Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Giáo án toán HKI chân trời sáng tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.56 MB, 131 trang )

Ngày soạn: ......... / …… / 20……

Ngày dạy: ......... / …… / 20……

Kế hoạch dạy học lớp 1 môn Toántiết 1 - tuần 01
LỚP 1 CỦA EM
LỚP 1 CỦA EM (sách học sinh, trang 6)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Làm quen với đồ dùng học tập môn toán: tên gọi, chức năng, cách sử dụng;
các quy ước lớp học; các hình thức tổ chức lớp học.
2. Kĩ năng: Sử dụng được đồ dùng học tập môn toán; thực hiện được các quy ước lớp học;
các hình thức tổ chức lớp học.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; bảng phụ, bảng nhóm; ...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con, …
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):
* Mục tiêu:Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh
động.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh múa hát tập thể tạo
không khí lớp học vui tươi.


2. Bài học và thực hành (23-25 phút):
* Mục tiêu:Giúp học sinh làm quen với đồ dùng học
tập môn toán: tên gọi, chức năng, cách sử dụng; các
quy ước lớp học; các hình thức tổ chức lớp học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
2.1. Làm quen với hình thức tổ chức lớp học:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi “Kết bạn” để
giới thiệu các hình thức tổ chức hoạt động học tập
(nhóm đôi, nhóm 3,…).
Ví dụ:
- Giáo viên: Kết nhóm, kết nhóm.
- Giáo viên:Nhóm đôi, nhóm đôi

Hoạt động của học sinh

- Học sinh múa hát tập thể.

- Học sinh tham gia trò chơi.

+ Học sinh: Kết mấy? Kết mấy?
+ Học sinh tìm bạn để tạo nhóm.


Tương tự cho nhóm 3, nhóm 4, ….
2.2. Làm quen với đồ dùng học tập:
- Giáo viên hướng dẫn để học sinh nhận biết cấu trúc
thường gặp của các bài trong sách, các kí hiệu và các
việc học sinh thường làm khi sử dụng sách:
+ Bảng con: học sinh nhận biết công dụng mỗi mặt

của bảng con.
+ Bộ đồ dùng học tập toán: học sinh nhận biết tên
gọi, công dụng, cách xếp vào hộp sau khi sử dụng.
- Giáo viênhướng dẫn học sinh chơi “Gió thổi”, để
giới thiệu bộ đồ dùng học tập toán gồm: khối lập
phương - cách lắp ghép các khối lập phương với
nhau, bộ xếp hình - chơi lắp ghép hình.
Ví dụ:
+ Giáo viên: Gió thổi, gió thổi
+ Giáo viên: Thổi các khối lập phương để trên bàn.
+ Giáo viên: Thổi 2 khối lập phương “sát” vào nhau!

- Học sinh xem sách Toán 1, nhận biết cấu
trúc thường gặp của các bài trong sách, các
kí hiệu và các việc học sinh thường làm khi
sử dụng sách.
- Học sinh chơi
“Gió thổi”,
để giới thiệu
bộ đồ dùng
học tập toán.

+ Học sinh: Thổi gì? Thổi gì?
+ Học sinh để các khối lập phương trên
bàn.
+ Học sinh ghép 2 khối lập phương …

Nghỉ giữa tiết
Quy ước lớp học:
2.3. Quy ước lớp học:

- Giáo viên cùng với học sinh xây dựng một số quy - Học sinh cùng giáo viên xây dựng một số
ước lớp học: lấy và cất sách, đồ dùng học tập, cách quy ước lớp học.
sử dụng bảng con, …
Ví dụ:
+ Giáo viên ghi chữ B lên bảng.
+ Học sinh lấy bảng con.
+ Giáo viên lắc trống (hoặc vỗ tay, gõ song loan) 1 + Học sinh giơ bảng con lên.
cái.
3. Củng cố (3-5 phút):
* Mục tiêu:Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng
tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.
* Cách tiến hành:
Giáo viên giới thiệu những lợi ích cơ bản của việc Học sinh ghi nhớ những việc cần làm khi
học toán.
soạn cặp cho tiết học toán
4. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu:Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc
học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ
hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
Giáo viên yêu cầu học sinh tự kiểm tra đồ dùng học Học sinh tự kiểm tra đồ dùng học tập ở nhà;
tập ở nhà; kể lại vài quy ước ở lớp cho người thân kể lại vài quy ước ở lớp cho người thân
nghe.
nghe.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:


………………………..……………………………………………………………………………………

………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………

Ngày soạn: ......... / …… / 20……

Ngày dạy: ......... / …… / 20……

Kế hoạch dạy học lớp 1 môn Toántiết 2 - tuần 01
LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ HÌNH
VỊ TRÍ(sách học sinh, trang 10-11)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Nhận biết các thuật ngữ về vị trí, định hướng trong không gian: phải - trái
(đối với bản thân), trên - dưới, trước - sau, ở giữa.
2. Kĩ năng: Sử dụng đúng các thuật ngữ về vị trí, định hướng trong không gian: phải - trái
(đối với bản thân), trên - dưới, trước - sau, ở giữa.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; bảng phụ, bảng nhóm;bảng con, 1 hình
tam giác; 2 bảng chỉ đường (rẽ trái, rẽ phải); ...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con, …
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên làm mẫu, đứng cùng chiều với học sinh:
đưa tay sang trái, đưa tay sang phải.
2. Bài học và thực hành (28-30 phút):
* Mục tiêu:Giúp học sinh nhận biết đúng các thuật
ngữ về vị trí, định hướng trong không gian: phải trái, trên - dưới, trước - sau, ở giữa.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
2.1. Nhận biết và nói đúng vị trí của người hoặc vật:
a. Tìm hiểu bài:
- Giáo viên treo tranh, giúp các em nhận biết và chọn
đúng từ cần dùng (phải – trái đối với bản thân, trên –
dưới, trước – sau, ở giữa) để mô tả vị trí giữa các đối

Hoạt động của học sinh

- Học sinh vận động theo hiệu lệnh của giáo
viên.

- Học sinh quan sát tranh, nhận biết và chọn
đúng từ cần dùng.


tượng.
b. Tìm cách làm bài:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm
đôi, nêu vị trí một số đối tượng hoặc vị trí của 2 bạn
nhỏ trong tranh (dựa vào trái, phải của bản thân).

- Giáo viên khuyến khích nhiều học sinh trình bày.

