Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC CHƯƠNG DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.18 KB, 27 trang )

THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC CHƯƠNG DƯƠNG
I. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NHCT KHU VỰC
CHƯƠNG DƯƠNG
1. Một số nét về Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương
Nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội, Gia lâm là một huyện mạnh về kinh tế
có nhiều nghành nghề phát triển, một số nghành và sản phẩm đã có chỗ
đứng trên thị trường Việt Nam và một số thị trường nước ngoài như:
nghành gốm sứ bát tràng, Công ty gạch Thạch bàn, Công ty Kim Khí Thăng
Long, Công ty may Đức Giang…Dựa vào lợi thế trên, Chi nhánh NHCT Khu
Vực Chương Dương đã tìm mọi biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của
ngân hàng mình và đã đạt được nhiều thành tích đáng khen ngợi, từ đó
khẳng định được vị trí cũng như vai trò của mình trong quá trình phát triển
kinh tế huyện Gia lâm nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung.
Chi nhánh NHCT Khu Vực Chương Dương được thành lập từ tháng
8/1988, ban đầu là Chi nhánh của NHNN Việt Nam (đơn vị hạch toán trực
thuộc NHTW) với cái tên là NH Nhà nước huyện Gia lâm. Đến năm 1988, NH
Nhà nước tách ra thành các ngân hàng thương mại quốc doang, Ngân hàng
Nhà nước huyện Gia lâm lúc này đã chuyển về phụ thuộc NHCT Việt Nam và
tuân theo chế độ hạch toán báo sổ. Nhưng năm 1989, 1990 NHCT tiến hành
hạch toán tại đơn vị, các Chi nhánh của nó hoạt động độc lập tương đối. Với
phương châm chiến lược “ổn định, an toàn, hiệu quả”, đây không chỉ là mục
tiêu xuyên suốt của Chi nhánh NHCT Chương Dương mà còn là mục tiêu của
toàn hệ thống NHCT. Nhờ sự kiên trì theo đuổi mục tiêu đó, chủ động mở rộng
mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các mặt kinh doanh, dịch vụ ngoại tệ ngân
hàng, thường xuyên tăng cường cả nguồn vốn và sử dụng vốn, thay đổi cơ cấu
đầu tư phục vụ phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Đến nay, Chi
nhánh Chương Dương cũng đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh
tế. Đứng vững và phát triển trong cơ chế mới.
2 - Khái quát tình hình hoạt động của Chi nhánh NHCT Khu Vực
Chương Dương


2.1. Cơ cấu tổ chức
Bộ máy tổ chức điều hành của NHCT Chương Dương được cụ thể hoá
trong quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị do hội đồng quản trị của NHCT
TW phê chuẩn. Khi mới thành lập, Chi nhánh gồm 5 phòng ban với 89 cán bộ
công nhân viên.
Đến tháng 7/1993 thành lập Phòng Kiểm soát và Phòng giao dịch Yên
Viên.
Đến tháng 1/1994 thành lập Phòng giao dịch Sài Đồng.
Đến tháng 1/1995 thành lập Phòng kinh doanh ngoại tệ, Phòng giao
dịch Đông Anh, nay đã nâng cấp thành Chi nhánh trực thuộc NHCT Việt Nam
từ tháng 1/1997.
Hiện nay, Chi nhánh có khoảng trên 200 cán bộ công nhân viên với bộ
máy tổ chức như sau:
Phòng kinh đoanh nội tệ
Phòng tổ chức hành chính
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng tiền
tệ kho quỹ
Phòng TC
h nhà
chính
Phòng
nguồn vốn
Phòng
kinh
doanh
Phòng kế
toán
Ban giám đốc
Phòng tiền tệ kho quỹ

