Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

ĐÁNH GIÁ CHI TIÊU CÔNG - KHÁI NIỆM ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI .... CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.76 KB, 34 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA: TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG
BÀI TẬP LỚN MÔN
TÀI CHÍNH CÔNG
“CHỦ ĐỀ 3: ĐÁNH GIÁ CHI TIÊU CÔNG ”
Giáo viên giảng dạy: TS. Nguyễn Hòa Nhân
Nhóm thực hiện : Nhóm 5
Lớp : K26.TNH.ĐN2
Đà Nẵng, tháng 03 năm 2014
Tiểu luận môn Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
DANH SÁCH NHÓM 5
1. Nguyễn Thị Cẩm Giang
2. Lê Thị Tô Ny
3. Trần Thị Tố Nhi
4. Nguyễn Thị Minh Tâm
5. Lê Thị Kim Đính
6. Huỳnh Minh Tuấn
7. Lương Đình Thí
MỤC LỤC
Nhóm 5 – Lớp K26.TNH.DN2 2
Tiểu luận môn Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
LỜI MỞ ĐẦU
Qua mỗi thời kì phát triển của xã hội, tài chính ngày càng khẳng định được tầm
quan trọng của nó. Ngày nay, tài chính đã được coi là 1 trong 3 nguồn lực “đầu vào”
Nhóm 5 – Lớp K26.TNH.DN2 3
Tiểu luận môn Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
(nhân, tài, vật lực) không thể không tính đến, nếu mỗi khi muốn tổ chức một hoạt động
nào đó. Hiện nay, chính nhà nước cũng tham gia vào thị trường tài chính; và thậm chí
tham gia một cách quyết liệt nhằm khẳng định quyền điều phối của mình. Nên làm cho
ranh giới giữa quản lý nhà nước về tài chính với kinh doanh dịch vụ trên thị trường tài


chính của nhà nước trở lên rất mong manh. Do vậy, ở các nước đã có nền kinh tế thị
trường phát triển, nhìn nhận hệ thống tài chính quốc dân dưới giác độ quyền quản lý,
sở hữu của các chủ thể đối với các quỹ tiền tệ; người ta chỉ đề cập đến tài chính của
khu vực công và tài chính của khu vực tư.
ĐÁNH GIÁ CHI TIÊU CÔNG
1 Dự án đầu tư và dự án đầu tư công
1.1Dự án đầu tư
Nhóm 5 – Lớp K26.TNH.DN2 4
Tiểu luận môn Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
Nếu xét về mặt hình thức, DAĐT là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi
tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết
quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Nếu xét về mặt nội dung, DAĐT là một tập hợp các hoạt động có liên quan với
nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết
quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác
định.
Nếu xét trên góc độ quản lý, DAĐT là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn,
vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế – xã hội trong một thời gian
dài.
Dự án là một chuỗi các hoạt động liên kết được tạo ra nhằm đạt kết quả nhất
định trong phạm vi ngân sách và thời gian xác định.
1.2Dự án đầu tư công
Ở Việt Nam, thuật ngữ “đầu tư công” được sử dụng từ sau khi nhà nước
chuyển sang nền kinh tế thị trường. Nhưng để có một khái niệm thống nhất về đầu tư
công, Dự thảo Luật đầu tư công của Việt Nam đang đề nghị áp dụng khái niệm sau:
Đầu tư công là việc sử dụng nguồn vốn nhà nước để đầu tư vào các chương trình,
dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án
phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, không nhằm mục đích kinh doanh.
Ví dụ: các dự án xây dựng công trình cầu, đường, các công trình công cộng; đầu
tư phát triển cho vùng miền núi, dân tộc thiểu số…

Theo cách hiểu này thì lĩnh vực đầu tư công sẽ bao gồm:
- Chương trình mục tiêu, dự án phát triển kết cấu hạ tầng - kĩ thuật, kinh tế, xã
hội, an ninh, quốc phòng; các dự án đầu tư không có điều kiện xã hội hóa thuộc các
lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, đào tạo và các lĩnh vực khác;
- Chương trình mục tiêu, dự án phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn
vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, kể cả việc mua sắm, sữa chữa các tài sản cố
định của các tổ chức này;
Nhóm 5 – Lớp K26.TNH.DN2 5
Tiểu luận môn Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
- Các dự án đầu tư của cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội được hỗ trợ
tư vốn nhà nước theo qui định của pháp luật;
- Chương trình mục tiêu, dự án đầu tư công khác theo quyết định của
Chính phủ.
* Vốn đầu tư công bao gồm các nguồn vốn của Nhà nước: ngân sách nhà nước,
công trái quốc gia, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, nguồn
vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước
ngoài, tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư từ nguồn thu để lại cho đầu
tư nhưng không đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay của ngân
sách địa phương để đầu tư.
1.3. Vai trò và đặc điểm của đầu tư công
a. Vai trò
Vai trò của đầu tư công được thể hiện trên ba khía cạnh quan trọng sau:
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên việc đầu tư cho các công trình hạ tầng,
cơ sở vật chất - kỹ thuật tối thiểu chung cho xã hội. Đây cũng đồng thời tạo những
điều kiện thiết yếu cho các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư và phát triển.
Ngoài ra, đầu tư công giúp cho có cơ hội được tập trung nguồn lực cao, hoặc
Trung ương có thể điều tiết được một cách hợp lý các nguồn đầu tư, tránh tình trạng
cục bộ, địa phương, nơi thừa nơi thiếu.
- Góp phần làm giảm khoảng cách giàu nghèo, giảm bất bình đằng, bất công
trong xã hội bằng các chương trình, dự án kinh tế hỗ trợ các vùng khó khăn, vùng sâu

vùng xa, các dân tộc thiểu số (chương trình 134, 135 của Chính phủ, các
chương trình xóa đói giảm nghèo, ), nâng cao và ổn định đời sống người dân.
- Đảm bảo ổn định và không ngừng tăng cường quốc phòng, an ninh. Các công
trình, dự án về an ninh quốc phòng đều không mang lại hiệu quả kinh tế trước mắt
nên khu vực tư nhân không thể và cũng không muốn đầu tư vào lĩnh vực này.
Nhưng đó lại là cơ sở quan trọng của đất nước để bảo vệ Tổ quốc, giữ vững
độc lập, chủ quyền quốc gia.
Nhóm 5 – Lớp K26.TNH.DN2 6
Tiểu luận môn Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
b. Đặc điểm
- Chủ thể bỏ vốn đầu tư, kinh doanh là Nhà nước. Nhà nước có thể đầu tư toàn bộ
vốn hoặc chỉ đầu tư một phần vốn cùng các chủ đầu tư khác để thực hiện các dự án
đầu tư. Là chủ thể đặc biệt trong xã hội, Nhà nước không trực tiếp thực hiện vai trò
của chủ đầu tư mà hoạt động đầu tư của Nhà nước thực hiện thông qua các cơ quan
chức năng. Do không trực tiếp thực hiện đầu tư, kinh doanh, sự giám sát về quá trình
đầu tư kinh doanh và thu hồi vốn đầu tư thường có điểm khác biệt nhất định so với các
nhà đầu tư khác. Điều này lý giải nguy cơ thất thoát, sử dụng không đúng mục đích
của việc đầu tư và sự đa dạng tương đối của các chủ thể thay mặt Nhà nước quản lý,
kinh doanh, giám sát vốn đầu tư của Nhà nước.
- Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư là cơ quan hành chính của nhà nước các
cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư theo quy định của
pháp luật.
- Chủ chương trình là cơ quan, tổ chức được giao chủ trì quản lý thực hiện
chương trình đầu tư công.
- Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được giao quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư
công.
2. Phân tích lợi ích – chi phí trong đánh giá chi tiêu công (BCA):
2.1 Khái niệm phân tích lợi ích – chi phí:
Nhìn chung chi tiêu công là nhằm để giải quyết vấn đề tác động đến xã hội.
Hoạch định chi tiêu công cũng đồng nghĩa với việc xác định thứ tự ưu tiên giải quyết

