Phân tích quyền bình đẳng vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất
[Year]
MỞ BÀI
Hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm xã hội một cách hợp
pháp, thường là kết quả của tình yêu và là mối quan hệ cơ bản trong gia đình ở
hầu hết các xã hội. Vai trò và nghĩa vụ của vợ chồng trong một gia đình là như
nhau. Không phân biệt ai hơn ai kém, có như vậy mới đúng theo quan điểm gia
đình trong chủ nghĩa xã hội.
Trên nguyên tắc vợ chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt ( Điều 19 Luật hôn
nhân và gia đình Việt Nam ) và trên nguyên tắc “ công dân nữ và nam có quyền
bình đẳng ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế,văn hóa ,xã hội và gia đình
( Điều 63 Hiến pháp năm 1992 ) việc vợ chồng có quyền bình đẳng đối với tài sản
chung hợp nhất là hoàn toàn chính xác. Do vậy đối với tài sản chung hơp nhất, cả
hai vợ chồng đều có quyền định đoạt như nhau.
Tuy nhiên, trong thời đại này, với sự biến đổi về mặt kinh tế, xã hội thì đã có
ảnh hưởng rất lớn lối sống của mỗi gia đình. Tài sản chung vợ chồng giờ đây
không chỉ đảm bảo đến mức sống của gia đình mà còn sử dụng vào mục đích kinh
doanh kiếm lời. Vợ chồng phát sinh những nhu cầu riêng biệt… Quyền về tài sản
chung của vợ chồng sẽ có nhiều vấn đề phát sinh.
Vậy, quyền bình đẳng vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất là như thế
nào, hiểu rõ phân tích nó ra sao em xin được làm rõ vấn đề đã nêu trên
1
Phân tích quyền bình đẳng vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất
[Year]
NỘI DUNG CHÍNH
I.Chế độ tài sản chung của vợ chồng ở thời kì trước
Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử xã hội, mỗi chế độ xã hội đều
quy định một chế độ tài sản chung hợp nhất giữa vợ chồng cho phù hợp với phong
tục tập quán và hoàn cảnh kinh tế xã hội. Chẳng hạn, Tập Dân luật giản yếu 1883
(một hệ thống án lệ) không thừa nhận người vợ có tài sản riêng, do đó không thể
có cộng đồng tài sản giữa vợ và chồng mà toàn bộ tài sản trong gia đình đều thuộc
quyền sở hữu duy nhất của người chồng ( Trích latviet.net/honnhanxuavanay ).
Như vậy, đấy chính là cách nhìn nhận của các nhà làm luật lúc bấy giờ,thể hiện ý
chí bất bình đẳng giữa nam và nữ.
Tiếp đến ở thời kì Cách mạng tháng Tám năm 1945 trong Bộ dân luật Bắc
Kỳ (1931) và Bộ dân luật Trung Kỳ (1936) đã quy định cho vợ chồng được tự do
lập hôn ước, chế độ tài sản pháp định chỉ đặt ra khi vợ chồng không lập hôn ước.
Theo chế độ này, tài sản chung của vợ chồng bao gồm tất cả của cải, hoa lợi của
chồng cũng như của vợ, không kể tài sản đó được tạo ra trước hay trong thời kì
hôn nhân ( trích latviet.net/honnhanxuavanay ). Đến thời điểm này, khi mà xã hội
đã tiến bộ hơn thì ta đã thấy điểm khác là sự bình đẳng giữa nam và nữ đã được đề
ra so với Tập dân luật giản yếu 1883
Qua đôi nét về quyền tài sản chung hợp nhất giữa vợ chồng ở chế độ cũ, em
không nhận xét điều luật ở chế độ cũ là sai hay đúng, nhưng theo quan điểm cá
nhân em, những điều luật trên không sai. Bởi vì Hôn nhân gia đình là 1 lĩnh vực
trong xã hội, mà Luật hôn nhân gia đình sinh ra để điều chỉnh những quan hệ đó.
Do đó có thể nói là điều luật trên “phù hợp” trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy
giờ,được nhà nước lâm thời công nhận và được mọi người dân tuân thủ. Ở thời
2
Phân tích quyền bình đẳng vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất
[Year]
điểm đó,quyền bình đẳng giữa nam và nữ chưa được đề cao. Nhưng hiện nay,
xung quanh vẫn đề quyền bình đẳng về được đề ra, kéo theo là những hệ lụy mà
em xin được phép nêu ở phần dưới.
II. Chế độ về tài sản chung của vợ chồng theo pháp Luật hiện hành
Chế độ tài sản vợ chồng điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, tạo
điều kiện cho vợ chồng thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài sản trong suốt thời
kỳ hôn nhân. Chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong pháp luật của Nhà
nước là một tất yếu khách quan, nhằm điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ chồng
với nhau và với những người có liên quan, góp phần ổn định kinh tế gia đình, xã
hội cũng như điều hòa các mối quan hệ xã hội.
1. Tài sản chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật
Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng được quy định tại Điều 27 –
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản
do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và
những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ
chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ
chồng thoả thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của
vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được
thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật
quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải
ghi tên của cả vợ chồng.
