Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Cảm giác: khái niệm, đặc điểm và các quy luật cơ bản. Ứng dụng các quy luật cơ bản của cảm giác trong cuộc sống và trong học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.84 KB, 19 trang )

MỤC LỤC

1


A. MỞ ĐẦU

Con người ngay từ khi sinh ra đã luôn có nhu cầu tìm hiểu về
thế giới xung quanh mình. Cảm giác là một hiện tượng tâm lý đơn
giản nhất mở đầu cho hoạt động nhận thức đó, giúp từng bước hình
thành nên đời sống tâm lý con người. Không có cảm giác thì con
người cũng không thể có bất cứ nhận thức nào về sự vật, hiện
tượng, không thể tiến hành các hoạt động nhận thức cao hơn. Mặt
khác, cảm giác ở mỗi người luôn diễn ra theo các quy luật nhất định
nên cần phải biết vận dụng chúng để đạt hiệu quả cao trong quá
trình sống, học tập và làm việc. Chính vì vai trò to lớn cũng như
tính ứng dụng cao của các quy luật cảm giác trong thực tiễn mà bài
tiểu luận xin được lựa chọn và phân tích đề số 07: “Cảm giác: khái
niệm, đặc điểm và các quy luật cơ bản. Ứng dụng các quy luật cơ
bản của cảm giác trong cuộc sống và trong học tập”.
B. NỘI DUNG
I. Khái niệm cảm giác

2


Mỗi sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan đều tồn tại
những thuộc tính bề ngoài như màu sắc, hình dáng, kích thước, âm
thanh, mùi vị,... Mặt khác, bên trong cơ thể con người cũng xuất
hiện những hoạt động sinh lý cụ thể. Khi một thuộc tính của sự vật
hiện tượng hoặc trạng thái bên trong cơ thể tác động vào giác quan


tương ứng của ta (thị giác, khứu giác, thính giác, vị giác và xúc
giác) thì nó sẽ cho ta cảm giác.
Như vậy, khái niệm cảm giác có thể được hiểu như sau: “Cảm
giác là quá trình nhận thức phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề
ngoài của sự vật, hiện tượng và trạng thái bên trong của cơ thể khi
chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.”1
Ví dụ: một bông hoa hồng có thuộc tính là thơm, khi ta ngửi sẽ
tác động vào khứu giác và làm cho ta có cảm giác về mùi thơm của
bông hoa đó.
II. Đặc điểm của cảm giác

Từ định nghĩa nêu trên, ta có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản
của cảm giác:

1 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Tâm lí học đại cương, Nxb. Công an Nhân
dân, Hà Nội, tr. 100.

3


Thứ nhất, cảm giác là một quá trình tâm lí, tức là có mở đầu,
diễn biến và kết thúc một cách cụ thể, rõ ràng. “Quá trình cảm giác
diễn ra như sau: 1- Một kích thích bên trong hoặc bên ngoài tác
động đến các cơ quan cảm giác làm xuất hiện hưng phấn. 2- Hưng
phấn xuất hiện được truyền theo đường dẫn của thần kinh cảm giác
đến tế bào trung tâm của cơ quan phân tích và đến vỏ não. 3- Trong
vỏ não hưng phấn được chuyển thành hiện tượng tâm lý: xuất hiện
cảm giác chủ quan về thế giới khách quan.”2 Khi kích thích ngừng
tác động thì cảm giác cũng hết.
Thứ hai, cảm giác phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài

của sự vật, hiện tượng và trạng thái bên trong của cơ thể. Nghĩa là
cảm giác chỉ mới cho ta biết từng thuộc tính không liên quan đến
nhau của vật kích thích thông qua từng cảm giác khi tác động vào
giác quan tương ứng. Do vậy, cảm giác chưa phản ánh đầy đủ các
thuộc tính của sự vật, hiện tượng và ta chưa thể gọi tên được sự vật,
hiện tượng đó. Đây là điểm khác biệt căn bản giúp ta phân biệt cảm
giác với tri giác khi tri giác phản ánh được trọn vẹn các thuộc tính
của sự vật, hiện tượng.
2 Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia- Viện Tâm lý học (2000), Từ điển Tâm lý
học, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 27.

