Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Phân tích mối liên hệ giữa pháp luật với cơ cấu xã hội dân tộc qua lĩnh vực pháp luật cụ thể là giáo dục.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.47 KB, 18 trang )

A. MỞ ĐẦU
Pháp luật trong mối liên hệ với cơ cấu xã hội là một trong những
nội dung cơ bản trong nghiên cứu xã hội học pháp luật. Trong đó,
việc phân tích mối liên hệ giữa pháp luật cơ cấu xã hội- dân tộc
được đặc biệt quan tâm, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong
hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật, góp phần quản lý,
kiểm soát xã hội ngày càng phát triển, văn minh hơn. Nhận thức
được tầm quan trọng của vấn đề, bài tiểu luận xin được lựa chọn
đề số 03: Phân tích mối liên hệ giữa... qua lĩnh vực pháp luật cụ
thể là giáo dục.
I.

Khái niệm, đặc trưng của cơ cấu xã hội- dân tộc
1.1. Khái niệm
Dân tộc là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng chính trị-xã hội

được hợp thành bởi những tộc người khác nhau trên lãnh thổ một
quốc gia nhất định, có đặc trưng cơ bản về ngôn ngữ, văn hóa và ý
thức tự giác về cộng đồng, có tính bền vững qua sự phát triển lâu
dài của lịch sử.1 Ví dụ: dân tộc Kinh, Thái, Chăm, Ê đê, H’mông,...

1 Giáo trình tr. 166


Cơ cấu xã hội- dân tộc là kết cấu dân cư của một quốc gia xét
dưới góc độ bao gồm nhiều tộc người khác nhau, trong đó có những
tộc người chiếm đa số trong thành phần dân cư và có những tộc
người thiểu số.
1.2. Đặc trưng của cơ cấu xã hội- dân tộc tại Việt Nam
Trải qua bao quá trình phát triển, cơ cấu xã hội- dân tộc của
nước ta ngày nay bao gồm ba đặc trưng có bản sau:


Thứ nhất, Việt Nam là quốc gia có đa tộc người sinh sống,
tổng cộng có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh chiếm 86,2% dân số cả
nước, 53 dân tộc thiểu số còn lại chỉ chiếm 13,8% dân số, có dân tộc
chỉ dưới 1.000 người (Si La, Pu Péo, Rơ Mâm…)2
Thứ hai, các tộc người nhìn chung sống xen kẽ nhau. Người
Kinh sống ở khắp cả nước, chủ yếu ở đồng bằng, ven biển và trung
du. Các dân tộc thiểu số khác cư trú không riêng biệt mà xen kẽ chủ
yếu trên các vùng núi, cao nguyên, biên giới. Hiện nay, không có
tỉnh, huyện nào chỉ có một dân tộc cư trú. Nhiều tỉnh có trên 20 dân
tộc cư trú: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang… Riêng Đắc Lắc có 44 dân
tộc sinh sống.3 Tình trạng cư trú xen kẽ này một mặt là điều kiện để
2 Số liệu thống kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở 2013, Tổng Cục thống kê
3 />

tăng cường hiểu biết lẫn nhau, đoàn kết, xích lại gần nhau; mặt
khác, cần đề phòng trường hợp có thể do chưa thật hiểu nhau, khác
về phong tục tập quán làm xuất hiện mâu thuẫn, tranh chấp về lợi
ích, nhất là lợi ích kinh tế, dẫn tới va chạm giữa các dân tộc.
Thứ ba, các tộc người ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh
tế- xã hội không đồng đều. Các dân tộc người sống ở vùng đồng
bằng, ven biển có trình độ phát triển kinh tế, xã hội cao hơn các tộc
người thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa. Cũng từ nguyên nhân về
vị trí địa lí mà giao thông đi lại khó khăn, điện nước sinh hoạt còn
thiếu; trang thiết bị, cơ sở vật chất khó tiếp cận được đến từng dân
tộc. Vì vậy tại những vùng dân tộc thiểu số còn xảy ra tình trạng tỷ
lệ hộ nghèo cao, nhận thức của người dân còn kém.
Các đặc trưng trên đã tạo sự cần thiết để pháp luật nói chung
và pháp luật trong lĩnh vực giáo dục nói riêng cần phải có những
quy định cụ thể để giải quyết các vấn đề dân tộc.
II.


