Một số lý luận cơ bản về đa dạng hoá sản phẩm trong doanh
nghiệp.
I. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, HÌNH THỨC CỦA ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM
1. Khái niệm đa dạng hoá sản phẩm
Trong nền kinh tế thị trường số lượng, chủng loại sản phẩm, hàng hoá dịch
vụ hết sức đa dạng, phong phú nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu
dùng. Một doanh nghiệp chỉ có thể được coi là làm ăn có hiệu quả khi các sản
phẩm cuả doanh nghiệp được tiêu thụ với mức giá thị trường và số lượng theo
khả năng đáp ứng nhất. Muốn vậy doanh nghiệp phải gắn được sản phẩm của
mình với người tiêu dùng, tức là phải xác định được một danh mục và cơ cấu
sản phẩm có hiệu quả nhất. Tuy nhiên tính hiệu quả của cơ cấu và danh mục sản
phẩm lại phụ thuộc vào những điều kiện khách quan, chủ quan nhất định. Khi
các điều kiện đó thay đổi thì cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp cũng phải thay
đổi theo để thích ứng với điều kiện mới. Chính vì vậy cơ cấu cảu sản phẩm của
doanh nghiệp luôn là một cơ cấu động.
Nếu cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp thay đổi theo hướng thu hẹp lại,
đảm bảo sự tập trung cao hơn về sản xuất thì doanh nghiệp phát triển theo
hướng chuyên môn hoá. Ngược lại cơ cấu sản phẩm đựơc mở rộng, danh mục
sản phẩm được tăng thêm thì có nghĩa doanh nghiệp phát triển theo hướng đa
dạng hoá sản phẩm.
Vậy đa dạng hoá sản phẩm là gì?
Có nhiều định nghĩa về đa dạng hoá sản phẩm như:
"Đa dạng hoá sản phẩm là một chiến lược nhằm giảm bớt rủi ro bằng cách
góp chung rủi ro của nhiều loại tài sản có mức lợi tức của từng loại khác nhau ".
"Đa dạng hoá sản phẩm là quá trình mở rộng một cách hợp lý danh mục
sản phẩm, cơ cấu sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường và xã hội,
phù hợp với điều kiện của môi trường, doanh nghiệp nhằm tạo ra cơ cấu, danh
mục sản phẩm hợp lý và có hiệu quả của doanh nghiệp".
Vậy bản chất của đa dạng hoá sản phẩm là quá trình mở rộng hợp lý danh
mục và cơ cấu sản phẩm nhằm tạo nên cơ cấu sản phẩm có hiệu quả của doanh
nghiệp công nghiệp.
2.Nội dung của đa dạng hoá sản phẩm.
Tùy theo từng giai đoạn phát triển và các yêu cầu từ phía thị trường, môi
trường kinh doanh ... mỗi doanh nghiệp có các chiều hướng đa dạng hoá khác
1 1
nhau. Trên thực tế các doanh nghiệp thường tiến hành các hướng đa dạng hoá
sau:
a. Đa dạng hoá mở rộng.
Theo xu hướng này doanh nghiệp tiến hành đa dạng hoá dựa trên việc kết
hợp các yếu tố:
Đa dạng hoá sản phẩm trên nền chuyên môn hoá.
- Đa dạng hoá sản phẩm dựa trên cơ sở kết hợp sản phẩm chuyên môn
hoá và mở rộng chủng loại sản phẩm cùng công nghệ .
-Đa dạng hoá sản phẩm dựa trên cơ sở tận dụng khả năng thừa của máy
móc công nghệ và nguyên vật liệu chính.
b. Đa dạng hoá thu hẹp.
- Đa dạng hoá sản phẩm bằng cách thu hẹp sản phẩm chuyên môn hoá, mở
rộng sản phẩm có thể sử dụng cơ sở vật chất có sẵn.
-Khép kín dây chuyền sản xuất, tận dụng tối đa mọi nguồn lực cho sản
phẩm chuyên môn .
- Thu hẹp sản phẩm chuyên môn hoá, chuyển hướng sản xuất.
c. Đa dạng hoá thực sự:
- Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sang lĩnh vực mới không có mối liên hệ
nào về công nghệ hoặc thương mại với các hoạt động hiện có của doanh nghiệp.
Biểu 1: Các xu hướng đa dạng hoá sản phẩm (trang bên)
3. Hình thức đa dạng hoá sản phẩm .
Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm của doanh nghiệp được biểu hiện dưới
nhiều hình thức khác nhau. Các hình thức của đa dạng hoá sản phẩm thường có
sự đan xen trong cách thể hiện. Có một số hình thức đa dạng hoá sau:
a. Chiến lược đa dạng hoá đồng tâm.