4


Thứ ba, cảm giác phản ánh sự vật hiện tượng trực tiếp, tức là
ta phải trực tiếp nghe thấy, nhìn thấy, ... các sự vật, hiện tượng, trạng
thái cơ thể. Nếu nó đang không kích thích, tác động vào các giác
quan thì ta không cảm giác được.
Thứ tư, cảm giác mang bản chất xã hội lịch sử. Bản chất xã
hội, lịch sử được biểu hiện:
- Đối tượng phản ánh của cảm giác ở người không chỉ là những thuộc

tính của sự vật, hiện tượng có sẵn trong tự nhiên mà còn bao gồm cả
những thuộc tính của sự vật, hiện tượng là sản phẩm do lao động
của con người sáng tạo ra.
- Ở con người, cơ chế sinh lý của cảm giác không chỉ phụ thuộc vào

hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất mà còn chịu ảnh hưởng bởi
hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ hai là ngôn ngữ.
- Bản thân các giác quan của con người là sản phẩm của sự phát triển


xã hội, lịch sử. “Cảm giác của người được phát triển mạnh mẽ và
phong phú dưới ảnh hưởng của hoạt động và giáo dục, tức là cảm
giác của người được tạo ra theo phương thức đặc thù của xã hội, do

5


đó, mang tính xã hội. Ví dụ: Nhờ hoạt động nghề nghiệp mà người
đầu bếp chuyên nghiệp có thể ‘nếm’ được bằng mũi.”3
III. Các quy luật cơ bản của cảm giác

Mọi hoạt động cảm giác trong đời sống đều tuân theo những
quy luật nhất định. Cảm giác có 3 quy luật cơ bản là: quy luật về
tính nhạy cảm và ngưỡng cảm giác, quy luật về tính thích ứng của
cảm giác, quy luật về sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác.
III.1. Quy luật về tính nhạy cảm và ngưỡng của cảm giác

Tính nhạy cảm của các giác quan là khả năng của các giác
quan đảm nhận kích thích trực tiếp tác động đến các giác quan đó.
Ngưỡng của cảm giác là giới hạn mà ở đó kích thích gây ra
được cảm giác. Ngưỡng cảm giác có 2 loại: ngưỡng tuyệt đối và
ngưỡng sai biệt.
Ngưỡng tuyệt đối bao gồm ngưỡng phía dưới và ngưỡng phía
trên của cảm giác. Ngưỡng phía dưới của cảm giác là cường độ kích
thích tối thiểu đủ để gây được cảm giác. Ngưỡng phía trên của cảm
giác là cường độ kích thích tối đa mà ở đó vẫn còn gây được cảm
3 Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Tâm lý học đại cương, Nxb. Đại học Quốc gia
TP. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, tr. 52.


6


giác. Ví dụ: Con người có thể nghe được các tần số âm thanh trong
khoảng từ 20 Hz đến 20.000 Hz. Âm thanh với tần số cao hơn được
gọi là siêu âm, thấp hơn là hạ âm. Một số loài cá voi giao tiếp với
nhau bằng hạ âm mà con người không thể nghe được. Còi chó dùng
để huấn luyện chó phát ra siêu âm mà chỉ có chó nghe thấy còn con
người thì không.
Giới hạn giữa ngưỡng phía dưới và ngưỡng phía trên là vùng
cảm giác được. Trong vùng cảm giác được có một vùng phản ánh
tốt nhất.
Tính nhạy cảm của cảm giác tỷ lệ nghịch với ngưỡng cảm giác
phía dưới, tức là ngưỡng cảm giác phía dưới càng thấp thì tính nhạy
cảm của cảm giác càng cao và ngược lại.
Ngưỡng sai biệt của cảm giác là mức độ chênh lệch tối thiểu
về chất lượng hay cường độ kích thích giữa hai kích thích cùng loại
mà giác quan có thể phân biệt được hai kích thích đó.
Tính nhạy cảm sai biệt là năng lực của giác quan có thể nhận
ra được ngưỡng sai biệt.
III.2. Quy luật về tính thích ứng của cảm giác
7


