Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI THANH TOÁN NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG DO NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á PHÁT HÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----------------------------

NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG THẢO
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HÀNH VI THANH TOÁN NỢ CỦA KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG DO
NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á PHÁT HÀNH
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số
: 60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG CÔNG GIA KHÁNH

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Học viên thực hiện luận văn

Nguyễn Ngọc Phương Thảo

i




MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Danh mục từ viết tắt ...................................................................................................... iv
Danh mục bảng, biểu đồ................................................................................................ v
Tóm tắt .......................................................................................................................... vii
Phần mở đầu .................................................................................................................. 1
Chương 1. Tổng quan về thẻ tín dụng và hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng ..... 4
1.1. Tổng quan về thẻ tín dụng ................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm ..................................................................................................... 4
1.1.2. Hoạt động phát hành, thanh toán và quản lý nợ thẻ tín dụng ....................... 6
1.1.2.1. Các chủ thể tham gia vào nghiệp vụ phát hành, thanh toán và quản lý
nợ thẻ tín dụng....................................................................................... 6
1.1.2.2. Quy trình phát hành, thanh toán và quản lý nợ của thẻ tín dụng .......... 7
1.1.3. Những lợi ích từ việc sử dụng thẻ tín dụng ................................................. 9
1.1.3.1. Xét trên phương diện vĩ mô .................................................................. 9
1.1.3.2. Xét trên phương diện vi mô .................................................................. 10
1.2. Tổng quan về hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng ................................................ 11
1.2.1. Khái niệm về hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng ......................................... 11
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng .................... 12
1.2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng ....................... 12
1.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng ............. 13
1.2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm bằng mô hình kinh tế lượng .......................... 18
1.2.3.1. Mô hình của Kim and A. De Vaney (2001) .......................................... 18
1.2.3.2. Mô hình của Stavins (2000) .................................................................. 20
1.2.3.3. Đánh giá mô hình Kim and A. De Vaney (2001) và Stavins (2000) .... 21
Chương 2: Thực trạng về hành vi thanh toán nợ của khách hàng cá nhân sử
dụng thẻ tín dụng do Ngân hàng TMCP Đông Á phát hành và mô hình nghiên
cứu 23

2.1. Hoạt động phát hành thẻ tín dụng tại DAB ......................................................... 23
2.2. Thực trạng hành vi thanh toán nợ ........................................................................ 24
2.3. Mô hình nghiên cứu đề nghị ................................................................................ 26
2.3.1. Khung phân tích của mô hình nghiên cứu .................................................... 26
2.3.2. Xác định biến và dấu kỳ vọng trong mô hình kinh tế lượng ........................ 26
2.3.3. Mô hình kinh tế lượng đề nghị ..................................................................... 28
2.3.4. Phát triển giả thiết ......................................................................................... 29

ii


2.4. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................... 30
2.5. Mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thanh toán nợ của KHCN sử dụng thẻ
tín dụng do DAB phát hành .................................................................................. 30
2.5.1. Giới tính ........................................................................................................ 30
2.5.2. Độ tuổi .......................................................................................................... 31
2.5.3. Trình độ học vấn ........................................................................................... 32
2.5.4. Số người phụ thuộc ....................................................................................... 33
2.5.5. Tình trạng hôn nhân ...................................................................................... 34
2.5.6. Tình trạng sở hữu nhà ở ................................................................................ 36
2.5.7. Thu nhập ....................................................................................................... 37
2.5.8. Tỷ lệ hạn mức thẻ tín dụng /thu nhập ........................................................... 38
2.6. Ma trận tương quan và kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến ............................. 39
Chương 3: Kết quả từ mô hình nghiên cứu ............................................................ 42
3.1. Mô hình hồi quy logistic các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thanh toán nợ của
KHCN sử dụng thẻ tín dụng do DAB phát hành .................................................. 42
3.1.1. Mô hình tổng thể .......................................................................................... 42
3.1.2. Mô hình giới hạn ......................................................................................... 44
3.2. Nhận xét chung và lựa chọn mô hình .................................................................. 47
3.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thanh toán nợ của KHCN sử dụng

thẻ tín dụng do DAB phát hành ............................................................................ 49
Chương 4: Kết luận và đề xuất ................................................................................ 55
4.1. Kết luận ................................................................................................................ 55
4.2. Hạn chế của đề tài........................................................................................................... 56
4.3. Một số đề xuất từ mô hình nghiên cứu ........................................................................... 57
Tài liệu tham khảo ................................................................................................................... 62

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DAB:

Ngân hàng TMCP Đông Á

KH:

khách hàng

KHCN:

khách hàng cá nhân

HVTT:

hành vi thanh toán

NHPH:

ngân hàng phát hành


NHTTT:

ngân hàng thanh toán thẻ

CSCNT:

cơ sở chấp nhận thẻ

Tỷ lệ HM/TN: tỷ lệ hạn mức thẻ tín dụng / thu nhập

iv


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1 : Quy trình nghiệp vụ thanh toán thẻ tín dụng .............................................. 8
Biểu đồ 2.1 : Số lượng thẻ tích lũy cuối kỳ................................................................... 24
Biểu đồ 2.2: Thực trạng hành vi thanh toán nợ của KHCN sử dụng thẻ tín dụng do
DAB phát hành từ kỳ sao kê tháng 01/2013 đến 07/2013 ................................... 25
Bảng 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng và dấu kỳ
vọng................................................................................................................ 27
Bảng 2.2 : Diễn giải các biến trong mô hình hồi quy logistic ...................................... 29
Biểu đồ 2.3 : Tỷ lệ HVTT nợ đúng hạn theo giới tính .................................................. 31
Biểu đồ 2.4 : Tỷ lệ HVTT nợ trễ hạn theo giới tính ..................................................... 31
Biểu đồ 2.5 : Tỷ lệ HVTT nợ đúng hạn theo độ tuổi .................................................... 31
Biểu đồ 2.6 : Tỷ lệ HVTT nợ trễ hạn theo độ tuổi ........................................................ 31
Biểu đồ 2.7 : Tỷ lệ HVTT nợ đúng hạn theo trình độ học vấn ..................................... 33
Biểu đồ 2.8 : Tỷ lệ HVTT nợ trễ hạn theo trình độ học vấn ......................................... 33
Biểu đồ 2.9 : Tỷ lệ HVTT nợ đúng hạn theo số người phụ thuộc ................................ 34
Biểu đồ 2.10 : Tỷ lệ HVTT nợ trễ hạn theo số người phụ thuộc .................................. 34