- Là việc mở rộng danh mục sản phẩm từ sản phẩm truyền thống nhằm
đáp ứng các nhu cầu thị trường thường xuyên biến động. Trong sản xuất kinh
doanh công nghiệp hình thức đa dạng hoá đồng tâm thường được diễn ra theo
hai hướng.
* Đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở sản phẩm gốc chuyên môn hoá.
Đây là hình thức đa dạng hoá đã phát triển từ lâu và đem lại hiệu quả cao.
Thông thường khi doanh nghiệp càng mở rộng đa dạng hoá thì trình độ
2 2
Biểu 1: Các xu hướng đa dạng hoá sản phẩm
Xu hướng Ví dụ Nội dung Nguyên nhân Công việc đã giải quyết
1. Đa dạng hoá sản phẩm
trên nền CMH
Công ty dệt Vĩnh Phú Tăng thêm kiểu cách, mẫu mã
và hình thức nội dung của sản
phẩm
Sản phẩm gốc bị mất thị
trường do mẫu mã đơn điệu
Điều tra thị trường, nâng cấp
và đầu tư thiết bị , thiết kế
sản phẩm mới.
2.Kết hợp sản phẩm CMH và
mở rộng sản phẩm cùng
công nghệ
Công ty sứ Hải
Dương
Hoàn thiện và nâng cao chất
lượng sứ dân dụng, phát triển
sứ điện, sứ mỹ nghệ.
Sản phẩm gốc bị mất thị
trường và kém sức cạnh
tranh do mẫu mã và chất
lượng kém
Điều tra thị trường, thiết kế
sản phẩm, tạo ra sức cạnh
tranh về chất lượng
3.Tận dụng khả năng sản
xuất thừa
Công ty động cơ Nam
Định
Làm dịch vụ cơ khí, điện dân
dụng và công nghiệp
Sản phẩm gốc bị mất thị
trường do nhu cầu về sản
phẩm giảm
Phát huy khả năng lao động
và công suất thiết bị
4.Thu hẹp sản phẩm CMH.
Mở rộng sản phẩm sử dụng
cơ sở vật chất hiện có
Công ty xe đạp Xuân
Hoà
- Giảm số lượng sản xuất xe đạp
- Xản xuất sản phẩm trang thiết
bị nội thất bằng kim loại (bàn
ghế...)
Sản phẩm gốc bị mất thị
trường do nhu cầu về sản
phẩm giảm
Điều ra thị trường thiết kế
sản phẩm mới
5.Khép kín cơ sở vật chất
hiện có
Dệt kim Hà Nội Huy động hết công suất, sản
xuất sợi, quần áo dệt kim
Sản phẩm có uy tín trên thị
trường và tiềm lực đầu tư
Đầu tư xây dựng dây chuyền
sản xuất mới
6. Thu hẹp sản xuất chuyên
môn
Công ty chế biến lâm
sản Hải Dương
Từ bánh mỳ, mỳ sợi- sản xuất
nghiền ớt, tỏi, bánh kẹo, sản
xuất bia.
Sản phẩm gốc bị mất thị
trường
Đầu tư xây dựng bộ phận sản
xuất mới
7. Kinh doanh tổng hợp Nhiều doanh nghiệp Tranh thủ mọi cơ hội trong kinh Để hỗ trợ lẫn nhau sản xuất Làm tất cả những gì có thể
3 3
doanh các sản phẩm làm
4 4
CMH sẽ giảm sút. Tuy nhiên trong hình thức này đa dạng hoá và trình độ chuyên
môn hoá lại có mối quan hệ rất biện chứng bơỉ các lý do sau:
- Thứ nhất: là bản thân sản phẩm CMH của doanh nghiệp cũng phải được
hoàn thiện cải tiến về hình thức và nội dung, tăng thêm về kiểu cách mẫu mã để
đáp ứng yêu cầu thị trường hết sức đa dạng. Đó là một trong những điều kiện
quan trọng đảm bảo cho doanh nghiệp có sức cạnh tranh giữ và mở rộng thị
phần. Vì vậy sản phẩm CMH của doanh nghiệp được đánh theo hình thức biến
đổi chủng loại
- Thứ hai: Tại một số doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ CMH thường
không sử dụng hết các nguồn lực sẵn có. Vì vậy trong khi nâng cao một cách hợp
lý trình độ chuyên môn hoá theo phương hướng phát triển chỉ đạo của doanh
nghiệp thì doanh nghiệp vẫn cần mở rộng danh mục sản phẩm để tận dụng
năng lực sản xuất của nhà máy thiết bị, tận dụng nguyên vật liệu thừa... nhằm
đáp ứng các nhu cầu khác của thị trường. Theo lý do này, đa dạng hoá sản
phẩm chính là doanh nghiệp tạo ra "tuyến sản phẩm " hỗ trợ quan trọng cho
việc phát triển CMH.
