Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Tài liệu ôn thi môn Xã hội học pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.4 KB, 29 trang )

Bài tập nhóm

Môn: Xã hội học pháp luật

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Ở Việt Nam, công tác giáo dục đạo đức trong học sinh, sinh viên trong những năm
vừa qua đã có những đổi mới, tiến bộ và thu được những kết quả tốt. Tuy nhiên vẫn còn
một bộ phận học sinh, sinh viên chưa có ý thức tốt trong rèn luyện và xa vào các tệ nạn
xã hội. Những năm trở lại đây, các tệ nạn xã hội như cờ bạc, lô đề, game online, cá độ
bóng đá , với những mặt trái đã dần len lỏi vào đời sống của giới sinh viên. Những hành
vi vi phạm này đều có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội. Vì vậy, cần phải tìm
hiểu kỹ về vấn đề nhận thức và thực hiện pháp luật trong phòng, chống tệ nạn xã hội
của sinh viên để đưa ra phương án giáo dục phổ cập pháp luật về vấn đề này một cách
hiệu quả, đẩy lùi tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Sự nghiệp đổi mới của đất nước ta do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng và
lãnh đạo từ năm 1986 đến nay đã giành được nhiều thắng lợi to lớn và quan trọng,
đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng về kinh tế, xã hội, từ đó tạo ra vị thế
ổn định và phát triển đi lên. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, nền kinh tế
thị trường đã đem lại những yếu tố tiêu cực. Một trong số đó là sự tha hoá trong lối
sống, tệ nạn xã hội và tội phạm có điều kiện phát sinh và tồn tại, nhất là trong đời sống
sinh viên. Những hành vi vi phạm này dù xảy ra cố ý hay vô ý đều có những ảnh
hưởng nghiêm trọng đến xã hội, đi ngược lại với mục tiêu mà chúng ta đang tiến tới.
Việc tìm hiểu nhận thức và thực hiện pháp luật ở sinh viên hiện nay trong phòng chống
tệ nạn xã hội là việc làm vô cùng cấp thiết, là nền tảng để tìm ra hướng giải quyết, khắc
phục tình trạng vi phạm pháp luật trên, góp phần xây dựng một xã hội giàu đẹp mà
chúng ta đang tiến tới.
3. Giả thiết nghiên cứu

Nhóm: 4013A1



1


Bài tập nhóm

Môn: Xã hội học pháp luật

Hiện nay tệ nạn xã hội đang ngày một xâm nhập sâu rộng vào cộng đồng sinh
viên.Trong khi đó xã hội cũng chưa thực sự chú trọng trong công tác vận động và giáo
dục, phòng chống.Vậy nên cần có những biện pháp tìm hiểu kĩ nhận thức của sinh viên
trong vấn đề trên.
4.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chung dùng trong nghiên cứu là phương pháp phân tích và tổng hợp
- Phương phápthu thập thông tin là phương pháp Ankét: Đây là phương pháp mà điều
tra viên tiến hành phát bảng hỏi, hướng dẫn thống nhất cách trả lời; người được hỏi, trả
lời với hình thức tự viết vào bảng hỏi đã đưa cho người đó và gửi lại cho điều
5.

Chọn mẫu điều tra

- Phương pháp chọn mẫu.
- Chọn mẫu: là việc tiến hành nghiên cứu, thu thập thông tin từ một bộ phận
thu nhỏ của mẫu tổng thể nghiên cứu, song lại có khả năng suy rộng ra cho tổng
thể đối tượng nghiên cứu, phù hợp với các đặc trưng và cơ cấu của tổng thể.
-Những người tham gia trả lời bảng hỏi: Sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội
- Số lượng phiếu phát ra: 110
- Số lượng phiếu thu về: 100


Nhóm: 4013A1

2


Bài tập nhóm

Môn: Xã hội học pháp luật

PHẦN NỘI DUNG
1.

Một số vấn đề lý luận về tệ nạn xã hội và thực hiện pháp luật trong phòng

chống tệ nạn xã hội
a. Khái niệm tệ nạn xã hội
Tệ nạn xã hội là các hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch với chuẩn
mực xã hội,vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống
xã hội.
Có nhiều tệ nạn xã hội, ví dụ như: nghiện ma túy, cờ bạc, mê tín, tham nhũng, quan
liêu v.v...nhưng nguy hiểm nhất là các tệ nạn cờ bạc, ma túy,.Tệ nạn là một trong những
nguyên nhân chính phát sinh tội phạm.
b. Lý do đề tài lại tập trung vào đối tượng sinh viên
Khi bạn trở thành sinh viên là bạn đã đủ 18 tuổi, đã có quyền tham gia nhiều quan hệ
xã hội, quan hệ pháp luật, có những quyền năng cơ bản.Sinh viên không bị sự kèm cặp
cao độ của bố mẹ, gia đình hay thầy cô, nhà trường như khi bạn còn ngồi trên ghế phổ
thông, cộng thêm bản tính tò mò vốn có của thanh niên mới lớn nên họ đã vô tình trở
thành một con mồi ngon, một đối tượng luôn được các tệ nạn xã hội hướng tới.
c. Tác hại của tệ nạn xã hội
Tệ nạn xã hội trong sinh viên là một hiện tượng xã hội, có ảnh hưởng rất lớn tới thế

hệ trẻ hiện nay.Nó gây ra những tác hại trực tiếp đối với bản thân người mắc và gây ảnh
hưởng đến cả gia đình và toàn xã hội.
- Đối với chính bản thân người tham gia các tệ nạn xã hội đó: Các tệ nạn xã hội có
thể gây những tổn thương nghiêm trọng đối với sức khỏe của chính bản thân
người tham gia (gây các bệnh về hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ thần kinh đối với
người nghiện ma túy…); làm tha hóa về nhân cách, rối loạn về hành vi, dẫn tới
xao nhãng học tập và rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật và phạm
tội.
- Đối với gia đình: các gia đình có người thân tham gia các tệ nạn xã hội sẽ có thể
bị khủng hoảng về mặt tài chính cũng như tinh thần.