Biểu đồ 2.11 : Tỷ lệ HVTT nợ đúng hạn theo tình trạng hôn nhân .............................. 35
Biểu đồ 2.12 : Tỷ lệ HVTT nợ trễ hạn theo tình trạng hôn nhân .................................. 35
Biểu đồ 2.13 : Tỷ lệ HVTT nợ đúng hạn theo tình trạng sở hữu nhà ở ........................ 36
Biểu đồ 2.14 : Tỷ lệ HVTT nợ trễ hạn theo tình trạng sở hữu nhà ở ............................ 36
Biểu đồ 2.15 : Tỷ lệ HVTT nợ đúng hạn theo thu nhập ............................................... 37
Biểu đồ 2.16 : Tỷ lệ HVTT nợ trễ hạn theo thu nhập ................................................... 37
Biểu đồ 2.17 : Tỷ lệ HVTT nợ đúng hạn theo tỷ lệ HM/TN ........................................ 38
Biểu đồ 2.18 : Tỷ lệ HVTT nợ trễ hạn theo tỷ lệ HM/TN ............................................ 38
Bảng 2.3: Ma trận tương quan ...................................................................................... 39
Bảng 3.1: Variables in the Equation (Mô hình tổng thể) .............................................. 42
Bảng 3.2: Omnibus Tests of Model Coefficients (Mô hình tổng thể) .......................... 43
Bảng 3.3: Hosmer and Lemeshow Test (Mô hình tổng thể) ......................................... 43
Bảng 3.4: Model Summary (Mô hình tổng thể) ............................................................ 43
Bảng 3.5: Classification Tablea (Mô hình tổng thể) ...................................................... 44
Bảng 3.6: Variables in the Equation (Mô hình giới hạn) .............................................. 45
Bảng 3.7: Omnibus Tests of Model Coefficients (Mô hình giới hạn) .......................... 45

v


Bảng 3.8: Hosmer and Lemeshow Test (Mô hình giới hạn) ......................................... 46
Bảng 3.9: Model Summary (Mô hình giới hạn) ............................................................ 46
Bảng 3.10: Classification Tablea (Mô hình giới hạn) .................................................... 46
Bảng 3.11: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thanh toán nợ của KHCN sử dụng thẻ
tín dụng do DAB phát hành ....................................................................... 49
Bảng 3.12: So sánh mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc từ kết quả
của mô hình hồi quy logistic và ma trận tương quan ................................ 50

vi



TÓM TẮT
Phát triển thẻ tín dụng là một trong những mục tiêu lớn mà Ngân hàng TMCP
Đông Á đã đề ra. Đi đối với việc phát triển thẻ, công tác thẩm định, xét duyệt hạn
mức rất quan trọng nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Để giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng, việc nhận biết các yếu tố tác
động đến hành vi thanh toán nợ của khách hàng sử dụng thẻ tín dụng do DAB phát
hành là rất cần thiết. Đó là lý do chúng tôi lựa chọn đề tài.
Đề tài sử dụng mô hình hồi quy logistic để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi thanh toán nợ của khách hàng sử dụng thẻ tín dụng do DAB phát hành dựa
trên dữ liệu thực tế về hành vi thanh toán nợ của khách hàng và thông tin khách
hàng sử dụng thẻ tín dụng trong hệ thống quản lý của DAB.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hành vi thanh toán nợ của khách hàng có mối
tương quan với các yếu tố: trình độ học vấn, số người phụ thuộc, tình trạng hôn
nhân, tình trạng sở hữu nhà ở, thu nhập, tỷ lệ hạn mức thẻ tín dụng/thu nhập. Hành
vi thanh toán nợ trễ hạn có mối tương quan thuận chiều với số người phụ thuộc và
tỷ lệ hạn mức thẻ tín dụng/thu nhập; có mối tương quan ngược chiều với trình độ
học vấn, tình trạng hôn nhân, tình trạng sở hữu nhà ở, thu nhập. Đề tài cũng đưa ra
mô hình dự báo khả năng KH có hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng trễ hạn và một
số đề xuất nhằm làm giảm rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

vii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ở Việt Nam, thẻ tín dụng đang dần trở thành một phương tiện thanh toán phổ
biến đồng thời là một nguồn tín dụng tiện lợi được nhiều người sử dụng vì những
lợi ích mà nó đem lại. Tuy nhiên, cấp tín dụng thông qua thẻ tín dụng đem lại nhiều
rủi ro cho tổ chức phát hành thẻ vì đa phần không có tài sản đảm bảo và phụ thuộc

hoàn toàn vào hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng của khách hàng.
Trong những năm gần đây, các tổ chức phát hành thẻ đều đẩy mạnh việc phát
triển thẻ tín dụng, đây từng là lối thoát cho các ngân hàng trong thời kỳ tín dụng bị
thắt chặt, khó tăng lãi suất. Kết quả là số lượng thẻ tín dụng phát hành mới tăng
nhanh. Tuy nhiên, trong điều kiện và bối cảnh kinh tế hiện nay đang khó khăn, thu
nhập của khách hàng giảm thì khả năng trả nợ (khả năng thanh toán nợ) cũng giảm
dẫn đến tỷ lệ nợ xấu của thẻ tín dụng đang tăng nhanh.
Đối với Ngân hàng TMCP Đông Á (DAB), nắm bắt được xu thế mới trong
hình thức thanh toán hàng hóa dịch vụ, DAB chính thức đưa sản phẩm thẻ tín dụng
ra thị trường từ ngày 08/08/2008. DAB đã đề ra mục tiêu phát triển thẻ tín dụng là
một trong những mục tiêu hàng đầu mà từ năm 2011. Đến năm 2012, thẻ tín dụng
của DAB mới thực sự tăng nhanh về số lượng. Đi đôi với mục tiêu phát triển thẻ tín
dụng, DAB cũng rất chú trọng đến mục tiêu kiểm soát nợ xấu của thẻ tín dụng. Để
thực hiện mục tiêu kiểm soát nợ xấu thẻ tín dụng, việc xác định mối tương quan (sự
ảnh hưởng) giữa các tiêu chí được sử dụng trong công tác thẩm định khách hàng
trước khi cấp thẻ tín dụng với hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng trên thực tế của
khách hàng rất cần thiết. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài: “NGHIÊN CỨU CÁC
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI THANH TOÁN NỢ CỦA KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG DO NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG
Á PHÁT HÀNH”

