Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Lạm phát và tăng trưởng kinh tế phân tích hồi quy ngưỡng động dữ liệu bảng cho các quốc gia đang phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (905.96 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN NGUYỄN KIM NGÂN

LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
PHÂN TÍCH HỒI QUY NGƢỠNG ĐỘNG DỮ LIỆU BẢNG
CHO CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN NGUYỄN KIM NGÂN
LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
PHÂN TÍCH HỒI QUY NGƢỠNG ĐỘNG DỮ LIỆU BẢNG
CHO CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
PGS.TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT

TP.HỒ CHÍ MINH – 2014



MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TÓM TẮT ........................................................................................................................ 1
1.

GIỚI THIỆU .......................................................................................................... 2

1.1. Nội dung nghiên cứu: .............................................................................................. 2
1.2. Cấu trúc của bài nghiên cứu: ................................................................................... 3
2.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY .......... 5

2.1. Cơ sở lý thuyết......................................................................................................... 5
2.1.1. Lạm phát ................................................................................................................ 5
2.1.2. Tăng trưởng kinh tế ............................................................................................... 7
2.1.3. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế: ............................................. 8
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây .................................................................... 11
2.2.1. Nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ phi tuyến giữa lạm phát và tăng
trưởng kinh tế: ............................................................................................................... 13
2.2.2. Các mô hình nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ phi tuyến giữa lạm phát
và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia: ......................................................................... 19


2.2.3. Nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở

Việt Nam:........................................................................................................................ 29
3.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ..................... 33

3.1. Mô hình kinh tế lƣợng: .......................................................................................... 34
3.2. Loại bỏ các ảnh hƣởng cố định: ............................................................................ 35
3.3. Ƣớc lƣợng:............................................................................................................. 36
3.4. Dữ liệu và các biến ................................................................................................ 38
3.4.1. Dữ liệu:................................................................................................................ 38
3.4.2. Biến: .................................................................................................................... 41
3.5. Mô hình ngƣỡng của lạm phát và tăng trƣởng kinh tế: ......................................... 47
4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ................................. 49

4.1. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình ngƣỡng sử dụng tất cả độ trễ có sẵn của biến công cụ
(ví dụ:

) ....................................................................... 49

4.2. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình ngƣỡng sử dụng số biến công cụ bằng 1
(

: ................................................................................................................... 51

4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu: .............................................................................. 54
4.4. Liên hệ với lạm phát và tăng trƣởng kinh tế tại Việt Nam: .................................. 56
4.4.1. Thực trạng lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam:................................. 56
4.4.2. Ngưỡng lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam: ....................................... 57

5.

KẾT LUẬN .......................................................................................................... 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 61


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: So sách chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số điều chỉnh GDP (

) ............ 6

Bảng 3.1: Mẫu các quốc gia đang phát triển và tính toán trung bình lạm phát hàng năm,
trung bình tăng trƣởng GDP hàng năm trong giai đoạn từ năm 1978 tới năm 2012 ..... 38
Bảng 3.2: Các biến sử dụng trong mô hình hồi quy, nguồn số liệu. .............................. 41
Bảng 3.3: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu trong mô hình hồi quy ngƣỡng ........... 43
Bảng 4.1: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình ngƣỡng sử dụng số biến công cụ p=t ............... 50
Bảng 4.2: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình ngƣỡng sử dụng số biến công cụ là 1 ............... 52


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Phân bổ lạm phát với mẫu 72 quốc gia đang phát triển 1978 – 2012. ........... 45
Hình 3.2: Phân phối semi-log của lạm phát với mẫu 72 quốc gia đang phát triển 19782012 ................................................................................................................................ 46
Hình 4.1: Ngƣỡng lạm phát ƣớc tính cho mô hình ngƣỡng sử dụng số biến công cụ
p=t................................................................................................................................... 51
Hình 4.2: Ngƣỡng lạm phát ƣớc tính cho mô hình ngƣỡng sử dụng số biến công cụ
là 1 .................................................................................................................................. 53
Hình 4.3: CPI và tốc độ tăng trƣởng GDP trong giai đoạn 1992 - 2012 ....................... 56



1

TÓM TẮT
Bài nghiên cứu giới thiệu một mô hình ngƣỡng động dữ liệu bảng của Kremer
và các cộng sự (2013) để xem xét mối quan hệ phi tuyến của lạm phát và tăng trƣởng
kinh tế, từ đó ƣớc tính ngƣỡng lạm phát. Dựa trên các nghiên cứu của Hansen (1999),
Caner và Hansen (2004), mô hình này cho phép việc ƣớc lƣợng tác động của ngƣỡng
lạm phát với dữ liệu bảng ngay cả trong trƣờng hợp có hồi quy nội sinh. Bài viết sử
dụng dữ liệu bảng của 72 quốc gia đang phát triển (trong đó có Việt Nam) từ năm
1978 – 2012 và xác định mức ngƣỡng lạm phát ở các quốc gia đang phát triển là
9.56%.


2

1.

GIỚI THIỆU

1.1.

