BỐI CẢNH CỦA CUỘC NGHIÊN CỨU
I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG KEM HÀ NỘI
Vài nét vể thị trường kem Việt Nam: Theo số liệu thống kê của một công
ty nghiên cứu thị trường Singapore năm 2004 thì tổng doanh số chung của thị
trường kem Việt Nam vào khoảng 667 tỉ đồng/năm và tốc độ tăng trưởng hàng
năm khoảng 15 – 20%. Trung bình mỗi người dân Việt Nam tiêu thụ khoảng 0,3
lít kem/năm. Tuy đây là một con số chưa lớn so với thế giới nhưng theo dự báo
của các nhà kinh doanh thì thị trường kem Việt Nam sẽ còn phát triển mạnh vì
nhiều lý do. Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh với tốc độ
tăng trưởng GDP giai đoạn 2001 – 2005 là 7,45%. Mức tăng trưởng cao kéo
theo sự tăng trưởng trong thu nhập của người dân và dẫn đến tăng trưởng nhu
cầu về sản phẩm đồ tráng miệng đông lạnh, trong đó có kem. Thứ hai , sự gia
tăng dân số và tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng trong những năm gần đây cũng
tác động đến mức tiêu thụ kem
Dự báo của các chuyên gia kinh tế cũng cho hay, nền kinh tế Việt Nam từ
năm 2007 – 2010 có thể đạt tốc độ tăng trưởng từ 7,5% - 8,5%/năm, dân số
tiếp tục gia tăng với tốc độ 1,2%/năm. Bên cạnh đó, các sản phẩm từ sữa, kem
cũng được Nhà nước khuyến khích sản xuất và áp dụng nhiều chính sách ưu đãi.
Với tốc độ phát triển kinh tế - Xã hội và thu nhập của người dân như trên, nhu
cầu sử dụng các sản phẩm chất lượng cao, được bảo quản tốt cũng tăng. Tuy
nhiên cho đến nay các loại kem tên tuổi trên thị trường chỉ chiếm khoảng 1/3
tổng doanh thu, còn lại là phần của các loại kem bình dân, kem của các cơ sở
nhỏ…Kem là thực phẩm được lảm từ đường, sữa, hương liệu nên rất dễ bị
nhiễm khuẩn. Cơ sở sản xuất không đảm bảo vệ sinh, dây chuyền không khép
kín chắc chắn sẽ không an toàn. Kem sạch, vì thế, hiện đang là vấn đề rất đáng
quan tâm của người tiêu dùng và chính vấn đề này sẽ giúp cho các loại kem có
nhãn hiệu, tên tuổi với chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo tìm
được chỗ đứng vững chắc trên thị trường
1.1. Quy mô, cơ cấu và tốc độ phát triển của thị trường kem Hà Nội
Hà nội thuộc đồng bằng Bắc Bộ có diện tích: 920,97 km² với 9 quận và 5
huyện. Số dân tính đến năm 2007 là 3.398.889 người trong đó dân cư ở khu vực
nông thôn chiếm 34,7% , thành thị chiếm 65,3%. Dân tộc chủ yếu là Kinh,
ngoài ra còn có một số ít dân cư Tày Mường
Đây là một thị trường lớn và hấp dẫn không chỉ với sản phẩm kem mà rất
nhiều các sản phẩm khác. Là một thị trường lớn bởi dân số Hà Nội rất đông,
tính đến năm 2007 dân số khu vực này đã lên tới hơn 3 triệu người, mật độ dân
cư là 3347 người/ km² và vẫn đang không ngừng tăng lên.Bên cạnh đó do là
một đô thị lớn nên ngoài những cư dân sống ở đây thì người nhập cư vào chiếm
một số lượng không hề nhỏ. Những người ở các tỉnh khác tới Hà Nội có thể là
các sinh viên đang theo học tại các trường ĐH, CĐ cũng có thể là các nhân công
vào đây để kiếm việc làm. Do đó số người ở độ tuổi từ 18 – 35 sẽ chiếm tỉ lệ lớn
– Lớp người tiêu dùng trẻ chiếm số lượng lớn sẽ là một lợi thế cho ngành kem
trên thị trường này
Là một thị trường hấp dẫn bởi Hà Nội là khu vực đô thị nên thu nhập bình
quân đầu người rất cao, mức sống ổn định do đó nhu cầu sử dụng các sản phẩm
phục vụ cho vui chơi, giải trí lớn. Theo thống kê năm 2007 GDP bình quân của
người dân khu vực Hà Nội là 31,8 triệu đồng/người/năm. Đây là một con số khá
cao so với mức thu nhập bình quân toàn quốc là 13,4 triệu đồng/người/năm.
