Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

những biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty tnhh hưng hà trong thời gian tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.22 KB, 16 trang )

những biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công
ty tnhh hưng hà trong thời gian tới
I. Mục tiêu của việc nâng cao hiệu quảvà phương hướng nâng cao
hiệu quả kinh doanh
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt ở cả trong nước và nước ngoài như
hiện hay, để đứng vững và phát triển mỗi doanh nghiệp phải tự tìm cho mình
một hướng đi phù hợp trong từng giai đoạn, trên cơ sở thực tế của từng đơn vị
của đất nước, của điều kiện và môi trường quốc tế. Với chiến lược đúng đắn
bản thân các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình những mục tiêu, kế hoạch
và biện pháp cụ thể mang tính khả thi đảm bảo mang lại hiệu quả kinh doanh
cao và đạt được những thắng lợi trong cạnh tranh.
1. Mục tiêu và kế hoạch của Công ty trong thời gian tới
Công ty TNHH Hưng Hà là một đơn vị sản xuất kinh doanh do đó Công ty
hoạt động luân hướng tới lợi nhuận. Muốn vậy Công ty phải quan tâm đến
điều hoà vốn và thời gia hoàn vốn, từ đó xác định được doanh số bán hàng,
thời gian cho lãi và các nhân tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng tới lợi
nhuận. Để mục tiêu của Công ty đạt hiệu quả cao nhất trên cơ sở vật chất kỹ
thuật, công nghệ, tiền vốn, vật tư lao động của mình cần phải xác định phương
hướng và biện pháp đầu tư, biện pháp sử dụng điều kiện sẵn có làm sao có hiệu
quả tối ưu nhất.
1.1. Mục tiêu
a. Mục tiêu chung: trong quá trình hoạt động Công ty đã xây dựng cho
mình những mục tiêu chiến lược cụ thể:
- Tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng thu cho ngân
sách. ổn định và nâng cao mức sống cho người lao động.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất lao động, bảm bảo
nâng cao hiệu quả kinh doanh.
-Nâng cao chất lượng sản phẩm thoả mãn khách hàng nhằm tiêu thụ
mạnh sản phẩm, chú trọng hơn về khâu marketing nâng cao chất lượng sản
phẩm.
- Nâng cao sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường để từng bước tiến tới


hội nhập kinh tế thế giới.
b. Mục tiêu cụ thể:
Năm 2004 và những năm tiếp theo Công ty tiếp tục đẩy mạnh sản xuất
kinh doanh. Quyết tâm phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch do UBND
Thành phố, Sở Công Nghiệp Hà Nội giao cho và cụ thể mục tiêu năm 2004 của
Công ty đề ra là:
- Giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu tăng trưởng 12% so với năm
2003.
- Nộp ngân sách tăng 10 - 15% so với cùng kỳ.
- Đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động.
- Cố gắng nâng mức thu nhập bình quân trên 800.000 đ/người/ tháng.
1.2. Kế hoạch sản xuất năm 2004
Kế hoạch sản xuất năm 2004 của Công ty được thể hiện ở biểu sau:
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2004
Tổng Doanh thu

Nghìn đồng 2.650.000
Lợi nhuận Nghìn đồng 250.000
2. Đinh hướng phát triển của Công ty
2.1. Định hướng phát triển thị trường tiêu thụ
Trên cơ sở mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước mà Đảng và chính phủ
đề ra trong 5 năm 2000 - 2004
- Căn cứ vào định hướng phát triển của ngành và thực tiễn phát triển 20
năm của Công ty.
Công ty có kế hoạch củng cố và mở rộng thị trường như sau:
+ Tập trung chỉ đạo và đầu tư cho công tác thị trường Hà Nội là khu vực
có sức tiêu thụ cao và Công ty rất có khả năng phát triển trước mắt và lâu dài.
Mục tiêu những năm tới thị trường Hà Nội chiếm tỷ lệ % lớn khoảng 60%
tổng doanh thu của Công ty
+ Đầu tư mở rông thị trường phía Bắc, Công ty dự định đến năm 2004