Tính thích ứng của cảm giác là khả năng thay đổi độ nhạy cảm
của giác quan cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích.
Khi cường độ kích thích tăng thì độ nhạy cảm giảm, khi cường độ
kích thích giảm thì độ nhạy cảm tăng. Ví dụ: Khi ta đang ở trong
phòng bật điện sáng mà đột ngột tắt đèn đi thì ban đầu mắt sẽ không
nhìn thấy gì cả, phải một lúc sau mắt ta tăng độ nhạy cảm thì mới

nhìn rõ. Ngược lại khi phòng đang tối mà bật đèn sáng lên sẽ khiến
mắt ta ban đầu bị lóa, một lúc sau khi mắt giảm độ nhạy cảm xuống
thì mới nhìn rõ các vật một cách bình thường.
Cảm giác sẽ bị suy yếu và có thể mất đi khi quá trình kích
thích kéo dài. Ví dụ: khi mới đeo đồng hồ thì ta sẽ có cảm giác
vướng víu, không thoải mái ở cổ tay nhưng đeo lâu thì ta không còn
cảm thấy như thế nữa.
Khả năng thích ứng của cảm giác có thể được phát triển do
hoạt động rèn luyện.
III.3. Quy luật về sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác

Nội dung quy luật này là sự kích thích yếu lên một cơ quan
phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích
8


kia, sự kích thích mạnh lên một cơ quan phân tích này sẽ làm giảm
độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia. Ví dụ: một số mùi
thơm dễ chịu sẽ làm cho mắt ta nhìn tinh hơn, còn mùi hôi khó chịu
sẽ làm mắt nhìn kém đi.
Sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác có thể diễn ra một
cách đồng thời hay nối tiếp ở những cảm giác cùng loại hay khác
loại. Trong đó, tương phản chính là hiện tượng tác động qua lại giữa
các cảm giác cùng loại. Đó là sự thay đổi cường độ và chất lượng
của cảm giác dưới ảnh hưởng của một kích thích cùng loại xảy ra
trước đó hay đồng thời. Như vậy, có hai loại tương phản: tương
phản nối tiếp và tương phản đồng thời.
Nguyên nhân của hiện tượng trên là do cường độ của một cảm
giác không những phụ thuộc vào cường độ của kích thích và năng
lực thích ứng của bộ máy thụ cảm mà còn phụ thuộc vào các kích

thích cùng lúc hay trước kia đã tác động vào các cơ quan phân tích
khác.
IV. Ứng dụng các quy luật cơ bản của cảm giác trong cuộc sống và

trong học tập

9


IV.1. Ứng dụng quy luật về tính nhạy cảm và ngưỡng của cảm giác

Quy luật này được áp dụng rất nhiều trong cuộc sống và học
tập, đặc biệt ta cần chú ý tác động vào vùng phản ánh tốt nhất của
các giác quan, từ đó con người mới có được cảm giác và phản ánh
các thuộc tính một cách đầy đủ nhất.
 Trong cuộc sống:
Mùa đông ta phải mặc quần áo ấm, bởi nếu không nhiệt độ
quá thấp ngoài vùng cảm giác được sẽ tác động vào da chúng ta,
gây nên hiện tượng tê tay tê chân, cảm nhận các sự vật kém đi khi
sờ, nắm. Việc mặc quần áo ấm sẽ giúp tăng nhiệt độ cho cơ thể, từ
đó cơ quan xúc giác mới có thể cảm giác được.
Cũng từ nhu cầu đảm bảo nhiệt độ xung quanh luôn trong
vùng phản ánh tốt nhất của mình mà con người phát minh ra máy
điều hòa để mùa hè thì thấy mát hơn còn mùa đông sẽ thấy ấm hơn.
Trong một số trường hợp, tính nhạy cảm sai biệt cao đối với
một cảm giác nào đó có thể giúp con người phát triển năng khiếu.
Ví dụ người có thể phát hiện ra sự khác biệt giữa cao độ âm thanh
các nốt nhạc có năng khiếu về âm nhạc, người có thể phân biệt các
10



