Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổ phần May Lê Trực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.54 KB, 25 trang )

một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng
may mặc tại Công ty cổ phần May Lê Trực
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY LÊ TRỰC TRONG VIỆC THÚC
ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC.
Trên cơ sở kết quả hoạt động xuất khẩu trong các năm trước, kết quả
nghiên cứu thị trường đồng thời đánh giá điều kiện thuận lợi và khó khăn của
công ty cùng với việc mở rộng đầu tư xây dựng thêm nhà xưởng để tiếp tục
phát huy thế mạnh của mình và góp phần cùng với các doanh nghiệp trong
toàn ngành thực hiện chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may Việt Nam
công ty phấn đấu từ nay đến năm hết năm 2007 thực hiện tốt các chỉ tiêu sau.
3.1.1. Mở rộng thị trường của công ty tới các thị trường nhiều
tiềm năng.
Trong những năm tới, Công ty cổ phần May Lê Trực sẽ tiếp tục nghiên
cứu và tìm các phương án phát triển mở rộng thị trường của công ty tới các
thị trường có sức tiêu thụ lớn như: Đức, Mỹ, Nga, EU…đây là thị trường của
các nước phát triển. Bên cạnh đó công ty cũng chú trọng đến thị trường Châu
Á như: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Các khách hàng ở các nước đang phát
triển Châu Á đã có bề dày quan hệ làm ăn lâu dài với công ty nhưng là sau khi
họ đặt gia công ở Công ty cổ phần May Lê Trực họ lại tiến hành để tái sản xuất
sang các thị trường các nước đang phát triển và chậm phát triển khác để kiếm
lời. Mặt khác, xu hướng hiện nay trên thế giới về sản xuất hàng may mặc đang
có sự di chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và chậm
phát triển vì sản xuất ở các nước này rẻ hơn nhiều. Chính vì vậy, Công ty cổ
phần May Lê Trực sẽ tiếp tục nỗ lực tìm kiếm bạn hàng ở các nước phát triển
ký kết hợp đồng trực tiếp với các khách hàng này để thu được lợi nhuận cao
hơn.
3.1.2. Từng bước đẩy mạnh kinh doanh theo phương thức mua
đứt bán đoạn (xuất khẩu trực tiếp).
Theo phương thức mua đứt bán đoạn, công ty chủ động trong sản xuất
kinh doanh và lợi nhuận thu hồi về lớn hơn rất nhiều so với hoạt động gia công
cho khách hàng.


Trong thời gian tới phương thức gia công vẫn còn được chú trọng nhờ
những ưu điểm của nó. Hiện nay công ty chưa đủ vốn để mua nguyên vật liệu
để sản xuất cho tất cả các đơn hàng. Thực hiện phương thức mua đứt bán
đoạn đòi hỏi công ty phải có vốn lưu động lớn luôn luôn có một dự trữ nguyên
vật liệu. Nguồn vật liệu công ty hiện nay tìm được vẫn chưa đáp ứng đủ cả về
số lượng và chất lượng cho nhiều đơn hàng mua đứt bán đoạn. Vì thế phương
thức gia công vấn tiếp tục được duy trì trong thời gian này.
Xuất khẩu theo phương thức mua đứt bán đoạn là mục tiêu chiến lược
của công ty trong thời gian tới. Công ty sẽ tích cực hơn trong việc tìm kiếm,
cung cấp nguyên vật liệu phù hợp mà tăng cường tìm kiếm thêm nhiều bạn
hàng mua trực tiếp ở các nước phát triển như: Mỹ, Nhật, Đức… để nâng tỷ
trọng hàng bán đứt lên. Năm 2004 tỷ trọng giá trị gia công của hàng bán đứt
chiếm khoảng trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu.
3.1.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng may mặc.
Trong những năm tới công ty đề ra phương hướng phấn đấu tăng trưởng
hàng năm từ 16-20%. Công ty tìm những biện pháp tổ chức sản xuất, quản lý,
khai thác nhiều đơn hàng trực tiếp để nâng cao được tỷ lệ lợi nhuận đầu tư cho
phát triển Doanh nghiệp, tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho cán bộ công nhân
viên, tăng đóng góp vào ngân sách nhà nước và tăng thu nhập bình quân lao
động hàng năm.
Mặt khác công ty không ngừng tìm kiếm nguồn nguyên phụ liệu với giá rẻ
phục vụ cho sản xuất đựơc chủ động, tiết kiệm chi phí giảm giá thành cho sản
phẩm. Đồng thời liên kết với các đơn vị khác trong ngành, đặc biệt là các doanh
nghiệp dệt cung cấp nguyên liệu có chất lượng tốt để chủ động sản xuất, xuất
khẩu sang thị trường truyền thống và các thị trường khác. Công ty đang triển
khai xây dựng cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu ngành may như khoá, kéo, cúc
nhựa, mex, nhãn dệt và băng chun các loại đã được Tổng công ty dệt may phê
duyệt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh trên
thị trường quốc tế và phát triển thị trường nội địa.
Công ty chủ động đầu tư máy móc thiết bị công nghệ hiện đại, mở rộng sản