Nội dung nghiên cứu:
Tốc độ tăng trƣởng cao, sản lƣợng đầu ra bền vững và lạm phát thấp là hai

mục tiêu chính trong chính sách kinh tế vĩ mô các nƣớc. Xét trên khía cạnh kinh tế
học, lạm phát là nhân tố đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với tăng trƣởng kinh tế,
công thức tăng trƣởng trong dài hạn chịu ảnh hƣởng từ cung tiền và lạm phát. Vậy vai
trò của lạm phát trong nền kinh tế và mức lạm phát nào là phù hợp cho từng nền kinh
tế theo từng giai đoạn khác nhau.
Lạm phát cao ảnh hƣởng đến nền kinh tế một cách trầm trọng, nhƣng có một

số bằng chứng cho thấy lạm phát vừa phải cũng làm chậm sự tăng trƣởng (Temple
(2000) trích từ Little và các cộng sự (1993)). Ngoài ra, Aiyagari (1990), Cooley và
Hansen (1991) cho thấy chi phí của việc giảm lạm phát về mức 0 cao hơn so với lợi
ích của chúng.
Trong những thập kỷ gần đây, có nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm
xem xét sự đánh đổi của lạm phát và tăng trƣởng kinh tế. Các kết quả nghiên cứu lý
thuyết và thực nghiệm trƣớc đó có thể đƣợc phân ra thành một trong bốn kỳ vọng sau:
Đầu tiên, các nghiên cứu cho rằng lạm phát không ảnh hƣởng đến tăng trƣởng
kinh tế (Cameron và các cộng sự (1996), Dorrance (1963), Sidrauski (1967)).
Thứ hai, các lý thuyết và thực nghiệm cho rằng có mối quan hệ cùng chiều
giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế (Mallik và Chowdhury (2001), Shi (1999),
Tobin (1965)).
Thứ ba, các kết quả nghiên cứu khác lại cho rằng lạm phát có tác động tiêu cực
đến tăng trƣởng kinh tế (Andres và Hemando (1997), Barro (1996), De Gregorio
(1992), Friedman (1956), Gylfason (1991, 1998), Saeed (2007), Stockman (1981)).


3

Thứ tư, một số nghiên cứu cho rằng mối tƣơng quan giữa lạm phát và tăng
trƣởng là phi tuyến và sự tƣơng tác giữa hai biến này là dƣơng hoặc không tồn tại
dƣới các giá trị tới hạn nào đó, nhƣng lại ảnh hƣởng đến nền kinh tế khi vƣợt qua
mức tới hạn trên. (Fischer (1993), Sarel (1996), Ghosh và Phillips (1998), Khan và
Senhadii (2001), Bick (2010), Kremer và các cộng sự (2013)).
Để nghiên cứu mối quan hệ phi tuyến của lạm phát và tăng trƣởng kinh tế, bài
viết sử dụng mô hình ngƣỡng động dữ liệu bảng trong bài nghiên cứu “Inflation and
Growth: New Evidence From a Dynamic Panel Threshold Analysis” của Kremer và
các cộng sự (2013) cho 72 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1978 – 2012.
1.2.


Cấu trúc của bài nghiên cứu:
Bài nghiên cứu đƣợc chia làm 5 phần chính:
Phần 1: Giới thiệu. Phần này trình bày tổng quan nội dung nghiên cứu về mối

quan hệ giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế.
Phần 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây. Phần này mô tả
các lý thuyết về lạm phát và tăng trƣởng kinh tế, tổng quan các kết quả nghiên cứu
trƣớc đây về mối quan hệ phi tuyến của lạm phát và tăng trƣởng kinh tế, từ đó đặt ra
các câu hỏi nghiên cứu cho bài viết này.
Phần 3: Phƣơng pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu. Phần này giải thích các
dữ liệu, các biến nghiên cứu, các bƣớc trong việc xây dựng mô hình ngƣỡng, phƣơng
pháp ƣớc lƣợng về mối quan hệ phi tuyến giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế.
Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả. Phần này trình bày các kết quả
kiểm định mô hình ngƣỡng về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế, phân
tích tác động của lạm phát đến tăng trƣởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển


4

(trong đó có Việt Nam), thảo luận và phân tích kết quả đạt đƣợc, từ đó liên hệ về mối
quan hệ giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế ở Việt Nam.
Phần 5: Kết luận. Phần này cho thấy kết luận của bài nghiên cứu cũng nhƣ các
hạn chế bài nghiên cứu.


5

2.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY


2.1.

Cơ sở lý thuyết

2.1.1. Lạm phát
Có nhiều phát biểu khác nhau về khái niệm lạm phát. Trong kinh tế học, lạm
phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền
kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trƣờng hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so
sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so
với các loại tiền tệ khác.
Theo Friedman (1970) “lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là một hiện tƣợng tiền
tệ”. Một số nhà kinh tế học cho rằng “lạm phát là hiện tƣợng tiền đƣợc cung ứng nhiều
hơn mức cần thiết hoặc là do khối lƣợng tiền thực tế trong lƣu thông lớn hơn khối
lƣợng tiền cần thiết”, “lạm phát là hiện tƣợng bội chi lâu dài của ngân sách nhà nƣớc”.
Nhƣ vậy, lạm phát có thể đƣợc hiểu là sự suy giảm sức mua của tiền tệ và đƣợc
đo lƣờng bằng sự gia tăng mức giá chung trong nền kinh tế.
Lạm phát là tỷ lệ phần trăm thay đổi liên tục của mặt bằng giá chung theo thời
gian. Để phản ánh lạm phát, chỉ số đƣợc sử dụng thƣờng là chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
hoặc chỉ số điều chỉnh GDP (