2. Mục tiêu nghiên cứu

1


Mục tiêu nghiên cứu của đề tài dựa trên cơ sở đánh giá, phân tích định tính và
định lượng dựa trên dữ liệu từ hồ sơ mở thẻ tín dụng của KH và dữ liệu về tình hình
thanh toán nợ của KH qua các kỳ sao kê:
(i) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng

(ii) Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi thanh toán nợ thẻ tín
dụng
(iii) Đề xuất đối với Ngân hàng Đông Á về việc xét duyệt hạn mức cấp thẻ tín
dụng cho KH

3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng.
Đối tượng khảo sát là các KH sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng Đông Á được
phát hành từ 01/04/2012 đến 31/01/2013, có lịch sử giao dịch thẻ (có phát sinh nợ
và/hoặc đang trả nợ) từ 6 kỳ sao kê trở lên trong thời gian khảo sát từ 01/2013 –
07/2013.

Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi thanh toán
nợ thẻ tín dụng của KH, bao gồm: các yếu tố về nhân khẩu học như độ tuổi, giới
tính, học vấn, tình trạng hôn nhân, số người phụ thuộc; các yếu tố về kinh tế như
thu nhập, tình trạng sở hữu nhà ở, tỷ lệ hạn mức thẻ tín dụng/thu nhập.

Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu trên hồ sơ mở thẻ tín dụng của KH, dữ liệu về
những KH có phát sinh giao dịch theo kỳ sao kê và về tình hình thanh toán nợ thẻ
tín dụng của KH. Ngoài phương pháp thống kê mô tả, diễn dịch so sánh, nghiên cứu
này sử dụng phần mềm SPSS để ước lượng và kiểm định mức độ ảnh hưởng của

2


các yếu tố đến hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng của KH bằng mô hình kinh tế
lượng.

Quy trình nghiên cứu cụ thể như sau:
1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng của
KH dựa trên lý thuyết và các nghiên cứu trước đây
2. Xác định mẫu nghiên cứu:
Mẫu nghiên cứu: 3222 KH sử dụng thẻ tín dụng có lịch sử giao dịch thẻ từ 6 kỳ
sao kê liên tiếp trở lên. Thực hiện nghiên cứu toàn bộ KH thanh toán đúng hạn và
KH thanh toán trễ từ 2 kỳ sao kê liên tiếp trở lên.
3. Thu thập thông tin: Từ danh sách KH thanh toán đúng hạn và KH thanh toán
trễ hạn, thu thập thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thanh toán đối với
từng KH trên cơ sở dữ liệu của ngân hàng.
4. Ước lượng và kiểm định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng của KH theo mô hình hồi quy logistic với xác
suất p = 5%

4. Khả năng ứng dụng của đề tài
Nghiên cứu này có thể cung cấp cho các tổ chức cấp thẻ tín dụng cơ sở để dự
báo hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng của KH để từ đó, hạn chế được rủi ro tín
dụng của ngân hàng.

5. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Tổng quan về thẻ tín dụng và hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng
Chương 2: Thực trạng về hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng của khách hàng cá
nhân sử dụng thẻ tín dụng do Ngân hàng TMCP Đông Á phát hành và mô hình
nghiên cứu
Chương 3: Kết quả từ mô hình nghiên cứu
Chương 4: Kết luận và một số đề xuất

3



Chương 1. TỔNG QUAN VỀ THẺ TÍN DỤNG VÀ HÀNH VI
THANH TOÁN NỢ THẺ TÍN DỤNG
1.1 Tổng quan về thẻ tín dụng
1.1.1. Khái niệm
Thẻ tín dụng là loại thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi
hạn mức tín dụng đã được cấp theo thoả thuận với tổ chức phát hành thẻ (Quy chế
phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng,
2007).
Tính chất tín dụng của thẻ thể hiện ở việc chủ thẻ được ứng trước một hạn
mức tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định
Thẻ tín dụng ra đời xuất phát từ nhu cầu tối đa hóa hữu dụng từ tiêu dùng của
người tiêu dùng:
 Theo các lý thuyết về hành vi tiêu dùng như mô hình của Fisher, giả thuyết
vòng đời của F. Modigliani, giả thuyết thu nhập thường xuyên của M. Friedman
(Mankiw, 1996; Bryant and Zick, 2006) đã giải thích về vay mượn để tiêu dùng, đó
là sự chuyển giao các nguồn lực trong tương lai tới hiện tại để tăng mức tiêu dùng ở
hiện tại. Với một giới hạn về ngân sách, người tiêu dùng có thể vay mượn để tối đa
hóa hữu dụng từ tiêu dùng. Người tiêu dùng có thể vay mượn để điều hòa mức tiêu
dùng trong suốt cuộc đời của họ.
Theo Garman and Forgue (1997) thẻ tín dụng vừa là phương tiện thanh toán
trong tiêu dùng vừa cung cấp nguồn tín dụng tiện lợi cho người tiêu dùng. Theo
Duca and Whitesell (1995), người tiêu dùng có thể tối đa hóa hữu dụng từ tiêu dùng
bằng cách sử dụng thẻ tín dụng như nguồn cung cấp tín dụng.
Cơ chế sử dụng thẻ tín dụng (Nguyễn Thị Tú Quỳnh, 2006): tại thời điểm
KH thanh toán hàng hóa dịch vụ NH sẽ tạm ứng thanh toán cho đơn vị cung cấp
hàng hoá dịch vụ và sau đó sẽ thu hồi khoản tiền này từ KH sau khoảng thời gian