Chi nhánh NHCT khu vực
Yên Viên
Phòng nguồn vốn
Phòng kinh doanh ngoại tệ
Chi nhánh NHCT khu vực S i à Đồng
Phòng kiểm soát
Phòng kế toán t i chínhà
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT
Chương Dương trong thời gian qua (1999-2001)
2.2.1. Công tác huy động vốn
Chi nhánh NHCT Chương Dương đã luôn chú trọng công tác huy động
vốn bởi có nguồn vốn ổn định, mạnh mẽ sẽ giúp Chi nhánh chủ động trong kinh
doanh. Với chính sách lãi suất, thời hạn linh hoạt, phù hợp với biến động của
thị trường, Chi nhánh NHCT Chương Dương đã thu hút được nguồn vốn nhàn
rỗi của các tổ chức kinh tế, cá nhân trên địa bàn Gia lâm và Hà Nội, nguồn vốn
này luôn tăng trưởng trong các năm đặc biệt là nguồn vốn huy động tiền gửi
tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Bảng 1- Tình hình huy động vốn VND ở Chi nhánh NHCT Chương Dương
qua các năm (1999-2001) đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/99 31/12/2000 31/12/2001
Số tiền 99/98
%
Số tiền 00/99
%
Số tiền 01/00
%
Tổng nguồn vốn huy động 764.907 138,5 1.211.758 158,4 1.667.343 137,6
Huy động bằng VND 690.278 125 1.056.120 153 1.281.278 121,3
Tiền gửi của TCKT 332.742 178,9 713.296 21,4 937.557 117,4

Tiền gửi tiết kiệm 351.075 104,4 334.300 95,2 416.388 124,5
Phát hành giấy tờ có giá 603 127,6 29 4,8 23.921 824,9
Nhận ký quỹ 5.858 72,7 8.495 145 3.412 40,2
( Báo cáo tổng kết NHCT Chương Dương từ năm 1999- 2001)
Từ bảng số liệu trên đã phản ánh tình hình nguồn vốn huy động qua các năm
của chi nhánh có xu hướng tăng, ổn định và phát triển.
- Năm 1999, tổng nguồn vốn huy đồng là 764.907 triệu đồng, tăng 38,5% so với
năm 1998 trong đó huy động từ VND đạt 690.278 triệu đồng, chiếm 90,2% trong
tổng nguồn, huy động từ nguồn tiền gửi tiết kiệm đạt 351.075 triệu đồng, chiếm
45,9% trong tổng nguồn, huy động từ tiền gửi của TCKT là 332.742 triệu đồng,
chiếm 43,5% trong tổng nguồn vốn huy động, nhận ký quỹ đạt 5.858 triệu đồng,
chiếm 0,77% và kỳ phiếu, trái phiếu chiếm tỷ trọng thấp nhất 0,078% (603 triệu
đồng).
- Đến cuối năm 2000, tổng nguồn đạt 1.211.758 triệu đồng trong đó VND đạt
1.056.120 triệu đồng, chiếm 87,2% so tổng nguồn (tăng 53% so với với năm
1999) trong đó huy động từ tổ chức kinh tế là 713.296 triệu đồng, chiếm 67,5%
(tăng 114,4% so với năm 1999) trong tổng nguồn, từ các tiền gửi cá tiết kiệm là
334.300 chiếm 27,59% (giảm 4,8%), nhận ký quỹ đạt 8.495 triệu đồng, chiếm
0,7% và cuối cùng từ kỳ phiếu, trái phiếu là 29 triệu đồng, chỉ chiếm 0,002% trong
tổng nguồn, giảm so với năm 99 là 574 triệu đồng.
- Đến 31/12/2001, tổng nguồn vốn mà Chi nhánh huy động được là 1.667.343
triệu đồng. Trong đó, VND đạt 1.281.278 triệu đồng, chiếm 76,4% so tổng nguồn
(tăng so với năm 2000 là 21,3%), trong đó huy động từ tiền gửi tiết kiệm đạt
416.388 triệu đồng, chiếm 25% tổng nguồn (tăng 24,5% so với năm 2000), từ
TCKT là 837.557 triệu đồng, chiếm 50,2% tổng nguồn (tăng 17,4% so với năm
2000). Trong năm 2001, Chi nhánh đã tăng nguồn huy động thông qua việc phát
hành giấy tờ có giá đạt 23.931 triệu đồng, chiếm 1,4% tổng nguồn (tăng hơn rất
nhiều so với các năm trước nhưng việc nhận ký quỹ lại giảm 59,8%( chỉ đạt 3.412
triệu đồng).
Qua tình hình huy động vốn trên, Chi nhánh NHCT Chương Dương là một