Nhóm: 4013A1

3


Bài tập nhóm

Môn: Xã hội học pháp luật

- Còn đối với cộng đồng xã hội: Tệ nạn xã hội ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội;
gây tâm lý hoang mang, lo lắng, sợ hãi cho những người khác.
d. Nội dung pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội
Trong quá trình đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, Nhà nước ta luôn trú trọng đến
việc nâng cao vai trò, hiệu quả của pháp luật và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để
điều chỉnh công tác này, như: tội chứa mại dâm: tội môi giới mại dâm; tội mua dâm
người chưa thành niên; tội đánh bạc; tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc; các tội phạm về
ma tuý..
e. Khái niệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội
Phòng, chống tệ nạn xã hội mang tính đồng bộ, hệ thống và có sự phối kết hợp chặt

chẽ giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân.Mục đích của công tác
phòng, chông tệ nạn xã hội là khắc phục thủ tiêu các nguyên nhân điều kiện của tệ nạn
nhằm ngăn chặn, hạn chế, làm giảm từng bước tiến tới loại trừ tội tệ nạn ra khỏi xã hội.
Phòng chống tội phạm được tiến hành theo hai hướng cơ bản sau:
- Hướng thứ nhất: Phát hiện, khắc phục, hạn chế, và đi đến thủ tiêu các hiện tượng
xã hội tiêu cực là những nguyên nhân , điều kiện phát sinh tệ nạn xã hội. Đây là
hướng mang tính cơ bản, chiến lược và lâu dài.
- Hướng thứ hai: hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại khi tệ nạn xã hội xảy
ra.
2.

Thực trạng của vấn đề
Trong những năm gần đây tình hình các tệ nạn xã hội trong sinh viên đang có xu

hướng gia tăng.Theo số liệu thống kê chính thức của Cục phòng chống tệ nạn xã hội, số
người mắc các tệ nạn xã hội chiếm khoảng 70%. Trong đó, theo thống kê của vụ công
tác Học sinh- Sinh viên ( Bộ giáo dục và đào tạo) số sinh viên mắc tệ nạn xã hội ở Hà
Nhóm: 4013A1

4


Bài tập nhóm

Môn: Xã hội học pháp luật

Nội chiếm khoảng 0,01% trong tổng số sinh viên cả nước mỗi năm. Song điều đáng lo
ngại nhất là sinh viên Hà Nội có mặt trong hầu hết các loại tệ nạn xã hội.
a. Thực trạng nhận thức về pháp luật trong phòng chống tệ nạn xã hội của sinh
viên Trường Đại học Luật Hà Nội

Để tìm hiểu về mức độ quan tâm của các bạn sinh viên về tệ nạn xã hội nhóm chúng
tôi đã đưa ra câu hỏi:“ Anh (chị) có quan tâm các thông tin về tệ nạn xã hội không?” và
kết quả thu về được là:
Mã số
A
B
Tổng

Đáp án trả lời

Không

Số lượng
82
18
100

Tỉ lệ
82.00
18.00
100,00

Theo đó, khi được hỏi về vấn đề có quan tâm đến tệ nạn xã hội không, đã có 82% số
người được hỏi tỏ ra quan tâm và 18% còn lại không tỏ ra quan tâm tới vấn đề này. Như
vậy có thể thấy sinh viên Trường Đại học Luật chúng ta cũng đã dành sự chú ý nhất
định cho các vấn đề về tệ nạn xã hội.Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những sinh viên
không quan tâm tới vấn đề này, đây là một vấn đề đáng lo ngại và yêu cầu chúng ta cần
có những biện pháp tuyên truyền, phổ biến tích cực, thiết thực và hiệu quả hơn nữa.
Cũng theo thông tin thống kê điều tra thu được thì các bạn sinh viên Trường Đại học
Luật Hà Nội chúng ta chủ yếu tiếp nhận thông tin pháp luật về tệ nạn xã hội qua các

phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài phát thanh, ti vi, mạng xã hội,… Theo đó,
khi được hỏi về việc các bạn sinh viên thường tiếp xúc với thông tin pháp luật trong
phòng chống tệ nạn xã hội ở đâu thì đã thu được kết quả là

số
a

Phương án trả lời
Phương tiện thông tin tại chúng

Nhóm: 4013A1

Số
lượng
53

Tỉ lệ
53,00
5


Bài tập nhóm

Môn: Xã hội học pháp luật

b

Nội dung học tập tại trường Đại Học Luật Hà
Nội


14

14,00

c

Các buổi tuyên truyền pháp luật

7

7,00

12

12,00

0
100

0,00
100

d

Tự nghiên cứu, tìm hiểu từ các văn bản quy
phạm pháp luật
e
Đáp án khác
Tổng cộng