xuất để tăng năng lực sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh tạo điều kiện thâm
nhập nhanh vào thị trường Mỹ khi Việt Nam còn đang được hưởng quy chế tối
huệ quốc, tập trung vào các mặt hàng mũi nhọn của công ty như: áo jacket, áo mũ
bơi…
Liên kết với các doanh nghiệp may trong ngành để triển khai những đơn
hàng lớn xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Hợp tác với khách hàng mở văn
phòng đại diện trực tiếp tiếp cận các thị trường xuất khẩu.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY
MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY LÊ TRỰC.
3.2.1.Duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu.
3.2.1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào đang hoạt động trên thương
trường việc duy trì và mở rộng thị trường có ý nghĩa sống còn bởi nó sẽ cho
doanh nghiệp thấy sản phẩm của họ có chỗ đứng như thế nào trên thị trường.
Trong thời gian qua mặc dù Công ty cổ phần May Lê Trực đã cố gắng trong
việc tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ nhưng lượng tiêu thụ sản
phẩm vẫn thấp hơn so với năng lực sản xuất của công ty. Trong thời gian tới
Công ty cổ phần May Lê Trực cần tích cực hơn nữa trong việc duy trì, mở rộng
thị trường truyền thống, chuẩn bị tiếp cận thị trường mới là Mỹ và EU, tận
dụng tối đa năng lực sản xuất của công ty nhằm nâng cao lợi nhuận.
3.2.1.2. Phương thức tiến hành.
- Thị trường xuất khẩu ở Châu Á của công ty như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài
Loan… là những thị trường chủ yếu và tương đối ổn định. Nhưng đây cũng là
thị trường quan trọng đối với những doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc ở
Việt Nam. Do vậy, để giữ khách hàng truyền thống duy trì và tiếp tục mở rộng
thị trường thị phần hiện có nước ngoài công ty cần tăng cường khả năng cạnh
tranh của mình so với các doanh nghiệp khác trên cơ sở đối mới vật liệu kỹ
thuật, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất ra, đồng thời có
uy tín với bạn hàng là yêu cầu số một cần phải đảm bảo. Đối với một số thị
trường Châu Á sản phẩm của công ty được tái xuất thêm lần nữa sang các thị