chi nhánh có ưu thế về huy động vốn đặc biệt là huy động vốn bằng tiền gửi tổ
chức kinh tế luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động được
và tăng mạnh qua các năm. Đạt được điều này là do chi nhánh đã biết khai thác,
tận dụng về địa điểm địa bàn nơi mình hoạt động: là một huyện ngoại thành rộng
lớn, có nhiều nghành nghề phát triển lớn mạnh, nhiều mặt hàng phát triển mũi
nhọn. Vì vậy, hoạt động thanh toán qua ngân hàng của các công ty, xí nghiệp đều
thông qua Chi nhánh NHCT Chương Dương. Hơn nữa, do Chi nhánh áp dụng được
chính sách khách hàng có hiệu quả: tinh thần, thái độ phục vụ khách hàng, đảm
bảo vui lòng khách hàng đến vừa lòng khách hàng đi, giải quyết thủ tục nhanh
chóng, thuận lợi đã tăng thêm uy tín với khách hàng. Từ đó thu hút được nhiều
đơn vị, các tổng công ty đến mở tài khoản giao dịch.
Bên cạnh đó, tiền gửi tiết kiệm của dân cư cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong
nguồn vốn huy động do huyện Gia lâm là nơi tập trung đông dân cư nên tiền nhàn
rỗi trong dân lớn. Ngoài hình thức nhận tiền gửi, Chi nhánh cũng phát hành các
giấy tờ có giá, nhận ký quỹ bằng cả nội tệ và ngoại tệ với các kỳ hạn khác
Bảng 2- Tình hình huy động vốn ngoại tệ ( quy VND) so với tổng nguồn
vốn huy động.
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/1999 31/12/2000 31/12/2001
Số tiền TTrọng %) Số tiền TTrọng (%) Số tiền TTrọng (%)
Nguồn vốn 74.628 9,76 155.638 12,8 386.065 23,1
TG của TCKT 1.390 0,18 3.799 0,3 11.531 0,6
TG tiết kiệm 67.269 8,8 132.440 10,9 183.102 11
Kỳ phiếu, trái phiếu 5.969 0,78 19.399 1,6 191.432 11,5
( Nguồn: Bảng cân đối tài sản của Chi nhánh năm 1999-2001)
Qua bảng tình hình huy động vốn bằng ngoại tệ ta thấy tỷ trọng
huy động vốn bằng ngoại tệ ngày càng tăng. Năm 1999, vốn huy động bằng
ngoại tệ là 74.628 triệu đồng, chiếm 9,76% trong tổng nguồn vốn huy động thì
đến năm 2000 số vốn huy động này đạt 155.638 triệu đồng, chiếm 12,8%, tăng

108% so với năm 99 và cuối năm 2001 số vốn huy động bằng ngoại tệ lên tới
386.065 triệu đồng, chiếm 23,1% trong tổng nguồn, tăng 148% so với năm
2000.
Từ đầu tháng 10/1990, dưới sự lãnh đạo của NHCT Việt Nam, chi
nhánh NHCT Chương Dương đã mở thêm hình thức huy động mới là tiền gửi
tiết kiệm bằng ngoại tệ. Từ đó đến nay, nguồn vốn này không ngừng tăng lên
mặc dù khủng khoảng kinh tế ở Châu á đã làm cho tỷ giá biến động mạnh có
ảnh hưởng lớn đến tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ của dân cư, thể hiện: năm
1999 là 67.269 triệu đồng, chiếm 8,8% trong tổng nguồn thì đến ngày
31/12/2000 lên tới 132.440 triệu đồng, chiếm 10,9% trong tổng nguồn, tăng
97% so với năm 99. Đến năm 2001, nguồn huy động này đạt 183.102 triệu
đồng, chiếm 11% tổng nguồn (tăng 39% so với năm 2000). Tuy tốc độ tăng của
năm 2001, thấp hơn so năm 2000 nhưng Chi nhánh vẫn đáp ứng đủ lượng
ngoại tệ cho tổ chức và đơn vị vay ngoại tệ kinh doanh, để mở L/C….
Nhìn chung, nguồn huy động bằng VND và ngoại tệ của Chi nhánh đều
đạt những kết quả tốt. Chứng tỏ Chi nhánh Ngân hàng đã làm tốt công tác huy
động vốn. Tuy nhiên, tỷ trọng về ngoại tệ còn chiếm tỷ trọng chưa cao trong
tổng nguồn huy động.
2.2.2- Công tác sử dụng vốn
Nhờ có nguồn vốn tăng trưởng ổn định, chi nhánh NHCT Chương
Dương đã tích cực mở rộng đầu tư, đáp ứng mọi nhu cầu tín dụng hợp lý của
khách hàng. Tổng dư nợ của ngân hàng nói chung tăng đều qua các năm .
Bảng 3- Tình hình sử dụng vốn tại NHCT Chương Dương
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/1999 31/12/2000 31/12/2001
Số tiền 99/98
(%)
Số tiền 00/99
(%)