Từ bảng trên ta thấy có 53% sinh viên được hỏi về vấn đề này đã được tiếp xúc với
kiến thức pháp luật là chủ yếu nhờ vào các phương tiện truyền thông, 14% sinh viên là
do nội dung học tập được tại trường, 7% là do tham gia các buổi tuyên truyền pháp luật
trong phòng chống tệ nạn xã hội và 12% còn lại là tự tìm hiểu là chủ yếu. Như vậy có
thể thấy cách tiếp nhận thông tin pháp luật về tệ nạn xã hội trong sinh viên là rất phong
phú, đa dạng.
Về nhận thức của sinh viên về tệ nạn xã hội, Mê tín dị đoan là một phần của tệ nạn xã
hội, nhưng khi được hỏi về việc mê tín dị đoan có phải là tệ nạn xã hội không thì chỉ có
34% số người được hỏi trả lời là có còn 66% còn lại cho rằng đây không phải tệ nạn xã
hội. Điều đó có nghĩa là trên thực tế, sinh viên trường ta đã có tìm hiểu và có một kiến
thức pháp luật khá trong vấn đề tệ nạn xã hội nhưng không phải ai cũng hiểu một cách
đầy đủ về các mặt của tệ nạn xã hội. Vì tệ nạn xã hội rất muôn màu muôn vẻ và ngày
càng biến hóa tinh vi, khó nắm bắt và len lỏi vào cuộc sống sinh viên một cách âm thầm
khiến cho đôi khi chúng ta lầm tưởng bản chất của nó.
Liên quan đến vấn đề tệ nạn xã hội thường gặp trong sinh viên, nhóm chúng em đã
đưa ra câu hỏi: “ Theo anh (chị), sinh viên thường dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội nào”
và nhận được kết quả là:
Mã số

Phương án trả lời

Nhóm: 4013A1

Số lượng

Tỉ lệ
6


Bài tập nhóm

a
b
c
d
e

Cờ bạc
Ma túy
Trộm cắp
Cá độ
Ý kiến khác: mại dâm, bán
hàng đa cấp
Tổng cộng

Môn: Xã hội học pháp luật
33
21
31
6
9

33,00
21,00
31,00
6,00
9,00

100

100


Theo các bạn sinh viên, các tệ nạn xã hội là cờ bạc (33%), ma túy (21%) và trộm cắp
(31%) là những tệ nạn lôi kéo nhiều sinh viên tham gia nhất.Trong đó cờ bạc là tệ nạn
thường gặp hơn hẳn. Có cầu ắt có cung, sinh viên lại không phải đi đâu xa mới có thể
thỏa cơn khát “đỏ đen”, quanh các trường đại học, nhiều quán trà đá, cà phê, ngay cả
hàng tạp hóa, hàng photocopy cũng trở thành nơi “trung chuyển số”. Hàng ngày cứ tầm
chiều đến gần 19 giờ, những quán trà đá nhộn nhịp bởi “giờ báo lô, đề”; sinh viên ngồi
bàn tán “con kết” và “con” hôm nay sẽ “nổ”. Sinh viên đánh lô để lấy tiền đóng học,
thêm tiền ăn tiêu chơi bời, thỏa cơn khát cờ bạc và đôi khi chỉ đơn thuần là đánh cho
vui.
Bên cạnh đó, một số bạn đã đưa ra ý kiến khác là biến tướng của bán hàng đa cấp.
Đây là một vấn đề khá mới hiện nay và là mần mống tệ nạn xã hội. Trong khi doanh
nghiệp bán hàng đa cấp chân chính luôn có những những quy định “hà khắc” cho nhà
phân phối như: Nghiêm cấm trẻ em dưới 18 tuổi và sinh viên chính quy tham gia, thì
những công ty đa cấp bất chính lại cố tình mọc lên ngay bên cạnh các trường học để
nhắm đến các bạn sinh viên. Lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của các bạn trẻ, nhất là các bạn
sinh viên có ý chí, đầy sự quyết tâm, đang muốn thay đổi vận mệnh, tương lai… các cò
đa cấp đã mời chào tham gia các công ty đa cấp bất chính. Đây cũng là một trong
những nguyên nhân nhiều sinh viên “sập bẫy” tại chỗ khi nghe những con số lợi nhuận
khổng lồ làm choáng ngợp của nó. Khi các bạn sinh viên đã bước chân vào con đường
và phát hiện ra mình bị lừa thì đã qua muộn khiến nhiều sinh viên vì bản thân mà đã lừa
Nhóm: 4013A1

7


Bài tập nhóm

Môn: Xã hội học pháp luật


gạt bạn bè, người quen tham gia bán hàng đa cấp để hy vọng lấy lại được chút vốn…
Hậu quả để lại là tiền mất, uy tín cũng không còn.
Không chỉ nhận biết và có cảnh giác với tệ nạn xã hội, các bạn sinh viên trường ta
cũng nắm khá chắc về trách nhiệm pháp lý phải gánh chịu khi tham gia tệ nạn xã hội.
Khi được hỏi về Trách nhiệm pháp lý mà người có hành vi vi phạm pháp luật về ma
túy chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự phải gánh chịu là như thế nào, đã có số
lượng người trả lời đúng là khá cao %: “ Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh, trật tự và an toàn xã hội; theo đó, mức phạt tiền cao nhất đến 30 triệu đồng;
ngoài ra, còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như: tịch thu tang vật và
phương tiện vi phạm, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 1 đến 2 năm...”
Mã số
a

Phương án trả lời
Nhắc nhở cảnh cáo đối với vi phạm lần đầu
và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
an ninh trật tự và an toàn xã hội với mức phạt
cao nhất là 30 triệu đồng
b
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
an ninh, trật tự và an toàn xã hội với mức
phạt cao nhất là 100 triệu đồng
c
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
an ninh, trật tự và an toàn xã hội; theo đó,
mức phạt tiền cao nhất đến 30 triệu đồng;
ngoài ra, còn có thể bị áp dụng các hình thức
xử phạt bổ sung như: tịch thu tang vật và
phương tiện vi phạm, đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc từ 1 đến 2 năm...

d
Tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm,
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 1 đến 2
năm...
Tổng cộng