Cũng theo thống kê thì tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm của Hà Nội ước tính
khoảng 12%/năm. Với mức thu nhập cao và không ngừng tăng lên sẽ dẫn tới sự
tăng trưởng về sản phẩm đồ tráng miệng đông lạnh, trong đó có sản phẩm kem
Tuy nhiên thị trường cũng là một thị trường cạnh tranh rất khốc liệt. Có
rất nhiều những nhà cung cấp lớn có mặt tại đây đó là Tràng Tiền, Kido’s,
Vinamilk, Thủy Tạ. Mỗi nhà cung cấp lại có rất nhiều đại lý trong kênh phân
phối bao phủ đến tận ngõ ngách khắp khu vực Hà Nội do đó các hãng dường
như giành dật từng khách hàng của nhau làm cho môi trường cạnh tranh trở nên
hết sức sôi động. Hiện nay Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ
chức thương mại thế giới WTO cánh cửa tự do hóa thương mại mở ra thị trường
Hà Nội sẽ đón chào nhiều thương hiệu nổi tiếng khắp Thế Giới và sẽ có những
thương hiệu cung ứng kem. Điều này hứa hẹn một môi trường cạnh tranh càng
khốc liệt hơn trên thị trường này
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng kem
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng kem của khách hàng trên
thị trưởng Hà Nội. Các yếu tố này sẽ được làm rõ vào phần sau tuy nhiên có thể
kể tới là:
+ Điều kiện tự nhiên: Kem là sản phẩm đông lạnh có tính mùa vụ, nhu cầu
sử dụng sản phẩm này chủ yếu vào mùa hè do đó ảnh hưởng rất lớn bởi điều
kiện tự nhiên. Hà Nội nằm ở bắc bộ nên kiểu khí hậu chủ yếu là nhiệt đới gió
mùa, một năm có 4 mùa rõ rệt trong đó mùa hè thời tiết nắng nóng là lúc nhu
cầu dùng kem là cao nhất
+ Điều kiện kinh tế: Hà Nội là khu vực đô thị, là một trong 2 đầu tàu kinh
tế của đất nước nên điều kiện sống của người dân cao, nhu cầu tiêu dùng các
sản phẩm tráng miệng đông lạnh trong đó có sản phẩm kem rất lớn
+ Yếu tố văn hóa – Xã hội: Hà Nội là thủ đô ngàn năm văn hiến nên có
một nền văn hóa lâu đời, một nền ẩm thực đa dạng và phong phú. Người dân
khu vực này có những phong cách riêng biệt trong cách thưởng thức và cảm
nhận các món ăn. Điều này vẫn được lưu giữ qua thời gian và ảnh hưởng tới đặc
điểm hành vi của khách hàng hiện tại trong đó có hành vi tiêu dùng sản phẩm
kem. Ngoài những nét văn hóa cốt lõi thì người dân khu vực này hàng ngày còn
tiếp nhận rất nhiều nét văn hóa của các nước trên thế giới tạo ra sự giao lưu, pha
trộn văn hóa rất rõ rệt
II. TÌNH HÌNH CẠNH TRANH
Tại thị trường Hà Nội với sản phẩm kem thì đối thủ cạnh tranh chính của
Thủy Tạ là : Kem Tràng Tiền, Kido’s, Vinamilk và các hãng kem khác
Tuy là một thị trường lớn nhưng mức độ cạnh tranh ở đây cũng hết sức
gay gắt. Theo số liệu thông kê vào năm 2006 thì việc phân chia thị phần kem ở
thị trường kem Hà Nội như sau:
Bảng 1.1: Thị phần của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường kem Hà Nội
Loại kem Tràng Tiền Kido’s Thủy Tạ Vinamilk Khác
Thị phần % 36% 27% 21% 10% 7%
