Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Công bằng xã hội và các thước đo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105 KB, 3 trang )

Công bằng xã hội và các thước đo
Khác với khái niệm tăng trưởng kinh tế trong kinh tế học ở chỗ
mang tính thực chứng, là cái có thể xác định bằng con số, khái niệm công
bằng xã hội mang tính chuẩn tắc, nghĩa là tuỳ thuộc nhiều vào quan điểm
của con người. Định nghĩa về công bằng xã hội chính vì thế mà chỉ mang
tính tương đối.
Nội dung cơ bản nhất của công bằng xã hội là xử lý hợp lý nhất quan hệ
giữa quyền lợi và nghĩa vụ trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Để phản
ánh được nội dung cơ bản này, các nhà kinh tế hiện nay thường sử dụng
hai khái niệm về cân bằng:
1. Công bằng theo chiều ngang: đối xử như nhau với người có đóng
góp như nhau
2. Công bằng theo chiều dọc: đối xử khác nhau với người có khác
biệt bẩm sinh hoặc có điều kiện xã hội khác nhau (do khả năng và
kĩ năng lao động khác nhau, cường độ làm việc khác nhau, sự khác
nhau về nghề nghiệp, sự khác nhau về giáo dục đào tạo, thừa kế
và chiếm hữu tài sản khác nhau, gánh chịu rủi ro khác nhau.)
Để khảo sát vấn đề công bằng xã hội, người ta sử dụng các thước đo
sau:
Phân phối thu nhập theo đầu người hoặc các nhóm dân cư: tính
phân phối thu nhập cho từng cá nhân hoặc hộ gia đình nhận được trong
một thời gian nhất định, không quan tâm đến nguồn mang lại thu nhập và
môi trường sống của dân cư, mà chia đều thu nhập cho mọi thành phần
dân cư. Phương pháp tính là người ta chia dân số thành 5 nhóm người,
mỗi nhóm có 20% dân số, sau đó xếp theo thứ tự từ thấp đến cao về thu
nhập. Qua đó, có thể thấy mức độ công bằng xã hội thông qua việc so
sánh nhóm giàu nhát và nhóm nghèo nhất.
Đường cong Lorentz: mô tả chênh lệch trong phân phối thu nhập, được
biểu thị bằng một hình vuông mà cạnh đáy biểu thị phần trăm cộng đồn
số ngươờ được nhận thu nhập và cạnh bên biểu thị phần trăm cộng dồn
tổng thu nhập được phân phối. Đường chéo của hình này biểu thị mức dộ


bình đẳng tuyệt dối trong phân phối thu nhập, vì mọi điểm nằm trên
đường chéo phản ánh các mức phân bổ đồng đều giữa phần trăm dân số
cộng dồn và phần trăm tổng thu nhập cộng dồn. Đường cong Lorenz
càng gần đường bình đẳng tuyệt đối, phân phối càng công bằng.
Hệ số Gini cũng là thước đo phổ biến để xác định mức bất bình đẳng
trong phân phối thu nhập, hệ số Gini được đưa ra nhằm lượng hoá
đường cong Lorenz. Nó được tính bằng cách chia diện tích nằm giữa
đường chéo và đường cong Lorenz với toàn bộ diện tích nằm dưới
đường chéo, có nghĩa là G = A/(A+B). Hệ số G càng cao, mức bất bình
đẳng trong phân phối thu nhập càng lớn. Dựa vào những số liệu thu thập
được, ngân hàng thế giới WB nhận thấy rằng , mức biến động của hệ số
G đối với những nước có thu nhập thấp: từ 0.3-0.5, thu nhập trung bình
0.4-0.6, thu nhập cao 0.2-0.4. Từ đó WB đưa ra nhận xét, hệ số G tốt
nhất thường xoay quanh 0.3
Chỉ số nghèo khổ: tỉ lệ phần trăm giữa số dân sống dưới mức tối thiểu
với tổng số dân. Để xác định mức nghèo khổ, người ta phải đưa ra chuẩn
nghèo, hiện nay còn tồn tại nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau về đói
nghèo.
Các nhà khoa học Việt Nam thống nhất với nhau một số khái niệm được
đưa ra trong “Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo giai
đoạn 1998-2000” như sau. Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ
có điều kiện thoả mãn một phần nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống
và có mức sống thấp hơn mức trung bình của cộng đồng xét trên mọi
phương diện. Nghèo tuyệt đối: tình trạng một bộ phận dân cư không có
khả năng thoả mãn nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở, nhu cầu sinh hoạt
hàng ngày gồm văn hoá, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp. Nghèo tương
đối: tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn các nhu
cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống. Đói: tình trạng một bộ phận dân cư
nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu va thu nhập không đủ đảm bảo
nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống, những hộ dân cư hàng năm