Nhóm: 4013A1

Số lượng Tỉ lệ
3
3,00

2

2,00

76

76,00

19

19,00

100

100,00

8



Bài tập nhóm

Môn: Xã hội học pháp luật

Theo đó có 76% số sinh viên được hỏi đã trả lời đúng, cũng có nghĩa là số lượng người
có hiểu biết pháp luật trong phòng chống tệ nạn xã hội ở trường ta là tương đối nhiều.
Còn về vấn đề nhận thức về tác hại của tệ nạn xã hôị, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi:
“Theo anh (chị), tệ nạn xã hội trong sinh viên sẽ để lại hậu quả như thế nào?” và kết
quả thu về được là:
Mã số
a
b
c
d
Tổng

Đáp án trả lời
Sức khỏe, đạo đức, tiền bạc
Học tập
Bị bạn bè, thầy cô xa lánh
Cả 3 phương án trên

Số lượng
9
6
2
83
100


Tỉ lệ
9,00
6,00
2,00
83,00
100,00

Theo đó có tới 83% người được hỏi cho rằng tác hại của tệ nạn xã hội là rất nghiêm
trọng đến bản thân người mắc tệ nạn xã hội. Nó gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đạo đức,
tiền bạc, học tập, và cả tình bạn, tình thầy trò…
Tóm lại,nhìn chung các sinh viên có một cái nhìn khá toàn diện và đúng đắn về ảnh
hưởng tiêu cực của tệ nạn xã hội trong sinh viên nói riêng và toàn xã hội nói chung. Có
được điều này là do ở độ tuổi của các bạn cũng có sự cọ xát nhất định với cuộc sống,
cũng tiếp xúc với nhiều đối tượng và tìm hiểu nhiều về tệ nạn xã hội; nhận thức tốt
được những điều này thì mới có thái độ đúng đắn trước vấn đề tệ nạn xã hội nói chung
và đối với việc tham gia phòng chống tệ nạn xã hội nói riêng.
b. Thực trạng thực hiện pháp luật trong phòng chống tệ nạn xã hội của sinh viên
Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhận thức của các bạn sinh viên về pháp luật trong phòng chống tệ nạn xã hội là khá
tốt. Tuy nhiên, vấn đề thực hiện pháp luật trong phòng chống tệ nạn xã hội lại không
hẳn cao như nhận thức. Dù là các bạn sinh viên đã tích cực trong việc tham gia ký kết
Nhóm: 4013A1

9


Bài tập nhóm

Môn: Xã hội học pháp luật


các cam kết liên quan đến việc phồng chống tệ nạn xã hội như: Cam kết không tham gia
tệ nạn xã hội, Cam kết đẩy lùi tệ nạn xã hội… nhưng đó chỉ là về phần giấy tờ, còn việc
thực hiện thực tế thì như thế nào???
Khi được hỏi về thái độ của bạn khi phát hiện ra người thân bạn bè của bạn mắc tệ
nạn xã hội là như thế nào những người được hỏi đã có những câu trả lời rất khác nhau.
Cụ thể là như sau:
Mã số
A
B
C

Tổng

Đáp án trả lời

Số lượng

Xa lánh, tẩy chay
19
Bình thường, coi như không biết
28
Thương cảm, cố gắng giúp đỡ người đó 53
tránh xa tệ nạn vá hòa nhập cuộc sống bình
thường
100

Tỉ lệ

19,00
28,00

53,00
100,00

Theo số liệu thu được chỉ có 53% người được hỏi đồng cảm và có ý định giúp đỡ
những người nỡ xa vào tệ nạn xã hội, 19% xa lánh, tẩy chay và 28% coi như không biết.
Đây là một con số đáng báo động. Nó thể hiện sự thờ ơ, vô cảm của giới trẻ ngày nay
trong những vấn đề xã hội, điều đó sẽ tạo điều kiện tốt cho tệ nạn xã hội len lỏi vào
cuộc sống sinh viên nói riêng và cuộc sống cộng đồng nói chung. Chúng ta không nên
chỉ bảo vệ mình tránh xa tệ nạn mà còn phải chung tay chống lại tệ nạn, bảo vệ cả người
những khác cũng tránh xa tệ nạn. Mà muốn hành động tích cực được thì chúng ta cần có
một cái nhìn cởi mở hơn với cả những người mắc tệ nạn xã hội. Hãy kéo họ ra khỏi tệ
nạn và cùng nhau chiến đấu với nó bằng cách thực hiện, tuyên truyền pháp luật trong
phòng chống tệ nạn xã hội cho mọi người xung quanh.
Cũng về vấn đề thực hiện pháp luật trong phòng chống tệ nạn xã hội, nhóm chúng em
đã đưa ra câu hỏi: Nếu anh (chị) phát hiện ra người thân, bạn bè của mình rơi vào tệ

Nhóm: 4013A1

10


Bài tập nhóm

Môn: Xã hội học pháp luật

nạn xã hội (buôn bán và vận chuyển ma túy, mại dâm, cá độ, cờ bạc…) bạn sẽ giải
quyết như thế nào? Và thu về được kết quả như trong bảng sau:
Mã số
a
b

c
d
e
Tổng

Đáp án trả lời
Khuyên giải người đó đi đầu thú, nếu không được
thì coi như không biết
Khuyên giải người đó đi đầu thú, nếu không được
thì báo cơ quan chức năng có thẩm quyền
Báo thẳng cơ quan chức năng có thẩm quyền
Không quan tâm
Đáp án khác (Vui lòng ghi rõ đáp án trả lời)