Nguồn: Phòng thị trường công ty CP Thủy Tạ
Qua bảng số liệu ta thấy hiện nay Tràng Tiền là đối thủ chiếm thị phần
lớn nhất trên thị trường kem ở khu vực Hà Nội hiện nay. Hơn thế nữa thị phần
của Tràng Tiền lớn hơn các đối thủ cạnh tranh khá nhiều chứng tỏ sức mạnh to
lớn của thương hiệu này. Hai đối thủ theo sau là Kido’s và Thủy Tạ với thị phần
tương đối gần nhau và đang không ngừng mở rộng. Đây cũng là hai đối thủ rất
tiềm năng, Kido’s tuy mới phát triển nhưng đang mở rộng rất nhanh, Thủy Tạ
với truyền thống lâu đời có những ưu thế đặc biệt cũng đang dần dần chuyển
đổi theo nền kinh tế thị trường. Bên cạnh các thương hiệu trên là kem của
Vinamilk và gia công. Vinamilk thực chất chiếm thị phần không lớn bởi vì họ
chỉ tham gia thị trường kem với sản phẩm chủ lực là sữa chua Vinamilk, thị
trường sữa mới thực sự là mặt trận chính của hãng này. Các hãng kem khác
chiếm 7% bao gồm các hãng kem nước ngoài và các hãng kem gia công.
Mùa hè năm 2007 vừa rồi để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng
các nhà sản xuất kem đều đưa ra thị trường những sản phẩm kem mới với
hương vị hấp dẫn như kem dâu, khoai môn, xoài, dứa, Vani…Công ty sữa
Vinamilk đã tung ra thị trường hơn 30 sản phẩm kem hộp, kem que mới. Kido’s
cũng không kém với nhiều loại kem mang nhãn hiệu như Predium, Merino…
bao bì được thiết kế khá đẹp mắt, hương vị lại đa dạng nên được người tiêu
dùng rất ưa chuộng.
Như vậy ta thấy rằng không một thương hiệu kem nào độc quyền trên thị
trường Hà Nội mỗi thương hiệu có một điểm mạnh riêng và đang cạnh tranh hết
sức gay gắt nhằm đứng vững và mở rộng thị phần trên thị trường đây khốc liệt
này
+ Tràng Tiền: Là đối thủ mạnh nhất trên thị trường kem Hà Nội
Với gần 50 năm tồn tại ở thị trường Hà Nội thì kem Tràng Tiền cùng với
bờ hồ Gươm đã trở thành một nét văn hóa, một niềm tự hào của người dân thủ
đô. Tuy nhiên cho đến một vài năm trước thì kem Tràng Tiền cũng chỉ bán ở đại
lý duy nhất số 53 – Tràng Tiền. Chỉ đến một vài năm gần đây công ty cổ phần
kem Tràng Tiền được thành lập và chính thức phân phối sản phẩm đến các đại
lý khắp Hà Nội. Nhờ có thương hiệu tốt nên kem Tràng Tiền đã phát triển hết
sức mạnh mẽ bao phủ hầu hết thị trường Hà Nội trở thành đối thủ cạnh tranh
lớn nhất
- Ưu điểm của kem Tràng Tiền
Có thời gian tồn tại lâu, trở thành một nét văn hóa, có vị trí trong tâm trí
của khách hàng
Có hương vị đặc trưng mang tính truyền thống. Ví dụ như kem đậu xanh
Tràng Tiền mang hương vị đậu xanh nguyên chất, khi ăn người ta còn thấy cả
những hạt đậu xanh chưa được xử lý hết
- Nhược điểm của kem Tràng Tiền
Kem Tràng Tiền vẫn giữ cung cách sản xuất từ trước tới nay là sản xuất
theo phương pháp thủ công do vậy không thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm. Theo xu thế của thị trường thì người tiêu dùng hiện đại ngày càng đặt