.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay
đổi tƣơng đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tƣơng đối vì
chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng.
Chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator), còn gọi là chỉ số giảm phát GDP
thƣờng đƣợc ký hiệu là

, là chỉ số tính theo phần trăm phản ánh mức giá chung


của tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nƣớc. Chỉ số điều chỉnh GDP cho


6

biết một đơn vị GDP điển hình của kỳ nghiên cứu có mức giá bằng bao nhiêu phần
trăm so với mức giá của năm cơ sở.

phản ánh sự biến động GDP danh nghĩa do

sự biến động của giá (cơ sở để đánh giá lạm phát).
Bảng 2.1: So sách chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số điều chỉnh GDP (
Chỉ số giá tiêu dùng

):

Chỉ số điều chỉnh GDP

(CPI)

(

)

Đo lƣờng giá hàng hóa và dịch vụ đƣợc

Đo lƣờng tất cả giá hàng hóa và dịch vụ

mua bởi ngƣời tiêu dùng (không bao


đƣợc sản xuất ra.

gồm giá hàng hóa và dịch vụ đƣợc mua
bởi chính phủ, các hãng).
Tính cho tất cả hàng hóa và dịch vụ

Chỉ tính cho hàng hóa và dịch vụ đƣợc

đƣợc mua, kể cả hàng hóa nhập khẩu.

sản xuất trong nƣớc.

Cố định sự ảnh hƣởng. Nghĩa là nó

Có sự thay đổi. Nghĩa là nó cho phép có

đƣợc tính toán bởi giỏ hàng cố định.

sự thay đổi của giỏ hàng hóa khi mà các

Đƣợc gọi là chỉ số Laspeyres index.

thành phần GDP thay đổi. Đƣợc gọi là
Paasche index.

Đo lƣờng chi phí cho đời sống, đôi khi

Giảm bớt xu hƣớng gia tăng chi phí đời


cƣờng điệu sự gia tăng trong chi phí.

sống.

(Nguồn: Bài giảng về chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số điều chỉnh GDP – Võ
Thị Thanh Thƣơng – Đại Học Duy Tân - Gregory Mankiw, Macroeconomics)
Do chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đƣợc tính dựa trên rổ hàng hóa và dịch vụ với
quyền số cố định, trong khi đó chỉ số điều chỉnh GDP (

có rổ hàng hóa và dịch

vụ thay đổi theo thời gian vì vậy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có xu hƣớng phóng đại lạm
phát, ngƣợc lại chỉ số điều chỉnh GDP (

có xu hƣớng đánh giá thấp lạm phát.


7

Hiện nay, hầu hết các nƣớc trên thế giới khi đánh giá lạm phát đều dựa vào chỉ
số giá tiêu dùng (CPI).
Một số khái niệm kinh tế khác liên quan đến lạm phát:
Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống trong một
khoảng thời gian.
Lạm phát phi mã là tình trạng tăng mức giá chung của nền kinh tế với tốc độ
hai hay ba chữ số.
Siêu lạm phát là tình trạng lạm phát cao kéo dài và nằm ngoài vòng kiểm soát,
có tác động phá hoại nền kinh tế nghiêm trọng. Thông thƣờng, tốc độ tăng giá chung ở
mức 3 chữ số hàng năm thì gọi là siêu lạm phát. Khi có siêu lạm phát, tiền mất giá
nghiêm trọng và lƣợng cầu về tiền tệ giảm đi đáng kể. Siêu lạm phát biểu hiện lạm

phát cao kéo dài đi kèm với tăng trƣởng kinh tế chậm và thất nghiệp cao.
Thiểu phát trọng kinh tế học là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp. Đây là một vấn nạn
trong quản lý kinh tế vĩ mô. Theo Từ điển kinh tế ngân hàng Anh – Nga, thiểu phát là
hiện tƣợng giảm giá hàng hoá và dịch vụ hay hiện tƣợng tăng sức mua của đồng tiền
do lƣợng tiền mặt trong lƣu thông sụt giảm so với lƣợng hàng hoá và dịch vụ hiện hữu
trên các thị trƣờng mỗi quốc gia, đó là hiện tƣợng ngƣợc lại với lạm phát thƣờng đi
kèm với nó là thu hẹp sản xuất, giảm vốn đầu tƣ, giảm công ăn việc làm.
2.1.2. Tăng trưởng kinh tế
Tăng trƣởng kinh tế là sự mở rộng năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của
nền kinh tế. Năng lực sản xuất của nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào số lƣợng, chất
lƣợng các nguồn lực và trình độ công nghệ sử dụng trong quá trình sản xuất, vì vậy
tăng trƣởng kinh tế luôn liên quan tới quá trình mở rộng và hoàn thiện các yếu tố tạo
nên năng lực sản xuất. Nói cách khác, tăng trƣởng kinh tế là sự gia tăng khối lƣợng


8

hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế.
Tăng trƣởng kinh tế đƣợc tính dựa trên sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP) hoặc quy mô tổng sản lƣợng quốc gia tính
trên đầu ngƣời (PCI – Per capita income) trong một thời gian nhất định.
2.1.3. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế:
Mặc dù có rất nhiều yếu tố tác động đến tốc độ tăng trƣởng kinh tế thì mục tiêu
ổn định giá cả vẫn là mục tiêu nổi bật nhất của chính sách kinh tế vĩ mô. Trong nhiều
thập kỷ qua, có rất nhiều nghiên cứu cả lý thuyết và thực nghiệm tập trung vào mối
tƣơng quan giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế. Phần này xem xét các nghiên cứu lý
thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế.
Các nghiên cứu lý thuyết về tăng trƣởng kinh tế bao gồm lý thuyết cổ điển, lý
thuyết Tân cổ điển, lý thuyết Keynes, lý thuyết trọng tiền và các mô hình tăng trƣởng
nội sinh.