Số lượng
26

Tỉ lệ
26,00

41

41,00

17
16
0
100

17,00

16,00
0,00
100,00

Từ bảng trên có thể thấy thái độ của sinh viên trong tình huống này rất khác nhau ở
từng nhóm đối tượng. Trong đó có 58% đã thực hiện tốt pháp luật trong phòng chống tệ
nạn xã hội ( 41% chọn đáp án Khuyên giải người đó đi đầu thú, nếu không được thì báo
cơ quan chức năng có thẩm quyền và 17% chọn đáp án Báo thẳng cơ quan chức năng
có thẩm quyền ), nhưng cũng có tới 42% đã tỏ ra thờ ơ trong vấn đề này ( 26% chọn đáp
án Khuyên giải người đó đi đầu thú, nếu không được thì coi như không biết và có tới
16% chọn đáp án Không quan tâm ).
Không những thế, một số sinh viên dù đã nhận thức được hậu quả của tệ nạn xã hội
và có hiểu biết pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội rồi nhưng cũng không kiềm chế
được bản thân mà lao vào vòng tệ nạn.
Tóm lại, tuy vẫn còn những đối tượng thờ ơ, chưa tích cực trong thực hiện pháp luật
về phòng chống tệ nạn xã hội, nhưng không thể phủ nhận được số sinh viên tích cực
thực hiện pháp luật trong vấn đề này của trường ta là khá cao. Hy vọng con số đáng
mừng này còn tăng trong những năm sau nữa.

Nhóm: 4013A1

11


Bài tập nhóm

Môn: Xã hội học pháp luật

3. Nguyên nhân của thực trạng trên
Khi được hỏi về việc: Theo anh (chị), việc sinh viên xa vào tệ nạn xã hội thường do

nguyên nhân nào, các sinh viên đã trả lời như sau:
Mã số
a
b
c
d
Tổng

Đáp án trả lời
Do không được sự dạy dỗ của gia đình
Do bạn bè tham gia vào rồi lôi kéo
Do nhà trường không giáo dục đầy đủ
Do hoàn cảnh đời sống xã hội xô đẩy

Số lượng
15
41
11
33
100

Tỉ lệ
15,00
41,00
11,00
33,00
100,00

Trong đó 15% cho rằng nguyên nhân sinh viên tham gia vào tệ nạn xã hội là do không
được sự dạy dỗ của gia đình, 41% cho rằng do bạn bè tham gia vào rồi lôi kéo, 11% là

do nhà trường không giáo dục đầy đủ và 33% cuối cùng lựa chọn là do hoàn cảnh đời
sống xã hội xô đẩy. Thực tế, nguyên nhân các bạn sinh viên tham gia vào tệ nạn xã hội
dù là không hiểu biết pháp luật hay là cò hiểu biết pháp luật rất đa dạng và do sự kết
hợp của nhiều yếu tố. Sau đây là một số nguyên nhân cơ bản:
- Ảnh hưởng từ việc giáo dục của gia đình
- Bên cạnh đó, về mặt tâm lý sinh viên là lứa tuổi hình thành và phát triển mạnh mẽ
những phẩm chất, nhân cách bậc cao có ý nghĩa rất lớn đối với sự tự giáo dục và hoàn
thiện bản thân
- Do không xác định được động cơ mục đích, lý tưởng phấn đấu, sống buông thả, sống
gấp, sống thực dụng, sống không lao động và chạy theo cám dỗ đời thường
- Tổ chức và kỷ luật của Đoàn, của Đội còn lỏng lẻo
- Một nguyên nhân khác là tác động của nền kinh tế thị trường đang tồn tại ở nước ta.

Nhóm: 4013A1

12


Bài tập nhóm

Môn: Xã hội học pháp luật

- Nguyên nhân nhận thức về pháp luật chưa đầy đủ và công tác tuyên truyền pháp luật
còn chưa hiệu quả
+ Ý thức pháp luật thấp, tinh thần tự trọng về nhân cách hạn chế cho nên sa ngã vào tệ
nạn xã hội dễ dáng nhanh chóng. Ví dụ: Thanh, thiếu niên ít hiểu biết pháp luật, kém tu
dưỡng rèn luyện, chạy theo lối sống buông thả, không chịu lao động, khó thoát khỏi tệ
nạn xã hội như trộm cắp, nghiện hút, mại dâm (Lê Văn Luyện – Bắc Giang)
+ Hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay chưa hoàn thiện, hoạt động bảo vệ pháp luật
chưa quyết liệt nhiều chỗ bị buông lỏng.

+ Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật còn nhiều bất cập,
hiệu quả chưa cao… nhiều người dân vi phạm pháp luật mà không biết. Tình hình ấy là
điều kiện cho tệ nạn xã hội phát triển
4.

Một số giải pháp nâng cao kiến thức pháp luật và phòng chống tệ nạn xã hội

trong nhà trường
a. Trách nhiệm của nhà trường
- Thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục phòng chống tội phạm tệ nạn xã hội trong
nhà trường.
- Xây dựng nhà trường trong sạch lành mạnh không có các hiện tượng tiêu cực, tệ
nạn xã hội
- Tổ chức cho sinh viên ký cam kết không tham gia tệ nạn xã hội, không có hành vi
tiếp tay cho tệ nạn xã hội phát triển . Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật…
- Phát động các phong trào trong nhà trường hưởng ứng các cuộc vận động toàn dân
tham gia phòng chống tệ nạn xã hội
- Phối hợp với lực lượng công an rà soát phát hiện, cung cấp thông tin số sinh viên
có biểu hiện nghi vấn…
- Đấu tranh xoá bỏ các tụ điểm hoạt động tệ nạn xã hội ở khu vực xung quanh
trường.
b. Trách nhiệm của sinh viên
Nhóm: 4013A1

13


Bài tập nhóm

Môn: Xã hội học pháp luật


- Không ngừng học tập nâng cao kiến thức, ý thức pháp luật và nội dung cơ bản nhất
về phòng chống tệ nạn xã hội. Tuyên truyền phổ biến phát luật cho mọi người. Chấp
hành nghiêm chỉnh những nội qui, qui định của nhà trường
- Trực tiếp tham gia các hoạt động phòng ngừa tệ nạn xã hội, tiến hành tuần tra, kiểm
soát bảo vệ an ninh trật tự trong khu vực trường, lớp; phát hiện các hiện tượng tiêu
cực có thể nảy sinh trong trường, lớp; các quan hệ nam nữ không lành mạnh, các
hành vi nghi vấn nghiện ma tuý, cờ bạc, lô đề, cá cược.. có thể dẫn đến phạm tội.