trường khác ở Châu Âu và châu Mỹ bởi tại các nước Châu Á trong đó có Việt
Nam giá thành sản xuất vẫn là khá rẻ. Công ty nên tìm cách để trực tiếp sản
xuất sản phẩm của mình sang những thị trường tái xuất khẩu này, khi đó giá
bán cao hơn lợi nhuận thu về sẽ nhiều hơn.
- Đối với thị trường EU hay còn gọi là liên minh Châu Âu, là một thị trường
rộng lớn và ngày càng mở rộng. Dân số EU đến nay khoảng 450 triệu người,
tạo thành một khu vực kinh tế với sức mua vào loại lớn nhất thế giới. EU trong
những năm gần đây đã kết nạp thêm nhiều thành viên mới. Hơn thế EU bao
gồm những nước có nền kinh tế phát triển và tương đối phát triển, có dân số
đông, sức mua lớn, thu nhập bình quân đầu người cao, chỉ tiêu cho may mặc
lớn, hàng hoá lưu thông tương đối dễ dàng. EU ngày càng mở rộng và thông
thoáng hơn trong giao lưu với các thành viên trong và ngoài khối. EU cũng sẽ
giảm thuế, tăng hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam cũng như giảm
hàng rào phi thuế quan khác. Đây là tiêu chí đánh giá một thị trường tiềm
năng đối với những nhà xuất khẩu hàng dệt may. Hiện nay quan hệ giữa Việt
Nam và EU ngày càng được tăng cường mà một trong số các mặt hàng chủ yếu
chính là hàng may mặc. Công ty cần tận dụng cơ hội này, tích cực nghiên cứu
nhu cầu thị trường Châu Âu về chất lượng và mẫu mã sản phẩm, các đặc tính
tiêu dùng của thị trường để có sản phẩm sản xuất ra phù hợp. Vì Châu Âu là
một thị trường tương đối mới của công ty nên công ty rất cần đưa một chiến
lược quảng cáo, giới thiệu sản phẩm với quy mô lớn nhằm thu hút khách hàng.
- Thị trường Mỹ: Đối với ngành dệt may, những tiêu chuẩn thị trường lý tưởng
đó là dân số đông, thu nhập quốc dân cao, xu hướng thời trang phát triển
mạnh. Có thể nói thị trường Mỹ hội tụ khá đầy đủ các tiêu chuẩn này. Với dân
số khoảng 282.822 triệu người, chiếm 5% dân số thế giới và là nước đông dân
thứ ba trên thế giới, tỷ lệ dân sống ở thành thị cao, chiếm khoảng 75%, thu
nhập quốc dân tính theo đầu người khoảng 36.200USD/người/năm, Mỹ trở
thành một trong những quốc gia nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới.
Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng ổn định trong thập niên 90 của thế kỷ càng làm
tăng niềm tin của người tiêu dùng duy trì tiêu dùng ở mức độ cao. Các nghiên

cứu chỉ ra rằng người Mỹ dành khá nhiều thời gian đi mua quần áo, mỗi năm
trung bình người Mỹ đi mua sắm quần áo 22 lần, so sánh với Châu Âu là 14
lần, Châu Á là 13 lần. Điều đó cho thấy nhu cầu may mặc của Mỹ đứng đầu thế
giới. Đây được coi là tín hiệu tốt đối với các nước xuất khẩu hàng dệt may vào
Mỹ. Hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết ngày 13/7/2000 tại
Washington đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác
kinh tế giữa hai nước. Năm 1994, tổng thống Mỹ tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận
đối với Việt Nam, ngay sau đó các hãng lớn của Mỹ đã tung sản phẩm vào thị
trường Việt Nam như Pepsi, Cocacola, Kodak…Tổng số đầu tư của Mỹ vào Việt
Nam từ con số không đến tháng 5/1997 đạt 1,2 tỷ với 69 dự án, đưa Mỹ trở
thành nước đầu tư lớn thứ 6 tại Việt Nam, trên cả Anh, Pháp. Hiệp định
thương mại Việt-Mỹ tạo ra cơ hội to lớn cho cho các doanh nghiệp Việt Nam
xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ nói chung và đối với ngành dệt may nói riêng. Khi
xuất khẩu vào thị trường Mỹ Công ty cổ phần May Lê Trực có nhiều điểm
thuận lợi bởi Mỹ là thị trường có sức mua khá lớn và phong phú (bởi Mỹ là đất
nước đa văn hoá và đa chủng tộc). Do còn là một công ty nhỏ nên công ty chưa
đủ sức cạnh tranh về chất lượng với các công ty lớn của nước bạn như Trung
Quốc, Nhật Bản nhưng công ty có thể tận dụng lợi thế về giá nhân công rẻ. Đây
có thể coi là một công cụ cạnh tranh của công ty. Trong điều kiện marketing
còn yếu kém, sản phẩm vẫn còn ở mức trung bình và cấp thấp so với đòi hỏi
của thị trường nước bạn thì giá cả tỏ ra là công cụ cạnh tranh khá hiệu quả
của công ty. Cùng với giá, uy tín về giao hàng cũng có thể được coi là một công
cụ cạnh tranh khi những đơn hàng bây giờ thường lớn và các nhà nhập khẩu
thường đòi hỏi cao về điều kiện giao hàng. Chúng ta biết Mỹ là thị trường rộng
lớn có vai trò và ý nghĩa vô cũng quan trọng trong thị trường quốc tế. Thực tế
cho thấy các nước có tốc độ phát triển cao trong nhiều năm và có sự tích luỹ
hiệu quả về công nghệ đều có thị trường xuất khẩu sang Mỹ khá lớn, trong khi
đó giá trị hàng hoá Việt Nam nói chung và hàng dệt may nói riêng còn rất hạn
chế. Khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ được phê chuẩn thì mở ra nhiều cơ hội
lớn cho ngành dệt may Việt Nam đề ra chiến lược tăng tốc khi bước sang thiên