tông màu khác nhau của cùng một gam màu sẽ có năng khiếu về hội
họa.
 Trong học tập:
Đối với hoạt động thuyết trình, người diễn thuyết cần nói vừa
phải để tác động vào vùng phản ánh tốt nhất của người nghe. Nếu
nói quá nhỏ thì người nghe phải căng tai ra nghe, nhiều khi không
chạm được đến ngưỡng có thể nghe được nên bị bỏ sót nội dung bài
thuyết trình. Nếu nói quá to thì người nghe cũng bị choáng tai, gây
nhức đầu và khó có thể tiếp tục lắng nghe bài thuyết trình. Đây là
một kỹ năng mà nhiều chuyên gia đã khuyến nghị cần phải rèn
luyện: “Nếu kiên trì luyện tập thì giọng nói sẽ có sức lôi cuốn người
nghe hơn. Giọng điệu cần rõ ràng, âm lượng vừa phải, nhưng gia
tăng khi đề cập những điểm cần nhấn mạnh để thu hút thêm sự chú
ý cũng như lên xuống giọng khi thể hiện cảm xúc tạo ấn tượng.”4
Trong quá trình học tập và làm việc, ta phải sử dụng đèn bàn
và đèn điện xung quanh đủ sáng vì nếu sử dụng đèn quá tối thì độ
nhạy cảm của thị giác sẽ tăng lên, mắt ta phải căng ra để nhìn chữ
viết, lâu dần sẽ mỏi mắt và suy giảm thị lực. Ngược lại đèn quá chói
4 Trần Thượng Tuấn, Nguyễn Minh Huy (2015), 8 kỹ năng mềm thiết yếu- chìa khóa đến thành
công, Nxb. Lao động, Hà Nội, tr. 347.

11


cũng khiến ta không thể nhìn được chữ. Nếu buộc phải học tập
trong điều kiện ánh sáng không đảm bảo thì nên thường xuyên thả
lỏng mắt, nhìn ra chỗ khác để giảm sự điều tiết, từ đó giúp mắt bình
thường và linh hoạt trở lại.
IV.2. Ứng dụng quy luật về tính thích ứng của cảm giác


“Một người nếu muốn tồn tại và phát triển thì nhất định phải
thích ứng với môi trường xã hội không ngừng biến đổi. Thích ứng là
một quá trình tích cực thay đổi, nó đòi hỏi chúng ta không ngừng
điều chỉnh, thay đổi, cố đạt được và duy trì sự hòa hợp với môi
trường, chỉ như vậy, sự nghiệp phát triển của chúng ta mới có thể
thuận lợi, nếu không, chỉ gặp toàn khó khăn mà thôi.” 5 Vì vậy, ta
phải rèn luyện thường xuyên các giác quan để có thể thích ứng được
với từng hoàn cảnh, để trở nên năng động hơn. Đồng thời trong một
số lĩnh vực chính con người cũng cần tạo sự thay đổi để cảm giác
của các đối tượng được hướng đến không bị suy yếu, giảm sút.
 Trong cuộc sống:
Khi uống cà phê hay nước trái cây thì không nên uống ực một
phát, mà nên uống từ từ, giữ lại trong miệng một lúc rồi mới nuốt.
5 Thanh Vân, Hoàng Lâm (2008), Tất cả đều có thể, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, tr. 244-245.

