Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

tiểu luận môn logistics hoạt động kho vận của amazon và khả năng ứng dụng vào hoạt động kho vận tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.38 KB, 36 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
Amazon hiện là doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu trên thế giới hiện nay. Từ một
trang web bán sách trên thị trường thương mại điện tử, đến nay Amazon đã là một cái
tên phủ sóng rộng khắp toàn cầu với mặt hàng đa dạng từ sách, đồ gia dụng, đồ điện
tử, … Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử giúp Amazon tăng trưởng
nhanh chóng đồng nghĩa với hoạt động Logistics trong thương mại điện là một yếu tố
rất quan trong cần được doanh nghiệp đặc biệt chú trọng. Đây là yêu tố thiết yếu quyết
định sự thành công trong hoạt động kinh doanh của Amazon.
Với vị trí vô cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng dịch vụ Logistics, kho bãi –
vận tải đang đóng góp một phần không nhỏ đối với doanh thu, lợi nhuận và sự phát
triển của hoạt đông Logistic. Không có hoạt động kho vận. Logistics không thể diễn ra
được hoặt diễn ra một cách không hiệu quả. Kho bãi, vận tải góp phần làm tăng giá trị
hàng hóa, tăng chất lượng dịch vụ hàng hóa, thoản mãn nhu cầu khách hàng. Do vậy
việc phát triển hoạt động kho vận được các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng.
Việt Nam hiện này có rất nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh trên thị trường
thương mai điện tử như Tiki, Sendo, … Việc học tập từ những ông lớn đi đầu trong
ngành để đưa doanh nghiệp của mình phát triển đi lên là điều rất quan trọng. Với
những nguyên nhân đó và dưới góc độ của những sinh viên kinh tế, nhóm chúng em
quyết định chọn đề tài “Hoạt động kho vận của Amazon và khả năng ứng dụng vào
hoạt động kho vận tại Việt Nam”. Trong quá trình tìm hiểu và thực hiện không tránh
khỏi sai sót nhóm chúng em mong có thể nhận được những đánh giá góp ý và chỉ bảo
của thầy để chúng em có thể hoàn thiện hơn.


2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Hoạt động kho vận trong logistics
1.1.1. Khái niệm


1.1.1.1. Vận tải
Trong Logistics, vận tải là sự vận chuyển, chuyển động của nguyên vật liệu, bán
thành phẩm và thành phẩm từ nơi này sang nơi khác bằng các phương thức vận chuyển
như đường hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thủy, bằng cáp, đường ống và
trong không gian.
Thông qua hoạt động vận tải nguyên vật liệu sẽ được chuyển từ nhà cung cấp
đến các phân xưởng sản xuất; nguyên vật liệu và bán thành phẩm được trao đổi giữa
các phân xưởng với nhau và cuối cùng chuyển đến tay người tiêu dùng. Do vậy, vận
tải chính là một yếu tố của logistics, là mạch máu lưu thông toàn bộ hoạt động của
doanh nghiệp.
1.1.1.2.

Kho và hoạt động kho

Kho là nơi lưu trữ, bảo quản nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm
trong dài hạn, tạo ra giá trị gia tăng cho hàng hóa theo yêu cầu của doanh nghiệp.
Hoạt động kho bao gồm một số lĩnh vực quan trọng, từ quá trình tiếp nhận, tổ
chức, thực hiện và phân phối. Những lĩnh vực này bao gồm: Nhận hàng; Cross-docking
hàng hóa; Tổ chức và lưu trữ hàng tồn kho; Đính kèm các giải pháp theo dõi tài sản
(như mã vạch) vào tài sản và hàng tồn kho; Tích hợp và duy trì một phần mềm theo
dõi, giống như một hệ thống quản lý kho; Giám sát việc tích hợp công nghệ mới; Chọn
tuyến chọn; Thiết lập thực hành phân loại và đóng gói; Duy trì cơ sở kho; Phát triển
thiết kế kệ và cơ sở hạ tầng kho.
Tuy nhiên, các điểm đã nói ở trên chỉ là một phần của những gì nhiều nhà quản
lý hoạt động kho hiện đại phải đối mặt. Điều đó nói rằng, chúng tạo thành các nguyên
tắc cơ bản của kho, các yếu tố đóng vai trò là khối xây dựng cho tất cả các kho, lớn và
nhỏ.


3


1.1.2. Các loại hình kho vận trong logistics
1.1.2.1. Các loại hình vận tải
Vận tải đường biển
Vận tải đường biển ra đời khá sớm so với các loại hình vận tải khác. Ngay từ xa
xưa, con người đã biết dùng biển để làm các tuyến đường giao thông để giao lưu giữa
các quốc gia với nhau. Hiện nay, vận tải đường biển đã phát triển mạnh và đóng vai trò
quan trọng trong vận chuyển hàng hóa ngoại thương vì nó có năng lực vận chuyển lớn
và giá thành thấp. Vận tải đường biển thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại
hàng hóa trong thương mại quốc tế. Đặc biệt thích hợp và hiệu quả là các loại hàng rời
có khối lượng lớn và giá trị thấp như: than đá, quặng, ngũ cốc, phốt pho và dầu mỏ.
Vận tải đường sắt
Vận tải đường sắt có năng lực vận chuyển lớn, tốc độ vận chuyển và đưa hàng
cao, thích hợp cho hầu hết các loại hàng hóa, liên tục và ổn định, giá thành thấp.
Nhược điểm là chi phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cao, tính linh hoạt, động cơ kém
do chỉ hoạt động trên tuyến đường cố định.
Vận tải bằng ô tô
Các phương thức vận tải đường biển, đường sắt, đường hàng không, không có
khả năng giao hàng trực tiếp tới nơi nhận hàng mà thường phải thông qua phương thức
vận tải bằng ô tô mới có khả năng thực hiện được. Vận tải bằng ô tô có tính linh hoạt
cao, tốc độ cao, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ít tốn kém. Tuy nhiên cước phí vận tải
rất cao, trọng tải và dung tích nhỏ nên năng lực vận chuyển thấp.
Vận tải bằng đường hàng không
Vận tải hàng không phát triển mạnh mẽ gần đây. Tuyến đường vận tải là không
trung, hầu như đường thẳng, tốc độ rất cao, an toàn và đều đặn. Bên cạnh đó thì giá
cước rất cao, không thích hợp với các loại hàng giá trị thấp, khối lượng cồng kềnh, chi
phí đầu tư xây dựng lớn.
Vận tải đa phương thức