Mối liên hệ giữa pháp luật với cơ cấu xã hội- dân tộc trong
lĩnh vực giáo dục


(Tư tưởng HCM về vai trò của giáo dục) Giáo dục có vai trò to
lớn. Để một dân tộc phát triển thì quan tâm đầu tư về giáo dục
luôn rất quan trọng. Giáo dục xét dưới góc độ pháp luật đã có
những tác động nhất định tới cơ cấu xã hội- dân tộc như sau:
II.1. Pháp luật trong lĩnh vực giáo dục giảm bớt sự cách
biệt, đảm bảo sự phát triển bình đẳng giữa các dân tộc
Do điều kiện kinh tế xã hội của mỗi dân tộc không đồng đều
nên trình độ phát triển cũng khác nhau. Chính vì vậy, pháp luật cần
phải tạo điều kiện để mỗi dân tộc đều được phát triển, từ đó có thể
giải quyết những xung đột về lợi ích giữa các dân tộc, đồng thời
giảm sự cách biệt, đảm bảo sự bình đẳng giữa các dân tộc đúng theo
tinh thần tại Điều 5 Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam. Bình đẳng ở đây không có nghĩa là “mọi cá
nhân đều được ‘cào bằng’ như nhau dễ dẫn tới áp dụng pháp luật
một cách cứng nhắc, máy móc, mà phải tính tới những đặc điểm
riêng về thể chất, tinh thần, điều kiện về môi trường sống, sinh
hoạt,...”4, là sự bình đẳng về điều kiện phát triển giữa các dân tộc.
Do vậy, Nhà nước ta có những chính sách ưu tiên phát triển những
4 Giáo trình lý luận chung tr. 202


dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó
khăn.
Trong lĩnh vực giáo dục, một mặt nhà nước khẳng định học
tập là một quyền bình đẳng, không phân biệt giữa các dân tộc theo

khoản 1 Điều 13 Luật Giáo dục 2019: “Học tập là quyền và nghĩa
vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo,
tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị
xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.”
Một mặt, nhà nước ưu tiên đầu tư giáo dục tại các vùng dân
tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn theo Khoản 2 Điều
17 Luật Giáo dục 2019: “Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các
nguồn đầu tư khác cho giáo dục; ưu tiên đầu tư cho phổ cập giáo
dục, phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa
bàn có khu công nghiệp [...]”
Đối với người học tại các vùng này, pháp luật tạo điều kiện tốt
nhất về vật chất, trao cơ hội để họ thực hiện quyền được học tập của
công dân. Khoản 2 Điều 85 Luật Giáo dục 2019 quy định: “Nhà
nước có chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho người học là


đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, trẻ
em không nơi nương tựa, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo và
hộ cận nghèo.”
Sau khi học xong ba cấp phổ thông, để khuyến khích việc học
cao của dân tộc thiểu số rất ít người, Chính phủ đã ban hành Nghị
định 57/2017/NĐ-CP quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh với
khoản 5 Điều 3 quy định: “Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông
được xét tuyển thẳng vào học tại các trường, khoa dự bị đại học,
các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.” Đối
với học nghề, Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 cũng đã quy định
miễn học phí đối với người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận
nghèo và người thuộc dân tộc thiểu số rất ít người.

Đối với giáo viên, cán bộ viên chức công tác, giảng dạy tại các
trường ở vùng dân tộc thiểu số, Khoản 1 Điều 12 Luật viên chức
2010 quy định: “[...] Được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi
trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu,
vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội


đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường
độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.”
Như vậy, pháp luật trong lĩnh vực giáo dục đã đảm bảo điều
kiện phát triển bình đẳng của các dân tộc bằng các chính sách ưu
tiên việc học, tuyển sinh, giáo dục nghề nghiệp đối với cả ba đối
tượng vùng dân tộc thiểu số là: cơ sở vật chất, người học và người
giảng dạy, công tác.
II.2. Pháp luật lĩnh vực giáo dục giữ gìn bản sắc dân tộc,
loại bỏ hủ tục lạc hậu
Mỗi dân tộc lại có những ngôn ngữ, phong tục tập quán riêng,
đã được hình thành và tồn tại lâu đời từ những thói quen được lặp đi
lặp lại của người dân trong cuộc sống sinh hoạt. Qua quá trình phát
triển ngày một văn minh hơn của xã hội, có những phong tục tập
quán tốt đẹp vẫn được giữ vững và tạo thành bản sắc văn hóa độc
đáo của dân tộc đó, nhưng cũng có những hủ tục lạc hậu, lỗi thời
đòi hỏi cần phải bị xóa bỏ.
Pháp luật trong lĩnh vực giáo dục giữ gìn thuần phong mỹ tục
và bản sắc các dân tộc bằng cách: Một là, cấm những hành vi xâm