Các nghiên cứu lý thuyết đã cho thấy một loạt kết luận về mối quan hệ giữa
lạm phát và tăng trƣởng kinh tế và có thể chia thành bốn kỳ vọng chính sau đây.
Đầu tiên, các lý thuyết cho rằng lạm phát không ảnh hƣởng đến tăng trƣởng
kinh tế.
Nhà kinh tế học Tân cổ điển Sidrauski (1967) đề cập đến sự không tƣơng quan
giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu của ông là khi các biến số
độc lập với việc tăng cung tiền trong dài hạn thì việc tăng lạm phát không ảnh hƣởng
đến tăng trƣởng kinh tế.
Sử dụng đƣờng tổng cung (AS) và đƣờng tổng cầu (AD), lý thuyết Keynes cho
thấy rằng không có sự thay đổi giữa sản lƣợng và mức giá trong dài hạn, tuy nhiên có
một sự đánh đổi giữa sản lƣợng và mức giá trong ngắn hạn. Nghĩa là, trong ngắn hạn,


9

muốn cho tăng trƣởng kinh tế đạt tốc độ cao thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát nhất
định, tốc độ tăng trƣởng và lạm phát di chuyển cùng chiều. Sau đó, nếu tiếp tục chấp
nhận tăng lạm phát để thúc đẩy tăng trƣởng thì tốc độ tăng trƣởng kinh tế cũng không
tăng thêm mà có xu hƣớng giảm đi. Tuy nhiên, Dornbusch và các cộng sự (1996)
chứng minh rằng sự thay đổi trong tổng cầu ảnh hƣởng đến cả mức giá lẫn sản lƣợng.
Thứ hai, các lý thuyết cho rằng có mối quan hệ tích cực giữa lạm phát và tăng
trƣởng kinh tế.
Các nhà kinh tế học Tân cổ điển nói lên tác động của lạm phát đến tăng trƣởng
kinh tế thông qua đầu tƣ và tích lũy vốn. Tobin (1965) cho rằng lạm phát làm gia tăng
chi phí giữ tiền, là nguyên nhân làm cho con ngƣời tránh giữ tiền mà chuyển tiền
thành các tài sản sinh lợi. Điều này sẽ làm gia tăng sự tích lũy vốn trong nền kinh tế và
thúc đẩy kinh tế phát triển. Do đó, có mối tƣơng quan cùng chiều giữa lạm phát và
tăng trƣởng kinh tế. Ngoài ra, Shi (1999) kết luận rằng sự gia tăng cung tiền sẽ gia
tăng tích lũy vốn và do đó gia tăng sản lƣợng.
Thứ ba, các kết quả nghiên cứu khác lại cho rằng lạm phát có tác động tiêu

cực đến tăng trƣởng kinh tế.
Với lý thuyết cổ điển, Adam Smith cho rằng tiết kiệm là yếu tố ban đầu cho
đầu tƣ, từ đó dẫn đến tăng trƣởng, hơn nữa ông ngầm cho thấy mối quan hệ nghịch
giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế. Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng nhấn mạnh
lạm phát có tác động đến tiết kiệm thông qua lãi suất huy động thực. Do đó thay đổi
trong tiết kiệm có thể ảnh hƣởng đến sản lƣợng đầu ra do thay đổi trong đầu tƣ trong
nƣớc. Gylfason (1991) cho rằng lạm phát tăng sẽ làm giảm tiết kiệm do lãi suất huy
động thực tế thấp hơn, do đó làm cản trở tăng trƣởng kinh tế. Mặt khác, Gylfason
(1998) cho rằng trong khi tác động của lạm phát đến tiết kiệm chƣa đƣợc xác định,


10

điều đó làm bóp méo năng suất thì việc ổn định giá cả sẽ cải thiện toàn dụng vốn và
do đó gia tăng việc làm.
Với lý thuyết trọng tiền thì mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và mức giá
đƣợc thể hiện thông qua tăng trƣởng tiền tệ. Friedman (1956) nhấn mạnh vai trò của
tăng trƣởng tiền tệ trong việc xác định lạm phát bằng lý thuyết số lƣợng tiền tệ hoặc
tính trung lập của tiền tệ. Ông cho rằng lạm phát là sản phẩm của việc gia tăng cung
tiền hoặc tăng hệ số tạo tiền ở mức độ lớn hơn tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Lập luận
này cũng đƣợc thể hiện trong công thức về lý thuyết số lƣợng tiền tệ:
MV = PY
Trong đó:
M: cung tiền
V: Hệ số tạo tiền
P: Giá
Y: sản lƣợng đầu ra (GDP thực tế)
Theo Friedman (1956), nếu giá cả hàng hóa trong nền kinh tế tăng gấp 2 lần mà
thu nhập của ngƣời lao động cũng tăng gấp 2 lần, ngƣời lao động sẽ không quan tâm
đến việc tăng giá hàng hóa. Do đó, tăng trƣởng kinh tế không sụt giảm khi lạm phát