4



nhất định, có độ dài tùy thuộc vào loại thẻ của tổ chức thẻ khác nhau, theo thoả
thuận giữa ngân hàng và KH. Nếu KH thanh toán toàn bộ số dư nợ vào ngày đến
hạn, thời gian này sẽ trở thành thời gian ân hạn và KH hoàn toàn được miễn lãi đối
với số dư nợ cuối kỳ. Còn nếu hết thời gian này mà KH vẫn chưa thanh toán hoặc
chưa thanh toán hết dư nợ cuối kỳ cho NH thì chủ thẻ sẽ phải chịu những khoản phí
và lãi chậm trả trên số dư nợ còn lại. Sau khi thanh toán hết dư nợ phát sinh trong
kỳ, hạn mức tín dụng của chủ thẻ sẽ được khôi phục như ban đầu. Đó chính là tính
chất tuần hoàn của thẻ tín dụng.
Ngoài các sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế thông thường như Visa, Master
vàng, chuẩn để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, các tổ chức thẻ quốc tế còn
đưa ra một sản phẩm thẻ tín dụng đặc biệt phục vụ những khách hàng có thu nhập
rất cao, có khả năng tài chính vững vàng và có mức chi tiêu lớn. Đó là thẻ thanh
toán (charge card). Khi sử dụng thẻ thanh toán khách hàng được hưởng một hạn
mức tín dụng đặc biệt cao hoặc không bị chi phối bởi hạn mức tín dụng nhưng chủ
thẻ sẽ phải thanh toán toàn bộ số tiền phát sinh cho ngân hàng vào ngày đến hạn.
Một số khái niệm liên quan (Điều khoản và điều kiện sử dụng thẻ tín dụng Visa
DongA Bank):
- Chủ thẻ là cá nhân yêu cầu cấp thẻ và được DAB cấp thẻ để sử dụng, trong đó
bao gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ. Chủ thẻ có tên được in trên thẻ.
- Sao kê thẻ tín dụng là thông báo được gửi cho chủ thẻ hàng tháng và liệt kê
chi tiết các nội dung: các giao dịch thẻ, phí, lãi phát sinh trong kỳ, số tiền đã thanh
toán, số dư nợ đầu kỳ, số dư nợ cuối kỳ, số tiền thanh toán tối thiểu, ngày đến hạn
thanh toán, và một số nội dung khác có liên quan.
- Hạn mức tín dụng là giá trị tối đa của tổng số dư nợ tài khoản thẻ tín dụng
(bao gồm của chủ thẻ chính và của chủ thẻ phụ) được DAB cho phép tại một thời
điểm nhất định.

5



- Dư nợ thẻ tín dụng: là số dư nợ tài khoản thẻ tín dụng bao gồm giá trị các giao
dịch thẻ, phí và lãi liên quan đến việc sử dụng thẻ được liệt kê trong sao kê thẻ tín
dụng được gửi cho chủ thẻ.
- Kỳ (kỳ sao kê): được hiểu là số ngày được tính trong vòng 01 (một) tháng
dương lịch và là khoảng thời gian để tính các giao dịch thẻ phát sinh được ghi nhận
trong sao kê thẻ tín dụng.
- Số tiền thanh toán tối thiểu (MAD_Minimum Amount Due) là số tiền chủ thẻ
phải thanh toán được ghi nhận trên sao kê thẻ tín dụng.

1.1.2. Hoạt động phát hành, thanh toán và quản lý nợ thẻ tín dụng
Theo Trần Thị Ngọc Thơ (2012), Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và
cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng (2007), Nguyễn Thị Tú Quỳnh
(2006):

1.1.2.1 Các chủ thể tham gia vào nghiệp vụ phát hành, thanh toán và quản
lý nợ thẻ tín dụng
 Tổ chức thẻ quốc tế là tổ chức đứng ra liên kết với các thành viên, đặt ra các
qui định bắt buộc đối với các thành viên phải áp dụng và tuân theo thống nhất thành
một hệ thống toàn cầu.
 Ngân hàng phát hành thẻ (NHPH): là thành viên chính thức của tổ chức thẻ.
Có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý hồ sơ xin cấp thẻ, thiết kế các tiêu chuẩn kĩ thuật,
mật mã, kí hiệu,… cho các loại thẻ để bảo đảm an toàn; sau đó phát hành, mở và
quản lí tài khoản thẻ, thanh toán số tiền mà KH trả cho người bán bằng thẻ.
 Ngân hàng thanh toán thẻ (NHTTT): là thành viên chính thức hoặc thành
viên liên kết của tổ chức thẻ và/ hoặc các ngân hàng được NHPH uỷ quyền thực
hiện nghiệp vụ thanh toán thẻ.

6



 Chủ thẻ: là người có tên trên thẻ và được quyền sử dụng thẻ, là một cá nhân
riêng lẻ, hoặc đại diện cho một công ty hay tổ chức. Chỉ chủ thẻ mới có thể sử dụng
thẻ của mình và phải trả phí cho ngân hàng phát hành thẻ.
 Cơ sở chấp nhận thẻ (CSCNT): Là đơn vị bán hàng hoá- dịch vụ hoặc ứng
tiền mặt, có kí hợp đồng với NHTTT để chấp nhận thanh toán thẻ như: cửa hàng,
khách sạn, nhà hàng,... Các đơn vị này được NHTTT trang bị máy móc kĩ thuật để
tiếp nhận thẻ thanh toán và thường phải trả một phí về việc sử dụng tiện ích này.