phạm đồng thời đề ra chế tài xử phạt những hành vi đó. Hai là, nâng
những phong tục tập quán tốt đẹp lên thành những quy tắc xử sự
chung buộc mọi người tuân theo. Ba là, đảm bảo đưa những giá trị

truyền thống của mỗi dân tộc vào trong công tác giảng dạy, phổ biến
tới tất cả mọi người.
Khoản 1 Điều 7 Luật Giáo dục 2019 quy định yêu cầu về nội
dung giáo dục: “Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn
diện, thiết thực, hiện đại, có hệ thống và được cập nhật thường
xuyên; coi trọng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức và ý thức
công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn
hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại [...]”
Khoản 2 Điều 11 Luật Giáo dục 2019 về ngôn ngữ, chữ viết
dùng trong cơ sở giáo dục: “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện
để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc
mình theo quy định của Chính phủ”.
Đối với các hành vi mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu thì pháp luật
trong lĩnh vực giáo dục cấm truyền bá. Điều 21 Luật Giáo dục 2019
quy định:


“Cấm lợi dụng hoạt động giáo dục để xuyên tạc chủ trương,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, phá hoại
thuần phong mỹ tục, truyền bá mê tín, hủ tục, lôi kéo người học vào
các tệ nạn xã hội.”
II.3. Chính sách nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục
pháp luật cho các dân tộc thiểu số
“Giáo dục pháp luật là quá trình tác động một cách có hệ
thống, có mục đích và thường xuyên tới nhận thức của con người
nhằm trang bị cho mỗi người trình độ pháp lí nhất định để từ đó có
ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử sự theo yêu
cầu của pháp luật.”5 Đối với các dân tộc thiểu số, việc tiếp cận với

các phương tiện truyền thông còn nhiều khó khăn, đội ngũ cán bộ
tham gia giáo dục pháp luật cho người dân còn chưa nhiều, thiếusự
quan tâm của chính những người dân nơi đây. Những khó khăn kể
trên dễ dẫn đến ý thức pháp luật kém, tình hình tội phạm gia tăng,
không đảm bảo được mục tiêu phát triển xã hội của Nhà nước. Vì
5 Giáo trình llc tr. 462


vậy các cấp chính quyền thời gian qua vẫn luôn chú trọng đẩy mạnh
công tác này.
Quyết định số 1163/QĐ-Ttg ngày 08-8-2017 phê duyệt đề án
“Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền,
vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2017 - 2021”. Trong đó, nêu rõ mục tiêu đến năm 2021 phấn đấu đạt
trên 70% đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi được phổ biến
giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc.
Qua hoạt động này, khả năng nhận thức pháp lí, sự hiểu biết
pháp luật của người dân sẽ được nâng cao, đồng thời khơi dậy tình
cảm, lòng tin và thái độ đúng đắn đối với pháp luật, hình thành thói
quen xử sự theo pháp luật với động cơ tích cực.
II.4. Pháp luật nghiêm cấm các hành vi kích động, gây chia
rẽ dân tộc


Theo Hồ Chí Minh, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng hay
của ĐCS VN là đại đoàn kết toàn dân để xây dựng chủ nghĩa xã hội
và đấu tranh thống nhất nước nhà.
Giáo dục là một hoạt động mang tính chất đặc thù, nếu không

có sự kiểm soát chặt chẽ sẽ rất dễ tạo điều kiện cho các đối tượng
truyền bá tư tưởng phản động, kích động, gây chia rẽ dân tộc.
Về đối tượng, “đối tượng của đấu tranh là các thế lực thù địch
bên ngoài hòng lợi dụng vấn đề dân tộc thiểu số để chống phá, là
các phần tử phản động trong nước tiếp tay cho các thế lực thù địch
bên ngoài thực hiện các hành vi chống phá lợi ích quốc gia- dân tộc,
chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.”6
Về mục tiêu cụ thể, tuy đấu tranh cần phải có sự phối hợp của
cả các lực lượng vũ trang và phi vũ trang, song bằng những quy
định pháp luật trong lĩnh vực giáo dục sẽ tạo cơ sở pháp lý vững
chắc, góp phần làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn hoạt động của
các thế lực thù địch, lợi dụng vấn đề dân tộc và hoạt động giáo dục
để phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

6 Bùi Minh Huấn (2017), “Bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số và đấu tranh chống lợi dụng vấn đề
dân tộc ở nước ta”, Tạp chí Cộng sản, (897-7/2017), Cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam, tr. 50. (49-55)


Luật Giáo dục...
III.