PHẦN KẾT LUẬN
Tệ nạn xã hội là một hiểm họa của xã hội của cộng đồng và của toàn nhân loại. Nếu
chúng ta không có biện pháp ngăn chặn thì nó sẽ lây lan nhanh chóng. Đặc biệt là môi
trường học tập rèn luyện của giảng đường đại học, nơi sản sinh ra nhưng con người
những nhân tố giúp ích cho sự phát triển của đất nước.Vì vậy, một lối sống cao đẹp cho
giới trẻ là rất cần thiết. Để có được điều đó, trước hết phải xây dựng được môi trường
sống xã hội mang tính nhân văn cao-một xã hội học tập-năng động và sáng tạo.Muốn
thực hiện một cách hiệu quả cần có sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, học sinh,
sinh viên động viên mọi người cùng bài trừ tệ nạn ra khỏi nhà trường và xã hội. Để
công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội đạt kết quả cao, thời gian tới Trường Đại
Nhóm: 4013A1

14


Bài tập nhóm

Môn: Xã hội học pháp luật

học Luật Hà Nội nên tiếp tục xây dựng các văn bản hướng dẫn tuyên truyền phòng,
chống tội phạm, tệ nạn xã hội đến sinh viên toàn trường. Các câu lạc bộ trong nhà

trường tiếp tục phối hợp tập huấn kỹ năng tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội cho
thành viên các câu lạc bộ “Thanh niên phòng, chống tệ nạn xã hội”. Tiếp tục khảo sát,
rà soát các đối tượng sinh viên vi phạm pháp luật, nghiện ma túy trong nhà trường để có
biện pháp giáo dục, xử phạt hợp lý.

PHỤ LỤC
1. Phiếu điều tra Xã hội học pháp luật
2. Bảng thống kê số liệu điều tra Xã hội học pháp luật

Nhóm: 4013A1

15


Bài tập nhóm

Môn: Xã hội học pháp luật

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
(Dành cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội)
Đề tài:“ TÌM HIỂU VỀ NHẬN THỨC VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀPHÒNG,
CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ’’
Kính gửi anh (chị)!
Trong những năm gần đây, các tệ nạn xã hội đang lan truyền nhanh chóng và khó

kiểm soát. Đáng chú ý là các tệ nạn xã hội đã và đang xâm nhập vào cả môi trường các
trường Đại học.Để đẩy lùi tệ nạn xã hội, Nhà nước đã đề ra, xây dựng các điều luật về
phòng chống tệ nạn xã hội.Vậy, là sinh viên Trường Đại Học Luật Hà Nội, anh (chị) đã
hiểu và thực hiện pháp luật trong vấn đề này như thế nào? Để hiểu rõ về vấn đề này
cũng như đề ra phương án nâng cao nhận thức của sinh viên trong phòng, chống tệ nạn
xã hội, nhóm chúng tội đã triển khai đề tài “ Nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng
chống tệ nạn xã hội của sinh viên Trường Đại Học Luật Hà Nội”.
Với mục đích nêu trên, chúng tôi kínhmong anh (chị) vui lòng trả lời những câu hỏi
dưới đây. Với các câu hỏi lựa chọn đáp án, anh (chị) đồng tình hoặc lựa chọn phương án
nào thì xin vui lòng đánh dấu Xvào ô trống tương ứng; với các câu hỏi không có
phương án trả lời xin vui lòng ghi rõ đáp án.
Câu 1: Theo anh (chị) tự đánh giá, mức độ nhận thức của mình về pháp luật trong việc
phòng chống các tệ nạn xã hội là như thế nào:
a. Cao
Nhóm: 4013A1

16


Bài tập nhóm

Môn: Xã hội học pháp luật

b. Khá
c. Trung bình
d. Kém
Câu 2: Anh (chị) có thường xuyên theo dõi các thông tin tuyên truyền pháp luật về vấn
đề phòng, chống tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay không?
a.
b.

c.
d.

Thường xuyên
Ít thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không theo dõi

Câu 3: Anh (chị) có quan tâm các thông tin về tệ nạn xã hội không?
a. Có
b. Không
Câu 4 :Kiến thức pháp luật liên quan đến việc phòng, chống tệ nạn xã hội mà anh (chị)
có được chủ yếu qua:
a.
b.
c.
d.
e.

Phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh, ti vi,...)
Nội dung học tập tại trường Đại Học Luật Hà Nội
Các buổi tuyên truyền pháp luật
Tự nghiên cứu, tìm hiểu từ các văn bản quy phạm pháp luật
Đáp án khác(Vui lòng ghi rõ đáp án)
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….

Câu 5: Anh (chị) đánh giá thế nào về vai trò của kiến thức pháp luật trong việc phòng
chống tệ nạn xã hội? (Chỉ chọn 1 phương án trả lời)
a.

b.
c.
d.

Rất cần thiết
Cần thiết
Có cũng được, không có cũng được
Không cần thiết

Nhóm: 4013A1

17


Bài tập nhóm

Môn: Xã hội học pháp luật

Câu 6: Theo anh (chị), những hoạt động nào là tệ nạn xã hội?(Có thể chọn nhiều đáp
án trả lời)
Sử dụng, buôn bán, vận chuyển, tang trữ chất ma túy
Nghiện game online
Sống thử
Kinh doanh, chứa chấp hoạt động mại dâm
Trộm cắp, cướp giật tài sản
Mê tín dị đoan
Đáp án khác:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

………………………

Câu 7: Theo anh (chị), sinh viên thường dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội nào
a.
b.
c.
d.
e.