12


Điều này sẽ khiến vị giác ở lưỡi sẽ có thời gian thích ứng từ từ với
sự kích thích từ đó cảm nhận được hương vị của đồ uống tốt hơn.
Một ví dụ khác, vì cảm giác của chúng ta có thể mất đi hoặc
suy yếu khi quá trình kích thích kéo dài, lặp đi lặp lại một cách
giống nhau nên các khách hàng sẽ có cảm giác chán và không quan
tâm tới một sản phẩm hay dịch vụ không có sự thay đổi. Do vậy
trong kinh doanh các nhà kinh doanh nên có sự thay đổi về sản
phẩm và dịch vụ của mình để kích thích cảm giác mới tới khách
hàng, ví dụ như thay đổi về mẫu mã, kiểu dáng, hương vị, về chất
lượng dịch vụ,... “Đặc tính của sản phẩm mới là ‘mới’. Trung tâm
của cái ‘mới’ là ưu việt hơn sản phẩm cũ. Nếu tính ưu việt của sản

phẩm mới đặc biệt nổi bật thì nhu cầu của họ sẽ mạnh.” 6. Tương tự
trong ẩm thực thì phải thay đổi các món ăn hằng ngày để không
thấy ngán, trong âm nhạc thì một nhạc sĩ phải tìm ra các giai điệu
mới.
 Trong học tập:
Ví dụ khi chuyển từ môi trường học phổ thông sang môi
trường học đại học thì lúc đầu ta sẽ thấy bỡ ngỡ, các giác quan đều
6 Mã Nghĩa Hiệp (1998), Tâm lý học tiêu dùng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 265.

13


được kích thích bởi những yếu tố mới. Giờ học lý thuyết được tách
riêng ra kéo dài 90 phút, được các giảng viên truyền đạt rất nhiều
kiến thức mới trong mỗi bài thay vì 45 phút vừa lý thuyết vừa làm
bài tập như cấp phổ thông, điều này khiến thính giác bị tác động với
cường độ cao nên những buổi đầu ta khó nghe tập trung được hết
bài giảng. Nhưng càng về sau sự kích thích như vậy lặp đi lặp lại
khiến ta quen dần, rèn luyện được sự thích ứng cho tai mình và có
thể nghe được hết các bài giảng của giảng viên. Tương tự với cảm
giác nhìn, nếu như ở phổ thông chủ yếu viết bảng thì lên đại học lại
sử dụng slide trình chiếu với nhiều màu sắc, biểu đồ, hình ảnh nên
lúc đầu sẽ choáng ngợp nhưng về sau thì quen dần.
Một ví dụ khác là đối với hoạt động làm việc nhóm. Nếu mới
tiếp xúc với cách làm việc này thì sẽ gặp khó khăn bởi về cảm giác
nghe sẽ bị kích thích bởi rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau,
nhưng về sau thì quen dần.
IV.3. Ứng dụng quy luật tác động lẫn nhau của cảm giác

 Trong cuộc sống, quy luật này được ứng dụng nhiều trong

kinh doanh, thiết kế, ẩm thực và rất nhiều lĩnh vực khác.

14


Trong kinh doanh các nhà hàng đồ uống, cà phê, việc bố trí
không gian yên tĩnh, nhạc du dương, ánh sáng ấm và màu tường
trầm sẽ tạo cảm giác ấm cúng hơn, kích thích vị giác phát triển và
thưởng thức cà phê được ngon hơn. Đây là sự tác động giữa các
giác quan thị giác, thính giác và vị giác.
Tương tự, trong ẩm thực, việc nấu ăn ngon thôi cũng chưa đủ
mà còn phải trình bày đẹp, bố cục hài hòa cân đối sẽ kích thích vị
giác và hứng thú muốn ăn hơn.
Trong thiết kế nhà cửa, việc sơn màu tường với gam màu nhẹ
và không gian thoáng đãng không đặt nhiều đồ nội thất sẽ khiến
cảm giác nhìn được kích thích vừa đủ, từ đó ta sẽ cảm thấy thoải
mái hơn. Dân gian ta có câu “nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”
cũng ý chỉ sự tác động qua lại giữa thị giác tới xúc giác và vị giác.
Từ đó cần thường xuyên giữ cho không gian sinh hoạt được gọn
gàng sạch sẽ sẽ tạo cảm giác dễ chịu; bát đĩa ăn xong phải rửa cho
thật sạch thì lần sau ăn khi sử dụng sẽ thấy có hứng ăn hơn, kích
thích vị giác hơn.
Trong y tế, sơn tường trắng, nền gạch trắng và các dụng cụ,
trang phục đều trắng sẽ tạo cảm giác sạch sẽ, rất cần thiết đối với
15