- Học sinh làm việc theo nhóm đôi, nêu vị
trí một số đối tượng hoặc vị trí của 2 bạn
nhỏ trong tranh.
- Học sinh trình bày: Máy bay ở trên, tàu thuỷ
ở dưới.Bạn trai đứng bên phải, bạn gái đứng
bên trái.Xe màu hồng chạy trước, xe màu
vàng chạy sau, xe màu xanh chạy ở giữa.

c. Kiểm tra:
- Học sinh nhận xét, đánh giá phần trình bày
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá của các bạn: nói vị trí máy bay và đám mây, …
phần trình bày của các bạn.
- Học sinh lắng nghe.
- Giáo viên chốt (có thể kết hợp với thao tác tay):
trái – phải, trên – dưới, trước – sau, ở giữa.
Nghỉ giữa tiết
2.2. Thực hành – trải nghiệm để khắc sâu kiến
thức:
a. Giáo viên tổ chức trò chơi “Đố em”:
- Học sinh quan sát rồi nóivị trí của bảng
- Giáo viên dùng bảng con và 1 hình tam giác đặt con và hình tam giác.
lên bảng lớp,yêu cầu học sinh quan sát rồi nóivị trí
của bảng con và hình tam giác.
+ Học sinh: Bảo gì? Bảo gì?
+ Giáo viên: Cô bảo, cô bảo
+ Học sinh: Bảng con ở bên trái, hình tam
+ Giáo viên: Cô bảo hãy nói vị trí của hình tam giác giác ở bên phải, dùng bảng con và hộp bút
và bảng con.

(hoặc bút chì với bảng con,…) để đặt theo
hiệu lệnh của giáo viên.
+ Học sinh: Bảo gì? Bảo gì?
+ Giáo viên: Cô bảo, cô bảo
+ Học sinh đặt theo yêu cầu của giáo viên.
+ Giáo viên: Cô bảo để bảng con ở phía dưới, hộp
bút ở phía trên.
- Học sinh hoạt động theo nhóm đôi, tiếp
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hoạt động theo tục đặt đồ dùng để đố bạn nói vị trí, hoặc
nhóm đôi, yêu cầu học sinh tiếp tục đặt đồ dùng để ngược lại.
đố bạn nói vị trí, hoặc ngược lại.
a. Giáo viên tổ chức trò chơi “Vào vườn thú” (tích
hợp an toàn giao thông):
- Học sinh lặp lại.
- Giáo viên đưa biển báo hiệu lệnh và giới thiệu tên
gọi (rẽ trái, rẽ phải).
- Học sinh thực hiện.
- Giáo viên thao tác mẫu (vừa chỉ tay, vừa nói) và
hướng dẫn học sinh thực hiện. Ví dụ: Rẽ phải đến
chuồng voi trước,…
- Học sinh
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp tục chơi theo tiếp tục
nhóm đôi.
chơi theo
- Giáo viên kiểm tra.
nhóm đôi.
3. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối
việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp
cha mẹ hiểu thêm về con em.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tập phân biệt rõ - Học sinh tập tập nói: chân trái, chân phải,
ràng bên trái, bên phải trên cơ thể mình.
mắt trái, mắt phải, … của mình.


V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………

Ngày soạn: ......... / …… / 20……

Ngày dạy: ......... / …… / 20……

Kế hoạch dạy học lớp 1 môn Toántiết 3 - tuần 01
LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ HÌNH
VỊ TRÍ (sách học sinh, trang 12-13)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Nhận biết các thuật ngữ về vị trí, định hướng trong không gian: phải - trái
(đối với bản thân), trên - dưới, trước - sau, ở giữa.
2. Kĩ năng: Sử dụng đúng các thuật ngữ về vị trí, định hướng trong không gian: phải - trái
(đối với bản thân), trên - dưới, trước - sau, ở giữa.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; bảng phụ, bảng nhóm; bảng con, 1

hình tam giác; 2 bảng chỉ đường (rẽ trái, rẽ phải); ...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con, …
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên làm mẫu, đứng cùng chiều với học sinh:
đưa tay sang trái, đưa tay sang phải.
2. Luyện tập (23-25 phút):
* Mục tiêu:Giúp học sinh sử dụng đúng các thuật
ngữ về vị trí, định hướng trong không gian: phải trái, trên - dưới, trước - sau, ở giữa.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm
đôi (chú trọng phát triển năng lực giao tiếp toán học
cho học sinh).

Hoạt động của học sinh

- Học sinh vận động theo hiệu lệnh của giáo
viên.

- Học sinh làm việc theo nhóm đôi, chỉ vào
tranh vẽ rồi tập nói theo yêu cầu của từng

bài tập.


a. Bài 1. Quan sát rồi nói về vị trí:
- Giáo viên giúp học sinh xác định bên trái - bên phải
bằng cách yêu cầu học sinh giơ tay theo lệnh của giáo
viên.
- Giáo viên giúp học sinh nhận biết cần dùng từ ngữ
nào để mô tả vị trí.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tập nói theo nhóm
đôi.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày.

- Giáo viên
hướng dẫn
học sinh
nhận xét.

a. Bài 1:
- Học sinh xác định bên trái – bên phải
bằng cách giơ tay theo lệnh của giáo viên.
- Học sinh nhận biết cần dùng từ ngữ nào
để mô tả vị trí.
- Học sinh tập nói theo nhóm đôi.
- Học sinh trình bày: Bên phải của chú hề
màu đỏ, bên trái màu xanh.Tay phải chú hề
cầm bong bóng, tay trái chú hề đang tung
hứng bóng. Quả bóng ở trên màu xanh, quả
bóng ở dưới màu hồng.
- Học sinh nhận xét.

- Học sinh trình bày: Con diều ở giữa: màu
xanh lá. Con diều bên trái: màu vàng.Con
diều bên phải: màu hồng.

Nghỉ giữa tiết
b. Bài 2. Nói vị trí các con vật:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập 2.

3. Củng cố (3-5 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức
trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức
trò chơi “Xếp hàng
3”.
- Giáo viên nêu luật
chơi và cách chơi.
- Giáo viên hướng
dẫn học sinh thực
hiện trò chơi.
- Giáo viên yêu cầu
học sinh cả lớp vỗ
tay.
4. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối
việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp
cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm 1 đồ vật có
dạng khối chữ nhật (khối hộp chữ nhật) và 1 đồ vật

b. Bài 2:
- Học sinh trình bày: Con chim màu xanh
bên trái – con chim màu hồng bên phải.Con
khỉ ở trên – con sói ở dưới.Con chó phía
trước (đứng đầu) – con mèo ở giữa (đứng
giữa) – con heo phía sau (đứng cuối).Gấu
nâu phía trước – gấu vàng phía sau.

- Học sinh tạo nhóm 3, một vài nhóm lên
thực hiện trước lớp theo yêu cầu của giáo
viên:
+ Xếp hàng dọc rồi tự giới thiệu (ví dụ: A
đứng trước, B đứng giữa, C đứng sau).
+ Mở rộng:
Xếp hàng ngang quay mặt xuống lớp, bạn
đứng giữa giới thiệu (ví dụ: bên phải em là
A, bên trái em là C).
- Học suinh cả lớp vỗ tay.