1.1.2.2 Quy trình phát hành, thanh toán và quản lý nợ của thẻ tín dụng
1.1.2.2.1 Quy trình nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng
Nghiệp vụ phát hành thẻ gồm các bước sau:
- Bước 1: KH nộp hồ sơ yêu cầu phát hành
- Bước 2: NHPH nhận và thẩm định hồ sơ. Đối với hồ sơ được chấp thuận, ngân
hàng phải xác định các yếu tố: hạng thẻ phát hành, hạn mức tín dụng, thời hạn thẻ.
Nguyên tắc phát hành thẻ tín dụng: phát hành thẻ tín dụng quan trọng nhất là
bước thẩm định hồ sơ, phần lớn các ngân hàng đều có mô hình định mức tín nhiệm
thể nhân để đánh giá KH trước khi cấp tín dụng. Theo mô hình này, các tiêu chí
(yếu tố) sau đây sẽ được đánh giá và lượng hóa bằng thang điểm tín dụng:
+ Đặc điểm của khách hàng: tuổi tác, trình độ học vấn, lý lịch tư pháp, tình
trạng hôn nhân, số người phụ thuộc, mối tương quan với cộng đồng, tình trạng sức
khỏe, tình trạng sở hữu nhà ở / bất động sản, gia cảnh, nghề nghiệp.
+ Năng lực trả nợ: là khả năng tài chính, nguồn thu nhập tích lũy mà khách
hàng có thể sử dụng để trả nợ cho khoản vay.
+ Số lượng tín dụng xin được vay: là số tiền khách hàng vay của ngân hàng.
+ Các nhân tố khác: như lịch sử tín dụng tại các tổ chức tín dụng, cơ cấu nợ so
với khả năng tài chính, tài sản tích lũy, các yếu tố thị trường ảnh hưởng đến thu
nhập của khách hàng.

7



Mức điểm thu được cho biết mức độ rủi ro tương đối của khả năng thanh toán
và khả năng gây thiệt hại của KH đối với ngân hàng.
- Bước 3: Cấp thẻ cho KH. Ngân hàng tiến hành mã hoá thẻ và in thẻ, xác định mã
số cá nhân (PIN) của chủ thẻ, nhập dữ liệu về chủ thẻ vào tập tin quản lý, giao thẻ
và số PIN cho chủ thẻ.

1.1.2.2.2 Quy trình nghiệp vụ thanh toán thẻ tín dụng
Gồm có những nội dung cơ bản được thể hiện trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ thanh toán thẻ tín dụng

 Chủ thẻ sử dụng thẻ để thanh toán, rút tiền mặt tại các CSCNT. CSCNT so
sánh chữ ký trên hoá đơn và chữ ký trên thẻ, nếu đúng thì cung cấp hàng hoá,
dịch vụ hay ứng tiền mặt cho KH.
 CSCNT nộp lại hoá đơn cho NHTTT
 CSCNT nhận tiền thanh toán - đã trừ khoản chiết khấu đại lý - từ NHTTT
 NHTTT gửi dữ liệu cho tổ chức thẻ quốc tế đòi tiền NHPH
 Tổ chức thẻ quốc tế ghi có cho NHTTT số tiền giao dịch - đã trừ phí trao đổi
thông tin.
 Tổ chức thẻ quốc tế gửi dữ liệu cho NHPH
 Tổ chức thẻ quốc tế ghi nợ tài khoản của ngân hàng phát hành.

8


 Định kỳ hàng tháng ngân hàng phát hành lập sao kê chi tiết về hoạt động của
chủ thẻ trong kỳ, sau đó gửi sao kê cho chủ thẻ yêu cầu thanh toán.

1.1.2.2.3 Quy trình quản lý nợ thẻ tín dụng
- Bước 1: NHPH gửi sao kê liệt kê các giao dịch của chủ thẻ.

- Bước 2: Gọi điện, gửi tin nhắn nhắc chủ thẻ số tiền cần phải thanh toán, ngày hết
hạn thanh toán.
- Bước 3: Lập danh sách những chủ thẻ chậm thanh toán sao kê, thời gian lập danh
sách sau ngày hết hạn thanh toán của kỳ sao kê, trước ngày lập sao kê của kỳ sao kê
tiếp theo.
 Đối với những chủ thẻ không thanh toán 3 kỳ sao kê liên tiếp (theo quy định
chủ thẻ cần thanh toán tối thiểu mức MAD cho mỗi kỳ sao kê), tiến hành khóa thẻ,
không cho phép chủ thẻ giao dịch. Chủ thẻ cần phải thanh toán tối thiểu mức MAD
của kỳ sao kê để được mở khóa thẻ.
 Đối với những chủ thẻ không thanh toán 5 kỳ sao kê liên tiếp, ngân hàng sẽ
gửi thông báo về việc thưa kiện KH vì không thanh toán nợ đồng thời nhân viên xử
lý nợ sẽ liên hệ, tiếp xúc để tìm hiểu lý do, cùng với KH tìm hướng giải quyết nợ.

1.1.3 Những lợi ích từ việc sử dụng thẻ tín dụng
1.1.3.1 Xét trên phương diện vĩ mô
 Đối với lĩnh vực lưu thông tiền tệ:
- Tăng thanh toán không dùng tiền mặt: làm giảm bớt giao dịch thủ công, nâng
cao được độ an toàn xã hội, cải thiện được môi trường tiêu dùng, xây dựng một nền
văn minh thanh toán, tạo cơ sở để Việt Nam hội nhập quốc tế.
- Giảm lưu thông bằng tiền mặt: từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất, vận chuyển,
bảo quản và kiểm đếm tiền mặt.
 Về phương diện quản lý của Nhà nước: phát triển thẻ là một trong những
công cụ hữu hiệu góp phần thực hiện biện pháp kích cầu, tăng trưởng tín dụng.

9


1.1.3.2 Xét trên phương diện vi mô
1.1.3.2.1 Đối với người sử dụng thẻ
 Tiện lợi trong thanh toán: thẻ tín dụng như một chiếc ví điện tử, giúp chủ thẻ

thanh toán hàng hóa dịch vụ ở bất kỳ đâu không cần phải mang theo tiền mặt hoặc
séc du lịch, đặc biệt mua hàng qua Internet, điện thoại, thư tín và đi ra nước ngoài.
 An toàn trong thanh toán: khi bị mất thẻ hoặc thất lạc, chủ thẻ có thể yên tâm
vì ngân hàng đã bảo vệ tiền cho chủ thẻ bằng số PIN, ảnh và chữ ký trên thẻ.
 Nhanh chóng trong thanh toán: hầu hết các giao dịch thẻ đều được thực hiện
qua mạng kết nối trực tuyến, việc ghi nợ được thực hiện một cách tự động do đó
quá trình thanh toán dễ dàng, tiện lợi và nhanh chóng.
 Tiết kiệm thời gian: giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ giá trị lớn bằng
tiền mặt sẽ mất nhiều thời gian kiểm đếm hơn so với việc sử dụng thẻ, vì vậy sử
dụng thẻ giúp cho chủ thẻ tiết kiệm được thời gian
 Nguồn tín dụng dự phòng linh hoạt: Được cấp tín dụng nhanh chóng, thủ tục
đơn giản; hạn mức tín dụng linh hoạt thích hợp với mọi đối tượng KH, phục vụ cho
nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ và nhu cầu rút tiền mặt. Khi KH thanh toán thì
hạn mức tín dụng được phục hồi theo dư nợ được thanh toán.