Ma túy
Cờ bạc
Trộm cắp
Cá độ
Ý kiến khác:

…………………………………………………………………………………………
Câu 8: Nếu anh (chị) phát hiện ra người thân, bạn bè của mình rơi vào tệ nạn xã hội
(buôn bán và vận chuyển ma túy, mại dâm, cá độ, cờ bạc…) bạn sẽ giải quyết như thế
nào? (Chỉ chọn 1 phương án trả lời)
a. Khuyên giải người đó đi đầu thú, nếu không được thì coi như không biết
b. Khuyên giải người đó đi đầu thú, nếu không được thì báo cơ quan chức năng có
thẩm quyền
c. Báo thẳng cơ quan chức năng có thẩm quyền
d. Không quan tâm
e. Đáp án khác (Vui lòng ghi rõ đáp án trả lời)
Nhóm: 4013A1

18



Bài tập nhóm

Môn: Xã hội học pháp luật

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………
Câu 9: Theo anh (chị), người có hành vi vi phạm pháp luật về ma túy chưa đến mức
phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử lý như thế nào?
a. Nhắc nhở cảnh cáo đối với vi phạm lần đầu và xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực an ninh trật tự và an toàn xã hội với mức phạt cao nhất là 30 triệu đồng
b. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự và an toàn xã hội với
mức phạt cao nhất là 100 triệu đồng
c. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự và an toàn xã hội; theo
đó, mức phạt tiền cao nhất đến 30 triệu đồng; ngoài ra, còn có thể bị áp dụng các
hình thức xử phạt bổ sung như: tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm, đưa vào
cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 1 đến 2 năm...
d. Tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 1
đến 2 năm...
Câu 10:Theo anh (chị), người dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị
đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý như thế nào?
a.
b.
c.
d.

Không phải chịu bất kì trách nhiệm pháp lý nào
Cơ quan chức năng có thẩm quyền nhắc nhở khiển trách
Phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng
Bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ


đến ba năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
e. Phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm
Câu 11:Trong một trận bóng, người tham gia cá độ 3 lần với số tiền tương ứng với mỗi
lần là 1,5 triệu đồng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
a. Có
Nhóm: 4013A1

19


Bài tập nhóm

Môn: Xã hội học pháp luật

b. Không
Câu 12:Anh (chị) có thái độ như thế nào khi biết bạn bè mình mắc tệ nạn xã hội?
a. Xa lánh, tẩy chay
b. Bình thường, coi như không biết
c. Thương cảm, cố gắng giúp đỡ người đó tránh xa tệ nạn vá hòa nhập cuộc sống
bình thường
Câu 13:Theo anh (chị), việc sinh viên xa vào tệ nạn xã hội thường do những nguyên
nhân gì?
a.
b.
c.
d.

Do không được sự dạy dỗ của gia đình
Do bạn bè tham gia vào rồi lôi kéo

Do nhà trường không giáo dục đầy đủ
Do hoàn cảnh đời sống xã hội xô đẩy

Câu 14:Theo anh (chị), tệ nạn xã hội trong sinh viên sẽ để lại hậu quả xấu đến:
a.
b.
c.
d.

Sức khỏe, đạo đức, tiền bạc
Học tập
Bị bạn bè, thầy cô xa lánh
Cả 3 phương án trên

Câu 15: Phòng chống tệ nạn xã hội trong sinh viên là trách nhiệm của ai?
a.
b.
c.
d.

Gia đình
Nhà trường
Các cơ quan có thẩm quyền
Toàn xã hội

Câu 16:Anh (chị) có đề xuất giải pháp gì để phòng chống tệ nạn xã hội ở sinh viên hiện
nay? (Vui lòng ghi rõ đáp án trả lời)

Nhóm: 4013A1


20


Bài tập nhóm

Môn: Xã hội học pháp luật

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Câu 17: Xin anh (chị) cho biết giới tính của mình:
a. Nữ
b. Nam
c. Giới tính khác
Câu 18: Anh (chị) đang sống ở đâu?
a.
b.
c.
d.

Khu nhà trọ
Khu kí túc xá sinh viên Trường Đại Học Luật Hà Nội
Nhà riêng của gia đình
Nơi khác:
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………

Câu 19:Anh (chị) đang là sinh viên năm thứ mấy?
a.
b.

c.
d.

Năm nhất
Năm hai
Năm ba
Năm tư

Câu 20: Anh (chị) có từng tham gia vào tệ nạn xã hội bao giờ không
a. Có
b. Không
Nhóm chúng tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của anh (chị)!
Người xin ý kiến
Người cho ý kiến
Chúc anh (chị)có một tuần học tập và làm việc hiệu quả.
(Kí ghi rõ họ tên)

…………………………………
Nhóm: 4013A1

(Có thể kí tên hoặc không)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
…………………………………

21


Bài tập nhóm

Môn: Xã hội học pháp luật


BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
Đề tài:“TÌM HIỂU VỀ NHẬN THỨC VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀPHÒNG, CHỐNG
TỆ NẠN XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ’’
Câu 1: Theo anh (chị) tự đánh giá, mức độ nhận thức của mình về pháp luật trong việc phòng
chống các tệ nạn xã hội là như thế nào:
Bảng số liệu của câu hỏi sẽ được trình bày như sau:
Mã số Phương án trả lời
Số lượng
Tỉ lệ
a
Cao
21
21,00
b
Khá
55
55,00
c
Trung bình
18
18,00
d