Mỗi học sinh sưu tầm vỏ hộp bánh, hộp
thuốc, hộp sữa,….


dạng khối vuông (khối lập phương). Ví dụ: vỏ hộp
bánh, hộp thuốc, hộp sữa,….
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
………………………..……………………………………………………………………………………

………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………

Ngày soạn: ......... / …… / 20……

Ngày dạy: ......... / …… / 20……

Kế hoạch dạy học lớp 1 môn Toántiết 1 - tuần 02
LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ HÌNH
KHỐI HỘP CHỮ NHẬT - KHỐI LẬP PHƯƠNG(sách học sinh, trang 14-15)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Nhận biết khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
2. Kĩ năng: Nhận dạng, gọi tên khối hộp chữ nhật, khối lập phương thông qua việc sử dụng
đồ dùng học tập hoặc vật thật có trong cuộc sống.Sử dụng bộ đồ dùng học tập môn Toán để nhận
dạng hình khối hộp chữ nhật - khối lập phương thông qua việc ghép đôi mô hình với vật thật.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; bảng phụ, bảng nhóm; mô hình mẫu có dạng
khối hộp chữ nhật (3 hình) và khối lập phương (3 hình) (có màu sắc, chất liệu và độ lớn khác nhau); ...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; 5 khối lập
phương, 5 khối hộp chữ nhật, 2 hộp (sữa, bánh, kẹo,…) có dạng khối hộp chữ nhật và khối lập phương,

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên

1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):

Hoạt động của học sinh

* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh
động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
Giáo viên yêu cầu học sinh ghép 1 khối lập phương - Học sinhghép 1 khối vuông và 1 khối chữ
và 1 khối hộp chữ nhật với nhau, để ôn tập về vị trí: nhật với nhau theo yêu cầu của giáo viên.
trái – phải, trên – dưới.
2. Bài học và thực hành (23-25 phút):
* Mục tiêu:Giúp học sinh nhận dạng, gọi tên khối
hộp chữ nhật, khối lập phương thông qua việc sử


dụng đồ dùng học tập hoặc vật thật có trong cuộc
sống.Sử dụng bộ đồ dùng học tập môn Toán để
nhận dạng hình khối hộp chữ nhật - khối lập
phương thông qua việc ghép đôi mô hình với vật
thật.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
2.1. Nhận dạng khối hộp chữ nhật - khối lập
phương:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm 4,
dùng các vỏ hộp đã sưu tầm.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xếp nhóm đồ vật
theo dạng khối chữ nhật và khối vuông.

- Giáo viên dùng các mô hình khối hộp chữ nhật đặt
ở các vị trí khác nhau rồi giới thiệu: Đây là các khối
hộp chữ nhật.
- Giáo viênlàm tương tự với khối lập phương.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh gọi tên các đồ vật.
Ví dụ: hộp sữa có dạng khối hộp chữ nhật, xúc xắc
có dạng khối lập phương,….
- Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng sách học sinh
trang 14, chỉ vào các hình vẽ khối hộp chữ nhật,
khối lập phương ở phần bài học và gọi tên.

- Học sinh hoạt động nhóm 4, dùng các vỏ
hộp đã sưu tầm.
- Học sinh xếp nhóm đồ vật theo dạng khối
chữ nhật và khối vuông.
- Học sinh gọi tên.

- Học sinh lắng nghe và quan sát.
- Học sinh gọi tên các đồ vật. Ví dụ: hộp
sữa có dạng khối hộp chữ nhật, xúc xắc có
dạng khối lập phương,….
- Học sinh dùng sách học sinh trang 14, chỉ
vào các hình vẽ khối hộp chữ nhật, khối lập
phương ở phần bài học và gọi tên.

Nghỉ giữa tiết
2.2. Thực hành – trải nghiệm để khắc sâu kiến
thức:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm
đôi.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng 5 khối lập
phương và 5 khối hộp chữ nhật rồi chơi.
- Giáo viênđặt câu hỏi - học sinh trả lời và đặt hình
khối tương ứng vào đồ dùng trong tranh.
+ Giáo viên hỏi: Cái giường có dạng gì?
+ Giáo viên yêu cầu học sinh đặt khối hộp chữ nhật
vào hình cái giường và nói: “Cái giường khối hộp
chữ nhật.”
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luân phiên chơi lần
lượt với những đồ vật khác ở trong tranh (mỗi đồ
vật đều được đặt một khối lập phương hoặc một
khối hộp chữ nhật, mỗi loại có 5 hình.
3. Củng cố (3-5 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức
trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.
* Cách tiến hành:

- Học sinh hoạt động nhóm đôi.
- Học sinh dùng 5 khối lập phương và 5
khối hộp chữ nhật (như sách học sinh trang
15) rồi chơi.
+ Học sinh trả lời: Cái giường có dạng khối
hộp chữ nhật.
+ Học sinh đặt khối hộp chữ nhật vào hình
cái giường và nói: “Cái giường khối hộp
chữ nhật.”
- Học sinh luân phiên chơi lần lượt với
những đồ vật khác ở trong tranh (mỗi đồ vật
đều được đặt một khối lập phương hoặc

một khối hộp chữ nhật, mỗi loại có 5 hình.


- Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các khối đã - Học sinhthực hiện.
dùng ở bài 1 để xếp dãy hình theo bài 2 sách học
sinh trang 15 rồi nói thứ tự các hình được sắp xếp
(quy luật). Ví dụ: khối hộp chữ nhật – khối lập
phương – khối hộp chữ nhật.
- Giáo viên giới thiệu: Các khối hộp chữ nhật và - Học sinh lắng nghe.
khối lập phương được sắp xếp xen kẽ nhau.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………

Ngày soạn: ......... / …… / 20……

Ngày dạy: ......... / …… / 20……

Kế hoạch dạy học lớp 1 môn Toántiết 2 - tuần 02
LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ HÌNH
HÌNH TRÒN – HÌNH TAM GIÁC HÌNH VUÔNG – HÌNH CHỮ NHẬT
(sách học sinh, trang 16-17)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Nhận biết được các hình: hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ
nhật.
2. Kĩ năng: Nhận dạng và gọi đúng tên hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật
thông qua việc sử dụng đồ dùng học tập hoặc vật thật. Làm quen việc phân loại, sắp xếp các hình
theo các cách khác nhau, sử dụng đúng các thuật ngữ: hình dạng, màu sắc. Làm quen với việc xếp
hình.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; bảng phụ, bảng nhóm; các hình mẫu (như
sách học sinh trang 16), 3 hộp sữa – hộp bánh (kẹo) hình khối trụ, khối hộp chữ nhật, khối lập phương;
...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con, …
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động.

Hoạt động của học sinh


* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên làm mẫu: Vòng tay lên đầu và nói:
“tròn”.
Vòng tay lên mặt bàn và nói: “tam giác”.
2. Bài học và thực hành (28-30 phút):
* Mục tiêu:Giúp học sinh nhận dạng và gọi đúng tên
hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật
thông qua việc sử dụng đồ dùng học tập hoặc vật
thật; làm quen việc phân loại, sắp xếp các hình theo

các cách khác nhau, sử dụng đúng các thuật ngữ:
hình dạng, màu sắc. Làm quen với việc xếp hình.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
2.1. Giới thiệu hình tròn, hình tam giác, hình
vuông, hình chữ nhật:
a. Chính xác hoá biểu tượng và tên gọi:
- Giáo viên dùng các mô hình để giới thiệu: hình
tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật.
b. Nhận dạng và gọi tên qua hình vẽ:
- Giáo viên yêu cầu học sinh dùng sách học sinh
trang 16 để nhận dạng các hình, gọi tên các hình.
c. Tìm các vật trong thực tế có hình dạng là các
hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ
nhật:
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm trong thực tế các
hình có dạng hình tròn, hình tam giác, hình vuông,
hình chữ nhật.