1.1.3.2.2 Đối với cơ sở chấp nhận thẻ
 Giảm được chi phí kinh doanh do giảm công tác kiểm đếm, thu giữ tiền mặt,
tránh nhận phải tiền giả trong thanh toán. Tiết kiệm được thời gian trong giao dịch
thanh toán, tạo thiện cảm cho KH, góp phần thúc đẩy tăng doanh số, doanh thu.
 Thiết lập mối quan hệ mật thiết với ngân hàng, ngân hàng có thể có những
khoản ưu đãi trong những giao dịch khác, đặc biệt là trong các quan hệ tín dụng.

1.1.3.2.3 Đối với ngân hàng

10


 Củng cố uy tín và tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông
qua việc gia nhập các tổ chức thẻ quốc tế giúp ngân hàng tạo thêm được tương quan
với nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính khác

 Gia tăng thu nhập của ngân hàng thông qua thu phí và lãi từ việc cung cấp tín
dụng qua thẻ, thu phí chiết khấu đại lý từ các CSCNT
 Mở rộng hoạt động cho vay, góp phần giải quyết bài toán tăng trưởng tín dụng
Người tiêu dùng có thể sử dụng thẻ tín dụng – một phương thức thanh toán
hiện đại và cũng là một hình thức vay mượn - để điều hòa mức tiêu dùng và tối đa
hóa hữu dụng từ tiêu dùng.

1.2 Tổng quan về hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng
Phần 1.1 đã xác định được: người sử dụng thẻ tín dụng có phát sinh dư nợ là
người tiêu dùng có vay nợ và có khả năng trả nợ. Vì vậy, lý thuyết về hành vi thanh
toán nợ thẻ tín dụng của KH dựa trên nền tảng lý thuyết hành vi tiêu dùng.

1.2.1 Khái niệm về hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng
Hành vi người tiêu dùng được hiểu là một loạt các quyết định về việc mua cái
gì, tại sao, khi nào, như thế nào, nơi nào, bao nhiêu, bao lâu một lần, liệu như thế thì
sao mà mỗi cá nhân, nhóm người tiêu dùng phải có quyết định qua thời gian về việc
chọn dùng sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng hoặc các hoạt động (Wayne D.Hoyer,
Deborah J. Macinnis, 2008 trích trong Nguyễn Thị Thùy Miên, 2011).
Hành vi mua sắm của người tiêu dùng là những hành vi mà người tiêu dùng
thể hiện trong việc tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá sản phẩm và dịch vụ mà họ
mong đợi sẽ thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ (Peter D. Bennett, 1995 trích trong
Nguyễn Ngọc Duy Hoàng, 2011).
Như vậy có thể xác định được hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng là hành vi
thanh toán các khoản phải trả liên quan đến việc sử dụng thẻ tín dụng để mua sắm
hàng hóa dịch vụ hay để rút tiền mặt của chủ thẻ tín dụng cho tổ chức phát hành thẻ.

11


- Hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng (đúng hạn, trễ hạn):

Hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng trễ hạn: theo Stavins (2000) là việc KH
thanh toán trễ ít nhất 2 kỳ sao kê liên tiếp trở lên. Theo Gross and Souleles (2002),
là việc KH không thanh toán MAD trong 3 kỳ sao kê liên tiếp.
Hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng đúng hạn: theo Stavins (2000) là việc KH
thanh toán trễ tối đa 1 kỳ sao kê. Theo Gross and Souleles (2002), là việc KH thanh
toán với mức tối thiểu MAD trong 1 kỳ sao kê khi xét 3 kỳ sao kê liên tiếp.
- Theo Bird et al. (1997):
+ Sử dụng thẻ tín dụng tuần hoàn: là việc chủ thẻ tín dụng vẫn còn dư nợ thẻ
tín dụng sau khi thanh toán dư nợ của kỳ sao kê.
+ Sử dụng thẻ tín dụng thuận tiện: là việc chủ thẻ tín dụng thanh toán hết dư
nợ của kỳ sao kê.

1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng
Hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng về bản chất là một hành vi của người tiêu
dùng đang vay nợ và có khả năng trả nợ. Vì vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
của người tiêu dùng có thể ảnh hưởng đến hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng.

1.2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng
Theo Philip Kotler (1997), Schifffman and Kanuk (1997):
Hành vi của người tiêu dùng là cá nhân bị ảnh hưởng bởi sự tác động của
tâm lý bên trong, đặc điểm cá nhân và môi trường xã hội bên ngoài.
 Những yếu tố cá nhân bao gồm như tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, tình
trạng kinh tế, phong cách sống, cá tính.
Tuổi tác có tương quan chặt chẽ đến việc lựa chọn các hàng hóa như thức ăn,
quần áo, những dụng cụ phục vụ cho sinh hoạt, các loại hình giải trí... Con người
thay đổi hàng hóa và dịch vụ mà họ mua sắm trong các giai đoạn trong cuộc đời họ.