Đánh giá hiệu quả của pháp luật lĩnh vực giáo dục trong
mối liên hệ với cơ cấu xã hội- dân tộc
III.1. Những thành tựu đã đạt được

Trong những năm qua, với mục tiêu tạo điều kiện phát triển về
số lượng, nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em, học sinh, sinh
viên các DTTSRIN, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm thông
qua việc xây dựng các quy định của pháp luật. Trong đó, có thể kể

đến Luật Giáo dục 2005 sửa đổi bổ sung 2009, tiến tới đây là Luật
Giáo dục 2019 sắp có hiệu lực và Quyết định số 1163/QĐ-Ttg ngày
08-8-2017 phê duyệt đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số
và miền núi giai đoạn 2017 - 2021”.
Thực hiện các chính sách trên, cơ sở vật chất trường, lớp đã
được đầu tư, xây dựng; chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản
lí giáo dục được nâng lên. Tỉ lệ huy động trẻ em, học sinh DTTS
đến trường tăng, góp phần rất lớn trong việc thực hiện phổ cập giáo


dục mầm non, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung
học cơ sở ở các tỉnh có học sinh DTTS.
Hệ thống giáo dục chuyên biệt ngày càng phát huy hiệu quả.
Hiện cả nước có 315 trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) ở
49 tỉnh, thành phố với trên 100 nghìn học sinh nội trú. Chất lượng
giáo dục của các trường PTDTNT dần được nâng lên qua từng năm
học. Trong số 6.000 học sinh các trường PTDTNT tốt nghiệp THPT
hàng năm, có trên 50% học sinh thi đỗ thẳng vào đại học, cao đẳng.7
Trong công tác giữ gìn thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa
của mỗi dân tộc, giáo dục VHDT cho học sinh trong các trường
PTDTNT được thực hiện thông qua việc tích hợp trong các môn học
Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân và tích hợp trong các
chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Các phương
pháp được sử dụng phổ biến là: tổ chức các hoạt động trải nghiệm,
tham quan, khảo sát tìm hiểu thực tế tại các bản làng; khai thác kinh
nghiệm thực tế, truyền thống văn hóa vốn có của học sinh; tổ chức
các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như sưu tầm ca

7 />


dao, dân ca các dân tộc thiểu số, tìm hiểu về các loại nhạc cụ dân
tộc, …
Trong công tác giáo dục pháp luật, thời gian qua công tác đã
được triển khai theo từng giai đoạn cụ thể và có sự phối hợp chặt
chẽ với các ban, bộ, ngành và địa phương để tổ chức các hoạt động
như: Hội thảo, xây dựng clb pháp luật, thi tìm hiểu bằng hình thức
sân khấu hóa, thành lập ban tư vấn, giải đáp các thắc mắc của người
dân,...
III.2. Những hạn chế của pháp luật lĩnh vực giáo dục
Thứ nhất, về việc học tập, “việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ
giáo dục của con em DTTS còn biểu hiện không bền vững. Nhiều
em bỏ học khi điều kiện thời tiết và sản xuất nông nghiệp của gia
đình rơi vào tình trạng khó khăn hoặc kết quả học tapaj không tốt.
Một hienj tượng khá phổ biến là đa số gia đình chỉ muốn cho con đi
học bậc tiểu học để biết chữ mà chưa nhận thức được tầm quan
trọng của 12 năm học. Càng lên bậc học cao, sự chênh lệch về giới
tính học sinh càng tăng (học sinh nữ bỏ học nhiểu)8. Các làng, bản
có DTTS cư trú đều xa trung tâm xã và trung tâm huyện nên một số
8 Phùng Thị Phong Lan (2009), “Nâng cao việc tiếp cận dịch vụ giáo dục và y tế của đồng bào dân tộc
thiểu số ở nước ta”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, (159), Học viện Hành chính, tr. 44 (43-47)


học sinh chưa khắc phục được khó khăn khi xa nhà đi học nên đã bỏ
học sau khi học xong cấp tiểu học hoặc THCS. Học sinh DTTS cấp
THCS, THPT là lao động chính trong gia đình, nên các em phải đi
làm để phụ giúp gia đình. Tỷ lệ người DTTS có trình độ đại học,
thạc sỹ còn thấp hơn nhiều so với các DTTS khác. Pháp luật đã
chưa lường hết được những bất cập này nên chưa có chính sách
khuyến khích phù hợp.