các vấn đề liên quan tới quốc gia hay địa phương, và trên cơ sở đó quyết định cách giải
quyết trên cơ sở tính toán lợi ích chung của xã hội. Để phân tích và đánh giá chi tiêu
công, người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Một trong những phương
pháp đó là phân tích lợi ích và chi phí (Benefit cost analyst - BCA).
Phân tích lợi ích và chi phí là gì?
Theo Frances Perkins (1994): BCA là phân tích mở rộng của phân tích tài chính,
được sử dụng chủ yếu bới các chính phủ và cơ quan quốc tế để xem xét một dự án hay
Nhóm 5 – Lớp K26.TNH.DN2 7
Tiểu luận môn Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
chính sách có làm tăng phúc lợi cộng đồng hay không. Boardman(2011) cũng giải
thích BCA là một phương pháp đánh giá chính sách, trong đó giá trị của tất cả các kết
quả chính sách đối với mọi thành viên trong xã hội nói chung được lược hóa bằng tiền.
Lợi ích xã hội ròng là thước đo giá trị của chính sách.
Như vậy, phân tích lợi ích - chi phí (Benefit cost analyst - BCA) là một phương
pháp phân tích chính sách, được sử dụng khá phổ biến ở các quốc gia phát triển nhằm
đánh giá bằng tiền tất cả lợi ích và chi phí trên quan điểm xã hội của một chính sách,
dự án nhằm cung cấp thông tin cho các nhà ra quyết định xem xét, đánh giá và quyết
định lựa chọn những phương án sử dụng nguồn lực tốt nhất về khía cạnh đóng góp cho
phúc lợi xã hội. Đây là một công cụ rất cần thiết đối với các nhà lãnh đạo khu vực
công.
2.2 Ý nghĩa phân tích lợi ích - chi phí trong đánh giá chi tiêu công:
Đối với các nhà hoạch định chính sách, phân tích lợi ích - chi phí là công cụ hỗ
trợ thiết thực cho ra các quyết định có tính xã hội, từ đó quyết định phân bổ nguồn lực
một cách hợp lý, tránh gây ra thất bại thị trường thông qua sự can thiệp của Nhà nước.
Bên cạnh đó, phương pháp phân tích lợi ích – chi phí sẽ giúp nhà hoạch định hình
dung ra được toàn bộ những chi phí cũng như lợi ích của mỗi phương án đưa ra có thể
đem lại và dựa trên kết quả phân tích đó chúng ta sẽ lựa chọn được phương án phù hợp
với mục tiêu đề ra.
2.3 Các bước phân tích lợi ích chi phí:
Phân tích chi phí và lợi ích bao gồm ba bước:

- Liệt kê tất cả các chi phí và lợi ích của dự án được đánh giá (bao gồm yếu tố
hữu hình và vô hình)
- Đánh giá giá trị lợi ích và chi phí dưới dạng tiền tệ
- Chiết khấu lợi ích ròng trong tương lai. Điều này cho phép quy đổi chi phí và
lợi ích tương lai về giá trị hiện tại để so sánh với số tiền của ngân sách cần thiết để tài
trợ dự án.
Nhóm 5 – Lớp K26.TNH.DN2 8
Tiểu luận môn Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
Lợi ích bao gồm hai loại: trực tiếp và gián tiếp. Những lợi ích trực tiếp phát sinh
từ sản lượng hoặc năng suất gắn liền với mục đích của dự án (chẳng hạn, một dự án
thủy lợi, mục đích của nó là gia tăng độ phì nhiêu của một vùng đất cụ thể nào đó.
Trong trường hợp này, lợi ích trực tiếp là sự gia tăng thuần theo thời gian về sản lượng
trên vùng đất được tưới tiêu). Lợi ích gián tiếp là lợi ích dồn tích cho những cá nhân
mà không có liên quan đến mục đích của dự án (trong dự án thủy lợi, lợi ích gián tiếp
có lẽ bao gồm sự cải thiện độ phì nhiêu của vùng đất giáp ranh).
Chi phí phải được xác định một cách chính xác bao gồm những lợi ích bị mất đi
có tính thay thế nếu như dự án được chấp thuận (chi phí cơ hội).
Một tỷ suất chiết khấu thích hợp phải được lựa chọn để so sánh mức sinh lời hiện tại
và tương lai từ những dự án có tính thay thế.
2.4 Những vấn đề cơ bản khi phân tích lợi ích – chi phí
Phân tích tài chính:là phương pháp phân tích dựa trên quá trình lưu chuyển dòng
tiền tệ trong vòng đời dự án mà khi thực hiện dự án đó có thể xảy ra. Trong phân tích
tài chính người ta tập trung chủ yếu vào việc phân tích giá cả thị trường và các dòng
luân chuyển tiền tệ. Mục đích là tối đa hoá lợi nhuận, khi khả năng sinh lời về mặt tài
chính càng cao thì càng thu hút được các nhà đầu tư. Vì vậy, người ta thường gọi dạng
phân tích này là dựa trên quan điểm cá nhân.
Phân tích kinh tế: là phương pháp không chỉ tính toán đến dòng tiền vào và dòng
tiền ra của nhà đầu tư mà còn tính đến hiệu quả của dự án đối với toàn bộ nền kinh tế,
là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách quyết định có nên đầu tư dự án hoặc đưa ra
các chính sách khuyến khích dự án thực hiện hay không. Do vậy dạng phân tích này

thường được gọi dựa trên quan điểm xã hội.
Do đó, khi phân tích lợi ích – chi phí dự án công chúng ta phải phân biệt lợi ích,
chi phí kinh tế và lợi ích (doanh thu hay lợi nhuận), chi phí tài chính, những chỉ tiêu
này không đồng nhất với nhau. Sự khác biệt giữa giá kinh tế và giá tài chính là khoản
lợi nhuận được dồn cho một nhóm người nào đó trong xã hội. Ví dụ, dự án cung cấp
nước sạch nông thôn thường có giá trị đối với xã hội lớn hơn nhiều so với mức chi phí
tài chính mà người dân chi trả. Như vậy, khi phân tích tài chính, ta sẽ xem xét dòng
tiền mà nhà đầu tư bỏ ra và thu vào là bao nhiêu. Còn khi phân tích kinh tế, bên cạnh
việc xem xét dòng tiền ròng mà nhà đầu tư thu về, chúng ta còn phải xem xét lợi ích và
Nhóm 5 – Lớp K26.TNH.DN2 9
Tiểu luận môn Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
chi phí của những nhóm đối tượng ngoài chủ dự án được hưởng lợi ích từ dự án và
nhóm gánh chịu chi phí của dự án. Khi đó, khi xác định lợi ích – chi phí của một dự án
công ta sẽ xem xét thiên về khía cạnh kinh tế.
3. Phân tích lợi ích - chi phí đầu tư công:
3.1 Lựa chọn tỷ suất chiết khấu của khu vực công
Việc tính toán chi phí, lợi ích và tỷ suất chiết khấu trong khu vực công không
giống như trong khu vực tư. Như đã phân tích ở phần trên, ở khu vực tư việc lựa chọn
tỷ suất chiết khấu phản ánh tỷ suất lợi nhuận mà từng dự án mang lại. Trong khi việc
lựa chọn tỷ suất chiết khấu đối với các dự án công thường ít đạt được sự nhất trí giữa
các nhà hoạch định chính sách. Có thể đưa một vài cách lựa chọn tỷ suất chiết khấu
khu vực công.
Dựa vào khuôn khổ tối ưu của Pareto và lý thuyết tốt thứ nhì để xác định tỷ suất
chiết khấu khu vực công (tức là chi phí cơ hội).Nếu tất cả điều kiện đều đạt hiệu quả
Pareto được đảm bảo, thì rất dễ dàng để xác định tỷ lệ chiết khấu khu vực công. Chẳng
hạn, nếu như thị trường hoàn hảo, không có thất nghiệp và không có ngoại tác thì tỷ
suất chiết khấu hợp lý là lãi suất tín dụng thị trường. Tuy nhiên, có vấn đề nảy sinh ở
đây, do thị trường không hoàn hảo, nên một tỷ lệ chiết khấu không thể thực hiện đầy
đủ các chức năng được yêu cầu bởi khu vực công.
Một cách tiếp cận khác, tỷ lệ chiết khấu phải phản ánh tỷ lệ sở thích thời gian