4

Vận tải đa phương thức hay vận tải liên hợp là phương thức vận tải hàng hóa
bằng ít nhất hai phương thức vận tải trở lên khác nhau, trên cơ sở một hợp đồng vận tải
đa phương thức từ một điểm ở nước tới đến một điểm chỉ định ở một nước khác để
giao. Vận tải đa phương thức quốc tế dựa trên một hợp đồng đơn nhất và được thể hiện
trên một chứng từ đơn nhất hoặc một vận đơn vận tải đa phương thức hay vận đơn vận
tải liên hợp.
1.1.2.2. Các loại kho
Kho bảo thuế
Kho bảo thuế là kho dùng để chứa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông
quan nhưng chưa nộp thuế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu của chủ kho bảo thuế.
Kho ngoại quan
Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan
được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra
nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.
Cross docking
Cross-docking là kho đa năng phân loại, tổng hợp, đóng gói, hoàn thiện hàng
hóa để phục vụ người tiêu dùng. Loại kho này đóng vai trò như một trung tâm phân
phối tổng hợp. Sản phẩm được chuyển từ nơi sản xuất đến kho cross-docking theo
những lô hàng lớn, tại đây lô hàng sẽ được tách ra, chuẩn bị theo những đặt hàng của
khách hàng rồi được gửi đi cho khách hàng. Do đã được chuẩn bị đầy đủ, nên khi chở
đến nơi hàng sẽ được đưa ngay vào sử dụng mà không cần qua kho nữa. Cross-docking
rất phát triển và phục vụ cho hệ thống siêu thị và các nhà bán lẻ hàng hóa được chở đến
cross-docking, được phân loại và chuẩn bị tại đây rồi chuyển ra cửa hàng. Hầu hết kho
đa năng đều được bố trí trong khoảng giữa các nhà sản xuất và nơi tiêu thụ. Các công
ty có nhu cầu sử dụng loại kho này có thể tự tổ chức tại kho của mình hoặc đi thuê kho,
thuê các công ty logistics.
Kho cho thuê theo hợp đồng



5

Hợp đồng thuê kho là sự thỏa thuận giữa bên cho thuê và bên đi thuê về quyền
lợi và nghĩa vụ của các bên, trong đó bên thuê sẽ cung cấp dịch vụ kho bãi theo thỏa
thuận cho khách hàng và bên đi thuê sẽ thanh toán tiền thuê kho cho bên cho thuê. Loại
kho này là loại kho cũng được thay đổi phù hợp với mục đích sử dụng của công ty và
hoạt động logistics trong nội bộ công ty. Thuê kho theo hợp đồng là sự thỏa thuận dài
hạn về lợi ích của các bên, các bên sẽ cùng nhau chia sẻ rủi ro trong những hoạt động
chung nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, năng suất và hiệu quả kinh doanh.
1.1.3. Vai trò của hoạt động kho vận trong logistics
1.1.3.1. Đối với doanh nghiệp
Hoạt động kho vận có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề vận chuyển, lưu trữ và
quản lý hàng hóa của doanh nghiệp.
Logistics phải phối hợp chặt chẽ với vận tải, xây dựng chiến lược vận tải khoa
học, hợp lý: xác định lộ trình vận tải, chọn hãng vận tải thích hợp, xúc tiến, đôn đốc và
kiểm soát hàng hóa trong quá trình vận chuyển, làm hồ sơ khiếu nại khi hàng hóa bị hư
hỏng, mất mát. Vận chuyển giúp phân phối, lưu thông hàng hóa cho doanh nghiệp rộng
rãi và tiết kiệm chi phí.
-

Quản trị kho bãi trong logistics tốt giúp doanh nghiệp:

-

Giảm thiểu chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối hàng hóa.

-

Chủ động trong việc sắp xếp, vận chuyển các lô hàng có cùng kích thước, cùng

lộ trình vận tải. Từ đó giúp giảm giá thành trên mỗi đơn vị sản phẩm.

-

Duy trì nguồn cung ổn định. Sẵn sàng giao bất kỳ lúc nào khách hàng có nhu
cầu. Cung cấp đến khách hàng dịch vụ tốt hơn do hàng hóa đúng yêu cầu về số
lượng, chất lượng và tình trạng.

-

Góp phần giúp giao hàng đúng thời gian, địa điểm.

-

Tạo nên sự khác biệt và tăng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp


6

1.1.3.2. Đối với xã hội
Vận tải đóng một vai trò trọng yếu của quá trình phân phối và lưu thông hàng
hóa. Nếu nền kinh tế là một cơ thể sống, trong đó hệ thống giao thông là các huyết
mạch thì vận chuyển là quá trình đưa các dưỡng chất đến nuôi tế bào của cơ thể sống
đó.
Vai trò của dịch vụ vận tải hàng hoá không đơn thuần chỉ là đóng góp vào sự
phát triển chung của nền kinh tế mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người. Từ
đó, giúp xã hội giảm tải được những tiêu cực góp phần giữ gìn an ninh trật tự.
Bên cạnh đó, dịch vụ vận tải còn đóng vai trò lớn trong việc huy động nguồn
vốn lớn để đầu tư. Vậy nên, không có gì phải bất ngờ khi vận chuyển hàng hoá ngày
càng được nâng cao và đóng vai trò không thể thiếu. Nhận thấy được vai trò và tiềm

năng phát triển như vũ bão trong tương lai, nhiều doanh nghiệp vận tải hàng hoá đã
mạnh dạn đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao.
1.2. Hoạt động kho vận trong doanh nghiệp Thương mại điện tử
1.2.1. Một số khái niệm
Thương mại điện tử là hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng
máy tính toàn cầu. Thương mại điện tử theo nghĩa rộng được định nghĩa trong Luật
mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế
(UNCITRAL): “Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát
các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có
hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ
giao dịch nào về thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ;
thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho thuê dài
hạn; xây dựng các công trình; tư vấn;kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng;
bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh các hình thức khác về hợp
tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường
biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ.” Như vậy, có thể thấy rằng phạm vi của
Thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua


7

bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của Thương mại
điện tử. Theo nghĩa hẹp thương mại điện tử chỉ gồmcác hoạt động thương mại được
tiến hành trên mạng máy tính mở như Internet. Trên thực tế, chính các hoạt động
thương mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ Thương mại điện tử.
Thương mại điện tử gồm các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện
điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ
phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng,
mua sắm công cộng, tiếp thị trực tuyến tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán
hàng. Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ như

hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch
vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như
chăm sóc sức khỏe, giáo dục ) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo). Thương
mại điện tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của
con người.
1.2.2. Mô hình kho vận trong thương mại điện tử
1.2.2.1. In-house order fulfillment
Thực hiện đơn hàng trong nhà, còn được gọi là tự hoàn thành, là khi doanh
nghiệp tự hoàn thành từng bước của quy trình, mà không có sự trợ giúp của nhà cung
cấp dịch vụ logistics nào hoặc bên thứ ba. Nó phổ biến cho các doanh nghiệp mới bắt
đầu quản lý hàng tồn kho và đóng gói các đơn đặt hàng trong nhà của họ. 7 Doanh
nghiệp tự mình thực hiện quá trình sản xuất, kiểm kê, dự trữ và lưu kho hàng hóa. Sau
đó, khách hàng thực hiện việc đặt hàng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tự mình lấy
hàng, đóng gói sản phẩm và vận chuyển đến tận tay người tiêu dùng. Ưu điểm của mô
hình này là doanh nghiệp tự mình kiểm soát tất cả các hoạt động đóng gói, xếp hàng và
vận chuyển; chi phí thấp vì không phải chi trả thêm chi phí thuê người vận chuyển.
Bên cạnh đó, mô hình này tốn thời gian rất nhiều thời gian, chi phí để xây dựng cơ sở
vật chất, nhân công, thuê kho cũng rất cao.


8

1.2.2.2. Third-party fulfillment
Third-party fulfillment là thuê bên thứ 3 đảm nhận việc kho vận. Doanh nghiệp
tự sản xuất hàng hóa, bên vận chuyển sẽ chuyển hàng hóa đến kho của mình, sắp xếp,
đóng gói, dán nhãn hiện, làm các công việc để hoàn thành sản phẩm và vận chuyển đến
tay người tiêu dùng. Với mô hình này, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí xây dựng
cơ sở vật chất về lưu kho và vận chuyển so với mô hình trên, giảm được chi phí nhân
công và quản lý. Bên thứ 3 cũng sẽ chuyên nghiệp hơn, năng suất hơn là tự doanh
nghiệp làm. Tuy nhiên, chất lượng của sản phẩm cuối cùng trước khi đến tay khách

hàng doanh nghiệp không tự kiểm soát được.
1.2.2.3. Dropshipping
Dropshipping nghĩa là doanh nghiệp không tự mình sản xuất hàng hóa mà họ
bán hàng trên cửa hàng online, trong khi đó nhà sản xuất sẽ sản xuất, đóng gói và gửi
hàng hóa. Khách hàng đặt hàng thông qua cửa hàng online và merchant sẽ chuyển trực
tiếp đơn hàng đến cho nhà sản xuất. Với mô hình này, merchant sẽ bán được nhiều loại
hàng hóa và hưởng thù lao từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Ưu điểm là rất dễ để bắt
đầu, đa dạng hàng hóa, kết hợp với nhiều đối tác từ bé đến lớn. Tuy nhiên chất lượng
hàng hóa khó kiểm soát, vì không phải tự mình sản xuất nên sẽ xuất hiện tình trạng tạp
nham.
1.2.3. Ý nghĩa
Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT), sự phát
triển song hành của dịch vụ vận tải và chuỗi cung ứng là xu hướng tất yếu. Trong đó,
kho vận (fulfillment) dành cho thương mại điện tử, còn được gọi là hoàn tất đơn hàng,
là một trong những yếu tố then chốt, bệ đỡ cho sự phát triển vững mạnh của thương
mại điện tử. Dịch vụ kho vận, hoàn tất đơn hàng (fulfillment) là giải pháp hoàn hảo cho
những công ty có hệ thống hoàn tất đơn hàng chưa đầy đủ và hoàn thiện do nhiều yếu
tố khách quan. Nguyên nhân phần lớn bắt nguồn từ sự thiếu hụt nguồn lực trong khi
chi phí đầu tư kho bãi, 8 quy trình quản lí tồn kho, xử lí hàng hóa, vận chuyển không
hề thấp. Do đó, với những đòi hỏi của thời đại, nhu cầu thuê ngoài dịch vụ kho vận


9

dành cho thương mại điện tử như một điều tất yếu. Tại Việt Nam, khái niệm fulfillment
còn khá mới, tuy nhiên giải pháp này hiện đã và đang phục vụ rất nhiều doanh nghiệp,
đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).


10


CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG LƯU KHO VÀ VẬN TẢI CỦA AMAZON
2.1. Mô hình kho vận của Amazon
2.1.1. Tổng quan về Amazon
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Amazon.com, Inc.là một công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ có trụ sở chính
tại Seattle, Washington, Mỹ, tập trung vào thương mại điện tử, điện toán đám mây, phát
trực tuyến kỹ thuật số, và trí tuệ nhân tạo. Công ty này được coi là một trong những
công ty công nghệ Big Four cùng với Google, Apple và Facebook.
Tốc độ phát triển nhanh chóng (2500% trên năm) của Internet vào những năm
đầu thập kỷ 90 giúp Jeffrey P. Bezos sớm nhìn thấy tương lai của việc bán hàng qua
mạng. Tháng 7 năm 1995, công ty chuyên bán sách trên Internet Amazon ra đời với
mục tiêu sử dụng Internet nhằm chuyển hoạt động mua sách sang một hình thức nhanh
nhất, dễ dàng nhất và đem lại nhiều ích lợi nhất. Amazon hoạt động dựa trên bốn
nguyên tắc: Ám ảnh khách hàng thay vì tập trung vào đối thủ cạnh tranh, đam mê phát
minh, hoạt động xuất sắc và suy nghĩ lâu dài. Công ty tổ chức hoạt động dựa trên 3
phân khúc: Bắc Mỹ, Quốc tế và Dịch vụ web Amazon (AW AWS).
Trong vòng 5 năm đầu tiên, lượng khách hàng của công ty tăng từ 200.000
thành viên lên 5,4 triệu thành viên. Doanh thu cũng nhảy vọt từ 511.000 USD lên hơn
1,6 tỷ USD. Amazon phát hành cổ phiếu vào năm 1997, thu về 54 triệu USD và biến
Bezos trở thành một trong những người giàu nhất trên thế giới trước 35 tuổi.
Từ gần 10 năm trở lại đây, Amazon luôn giữ mức tăng trưởng 20% một năm,
một mức độ được cho là khó tin với một tập đoàn khổng lồ như vậy.