niên kỷ mới. Trong bối cảnh đó, Công ty cổ phần May Lê Trực cần có một số
hoạt động nhằm chuẩn bị tiếp cận với thị trường Mỹ thông qua việc chào hàng,
chào giá. Tuy nhiên, để có thể nắm bắt một cách tốt nhất cơ hội mở rộng thị
trường xuất khẩu của công ty sang Mỹ nói riêng và thị trường nước ngoài nói
chung, công ty cổ phần May Lê Trực cần xây dựng các chiến lược quảng cáo để
giới thiệu sản phẩm bằng cách thông qua việc thiết kế các trang Web về công
ty, từ đó tạo điều kiện cho khách hàng tìm hiểu về sản phẩm của công ty cũng
như cần các thông tin cần thiết khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và tìm
kiếm đối tác xuất khẩu tạo điều kiện cho việc quảng bá và mở rộng thị trường
nước ngoài. Bên cạnh đó, công ty cũng cần đầu tư cho việc tìm hiểu hệ thống
pháp luật và kinh doanh nước ngoài cũng như những đòi hỏi đặc biệt của thị
trường đó để tránh được những rủi ro không đáng có.
3.2.1.3. Hiệu quả.
Từ việc nhận thức được tầm quan trọng của thị trường xuất khẩu tiềm
năng công ty sẽ có những kế hoạch cụ thể để thực hiện chiến lược đã đề ra.
Nếu thị trường của công ty phát triển chắc chắn những hợp đồng được ký kết
sẽ mang lại cho công ty doanh thu lớn hơn từ đó vừa tạo thêm thu nhập cho
nhân viên trong công ty điều đó cũng có nghĩa công ty đã giải quyết cho hơn
500 công nhân trong công ty có việc làm ổn định, đóng góp thêm vào ngân sách
quốc gia.
3.2.2. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường mới.
3.2.2.1. Cở sở lý luận và thực tiễn.
Nghiên cứu thị trường là công việc đặc biệt quan trọng đối với mặt hàng
may mặc do đặc điểm của mặt hàng này rất nhạy cảm, yêu cầu cao về sự phù
hợp với các yêu cầu xã hội, truyền thống văn hoá, xu hướng thời trang… đối
với Công ty cổ phần May Lê Trực nó càng trở nên quan trọng bởi công ty tham
gia xuất khẩu và kinh doanh trên nhiều nước khác nhau. Tuy nhiên, hoạt động
nghiên cứu thị trường của công ty vẫn chưa được coi trọng đúng mức. Doanh
thu hàng năm của công ty giữa các thị trường chưa đồng đều. Công ty cần tìm
hiểu những thông tin về luật pháp, văn hoá, xã hội, phong tục tập quán, thị