của xã hội (STP: Society’s Time Preference). Nghĩa là chỉ chấp nhận dự án có tỷ suất
sinh lợi bằng với tỷ suất sinh lợi mà xã hội đánh đổi giữa việc lựa chọn tiêu dùng trong
hiện tại và tiêu dùng trong tương lai. Theo dịnh nghĩa hệ số STP bằng với tỷ suất thay
thế biên giữa tiêu dùng trong khoảng thời gian hiện tại Ct và tiêu dùng trong thời gian
tiếp theo Ct+1. Sử dụng hệ số chiết khấu này sẽ định hướng khối lượng đầu tư mà xã
hội sẽ lựa chọn để đầu tư theo thời gian.
Giữa khái niệm sở thích thời gian xã hội và chi phí cơ hội có sự liên quan với
nhau. Về lý thuyết, có sự phân biệt rõ ràng đối với khái niệm chi phí cơ hội. Nếu như
chi phí cơ hội là giá trị sử dụng thay thế của nguồn lựcc được sử dụng trong một dự án
đầu tư thì phải được thừa nhận rằng không phải tất cả nguồn lực được sử dụng trong
dự ns đầu tư khu vực công đều được khu vực tư sử dụng cho đầu tư. Ở chừng mực
nhất định, các nguồn lực đó được huy động từ đánh thuế, một phần lớn của nguồn lực
Nhóm 5 – Lớp K26.TNH.DN2 10
Tiểu luận môn Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
này được sử dụng tiêu dùng. Nếu như có sự khác biệt giữa giá trị của tiêu dùng bị mất
đi trong thời gian hiện tại (STP) và giá trị của việc sử dụng đầu tư tư nhân bị mất đi
(SOC) thì số tiền được chiết lấy từ đánh thuế nhất định phải được tách ra phần dành
cho tiêu dùng và phần dành cho đầu tư.
Sự tranh luận này dựa vào quan điểm Marglin (1963b, 1967) và Feldstein (1972)
với tiêu chí cơ bản để lựa chọn đầu tư: PVr (B) > SOC (k); nghĩa là, hiện giá lợi ích
được chiết khấu theo tỷ suất sở thích thời gian xã hội nên lớn hơn chi phí cơ hội xã hội
của đồng vốn được sở dụng. Và chi phí cơ hội xã hội của vốn bằng A x k, trong đó A là
chi phí cơ hội được chiết khấu theo tỷ suất STP của giá trị các yếu tố đầu vào được
chuyển từ khu vực tư vào khu vực công; k là số vốn chi tiêu của dự án bỏ ra trong một
thời gian nhất định. Giá trị A được thiết lập như sau:
A =
)11()/(1
θθ
−+rp
Trong đó:

1
θ
là phần của k sẽ được đầu tư vào dự án tư nhân;
(1-
1
θ
) phần của k đem tiêu dùng;
p: tỷ suất sinh lợi từ đầu tư biên theo thời gian của khu vực tư;
r: tỷ suất chiết khấu của STP.
Xác định chi phí cơ hội của vốn đầu tư phải theo nguyên tắc: không phải tất cả
các nguồn lực được sử dụng trong khu vực công sẽ phản ánh đầu tư bị mất đi trong
khu vực tư. Trong số được sử dụng để tính toán được dựa vào phần dành cho tiêu dùng
và phần dành cho đầu tư. Hiện giá của nguồn lực dành cho tiêu dùng được xác định
theo giá trị danh nghĩa; hiện giá của phần nguồn lực dành cho đầu tư là giá trị thu nhập
p được chiết khấu theo tỷ suất thời gian xã hội, r. Tuy nhiên, Míshan (1967) phản bác
lập luận này. Ông ta cho rằng, chi phí cơ hội là cái gì có thể được thực hiện với nguồn
lực chứ không phải cái gì sẽ được thực hiện với chúng. Vì thế, tất cả các nguồn lực có
thể kiếm được thu nhập p hàng năm nếu được đầu tư và giá trị được chiết khấu theo
hiện giá p/r.
Trên thực tế, rất khó xác định tỷ lệ tiêu dùng và đầu tư được hi sinh trong các dự
án của chính phủ. Số tiền thu được từ các loại thuế khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác
Nhóm 5 – Lớp K26.TNH.DN2 11
Tiểu luận môn Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
nhau đến tiêu dùng và đầu tư. Ngay cả trường hợp có đầy đủ các thông tin về ảnh
hưởng của mỗi loại thuế đến hành vi tiêu dùng và đầu tư của khu vực tư, thì cũng rất
khó xác định nên dùng loại thuế nào để tài trợ dự án. Những khó khăn như vậy làm
giảm tính khả thi của cách tiếp cận này.
Tuy nhiên, đối với các dự án công vấn đề thường thấy là tỷ suất chiết khấu xã hội
thường thấp hơn tỷ suất của các dự án khu vực tư. Có thể liệt kê một vài nguyên nhân
dưới đây để dẫn đến tỷ suất chiết khấu xã hội thấp hơn.

Sự quan tâm đến các thế hệ tương lai
Trách nhiệm của các nhà hoạch định chính sách công là luôn quan tâm đến phúc
lợi xã hội không chỉ cho thế hệ hiện tại mà còn cả thế hệ tương lai. Trong khi khu vực
tư các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến phuc lợi riêng của mình. Nghĩa là do tính vị kỷ nên
khu vực tư dành ít nguồn lực cho tiết kiệm, vì thế họ sử dụng tỷ suất chiết khấu rất cao
đối với các khoản thu nhập tương lai.
Thuyết gia trưởng
Thuyết gia trưởng cho rằng xuất phát từ quy luật tâm lý cơ bản của con người là
tính tư lợi hẹp hòi, nên khiến mọi người thiếu đi tầm nhìn xa để cân nhắc đầy đủ các
lợi ích trong tương lai. Do đó họ tính chiết khấu các khoản lợi ích tương lai với tỷ suất
rất cao. Pigou gọi đây là “sự khiếm khuyến về tầm nhìn xa”. Khi tính tỷ suất chiết khấu
xã hội chính phủ chỉ nên sử dụng tỷ suất chiết khấu đối với các cá nhân mà họ đã nhận
thức thấu đáo và tiên liệu được lợi ích trong tương lai. Điều này gây ra sự tranh luận
của thuyết gia trưởng, đó là: Chính phủ ép người dân tiêu dùng thu nhập ít hơn ở hiện
tại để có nhiều lợi ích hơn trong tương lai, và như vậy họ buộc phải cám ơn chính phủ
vì giúp họ nhận thức được tầm nhìn xa như thế. Mọi cuộc tranh luận của thuyết phụ
quyền luôn đặt ra câu hỏi có tính triết lý nền tảng là: khi nào thì những sở thích của
khu vực công trùng khớp với sở thích của các cá nhân.
Tính kém hiệu quả của thị trường
Hoạt động của thị trường có thể vừa tạo ra ngoại tác tích cực vừa tạo ra ngoại tác
tiêu cực. Ngay cả trong trường hợp tạo ra ngoại tác tích cực thị trường vẫn có thất bại
trong việc cung cấp không đầy đủ cho hàng hóa cho xã hội. Vì vậy thông qua việc sử
dụng tỷ suất chiết khấu thấp hơn tỷ suất chiết khấu thị trường, chính phủ có thể khắc
phục tính kém hiệu quả này của thị trường. Một trở ngại lớn ở đây là làm thế nào để đo
Nhóm 5 – Lớp K26.TNH.DN2 12
Tiểu luận môn Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
lường quy mô ngoại tác. Tuy nhiên lý thuyết ngoại tác gợi lên ý tưởng là càng có sự
điều chỉnh và khắc phục khuyết tật của thị trường thì càng làm gia tăng quy mô lợi ích
biên của ngoại tác
3.2 Xem xét yếu tố ngoại tác trong phân tích lợi ích – chi phí