gia tăng. Nếu lạm phát xảy ra theo hƣớng này thì lạm phát không tác động đến tăng
trƣởng kinh tế. Điều này thể hiện tính trung lập của tiền tệ.
Tóm lại, theo lý thuyết trọng tiền, trong dài hạn, giá cả bị ảnh hƣởng bởi cung
tiền chứ không thực sự tác động lên tăng trƣởng kinh tế. Nếu cung tiền tăng nhanh hơn
tốc độ tăng trƣởng kinh tế thì lạm phát tất yếu sẽ xảy ra. Nếu giữ cung tiền và hệ số tạo
tiền ổn định thì tăng trƣởng cao sẽ làm giảm lạm phát.


11

Với lý thuyết Tân cổ điển, Stockman (1981) cho rằng lạm phát tăng cao sẽ làm
cho tăng trƣởng giảm. Ông cho rằng sự gia tăng lạm phát làm giảm sức mua của tiền
tệ, từ đó làm giảm lƣợng tiêu thụ hàng hóa và giảm sản lƣợng trong dài hạn.
Thứ tư, các lý thuyết cho rằng mối tƣơng quan giữa lạm phát và tăng trƣởng là
phi tuyến.
Sử dụng một mô hình tăng trƣởng tiền tệ, Huybens và Smith (1998, 1999) tìm
thấy mối quan hệ nghịch giữa lạm phát và các hoạt động thị trƣờng tài chính, lạm phát
và các hoạt động kinh tế thực. Các tác giả cho rằng lạm phát cản trở tăng trƣởng kinh
tế bằng cách cản trở việc tái phân bổ các nguồn lực tài chính nhƣng chỉ khi lạm phát
vƣợt quá một giá trị tới hạn nào đó. Choi và các cộng sự (1996) đề xuất rằng lạm phát
cao gia tăng việc phân bổ định mức tín dụng hoặc việc lựa chọn bất lợi trong thị
trƣờng tài chính, do đó, lạm phát cao làm giảm tỷ suất sinh lợi thực. Khi lạm phát gia
tăng, các tác nhân kinh tế sẽ tái phân bổ tiền tệ về vốn con ngƣời hoặc vốn vật chất và
thay đổi tăng trƣởng sản lƣợng.
Các quan điểm lý thuyết trên đƣa ra mối quan hệ khác nhau giữa lạm phát và
tăng trƣởng kinh tế nhƣng quan điểm chung là quan hệ giữa lạm phát và tăng trƣởng
kinh tế không phải là mối quan hệ một chiều mà là sự tác động qua lại. Tác động này
đƣợc truyền dẫn chủ yếu thông qua kênh tiết kiệm và đầu tƣ.
2.2.


Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây
Các kết quả nghiên cứu lý thuyết trƣớc đó với bốn kỳ vọng về mối quan hệ giữa

lạm phát và tăng trƣởng kinh tế bao gồm lạm phát không ảnh hƣởng đến tăng trƣởng
kinh tế, lạm phát tác động tích cực đến tăng trƣởng kinh tế, lạm phát tác động tiêu cực
đến tăng trƣởng kinh tế hoặc mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế là phi
tuyến.


12

Câu hỏi đối với các nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trƣởng
kinh tế cũng xoay quanh bốn kỳ vọng trên:
1. Ảnh hƣởng của lạm phát đối với tăng trƣởng kinh tế trong từng giai đoạn khác
nhau và từng quốc gia khác nhau?
2. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế ảnh hƣởng đến chính sách
tiền tệ của Ngân Hàng Trung Ƣơng nhƣ thế nào? Ngân Hàng Trung Ƣơng các
quốc gia thực hiện chính sách tiền tệ nhƣ thế nào để duy trì lạm phát ở mức
mong muốn?
3. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế là tuyến tính hay phi tuyến?
4. Có mối quan hệ phi tuyến có ý nghĩa thống kê của lạm phát và tăng trƣởng kinh
tế? Nói cách khác, tồn tại một ngƣỡng lạm phát có ý nghĩa thống kê mà khi lạm
phát vƣợt qua ngƣỡng này sẽ tác động tiêu cực đến tăng trƣởng kinh tế?
Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà kinh tế đã sử dụng mô hình kinh tế lƣợng
khác nhau để kiểm chứng bằng số liệu của các nƣớc trên thế giới nhằm tìm ra câu trả
lời liệu chăng tồn tại mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trƣởng trong ngắn hạn hay
trong dài hạn ở tất cả các nƣớc hay cả hai mối quan hệ này đều tồn tại trong ngắn hạn
và dài hạn.
Mục tiêu của bài viết nghiên cứu sự tồn tại của một ngƣỡng lạm phát và mức độ
ảnh hƣởng của nó đối với tăng trƣởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển (trong đó

có Việt Nam).
Các nghiên cứu về mối tƣơng quan giữa lạm phát và tăng trƣởng là phi tuyến và
sự tƣơng tác giữa 2 biến này là dƣơng hoặc không tồn tại dƣới các giá trị tới hạn nào
đó, nhƣng ảnh hƣởng đến tăng trƣởng kinh tế khi vƣợt qua mức trên. Để tiện cho việc
tóm lƣợc các nghiên cứu thực nghiệm ở các quốc gia, bài viết sẽ chia các bài nghiên
cứu thành ba nhóm chính:


