Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.6 KB, 28 trang )

TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
Lịch sử hình thành Ngân hàng thương mại bắt đầu từ rất lâu, trước
cả khi có nền sản xuất hàng hoá. Sự khác biệt về tiền tệ giữa các vùng tạo
điều kiện suất hiện các thương gia làm công việc đổi tiền. Sau đó, các
thương gia này nhận gữi tiền và thu lệ phí, làm nhiệm vụ chi trả hộ. Những
nhà kinh doanh thông minh này đã nhận thấy: luôn có một lượng tiền mặt
ổn định đọng lại trong két của họ.
Tiếp đó là việc cho vay nhằm tìm kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Đây
chính là nguyên lý cơ bản và những nghiệp vụ nền tảng của Ngân hàng hiện
đại.
Một mặt, do sự khác biệt về tiền tệ giữa các khu vực, nhưng cùng với
sự phát triển của nền sản xuất, trao đổi hàng hoá, lãi cho vay thu được lớn
hơn nhiều so với thu lệ phí làm suất hiện ý tưởng trả lãi cho nguồn tiền gửi.
Điều này tạo ra khối lượng cho vay lớn hơn do nguồn tiền gửi càng tăng và
do đó thu được nhiều lợi nhuận hơn. Các nghiệp vụ nhận tiền gửi, cho vay,
thanh toán đã hình thành nên các nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng. Cùng
với sự phát triển của nền kinh tế các nghiệp vụ cơ bản càng được hoàn thiện
và làm suất hiện nhiều nghiệp vụ mới như dịch vụ uỷ thác, bảo quản an toàn
vật gía ...
Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ
yếu và thường xuyên của nó là nhận tiền gửi có trách nhiệm hoàn trả và sử
dụng số tiền đó để cho vay, làm nghiệp vụ chiết khấu và phương tiện thanh
toán ( pháp lệnh Ngân hàng ).
Mặc dù Ngân hàng thương mại được hình thành từ rất lâu nhưng
Ngân hàng thương mại Việt Nam mới chỉ chính thức ra đời gần đây. Ngân
hàng Nhà nước Việt nam trước vừa làm chức năng quản lý tiền tệ vừa làm
chức năng của Ngân hàng thương mại. 26/03/1988, NĐ 53/ HĐBT về việc
1
1
tách hệ thống Ngân hàng Việt nam thành 2 cấp, trong đó Ngân hàng Nhà


nước có chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng nhằm ổn
định giá trị đồng, là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước Việt nam, còn
hệ thống Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng thực hiện chức
năng kinh doanh tiền tệ và vác dịch vụ Ngân hàng khác phục vụ yêu cầu sản
xuất kinh doanh, đồng thời cũng vì lợi ích của bản thân các Ngân hàng
thương mại. lúc đó Ngân hàng thương mại Việt nam mới chính thức hình
thành.
I TÍN DỤNG MỘT HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI .
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mục tiêu hàng đầu của các
doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế là tối đa hoá lợi nhuận, mục tiêu của ngân
hàng, một tổ chức kinh doanh tiền tệ cũng không nằm ngoài phạm vi đó.
Ngân hàng thu lợi nhuận thông qua các dịch vụ cung cấp cho khách hàng
như: thanh toán, tư vấn ..... nhưng quan trọng nhất là hoạt động cho vay .
Thật vậy, ngân hàng với tư cách là một trung gian tài chính, kinh
doanh trên nguyên tắc nhận tiền gửi của khách hàng ( nghiệp vụ huy động
vốn ) dưới hình thức tài khoản vãng lai và tài khoản tiền gửi trên cơ sở đó
tiền hành các hoạt động cho vay dưới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo
yêu cầu vay của khách hàng. Sự chênh lệch giữa tiền lãi kiếm được qua hoạt
động và tiền lãi phải trả cho các khoản huy động trên nguyên tắc lãi xuất cho
vay > lãi xuất huy động là lợi nhuận thu được, đây chưa phải là toàn bộ lợi
nhuận của ngân hàng, tuy nhiên nó chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số lợi
nhuận của ngân hàng
Mặc dù trong những năm gần đây, hoạt động ngân hàng ở nước ta
ngày càng trở nên cực kỳ sôi động và đa dạng, ngân hàng tiến hành rất
nhiều hoạt động kinh doanh dưới nhiều hình thức và lĩnh vực khác nhau
2
2
nhưng dư nợ cho vay vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản có của tất cả
các ngân hàng thương mại (vào khoảng 70-80% ). Tuy nhiên, tiền cho vay có