- Học sinh vận động theo hiệu lệnh của giáo
viên.

- Học sinh lắng nghe, quan sát và ghi nhận.

- Học sinh dùng sách học sinh trang 16 để
nhận dạng các hình, gọi tên các hình..

- Học sinh nêu:
+ Huy hiệu, đĩa,… có dạng hình tròn.

+ Cờ thi đua, biển báo giao thông,…có
dạng hình tam giác.
+ Đồng hồ, bức tranh, … có dạng hình vuông.
+ Bảng lớp, cửa ra vào,… có dạng hình chữ
nhật.

d. Nhận dạng hình tròn, hình tam giác, hình vuông,
hình chữ nhật ở các hình khối:
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm ở các dạng hình - Học sinh nêu:
khối các hình có dạng hình tròn, hình tam giác, hình + Trái cam xẻ đôi, khúc mía chặt ngang,
vuông, hình chữ nhật.Ví dụ:
vành nón lá,… có dạng hình tròn.
+ Mái nhà, kim tự tháp,… có dạng hình tam
giác.
+ Khối rubik (đã xoay màu hoàn chỉnh),
xúc xắc,… có dạng hình vuông.
+ Vỏ hộp sữa, quyển sách dày,…có dạng
hình chữ nhật.
Nghỉ giữa tiết


2.2. Phân loại hình:
- Giáo viên sử dụng bộ xếp hình hướng dẫn học
sinh phân loại theo hình dạng.
- Giáo viên giới thiệu hai hình thức phân loại: màu
sắc, hình dạng.
3. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu:Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc
học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ
hiểu thêm về con em.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinhdùng bộ xếp hình để
phân loại các hình cho người thân xem; kể cho
người thân các vật có dạng hình mới học.

- Học sinhsử dụng bộ xếp hình và phân loại
các hình theo hình dạng.
- Học sinhnhìn hình vẽ, nói được cách phân
loại.

- Học sinh dùng bộ xếp hình để phân loại
các hình cho người thân xem; kể cho người
thân các vật có dạng hình mới học.

V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………

Ngày soạn: ......... / …… / 20……

Ngày dạy: ......... / …… / 20……

Kế hoạch dạy học lớp 1 môn Toántiết 3 - tuần 02
LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ HÌNH
HÌNH TRÒN – HÌNH TAM GIÁC HÌNH VUÔNG – HÌNH CHỮ NHẬT
(sách học sinh, trang 18-19)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Nhận biết được các hình: hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ

nhật.
2. Kĩ năng: Nhận dạng và gọi đúng tên hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật
thông qua việc sử dụng đồ dùng học tập hoặc vật thật. Làm quen việc phân loại, sắp xếp các hình
theo các cách khác nhau, sử dụng đúng các thuật ngữ: hình dạng, màu sắc. Làm quen với việc xếp
hình.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; bảng phụ, bảng nhóm; các hình mẫu (như
sách học sinh trang 16), 3 hộp sữa – hộp bánh (kẹo) hình khối trụ, khối hộp chữ nhật, khối lập phương;
...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con, …
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.


2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên làm mẫu: Vòng tay lên đầu và nói:
“tròn”.
Vòng tay lên mặt bàn và nói: “tam giác”.
2. Luyện tập (23-25 phút):
* Mục tiêu:Giúp học sinh làm tốt các bài tập trong

sách học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm
đôi (chú trọng phát triển năng lực giao tiếp toán học
cho học sinh).
a. Bài 1. Tìm các vật có dạng hình tròn:
- Giáo viên giúp học sinh gọi tên các đồ vật có hình
tròn trong hình.
- Sau khi xác định đủ các vật có hình tròn, giáo viên
cho học sinh xác định hình dạng của các vật còn lại.

Hoạt động của học sinh

- Học sinh vận động theo hiệu lệnh của giáo
viên.

- Học sinh làm việc theo nhóm đôi, chỉ vào
tranh vẽ rồi tập nói theo yêu cầu của từng
bài tập.
a. Bài 1:
- Học sinh gọi tên các đồ vật có hình tròn
trong hình. Ví dụ: ông mặt trời hình tròn,…
- Học sinh xác định hình dạng của các vật
còn lại.

Nghỉ giữa tiết
b. Bài 2. Tìm các vật có dạng hình chữ nhật:
- Giáo viên giúp học sinh gọi tên các đồ vật có hình

chữ nhật trong hình.
- Sau khi xác định đủ các vật có hình chữ nhật, giáo
viên cho học sinh xác định hình dạng của các vật còn
lại.
c. Bài 3. Tìm hình theo hình mẫu:
- Tìm hiểu bài: giáo viên làm theo trình tự sau:
+ Hướng dẫn học sinh nêu yêu cầu của bài.
+ Tại sao lại chọn hình tròn màu vàng?
+ Ở hàng đầu còn hình tròn nào nữa không?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào hình mẫu ở
mỗi hàng để tìm đủ hình.
- Giáo viên lưu ý học sinh, để biết một hình là
vuông hay chữ nhật, ta xoay hình đó (nếu là vuông,
xoay thế nào cũng vẫn vuông!).
3. Củng cố (3-5 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức
trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chiếc xe
tải (như sách học sinh trang 19):

b. Bài 2:
- Học sinh gọi tên các đồ vật có hình chữ
nhật trong hình. Ví dụ: bìa thư, thước kẻ,…
- Học sinh xác định hình dạng của các vật
còn lại.
c. Bài 3:
- Học sinh nêu: Tìm hình theo hình mẫu.
+ Vì hình mẫu màu đỏ là hình tròn.

+ Chọn thêm hình tròn màu hồng.
- Học sinh dựa vào hình mẫu ở mỗi hàng để
tìm đủ hình.
- Học sinh quan sát và lắng nghe.

- Học sinh quan sát hình.


- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận biết các - Học sinh nhận biết hình dạng các bộ phận
bộ phận cần xếp của xe: thùng xe, đầu xe, bánh xe.
của xe, suy nghĩ và tự quyết định cách chọn
các hình có trong bộ thiết bị học toán để xếp
xe.
4. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối
việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp
cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinhnhận biết hình dạng các Học sinh nhận biết hình dạng các bộ phận của
bộ phận của xe, suy nghĩ và tự quyết định cách chọn xe, suy nghĩ và tự quyết định cách chọn các
các hình có trong bộ thiết bị học toán để xếp xe.
hình có trong bộ thiết bị học toán để xếp xe.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………

Ngày soạn: ......... / …… / 20……


Ngày dạy: ......... / …… / 20……

Kế hoạch dạy học lớp 1 môn Toántiết 1 - tuần 03
LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ HÌNH
XẾP HÌNH (sách học sinh, trang 20-21)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Gọi đúng tên và màu sắc các hình trong bộ thực hành toán.
2. Kĩ năng: Dùng các hình trong bộ xếp hình (8 hình: 1 hình vuông và 7 hình tam giác) để
lắp ghép, xếp thành các hình mới.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
6. Tích hợp: Mĩ thuật, Tự nhiên và Xã hội.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; bảng phụ, bảng nhóm; mô hình mẫu có dạng
khối hộp chữ nhật (3 hình) và khối lập phương (3 hình) (có màu sắc, chất liệu và độ lớn khác nhau); ...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; 5 khối lập
phương, 5 khối hộp chữ nhật, 2 hộp (sữa, bánh, kẹo,…) có dạng khối hộp chữ nhật và khối lập phương,