Số tiền 01/00
(%)
NV huy động
764.907 138,5 1.211.758 158,4 1.667.343 137,6
Sử dụng vốn
609.698 135,6 981.802 161 1.632.523 166,3
HS sử dụng vốn
79,7 81 97,9
( Nguồn:Bảng cân đối tài sản của Chi nhánh NHTCT CD từ1999- 2001 )
Từ bảng số liệu cho thấy tổng dư nợ cho vay của chi nhánh tăng liên tục.
Năm 1999 dư nợ là 609.698 triệu đồng với tốc độ tăng 35,6% so với năm
1998 và hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh đạt 79,7%. Năm 2000 dư nợ là
981.802 triệu đồng với tốc độ tăng 61% so với năm 1999, hiệu suất sử dụng vốn
đạt 81%. Sang đến năm 2001, dư nợ đạt 1.632.523 triệu đồng, tăng 66,3% so với
năm 2000 và hiệu suất sử dụng vốn đạt 97,9%. Như vậy, nguồn huy động của Chi
nhánh tăng đều qua các năm và việc sử dụng vốn cũng tăng thể hiện rõ qua hiệu
suất sử dụng vốn đạt tỷ lệ cao,
Chi nhánh Ngân hàng đã tận dụng hết được nguồn huy động để đảm bảo chất
lượng tín dụng luôn đạt hiệu quả tốt.
Bảng 4- Tình hình nợ quá hạn tại NHCT Chương Dương
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/1999 31/12/2000 31/12/2001
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)
Tổng dư nợ 609.698 100 981.802 100 1.632.523 100
Nợ quá hạn 37.121 6,1 36.725 3,7 41.874 2,6
( Nguồn: bảng cân đối tài sản của Chi nhánh năm 98-2001 )
Qua bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm là thấp .
Năm 1999, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 6,1% tổng dư nợ nhưng đến năm 2000 nợ
quá hạn đã giảm còn 3,7% tổng dư nợ và đến cuối năm 2001 tỷ lệ này chỉ còn

2,6% tổng dư nợ. Điều này chứng tỏ chất lượng hoạt động bước đầu có hiệu
quả của các doanh nghiệp có vay vốn với Chi nhánh.
2.2.3- Công tác kinh doanh đối ngoại
Song song với việc tăng trưởng nguồn vốn và đầu tư tín dụng, NHCT
Chương Dương rất chú trọng triển khai và làm tốt nghiệp vụ đối ngoại như:
kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, thanh toán quốc tế…..
- Thanh toán quốc tế
Thanh toán L/C nhập: Năm 2000 doanh số mở L/C là 739 L/C trị giá quy
USD là 80,5 triệu USD, so với năm 1999 tăng 187%. Sang năm 2001, số lượng
L/C mở tăng lên là 827 L/C, trị giá quy USD là 86,6 triệu USD, tăng 7,6% so với
năm 2000.
Thanh toán L/C xuất: Số bộ chứng từ gửi đi nước ngoài là 77 bộ, trị giá
quy USD là 2,8% triệu tăng 46,5% so với năm 1999. Nhưng đến năm 2001 thì
số bộ chứng từ gửi đi nước ngoài giảm xuống chỉ có 54 bộ, trị giá quy USD
là 1,5 triệu USD, bằng 57% so với năm 2000.
Nhờ thu hàng nhập: Số bộ nhờ thu đến 77 bộ, trị giá quy USD là 2,5 triệu
USD. Đến năm 2001, giảm đi chỉ còn 19 bộ, trị giá quy USD là 211 ngàn USD.
Dich vụ kiều hối: Trong năm 2000, doanh số nhận về chi trả kiều hối quy
USD là 197 món với trị giá 214 ngàn USD, tăng 122% so với năm 1999. Sang
năm 2001, tăng lên là 390 món với trị giá 746 ngàn USD, tăng 156% so với
năm 2000.
- Về kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh NHCT Chương Dương được
thực hiện từ năm 1993. Tuy nhiên, nghiệp vụ này chỉ thực sự phát triển khi ngân
hàng thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, trực tiếp cho vay ngoại tệ. Từ năm
1993, Chi nhánh chủ yếu tập trung vào USD, đến năm 1995 đã kinh doanh thêm
nhiều loại ngoại tệ mạnh như DEM, JPY, FRF…Nên trong năm 2000 phí thu từ hoạt
động thanh toán quốc tế đạt 4.120 triệu đồng, bằng 25% trên lợi nhuận ròng, tăng
111% so với năm 1999. Sang đến năm 2001, phi này tăng lên là 5,2 tỷ đồng, tăng
33% so với năm 2000. Có được kết quả như vậy là do Chi nhánh đã biết chủ động