Một trong đặc điểm nổi bật của phân tích dự án công là phải xác định chi phí và
lợi ích xã hội. Liên quan đến vấn đề này là ngoại tác. Chẳng hạn, khi chính phủ xây
dựng đường cao tốc, thì lợi ích tắc nghẽn giao thông trong thành phố cần được tính
vào lợi ích của tuyến đường này để thiết lập đo lường lợi ích xã hội của nó; thế nhưng
những chi phí tiếng ồn trong quá trình xây dựng cần quan tâm đúng mức.
Cần phân biệt giữa lợi ích – chi phí vô hình và hữu hình trực tiếp và gián tiếp.
Musgrave (1989) miêu tả lợi ích hữu hình trực tiếp của dự án thủy lợi liên quan đến
đầu ra nông nghiệp được bán ở thị trường tăng lên của dự án, trong khi lợi íc vô hình
gián tiếp đó có lẽ làm giảm bạc màu đất trồng trọt trong những vùng đồi gần bên. Chi
phí trực tiếp của những công trình thủy lợi có thể là chi phí làm đường ống, trong khi
chi phí vô hình có thể là bao gồm sự phá hoại vùng hoang giã. Trong các dự án y tế,
lợi ích hữu hình lợi ích hữu hình trực tiếp có thể là tiết kiệm chi phí chữa trị, trong khi
lợi ích vô hình trực tiếp là cải thiện cuộc sống con người. Tương tự trong những
chương trình giáo dục, lợi ích hữu hình trực tiếp có thê là gia tăng thu nhập tương lai
của sinh viên và lợi ích vô hình gián tiếp sẽ làm giảm đi chi phí tội phạm hoặc tạo ra
những công dân tốt cho xã hội.
Điều đáng chú ý là phân tích lợi ích – chi phí liên quan đến phân biệt giữa ngoại
tác kỹ thuật và ngoại tác về tiền. Ngoại tác kỹ thuật được định nghĩa như là ngoại tác
được xẩy ra “khi hàm sản xuất của người sản xuất bi tác động hoặc hàm khả dụng của
người tiêu dùng bị tác động được thay thế” (Dasgupta, Pearce, 1972). Đối với người
tiêu dùng, ngoại tác làm cho người tiêu dùng có thể nhận được thỏa dụng ít hơn (hoặc
nhiều hơn) từ tính phi kinh tế (tính kinh tế). Đối với người sản xuất nhận được đầu tư
ít hơn (nhiều hơn) từ tập hợp các yếu tố đầu vào vì tính phi kinh tế (tính kinh tế).
Ngoại tác về tiền có thể thấy được thông qua thay đổi giá cả, tiền lương và lợi nhuận.
Tuy nhiên ngoại tác về tiền không làm thay đổi khả năng kỹ thuật của người sản xuất
hoặc người tiêu dùng. Trong trường hợp bình thường phân tích lợi ích – chi phí không
có liên kết chặt chẽ với ngoại tác về tiền. Nói chung, nếu gắn kết ngoại tác kỹ thuật và
Nhóm 5 – Lớp K26.TNH.DN2 13
Tiểu luận môn Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
ngoại tác về tiền sẽ dẫn đến tính trùng. Với điều kiện phân tích lợi ích – chi phí quan

tâm rõ ràng câu hỏi về phân phối thu nhập thì ngoại tác về tiền mới được tính vào. Ví
dụ dưới đây minh chứng sự phân biệt này (Mishan, 1972, 1988)
Bảng 4.2: chi phí – lợi ích
Lợi ích Chi phí
Dự án đầu tư giao thông
Thực tế
Trực tiếp
Hữu hình: Tiết kiệm chi phí năng lượng
Vô hình: Tiết kiệm thời gian
Gián tiếp
Hữu hình:
Vô hình
Ngoại tác về tiền
Khoản thu được đối với những người
chủ gara trên tuyến đường mới
Gia tăng khấu hao xe cộ
Gia tăng tai nạn
Giảm sản lượng nông nghiệp
Chi phí quang cảnh
Sự tổn thất của những người chủ gara
trên tuyến đường cũ.
Dự án đầu tư chăm sóc y tế
Thực tế
Trực tiếp
Hữu hình: Tiết kiệm chi phí chữa trị
trong tương lai
Vô hình:
Gián tiếp
Hữu hình: Tiết kiệm đầu ra của bệnh
nhân

Vô hình: Cải thiện chất lượng thời gian
nhàn rỗi
Ngoại tác về tiền
Khoản thu được đối với những nhà sản
xuất các dụng cụ y tế
Chi phí thuốc men hiện tại
Chi phí thời gian đối với bệnh nhân
Tổn thất thu nhập của nhà sản xuất
thuốc do sự cải thiện về chăm sóc y tế
Phân tích dự án đường giao thông gắn chặt ngoại tác sau: (a) tính phi kinh tế bên
ngoài được nảy sinh khi đường cao tốc cắt đất canh tác của người nông dân thành 2
phần như là phần đất trồng cỏ và phần đất làm chuồng gia súc; (b) tính phi kinh tế nảy
Nhóm 5 – Lớp K26.TNH.DN2 14
Tiểu luận môn Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
sinh khi đường cao tốc phá hoại quang cảnh đẹp và vị thế làm giảm mức thỏa dụng
của người tiêu dùng. Tuy nhiên dừng lại như vậy sẽ không gắn kết với ngoại tác về
tiền, chẳng hạn khi trạm xăng dầu trên tuyến đường cao tốc mới phát triển quy mô,
kinh doanh có lãi. Trong khi, lợi ích về tiền tăng thêm phản ánh giá trị của dự án
đường cao tốc đối với những người làm lái xe mô tô thì được ước tính một cách trực
tiếp. Lợi ích và chi phí về tiền là kết quả của sự thay đổi giá cả. Tất cả thay đổi này
đều thể hiện trong dự án công. Nghĩa là một dự án công có thê mang lại khoản lợi
(hoặc tổn thất) cho một nhóm người nhưng có thể gây ra kết quả tổn thất (hoặc lợi)
cho nhóm người khác. Đó không phải là khoản lợi ròng đối với toàn thể cộng đồng,
trong khi điều quan trọng cần được xem xét khía cạnh hiệu quả. Khi đó tiêu biểu
những thay đổi về tiền không đưa vào giá trị của dự án.
Tuy nhiên, có nhiều cách phân loại lợi ích và chi phí trong phân tích lợi ích – chi
phí. Lợi ích và chi phí kỹ thuật hoặc thực tế có thể được phân biệt từ tác động về tiền.
Lợi ích và chi phí cũng có thể là hữu hình (nghĩa là lợi ích và chi phí cí thể được đo
lường trong thị trường) hoặc vô hình (ở đó thị trường không tồn tại, xuất hiện giá ẩn,
chăng hạn cải thiện môi trường cảnh quan ….Kết quả của dự án thủy lợi…). Chúng có