13

Thứ nhất, bài viết chọn lựa ra các nghiên cứu điển hình mở ra mối quan hệ phi
tuyến giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế.
Thứ hai, bài viết nghiên cứu sâu hơn vào dữ liệu, mô hình, nội dung và kết quả
của các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đó ở các quốc gia phát triển và các quốc gia
đang phát triển.
Cuối cùng, bài viết sẽ thống kê lại các nghiên cứu ở Việt Nam về mối quan hệ
giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế.
2.2.1. Nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ phi tuyến giữa lạm phát và tăng
trưởng kinh tế:
Bài nghiên cứu “The role of macroeconomic factors in growth” của Fisher
(1993), tác giả đã xác định khả năng của một mối quan hệ phi tuyến tính giữa lạm phát
và tăng trƣởng kinh tế trong dài hạn.
Bằng cách sử dụng sử dụng dữ liệu chéo và dữ liệu bảng cho mẫu gồm 93 quốc
gia công nghiệp và đang phát triển với phƣơng pháp hồi quy theo nhóm và hồi quy
hỗn hợp, tác giả cho thấy tác động của các yếu tố vĩ mô đến tăng trƣởng kinh tế.
Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy tác động tiêu cực của lạm phát, thâm
hụt ngân sách, sự bóp méo của thị trƣờng ngoại hối đến tăng trƣởng kinh tế. Tác giả
cũng cho thấy các kênh truyền dẫn của các tác động trên: lạm phát làm giảm đầu tƣ và
năng suất của nền kinh tế, thâm hụt ngân sách làm giảm tích lũy vốn cũng nhƣ năng
suất, từ đó các yếu tố trên tác động làm giảm tăng trƣởng kinh tế. Tuy nhiên, trong

một số trƣờng hợp ngoại lệ, tác giả cho thấy rằng lạm phát thấp và thâm hụt ngân sách
nhỏ không nhất thiết là điều kiện của tăng trƣởng kinh tế cao và lạm phát cao trong dài
hạn không phù hợp với tăng trƣởng bền vững.


14

Trong thử nghiệm tác động phi tuyến của lạm phát và tăng trƣởng kinh tế, tác
giả kỳ vọng tìm thấy các tác động đáng kể của lạm phát cao so với lạm phát thấp.
Trong thử nghiệm phi tuyến về tác động của lạm phát, tác giả sử dụng hồi quy
spline bằng cách sử dụng điểm gãy là 15% và 40%, chia lạm phát thành ba giai đoạn
(

từ 15% đến 40% và

. Tác giả không chỉ thấy sự hiện diện phi tuyến

về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế mà còn cho thấy mối quan hệ tiêu
cực mạnh mẽ giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế khi lạm phát vƣợt trên mức 40%.
Điều đó cho thấy có một mối quan hệ tích cực giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế khi
lạm phát nằm dƣới ngƣỡng giá trị và có mối quan hệ tiêu cực khi lạm phát trên
ngƣỡng giá trị đó.
Kết quả nghiên cứu của Fischer (1993) tạo ra cuộc tranh luận mới giữa các nhà
kinh tế để xác định chính xác ngƣỡng giá trị lạm phát nhằm thúc đẩy tăng trƣởng kinh
tế.
Bài nghiên cứu “NonLinear Effects of Inflation on Economic Growth” của
Sarel (1996 ), tác giả tìm thấy bằng chứng về điểm gãy cấu trúc giữa lạm phát và tăng
trƣởng kinh tế.
Bằng cách sử dụng dữ liệu bảng của 87 quốc gia trong giai đoạn từ 1970 - 1990
với hồi quy bình phƣơng bé nhất thông thƣờng (OLS), hồi quy các ảnh hƣởng cố định

(fixed effect regression) và hàm spline của Fisher (1993), tác giả tìm thấy bằng chứng
về điểm gãy cấu trúc giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế và tác giả cũng cho thấy
rằng có tác động chệch đáng kể giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế khi bỏ qua sự tồn
tại của điểm gãy cấu trúc.
Tác giả tìm thấy điểm gãy mà tại đó tổng bình phƣơng phần dƣ là nhỏ nhất và
ƣớc tính ngƣỡng lạm phát là 8%, nghĩa là khi lạm phát vƣợt qua ngƣỡng giá trị này thì
sẽ tác động tiêu cực và mạnh mẽ đến tăng trƣởng kinh tế.