- Thứ ba: Mặc dù có nhiều hình thức đa dạng hoá sản phẩm nhưng nếu
như đa dạng hoá sản phẩm được dựa trên cơ sở nền tảng là các điều kiện vật
chất kỹ thuật của CMH ban đầu thì việc đa dạng hoá sản phẩm sẽ giảm bớt nhu
cầu đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm hạn chế rủi ro. Hiệu
quả sản xuất kinh doanh cao hay thấp chính là yếu tố quyết định việc có nên đa
dạng hoá sản phẩm dựa trên chuyên môn hoá.
Như vậy CMH sản xuất luôn phải được coi là nhiệm vụ trung tâm và là
phương hướng chủ đạo trong phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu
như quan niệm cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp là cơ cấu động phải thường
xuyên hoàn thiện đổi mới đảm bảo cho các doanh nghiệp thích ứng với sự vận
động của môi trường kinh doanh thì bản thân sản phẩm CMH của doanh nghiệp
cũng phải được đa dạng hoá và được đa dạng hoá sản phẩm của doanh nghiệp
chính là một giải pháp mang tính chiến lược lâu dài. Để đảm bảo sản xuất kinh
doanh có hiệu quả và ổn định cần có một chiến lược CMH và đa dạng hoá hợp
lý trong doanh nghiệp.
* Phát triển đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở các sản phẩm đa dạng hoá
được sử dụng trên kỹ thuật công nghệ và các yếu tố hiện có của doanh nghiệp.
Áp dụng hình thức này, doanh nghiệp vừa vận dụng được lợi thế về nguồn
lực sẵn có của mình như kỹ thuật công nghệ, máy móc thiết bị, lao động nguồn
5 5
nguyên liệu... để có thể sản xuất thêm và đưa ra thị trường được những sản
phẩm có chất lượng cao, hình thức đẹp phù hợp với nhu cầu của người tiêu
dùng.
* Đa dạng hoá đồng tâm thường được sử dụng theo các hình thức cụ thể
là:
- Đa dạng hoá sản phẩm từ sản phẩm CMH
- Đa dạng hoá sản phẩm từ việc hoàn thiện phục vụ trong quá trình tiêu
thụ.
- Đa dạng hoá sản phẩm hoàn thiện tốt hơn, đầy đủ hơn, triệt để hơn các
yếu tố của quá trình sản xuất.
- Đa dạng hoá sản phẩm từ hướng cải tiến hợc đổi mới một bộ phận, hoặc
một số chi tiết của sản phẩm CMH.
- Đa dạng hoá sản phẩm nhằm vào sự thay đổi của nhu cầu thị trường
hoặc đi sâu vào các thị trường ngách.
b. Đa dạng hoá kết khối.
Là hình thức đa dạng hoá mà trong một doanh nghiệp tập hợp nhiều loại
hình thức sản xuất kinh doanh thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Biểu 2: Phân loại các hình thức đa dạng hoá sản phẩm (trang bên)
4.Sự cần thiết khách quan của đa dạng hoá sản phẩm .
Hoạt động trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp thường hướng tới 2
mục tiêu cơ bản là:
- Tạo ra hàng hoá và dịch vụ với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp phù hợp với
nhu cầu của người tiêu dùng.
- Đạt được lợi nhuận tối đa sau mỗi kỳ kinh doanh trên cơ sở nâng cao
hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cũng thấy rõ rằng, sản phẩm của doanh nghiệp càng có chất lượng cao,
mẫu mã phong phú thì càng tiêu thụ được nhiều, doanh thu càng lớn, lợi nhuận
càng cao. Muốn thế thì tất yếu doanh nghiệp phải xác định cho mình được một
cơ cấu sản phẩm hợp lý, phải thực hiện đa dạng hoá sản phẩm cho phù hợp với
thị yếu của thị trường và xã hội, phù hợp với điều kiện của môi trường doanh
nghiệp (cơ hội, biến động của giá cả, thu nhập tính cạnh tranh, luật pháp). Nói
cách khác, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm tự bản thân doanh nghiệp đã tạo
cho mình khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Ngày nay, đa dạng hoá sản phẩm đã trở thành xu hướng khách quan
không chỉ ở nước ta mà còn ở nhhiều nước trên thế giới. Từ các tổ chức kinh tế
6 6