11

Thành công của Amazon cũng có dấu ấn đậm nét của việc phát triển và ứng
dụng công nghệ thông tin vào mọi mặt của việc vận hành công ty, phục vụ khách hàng,
sản phẩm. Hiện nay, Amazon.com đã trở thành website thương mại điện tử lớn nhất thế

giới với giá trị được các chuyên gia kinh tế định giá khoảng 685 tỷ USD. Amazon.com
đã cung cấp hàng triệu sản phẩm cho hơn 17 triệu người tiêu dùng trên 160 quốc gia,
ngoài ra Amazon còn cung cấp đấu giá trực tuyến. Có hàng triệu sản phẩm được cung
cấp bởi đối tác bán hàng bên thứ 3. Với hơn 540.000 nhân viên làm việc trên toàn thế
giới, quý II năm 2018, lãi ròng của Amazon đã tăng gấp 12 lần so với cùng kỳ năm
ngoái, đạt được con số kỷ lục là 2,5 tỷ USD, đánh dấu quý thứ ba liên tiếp công ty đạt
được lợi nhuận trên 1 tỷ USD.
2.1.1.2.

Sản phẩm và dịch vụ cung cấp

Sản phẩm Amazon cung cấp bao gồm thiệp điện tử miễn phí, đấu giá trực tuyến,
hàng triệu đầu sách, đĩa CD, phim ảnh, đĩa DVD, đồ chơi, trò chơi video, hàng điện tử,
dụng cụ nhà bếp, hàng may mặc, đồ gỗ, thực phẩm, phần mềm máy tính, máy tính và
nhiều sản phẩm khác ... Năm 2015, Amazon đã vượt qua Walmart trở thành nhà bán lẻ
có giá trị nhất tại Hoa Kỳ tính theo giá trị vốn hóa thị trường. Vào năm 2017, Amazon


12

đã mua lại Whole Foods Market với giá 13,4 tỷ đô la, điều này đã làm tăng đáng kể sự
hiện diện của Amazon với tư cách là một nhà bán lẻ truyền thống.
Amazon cũng được biết đến với việc làm thay đổi tư duy của các ngành công
nghiệp đã được thiết lập thông qua đổi mới công nghệ và phát triển quy mô lớn. Công
ty này là thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới, nhà cung cấp trợ lý AI và nền
tảng điện toán đám mây được đo bằng doanh thu và vốn hóa thị trường. Amazon là
công ty Internet lớn nhất tính theo doanh thu trên thế giới. Đây là công ty tư nhân lớn
thứ hai ở Hoa Kỳ và là một trong những công ty có giá trị nhất thế giới. Amazon là
công ty công nghệ lớn thứ hai thế giới tính theo doanh thu
Amazon phục vụ người tiêu dùng thông qua các trang web bán lẻ và cửa hàng

thực tế, tập trung vào sự lựa chọn, giá cả và sự thuận tiện. Trang web bán hàng của
Amazon được thiết kế để cho phép hàng trăm triệu sản phẩm độc đáo được bán bới
chính Amazon và các bên thứ ba. Khách hàng có thể truy cập dịch vụ của Amazon
thông qua các trang web, ứng dụng di động, Alexa và ghé thăm các cửa hàng. Amazon
hướng tới cung cấp chức năng dễ sử dụng, thực hiện nhanh chóng và đáng tin cậy với
việc thực hiện các đơn hàng của khách hàng qua một số cách: Bắc Mỹ và mạng lưới
giao hàng, thực hiện quốc tế; sắp xếp hợp tác và thuê ngoài ở một số quốc gia; giao
hàng kỹ thuật số và thông qua cửa hàng vật lý.
Đối với những người bán thông qua Amazon, Amazon cung cấp các chương
trình cho phép người bán phát triển doanh nghiệp của họ, bán sản phẩm thông qua
trang web và các trang web mang đặc trưng riêng của người bán, thực hiện đơn hàng
thông qua Amazon. Amazon thu phí cố định, tỷ lệ phần trăm doanh thu, phí hoạt động
dựa trên đơn vị sản phẩm, tiền lãi, ... đối với người bán thông qua trang web Amazon.
Đối với các doanh nghiệp, Amazon phục vụ các nhà phát triển và doanh nghiệp
thuộc mọi quy mô, bao gồm các công ty mới khởi nghiệp, các cơ quan chính phủ và
các tổ chức học thuật, thông qua phân khúc AWS của Amazon, cung cấp một bộ rộng
rãi các tính toán, lưu trữ, cơ sở dữ liệu và các dịch vụ khác trên toàn cầu.


13

2.1.2. Mô hình kho vận của Amazon
Khởi điểm với hoạt động bán sách ở trong nhà để xe, Amazon giờ đây đã trở
thành một trong những ông trùm bán lẻ toàn cầu và góp phần tái định nghĩa các quy tắc
trong chuỗi cung ứng. Với hơn 130 triệu đơn vị hàng tồn kho cần quản lý và hàng triệu
giao dịch cần kiểm soát, Amazon là một trong những đơn vị tiên phong với những đột
phá trong quản lí chuỗi cung ứng, có thể kể đến như sử dụng máy bay không người lái
Drone, hay việc xếp hàng hóa lộn xộn nhưng sử dụng công nghệ để định tuyến đường
ngắn nhất để lấy hàng trong kho… Và thành công này hoàn toàn đến từ sự giám sát kĩ
lưỡng, từ khâu quản lý lưu kho hàng hóa, xử lý đơn hàng cho đến khâu giao hàng cho

khách hàng.
2.1.2.1. Quản lý và lưu kho hàng hóa
a) Nguồn gốc hàng hóa trong kho của Amazon
Hàng hóa của đối tác bán hàng (third party seller)
Chuỗi cung ứng của Amazon khá đặc thù do hàng hóa đa phần không nằm trong
kho "chính chủ" Amazon. Hiện có đến 82% sản phẩm trên website Amazon đến từ các
đối tác thứ ba với tổng doanh thu lên đến 22,9 tỷ USD vào năm 2016. Theo Báo cáo
thường niên của Amazon 2018, doanh số bán hàng của đối tác thứ ba (third-party sales)
chiếm tới 58% tổng giá trị giao dịch hàng hóa trên Amazon.com, con số này chỉ vỏn
vẹn 3% vào năm 1999.
Những hàng hóa này được lưu kho tại trung tâm đóng gói của Amazon với dịch
vụ Hoàn thiện đơn hàng với Amazon (Fulfilment by Amazon), theo đó Amazon sẽ tiếp
nhận đóng gói, vận chuyển và cung cấp dịch vụ khách hàng cho các sản phẩm này.
Hàng hóa của Amazon (AMZ)
Hàng hóa do Amazon sở hữu bao gồm 2 loại là hàng hóa Amazon mua trực tiếp
từ nhà sản xuất (first party seller – 1P) và hàng hóa mang thương hiệu riêng của
Amazon.