3
Phân tích quyền bình đẳng vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất
[Year]
3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng
đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.”
Em có 1 nhận xét ở phần này như sau: so với các diều Luật ở chế độ cũ em đã nêu
trên thì Luật hôn nhân 2000 đã tiến bộ hơn, cụ thể ở phần xác định tài sản chung
hợp nhất của vợ chồng. Luật hôn nhân 2000 quy định rất rõ ràng ( tài sản chung
của vợ chồng là tài sản ). Mặt khác, khi ta đang đi xét về quyền bình đẳng của
vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất thì điều Luật này coi như đã nói lên phần
nào của sự bình đẳng về quyền tài sản của vợ và chồng. Tài sản chung của vợ
chồng được thỏa thuận với nhau, thì có nghĩa là vì vợ chồng đã thống nhất đó là
tài sản chung nên vợ và chồng đều có quyền quyết định sử dụng tài sản đó như
nhau .Em xin nêu ra ví dụ để làm rõ câu khẳng định của em là “ điều Luật này
coi như đã nói lên phần nào sự bình đẳng của vợ chông.
VD: Có 2 vợ chồng Anh A chị B. Anh A cũng làm ra tiền = số tiền của chị B. Anh
A có 1 tật xấu là nhậu nhẹt,rất tốn kem, cho nên anh A hay vòi tiền chị B. Anh A
bảo đấy là tài sản chung của vợ chồng mình, em phải cho anh sử dụng. Vì thế chị
B đã phải làm thỏa thuận với anh A, tiền lương của A + một nửa tiền lương của chị
B là tài sản chung ( tiền mặt), còn lại nửa số lương kia đương nhiên là tài sản
riêng cua chị B. Nếu hai vợ chồng chi tiêu chị tiêu hết số tiền đó ( tính cả tiền
nhậu nhẹt của anh A ), thì chị B không có trách nhiệm gì thêm. Còn lại nửa tháng
lương của chị B chị tiêu, anh A không có quyền đòi hỏi.
Vậy, theo điều 27 Luật hôn nhân gia đình năm 2000, em có thể đửa ra những
nguồn gốc của tài sản để 2 vợ chồng có thể thỏa thuận là tài sản chung.
• Tài sản do vợ chồng tạo ra: thu nhập do lao động. kinh doanh. sản
xuất trong thời kì hôn nhân.
4
Phân tích quyền bình đẳng vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất
[Year]
• Tài sản hợp pháp trong thời kì hôn nhân : tiền lương, tiền thưởng,
tiền trúng xổ số…. mà vợ chồng có được
• Tài sản mà vợ chồng được xác định quyền sở hữu theo Luật dân sự :
xác lập quyền sở hữu với vật vô chủ, xác định quyền sở hữu với vật bị chôn
dấu…
• Các tài sản mà vợ chồng mua sắm được bằng những thu nhập nói trên
• Tài sản tặng chung cho cả vợ chồng hoặc tài sản thừa kế chung cho cả vợ
chồng
• Tài sản vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn hoặc những tài sản được tặng
riêng, thừa kế riêng trong thời kì hôn nhân nhưng vợ chồng đã thống nhất sát nhập
vào khối tài sản chung của hai vợ chồng.
2.Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng đối với tài sản chung hợp nhất
a. Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung hợp nhất của vợ và chồng
Trước hết quyền sở hữu đối với tài sản chung hợp nhất giữa vợ và chồng đã được
nêu qua ở Điều 219 bộ Luật dân sự :
“1.Tài sản của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất
2.Vợ chồng cùng nhau tạo lập , phát triển khối tài sản chung bằng công sức của
mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu ,sử dụng và định đoạt tài
sản chung
3. Vợ chồng cùng bàn bạc, thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu,sử
dụng,định đoạt tài sản chung.
4.Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận của hoặc theo
quyết định của Tòa Án”
5
Phân tích quyền bình đẳng vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất
[Year]
Tiếp sau đó, tại Luật hôn nhân và gia đình năm 200 Điều 28 Chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản chung có ghi rõ
1. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt tài sản chung.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia
đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản
chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản
chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thoả thuận, trừ tài sản
chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29
của Luật này.
Vậy khi ta đọc các điều Luật trên, hiển nhiên thấy không có 1 câu chữ hay 1
cụm từ nào nói về quyền lợi của vợ hay chồng là hơn với tài sản chung hợp nhất.
Tất cả đều hoàn toàn bình đẳng nhau, do 2 bên thỏa thuận. Những đạo Luật trên
theo em sẽ là những đạo luật bền vững vì nó đi quy định rất rõ ràng. Bình thường,
không thể xác định được tài sản nào là của vợ của chồng trong khối tài sản chung
hợp nhất, chỉ khi nào có sự phân chia rõ ràng giữu vợ và chồng trong khối tài sản
chung đó thì mỡi xác định được rõ ràng. Điều đó dựa trên thỏa thuận tự nguyện
của vợ và chồng, mà pháp luật không thể điều chỉnh ý trí tự nguyện thỏa thuận đó
của vợ chồng được, cho nên điều quyền bình đẳng của vợ và chồng đối với tài
sản chung hợp nhất đó là hoàn toàn hợp lí.