khu vực thị trường này sẽ chiếm 30% thị trường xuất khẩu.
+ Thị trường Thành phố Hồ Chí Minh dự định đến năm 2004 chiếm
khoảng 10% doanh thu của Công ty.
2.2. Định hướng phát triển sản phẩm
Sản phẩm luôn là nhân tố có ảnh hưởng lón dẫn tới chiến thắng trong
cuộc cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đặc biệt với sản phẩm nhựa người
tiêu dùng luân đòi hỏi phải có những sản phẩm không chỉ có chất lượng cao
mà còn phải có mẫu mã phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Nắm được điều
đó Công ty đã xác định các mục tiêu về chính sách sản phẩm của mình như sau:
- Mặt hàng đồ nhựa gia dụng là mặt hàng chiến lược nó sẽ đóng vai trò
chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Cải tiến mẫu mã, tăng cường chất lượng là một giải pháp mang tính
sống còn để tồn tại và phát triển.
- Trên các thị trường khác nhau, Công ty sẽ tập trung tiêu thụ các mặt
hàng khác nhau, có lượng tiêu thụ ổn định và các mặt hàng có nhu cầu lớn
nhằm khai thác triệt để tiềm năng của thị trường.
....
II. NHỮNG BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÔNG TY
Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân tạo nên những thuận lợi, khó
khăn và những tồn tại. Từ đó có những biện pháp hạn chế những tồn tại, tháo
gỡ khó khăn, khai thác triệt để các thuận lợi. Có thể đưa ra một số giải pháp,
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH
Hưng Hà.
1. Thành lập bộ phận marketing, đẩy mạnh công tác nghiên cứu
thị trường
Kinh tế thị trường càng phát triển thì hoạt động marketing càng giữ vai
trò quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp trên thị trường. Do đó việc nâng cao hiệu quả hoạt
động marketing và nghiên cứu thị trường là mục tiêu mà các doanh nghiệp

hướng tới. Hiệu quả của công tác này được nâng cao có nghĩa là Công ty càng
mở rộng được nhiều thị trường, sản phẩm tiêu thụ nhiều góp phần năng cao
hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Do tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường nên trong giai đoạn
hiện nay cũng như những năm sau Công ty phải xây dựng cho mình một chiến
lược cụ thể về việc nghiên cứu thị trường.
Hiện nay, Công ty chưa có một phòng riêng biệt nào đứng ra đảm trách,
về công tác marketing.Các hoạt động marketing của Công ty chủ yếu do việc
phối hợp giữa phòng kế hoạch - Kinh doanh - Xuất nhập khẩu cùng với ban
giám đốc xúc tiến và đảm nhiệm. Công tác nghiên cứu thị trường còn manh
mún, chưa mang tính chất hệ thống. Chính vì vậy biện pháp thành lập và đẩy
mạnh công tác nghiên cứu thị trường là vấn đề cấp thiết. Biện pháp này có ý
nghĩa quan trọng để tăng cường công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh của
Công ty.
Đối với biện pháp này Công ty phải thực hiện theo các bước sau: Trước
tiên là phải thành lập phòng marketing sau đó xây dựng các chiến lược nghiên
cứu thị trường:
1.1. Thành lập phòng marketing
Để công tác nghiên cứu thị trường được tổ chức có hẹ thống, có hiệu quả
thì Công ty phải thành lập phòng marketing. Ta có thể thiết lập mô hình phòng
marketing với sơ đồ như sau:
Sơ đồ 2: Phòng marketing trong tương lai
Việc tổ chức phòng marketing theo sơ đồ này có ưu điểm đơn giản về
mặt hành chính. Với mỗi mảng của marketing đều có chuyên gia phụ trách,
song để hoạt động marketing thực sự mang lại hiệu quả thì cần phải có sự
phối hợp chặt chẽ giữa những người phụ trách các mảng khác nhau, đòi hỏi
mỗi người phải nắm được nhiệm vụ riêng của mình và nhiệm vụ chung của
toàn phòng. Chính vì vậy nhân viên phải là người có trình độ, hiểu biết về
nghiên cứu thị trường, có kinh nghiệm. Phòng marketing có nhiệm vụ thu thập
và điều tra các thông tin về thị trường, các đối thủ cạnh tranh,...

