Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI LUẬT MÔI TRƯỜNG CÓ ĐÁP ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.11 KB, 3 trang )

NH Ậ
N ĐỊN H ĐÚ NG SAI

1. Chi phí lập, thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thuộc nguồn vốn
đầu tư dự án do chủ dự án chịu trách nhiệm.
Sai. Vì không đặt ra chi phí thẩm định.
2. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải lập hồ sơ về chất thải nguy hại và đăng
ký với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại cơ sở.
Sai. K1 điều 90
3. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia phải nghiêm ngặt hơn so với quy chuẩn
kỹ thuật môi trường địa phương hoặc đáp ứng yêu cầu quản lý môi trường có tính
đặc thù.
Sai. K4 Điều 114
4. Chỉ dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực thực hiện đánh giá tác động
môi trường mới phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường.
Đúng. K1 Điều 29
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục
chất thải nguy hại và cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
Sai K3 Điều 90
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập quy hoạch bảo vệ môi trường cấp
quốc gia.
Đúng. K1 Điều 10.
7. Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thái, các
yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự
nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.
Sai. “nhà nước”. K6 Điều 3
8. Thời hạn rà soát định kỳ đối với quy hoạch bảo vệ môi trường là 05 năm kể từ
ngày quy hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt.
Đúng. K1 điều 12
1




9. Nếu chủ dự án không triển khai dự án trong thời gian 12 tháng kể từ thời điểm
quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thì phải lập lại báo cáo
đánh giá tác động môi trường.
Sai. Điểm a k1 Điều 20
10. Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi
trường của tất cả các dự án đầu tư để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển
khai dự án dó.
Sai. “tất cả”. K22 Điều 3
11. Quy chuẩn kỹ thuật môi trườnng là mức giới hạn của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất
thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.
Sai. “bắt buộc”. K5 Điều 3
12. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường
chiến lược đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do Quốc hội, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ quyết định
Đúng. Điểm a K1 Điều 16.
13. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải phải được quản lý theo quy định của pháp
luật về chất thải nguy hại.
Sai. K3 Điều 100
14. Chỉ các đối tượng sau phải có hệ thống xử lý nước thải: Khu sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ tập trung và Khu, cụm công nghiệp làng nghề.
Sai. K1 Điều 101
15. Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải bị truy cứu trách nhiệm hình
sự theo quy định của pháp luật và đưa vào danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng kèm theo biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường.
Sai. “hành chính”. K2 Điều 104
16. Dự án khai thác mỏ, khoáng sản phải chỉ cần có phương án cải tạo phục hồi

môi trường trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt là được phép
hoạt động.
Sai. K2 Điều 106
2


17. Kỳ quy hoạch bảo vệ môi trường là 20 năm, tầm nhìn đến 30 năm.
Sai. k3 Điều 8
18. Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về quản lý chất thải.
Sai. K3 Điều 85
19. Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ra sự cố môi trường mà không
tự thỏa thuận về trách nhiệm thì các tổ chức, cá nhân này phải liên đới chịu trách
nhiệm trong việc bồi thường thiệt hại và phục hồi môi trường.
Sai. K2 Điều 112
20. Sự cố môi trường là sự cố chỉ xảy ra trong quá trình hoạt động của con
người gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biển đổi môi trường nghiêm trọng.
Sai. K10 Điều 3
21. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết các nội dung bảo vệ
môi trường tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Đúng. K4 Điều 66

3



×