14

Amazon vẫn cho phép người bán hoạt động trên các nền tảng của mình, nhưng
đồng thời, công ty cũng nhận ra được tiềm năng mà các sản phẩm có thể mang lại, khi
mà Amazon hoàn toàn có thể tạo ra sản phẩm tương tự với giá rẻ hơn nhiều. Amazon
cung cấp đa dạng các nhãn hiệu từ các sản phẩm gia dụng đến vật nuôi hay sản phẩm
dành cho trẻ sơ sinh, và danh sách này hiện vẫn đang được mở rộng. Điều này cho
phép Amazon kiểm soát toàn bộ vòng đời của các sản phẩm của mình – từ khâu sáng
tạo đến tiếp thị đến lưu trữ đến lô hàng. Một số thương hiệu sở hữu bởi Amazon có thể
kể đến như Amazon Essentials, AmazonBasics, Amazon Elements, Mama Bear, Presto,


b) Cơ sở vật chất
Hệ thống trung tâm lưu kho hàng hóa
Amazon hiện có khoảng 175 trung tâm hoàn thiện đơn hàng (fulfilment centers)
đang hoạt động trên khắp thế giới với tổng diện tích gần 14 triệu m2, xử lý thành công
hàng triệu đơn hàng mỗi năm. Mạng lưới kho hàng của Amazon chủ yếu tập trung ở
Bắc Mỹ với hơn 110 cơ sở, số còn lại phân bố rải rác ở nhiều quốc gia như Anh, Đức,
Pháp, Ý, Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ, Úc, … Kho hàng lớn nhất của Amazon hiện
đặt tại Schertz, Texas Mỹ với hơn 120 nghìn mét vuông.
Tất cả các kho của Amazon đều được đặt ở vị trí chiến lược: Nằm gần các trung
tâm đông dân cư và siêu thị lớn. Ngoài ra, Amazon còn trang bị các nhà kho nhỏ ở các
khu vực ít dân cư hơn để đảm bảo các đơn đặt hàng có thể được giao hàng nhanh
chóng.
Hệ thống kho hàng của Amazon có thể được phân loại dựa theo chức năng:
- Trung tâm hoàn thiện đơn hàng có thể phân loại (Sortable Fulfillment Centers)
Kích thước khoảng 75000 m2, 1500 nhân viên toàn thời gian
Mặt hàng kích thước nhỏ không vượt quá 18’’ có thể được phân loại và đóng gói
dễ dàng như sách, đồ chơi, đồ dùng gia đình, …


15

- Trung tâm hoàn thiện đơn hàng không thể phân loại (Non-sortable fulfillment
centers)
Kích thước từ 55000 - 100000 m2, 1000 nhân viên toàn thời gian
Mặt hàng cồng kềnh, kích thước lớn, không thể đưa lên băng chuyền để phân
loại tự động như đồ nội thất, máy giặt, đàn piano, tủ lạnh, …
- Trung tâm phân loại (Sortation centers)
Phân loại đơn hàng dựa trên điểm đến cuối cùng, thời gian giao hàng và sau đó
hàng được giao trên xe tải. Mạng lưới các trung tâm phân loại giúp Amazon có thể
cung cấp dịch vụ giao hàng mỗi ngày thậm chí giao hàng ngày Chủ nhật cho khách

hàng.
- Trung tâm tiếp nhận (Receive centers)
Xử lý đơn hàng của những sản phẩm bán chạy nhất và phân phối đơn hàng trong
toàn bộ hệ thống. Nhờ đó, thay vì gửi hàng ở nhiều trung tâm xử lý, người bán hoàn
toàn có thể gửi hàng ở trung tâm tiếp nhận, từ đó nó sẽ được phân phối đến các trung
tâm, kho hàng của Amazon.
- Trạm vận chuyển (Delivery station)
Các đơn hàng được xử lý, phân loại bằng zip code và chuẩn bị cho giao hàng
chặng cuối (last-mile delivery) Amazon làm việc với nhiều đối tác dịch vụ giao hàng
(Delivery Service Partners) để đảm bảo giao hàng trong vòng 2 ngày
- Cơ sở đặc biệt (Specialty facilities)
Hoàn thiện những đơn hàng đặc biệt được bán bởi chính Amazon như đồ trang
sức, quần áo, giày, … và hỗ trợ các kho hàng khác trong những dịp cao điểm
Hệ thống máy móc và robot
Các kho hàng của Amazon không hề giống với các kho hàng truyền thống mà
được tin học hoá cao độ. Các nhà kho của Amazon sử dụng công nghệ cao đến nỗi


16

chúng đòi hỏi rất nhiều dòng mã hoá để vận hành và phức tạp không kém trang web
của Amazon.
Các thành phần của hệ thống quản lý kho hàng bao gồm:
- Hệ thống kho tự động
- Hệ thống máy tính tiếp nhận và xử lý đơn hàng
- Trạm phân phối tin
- Hệ thống băng tải, sensor quang, thùng đựng hàng
- Hệ thống robot giúp sắp xếp, di chuyển hàng hóa
Trong mạng lưới 175 kho hàng hiện đại trên thế giới, Amazon hiện đã trang bị
robot cho 26 cơ sở. Năm 2012, công ty đã bỏ ra 775 triệu USD để mua lại công ty Kiva

System, đổi tên thành Amazon Robotics và biến nó thành công ty chuyên sản xuất
robot cho các nhà kho của Amazon. Năm 2014, Kiva bắt đầu được đưa vào hoạt động,
chạy bằng năng lượng điện nhưng có thể nâng một kệ hàng nặng khoảng 1,3 tấn và tự
động di chuyển theo lệnh từ xa, theo hệ thống mã QR trên sàn nhà. Nó có thể di chuyển
kệ hàng mục tiêu từ nhà kho đến khu vực xử lý, sau đó di chuyển các kệ trống trở lại vị
trí ban đầu.
c) Quy trình sắp xếp và quản lý hàng hóa:
Với hệ thống 175 kho hàng hiện đại trên khắp thế giới, vận chuyển hàng chục
ngàn kiện hàng mỗi ngày, Amazon đã hoàn toàn định nghĩa lại yếu tố hiệu quả cần có
của việc lưu kho hàng hóa khi tăng năng suất kho hàng lên 40% và giảm chi phí vận
hành xuống chỉ còn chưa đầy 10% doanh thu trong 3 năm gần đây. Yếu tố trọng tâm
dẫn tới hệ thống hiệu quả đáng kinh ngạc chính là việc hàng hóa đều được sắp xếp
ngẫu nhiên không theo thứ tự và hệ thống quản lý sản phẩm do chính Amazon thiết kế.
Sắp xếp hàng hóa ngẫu nhiên
Khi các vật phẩm được đưa đến nhà kho, chúng được quét mã và đặt vào một
ngăn trống trên một chiếc kệ trong hàng trăm chiếc kệ khác.