khai thác nguồn mua của các đơn vị xuất khẩu lớn như Tổng công ty Bưu chính
viễn thông VN, Tổng công ty điện lực VN, Tổng công ty dầu khí VN, Tổng công ty
Máy và Phụ tùng và Tổng công ty hàng không Việt Nam…..
2.2.4. Tình hình thu - chi tài chính
Với chỉ tiêu lợi nhuận được giao 2000 là 18 tỷ đồng trong khi lãi suất cho vay
giảm liên tục trong năm, mức chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào và đầu ra
giảm so với năm trước, cạnh tranh kinh doanh ngày càng gay gắt nên mục tiêu
hoàn thành kế hoạch lợi nhuận là một khó khăn lớn đối với chi nhánh. Nhưng với
sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, chi nhánh đã có nhiều giải pháp tích
cực nên kết quả chỉ tiêu lợi nhuận trong năm 2000 đạt 18,4 tỷ đồng vượt 2% tỷ so
với kế hoạch.
Trong năm 2001, tổng thu nhập tăng 71% so với năm 2000 và tổng chi phí cũng
tăng cao 106,5% so với năm trước. Do vậy, lợi nhuận hạch toán so với năm 2000
có giảm 10,3%. Tuy lợi nhuận hạch toán giảm so với năm 2000 nhưngvẫn hoàn
thành vượt mức kế hoạch trong năm là 505 triệu đồng, tăng 3% so kế hoạch được
giao.
Bảng 5: Kết quả kinh doanh được thể hiện qua bảng sau (đơn vị : tỷ
đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2000 Năm 2001
So sánh
Tổng số Tổng số
Tổng thu nhập 61.300 105.119 171%
Tổng chi phi 42.900 88.614 206,5%
Lợi nhuận hạch toán 18.400 16.505 89,7%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh )
III- Thực trạng kế toán kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh NHCT
khu vực Chương Dương
1. Các hoạt động chủ yếu liên quan tới hoạt động kinh doanh
ngoại tệ của Chi nhánh

Mọi hoạt động của Chi nhánh đều có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Đối
với hoạt động kinh doanh ngoại tệ, có hai lĩnh vực hoạt động liên quan mật
thiết với nó, đó là cho vay ngoại tệ và thanh toán quốc tế.
1.1. Cho vay ngoại tệ :
Cho vay ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá hay để sản xuất, thu gom hàng
xuất khẩu thì cuối cùng đều phát sinh nghiệp vụ mua bán ngoại tệ: ngân hàng
cần mua ngoại tệ để thanh toán L/C đến hạn, khách hàng khi đến hạn cần mua
ngoại tệ để trả nợ tiền vay, doanh nghiệp xuất khẩu cần bán ngoại tệ lấy VND
để tiêu dùng trong nước. Hoạt động cho vay ngoại tệ của Chi nhánh được thực
hiện theo quyết định 17/QĐ- NHNN ngày 10/1/1998 của HĐQT NHCT VN,
trong đó quy định rõ:
- Đối tượng cho vay: NHCT cho khách hàng vay bằng ngoại tệ để thanh
toán tiền nhập khẩu vật tư hàng hoá, máy móc, thiết bị và dịch vụ cho nước
ngoài phục vụ hoạt động của khách hàng.

×