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:


1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):

* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh
động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
Giáo viên yêu cầu học sinhlấy bộ xếp hình rồi sắp
xếp các hình theo hình dạng (cá nhân, cho thi đua
giữa các tổ).
2. Bài học và thực hành (23-25 phút):
* Mục tiêu:Giúp học sinh gọi đúng tên và màu sắc
các hình trong bộ thực hành toán; dùng các hình
trong bộ xếp hình (8 hình: 1 hình vuông và 7 hình
tam giác) để lắp ghép, xếp thành các hình mới.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
2.1. Giới thiệu bộ xếp hình:
- Giáo viên hướng dẫnhọc sinh nhận biết số lượng
hình trong bộ xếp hình.
- Giáo viên hướng dẫnhọc sinh gọi tên hình.

- Học sinhthực hiện theo yêu cầu của giáo
viên.

- Học sinh nêu: 8 hình gồm 1 hình vuông và
7 hình tam giác.
- Học sinh gọi tên hình: tam giác đỏ, tam
giác cam, vuông lam (xanh dương),...

Nghỉ giữa tiết
2.2. Thực hành lắp ghép:

Giáo viên lưu ý học sinh, bài 1 chỉ được dùng hình
vuông và 2 tam giác nhỏ.
a. Bài 1.Dùng 1 hình vuông và 2 hình tam giác để
xếp các hình sau:
Bài 1a) (nhóm 4)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận, phân
việc: mỗi bạn xếp 1 hình, khi đã xếp xong, khuyến
khích các em mô tả hai hình đầu.

a. Bài 1: Dùng 1 hình vuông và 2 hình
tam giác để xếp các hình sau:
Bài 1a) (nhóm 4)
- Học sinh thảo luận, phân việc: mỗi bạn
xếp 1 hình, khi đã xếp xong, mô tả hai hình
đầu.
Ví dụ: Hình chữ nhật được ghép bởi 2 hình
vuông, trong đó 1 hình vuông được ghép
bởi 2 tam giác.Hình tam giác lớn được ghép
từ 1 hình vuông và 2 tam giác nhỏ.
Bài 1b) (nhóm 6)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết, các hình Bài 1: b) (nhóm 6)
phải xếp giống như hình chữ nhật và hình tam giác - Học sinh phân việc: mỗi bạn xếp 1 hình.
ở bài 1.
- Giáo viên nhắc các bạn cùng nhóm giúp đỡ nhau.
Sau khi ghép hình, học sinh phân loại hình theo - Sau khi ghép hình, học sinh phân loại hình
hình dạng: nhóm hình chữ nhật – nhóm hình tam theo hình dạng: nhóm hình chữ nhật - nhóm
giác.
hình tam giác.



- Giáo viên lưu ý học sinh, các hình chữ nhật giống
nhau, các hình tam giác cũng vậy. Chúng chỉ khác
nhau về vị trí.
b. Bài 2. Xếp nhà và thiên nga:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân công,1 bạn
xếp nhà, 1 bạn xếp thiên nga.Khi đã xếp xong,
khuyến khích các em tưởng tượng và mô tả.
Tích hợp: Tự nhiên và Xã hội.
Giáo viên cho học sinh xem hình thiên nga và giải
thích: Thiên nga là một loài chim đẹp có “bà con”
với ngỗng nhưng đẹp hơn ngỗng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc theo kĩ
thuật “các mảnh ghép”.
- Giáo viên khuyến khích học sinh về nhà xếp nhiều
hình theo mẫu, có thể sáng tạo xếp theo ý mình.
3. Củng cố (3-5 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức
trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viênyêu cầuhọc sinhgọi đúng tên và màu sắc
các hình trong bộ thực hành toán.

- Học sinh chú ý lắng nghe, vận dụng.
Bài 2: (nhóm đôi)
- 1 học sinh xếp nhà, 1 học sinh xếp thiên
nga.Khi đã xếp xong, học sinh tưởng tượng
và mô tả. Ví dụ: Đầu, đuôi thiên nga đều là
hình tam giác,…


- Học sinh làm việc.

- Học sinhthực hiện.

V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………

Ngày soạn: ......... / …… / 20……

Ngày dạy: ......... / …… / 20……

Kế hoạch dạy học lớp 1 môn Toántiết 2 - tuần 03
LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ HÌNH
THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM: VUI TRUNG THU (sách học sinh, trang 22)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Ôn kiến thức về định hướng không gian; gọi tên các hình khối, hình phẳng đã học.
2. Kĩ năng: Thực hành các hoạt động liên quan đến định hướng không gian.Thực hành
nhận dạng và gọi tên các hình khối, hình phẳng đã học.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Mô hình hoá toán học, giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; bảng phụ, bảng nhóm; lồng đèn hình khối,
đầu lân, các thẻ có vẽ các hình giao cho các nhóm (trong mục 2) để ôn hình khối và hình phẳng; ...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; lồng đèn, …
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:



1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh
động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên đưa từng lồng đèn, yêu cầu học sinh mô - Học sinh mô tả hình dạng của lồng đèn.
tả hình dạng của lồng đèn.
- Giáo viên giới thiệu thuật ngữ “mặt” của lồng đèn.
Ví dụ: Giáo viên đưa lồng đèn màu xanh lá cây.
- Học sinh mô tả: lồng đèn màu xanh lá cây
hình khối lập phương có các mặt là hình
vuông.
- Giáo viên đưa lồng đèn xếp màu đỏ.
- Học sinh mô tả: lồng đèn có 2 mặt là hình
tròn.
- Giáo viên thực hiện tương tự với lồng đèn màu - Học sinh mô tả tương tự với lồng đèn màu
hồng và ngôi sao.
hồng và ngôi sao.
2. Thực hành: Vui trung thu (23-25 phút):
* Mục tiêu:Giúp học sinh thực hành các hoạt động
liên quan đến định hướng không gian. Thực hành
nhận dạng và gọi tên các hình khối, hình phẳng đã