Em đưa ra 1 tình huống như sau Giả sử : trong gia đình giữa anh A và chị B
thỏa thuận việc chia khối tài sản chung hợp nhất đó. An A có dung vụ lực và 1 số
thủ đoạn để uy hiếp chị B phải chia tài sản chung theo ý của mình. Ở trường hợp
6
Phân tích quyền bình đẳng vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất
[Year]
này, khẳng định về sợ hợp lí của em về điều Luật trên có thể bị bác bỏ nhưng em
xin giải thích rằng. Trong trường hợp này là trường hợp ngoài lề, anh A đã vi
phạm đến quyền nhân than của chị B, nên sẽ được điều luật khác điêu chỉnh.
Những điều Luật trên là chỉ rõ những vấn đề thỏa thuận tài sản giữu vợ và chồng
hoàn toàn bình đẳng trên nguyên tắc tự nguyện.
Đứng trên nguyên tắc của nhà làm Luật,đã là luật là phải rõ ràng và rành
mạch. Quyền bình đẳng về tài sản chung hợp nhất cũng là tiên đề nếu vợ chồng
muốn chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. “Anh có quyền bình đẳng, tôi
cũng có quyền bình đẳng, vậy để rõ ràng hơn nữa chúng ta sẽ chia ”
3. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân:
Điều 29. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng,
thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể
thoả thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu
không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.
2. Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về
tài sản không được pháp luật công nhận.
Điều 30. Hậu quả chia tài sản chung của vợ chồng
Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát
sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn
lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
7
Phân tích quyền bình đẳng vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất
[Year]
Quy định trên khẳng định quyền tự chủ của vợ chồng với tài sản chung của mình.
Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời gian hôn nhân sẽ được tiến hành
như sau :
Trong trường hợp vợ hoặc chồng đầu tư kinh doanh riêng, dựa trên cơ sở tôn
trọng tự do kinh doanh cá nhân riêng. Tạo điều kiện cho vợ,chồng có tài sản riêng
để kinh doanh. Mặt khác có thể tránh khỏi rủi ro trong kinh doanh để khỏi ảnh
hưởng xấu đến các thành viên trong gia đình mà hoạt động đầu tử kinh doanh gây
ra.
Trường hơp vợ hoặc chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng mà không có tài
sản riêng hoặc không đủ để thực hiện nghĩa vụ thì vợ chồng có thể chia tài sản
ching để giúp người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của mình
Trường hợp xác định có lí do chính đáng khác để chia tài sản chung của vợ chồng
khi hôn nhân để đảm bảo từ lợi của gia đình hay lợi ích của vợ ,chồng,người thứ
ba
III. Thực tế về việc quyền tài sản chung trong thời kì hôn nhân.
1. Mặt tích cực.
Trong thời kì hôn nhân nhân, việc chia tài sản chung có thể đem lại lợi ích như
sau :
Chia sẻ nghĩa vụ dân sự cho cả vợ và chồng, cả 2 có quyền như nhau. Được tôn
trọng như nhau.
8
Phân tích quyền bình đẳng vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất
[Year]
Tránh rủi ro trong kinh doanh giữa vợ hoặc chồng khi mà cả hai không nhất trí
quan điểm thì 1 bên có quyền yêu cầu chia tài sản , không phụ thuộc vào vấn đề
nào hết
Những người đã tiến tới hôn nhân nhưng chưa thực sự tin tưởng nhau thì có quyền
chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. Nếu nhỡ mai sau có li hôn thì lợi ích
của cả 2 bên sẽ được đảm bảo công bằng
2. Mặt trái
Dựa trên các quyền bình đẳng về tài sản chung hôn nhân sẽ là kẽ hở cho 1 hành
độnh phi pháp như :
Trốn tránh trách nhiệm về tài sản khi 1 người không thực hiện hết nghĩa vụ nhưng
tài sản đã được chia.
Theo quan điểm của người Việt Nam, vợ chồng phải thuận nhau. Vấn đề chia tài
sản chung trong thời điểm hôn nhân nếu không có lí do nhất định sẽ dễ bị hiểu
lầm trong cộng đồng cã hội
KẾT BÀI
Với điều kiện kinh tế hiện nay ở nước ta, việc chia tài sản chung trong thời kỳ
hôn nhân là rất cần thiết, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Song để giải
quyết tốt nhất các tranh chấp có thể xảy ra, bảo đảm hiệu quả điều chỉnh của
pháp luật thì các quy định của pháp luật về vấn đề này cần được qui định một
cách chặt chẽ, thống nhất và hợp lý hơn.
9
Phân tích quyền bình đẳng vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất
[Year]
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Trung tâm giáo dục từ xa, Đại học Huế, Giáo trình luật hôn nhân và gia
đình Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2003.
2. Nghị định của Chính phủ số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 quy định
chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Nghị định có hiệu lực từ
ngày 18/10/2001.
3. Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và
gia đình Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2008.
4. Nguyễn Văn Cừ, “Chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân đang
tồn tại”, Tạp chí tòa án nhân dân, số 9/2000, tr. 18 – 21.
10