hiếu người tiêu dùng của thị trường hiện tại cũng như những thị trường mục
tiêu trong tương lai trong đó có thị trường Mỹ và EU. Nắm bắt được những
thông tin về thị trường mới có những quyết sách đúng đắn, đưa ra chiến lược
và kế hoạch sản xuất kinh doanh thích hợp.
3.2.2.2. Phương thức tiến hành.
Công ty cần tổ chức một bộ phận chuyên trách công việc nghiên cứu thị
trường, củng cố phòng Kế hoạch- nghiên cứu thị trường xuất khẩu. Hiện nay
có thể nói lực lượng nghiên cứu thị trường của công ty chưa rõ ràng, phần lớn
cán bộ trong phòng kế hoạch- thị trường chỉ thực hiện công tác xây dựng kế
hoạch sản xuất để đáp ứng đơn đặt hàng của khách đặt hàng và thực hiện các
nghiệp vụ về xuất nhập khẩu. Cán bộ chuyên trách nghiên cứu thị trường
nghiên cứu của công ty vừa thiếu vừa chưa đủ kinh nghiệm. Do tính chất đặc
biệt của công tác này đối với hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp do vậy
công ty cần phải tìm hiểu và đánh giá được những đặc điểm nổi bật của thị
trường cần phát triển trong tương lai.
Một trong những kết quả của công tác nghiên cứu thị trường sau đây
chỉ ra những đặc điểm cơ bản của một số thị trường mục tiêu.
• Thị
trường
• Màu sắc • Kiểu
dáng
• Chất
lượng
• Giá cả
• Mỹ • Nổi bật • Tiện lợi • 7/10 • Cao
• EU • Đa dạng • Lịch sự • 6/10 • Trung
bình
Bảng 11: Một số đặc điểm tiêu dùng may mặc chủ yếu của Mỹ và EU
- Với thị trường Mỹ cần nghiên cứu kỹ do nhiều nguyên nhân gây nên tính đa
dạng của thị trường này. Đây là nơi tập trung nhiều người từ nhiều Châu lục,

nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới với sự đa dạng về màu da, tôn giáo,
những người di cư đến đây cũng mang theo cả phong tục tập quán của họ và
điều này kéo theo sự đa dạng trong phong cách ăn mặc của người Mỹ. Là một
quốc gia công nghiệp phát triển từ rất sớm nên người Mỹ rất năng động làm
việc với cường độ cao. Trong điều kiện như vậy nên họ thường ưa thích sử
dụng những sản phẩm đáp ứng yêu cầu nhanh như ăn mặc đơn giản gọn nhẹ,
tiện lợi chứ không quá cầu kỳ về kiểu cách nhằm tiết kiệm thời gian cho công
việc. Gam màu yêu thích của họ thường là những gam màu nổi bật vì vậy công
ty cần đặc biệt chú ý khi đến màu sắc của sản phẩm khi tham gia vào thị
trường này. Bên cạnh đó thị trường Mỹ cũng được chia thành vùng miền khác
nhau với những đặc điểm riêng của từng vùng. Nếu tham gia vào thị trường
này công ty cũng cần phải nghiên cứu kỹ các đặc điểm này để sản xuất ra sản
phẩm đáp ứng yêu cầu của họ.
• Các miền • Tây
nam
• Trung
tây
• Nam • Các miền
khác
• Đặc điểm • đẹp • Tiện dụng • Bình dân • đa dạng
Bảng12: Đặc điểm tiêu dùng hàng măy mặc của các miền nước Mỹ
Bên cạnh đó một đặc điểm nữa của thị trường này là sự phân hoá giàu
nghèo diễn ra nhanh và sâu sắc cùng với sự phát triển của kinh tế Mỹ. Vì thế
công ty cũng cần tăng cường nghiên cứu thị trường của những khách hàng
trung lưu và thấp cấp vì trên thực tế các sản phẩm may mặc của ta mới chỉ
đang đáp ứng nhu cầu của nhóm thị trường này.
- Đối với thị trường EU, một đặc điểm nổi bật đó là yêu cầu về tính lịch sự.
Người ta thường nói có sự sung đột về văn hoá giữa Châu Âu và Châu Mỹ, đặc
biệt là Mỹ và Pháp. Điều đó còn cần phải nghiên cứu nhiều nhưng Châu Âu có
thời gian dài phát triển có bề dàylịch sử và có truyền thống được coi là niềm tự