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm lên hàng đầu do vậy đây sẽ là một nhược
điểm rất lớn của kem Tràng Tiền
Nhược điểm tiếp theo của kem Tràng Tiền là việc thương hiệu này không
được đăng kí bảo hộ, không có nhãn mác trên bao bì sản phẩm do vậy việc sử
dụng tràn lan thương hiệu là điều không thể kiểm soát. Hơn thế nữa cho dù kem
Tràng Tiền có vị trí ở thị trường miền bắc do đã xuất hiện từ lâu nhưng nếu
không có bao bì, nhãn mác rõ ràng thì việc phát triển mở rộng thị trường sẽ gặp
nhiều khó khăn hơn
+ Kido’s: Là một đối thủ có tiềm lực lớn
Kido’s là một thành viên thuộc tập đoàn Kinh Đô. Tiền thân của Kido’s
là kem Wall’s (Công ty TNHH Unilever bestfoods VN) đã được Kinh Đô mua
lại năm 1997. Khác với Tràng Tiền kem Kido’s được bán khắp cả nước, chiến
lược phát triển của nó là bao phủ thị trường. Hiện nay Kido’s chiếm gần khoảng
60% thị phần kem trung lưu trên cả nước. Tốc độ phát triển hàng năm tử 25% -
30%
- Điểm mạnh của Kido’s
Là thành viên của một tập đoàn có tiềm lực lớn nên Kido’s được đầu tư rất
mạnh, điển hình là việc mua lại thương hiệu kem Wall’s cùng với toàn bộ cơ sở
vật chất nhà máy tại Việt Nam. Với một dây chuyền sản xuất hiện đại, được tiêu
chuẩn hóa nên Kido’s hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn
thực phẩm, các sản phẩm có chất lượng cao
Bên cạnh đó các hoạt động khác của công ty cũng được quan tâm đầu tư
hết sức quy củ. Ngay từ khi bước vào thị trường chính thức năm 2003 thì công
ty cổ phần kem Kido đã chuẩn bị rất kĩ những chiến lược để thâm nhập thị
trường như: Chiến lược Marketing, xây dựng đội ngũ nhân viên tiếp thị, thực
hiện các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, tiến hành nhiều chương trình hỗ trợ
cho các hoạt động xã hội
- Điểm yếu của Kido’s
So với các thương hiệu kem Tràng Tiền, Thủy Tạ thì Kido’s mới chỉ xuất
hiện vài năm gần đây. Hơn nữa tuy sản phẩm của Kido’s có mặt khắp cả nước
nhưng tại thị trường miền bắc công ty chưa có nhà máy sản xuất do vậy sản
phẩm phải vận chuyển ở khoảng cách tương đối lớn. Đây là một điểm yếu rất
lớn của Kido’s khi phải cạnh tranh với các thương hiệu đã chiếm được vị trí ở
thị trường miền bắc như Tràng Tiền, Thủy Tạ
Chủng loại sản phẩm:Kido’s có 2 nhãn hàng chính đó là Merino và Kido’s
predium với gần 50 sản phẩm trong đó công ty đã phát triển thêm gần 30 chủng
loại sản phẩm so với kem Wall’s gồm các chủng loại kem hộp, kem hũ, kem
bánh và kem que
+ Các nhãn kem khác: Bao gồm kem “ngoại” và kem gia công
Các hàng kem “ngoại” thường do các cơ sở sản xuất tư nhân trong nước và
nước ngoài nhập dây chuyền cùng công nghệ ngoài nước như Mỹ, Pháp. Đa
phần các loại kem này được bán trong các nhà hàng sang trọng với giá cũng rất
“cao cấp”. Một ly kem có rưới café gọi là kem Ý café có giá 26000vnđ/ly, kem
