Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ IN ĐHQG HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.3 KB, 12 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
DOANH CỦA NHÀ IN ĐHQG HÀ NỘI
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ IN ĐHQG HÀ NỘI.
Thời gian gần đây Nhà in đã đạt được nhiều thành tích trong sản xuất
kinh doanh, việc đầu tư vào sản xuất đã đạt được kết quả tốt, việc xây dựng
và bố trí lại nhà xưởng, lắp đặt máy điều hoà cho các phòng sản xuất tạo điều
kiện thuận lợi cho sản xuất, đời sống cán bộ công nhân viên được năng cao.
Tất cả những kết quả đó tạo một nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài,
coi những gì đã đạt được là bước khởi đầu thuận lợi nhưng cũng còn không ít
khó khăn. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, của khoa học công nghệ
trong tương lai Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ có thêm nhiều trường Đại học
thành viên, nhiều khoa trực thuộc, các Trung tâm nghiên cứu,… Số lượng sinh
viên Đại học chính qui tăng lên, hệ sau Đại học sẽ tăng qui mô đào tạo. Ngoài
những ngành học, môn học hiện nay, sẽ bổ sung thêm những ngành học mới,
môn học mới. Số lượng giáo trình, sách giáo khoa, sách tham khảo cần in rất
lớn. Nhiệm vụ in của Nhà in là rất nặng nề. Nhà in ĐHQG Hà Nội cần phát huy
những tiềm năng sẵn có, xây dựng đơn vị thành cơ sở in có trang thiết bị hiện
đại, ấn phẩm đạt chất lượng cao, hoạt động sản xuất có hiệu quả phục vụ đắc
lực cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội,
các trường thành viên, các khoa, các đơn vị trực thuộc và của xã hội.
Mục tiêu cho những năm 2006 -2008 được thể hiện rõ trong kế hoạch
phát triển của Nhà in: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính, đảm bảo phát huy
hiệu qủa nguồn nhân lực, nguồn vốn, trang thiết bị, phấn đáu đạt kết quả cao
trong sản xuất kinh doanh trên cơ sở thực hiện bốn chương trình lớn là:
+ Chương trình đào tạo, đào tạo lại tay nghề cho công nhân.
+ Chương trình nâng cấp trang thiết bị đặc biệt là khâu sau in.
+ Chương trình tìm kiếm việc làm.
+ Chương trình hoàn thiện cơ chế tự hạch toán.
Từ những chương trình đã đặt ra ở trên Nhà in phấn đấu doanh thu đạt
5 – 5,5 tỷ đồng/ năm, bổ sung vốn nâng cấp trang thiết bị 500 triệu đồng, từng
bước tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên đồng thời tích luỹ, tự đổi mới


nâng cấp trang thiết bị.
3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ IN
ĐHQG HÀ NỘI.
Để thực hiện được những phương hướng và mục tiêu đã đề ra trong
những năm tới, đòi hỏi Nhà in phải từng bước đổi mới và hoàn thiện các mặt
còn hạn chế của mình. Sau đây là một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh của Nhà in:
3.2.1 Mở rộng thị trường:
Trong cơ chế thị trường để tồn tại và phát triển Nhà in cần coi trọng vấn
đề nghiên cứu khai thác thị trường. Trước hết phải giữ vững thị trường có sẵn
bao gồm các đối tượng phục vụ của Nhà in như các trường Đại học, các khoa,
các Phòng ban trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiện nay ngoài nhiệm vụ in
ấn phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của Đại học Quốc gia Hà
Nội Nhà in còn khai thác thị trường bên ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của xã hội. Với mỗi thị trường cần có chính sách giá cả sao cho phù
hợp để thu hút khách hàng.
Việc nghiên cứu thị trường còn nhằm tìm ra nhà cung cấp các yếu tố đầu
vào tốt nhất, từ đó tạo dựng mối quan hệ mật thiết để đem lại sự ổn định cho
khâu sản xuất.
Nội dung của việc nghiên cứu thị trường bao gồm:
-Nghiên cứu nhu cầu: thị trường cần những loại ấn phẩm nào? số lượng
bao nhiêu? chất lượng như thế nào?
- Nghiên cứu chiến lược đưa ấn phẩm ra thị trường: Nhằm để khi đưa
ấn phẩm ra thị trường được thị trường chấp nhận và tiêu thụ nhiều nhất, chi
phí thấp nhất. Từ đó xem xét tìm ra các thị trường tiềm năng.
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Xem xét khả năng cung cấp của các
đơn vị khác, lợi thế của họ để các biện pháp đối phó thích hợp.
Muốn áp dụng biện pháp này cần xem xét điều kiện để thực hiên: Hiện
nay kế họach sản xuất kinh doanh của Nhà in chủ yếu vẫn dựa vào kế hoạch
của Đại học Quốc gia Hà Nội giao đặc biệt là dựa vào kết quả sản xuất kinh