12



Giới tính có ảnh hưởng nhất định đến việc lựa chọn hàng hóa và dịch vụ. Nam,
nữ có sự khác biệt khi quyết định mua và tiêu dùng.
Nghề nghiệp có ảnh hưởng nhất định đến tính chất của hàng hóa và dịch vụ
được chọn. Sự lựa chọn quần áo, giày dép, thức ăn các loại hình giải trí của một
công nhân sẽ rất khác biệt với vị giám đốc điều hành của một công ty nơi họ làm
việc.
Tình trạng kinh tế, cơ hội thị trường của tiêu dùng phụ thuộc vào hai yếu tố đó
là: khả năng tài chính và hệ thống giá cả hàng hóa. Tình trạng kinh tế dựa vào thu
nhập, phần tiết kiệm, khả năng đi vay, tích luỹ của người tiêu dùng có ảnh hưởng
rất lớn đến loại hàng hóa và số lượng hàng hóa mà họ lựa chọn mua.
Những yếu tố tâm lý bên trong con người gồm những yếu tố như động cơ, nhu
cầu, nhận thức, khả năng hiểu biết, niềm tin, thái độ có ảnh hưởng quan trọng đến
các quyết định mua sắm của một người.
 Những yếu tố bên ngoài như môi trường văn hóa, nhánh văn hóa, tầng lớp xã
hội, nhóm ảnh hưởng, gia đình.
Các yếu tố này tác động đến KH khiến họ có những phản ứng không giống
nhau. Các quyết định mua sắm và tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của người này không
thể giống với các quyết định mua sắm và tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của người
khác do ảnh hưởng của môi trường văn hóa, xã hội, đặc điểm bản thân và sự thúc
đẩy của tâm lý cá nhân… và phụ thuộc vào khả năng thanh toán của mỗi cá nhân.
Theo các lý thuyết về hành vi tiêu dùng như mô hình của Fisher, giả
thuyết vòng đời của F. Modigliani, giả thuyết thu nhập thường xuyên của M.
Friedman (Mankiw, 1996; Bryant and Zick, 2006) cho thấy hành vi tiêu dùng chịu
ảnh hưởng bởi các yếu tố: thu nhập, của cải, độ tuổi, trình độ học vấn, giới hạn vay
nợ.

1.2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng

13



Về mặt lý thuyết, hành vi tiêu dùng của cá nhân chịu sự ảnh hưởng của nhiều
nhóm yếu tố như đã trình bày ở phần trên vì vậy hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng
của KH cá nhân cũng có thể chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố đó.
Về mặt thực tiễn, dựa trên kết quả nghiên cứu về khả năng trả nợ, các ngân hàng
thường đưa các yếu tố cá nhân vào hệ thống tiêu chí đánh giá khách hàng nhằm
đánh giá khả năng thanh toán của KH trước khi cấp thẻ tín dụng.
Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ xem xét mối tương quan giữa
nhóm yếu tố cá nhân đối với hành vi thanh toán nợ thẻ tín dụng của khách hàng,
được phân chia như sau:
- Nhóm yếu tố nhân khẩu học: độ tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn
nhân, số người phụ thuộc, giới tính.
- Nhóm yếu tố kinh tế: thu nhập, tình trạng sở hữu nhà, tỷ lệ hạn mức thẻ
tín dụng / thu nhập
Để có thêm cơ sở cho việc nghiên cứu, chúng tôi xem xét các nghiên cứu có liên
quan trước đây. Qua đó cho thấy, các nghiên cứu thực nghiệm về thẻ tín dụng trước
đây, chủ yếu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng ở khía
cạnh: lựa chọn thẻ tín dụng như một công cụ vay mượn, xem xét dư nợ thẻ tín dụng
qua các kỳ sao kê. Vì vậy, để có thêm cơ sở cho nghiên cứu thực nghiệm, bên cạnh
việc xem xét lại các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng của KHCN,
chúng tôi còn xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ trong các nghiên
cứu về khả năng trả nợ của hộ gia đình, vì khả năng trả nợ (khả năng thanh toán nợ)
là yếu tố quyết định đến việc được cho vay mượn hay được cấp thẻ tín dụng. Các
kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây như sau:

1.2.2.2.1 Các yếu tố nhân khẩu học
- Độ tuổi:
Trong các nghiên cứu về thẻ tín dụng trước đây đều cho kết quả: có mối tương
quan thuận chiều giữa tuổi tác và việc sử dụng thẻ tín dụng tuần hoàn (Canner and


14


Cyrnak, 1985; Wasberg et al., 1992; Bei, 1993; Steidle, 1994; Choi and Devaney,
1995). Có nghĩa là các hộ gia đình có chủ hộ trẻ tuổi hơn có nhiều khả năng sử dụng
thẻ tín dụng như là công vụ vay mượn hơn các hộ gia đình có chủ hộ lớn tuổi hơn.
Trong các nghiên cứu về khả năng trả nợ: độ tuổi là một trong những yếu tố
ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Canner and Luckett (1990) tìm thấy mối tương
quan tuyến tính mạnh giữa độ tuổi và khả năng hoàn trả nợ. Khả năng vỡ nợ cao
gấp đôi nếu so sánh giữa người đi vay trẻ hơn và người đi vay già hơn (Peterson and
Peterson, 1981). Chủ hộ trẻ thường có tổng số nợ cao hơn so với chủ hộ lớn tuổi
(Durkin and Elliehausen, 1977; Duca and Rosenthal, 1990; Hira, 1992). Điều này
được giải thích là do khi chủ hộ còn trẻ thì thường vòng quay thu nhập không đủ để
bù đắp cho khoảng chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu tối thiểu để duy trì mức
sống của gia đình. Do đó, hộ gia đình buộc phải vay mượn thu nhập trong tương lai
(Thurow, 1969). Chủ hộ gia đình có tuổi dưới 35 được cho là có khả năng gặp vấn
đề trong việc thanh toán nợ cao gần gấp bốn lần so với những người từ 55 tuổi trở
lên và mức độ sử dụng tín dụng cũng tăng tuyến tính với độ tuổi cho đến tuổi 65
(Lindley et al., 1989). Năm 1994, khẳng định lại kết quả của những nghiên cứu
trước, De Vaney và Hanna bằng điều tra về “Ảnh hưởng của tình trạng hôn nhân ,
thu nhập, độ tuổi và các yếu tố khác đến tình trạng không trả được nợ ở Mỹ” cho
rằng tuổi của chủ hộ gia đình có mối tương quan ngược chiều với tình trạng mất khả
năng trả nợ. Tuy nhiên, Sullivan and Fisher (1988), Liviingstone and Lunt (1992)
lại cho rằng khả năng khó hoàn trả nợ không có mức tương quan có ý nghĩa đối với
yếu tố tuổi của chủ hộ.
- Trình độ học vấn:
Trong các nghiên cứu về thẻ tín dụng: mối tương quan giữa trình độ học vấn
và cách sử dụng thẻ tín dụng không đồng nhất trong các nghiên cứu trước đây. Bei
(1993) và Steidle (1994) cho rằng giáo dục có mối tương quan ngược chiều với việc
sử dụng thẻ tín dụng tuần hoàn. Canner (1988) cho rằng cả người có trình độ học