17

Trong một nhà kho ngăn nắp kiểu truyền thống, khi một thùng chứa sản phẩm
kem đánh răng về tới kho, nó sẽ về khu tập hợp các sản phẩm X.
Trong nhà kho của Amazon thì khác: khi hộp 50 tuýp kem đánh răng về đến nơi,
nhân viên sẽ mở hộp và lấy từng tuýp ra, đặt vào bất kì chỗ nào họ thấy trống. Hầu hết
mọi sản phẩm đều được sắp xếp như vậy, chỉ trừ những sản phẩm quá to như tủ lạnh,
máy giặt. Chúng không nằm theo thứ tự kích cỡ mà cũng không theo độ bán chạy. Hệ
thống cơ sở dữ liệu của Amazon sẽ cho biết nơi nào có không gian kệ trống và cần lấp
đầy nó càng nhanh càng tốt để tối đa hóa hiệu quả.
Điều này có thể giúp cho nhân viên lấy hàng có thể tiết kiệm được thời gian lấy
hàng (vì họ không phải sắp xếp hàng hóa ở đúng vị trí chỉ định) và có thể nhanh chóng

hoàn tất nhiều đơn hàng cùng một lúc bằng việc sử dụng hệ thống quản lí nhằm tối ưu
tuyến đường lấy hàng.
Sự ngẫu nhiên còn cho phép việc quản lý được dễ dàng hơn, khi mà khách hàng
có thể sẽ đặt bất cứ thứ gì có trong kho của Amazon. Nhà kho chứa một lượng hàng
hóa khổng lồ của đủ loại mặt hàng, có thể được xuất kho bất cứ lúc nào nhưng sẽ
không có món hàng nào được tích tồn nhiều quá. Họ không thể có một cái nhà kho đủ
lớn để chứa mọi thứ hàng mà cái nào cũng có số lượng lớn. Kích cỡ nhà kho lớn nhất
của Amazon đã đạt tới 92.900 m2. Nếu như họ mà cần một giá đựng kem đánh răng
riêng, cần phải nhập mới thường xuyên thì có lẽ kích cỡ một nhà kho cần phải lớn thêm
vài lần nữa. Việc đặt sản phẩm vào bất kì chỗ nào hở ra là một cách tiết kiệm diện tích
nhà kho hiệu quả.
Hệ thống quản lý sản phẩm
Một thành tố quan trọng khác cho phép triết lý “đặt hàng vào đâu cũng được”
thành công là hệ thống quản lý sản phẩm do chính Amazon thiết kế. Tại một nhà kho
Amazon bất kì ở thời điểm hiện tại, trước khi nhân viên đặt sản phẩm bất kì lên kệ
trống gần đó, họ sẽ dùng thiết bị cầm tay quét mã vạch của sản phẩm và của cái giá cất.
Hệ thống máy tính sẽ lưu lại, theo dõi vị trí của mọi sản phẩm.


18

2.1.2.2. Xử lý đơn hàng
Amazon hiện tại cung cấp 2 phương thức xử lý đơn hàng cho người bán, đó là
Fulfillment by Amazon (FBA) và Fulfillment by Merchant (FBM). Với phương thức
FBM, người bán tự theo dõi đơn hàng, xử lý, đóng gói và giao hàng đến từng người
mua trên toàn thế giới. Do vậy, bài tiểu luận sẽ chỉ tập trung phân tích quy trình xử lý
đơn hàng của Amazon với phương thức FBA.
a) Tiếp nhận đơn hàng (picking orders)
Khi đơn hàng được ghi nhận trên hệ thống, robot Kiva sẽ mang xe đẩy hai tầng
có chứa các thùng hàng (pods) đến cho nhân viên ở khu “nhặt hàng” (pick station).

Nhân viên nhặt đồ, dựa trên thông tin sản phẩm trên màn hình, chọn lấy sản phẩm cần
và đặt nó vào thùng nhựa nhỏ màu vàng (tote). Những người “nhặt đồ” luôn luôn bị
kiểm soát bởi tốc độ, công việc duy nhất hàng ngày của họ là làm đầy các thùng nhựa
màu vàng bằng các vật phẩm mà máy quét thông báo.
b) Đóng gói hàng hóa (packing orders)
Sau khi xếp vào thùng, hàng được gửi dọc theo băng chuyền đến khu đóng hộp.
Nhân viên sẽ lấy thùng ra khỏi dây đai, quét và dỡ hàng trong đó ra.
Sau đó hệ thống sẽ nói với họ cần loại hộp giấy nào. .Các vỏ hộp đựng của
Amazon được đặt cạnh mọi băng tải, với mọi kích thước khác nhau, trên toàn bộ kho
hàng này. Một nhân viên sẽ đặt hàng vào đúng loại hộp, dán kín nó và gửi nó đi
Sau khi một hộp đựng được dán kín và đặt lại vào băng tải, nó sẽ được cân tự
động. Tiếp đó, hệ thống của Amazon sẽ tạo một nhãn dán in lên thùng hàng. Hệ thống
này có tên SLAM viết tắt của "scan, label, apply, manifest". Amazon đã tạo ra quy trình
này vào những ngày đầu công ty 20 năm trước.
Sau khi được dán kín và gắn nhãn, các hộp hàng theo băng chuyền được chuyển
tới các “cổng” khác nhau tùy thuộc vào phương thức, tốc độ vận chuyển và điểm đến.
Hàng hóa sẽ được xếp lên xe tải với sức chứa hơn 2000 hộp, mang hàng từ các trung