1.2. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường
Sau khi thành lập phòng Marketing Công ty phải xây dựng một hệ thống
nghiên cứu thị trường hoàn chỉnh.
- Xác định nguồn thông tin mục tiêu xây dựng hệ thống thu thập thông
tin đầy đủ về thị trường như các mặt:
+ Môi trường pháp luật các nước, chính sách ưu đãi của các nước phát
triển dành cho các nước đang phát triển, tâm lý và tập quán tiêu dùng ở các
vùng khác nhau.
+ Thông tin về các hãng kinh doanh trên thế giới, các mối quan tâm và
chiến lược kinh doanh trong những năm tới và các vấn đề khác như tỷ giá,
hoạt động của các ngân hàng,...
Trưởng phòng
Marketing
Nhân viên
nghiên cứu
thị trường
Nhân viên
N/c phân
phối
Nhân viên
N/c giá cả
Nhân viên
nghiên
cứu sản
+ Có đội ngũ cán bộ giỏi làm công tác nghiên cứu, phân tích thị trường.
Qua đó cácnhân viên thu thập thông tin, phân tích đánh giá các loại nhu cầu
sản phẩm, thị hiếu từng khu vực.
Sau khi nghiên cứu thị trường, phân tích đánh giá nhu cầu sản phẩm
trên thị trường. Công ty áp dụng vào sản xuất thử, bán thử trên thị trường kèm
theo các giải pháp trợ giúp như khuyến mại, quảng cáo, xúc tiến bán hàng,...

Qua đó Công ty tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động nghiên cứu thị trường
thông qua khả năng thâm nhập đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng của các loại
sản phẩm mới hay của kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Công ty nên lập dự toán số đơn hàng mà Công ty có quan hệ lâu dài với
các Công ty và khách hàng vãng lai để chủ động sản xuất. Nếu khắc phục được
tình trạng này sẽ giúp Công ty ổn định được quá trình sản xuất kinh doanh.
Muốn làm được như vậy Công ty phải tăng cường thiết kế mẫu mã đổi mới
công nghệ nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Mặc dù hiện nay đã có quan hệ với nhiều người nhưng mối quan hệ này
chưa rông và chặt chẽ. Tương lai muốn mở rộng thị trường, quan hệ chặt chẽ
với các đối tác cần phải thực hiện các biện pháp sau:
+ Áp dụng mọi biện pháp giữ vững thị trường và khách hàng quan trọng
khách hàng lớn, các đầu mối trung chuyển hàng hoá. Nghiên cứu để hình
thành nên các cam kết với khách hàng có quan hệ thường xuyên nhằm đảm
bảo hai bên phát triển cùng có lợi.
- Tham gia hội chợ triển lãm chuyên ngành, qua đây tiếp xúc với khách
hàng tiềm năng và nhu cầu khách hàng. Đồng thời đây là cơ hội để khách hàng
hiểu biết hơn nữa về sản phẩm của công ty, từ đó gợi mở nhu cầu, biến nhu
cầu thành sức mua thực tế.
- Hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường, phải thể hiện được thông
qua các chỉ tiêu phát triển của công ty, để hoàn thiện công tác nghiên cứu thị
trường công ty phải đưa các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá hiệu quả công tác
nghiên cứu thị trường như:
- Tốc độ tăng doanh thu là bao nhiêu?
- Tốc độ tăng lợi nhuận là bao nhiêu?
- Tỷ trọng các loại thị trường: thị trường trọng điểm, thị trường bổ
sung.

×