thể được phân loại thành trực tiếp hoặc gián tiếp. Cách phân loại này được xem như là
sự phân biệt giữa lợi ích và chi phí sơ cấp và thứ cấp. Bảng 4.2 minh họa những
chương trình đầu tư công khác nhau. Nó được thiết kế để minh chứng các cách phân
loại khác nhau cho một số dự án công (sự khác biệt giữa lợi ích – chi phí trực tiếp và
gián tiếp, cũng như sự khác biệt giữa ngoại tác kỹ thuật và ngoại tác về tiền).
3.3 Đo lường chi phí trong DAĐT công
Giả sử Chính phủ đang xem xét một dự án cải tạo đường cao tốc, với các dữ liệu
chi phí như sau:
- Một triệu bao nhựa đường;
- Một triệu giờ lao động (500 công nhân, mỗi người làm việc 2000 giờ);
- Mười triệu đô la chi phí bảo dưỡng/1 năm (có thể gọi là chi phí tương lai).
3.3.1. Đo lường chi phí hiện tại
Khi đo lường chi phí dự án công, không đơn giản chỉ là con số cộng tất cả các chi
phí mà chính phủ phải trả cho các yếu tố đầu vào của dự án công được liệt kê ở trên.
Phương pháp này phản ảnh cách tiếp cận kế toán dòng tiền đối với chi phí. Tuy nhiên,
Nhóm 5 – Lớp K26.TNH.DN2 15
Tiểu luận môn Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
điều này không phù hợp với khái niệm chi phí biên xã hội được phân tích trong
chương hàng hóa công để xác định mức tối ưu của hàng hóa công. Chi phí biên xã hội
của bất kì nguồn lực nào (chẳng hạn nhựa đường, tiền công và chi phí bảo dưỡng) là
chi phí cơ hội của nó: giá trị của yếu tố đầu vào được dùng tốt thứ nhì. Như vậy, chi
phí xã hội của việc khai thác bất kì các yếu tố đầu vào được quyết định không bởi chi
phí tiền mặt, mà bởi sử dụng tốt thứ nhì đối với xã hội.
 Trường hợp thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Hãy xem xét yếu tố nhựa đường. Sử dụng tốt thứ nhì đối với một túi nhựa đường,
bên cạnh sử dụng cho dự án này, là bán cho người khác. Giá trị của sử dụng cho thay
thế này là giá cả thị trường của túi nhựa đường. Vì vậy, trong trường hợp này chi phí
cơ hội là giá cả của yếu tố đầu vào. Bài học trước tiên về chi phí cơ hội: nếu như một
hàng hóa được bán trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thì chi phí cơ hội bằng
với giá cả. Nếu như giá cả của 1 túi nhựa đường là 100 đôla, chi phí nhựa đường của

dự án công là 1 triệu đôla. Nếu đây là mức giá cân bằng cạnh tranh, giá cả bằng với chi
phí xã hội biên.
Tương tự, nếu như thị trường lao động là cạnh tranh hoàn hảo, thì giá trị một giờ
lao động được sử dụng trong dự án này là tiền lương thị trường, đó cũng là giá trị lao
động được sử dụng thay thế tốt thứ nhì. Nếu như tiền lương nhân công xây dựng là 10
đôla/1 giờ, thì chi phí cơ hội của lao động đối với dự án là 10 triệu đôla.
 Trường hợp thị trường cạnh tranh
- Xét thị trường lao động:
Trong trường điều kiện thị trường lao động không hoàn hảo, có xảy ra nạn thất
nghiệp nhân công lao động trong ngành xây dựng. Và chính phủ bắt buộc phải duy trì
một mức lương 20 đôla cho công nhân ngành xây dựng. Nếu như 20 đôla là trên mức
tiền lương cân bằng, có một vài công nhân sẵn long làm việc ở mức lương 20 đôla,
nhưng lại không tìm được việc làm ở mức lương đó. Thay vào đó là họ ở nhà và dùng
giờ nhàn rỗi xem tivi, đọc sách… Giả sử, đối với công nhân xây dựng, 1 giờ nhàn rỗi
đáng giá 5 đôla. Nếu mức lương thấp hơn 5 đôla, họ thích ở nhà hơn là đi làm.
Các công nhân thất nghiệp được thuê làm việc cho các dự án công, thì hoạt đông
tốt thứ nhì của họ là không làm việc (nhàn rỗi), như là xem tivi, đọc sách, … và được
xác định đáng giá 5 đôla. Vì vậy, chi phí cơ hội cho những công nhân xây dựng thất
Nhóm 5 – Lớp K26.TNH.DN2 16
Tiểu luận môn Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
nghiệp là 5 đôla, chứ không phải là 20 đôla/1 giờ. Nếu như 0,5 triệu giờ lao động cho
dự án chủ yếu là thuê những công nhân thất nghiệp, thì chi phí cơ hội để thuê 1 triệu
giờ lao động là 20 đôla x 500.000+5 đôla x 500.000 = 12.5 triệu đôla, mặc dù chính
phủ chỉ trả 20 triệu đôla bằng tiền mặt.
Chi phí tiền mặt mà chính phủ trả cho công nhân thất nghiệp gồm 2 phần: chi phí
cơ hội của nguồn lực lao động cộng với phần chuyển trả thêm để thuê lao động –
khoản thanh toán cho người lao động vượt quá mức thanh toán cần thiết để thuê người
lao động đó. Nếu không có phần chuyển giao này thì công nhân thất nghiệp sẽ không
làm việc, ở nhà tốt hơn. Chẳng hạn, chi phí cơ hội một giờ lao động chỉ là 5 đôla đối
với những công nhân thất nghiệp. Người công nhân xây dựng sẵn lòng làm việc với

mức lương 20 đôla; khi thanh toán mức lương này, chính phủ phải chuyển giao thêm
15 đola/1 giờ cho họ. Trong tổng số 20 triệu đôla mà chính phủ thanh toán, 7.5 triệu
đôla là phần chuyển trả thêm để thuê công nhân thất nghiệp (15 x 500.000) và nó
không được xem như là chi phí kinh tế thực sự của dự án công (mặc dù nó là chi phí
kế toán tiền mặt). Chi phí kinh tế chỉ là chi phí liên quan đến việc cung cấp nguồn lực
lao động từ việc sử dụng thay thế tốt thứ nhì, mà đối với những công nhân thất nghiệp
là xem tivi, đọc sách…đáng giá là 5 đôla/1 giờ.
Tương tự, giả sử chính phủ mua các bao nhựa đường bán từ các công ty độc
quyền. Giá cả thị trường không phản ánh đúng lợi ích và chi phí xã hội biên. Trong
trường hợp này cần thiết phải điều chỉnh cho thích hợp. Thật vậy, trong điều kiện thị
trường không hoàn hảo, giá cả hàng hóa không phản ánh đầy đủ chi phí xã hội biên.
Có thể gọi chi phí xã hội biên của hàng hóa là giá ẩn của hàng hóa đó. Mặc dù, giá cả
của các loại hàng hóa trên thị trường không hoàn hảo đều thoát ly giá ẩn, nhưng trong
một vài trường hợp có thể sử dụng giá thị trường để đánh giá giá ẩn của hàng hóa.
Trong mỗi trường hợp, sự nhận thức giá ẩn tùy thuộc vào sự phản ứng của nền kinh tế
đối với chính sách can thiệp của chính phủ.
 Thị trường độc quyền
Ngược với cạnh tranh hoàn hảo (giá cả bằng chi phí biên), giá cả của nhà độc
quyền cao hơn chi phí biên. Giá ẩn được quyết định như thế nào khi các yếu tố đầu
vào của dự án được cung cấp bởi một nhà độc quyền? Vấn đề ở đây là giá thị trường
của các yếu tố đầu vào không tồn tại và không phản ảnh chi phí xã hội. Thưo Layard
Nhóm 5 – Lớp K26.TNH.DN2 17
Tiểu luận môn Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
(1972), câu trả lời đối với câu hỏi này là xem xét việc sử dụng thay thế các yếu tố đầu
vào. Ví dụ, vật liệu xi măng dùng để xây dựng các công trình công cộng được cung
cấp bởi các nhà độc quyền. Nếu như các mức cung về vật liệu xi măng gia tăng để đáp
ứng nhu cầu thị trường, khi đó chi phí xi măng là giá trị nguồn lực được sử dụng để
sản xuất nó. Khoản lời của nhà độc quyền tuy không phản ảnh chi phí thực của xã hội,
nhưng trong tình thế này giá cả thị trường là giá cả thích hợp trong phân tích chi phí,
lợi ích của dự án công.