19

tâm hoàn thiện đơn hàng (Fulfilment Center) tới Trung tâm phân loại (Sortation
Center) để phân phối lần cuối và giao đến khách hàng.
2.1.2.3. Vận chuyển
Amazon đã tìm ra phương pháp cải tiến để tiết kiệm chi phí chuyên chở bằng
cách tập trung vào quy mô với nhiều đầu mối chuyên chở đặt khắp nước Mỹ và các
quốc gia khác, gọi là các điểm bơm hàng.
Quy trình được bắt đầu ở các trung tâm phân phối, nơi các đơn hàng được cung
ứng tùy theo khoảng cách đến vị trí của khách hàng để tiết kiệm chi phí chuyên chở.
Để đạt được hiệu quả trong quá trình phân phối đầu ra nội bộ, đơn hàng được gom lại

và giao theo từng đợt. Khi nhà chuyên chở đường dài đến đầu mối vận chuyển, các gói
hàng sẽ được đưa vào xe hàng thích hợp để giao đến nơi cuối cùng.
Một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa chiến lược chuỗi cung ứng của
Amazon và các nhà bán lẻ trực tuyến khác là công ty cung cấp rất nhiều lựa chọn hình
thức phân phối, bao gồm: giao hàng miễn phí, giao hàng Prime trong 2 ngày và thậm
chí tùy chọn Prime Now, sẽ nhận các sản phẩm từ điểm A đến điểm B trong hai giờ sau
đó.
Để đạt được điều này, Amazon sử dụng một loạt các chiến lược khác nhau – từ
sử dụng các hình thức tiếp cận truyền thống đến áp dụng siêu công nghệ cao. Ngoài ra,
nhà bán lẻ cũng tận dụng các tuyến giao hàng hiện có qua Fedex và UPS.
Những chiến lược khác nhau này cho phép công ty nhận đơn đặt hàng nhanh
hơn, dễ dàng hơn và hiệu quả hơn về cơ bản ở mọi nơi trên thế giới – ngay cả vùng sâu
vùng xa và nông thôn không được phục vụ bởi các lựa chọn truyền thống.
a) Dịch vụ vận chuyển nội bộ
Amazon đang ráo riết đầu tư vào mạng lưới dịch vụ vận chuyển và giao hàng
nội bộ của riêng mình. Gần đây, hãng đã đưa ra một chương trình mới gọi là đối tác
dịch vụ giao hàng (Delivery Service Partners) cho phép các doanh nhân có thể kết hợp
hoạt động kinh doanh xe tải giao hàng ở địa phương với các logo Prime của Amazon.


20

Bên cạnh đó Amazon cũng không ngừng gia tăng số lượng máy bay chở hàng, xe tải,
bán tải và thậm chí chế tạo các mẫu máy bay không người lái để vận chuyển hàng hóa
tới khách hàng. Tính đến thời điểm hiện tại, Amazon đang sở hữu 50 máy bay Boeing
737 (leasing), 300 xe tải và 20000 xe van. Gã khổng lồ thương mại điện tử cho biết,
đến năm 2021, họ sẽ có 70 máy bay nhằm thực hiện lời hứa giao hàng trong một hoặc
hai ngày.
Amazon hiện đang thử nghiệm mẫu máy bay giao hàng không người lái được
điều khiển tự động hoàn toàn bằng cách sử dụng một loạt các hệ thống cảm biến phức

hợp. Các cảm biến này có thể phát hiện hiệu quả các chướng ngại vật như dây điện,
ống khói và dù lượn trong thời gian thực, đồng thời có thể tránh những chướng ngại vật
này bằng cách sử dụng hệ thống máy tính tích hợp công nghệ học máy và trí tuệ nhân
tạo tiên tiến. Với phương tiện này, những khách hàng ở cách nhà kho của Amazon
trong bán kính 24km có thể sẽ nhận được hàng trong khoảng chỉ 30 phút sau khi đơn
hàng được xử lý xong. Amazon gọi chương trình giao hàng bằng máy bay không người
lái này là Prime Air.
Bên cạnh máy bay không người lái, Amazon cũng cho chạy thử người máy
Scout, với kích cỡ như một thùng giữ lạnh nhỏ và chạy trên lề đường với tốc độ như
người đi bộ.
Amazon Scout được chế tạo ra trong phòng thí nghiệm, với mục đích giao hàng
đến cho khách và có thể đi lại an toàn trên lề đường, tránh được thú vật hay người đi
bộ.
b) Dịch vụ vận chuyển thuê ngoài
Song song với việc thử nghiệm mảng giao hàng riêng của hãng để có thể kiểm
soát nhiều hơn đối với các chi phí vận chuyển, Amazon vẫn dựa vào các nhà cung cấp
dịch vụ vận chuyển như UPS (United Parcel Service), FedEx, DHL để giao hàng hóa
của mình.


21

Tính đến thời điểm năm 2018, 22% đơn hàng của Amazon được vận chuyển bởi
UPS (con số này là 49% vào năm 2013), và 3% được vận chuyển qua FedEx (9% vào
năm 2013)
2.1.3. Chi phí kho vận của Amazon
2.1.3.1. Chi phí kho (Fulfillment costs)
Chi phí kho của Amazon (fulfillment) chủ yếu bao gồm các chi phí phát sinh
trong vận hành máy móc và nhân sự khu vực Bắc Mỹ và quốc tế tại phân khúc kho vận
trung tâm, trung tâm dịch vụ khách hàng và cửa hàng thực tế; bao gồm các chi phí liên

quan đến việc mua, nhận, kiểm tra, nhập kho hàng tồn kho; chọn, đóng gói và chuẩn bị
đơn đặt hàng của khách hàng cho lô hàng; xử lý thanh toán và chi phí giao dịch liên
quan, bao gồm các chi phí liên quan đến bảo hành của Amazon đối với một số giao
dịch của người bán; trả lời thắc mắc từ khách hàng; và quản lý chuỗi cung ứng cho các
thiết bị điện tử được sản xuất của Amazon. Chi phí kho vận cũng bao gồm số tiền được
trả cho các bên third-party hỗ trợ Amazon thực hiện các hoạt động dịch vụ khách hàng.
Theo Báo cáo thường niên năm 2018 của Amazon, chi phí kho vào khoảng 34 tỉ
USD, chiếm tới 15% tổng doanh thu và tăng tới 35% so với năm 2017.

Percent of Net Sales
3.00% 4.30%
12.40%
5.90%
14.60%

59.80%

Cost of Sale
Fulfillment
Marketing
Technology
Administrative
Others

Sự gia tăng đáng kể hàng năm trong chi phí kho phần lớn xuất phát từ kế hoạch
đầu tư, mở rộng mạng lưới trung tâm phân phối của Amazon trên toàn thế giới, đặc biệt
là khu vực Bắc Mỹ và Nam Á với những trung tâm rộng gần 100 000 m2 tương đương


22


18 sân bóng đá ở Mexico, Brazil và Ấn Độ. Theo ước tính, Amazon phải đầu tư khoảng
125 triệu USD cho mỗi trung tâm phân phối của mình.
2.1.3.2. Chi phí vận chuyển (Shipping Costs)
Chi phí vận chuyển, bao gồm các chi phí phát sinh tại các trung tâm phân loại,
vận chuyển và chi phí giao hàng, tiêu tốn của Amazon lần lượt 16.2, 21.7 và 27.7 tỉ
USD trong năm 2016, 2017 và 2018, theo Báo cáo thường niên năm 2018 của
Amazon.
Trong những năm gần đây, chi phí vận chuyển của Amazon tăng nhanh do công
ty tập trung rút ngắn thời gian giao hàng, với tất cả sản phẩm mua trên Amazon.com và
Prime Now. Theo báo cáo của Amazon, chi phí vận chuyển toàn cầu trong quý thứ ba
2019 đã tăng 46% so với năm ngoái lên 9,6 tỷ đô la, nhiều hơn 567 triệu USD so với
cùng kì 2018. Điều này theo sau tăng trưởng chi phí hàng năm là 36% trong quý hai và
21% trong quý đầu tiên.