thiếu ăn, đứt bữa từ một đến hai tháng, thường vay mượn của cộng đồng
và thiếu khả năng chi trả.
WB đưa ra chuẩn nghèo dưới là 1USD/người/ngày với các nước có thu
nhập trung bình lớp dưới. Đối với các nước có thu nhập cao hì chuẩn
nghèo được xác định là 14 USD /người/ ngày (1993). Tình trạng nghèo
khổ không chỉ tồn tại ở các nước đang phát triển, mà còn tương đối phổ
biến ở các nước phát triển. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một đất
nước có thu nhập bình quân đầu người cao như Mĩ, cũng là nước có tỷ lệ
người sống dưới mức nghèo khổ cao nhất trong các nước phát triển:
16.5%. Sự nghèo khổ trong một xã hội không chỉ là hậu quả của mức thu
nhập thấp mà là hệ quả của cả sự phân phối thu nhập bất công trong xã
hội.
Theo công văn số 59/LĐ-TBXH của bộ lao động thương binh xã hội ngày
5/1/1996, nghèo đói ở Việt Nam chia làm 3 mức sau:
Nghèo đói tuyệt đối : người không có khả năng thoả mãn các nhu cầu
tối thiểu để duy trì cuộc sống, mức thu nhập giới hạn là 15 kg gạo/ tháng,
hay 45 000 đ/ tháng ở nông thôn, 53000 đ/ tháng ở thành thị.
Thiếu đói , thu nhập dưới 12kg gạo/ tháng, dưới 36000đ/ tháng ở nông
thôn và 42000đ/tháng ở thành thị.
Đói gay gắt : thu nhập dưới 8kg gạo/ tháng , dưới 24000/tháng ở nông
thôn và 28000đ/tháng ở thành thị
Mức độ thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người: Thước đo này
đựoc coi là một chỉ số đánh giá trình độ phát triển của một nước ở một
thời kì nhất đinh. Những nhu cầu cơ bản này bao gồm mức min dinh
dưỡng, sức khoẻ, mặc, ở và các khả năng đảm bảo sự phát triển cá
nhân. Dù có những quan điểm khác nhau về các nhu cầu cơ bản, nhưng
nhìn chung là có thể đo được các nhu cầu này. Một xã hội không được
coi là công bằng khi đại đa số dân cư không được thoả mãn các nhu cầu
cơ bản bất luận GNP/người cao hay thấp.
Chỉ số phát triển con người (HDI). Phấn đấu đến năm 2010 cần giảm tỉ

lệ tăng dân số xuống còn 1.1% xoá hộ đói và về cơ bản không còn hộ
nghèo, giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5% và nâng tỉ lệ sử
dụng quỹ thời gian lao động nông thôn lên 80-85%, nâng tỷ lệ người lao
động được đào tạo nghề lên khoảng 40%, tăng tuổi thọ trung bình từ 68
tuổi đến 71 tuổi, phô cập trung học cơ sở cả nước.
Chỉ số phát triển xã hội tổng hợp do Liên hợp quốc nêu ra. Bao gồm
73 chỉ tiêu kinh tế, chính trị, xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế rất ít nước có
thể thoả mãn các chỉ tiêu này. Vì vậy, đối với các nước đang phát triển,
dù tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng không phải bao giờ cũng đạt
được chỉ số phát triển xã hội cao. Việc đưa vào chỉ số phát triển xã hội
tổng hợp quá nhiều chỉ số đã gây ra khó khăn trong tính toán đặc biệt là
ở các nước đang phát triển.
Chỉ số chất lượng vật chất cuộc sống: được tính toán dựa trên 3 tiêu
chí cơ bản là: tuổi thọ, tỉ lệ tử trẻ sơ sinh, tỉ lệ xoá nạn mù chữ. Chỉ số
này đã phản ánh những khía cạnh cơ bản của sự phát triển xã hội và
gián tiếp nói lên mức độ công bằng xã hội của một nước.

×