Như vậy, liệu chính phủ có nên định giá các yếu tố đầu vào theo giá thị trường
(tức là đo lường giá trị các đầu vào dựa vào người tiêu dùng) hay theo chi phí sản xuất
biên (tức là đo lường giá trị tăng thêm của các nguồn lực dùng vào sản xuất các yếu tố
đầu vào). Câu trả lời phụ thuộc vào sự tác động mua sắm của chính phủ đến thị
trường: (i) nếu kì vọng mức cung các yếu tố đầu vào gia tăng bằng đúng số lượng đem
dùng cho dự án thì chi phí cơ hội xã hội là giá trị của các nguồn lực đem dùng cho sản
xuất tăng thêm – chi phí sản xuất biên; (ii) nếu không có gia tăng mức cung các yếu tố
đầu vào, thì chi tiêu của chính phủ đạt ở mức bằng chi tiêu dùng cho cá nhân. Khi đó
giá cả các yếu tố đầu vào của dự án công được đo lường bởi giá cả theo nhu cầu thị
trường.
Đánh thuế:
Nếu như yếu tố đầu vào là đối tượng chịu thuế gián thu, thì người sản xuất các
yếu tố đầu vào sẽ nhận mức giá thấp hơn mức giá mà người mua thanh toán, vì một
phần tiền thu bán hàng phải nộp cho chính phủ. Một khi chính phủ mua các yếu tố đầu
vào thuộc đối tượng nộp thuế gián thu, nên sử dụng loại giá nào để tính chi phí – giá
cả của người tiêu dùng hay giá cả của người sản xuất? Nguyên tắc cơ bản giống như
trường hợp độc quyền: (i) nếu kỳ vọng mức sản xuất các yếu tố đầu ra gia tăng, nên
chọn giá cả cung cấp của nhà sản xuất để tính toán; (ii) nếu mức sản xuất các yếu tố
đầu ra không đổi, thì mức giá của người tiêu dùng là thích hợp.
Thương mại quốc tế:
Theo Irwin (1978), đối với các nước đang phát triển giá cả thị trường được cho là
không đáng tin cậy để hướng dẫn tính toán kế toán (chi phí cơ hội) bởi sự tồn tại phân
phối thu nhập không đều, thuế làm phá hoại thị trường, trợ cấp, hạn ngạch, độc quyền
và sự không hoàn hảo khác chẳng hạn như ngoại tác lan rộng. Tương ứng là một cơ
Nhóm 5 – Lớp K26.TNH.DN2 18
Tiểu luận môn Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
chế đánh giá phức tạp, dựa vào giá cả thương mại quốc tế. Thương mại quốc tế được
xem như là yếu tố góp phần mở rộng khu vực sản xuất đối với nền kinh tế. Cơ chế này
thường được chia thành phép tính hiệu quả và phép tính xã hội. Phép tính hiệu quả đối
với một dự án đơn giản có thể đưa vào phương trình dưới đây (Irwin, 1978):

NBP=oer ( X - M ) – a ( SWR.L +NL )
Trong đó,
NBP: lợi ích dự án rồng;
oer: tỷ giá hối đoài chính thức;
X: đầu ra của dự án được xuất khẩu;
M: hàng hóa nhập khẩu cho dự án;
SWR: tiền lương ẩn;
L: lao động làm việc cho dự án;
NL: những yếu phi lao động của dự án;
A: yếu tố hoán đổi các đầu vào nội địa thành giá trị thương mại quốc tế;
Phương trình trên nêu bật 3 biến cần xác định: hàng hóa được thương mại quốc
tế (X và M); hàng hóa phi thương mại (NL) và tiền lương ẩn (SWR). Một khi đã xác
định được giá trị các biến này, thì dự án cho là được định giá bằng giá cả kế toán.
Phép tính xã hội bao gồm hai vấn đề rộng lớn hơn. Thứ nhất, đó là câu hỏi về khía
cạnh liên thời gian. Mức đầu tư trong các nền kinh tế đang phát triển được cho là dưới
tối ưu, nói như vậy bởi vì đánh thuế để tài trợ dự án là rất khó khăn; khi đó NBP từ
mục đích đầu tư được xem có giá trị hơn phần lợi ích từ tiêu dùng ở hiện tại. Thứ hai,
liên quan đến khía cạnh liên thời gian, liệu người nghèo hay người giàu có đảm bảo
bất kỳ lợi ích tiêu dùng từ dự án hay không, điều này tạo ra lợi ích xã hội thuần của dự
án (NSBP). Có thể xem phương trình:
1
( )
n
i i
i
E dL
NSBP NBP dL
v
=
= − +


Trong đó:
dL: phần thu nhập thuần từ dự án đem tiêu dùng;
i
E
: là trọng số công bằng gắn với thu nhập của cá nhân thứ i;
Nhóm 5 – Lớp K26.TNH.DN2 19
Tiểu luận môn Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
v: là trọng số (>1) để cho giá trị xã hội thấp hơn của một đơn vị tiêu
dùng tăng thêm so sánh với một đơn vị đầu tư tăng thêm phát sinh từ dự án.
3.3.2. Đo lường chi phí tương lai
Trở lại, dự án đường cao tốc. Chi phí cuối cùng là bảo dưỡng, bao gồm vật liệu và lao
động. Đặc điểm chi phí bảo dưỡng là chính phủ chi tiêu theo dòng thời gian khai thác
đường cao tốc. Vì vậy, chúng ta cần gắn kết dòng chi phí bảo dưỡng tương lai với các
chi phí trước đó của công trình xây dựng. Để làm được điều đó, chúng ta phải tính giá
trị chiết khấu hiện tại (PDV) của những chi phí này.
1
(1 )
T
t
i
i
C
PDV
r
=
=
+

Trong đó,

C là chi phí bảo dưỡng;
r là tỉ xuất chiết khấu của dự án công;
T là thời gian khai thác của đường cao tốc.
Trong trường hợp T tiến tới vô cùng (thời gian sử dụng trên 50 năm và hơn nữa), thì
công thức trên tương đương:
C
PDV
r
=
Chi phí của dự án đường cao tốc
Chi phí
Số lượng Giá cả TC
Nhựa đường 1 triệu túi $100 /túi $100.0 triệu
Lao động 1 triệu giờ ½ $20/giờ
½ $5/giờ
$12.5 triệu
Bảo dưỡng $10 triệu/năm 7% tỉ lệ chiết khấu $143.0 triệu
Chi phí năm đầu: $112.5 triệu
Tổng chi phí : $255 triệu
Giả sử r là 7%, thì PDV của chi phí bảo dưỡng là PDV = 10 triệu đôla/0.07 = 143
triệu đôla. Như vậy tổng chi phí của dự án theo giá trị đôla hiện tại: 100 triệu đôla
nhựa đường + 12.5 triệu đôla lao động và 143 triệu đôla bảo dưỡng = 255 triệu đôla.
Nhóm 5 – Lớp K26.TNH.DN2 20
Tiểu luận môn Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
3.4. Xác định lợi ích trong các dự án công
3.4.1. Lợi ích vô hình
Để đo lường đầu ra của dự án, Mugrave (1969) phân biệt giữa giá trị hàng hoá
trung gian và giá trị hàng hoá cuối cùng. Trong trường hợp dự án thuỷ lợi, lợi ích phát
sinh như là kết quả của dự án và có thể được đo lường qua giá trị đầu tư tăng thêm do
dự án tạo ra. Khi hàng hoá nhập vào hàm thoả dụng như là hàng hoá cuối cùng, thì lợi