socola giá từ 30.000 – 40.000đ/ly. Còn các loại kem rưới rượu ngoại có từ
50.000 – 70.000đ/ly. Có thể kể tới như cửa hàng kem Fanny của Pháp trên
đường Lê Thái Tổ, cửa hàng kem Kiwi của Newzealand ở đường Lý Thường
Kiệt…
Kem gia công : Là khái niệm dùng để chỉ tập hợp các hộ tư nhân sản
xuất nhỏ lẻ và hầu hết không có tên tuổi, thương hiệu rõ ràng hoặc nếu có thì
cũng ít người biết đến. Đặc điểm của kem gia công là tất cả các sản phẩm đều
được sản xuất theo phương pháp thủ công là chủ yếu chứ không có dây chuyền
sản xuất. Điểm mạnh của loại kem này là giá cả hết sức phải chăng nên thu hút
nhiều đối tượng khách hàng có thu nhập thấp
III. ĐẶC ĐIỂM KHÁCH HÀNG
3.1. Đặc điểm khách hàng đại lý
Đại lý là một thành viên trong hệ thống kênh phân phối của công ty, là
cấp cuối cùng của kênh trực tiếp tiếp xúc cung cấp sản phẩm cho người tiêu
dùng
+ Hình thức: Có thể là
- Các cửa hàng chuyên bán kem: Là các địa điểm chỉ bán duy nhất sản
phẩm kem để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Dạng đại lý này thường là
khách hàng mua với số lượng lớn, tiêu thụ nhanh. Họ thường đòi hỏi nhiều
quyền lợi hơn so với các dạng đại lý khác
- Các quán Café, giải khát: Bán nhiều loại sản phẩm, sản phẩm kem chỉ là
một thành phần trong thực đơn
- Các cửa hàng tạp hóa: Sản phẩm kem chỉ là dạng sản phẩm phụ đi kèm
đáp ứng nhu cầu của các khách hàng đến mua hàng tại đây. Số lượng dạng đại
lý này trên thị trường Hà Nội tương đối lớn và phân bố rộng khắp nên có thể
đưa sản phẩm tới gần người tiêu dùng nhất
- Các trung tâm vui chơi, giải trí: Các đại lý đặt tại đây chủ yếu phục vụ
cho nhu cầu của các khách tham quan, đến vui chơi. Do đó khả năng tiêu thụ
sản phẩm của dạng đại lý này phụ thuộc rất nhiều vào lượng khách đến trung
tâm
- Các siêu thị
+ Nhu cầu của các khách hàng đại lý: Nhu cầu chủ yếu của tất cả các đại lý là
bán sản phẩm nhằm thu được lợi nhuận từ khoản chiết khấu từ nhà cung ứng;
nhận được phần lợi nhuận tăng thêm khi bán được nhiều sản phẩm; thông qua
bán kem có thể thu hút khách hàng mua các sản phẩm khác; có các dịch vụ hỗ
trợ tốt từ phía nhà cung ứng….
Phương thức đáp ứng nhu cầu của khách hàng đại lý có thể là
- Thông qua mức chiết khấu
- Các chính sách hỗ trợ: Tủ bán kem, hỗ trợ tiền điện
- Chăm sóc, hướng dẫn của nhân viên công ty
- Các chương trình khuyến mãi
+ Đặc điểm riêng về chính sách cho đại lý của các nhãn hiệu kem trên thị
trường Hà Nội
- Tràng Tiền: Chiết khấu cho đại lý của Tràng Tiền là tương đối cao
(20%). Tuy nhiên các đại lý của hãng này không được cung cấp các vật dụng
bảo quản hay các phương tiện thu hút (biển, bảng, băng rôn, bảng giá) và hầu
như không có các đại diện bán đến tư vấn hướng dẫn
- Thủy Tạ: Chiết khấu cho đại lý (17%). Các đại lý chính thức của Thủy Tạ
được cung cấp tủ đựng kem, các phương tiện hỗ trợ (cây kem, bảng giá…).