học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
2.1. Ôn tập vị trí: trước - sau, ở giữa:
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Cô bảo”.
- Học sinh nghe giáo viên hướng dẫn luật
- Giáo viên hướng dẫn luật chơi: nêu yêu cầu tổ chơi.
nào, học sinh tổ đó thực hiện. Ví dụ:
+ Giáo viên: Cô bảo, cô bảo!
+ Học sinh: Bảo gì? Bảo gì?
+ Giáo viên: Cô bảo bạn A đứng trước, bạn C đứng + Học sinh đứng theo vị trí.
sau, bạn B đứng giữa.
- Tiếp theo, giáo viên yêu cầu các bạn trong tổ làm + Học sinh làm theo hiệu lệnh: “Bên trái,
theo hiệu lệnh: “Bên trái, quay”, “Bên phải, quay”. quay”, “Bên phải, quay”.
- Tổ làm nhanh và đúng được cả lớp nhận xét, hoan - Lần lượt các tổ còn lại thực hiện.
nghênh.
- Giáo viên tiếp tục nêu yêu cầu cho học sinh thực - Học sinh thực hiện nhiều lần rồi sơ kết
hiện nhiều lần rồi sơ kết tính điểm thi đua cho tổ.
tính điểm thi đua cho tổ
Nghỉ giữa tiết
2.2. Ôn các hình khối và hình phẳng đã học:
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai tinh mắt thế?”.
- Cả lớp chơi thi đua theo tổ, tổ nào thực
Có thể cho cả lớp chơi thi đua theo tổ. \
hiện nhanh và đúng thì thắng cuộc.
- Giáo viên hướng dẫn luật chơi: cho mỗi tổ cử 1 - Mỗi tổ cử 1 học sinh bốc thăm thẻ yêu cầu
bạn bốc thăm thẻ yêu cầu rồi cả tổ thảo luận để rồi cả tổ thảo luận để chọn đèn và chọn ra 3
chọn đèn và chọn ra 3 bạn thực hiện yêu cầu của bạn thực hiện yêu cầu của thẻ.



thẻ.
- Ví dụ: Tổ 2 nhận được thẻ vẽ hình:
(nghĩa là 1 bạn cầm đèn có hình tam giác, 1 bạn
cầm đèn có hình tròn, 1 bạn cầm đèn có hình
vuông). Sau khi thảo luận, các em chọn ra 3 bạn để
thực hiện yêu cầu.Sau khi chọn đèn xong, 3 bạn xếp
hàng trước lớp. Tổ trưởng nói yêu cầu tổ nhận
được.
- Giáo viên yêu cầu cả lớp nhận xét, hoan nghênh.
2.3. Vui chơi “Rước đèn”:
- Giáo viên hướng dẫn cách di chuyểnrước đèn.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đi theo thứ tự: đầu
lân - tổ 1 - tổ 2 - …. di chuyển xung quanh lớp học
hoặc ra hành lang hay ngoài sân trường.
- Giáo viên cho học sinh rước đèn, vừa đi vừa hát
bài “Rước đèn tháng tám”. Em nào không cầm
đènthì vừa đi vừa hát và vỗ tay theo bài hát.

- Tổ nào thảo luận xong trước được thực
hiện trước.
- Học sinh thực hiện trò chơi.

- Cả lớp nhận xét, hoan nghênh.

- Lớp trưởng đội đầu lân đi trước, học sinh
các tổ cầm đèn và di chuyển theo lớp
trưởng.
- Học sinh đi theo thứ tự: đầu lân - tổ 1 - tổ
2 -tổ 3 - …. di chuyển xung quanh lớp học

hoặc ra hành lang hay ngoài sân trường.
- Học sinh rước đèn, vừa đi vừa hát bài
“Rước đèn tháng tám”. Bạn nào không cầm
đènthì vừa đi vừa hát và vỗ tay theo bài hát.

3. Củng cố (3-5 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức
trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viênyêu cầuhọc sinhnêu các hoạt động liên - Học sinh thực hiện.
quan đến định hướng không gian, gọi tên các hình
khối, hình phẳng đã học.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………

Ngày soạn: ......... / …… / 20……

Ngày dạy: ......... / …… / 20……

Kế hoạch dạy học lớp 1 môn Toántiết 3 - tuần 03
CÁC SỐ ĐẾN 10
CÁC SỐ 1, 2, 3 (sách học sinh, trang 24-25)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Nắm được kiến thức về các số trong phạm vi 3.
2. Kĩ năng: Đếm, lập số, đọc, viết các số trong phạm vi 3.Làm quen với việc sử dụng ngón
tay để đếm và lập số.Nhận biết được thứ tự dãy số từ 1 đến 3.Làm quen với tách số và nói được
cấu tạo của số trong phạm vi 3.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học.


5. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
6. Tích hợp: Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; bảng phụ, bảng nhóm; 3 khối lập
phương.

2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì,…; 3 khối lập

phương.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh
động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên cho học sinh hát: “Thi nhau đi bộ” (hát - Học sinh hát: “Thi nhau đi bộ”.
đến “3 cây số mỏi chân rồi” thì dừng lại).
- Giáo viên cho cả lớp đếm từ 1 đến 3.


- Học sinh đếm từ 1 đến 3.

2. Bài học và thực hành (13-15 phút):
* Mục tiêu:Giúp học sinh đếm, lập số, đọc, viết các
số trong phạm vi 3.Làm quen với việc sử dụng ngón
tay để đếm và lập số.Nhận biết được thứ tự dãy số
từ 1 đến 3.Làm quen với tách số và nói được cấu
tạo của số trong phạm vi 3.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
2.1. Đếm - Lập số - Đọc số - Viết số trong phạm vi 3:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đếm, lập số từ 1 - Học sinh (nhóm đôi) đếm, lập số từ 1 đến
đến 3 theo mẫu.
Ví dụ:

3 theo mẫu.


Một, hai, ba

Một, hai, ba

Có ba miếng dưa

Có ba chấm tròn

- Giáo viên: Có ba miếng dưa, có ba chấm tròn, ta - Học sinh viết số 3 vào bảng con.
có số ba, hướng dẫn học sinh viết số 3 vào bảng …
- Nhiều nhóm nói trước lớp.


con.

- Giáo viên khuyến khích nhiều nhóm nói trước lớp. - Học sinh đọc số.
- Giáo viên giới thiệu chữ số: Để viết các số: một,
- Học sinh viết bảng con.

hai, ba ta dùng các chữ số 1, 2, 3.
- Giáo viên đọc số.

- Học sinh đọc xuôi, đọc ngược dãy số vừa
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc xuôi, đọc viết.
ngược dãy số vừa viết.
Nghỉ giữa tiết
2.2. Thực hành Đếm - Lập số - Đọc số - Viết số:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng ngón tay - Học sinh sử dụng ngón tay để đếm, lập số.
để đếm, lập số.
- Giáo viên vỗ tay lần lượt từ 1 tới 3 cái.

- Học sinh bật ngón tay lần lượt từ 1 tới 3
ngón vừa đưa ngón tay vừa đếm: một,

- Giáo viên vỗ tay lần lượt từ 3 tới 1 cái.

hai,…
- Học sinh đưa ngón tay lần lượt từ 3 tới 1

- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành Đếm - ngón vừa đưa ngón tay vừa đếm: ba, hai, một.
Lập số - Đọc số - Viết số.


- Học sinh (nhóm 4) thực hành Đếm - Lập
số - Đọc số - Viết số: Bạn điều khiển vỗ tay
2 cái:Hai bạn trong nhóm đưa ngón tay, bạn
còn lại viết số ra bảng con.
- Lưu ý, vai trò điều khiển có thể là viết số,
đưa ngón tay, bạn điều khiển được thay thế
luân phiên.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh hực hành.
- Học sinh thực hành.
2.3. Làm quen tách số, nói cấu tạo số trong phạm vi 3:
- Giáo viên nói tách trên đồ vật rồi khái quát hoá


bằng ngôn ngữ.
+ Tách 2: Giáo viên làm mẫu, làm rõ hai thao tác: - Học sinh làm theo.
Tách – Nói.
+ Tách 3: Giáo viên ra hiệu lệnh.