15

Bài nghiên cứu “Inflation crises and long-run growth” của Bruno và Easterly
(1998), các tác giả tìm thấy bằng chứng về sự tƣơng quan của lạm phát và tăng trƣởng
kinh tế trong dài hạn.
Các nghiên cứu về tác động tiêu cực giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế
thƣờng phản ánh mối quan hệ trong dài hạn. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa lạm phát và
tăng trƣởng kinh tế chỉ xuất hiện với dữ liệu liên tục và các quan sát lạm phát lớn,
không có sự tƣơng quan chéo giữa trung bình tăng trƣởng và lạm phát dài hạn.
Bằng cách sử dụng dữ liệu bảng và dữ liệu chéo kết hợp của chỉ số lạm phát
dựa trên CPI của 26 quốc gia đã trải qua cuộc khủng hoảng lạm phát trong khoảng thời
gian từ năm 1961 – 1992, các tác giả xem xét ảnh hƣởng của lạm phát cao và cú sốc
lạm phát đối với tăng trƣởng kinh tế trong dài hạn.
Kết quả nghiên cứu của các tác giả đã chứng minh rằng cuộc khủng hoảng lạm
phát cao dẫn đến sự sụt giảm mạnh tốc độ tăng trƣởng kinh tế và tốc độ tăng trƣởng
kinh tế phục hồi khi lạm phát giảm. Các tác giả không tìm thấy sự tƣơng quan giữa
lạm phát và tăng trƣởng kinh tế khi lạm phát ở dƣới mức 40% và thấy rằng có sự
tƣơng quan nghịch chiều giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế lạm phát lớn hơn 40%.
Phân tích thực nghiệm của các tác giả dự đoán rằng tỷ lệ lạm phát 40% đƣợc coi là
mức ngƣỡng của lạm phát.
Bài nghiên cứu “From Inflation to Growth-Eight Years of Transition” của

Christoffersen và Doyle (1998), các tác giả tìm thấy bằng chứng về ngƣỡng lạm phát
tác động đến tăng trƣởng kinh tế.
Bằng cách sử dụng số liệu về GDP theo giá so sánh, dân số, cơ cấu hàng xuất
khẩu, chỉ số cải cách chuyển đổi cho 22 nền kinh tế chuyển đổi trong bối cảnh đổi mới
cơ cấu nền kinh tế và mở rộng thị trƣờng xuất khẩu từ năm 1990 đến năm 1997, các


16

tác giả nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế cũng nhƣ ảnh
hƣởng của thiểu phát đối với tăng trƣởng kinh tế.
Kết quả nghiên cứu của các tác giả phát hiện ra rằng việc mở rộng xuất khẩu có
mối quan hệ rất chặt chẽ với chuyển dịch cơ cấu GDP, thậm chí trong trƣờng hợp có
những cú sốc từ bên ngoài thì việc cải cách cơ cấu kinh tế và thiểu phát vẫn thúc đẩy
tăng trƣởng kinh tế.
Các tác giả đã sử dụng tiếp cận Sarrel (1996) để mô hình hóa các điểm gãy
tƣơng tác giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế và ƣớc tính mức ngƣỡng lạm phát là
13%. Các quốc gia đang trải qua thời kỳ lạm phát gần với ngƣỡng có xu hƣớng kéo tỷ
lệ lạm phát thấp xuống phù hợp với lạm phát của các nƣớc công nghiệp. Các tác giả
không tìm thấy bất kỳ bằng chứng cho thấy tăng trƣởng kinh tế khi lạm phát cao hơn
mức ngƣỡng này. Do đó, các tác giả đề xuất rằng các quốc gia có tỷ lệ lạm phát rất
thấp so với ngƣỡng này phải đặt mục tiêu kìm giữ mức lạm phát thấp này. Điều này
cũng cho thấy các nhà hoạch định chính sách nên giữ lạm phát ở một mức độ ngƣỡng
cụ thể mà lạm phát tác động tích cực đến tăng trƣởng kinh tế.
Bài nghiên cứu “Warning: inflation may be harmful to your growth” của
Ghosh và Phillips (1998), các tác giả tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ phi tuyến
giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế.
Bằng cách sử dụng số liệu về tăng trƣởng GDP bình quân đầu ngƣời hàng năm
theo giá so sánh và số liệu về lạm phát theo CPI bình quân hàng năm của 145 quốc gia
thành viên quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) trong giai đoạn 1960-1990 với 3603 quan sát kết

hợp với phân tích hồi quy đa biến theo các nhóm và phƣơng pháp cây nhị phân đệ quy,
các tác giả xem xét và kiểm chứng mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế.
Kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy rằng mối quan hệ giữa lạm phát và
tăng trƣởng kinh tế không phải là mối quan hệ một chiều đơn giản nhƣ là lạm phát tác


17

động đến tăng trƣởng hay tăng trƣởng tác động đến lạm phát mà mối quan hệ giữa lạm
phát và tăng trƣởng có tác động qua lại phi tuyến tính, tƣơng quan giữa lạm phát và
tăng trƣởng khác nhau trong cùng một chu kỳ kinh tế.
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy rằng lạm phát và tăng trƣởng kinh tế có tƣơng
quan ngƣợc chiều, nhân tố lạm phát không chỉ tác động đến tăng trƣởng kinh tế mà
còn là yếu tố quyết định, then chốt đối với tăng trƣởng. Mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa
lạm phát và tăng trƣởng kinh tế xuất hiện trong kiểm chứng theo các quốc gia và theo
cả dãy số thời gian. Ngoài ra, các tác giả còn tìm ra hai yếu tố phi tuyến quan trọng.
Đầu tiên, các tác giả xác định ngƣỡng lạm phát vào khoảng 2%-3%, nghĩa là
khi lạm phát thấp hơn ngƣỡng này thì lạm phát có tác động tích cực đến tăng trƣởng
kinh tế và ngƣợc lại tác động tiêu cực khi lạm phát cao hơn ngƣỡng trên.
Thứ hai, mối quan hệ nghịch giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế đƣợc thể
hiện dƣới dạng hàm lồi. Do đó, sự suy giảm trong tăng trƣởng kinh tế gắn liền với sự
gia tăng lạm phát từ 10% - 20% lớn hơn nhiều so với khi lạm phát tăng từ 40% 50%.
Bài nghiên cứu “Inflationary threshold effects in the relationship between
financial development and economic growth: evidence from Taiwan and Japan” của
Lee và Wong (2005), các tác giả tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của ngƣỡng lạm
phát đến tăng trƣởng kinh tế ở Đài Loan và Nhật Bản.
Bằng cách sử dụng dữ liệu quý thiết lập từ giai đoạn 1965-2002 đối với Đài
Loan và giai đoạn 1970-2001 đối với Nhật Bản kết hợp với mô hình ngƣỡng và mô
hình TAR của Tong (1978) và Hansen (1996), các tác giả xem xét mối quan hệ phi
tuyến giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế.