tính lỏng kém hơn các tài sản có khác bởi chúng không thể chuyển thành tiền
mặt khi khoản vay đáo hạn. các khoản cho vay cũng có xác suất vỡ nợ cao
hơn các tài sản khác. Do thiếu tính lỏng và rủi ro cao nên ngân hàng thu
được lợi nhuận cao nhất nhờ các món cho vay và cũng từ đó phát sinh câu
hỏi: Ngân hàng có thể đem cho vay bao nhiêu trong tổng số tiền gửi của
khách hàng ?
Việc lập kế hoạch cho vay của một ngân hàng cũng như cân đối vốn
huy động và cho vay là cả một vấn đề phức tạp và rắc rối. Về mặt chủ quan
mà nói, đương nhiên ngân hàng không thể cho vay tất cả số tiền ký gửi tại
ngân hàng, mặt khác ngân hàng không thể để lại quá nhiều tiền nhàn rỗi do
chúng không sinh lợi và ngân hàng phải trả lãi cho các khoản vốn đó. Do vậy
điều quan trọng là phải khai thác triệt để các nguồn vốn của mình và đồng
thời duy trì một mức phân bổ hợp lý giữa chúng dười nhiều hình thức khác
nhau như tài sản, các khoản ứng trước, các khoản đầu tư sao cho thu được
lợi nhuận tối đa.
II. CÁC HÌNH THỨC CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Tuỳ theo tiêu thức khác nhau và căn cứ vào đối tượng được cấp tín
dụng mà các khoản cho vay có thể được phân ra thành các hình thức cho
vay khác nhau như: Cho vay theo theo ngành nghề, cho vay phân theo tính
chất, cho vay theo thời hạn, cho vay phân theo phương pháp hoàn trả.
Ngoài ra còn có nhiều cách phân loại khác. Việc phân loại như thế hoàn
toàn mang tính chất tương đối, không hề tách rời bản chất của tín dụng
là hoạt động cho vay mượn có hoàn trả.
1. cho vay phân theo ngành nghề.
3
3
Cách phân loại này căn cứ vào mục đích hoặc việc sử dụng vốn vay như cho
vay bất động sản, cho vay thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, cho vay cá
nhân, cho vay đối với các tổ chức tài chính, chính quyền.
2. Các hình thức cho vay phân theo tính chất có đảm bảo và không

có đảm bảo
2.1 Cho vay có đảm bảo
Hình thức cho vay biểu hiện bằng việc thay cho cầm giữ các vật thế
chấp có thể gồm nhiều loại hích tài sản như bất động sản, biên nhận kí gửi
hàng hoá, các loại chứng khoán, vận đơn hàng hoá, sổ tiết kiệm ... Yêu cầu cơ
bản của vật thế chấp là phải dễ bảo quản, có chứng từ bảo hiểm cần thiết và
phải bán được.
Yêu cầu món vay phải được đảm bảo chỉ nhằm tạo điệu kiện để người
cho vay giảm bớt mất mát trong trường hợp người vay không muốn hay
không trả được nợ. Nó tạo tâm lý yên tâm cho người đi vay. Tuy nhiên bảo
đảm không có nghĩa là món nợ sẽ được hoàn trả bởi lẽ trong trường hợp
thanh lý tài sản thế chấp, tài sản thế chấp có thể bị giảm giá hoặc ép giá,
điều này khiến nó không đủ vốn trả hết nợ.
2.2 Cho vay không có đảm bảo :
Khác với cho vay có đảm bảo, cho vay không có đảm bảo dựa trên tính
liêm khiết và từ tình hình tài chính cuả người đi vay, lợi tức có thể có được
trong tương lai và tình hình tài chính nợ trước đây. Hình thức này thường
được ngân hàng áp dụng cho khách hàng lớn và tín nhiệm của ngân hàng,
trong nhiều trường hợp họ còn được hưởng lãi suất ưu đãi. Đó thường là
các công ty có cách quản lý hiệu quả, có các sản phẩm và dịch vụ được thị
4
4
trường chấp nhận, lợi nhuận ổn định và tình hình tài chính vững mạnh. Trên
thực tế nhiều khoản vay lớn nhất được thực hiện theo hình thức này.
3 . Cho vay theo thời gian :
Các khoản vay của ngân hàng được phân theo thời hạn trong hợp
đồng cho vay: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
Cho vay ngắn hạn: Là cho vay với thời hạn tối đa là 12 tháng
Cho vay trung hạn: Là cho vay với thời hạn cho vay từ 1-5 năm
Cho vay dài hạn: Là cho vay với thời hạn từ 5 năm trở lên