- Mỗi học sinh để 3 khối lập phương trên
bàn. Học sinh tách 3 khối lập phương thành
hai phần bất kì, học sinh nói các kết quả
tách (cấu tạo của 3).

- Giáo viên hướng dẫn học sinh nói thành thạo cấu - Học sinh nói:2 gồm 1 và 1; 3 gồm 2 và 1;
tạo của 2 và 3.

3 gồm 1 và 2.

3. Củng cố (3-5 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức
trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viênyêu cầuhọc sinhtìm các đồ vật xung - Học sinh tìm các đồ vật xung quanh em có
quanh em có số lượng từ 1 đến 3.

số lượng từ 1 đến 3.

4. Vui học (3-5 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh làm quen cách xác định
“toạ độ” trong bảng vuông 3 × 3.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: trò chơi.
* Cách tiến hành:
Tích hợp: thức ăn yêu thích của mỗi con vật.
- Giáo viên dùng hình thức vui: “Cô hỏi” để học - Học sinh làm quen cách xác định “toạ độ”
sinh trả lời về thức ăn yêu thích của mèo, voi, thỏ trong bảng vuông 3 × 3.
được giấu trong hộp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng ngón trỏ trái - Học sinh (nhóm đôi) tiếp tục với các con
đặt vào hình các con vật, ngón trỏ phải đặt vào hình vật còn lại rồi thông báo kết quả.
thức ăn yêu thích của con vật đó. Sau đó, kéo
rêngón tay trái từ trái sang phải, ngón tay phải từ
trên xuống dưới, sao cho 2 ngón tay gặp nhau tại 1
ô hình, rồi gọi tên hình có trong ô đó.Ví dụ: tay trái
chỉ mèo, tay phải chỉ cá. Kéo rê 2 ngón tay, sao cho
chúng gặp nhau tại ô khối lập phương màu xanh, rồi
học sinh đọc tên “Khối lập phương màu xanh”.


5. Đất nước em (3-5 phút):

* Mục tiêu:Giới thiệu, mở rộng kiến thức cho học
sinh về Chùa Một Cột ở Hà Nội.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Vấn đáp, trực
quan, đàm thoại.
* Cách tiến hành:
- Chùa Một Cột, giáo viên hỏi:Chùa Một Cột ở đâu? - Học sinh trả lời: Thủ đô Hà Nội.
Tại sao lại có tên như thế?

- Học sinh trả lời: chỉ có 1 cái cột.

- Giáo viên giúp học sinh tìm vị trí Hà Nội trên bản
đồ (sách học sinh trang 157).

6. Hoạt động ở nhà:
- Giáo viên yêu cầu học sinhkể tên các bộ phận trên - Học sinhkể tên các bộ phận trên khuôn
khuôn mặt em và cho biết bộ phận có mấy cái? Ví mặt em và cho biết bộ phận có mấy cái? Ví
dụ: 2 mắt, 1 miệng,…Kể 3 điều tốt bạn làm cho em, dụ: 2 mắt, 1 miệng,…Kể 3 điều tốt bạn làm
3 việc em giúp cha mẹ.

cho em, 3 việc em giúp cha mẹ.

V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………

Ngày soạn: ......... / …… / 20……

Ngày dạy: ......... / …… / 20……


Kế hoạch dạy học lớp 1 môn Toántiết 1 - tuần 04
CÁC SỐ ĐẾN 10
CÁCSỐ 4, 5 (sách học sinh, trang 26-27)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Nắm được kiến thức về các số trong phạm vi 5.
2. Kĩ năng: Đếm, lập số, đọc, viết các số trong phạm vi 5.Làm quen với việc sử dụng ngón
tay để đếm và lập số.Nhận biết được thứ tự dãy số từ 1 đến 5.Lập được dãy số từ 1 đến 5 bằng
cách thêm 1 vào số liền trước.Làm quen với tách số và nói được cấu tạo của số trong phạm vi 5.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt.


II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; bảng phụ, bảng nhóm; 4 khối lập phương; ...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; 4 khối lập phương, …
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hát bài: “5 ngón
tay ngoan”.
- Giáo viên cho cả lớp đếm từ 1 đến 5.

2. Bài học và thực hành (28-30 phút):
* Mục tiêu:Giúp học sinh đếm, lập số, đọc, viết các
số trong phạm vi 5.Làm quen với việc sử dụng ngón
tay để đếm và lập số.Nhận biết được thứ tự dãy số
từ 1 đến 5.Lập được dãy số từ 1 đến 5 bằng cách
thêm 1 vào số liền trước.Làm quen với tách số và
nói được cấu tạo của số trong phạm vi 5.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
2.1. Đếm - Lập số - Đọc số - Viết số trong phạm vi 5:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đếm, lập số từ 1
đến 3 theo mẫu.
Ví dụ:

Một, hai, ba, bốnMột, hai, ba, bốn
Có bốn ô tôCó bốn chấm tròn
- Giáo viên: Có bốn ô tô, có bốn chấm tròn, ta có số
bốn. giáo viên vừa nói vừa viết số 4 lên bảng lớp.
- Giáo viên khuyến khích nhiều nhóm nói trước lớp.
- Giáo viên giới thiệu số 5: Tương tự như giới thiệu
số 4.
- Giáo viên giới thiệu chữ số, yêu cầu học sinh đọc số.
+ Để viết các số:
một, hai, ba, bốn, năm
+ Ta dùng các chữ số: 1, 2,3, 4,
5
- Giáo viên cho học sinh viết bảng con dãy số từ 1 đến
5, yêu cầu học sinh đọc xuôi, đọc ngược dãy số trên.


Hoạt động của học sinh

- Học sinhhát bài: “5 ngón tay ngoan”.
- Học sinh cả lớp đếm từ 1 đến 5.

- Học sinh (nhóm đôi) đếm, lập số từ 1 đến
3 theo mẫu.

- Học sinh viết số 4 vào bảng con.

- Nhiều nhóm nói trước lớp.
- Học sinh đọc số.
- Học sinh viết bảng con rồi đọc xuôi, đọc
ngược dãy số trên.