môi trường công cộng, có sự sinh hoạt ăn ở của hàng ngàn bệnh
nhân mỗi ngày.
Không chỉ có sự tác động qua lại giữa các cảm giác mà sự

tương phản giữa các cảm giác cùng loại cũng được ứng dụng nhiều.
Ví dụ: khi nấu chè thì nên để nguội ăn sẽ ngọt hơn là ăn chè nóng,
do cường độ kích thích đã giảm xuống nên ta cảm nhận được rõ vị
ngọt của đường hơn. Khi ăn trái cây, không nên ăn loại quả có vị
ngọt đậm trước khi ăn loại quả có vị ít ngọt hơn, ví dụ như không
nên mít rồi mới ăn dưa hấu. Vì khi đó, sự tương phản về cường độ
kích thích vị giác sẽ làm mất đi cảm giác ngọt ở quả dưa hấu, khiến
ta ăn dưa hấu cảm thấy rất nhạt. Do vậy, ta nên ăn dưa hấu trước khi
ăn mít, hoặc sau khi ăn mít thì uống một ngụm nước để rửa đi vị
giác của mình, từ đó mới cảm nhận được hết vị ngọt của dưa hấu.
 Trong học tập:
Đang học mà buồn ngủ thì ra rửa mặt bằng nước mát sẽ khiến
ta tỉnh táo trở lại. Việc tác động vào cơ quan xúc giác bằng nước
lạnh sẽ khiến cho mắt sáng ra không còn díu lại, da mặt căng trở lại
không còn trùng xuống.

16


Trong môn học ngoại ngữ có bài luyện nghe các đoạn văn và
hội thoại. Nếu khi nghe ta có thể thử nhắm mắt lại thì tai sẽ nghe rõ
hơn và tập trung toàn bộ sức chú ý vào các âm thanh có thể nghe
được, từ đó nhận ra được dễ dàng hơn các từ được nói trong đoạn
băng. Lí do là vì cảm giác nhìn đã bị giảm xuống, khi đó thính lực
sẽ không chỉ được tăng lên mà còn giàu tính giám định và thưởng
thức. Đây cũng là nguyên nhân vì sao những người bị mất đi thị lực
lại thường có đôi tai thính và nhanh nhạy.

C. KẾT LUẬN


Qua sự phân tích trên, có thể thấy, cảm giác là một quá trình
quan trọng trong hoạt động nhận thức, giúp con người có những
phản ánh đầu tiên về từng thuộc tính của sự vật, hiện tượng, trạng
thái bên trong cơ thể. Cảm giác ở con người diễn ra theo ba quy luật
cơ bản, có tính ứng dụng rất cao trong cuộc sống hằng ngày nói
chung và trong học tập nói riêng. Từ đó, ta cần vận dụng đầy đủ
những quy luật này, rèn luyện thường xuyên các giác quan để đạt
17


được hiệu quả tốt nhất trong mọi hoạt động. Do vốn kiến thức còn
hạn hẹp nên tiểu luận trên không tránh khỏi sai sót, mong thầy cô
góp ý để bài viết ngày càng được hoàn thiện hơn. Em xin chân
thành cảm ơn!

18


D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mã Nghĩa Hiệp (1998), Tâm lý học tiêu dùng, Nxb. Chính

trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Tâm lí học

đại cương, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội.
3. Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Tâm

lý học đại cương, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh,
Tp. Hồ Chí Minh.

4. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia- Viện

Tâm lý học (2000), Từ điển Tâm lý học, Nxb. Khoa học Xã
hội, Hà Nội.
5. Trần Thượng Tuấn, Nguyễn Minh Huy (2015), 8 kỹ năng

mềm thiết yếu- chìa khóa đến thành công, Nxb. Lao động,
Hà Nội.
6. Thanh Vân, Hoàng Lâm (2008), Tất cả đều có thể, Nxb.

Thanh niên, Hà Nội.

19



×