Các khoản vay có thời hạn ngắn thường đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của
khách hàng, các khoản vay trung và dài hạn thường dùng vào mục đích đầu
tư, mua sắm máy móc, mở rộng phạm vi sản xuất.
4. Các hình thưc cho vay phân theo phương pháp hoàn trả :
Các khoản vay của ngân hàng có thể hoàn trả một lần hoặc trả góp. Những
khoản cho vay trả một lần là những khoản cho vay thẳng, nghĩa là hợp đồng
yêu cầu trả toàn bộ một lần vào thời gian đáo hạn cuối cùng.
Cho vay trả góp đòi hỏi việc hoàn trả theo định kì. Việc hoàn trả có thể là
hàng tháng, hàng quí hàng năm. Cho vay trả góp theo nguyên tắc trả dần
trong suốt thời hạn hợp đồng. Nhờ vậy việc hoàn trả không trở thành gánh
nặng lớn đối với người vay như trong trường hợp toàn bộ khoản vay được
trả một lần. Đối với nhiều người các khoản cho vay trả góp đóng vai trò như
một phương tiện góp quĩ. Hình thức này được dành nhiều món vay bất động
sản và cho vay tiêu dùng.
Qua các hình thức cho vay nêu trên, ta thấy rằng: Các khoản cho vay là
những sản phẩm hàng hoá của ngân hàng thương mại trên thị trường kinh
doanh tín dụng và dịch vụ ngân hàng. nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu
về tín dụng và dịch vụ ngân hàng càng phong phú đa dạng. Ngân hàng cần
phải tiếp cận và hoà nhập với đời sống của dân cư.
5
5
III. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHO VAY VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
1. Chất lượng tín dụng :
Hoạt động tín dụng là một hoạt động sinh lời chủ yếu của ngân hàng
trong nền kinh tế thị trường nhưng cũng là nơi chúa đựng nhiều rủi ro nhất
mà theo đánh giá của uỷ ban Bale quốc tế thì ngay cả khoản vay có tài sản
thế chấp cầm cố cũng có hệ ssố rủi ro 50%.
Bởi vậy, đề cập đến vấn đề chất lượng tín dụng khong phải là điều mới
mẻ nhưng nó luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của ngân hàng hiện nay.

Chất lượng tín dụng được hiểu theo đúng nghĩa là vốn vay của ngân
hàng được khách hàng sử dụng đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh dịch
vụ để tạo ra một số tiền lớn hơn vừa ssể hoàn trả ngân hàng cả gốc và lãi,
trang trải các chi phí khác và có lợi nhuận. Như vậy quá trình chu chuyển
vốn T-H-T, ngân hàng xẻ thu hồi vốn gốc và lãi, còn khách hàng sử dụng vốn
có hiệu quả. Xét về tổng thể, ngân hàng vừa tạo ra được hiệu quả kinh tế vừa
tạo ra hiệu quả xã hội.
Trên cơ sở đó khi cho vay ngân hàng phải tính toán cân nhắc vừa đảm
bảo không vi phạm Luật ngân hàng vừa giải quyết được đầu ra của mình.
Điều này đồi hỏi ngân hàng phải nghiên cứu thẩm định khách hàng kỹ càng
trước khi cho vay, nắm bắt được thông tin của khách hàng , hiểu được tình
hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của họ. Vốn vay phải thực hiện
đúng trổ đúng lúc, thực dự thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có lãi, đúng chính
sách của nhà nước và phù hợp pháp Luật hiện hành. Từ đó bảo đảm nguyên
tắc hoàn trả tiền gốc và lãi được hoàn trả đúng ngày giờ không vi phạm hợp
đồng. Đó chính là cơ sở đảm bảo chất lượng tín dụng. Như vậy chất lượng
tín dụng là bắt nguồn từ hai phía ngân hàng và khách hàng vay vốn.
2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng :
2.1 Nhóm chỉ tiêu định tính:
6
6
Nhóm chỉ tiêu nhằm đánh giá tình hình, qui chế, chế độ, thể lệ tín dụng
của ngân hàng.
Khi cho vay vốn, ngân hàng phải tuân thủ ba nguyên tắc, đó là
- Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích
- Vốn vay phải dược dảm bảo bằng giá trị vật tư hàng hoá tương
tương đương
- Vốn vay phải được hoàn trả đủ cả gốc và lãi đúng kỳ hạn cam
kết.
Ba nguyên tắc tín dụng trên đây hình thành như một qui luật nội tại