vấn cao hơn và thấp hơn đều sử dụng thẻ tín dụng tuần hoàn trái ngược với người

15


sử dụng thẻ tín dụng thuận tiện. Trong nghiên cứu này, phần lớn người sử dụng thẻ
tín dụng tuần hoàn (60%) có trình độ học vấn dưới lớp 8. Tuy nhiên, về mặt lý
thuyết, trình độ học vấn được xem như là một trong những vốn con người. Trình độ
học vấn có thể gia tăng nhu cầu tiêu dùng hiện tại. Nguồn lực tương lai cao đưa ra
giả thuyết rằng thu nhập cao trong tương lai có khả năng làm gia tăng nhu cầu tiêu
dùng và vay mượn nhiều hơn ở thời kỳ hiện tại. Thực nghiệm, Choi and DeVaney
(1995) đã đưa ra kết quả cho rằng giáo dục có mối tương quan thuận chiều với việc
sử dụng thẻ tín dụng.
Trong các nghiên cứu về khả năng trả nợ: trình độ học vấn của chủ hộ thấp
được cho là một trong những nguyên nhân gây ra những món nợ chậm trả hoặc mất
khả năng thanh toán (Sullivan and Fisher, 1988; Hartarska et al., 2002). Tuy nhiên,
Canner and Luckett (1990), De Vaney and Hanna (1994) lại không tìm thấy mối
tương quan có ý nghĩa nào giữa trình độ giáo dục và khả năng hoàn trả nợ vay.
- Tình trạng hôn nhân:
Trong các nghiên cứu về thẻ tín dụng: Canner and Cyrnak (1985) cho rằng tình
trạng hôn nhân là yếu tố quan trọng trong việc giải thích một người sử dụng thẻ tín
dụng tuần hoàn. Kinsey (1984) và Steidle (1994) cũng tìm thấy mối liên hệ giữa
tình trạng hôn nhân với việc sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng. Người đã kết hôn có
khả năng có nhu cầu tiêu dùng cao hơn người chưa kết hôn.
Trong các nghiên cứu về khả năng trả nợ: điều tra của Shepard (1998) về
“Tình trạng tăng tỷ lệ vỡ nợ tín dụng cá nhân ở Mỹ: Một số phân tích trên số liệu
tổng thể” đã tìm thấy mối tương quan tuyến tính giữa tỷ lệ ly dị với tỷ lệ vỡ nợ.
Canner and Luckett (1991), cũng đồng ý rằng những người gặp vấn đề trong việc
trả nợ thường là những người ly dị hoặc ly thân. Tuy nhiên, De Vaney and Hanna
(1994) lại cho rằng giai đoạn trước năm 1983, những cặp đã kết hôn có xu hướng

mất khả năng trả nợ ( khả năng trả nợ) thấp; nhưng đến năm 1986, mối tương quan
giữa tình trạng hôn nhân và mất khả năng thanh toán trở nên không rõ ràng.

16


- Số người phụ thuộc: Canner and Luckett (1990) cho rằng những hộ gia đình có
nhiều người phụ thuộc sẽ có xác suất chậm trả hoặc không trả nợ cao hơn. Godwin
(1998) cho rằng số người phụ thuộc có mối tương quan thuận chiều với việc gia
tăng nợ của của hộ gia đình. Kết quả này củng cố thêm kết quả của các nghiên cứu
trước đây cho rằng nhu cầu tiêu dùng hiện tại có mối tương quan thuận chiều với số
người phụ thuộc. Như vậy, nhu cầu để tài trợ cho chi phí sinh hoạt có thể được phản
ảnh trong việc vay mượn tiền từ thẻ tín dụng. Tuy nhiên, Livingstone and Lunt
(1992), Hira (1992) cũng như De Vaney and Hanna (1994) lại không cho rằng khả
năng trả nợ bị ảnh hưởng bởi số người phụ thuộc.
- Giới tính: trong các nghiên cứu về thẻ tín dụng trước đây, hầu như không đề
cập đến yếu tố giới tính. Trong các nghiên cứu về khả năng trả nợ: Hira (1992) cho
rằng đa số các hộ gia đình nộp đơn xin phá sản thường có chủ hộ là đàn ông, còn trẻ
tuổi, có gia đình và đã có con. Nghiên cứu của Jacobson and Roszbach (2001) cũng
khẳng định kết quả trên khi cho thấy yếu tố giới tính có mức tương quan có ý nghĩa
về mặt thống kê với khả năng trả nợ.

1.2.2.2.2 Các yếu tố kinh tế
- Thu nhập: Bryant and Zick, 2006 cho rằng thu nhập có thể xác định mức độ tiêu
dùng của hộ gia đình, nếu thu nhập ròng, người tiêu dùng có thể vay mượn từ thẻ tín
dụng để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của mình.
Trong các nghiên cứu về khả năng trả nợ: thu nhập của hộ được xem như một
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của hộ gia đình (Hartarska et al.,
2002; Ramsay and Sim, 2008). Năm 1988, Sullivan and Fisher đã thông qua nghiên
cứu “Rủi ro quá hạn tín dụng KH cá nhân: Những đặc điểm của KH cá nhân”, chỉ ra

rằng khi mức thu nhập gia tăng sẽ có ảnh hưởng đến việc chậm trả món vay. Đối
với nhóm KH có thu nhập thấp thì rủi ro khó hoàn trả được nợ rất cao và ngược lại,
nhóm KH có thu nhập cao thì khả năng không trả nợ rất thấp. Nghiên cứu của
Livingstone and Lunt (1992) về “Dự đoán tín dụng cá nhân và sự hoàn trả nợ: Tâm
lý, xã hội và các yếu tố kinh tế” cũng dự đoán rằng mức thu nhập hiện có là một yếu

17


×