hào của họ thì Mỹ chỉ có vài trăm năm hình thành và phát triển chủ nghĩa tư
bản. Thị trường EU cũng đòi hỏi chất lượng cao tương đối, giá cả cũng ở mức
trung bình nhưng màu sắc thì phải đa dạng và thể hiện được tính lịch sự.
Bên cạnh việc nghiên cứu thị trường mới công ty cần đặc biệt chú ý đến
thị trường phi hạn ngạch bởi đây là những thị trường đem lại hiệu quả cao
trong hoạt động xuất khẩu đồng thời giúp công ty đa dạng hoá thị trường xuất
khẩu cũng như tránh lệ thuộc vào số ít thị trường lớn, tiềm năng nhưng lại
cạnh tranh khá gay gắt.
3.2.2.3. Hiệu quả.
Hiện nay, hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty còn yếu. Thông
qua việc tích cực tìm hiểu, thu thập, phân tích thông tin về thị trường cũng như
liên kết với các trung tâm cung cấp thông tin công ty sẽ có cơ sở thực tiễn và
điều kiện để đáp ứng nhu cầu thị trường.
3.2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu.
3.2.3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định cuối cùng đến sự tồn tại của
doanh nghiệp trong thời buổi hiện nay. Chất lượng sản phẩm theo quan điểm
hiện đại là một khái niệm rộng, trong ngành may mặc nó bao gồm cả phần
mẫu mã sản phẩm. Chất lượng sản phẩm với hàng may mặc thể hiện trên cả
bình diện đẹp và bền. Sản phẩm đẹp là sản phẩm thời trang, phù hợp với
truyền thống văn hoá, cách ăn mặc của người tiêu dùng. Xu thế khoa học công
nghệ phát triển như vũ bão hiện nay yêu cầu công ty phải luôn có chiến lược,
tầm nhìn trong việc đầu tư máy móc thiết bị. Chỉ có đầu tư đổi mới máy móc
thiết bị thì mới có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, tăng năng
suất lao động từ đó tăng khả năng cạnh tranh của công ty của công ty. Đổi mới
công nghệ không chỉ đổi mới máy móc thiết bị mà còn đổi mới nhận thức, kỹ
năng và phương pháp sản xuất.
3.2.3.2. Phương thức thực hiện.
Hiện nay, dây chuyền máy móc thiết bị của Công ty cổ phần May Lê Trực
phần lớn nhập khẩu từ Nhật Bản. Tuy nhiên, thiết bị máy móc trong công ty

không đồng bộ bởi có những dây chuyên hiện nay đã cũ không đáp ứng được
nhu cầu hiện tại. Trung bình mỗi sản phẩm làm ra mất khoảng 3 giờ lao động
bao gồm các công đoạn đo, cắt, vắt sổ, là form, may, dập khuy, thùa khuyết
(nếu có), là hơi, đóng gói thành phẩm…Đấy là chưa kể thời gian sản phẩm
phải nhuộm hay thêu hay giai đoạn thời gian chết để đưa sản phẩm đến từng
khâu. Bên cạnh đó, sản phẩm phải trải qua nhiều khâu với công suất từng
khâu là khác nhau. Khảo sát tại các phân xưởng cho thấy bộ phận máy cắt và
một số máy may của công ty đã cũ, công suất kém do đó đầu tư vào đổi mới
khâu này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho công ty. Công ty có thể không cần
nhập máy móc từ nước ngoài bởi hiện nay máy móc trong nước đã phát huy
ưu điểm, giá thành lại khá rẻ, công ty sẽ tiết kiệm được cả chi phí vận chuyển.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn nhà cung ứng nguyên phụ liệu đầu vào có uy tín
cũng đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Hiện

×