Kém
6
6,00
Tổng cộng
100
100,00
Câu 2: Anh (chị) có thường xuyên theo dõi các thông tin tuyên truyền pháp luật về vấn đề
phòng, chống tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay không?
Bảng số liệu của câu hỏi sẽ được trình bày như sau:
Mã số Phương án trả lời
a
Thường xuyên
b
Ít thường xuyên
c
Thỉnh thoảng
d
Không theo dõi
Tổng cộng

Số lượng
19
34
32
15
100

Tỉ lệ
19,00
34,00

32,00
15,00
100,00

Câu 3: Anh (chị) có quan tâm các thông tin về tệ nạn xã hội không?
Bảng số liệu của câu hỏi sẽ được trình bày như sau:

Nhóm: 4013A1

22


Bài tập nhóm
Mã số Phương án trả lời
a

b
Không
Tổng cộng

Môn: Xã hội học pháp luật
Số lượng
82
18
100

Tỉ lệ
82,00
18,00
100,00


Câu 4 :Kiến thức pháp luật liên quan đến việc phòng, chống tệ nạn xã hội mà anh (chị) có
được chủ yếu qua:
Bảng số liệu của câu hỏi sẽ được trình bày như sau:
Mã số Phương án trả lời
a
b

Phương tiện thông tin tại chúng
Nội dung học tập tại trường Đại Học Luật Hà Nội

Số
lượng
53
14

c

Các buổi tuyên truyền pháp luật

7

7,00

12

12,00

0
100


0,00
100

d

Tự nghiên cứu, tìm hiểu từ các văn bản quy phạm
pháp luật
e
Đáp án khác
Tổng cộng

Tỉ lệ
53,00
14,00

Câu 5: Anh (chị) đánh giá thế nào về vai trò của kiến thức pháp luật trong việc phòng chống
tệ nạn xã hội? (Chỉ chọn 1 phương án trả lời)
Bảng số liệu của câu hỏi sẽ được trình bày như sau:
Mã số
a
b
c

Phương án trả lời
Rất cần thiết
Cần thiết
Có cũng được, không có cũng
được
d

Không cần thiết
Tổng cộng

Nhóm: 4013A1

Số lượng
65
23
6

Tỉ lệ
65,00
23,00
6,00

12
100

12,00
100

23


Bài tập nhóm

Môn: Xã hội học pháp luật

Câu 6: Theo anh (chị), những hoạt động nào là tệ nạn xã hội?(Có thể chọn nhiều đáp án trả
lời)

Bảng số liệu của câu hỏi sẽ được trình bày như sau:
Mã số
a

Phương án trả lời
Số lượng
Sử dụng, buôn bán, vận
100
chuyển, tang trữ chất ma túy
b
Nghiện game online
12
c
Sống thử
9
d
Kinh doanh, chứa chấp hoạt
100
động mại dâm
e
Trộm cắp, cướp giật tài sản
100
f
Mê tín dị đoan
34
Câu 7: Theo anh (chị) sinh viên thường dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội nào?
Bảng số liệu của câu hỏi sẽ được trình bày như sau:
Mã số
a
b

c
d
e

Phương án trả lời
Số lượng
Tỉ lệ
Cờ bạc
33
33,00
Ma túy
21
21,00
Trộm cắp
31
31,00
Cá độ
6
6,00
Ý kiến khác: mại dâm, bán
9
9,00
hàng đa cấp
Tổng cộng
100
100
Câu 8: Nếu anh (chị) phát hiện ra người thân, bạn bè của mình rơi vào tệ nạn xã hội (buôn bán
và vận chuyển ma túy, mại dâm, cá độ, cờ bạc…) bạn sẽ giải quyết như thế nào? (Chỉ chọn 1
phương án trả lời)
Bảng số liệu của câu hỏi sẽ được trình bày như sau:

Mã số
a
b
c

Phương án trả lời
Khuyên giải người đó đi đầu thú, nếu không
được thì coi như không biết
Khuyên giải người đó đi đầu thú, nếu không
được thì báo cơ quan chức năng có thẩm quyền
Báo thẳng cơ quan chức năng có thẩm quyền

Nhóm: 4013A1

Số lượng
26

Tỉ lệ
26,00

41

41,00

17

17,00

24



Bài tập nhóm

Môn: Xã hội học pháp luật

d
Không quan tâm
e
Đáp án khác
Tổng cộng

16
0
100

16,00
0,00
100,00

Câu 9: Theo anh (chị), người có hành vi vi phạm pháp luật về ma túy chưa đến mức phải truy
cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Bảng số liệu của câu hỏi sẽ được trình bày như sau:
Mã số
a

Phương án trả lời
Nhắc nhở cảnh cáo đối với vi phạm lần đầu và
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh trật tự và an toàn xã hội với mức phạt cao

nhất là 30 triệu đồng
b
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh, trật tự và an toàn xã hội với mức phạt cao
nhất là 100 triệu đồng
c
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
ninh, trật tự và an toàn xã hội; theo đó, mức phạt
tiền cao nhất đến 30 triệu đồng; ngoài ra, còn có
thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung
như: tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm,
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 1 đến 2
năm...
d
Tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm, đưa
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 1 đến 2 năm...
Tổng cộng

Số lượng
3

Tỉ lệ
3,00

2

2,00

76


76,00

19

19,00

100

100,00

Câu 10:Theo anh (chị), người dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan
khác gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Bảng số liệu của câu hỏi sẽ được trình bày như sau:
Mã số
a

Phương án trả lời
Không phải chịu bất kì trách nhiệm pháp lý
nào

Nhóm: 4013A1

Số lượng
25

Tỉ lệ
25,00

25



×