18

Kết quả nghiên cứu của các tác giả về mô hình ngƣỡng đối với Đài Loan cho
thấy khi lạm phát vƣợt quá ngƣỡng 7,3%, lạm phát có tác động tiêu cực đến tăng
trƣởng kinh tế Đài Loan. Mặt khác, kết quả hồi quy tăng trƣởng kinh tế Nhật Bản tìm
thấy hai mức ngƣỡng là 2,5% và 9,7%, các tác giả cho rằng lạm phát dƣới mức
ngƣỡng ƣớc tính 9,7% tác động tích cực đến tăng trƣởng kinh tế Nhật Bản và lạm phát
vƣợt quá giá trị ngƣỡng này tác động tiêu cực đến tăng trƣởng kinh tế ở Nhật Bản.
Bài nghiên cứu “Threshold effects in the relationship between inflation and
growth: A new panel-data approach” của Drukker và các cộng sự (2005) nghiên cứu
lạm phát và tăng trƣởng kinh tế đối với 138 quốc gia trong giai đoạn từ năm 1950 đến
năm 2000 bằng cách phƣơng pháp ƣớc tính các ảnh hƣởng cố định và mô hình dữ liệu
bảng.
Kết quả nghiên cứu của các tác giả tìm thấy ngƣỡng tới hạn đối với mẫu đầy đủ
138 quốc gia là 19.16%, nhƣng có hai ngƣỡng khác nhau là 2,57% và 12,61% đối với
mẫu các nƣớc công nghiệp.
Bài nghiên cứu “Non-Linearity between Inflation Rate and GDP Growth in
Malaysia” của Munir và Mansur (2009) nghiên cứu mối quan hệ phi tuyến giữa lạm
phát và tăng trƣởng kinh tế cho Malaysia.
Bằng cách sử dụng số liệu tăng trƣởng kinh tế và lạm phát của Malaysia trong
giai đoạn 1970-2005 kết hợp với mô hình tự hồi quy ngƣỡng nội sinh (TAR) của
Hansen (2000), các tác giả tìm ra các bằng chứng ủng hộ quan hệ phi tuyến giữa lạm
phát và tăng trƣởng kinh tế.
Kết quả nghiên cứu của các tác giả tìm thấy ngƣỡng lạm phát là 3,9% và ủng hộ
quan điểm rằng mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế là phi tuyến. Lạm
phát cao hơn mức ngƣỡng này làm giảm đáng kể tốc độ tăng trƣởng kinh tế và dƣới
mức ngƣỡng, lạm phát thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế đáng kể.



19

Bài nghiên cứu “Inflation and economic growth: The non-linear relationship.
Evidence from CIS countries” của Sergii (2009) nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng
trƣởng kinh tế và lạm phát cho các quốc gia thuộc “Cộng đồng các Quốc gia Độc lập”
(CIS) cho giai đoạn 2001-2008 bằng cách sử dụng phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất
phi tuyến (non-linear least square).
Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy ngƣỡng lạm phát ƣớc tính ở các quốc
gia CIS là 8%. Nghĩa là khi lạm phát lớn hơn 8%, lạm phát ảnh hƣởng tiêu cực đến
tăng trƣởng kinh tế và lạm phát thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế khi lạm phát dƣới ngƣỡng
8%.
2.2.2. Các mô hình nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ phi tuyến giữa lạm phát
và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia:
Bài nghiên cứu “Threshold Effects in the Relationship Between Inflation and
Growth” của Khan và Senhadji (2001):
Dữ liệu:
Bộ dữ liệu của tác giả bao gồm 140 quốc gia công nghiệp và đang phát triển
trong giai đoạn từ năm 1960 – 1998. Dữ liệu ở một số nƣớc đang phát triển có khoảng
thời gian ngắn hơn, do đó, phân tích này dựa trên dữ liệu bảng không cân bằng.
Các dữ liệu đƣợc lấy từ bộ dữ liệu của Triển Vọng Kinh Tế Thế Giới (World
Economic Outlook (WEO)) và bao gồm các biến sau đây: tốc độ tăng trƣởng GDP
theo giá cố định năm 1987, lạm phát dựa trên chỉ số giá tiêu dùng CPI, tỷ số đầu tƣ so
với GDP, tốc độ tăng trƣởng dân số, tốc độ tăng trƣởng của độ mở thƣơng mại, và độ
lệch chuẩn của độ mở thƣơng mại.


×