với biện pháp này công ty có thể
quản lý chặt chẽ tiến độ thi công đồng thời có thể tăng tiến độ góp phần
hạ được giá thành.
Qua thực trạng các công trình mà công ty thi công. Chi phí vật liệu
công thường cao hơn nhiều so với dự toán. Ngoài các nguyên nhân khác
còn một nguyên nhân chi phí vật liệu tăng lên do phải phá đi làm lại
tăng chi phí công trình do tăng chi phí vật liệu và tăng chi phí nhân
công. Lý do chính là công nhân ẩu, không đúng quy cách, yêu cầu chất

lượng. Do vậy công ty nên tổ chức kiểm tra chất lượng công trình ở các

×