Giám sát thị trường của Thủy Tạ thường xuyên thăm hỏi, hướng dẫn đại lý
trong cách bảo quản,trưng bày sản phẩm
- Kido’s: Các đại lý của Kido’s cũng được cung cấp tủ kem và các phương
tiện hỗ trợ bán hàng. Đặc biệt Kido’s thường xuyên có các chương trình khuyến
mãi nhằm thu hút các đại lý
3.2. Đặc điểm khách hàng người tiêu dùng
Khách hàng người tiêu dùng là đối tượng có nhu cầu và khả năng mua và
sử dụng sản phẩm của công ty. Sản phẩm kem tuy không phải là sản phẩm thiết
yếu nhưng cùng với sự phát triển của kinh tế, thu nhập của người dân tăng cao
thì đối tượng khách hàng của nó được mở rộng hơn trước rất nhiều
Cụ thể
- Độ tuổi: Độ tuổi của khách hàng có thể mua hay sử dụng sản phẩm
kem là rất rộng nhưng chủ yếu là từ 6 - 35 tuổi. Trong đó có thể phân chia như
sau: Từ 6 – 12 tuổi chủ yếu là đối tượng sử dụng kem; Độ tuổi từ 13 – 25 là
nhóm khách hàng tiềm năng nhất, nhóm khách hàng ở độ tuổi này vừa mua và
sử dụng sản phẩm. Độ tuổi từ 26 – 35, nhóm khách hàng này chủ yếu mua sản
phẩm phục vụ nhu cầu của gia đình đồng thời cũng là đối tượng sử dụng sản
phẩm
- Giới tính: Không phân biệt. Nam hay nữ đều có thể là đối tượng khách
hàng của sản phẩm kem
- Nghề nghiệp : Không phân biệt
- Nhu cầu: Ăn kem để giải khát; Có cảm giác mát mẻ; tăng cường chất
dinh dưỡng; vui vẻ với bạn bè, gia đình; thỏa mãn cảm giác ngon miệng
Đặc điểm riêng có về lối sống của khách hàng tiêu dùng kem tại khu vực
Hà Nội: Tính hoài cổ
Đây là đặc điểm xuất phát từ văn hóa có ảnh hưởng khá sâu sắc tới hành vi
tiêu dùng của người dân khu vực này. Tuy là khu vực thành thị chịu ảnh hưởng
rất lớn của các nền văn hóa nước ngoài du nhập nhưng người dân vẫn hướng tới
những nét xưa cũ, trung thành với những yếu tố truyền thống tốt đẹp. Qua điều
tra nghiên cứu thì người ta nhận thấy một số thương hiệu của một số sản phẩm
từ ngày xưa vẫn được khách hàng nhớ tới và ưa thích. Ví dụ như nhãn hiệu kem
đánh răng Dạ Lan một sản phẩm của công ty xà phòng Hà Nội đã được Unilever
mua lại từ rất lâu và đã không còn tồn tại nhưng khi được hỏi nhiều người tiêu
dùng ở khu vực Hà Nội vẫn biết đến và ưa thích nó. Tính hoài cổ ở đây còn thể
hiện qua việc ưa thích những hương vị truyền thống, điều này giải thích tại sao
hương vị kem Tràng Tiền lại được mọi người ưa thích đến thế. Khách hàng rất
thích kem đậu xanh Tràng Tiền bởi vì khi ăn kem người ta còn cảm giác được
hương vị đậu xanh nguyên chất còn lẫn những hạt đậu xanh chưa được xử lý
hết. Đây là một đặc điểm riêng có về lối sống mà người làm Marketing phải
đặc biệt chú ý để khai thác một cách hiệu quả nhất
IV. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY TẠ
4.1.Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Thủy Tạ
Công ty Cổ phần Thủy Tạ là một thành viên thuộc tổng công ty thương
mại Hà Nội. Tiền thân của công ty Thủy Tạ là nhà hàng Thủy Tạ được thành lập
từ tháng 5/1958. Nhà hàng Thủy Tạ là nhà hàng duy nhất nằm bên bờ hồ Gươm
– Trung tâm của thủ đô. Tháng 10-1954 Bộ công thương Thủ Đô đã được ta tiếp
quản, Thủy Tạ đã trở thành tài sản của toàn dân. Bộ nội thương ngày ấy đã
quyết định thành lập nhà hàng ăn uống quốc doanh Thủy Tạ
Đến năm 1993 nhà hàng Thủy Tạ được thành lập theo quyết định số
869/QĐ-UB ngày 2/3/1993, quyết định số 1781/QĐ-UB ngày 29/4/1993 của
UB Thành Phố Hà Nội về việc thành lập và đổi tên Doanh Nghiệp thành Công
ty Thủy Tạ .
Ngày 11/4/2006 Công ty Thủy Tạ đã chính thức chuyển đổi sang công ty
Cổ phần Thủy Tạ.
CÔNG TY CỔ PHẨN THỦY TẠ
Trụ sở: Số 6 – Lê Thái Tổ - Hà Nội
Chi nhánh