Sự gia tăng đột biến trong chi phí vận chuyển của Amazon xuất phát từ tham
vọng của hãng rút ngắn thời gian giao hàng miễn phí từ hai ngày đến một ngày cho 100
triệu thành viên Prime trên toàn cầu. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Amazon liên tục
đầu tư vào hệ thống các phương tiện giao hàng của hãng với máy bay chở hàng, xe tải;


23

thuê thêm tài xế; khởi động chương trình đối tác dịch vụ giao hàng (Delivery Service
Partners) liên kết với các doanh nhân kinh doanh xe tải giao hàng ở địa phương; và đầu
tư hàng triệu USD vào thế hệ máy bay không người lái Prime Air.
2.2. Đánh giá hoạt động kho vận của Amazon
2.2.1. Ưu điểm
Kho hàng phân bổ rộng khắp nước Mỹ và trên toàn thế giới với diện tích quy
mô lớn, trong đó công nghệ hiện đại được vô cùng chú trọng áp dụng mang lại tính

khoa học và sự hiệu quả công việc của hệ thống logistics. Bên cạnh đó việc có kho
hàng riêng mang tới lợi thế cạnh tranh, linh hoạt, đảm bảo tính chủ động trong kiểm
soát. Amazon sở hữu hệ thống lưu kho cực kì hiệu quả và hiện đại, được thiết kế chính
xác và tin học hóa một cách cao độ. Với hệ thống kho hàng như vậy, Amazon không
chỉ giảm được chi phí vận hành, mà còn tăng năng suất luân chuyển hàng hóa của các
nhà kho
Đỉnh cao của nghệ thuật lưu trữ bằng công nghệ: kho hàng của Amazon được tin
học hoá cao độ. Đến nỗi chúng đòi hỏi rất nhiều dòng mã hoá để vận hành. Từ lúc
những tín hiệu đầu tiên được máy tính gửi đi. Cho biết những sản phẩm nào được lấy
xuống khỏi giá. Cho đến trình tự đóng gói, chờ đợi, bốc dỡ lên xe.
Sự tuyệt vời trong sản xuất kho và lấy hàng: thời gian lấy hàng ngắn, sự chính
xác khi lấy hàng. Mọi thứ trong kho hàng đều được tự động hóa. Thời gian giao hàng
trong 2 ngày cũng là ưu điểm lớn để rút ngắn thời gian đáp ứng đơn hàng, nâng cao
chất lượng dịch vụ khách hàng.
Nhiều mặt hàng đa dạng được sắp xếp ngẫu nhiên tiết kiệm lưu trữ trong quản lí
kho hàng, cùng với nhiều nhà cung ứng hàng hóa giúp đáp ứng nhanh nhu cầu đa dạng
của nhiều đối tượng khách hàng.
Đảm bảo tính liên tục trong hoạt động cung ứng hàng hóa. Hệ thống giao hàng
linh hoạt với kho hàng riêng và kho dự trữ kết hợp cả đường bưu điện đem đến sự
thuận tiện cho khách hàng.


24

2.2.2 Nhược điểm
Đầu tiên, hạn chế lớn nhất trong hoạt động kho vận của Amazon là việc đầu tư
cho hệ thống kho vận là tương đối tốn kém nên chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho
theo đó cũng sẽ cao. Theo báo cáo thường niên năm 2018 của Amazon, chi phí kho lên
đến 34 tỉ USD, chiếm 15% tổng doanh thu và chi phí vận chuyển lên đến 27,7 tỉ USD,
chiếm tới 12,22% tổng doanh thu. Đây là sự đánh đổi tất yếu để mang lại cho khách

hàng dịch vụ tốt nhất như tham vọng của Amazon. Nhưng đồng thời cũng là bài toán
đặt ra cho doanh nghiệp này làm sao để vừa nâng cao chất lượng dịch vụ vừa tiết kiệm
được các chi phí trên.
Bên cạnh đó, vì kho hàng sử dụng rất nhiều công nghệ hiện đại nên đòi hỏi đội
ngũ nhân lực phải có trình độ cao, qua đào tạo để có thể phối hợp nhịp nhàng với hệ
thống. Khi hệ thống xảy ra lỗi thì sẽ gây ra thiệt hại lớn. Chính vì thế dù có tốt có hiện
đại tới đâu cũng phải có bàn tay của con người mới trở nên hiệu quả và phát huy những
lợi thế.
Cuối cùng, có thể thấy, với hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện, các công nghệ
hiện đại được trang bị trong tất cả các khâu từ lưu kho đến vận chuyển hàng hóa,
Amazon đã và đang làm tốt dịch vụ khách hàng, thực hiện trọn vẹn sứ mệnh mang đến
cho khách hàng sản phẩm, dịch vụ tốt nhất. Nhưng có lẽ cũng chính vì tập trung vào
nguyên tắc “ám ảnh khách hàng thay vì tập trung vào đối thủ cạnh tranh”, Amazon đã
vô tình tạo ra khó khăn cho đối tác bán hàng của mình. Chiến lược giao hàng trong
ngày của Amazon đang khiến không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ có gian hàng trên nền
tảng thương mại điện tử này lâm vào tình trạng khốn đốn.
Trong chương trình Fulfillment by Amazon (FBA), người bán sẽ đưa hàng sang
lưu kho tại trung tâm đóng gói của Amazon. Từ đây Amazon sẽ đóng gói và vận
chuyển đơn hàng tới tận tay khách hàng. Tuy nhiên điều này có thể gia tăng chi phí và
khiến việc theo dõi hàng hóa trở nên phức tạp hơn. Để khắc phục nhược điểm này,
doanh nghiệp bán hàng trên Amazon có thể tham gia chương trình Seller Fulfilled
Prime, trong đó họ có thể tự hoàn tất đơn hàng trên Amazon trong thời gian 1-2 ngày.


25

Tuy vậy các điều kiện để tham gia vô cùng ngặt nghèo. Một khi Amazon bắt đầu áp
dụng chính sách giao hàng trong ngày vào Seller Fulfilled Prime, doanh nghiệp sẽ càng
gặp khăn hơn nữa.



×