của tín dụng. Trên thực tế cho thấy, một khi cả ba nguyên tắc ấy, hoặc một
trong ba nguyên tắc bị coi nhẹ, hoặc quá nhấn mạnh nguyên tắc này tuỳ tiện
với nguyên tắc kia sẽ sớm dẩn đến tình trạng khách hàng mất khả năng thanh
toán, phá sản hoặc đổ bể một dự án, một doanh nghiệp, một ngân hàng.
Khi nói đến chất lượng tín dụng thì chúng ta phải sem xét đến chất
lượng tuân thủ nghiêm ngặt cả ba nguyên tắc cho vay trên .
2.2 Nhóm chỉ tiêu định lượng
a) Tỷ lệ nợ quá hạn
Là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của Ngân hàng
thương mại tại một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý
hoặc cuối năm.
Nguyên tắc quan trọng nhất của cho vay là sự hoàn trả, do đó tính an
toàn là yếu tố quan trọng bậc nhất để cấu thành chát lượng cho vay. Khi một
lhoản vay khong được hoàn trả đúng hạn như đã cam kết, mà không có lý do
chính đáng thì nó vi phạm nguên tắc cho vay quan trọng nhất của Ngân
hàng và nó bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình
thường. Trên thực tế, phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn
đề, có khả năng mất vốn lớn, có nghĩa là tính an toàn thấp.
7
7
Trong nền kinh tế thị trường, ruỉ ro trong hoạt động kinh doanh là
một tất yếu, có nhiều nguyên nhân dẩn đến rủi ro bao gồm cả nguyên nhân
khách quan, nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do khách
hàng vay không có khả năng trả đựoc nợ, hoặc không muốn trả nợ. Nguyên
nhân chủ quan là do sự yếu kém của bản thân Ngân hàng thương mại. Do đó
nợ quá hạn của Ngân hàng thương mại luôn tồn tại, rất khó tránh khỏi.
Nhưng nếu một Ngân hàng thương mại có nhiều khoản nợ quá hạn hay tỷ lệ
nợ quá hạn quá cao sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh, sẻ có nguy cơ mất
vốn, dể dẩn đến mất khả năng thanh toán, thâm chí làm phá sản một Ngân
hàng. Ngân hàng thương mại có tỷ lệ nợ quá hạn cao sẻ bị đánh giá là có

chất lượng vay thấp. Chỉ tiêu này thường được sử dụng khi phân tích đánh
giá chất lượng cho vay của Ngân hàng thương mại. Để phân tích chất lượng
tín dụng thông qua chỉ tiêu nợ quá hạn như sau:
+ Nợ quá hạn theo nguyên nhân: nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ
quan.
+ Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế có tài sản thế chấp hay không có tài
sản thế chấp, có khả năng thu hồi hay không có khả năng thu hồi và có vấn
đề hay không có vấn đề
+ Nợ quá hạn theo thời gian: nợ quá hạn dưới 180 ngày, nợ quá hạn trên
180 ngày
Giải quyết nợ quá hạn là mối quan tâm thường trực của tất cả các Ngân
hàng thương mại và có nhiều vấn đề cần phải làm, song việc quan trọng
nhất là chất lượng cho vay.
b) Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay
Chỉ tiêu này xác định bằng doanh số cho vay trên dư nợ bình quân của một Ngân
hàng thương mại trong thời gian nhất định, thường là một năm.
Doanh số thu nợ
8
8
Vòng quay vốn cho vay =
Dư nợ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn cho vay( thường là
một năm ). Chỉ tiêu ngày càng tăng thì phản ánh tổ chức quản lý vốn vay tốt,
chất lượng cho vay cao. Đây là một chỉ tiêu thường được các Ngân hàng
thương mại tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý tín
dụng và chất lượng cho vay trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giải
quyết hợp lý giữa 3 lợi ích: nhà nước, Ngân hàng và khách hàng.
Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ phản ánh một cách tương đối, nếu một
Ngân hàng thương mại cho vay các doanh nghiệp sản xuất chiếm một tỷ
trọng lớn dư nợ, thì chỉ tiêu này sẽ không cao bằng Ngân hàng thương mại