ích rất khó để đo lường. Ví dụ, giá trị cải thiện môi trường làm gia tăng thoả dụng từ
việc thưởng thức các quang cảnh đẹp, sẽ rất khó để định giá.
Marion Clawson (1959) đưa ra ví dụ về lợi ích phát sinh từ công viên quốc gia.
Cách tiếp cận được thực hiện trong phân tích chi phí - lợi ích là lấy chi phí đi lại của
mọi người tham quan công viên để định giá giá trị đối với họ. Xem chi phí đi lại như
là giá cả của tham quan và gắn vấn đề này với số lượt người tham quan với mức giá
đó, có thể xây dựng đường cầu công viên quốc gia. Tổng lợi ích từ công viên sẽ được
xác định bằng diện tích đưới đường cầu. Dĩ nhiên, cách tiếp cận này gây ra nhiều chỉ
trích. Chi phí đi lại được chọn có đại diện cho mức giá hay không? những người tham
quan công viên cũng nhận được thoả dụng từ chuyển đi đó (đến mức chi phí đi lại
đánh giá quá cao so với giá cả).
Trở lại ví dụ về xây dựng đường cao tốc:
- Giảm thời gian đi lại của người sản xuất và tiêu dùng 500.000 giờ/năm
- Đường đi an toàn, giảm được 5 người chết/năm
3.4.2. Xác định giá trị tiếc kiệm thời gian đi lại
Lợi ích đầu tiên đối với dự án này là cả người sản xuất và tiêu dùng đều tiết kiệm
được thời gian đi lại. Đối với người sản xuất, chúng ta có thể tính ngày giá trị tiết
kiệm thời gian đi lại. Lợi ích của người sản xuất phát sinh từ giảm chi phí cung cấp
hàng hoá, đó là chi phí vận chuyển, chi phí làm gia tăng mức cung, chi phí giảm làm
gia tăng mức cung kéo theo gia tăng tổng thặng dự xã hội. Sự gia tăng thặng dư xã hội
chính là lợi ích của xã hội phát sinh từ hạ thấp chi phí sản xuất.
Trong khi đó có nhiều giới hạn hơn để đo lường lợi ích thời gian tiết kiệm đi lại
đối với người tiêu dùng. Các nhà kinh tế có nhiều cách tiếp cận để xác định giá trị thời
gian tiết kiệm đi lại đối với người tiêu dùng.
Dựa vào thị trường để xác định giá trị thời gian: tiền lương
Nhóm 5 – Lớp K26.TNH.DN2 21
Tiểu luận môn Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
Giả sử chúng ta có thể thấy ngay đó là thời gian các cá nhận tiết kiệm do lái xe
nhanh hơn là dành cho công việc tại sở làm. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh
hoàn hảo, các cá nhân có thể kiếm được tiền lương theo giờ cho mỗi giờ tăng thêm tại

sở làm. Với giả thiết này chúng ta có thể sử dụng tiền lương của người lái xe để định
giá thời gian tiết kiệm của họ. Chi phí cơ hội là giá trị sử dụng thay thế tốt thứ nhì. Và
giá trị thay thế tốt thứ nhì trong ví dụ của chúng ta là giá trị tại sở làm. Giá trị của thời
gian làm việc trong điều kiện của thị trường hoàn hảo là tiền lương mà họ kiếm được
trong suốt giờ làm việc đó. Giả sử tiền lương trung bình của công nhân là 17 USD thì
trong ví dụ của chúng ta, lợi ích tiết kiệm thời gian đi lại là 17 USD x 500.000 giờ =
8,5 triệu USD.
Nếu tiết kiệm thời gian chỉ dành một phân cho công việc và một phần là nhàn rỗi.
Trong điều kiện thị trường lao động hoàn hảo, các cá nhận tự do lựa chọn, các cá nhân
tự do lựa chọn các giờ làm việc của mình, thì tiền lương là cách đo lường hợp lý nhất
thậm chí nếu như thời gian dành cho nhàn rỗi. Điều này bởi vì, trong mô hình cạnh
tranh, các cá nhân thiết lập giá trị thời gian nhàn rỗi thứ nhì của họ bằng với tiền
lương. Nếu như mức thoả dụng biên của thời gian nhàn rỗi cao hơn tiền lương, thì cá
nhân làm việc ít hơn và thời gian nhàn rỗi nhiều hơn. Nếu như mức thoả biên của nhàn
rỗi thấp hơn tiền lương thì các cá nhân làm việc nhiều hơn và ít nhàn rỗi hơn. Như
vậy. trong thị trường lao động hoàn hảo có sự tự do điều chỉnh giờ làm việc thì giá trị
thời gian luôn luôn là tiền lương, thậm chí thời gian dành cho hoạt động nhàn rỗi.
Cách tiếp cận trên cũng có một vài bất cập, thực tiễn các cá nhân không thể tự do
đánh đổi giữa giờ làm việc và giờ nhàn rối. Các chủ lao động có thể giới hạn thời gian
làm việc, vì sợ thanh toán tiền lương ngoài giờ cao. Có yếu tố phi tiền tệ của công
việc. Chẳng hạn, vào mùa hè tại cơ sở làm việc có máy lạnh còn ở nhà thì không. Điều
này nghĩa là tôi đánh giá thời gian làm việc cao hơn tiền lương. Vì thế, tổng giá trị bồi
thường của tôi khi làm việc cao hơn tiền lương. Giá trị nhàn rôic được thiết lập bằng
với tổng số giá trị bồi thường từ làm việc, chứ không phải là tiền lương. Như vậy, tiền
lương không phản ánh đúng giá trị của thời gian tiết kiệm.
Dựa vào khảo sát để xác định giá trị thời gian: định giá tuỳ thuộc
Chúng ta dùng phương pháp tiếp cận định giá tuỳ thuộc: phỏng vấn các cá nhân
để đánh giá một lựa chọn mà hiện tại họ chưa lựa chọn hoặc không có cơ hội để lựa
Nhóm 5 – Lớp K26.TNH.DN2 22
Tiểu luận môn Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân

chọn. Điểm tiến bộ của phương pháp này là trong một vài trường hợp, nó có tính khả
thi trong việc đánh giá giá trị hàng hoá công.
Tuy nhiên, tính chính xác của phương pháp định giá tuỳ thuộc rất nhiều vào chất
lượng câu hỏi phỏng vấn, cách trả lời của người phỏng vấn,…
Dựa vào biểu lộ sở thích để định giá thời gian
Việc sử dụng phương pháp biểu lộ sở thích thể hiện: hãy để cho hành động của
các cá nhân tiết lộ giá trị của họ. Giả sử, có những người sống ở một vùng nào đó họ
có thể dùng xe bus hoặc xe lửa để đi làm hàng ngày. Xe lửa nhanh hơn nhưng lại đắt
đỏ hơn. Bằng cách xác định số tiền mà mọi người sẵn sàng trả thêm cho việc đi xe lửa,
chuáng ta có thể suy ra số tiền mà họ sẵn sàng chi trả để giảm bớt thời gian đi lại trên
đường và do đó có thể thấy họ xác định giá trị của thời gian là bao nhiêu.
Hoặc giả sử có hai ngôi nhà giống nhau. Trong đó, một ngôi nhà gần trung tâm
thành phố, chỉ cần 5 phút là đến nơi làm việc. Nếu như các cá nhân sẵn lòng thanh
toán nhiều tiền hơn để mua ngôi nhà gần trung tâm thành phố, điều này hàm ý là họ
định giá tiết kiệm thời gian đi lại. Vì vậy, chúng ta có thể sử dụng chênh lệch giá giữa
hai ngôi nhà để định giá trị tiết kiệm 5 phút thời gian đi lại.
Trong thực tiễn phương pháp tiếp cận cũng nẩy sinh nhiều vấn đề. Nếu như hai
ngôi nhà giống nhau nhưng giá cả khác nhau là do thuộc tính hàng hoá quy định, gần
hay xa thành phố chỉ là một thuộc tính, còn nhiều yếu tố khác nữa như: An ninh,
trường học, bệnh viện,…
3.4.3. Xác định giá trị sinh mạng của con người
Con người là vô giá và do vậy rất khó để định giá giá trị cuộc sống của con
người. Điều này gây khó khăn rất nhiều cho mô hình phân tích chi phí - lợi ích. Nếu
giá trị cuộc sống là vô hạn thì bất kỳ dự án nào liên quan đến tính mạng của con người
đều không thể xác định được giá trị. Điều này dẫn đến không còn cách hợp lý nào để
đánh giá giá trị của dự án. Chẳng lẽ trong một quốc gia tất cả con đường đều được xây
dựng có bốn làn xe để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông thì cho rằng đó là
một dự án tốt.
Các nhà kinh tế cân nhắc xem xét các phương pháp phân định giá trị hữu hạn đối
với sinh mạng con người: Sử dụng tiền lương để định giá giá trị con người, định giá

tuỳ thuộc, định giá qua tiết lộ sở thích.
Nhóm 5 – Lớp K26.TNH.DN2 23
Tiểu luận môn Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
Sử dụng tiền lương để định giá giá trị con người
Mishan (1971) đưa ra cách tiếp cận xác định giá trị con người liên quan đến tổn
thất đầu ra khi con người bị mất đi. Phương pháp này cho rằng, giá trị mạng sống được
đo lường qua giá trị của dòng thu nhập tiền lương ròng trong suốt đời người của một
cá nhân. Giả sở một cá nhân chết đi do hậu quả của một dự án nào đó, thì chi phí đối
với xã hội bằng đúng hiện giá kỳ vọng của những sản phẩm mà cá nhân đó tạo ra. Vấn
đề chủ yếu của phương pháp sử dụng tiền lương để định giá giá trị con người là không
định giá thời gian dành cho nhàn rỗi. Mạng sống con người được định giá như sau:
VL =
)(
)1(
jt
ji
t
jt
rPY
−−

=

+
Trong đó:
Y
t
: Tổng thu nhập kỳ vọng năm thứ t
P
t

j
:Xác suất sự sống của cá nhân từ năm hiện tại thứ j đến năm thứ t
r : Tỷ lệ chiết khấu
Có thể sử dụng bảng thống kê bảo hiểm để ước lượng giá trị P
t
j.
Ước lượng giá trị
tổn thất liên quan đến cái chết của cá nhân có nhiều vấn đề phức tạp. Quan trọng là
ước lượng giá trị Y phản ánh sản phẩm biên của cá nhân này. Để sử dụng tiêu chí đầu
ra/ đầu người để đo lường Y có thể định giá quá mức giá trị sản phẩm biên của lao
động đến mức điều này phân phối toàn bộ đầu ra cho lao động mà không tính đến việc
sử dụng vốn. Sử dụng tiền lương để ước lượng giá trị Y có thể chấp nhận được chỉ khi
nào có sự cạnh tranh hoàn hảo và lao động toàn dụng. Hơn nữa, năng suất lao động gia
tăng theo thời gian, và vì thế để ước lượng giá trị Y cần thiết phải chú ý đến một vấn
đề khác. Chẳng hạn, đối với người phụ nữ cần tính đến các dịch vụ nội trợ.
Sử dụng các ước lượng trên không chú ý đến vấn đề là chính các cá nhân có sử
dụng một phần đầu ra mà họ tạo ra. Nếu như vậy thì ước lượng hợp lý đầu ra thuần:
VL =
)(
)1)((
jt
ji
tt
t
j
rCYP
−−

=


+−
Trong đó C
i
là tiêu dùng cá nhân suất khoảng thời gian thứ t.
Nhóm 5 – Lớp K26.TNH.DN2 24
Tiểu luận môn Tài chính công GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
Keeler (2001) tính toán, công nhân dưới 50 tuổi dành 10-20% thời gian tương lai cho
làm việc, thì giá trị mạng sống vào khoảng 5-10 lần thu nhập tương lai của họ. Sử
dụng dữ liệu lao động, tiền lương,…,Keeler tính toán nứ giới trung bình ở độ tuổi 20
có thu nhập tương lai là 487.000 USD, nhưng giá trị cuộc sống của cô ta ở mức 3,1
triệu USD. Nam giới thì có giá trị cao hơn vì thu nhập kiếm được cao hơn, trong khi
những người già yếu có giá trị thấp hơn, bởi vì họ không có khả năng tạo ra thu nhập.
Cách tiếp cận này cũng thường được sử dụng trong các phiên toà để xác định
mức bồi thường cho các tai nạn giao thông gây chết người. Tuy nhiên, theo cách tiếp
cận này có nghĩa là xã hội sẽ không chịu bất kỳ tổn thất nào nếu như những ngươi già,
người ốm đau, người tàn tật nghiêm trọng chẳng may họ bị chết, do những đối tượng
này không có khả năng tạo ra thu nhập. Vì vậy, phương pháp này ít được các nhà kinh
tế chấp nhận.
Đánh giá tuỳ thuộc vào hoàn cảnh làm thay đổi xác suất gây ra tử vong
Cách thức để thực hiện phương pháp nàt là phỏng vấn các cá nhân: sinh mạng
của họ đánh giá bao nhiêu? Rõ ràng đay là một câu hỏi khó trả lời. Vì vậy cách tiếp
cận phổ biến hơn là phỏng vấn về định giá hoàn cảnh/ tình hình làm thay đổi xác suất
gây tử vong. Chẳng hạn, phỏng vấn bạn sẽ trả bao nhiêu cho một vé máy bay với xác
suất xảy ra tai nạn là 1/500.000 so với vé máy bay có xác suất xảy ra tai nạn là
2/500.000. Hoặc là bạn sẽ trả bao nhiêu tiền cho một căn hộ trong vùng có không khí ô
nhiễm,
Biểu lộ sở thích thông qua đánh giá xác suất gây tử vong
Cách tiếp cận này đưa ra giả thiết: Ban đầu các dự án không có ảnh hưởng
lớnđến viễn cảnh cuộc sống tương lai của mỗi cá nhân. Chẳng hạn, các chương trình
nghiên cứu bệnh ung thư của chính phủ giúp bảo vệ cuộc sống, khả năng giảm tử vong

của người dân, thế nhưng không phải mọi người đều nhận thức như vậy. Chúng ta
thường có quan điểm chấp nhận sự gia tăng khả năng tử vong vì sự giới hạn số thu
nhập của mỗi người. Xét tình huống, nếu như các yếu tố không đổi, một người lái xe
hạng nhẹ có xác suất tử vong cao hơn so với một người lái xe hạng nặng. Biết là vậy,
nhưng người lái xe hạng nhẹ đành phải chấp nhận rủi ro tử vong cao khi họ lái xe trên
đường vì họ chỉ đủ tiền để mua xe tải nhẹ.
Nhóm 5 – Lớp K26.TNH.DN2 25

×