doanh của những năm trước và ý kiến chủ quan của lãnh đạo Nhà in về biến
động của nhu cầu thị trường. Để thực hiện biện pháp này đòi hỏi Nhà in phải
tiến hành thầnh lập một bộ phận chuyên trách về nghiên cứu thị trường bao
gồm những cán bộ có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nghiên cứu thị
trường, giá cả,…. được đầu tư thích đáng, việc dự báo của họ không bị ý kiến
chủ quan của một người nào của Nhà in. Nhưng chi phí cho bộ phận này phải
được tính toán kỹ lưỡng cẩn then, tránh lãng phí. Tất cả các bộ phận khác của
Nhà in đều có trách nhiệm trợ giúp cho bộ phận nghiên cứu thị trường hoàn
thành nhiệm vụ.
3.2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm:
Trong nền kinh tế thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm có tầm
quan trọng sống còn đối với doanh nghiệp. Chất lượng là yếu tố quan trọng
nhất, được xếp lên trên yếu tố giá cả, nó quyết định tới khả năng cạnh tranh
của mỗi doanh nghiệp. Do đó muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải
không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nhờ đó làm tăng danh tiếng, uy
tín của doanh nghiệp, giữ được khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới tạo
điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, tạo đà cho sự phát triển lâu
dài bền vững của doanh nghiệp. Đi đôi với việc tăng chất lượng sản phẩm, cải
tiến chất lượng, tăng tính hiệu quả của quá trình kinh doanh, tạo việc làm ổn
định và tăng thu nhập cho người lao động. Nâng cao chất lượng sản phẩm là
biện pháp hữu hiệu kết hợp các loại lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu
dùng xã hội và người lao động. Đứng trên góc độ nền kinh tế quốc dân mà xét
thì tăng chất lượng sản phẩm cũng như là tăng năng xuất lao động xã hội.
Chất lượng sản phẩm tăng dẫn đến tăng giá trị sử dụng và lợi ích kinh tế – xã
hội trên một đơn vị chi phí đầu vào, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, tiết kiệm
tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm môi trường. Vì vậy, chất lượng sản
phẩm không chỉ là vấn đề của doanh nghiệp mà còn là năng suất lao động xã
hội, là cơ sở quan trọng nâng khả năng cạnh tranh và sức mạnh kinh tế của
đất nước.
Chất lượng sản phẩm in được đánh giá bởi các chỉ tiêu:

Đối với sản phẩm in màu: Đúng màu, chồng khít màu, đúng maket, đúng
số lượng, hình thức đẹp.
Đối với sản phẩm sách: đúng kích thước, hình thức đẹp, bìa vào vuông,
đúng trang.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm cần áp dụng các biện pháp sau đây:
Thứ nhất: Đầu tư máy móc thiêt bị, hạn chế tính không đồng bộ của máy
móc thiết bị.
Nhà in đã nhiều lần nhập máy móc,thiết bị công nghệ của Nhật, Đức…
đến nay máy móc đã cũ .Vì vậy, muốn sản xuất ra sản phẩm thì phải có đầy
đủ máy móc thiết bị công nghệ, con người. Nhưng với thực trạng hiện nay
của Nhà in những ấn phẩm làm ra chưa được đẹp, chưa đúng tiêu chuẩn.
Đầu tư máy móc thiết bị hạn chế tính không đồng bộ của máy móc thiết bị,
tăng công suất hoạt động của máy móc thiết bị, tăng năng suất của người lao
động đồng thời hạn chế sự lãng phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.
Từ đó năng cao được chất lượng các ấn phẩm, khi chất lượng ấn phẩm tăng
lên thì số phế phẩm sẽ được hạn chế. Nhà in cần đầu tư máy móc trang thiết
bị khâu sau in như máy gấp, máy vào bìa,…
Thứ hai: Nâng cao hoạt động quản lý chất lượng ấn phẩm đặc biệt là
hình thành nhóm chất lượng.
- Xuất phát từ những thành công trong quá trình nâng cao chất lượng
sản phẩm của Nhật Bản là “ Hoạt động của nhóm chất lượng”. Nhóm chất
lượng là một nhóm nhỏ các công nhân của cùng một xưởng hoạt động trên
nguyên tắc tự nguyện giúp nhau cùng phát triển hướng về mục tiêu hoàn thiện
cải tiến chất lượng. Việc hình thành nhóm chất lượng ở Nhà in là cần thiết với
ấn phẩm đòi hỏi tính bền đẹp trong khâu làm sách. Nó đòi hỏi sự phối hợp cộng
tác của mọi người trong và giữa các giai đoạn công nghệ với nhau. Thực hiện
nhóm chất lượng Nhà in sẽ phát huy triệt để yếu tố con người trong và giũa các
giai đoạn công nghệ với nhau. Thực hiện nhóm chất lượng Nhà in sẽ phát huy
triệt để yếu tố con người đúng như quan điểm quản trị chất lượng tổng hợp “
Con người ở giữa vị trí trung tâm”. Để hình thành nhóm chất lượng, Nhà in cần

tiến hành qua 2 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Giáo dục qui trình công nghệ, hiểu biết về chất lượng.
Giới thiệu về qui trình công nghệ sản xuất ấn phẩm, nêu tính phức tạp
của qui trình, bắt đầu và kết thúc như thế nào?Yêu cầu của mỗi giai đoạn công
nghệ đó và mối quan hệ tác động giữa qui trình trước và sau như thế nào?Ảnh
hưởng của họ tới chất lượng ấn phẩm như thế nào? Cụ thể là giai đoạn qui
trình công nghệ sau đó. Khẳng định sự thành công của Nhà in là sự đóng góp
của mọi người trong việc đưa chất lượng đi lên.
Giới thiệu về công cụ thống kê để kiểm soát chất lượng, chỉ ra phế phẩm
thường gặp và tự cho công nhân điền vào nguyên nhân. Quá trình giáo dục phải
tiến hành liên tục, tạo điều kiện cho hoạt động cải tiến chất lượng mà còn có tác
dụng cho hoạt động quản lý chất lượng nói chung.

×