khác cho vay các doanh nghiệp thương mại. Như vậy không thể vì thế mà
chất lượng cho vay của Ngân hàng thương mại này lại kém hơn. Từ thực tế
trên, để có nhận xét tương đối chính xác về chất lượng cho vay, các tiêu thức
tính toán cần phải đồng nhất, vòng quay vốn tính toán cho vay phải tính
toán cho từng loại vay, thời hạn cho vay với đối tượng cho vay cụ thể( chẳng
hạn cho vay trung hạn, cho vay ngắn hạn phân theo từng ngành ngề khác
nhau: cho vay phục vụ sản xuất, cho vay thương mại...) bởi vậy, muốn có kết
luận chính xác, cần có công nghệ tin học Ngân hàng hiện đại nhằm giảm bớt
phức tạp của việc tính toán.
c) Tỷ lệ thanh toán nợ bằng tài sản của người đi vay
Khi nghiên cứu về bản chất tín dụng, thì một trong những nguyên tắc
cho vay là hoàn trả. Vậy nguồn trả nợ cho Ngân hàng của khách hàng vay là
được trích ra từ phần thu nhập hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.
Trong sản xuất nó bao gồm các lao động vật hoá ( chi phí nguyên, nhiên vật
liệu, chi phí khác, khấu hao tài sản cố định...) mà Ngân hàng đã cho vay và
phần giá trị mới sáng tạo ra. Trong kinh doanh thương mại từ doanh thu
9
9
bán hàng. Tuy nhiên có nhiều trường hợp do sử dụng vốn kém hiệu quả dẩn
đến mất vốn, nên khách hàng vay phải bán tài sản để trả nợ vay Ngân hàng.
Số tiền đó có thể đủ để trả nợ vay Ngân hàng nhưng cũng chỉ có thể chỉ đủ
trả nợ một phần nợ vay. Hoặc trong nhiều trường hợp khách hàng vay gán
tài sản của mình để trừ nợ, hoặc Ngân hàng bắt nợ, tất cả các trương hợp
nêu trên nếu tỷ lệ cao thì chất lượng cho vay của Ngân hàng thấp
Tỷ lệ thanh toán nợ Số tiền thu nợ bằng tài sản của khách hàng vay
bằng tài sản của =
khách hàng vay Tổng doanh số thu nợ
Tỷ lệ này được các Ngân hàng tính theo định kỳ( tháng, quý, năm ) số
thu nợ bằng tài sản của khách hàng vay theo báo cáo thống kê tín dụng.
d)Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích.

Một nguyên tắc vay vốn đầu tiên là: khách hàng vay vốn phải sử dụng
vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Để đảm bảo
an toàn cho các khoản cho vay các Ngân hàng thương mại rất chú trọng,
thường xuyên quan tâm đến việc khách hàng vay sử dụng đồng vốn vay của
mình như thế nào. Theo quy trình cho vay, Ngân hàng phải thực hiện tốt chế
độ kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Khi vay vốn, khách hàng vay phải
lập phương án hoặc dự án xin vay vốn trong đó trình bày tóm tắt mặt hàng
kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn vay, thời hạn xin vay, kế hoạch trả nợ và
cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích. Trên cơ sở đó Ngân hàng kiểm tra
vốn vay đó có được khách hàng vay sử dụng theo đúng mục đích của phương
án xin vay hay không?
10
10
Trong nền kinh tế thị trường có một nguyên tắc: lợi nhuận càng cao thì rủi
ro càng lớn. Một số khách hàng vay vốn muốn có lợi nhuận cao đã mạo hiểm
sử dụng vốn vay Ngân hàng sai mục đích đã cam kết, vì vậy dễ dẫn đến bị
mất khả năng thanh toán nợ với Ngân hàng. Tuy nhiên trong nhiều trường
hợp, do tính chất thông tin không cân xứng, khách hàng vay cung cấp thông
tin sai sư thật có ý đồ lừa đảo Ngân hàng, gây nên tổn thất nặng nề cho
Ngân hàng, phá hoại các quan hệ kinh tế lành mạnh, tạo ra cú sốc về tâm
lýcho dư luận xã hội, đặc biệt làm thiệt hại cho nền kinh tế. Những khoản vay
bị sử dụng sai mục đích phần lớn là sử dụng sai mục đích đã cam kết. Để hạn
chế việc sử dụng vốn vay sai mục đích, Ngân hàng phải thường xuyên thực
hiện quy chế cho vay: kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục
đích như đã cam kết hay không. Nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay
sai mục đích, thì lập biên bản và có những biện pháp thích hợp, nhằm mục
tiêu cuối cùng là thu được nợ tiền vay. Chỉ tiêu này có thể được xác định
Tỷ lệ sử dụng vốn vay số tiền vay sử dụng sai mục đích
sai mục đích =
11

11

×