2.2. Thực hành Đếm - Lập số - Đọc số - Viết số:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng ngón tay - Học sinh sử dụng ngón tay để đếm, lập số.
để đếm, lập số.
- Giáo viên vỗ tay lần lượt từ 4 tới 5 cái.
- Học sinh bật ngón tay lần lượt từ 4 tới 5
ngón vừa đưa ngón tay vừa đếm: bốn, năm.
- Giáo viên vỗ tay lần lượt từ 5 tới 4 cái.
- Học sinh đưa ngón tay lần lượt từ 5 tới 4
ngón vừa đưa ngón tay vừa đếm: năm, bốn.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành Đếm - - Học sinh (nhóm 4) thực hành Đếm - Lập
Lập số - Đọc số - Viết số.
số - Đọc số - Viết số: Bạn điều khiển vỗ tay
4 cái: Hai bạn trong nhóm đưa ngón tay,
bạn còn lại viết số ra bảng con.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh hực hành.
- Học sinh thực hành
Nghỉ giữa tiết
2.3. Thực hành nhận biết thứ tự dãy số trong phạm vi
5:
Thực hiện tương tự số 1, 2, 3.
2.4. Làm quen tách số, nói cấu tạo số trong phạm vi 5:
- Giáo viên nói tách trên đồ vật rồi khái quát hoá
bằng ngôn ngữ.
+ Tách 4: Giáo viên làm mẫu, làm rõ hai thao tác: - Mỗi học sinh để 4 khối lập phương trên
Tách - Nói.
bàn. Học sinh tách 4 khối lập phương thành
hai phần bất kì, học sinh nói các kết quả
tách (cấu tạo của 4).
+ Gộp 4: Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh để 4 khối - Mỗi học sinh để 4 khối lập phương trên
lập phương trên bàn thành 2 phần bất kì.
bàn thành 2 phần bất kì.
- Giáo viên ra hiệu lệnh.
- Học sinh gộp 4 khối lập phương lại.
- Học sinh nói các cách gộp khác nhau.
3. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu:Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc
học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ
hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinhtách, gộp các số 4, 5 - Học sinh tách, gộp các số 4, 5 cho người
cho người thân cùng xem.
thân cùng xem.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:

………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………

Ngày soạn: ......... / …… / 20……

Ngày dạy: ......... / …… / 20……

Kế hoạch dạy học lớp 1 môn Toántiết 2 - tuần 04
CÁC SỐ ĐẾN 10
CÁCSỐ 4, 5 (sách học sinh, trang 28)
I. MỤC TIÊU:
Như tiết 1 tuần 04/
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; bảng phụ, bảng nhóm; 4 khối lập phương; ...


2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; 4 khối lập phương, …
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hát bài: “5 ngón
tay ngoan”.
- Giáo viên cho cả lớp đếm từ 1 đến 5.
2. Luyện tập (18-20 phút):

* Mục tiêu:Giúp học sinh làm tốt các bài tập trong
sách học sinh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm
đôi (chú trọng phát triển năng lực giao tiếp toán học
cho học sinh).
a. Bài 1. Số ?
- Giáo viên giúp học sinh nhận biết: Số cần điền
vào ô trống dưới mỗi hình.
- Giáo viên: Tại sao người ta viết số 2 vào ô trống
dưới hình thứ hai? Như vậy, ta phải đếm số mèo ở
mỗi hình để tìm được số phù hợp.

Hoạt động của học sinh

- Học sinhhát bài: “5 ngón tay ngoan”.
- Học sinh cả lớp đếm từ 1 đến 5.

- Học sinh làm việc theo nhóm đôi, chỉ vào
tranh vẽ rồi tập nói theo yêu cầu của từng
bài tập.
a. Bài 1:
- Học sinh nhận biết: Số cần điền vào ô
trống dưới mỗi hình.
- Học sinh trả lời: Vì có 2 con mèo.
- Học sinh: đếm số con mèo lần lượt trong
từng hình rồi điền số tương ứng vào bảng
con: 1, 2, 3, 4, 5.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc dãy số trên.
- Học sinh đọc dãy số trên.
- Giáo viên giúp học sinh nhận biết: Hình sau hơn - Học sinh lắng nghe.
hình liền trước nó là 1 con mèo. Trong dãy số này,
cứ thêm 1 vào một số ta được số ngay sau nó.
b. Bài 2. Số ?
b. Bài 2:
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm số thích hợp ở mỗi - Học sinh tìm số thích hợp ở mỗi ô trống
ô trống có dấu ?
có dấu ? (làm bài cá nhân).
- Giáo viên yêu cầu học sinhsửa bài bằng trò chơi - Học sinh chơi tiếp sức, các em đếm nối
tiếp sức, các em đếm nối tiếp từ 1 đến 5 và ngược tiếp từ 1 đến 5 và ngược lại.
lại.
Nghỉ giữa tiết
c. Bài 3. Đếm và nói theo mẫu:
c. Bài 3:
- Giáo viên phân tích mẫu.
- Học sinh nhận biết cần phải làm hai nhiệm
- Giáo viên hỏi như sau:
vụ:Tìm số và nói theo bạn ong.
+ Tại sao chọn số 4 điền vào ô vuông?
+ Học sinh trả lời: vì có 4 bút chì.
+ Tại sao ong nói:4 gồm 3 và 1? 4 gồm 2 và 2?
+ Học sinh trả lời: 3 xanh và 1 hồng - tách
theo màu sắc; 2 lớn và 2 nhỏ - tách theo kích
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi rồi cỡ.
làm bài.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi rồi làm bài.



- Giáo viên khuyến khích.
- Học sinh trình bày và giải thích.Ví dụ:Có
3 cây kem, 2 sô-cô-la và 1 dâu. 3 gồm 2 và
1hoặc Có 3 cây kem, 1 dâu và 2 sô-cô-la. 3
- Giáo viên giúp học sinh nói thành thạo cấu tạo số gồm 1 và 2.
trong phạm vi 5 (dựa vào tranh vẽ).
- Học sinh nói thành thạo cấu tạo số trong
phạm vi 5: 2 gồm 1 và 1; 3 gồm 2 và 1; 3
gồm 1 và 2; 4 gồm 3 và 1; 4 gồm 1 và 3; 4
gồm 2 và 2; 5 gồm 4 và 1; 5 gồm 1 và 4; 5
gồm 3 và 2; 5 gồm 2 và 3.
3. Củng cố (3-5 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức
trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan và tìm các đồ - Học sinh thực hiện theo yêu cầu.
vật xung quanh em có số lượng từ 1 đến 5.
4. Đất nước em (3-5 phút):
* Mục tiêu:Giới thiệu, mở rộng kiến thức cho học
sinh về Chợ Bến Thành ở Thành phố Hồ Chí Minh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Vấn đáp, trực
quan, đàm thoại.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hỏi: Chợ Bến Thành ở đâu?
- Học sinh trả lời: ở Thành phố Hồ Chí
- Giáo viên hướng dẫn học sinh miêu tả bằng hiểu Minh.
biết của mình về Chợ Bến Thành.
- Học sinh trả lời: Chợ có 4 cửa chính:
- Giáo viên giúp học sinh tìm vị trí Thành phố Hồ Đông, Tây, Nam, Bắc.

Chí Minh trên bản đồ trong sách học sinh trang 157. - Học sinh tìm vị trí Thành phố Hồ Chí
Minh trên bản đồ.
5. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối
việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp
cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinhtập sử dụng 5 từ: thưa, Học sinh về nhà thực hiện..
dạ, cảm ơn, xin lỗi, vui lòng.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………

Ngày soạn: ......... / …… / 20……

Ngày dạy: ......... / …… / 20……

Kế hoạch dạy học lớp 1 môn Toántiết 3 - tuần 04
CÁC SỐ ĐẾN 10
TÁCH - GỘP SỐ(sách học sinh, trang 29)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:


×