Thứ hai, một số phong tục, tập quán của lạc hậu vẫn còn tồn
tại, điển hình như quan niệm trọng nam khinh nữ, quan niệm về độ
tuổi kết hôn sớm đã khiến trẻ em, đặc biệt là nữ giới không tiếp cận
được nền giáo dục. Pháp luật chưa áp dụng chế tài xử lí nghiêm
minh với những hành vi truyền bá tư tưởng lạc hậu này.
Thứ ba, “hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật có lúc vẫn
còn mang tính hình thức, nặng về phong trào; việc phổ biến hiện
nay mới chỉ tập trung vào các luật và pháp lệnh, chưa thực sự chú
trọng vào các văn bản hướng dẫn thi hành...”9, đội ngũ cán bộ tham
gia công tác tuyên truyeenfcungx chưa có nhiều kinh nghiệm, trình

9 Vụ Pháp chế, Ủy ban Dân tộc (2018), “Đưa pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số- những thuận
lợi, khó khăn và giải pháp”, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, (Số chuyên đề tháng 4-2018), Bộ Tư pháp, tr. 25.
(22-25)


độ không đồng đều, thiếu hiểu biết về phong tục tập quán và bất
đồng về ngôn ngữ.
III.3. Giải pháp hoàn thiện
Để tiếp tục phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số, bài tiểu
luận xin được đề xuất một số biện pháp sau đây:
- Có chính sách ưu tiên học cao học, nghiên cứu sinh và được
ưu tiên trong tuyển dụng cán bộ công chức, viên chức; đảm
bảo bố trí việc làm cho người học cử tuyển sau khi tốt
nghiệp.
- Các địa phương cần tăng cường công tác truyền thông nâng
cao nhận thức về phát triển giáo dục đối với các DTTS;
quan tâm việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phù
hợp với tình hình thực tế của địa phương; thường xuyên
giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với trẻ

em, học sinh, sinh viên các DTTS
- Tăng cường giáo dục thế hệ trẻ hiểu biết về lịch sử, văn hóa
dân tộc, xây đắp lòng tự hào, ý thức tự tôn dân tộc, quyết
tâm đưa dân tộc mình vươn lên trong thời đại mới. Đẩy


mạnh tuyên truyền về tầm quan trọng của việc giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế đối
với cán bộ, đồng bào dân tộc thiểu số.
- Liên kết, phối hợp với cơ quan chuyên môn như Sở Văn
hóa Thể thao và Du lịch, Ban dân tộc của Tỉnh, Phòng Văn
hóa và Thông tin của huyện, các tổ chức, cá nhân để phối
hợp tổ chức các hoạt động giáo dục VHDT cho học sinh
- Trong công tác giáo dục pháp luật, tăng cường xây dựng,
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tuyên truyền đảm bảo về phẩm
chất, năng lực chuyên môn, kỹ năng truyền đạt, am hiểu tập
quán; đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên
truyền; có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan liên quan.
Kết luận
Có thể thấy, giữa pháp luật nói chung và pháp luật trong lĩnh
vực giáo dục nói riêng và cơ cấu xã hội có mối liên hệ rất mật
thiết với nhau. Cơ cấu xã hội- dân tộc với các đặc trưng của nó
đã tạo sự cần thiết phải ban hành các quy định pháp luật để điều
chỉnh. Các quy định của pháp luật trong lĩnh vực giáo dục tác


động trở lại đối với cơ cấu xã hội- dân tộc thông qua các khía
cạnh: … Trong những năm vừa qua áp dụng các quy định pl lv
gd trong việc giải quyết các vấn đề dân tộc, ta đã đạt được những
thành tựu nhất định song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, từ đó cần

phải có một số giải pháp thích hợp để nang cao hiệu quả của pl.



×