LỜI MỞ ĐẦU
Dịch vụ logistics nước ta bắt đầu phát triển từ những năm 1990 trên cơ sở của
dịch vụ giao nhận vận tải, kho vận. Hiện nay, cả nước có khoảng 1.200 doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ logistics (so với con số 700 trước năm 2005) như dịch vụ giao nhận
vận tải, kho bãi, bốc dỡ , đại lý vận tải, đại lý giao nhận, dịch vụ logistics… chủ yếu
tập trung tại khu vực TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trừ các doanh nghiệp nhà nước
được cổ phần hóa, đa số các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ và vừa, vốn điều lệ
bình quân hiện nay khoảng 4-6 tỷ đồng (so với 1-1,5 tỉ đồng trước năm 2005) và
nguồn nhân lực đào tạo bài bản chuyên ngành logistics còn rất thấp (5-7%). Các
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics của Việt Nam chủ yếu làm đại lý, hoặc đảm
nhận từng công đoạn như là nhà thầu phụ trong dây chuyển logistics cho các nhà cung
cấp dịch vụ logistics quốc tế. Có trên 25 doanh nghiệp logistics đa quốc gia đang hoạt
động tại Việt Nam nhưng chiếm trên 70-80% thị phần cung cấp dịch vụ logistics của
nước ta. Chúng ta có thể thấy dịch vụ logistics của chúng ta còn chưa thực sự phát
triển; cần có sự quan tâm nghiên cứu và tìm tòi các phương thức mới để áp dụng, qua
đó nâng cao năng lực cạnh tranh và gia tăng giá trị thương mại.
Amazon bắt đầu từ một công ty bán sách và tài liệu qua mạng, đạt được những
thành công và liên tục đổi mới. Từ năm 2015, Amazon đã mở rộng đầu tư cho mảng
Logistics vì thấy được lợi ích to lớn mà dịch vụ này có thể mang lại. Hiện nay, họ đã
trở thành một trong các doanh nghiệp đi đầu thế giới về xu thế Logistics. Trên cơ sở
này, nhóm chúng tôi đã quyết định nghiên cứu về quy trình kho hàng của Amazon.
1
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHO HÀNG
1. Khái niệm, vai trò, chức năng của kho hàng:
Khái niệm: Kho là loại hình cơ sở logistics thực hiện việc dự trử, bảo quản và chuẩn
bị hàng hóa nhằm cung ứng hàng hóa cho khách hàng với trình độ dịch vụ cao nhất và
chi phí thấp nhất.
Vai trò: Hoạt động kho liên quan trực tiếp đến việc tổ chức, bảo quản hàng hóa của
doanh nghiệp vậy vai trò của kho là:
-
Đảm bảo tính liên tục cho quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa. Quản trị
kho bãi giúp doanh nghiệp lưu trữ toàn bộ sản phẩm và quản lý được số lượng
sản phẩm trên toàn bộ hệ thống.
-
Góp phần giảm chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối. Kho có thể chủ động
tạo ra các lô hàng với quy mô kinh tế trong quá trình sản xuất và phân phối,
qua đó giảm chi phí bình quân trên một đơn vị. Mặt khác, có thể góp phần tiết
kiệm chi phí lưu thông thông qua việc quản lý tốt hao hụt hàng hóa, sử dụng
tiết kiệm và hiệu quả cơ sở vật chất của kho.
-
Hỗ trợ quá trình cung cấp dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp thông qua việc
đảm bảo hàng hóa sản sang về số lượng, chất lượng, trạng thái lô hàng giao,
góp phần giao hàng đúng thời gian và địa điểm.
Chức năng:
-
Gom hàng: khi một lô hàng /nguyên vật liệu không đủ số lượng thì người gom
hàng sẽ tập hợp, chỉnh đốn và sắp xếp hợp lý cho lô hàng lẻ thành những lô
hàng đủ số lượng để sử dụng cách vận chuyển trọn gói container. Khi hàng
hóa/nguyên vật liệu được nhận từ nhiều nguồn hàng nhỏ, kho đóng vai trò là
2
điểm tập kết thành những lô hàng lớn như vậy sẽ có điểm lợi thế về quy mô khi
vận chuyển tới nhà máy, thị trường bằng các phương tiện vận chuyển.
-
Phối hợp hàng hóa: (Tổ chức các mặt hàng kinh doanh) Để đáp ứng tốt đơn
hàng gồm nhiều mặt hàng đa dạng của khách hàng, quản lý kho bãi có nhiệm
vụ tách lô hàng lớn ra, phối hợp và ghép loại hàng hóa khác nhau thành một
đơn hàng hoàn chỉnh, đảm bảo hàng hóa sẵn sàng cho quá trình bán hàng.
-
Bảo đảm và lưu giữ hàng hóa: Đảm bảo hàng hóa nguyên vẹn về số lượng, chất
lượng trong suốt quá trình tác nghiệp, tận dụng tối đa diện tích và dung tích
kho, chăm sóc giữ gìn hàng hóa trong kho.
2. Quy trình nghiệp vụ kho hàng:
Khái niệm: Quy trình nghiệp vụ kho hàng là tập hợp các nghiệp vụ được thực hiện
nối tiếp nhau nhằm đảm bảo sự dịch chuyển dòng hàng hóa từ khi tiếp nhận đến khi
gửi cho khách hàng.
Cơ cấu:
Quá trình
nhập kho
Nhận
hàng
Quá trình
lưu kho
Lưu trữ
Cất hàng
Quá trình
xuất kho
Nhặt
hàng
Kiểm tra
Đóng gói
Giao
hàng
2.1. Quy trình nhập kho:
-
Thỏa thuận về thời gian hàng đến với nhà cung cấp
3
-
Kiểm tra độ chính xác của việc làm thủ tục chứng từ cấp hàng
-
Kiểm tra độ chính xác của việc làm thủ tục chứng từ hàng hóa
-
Tiếp nhận chứng từ hàng đến
-
Làm thủ tục về sự khác biệt trong chứng từ
-
Xác định trình tự và thời gian dỡ hàng
-
Xác định đội công nhân dỡ hàng
-
Kiểm tra bề ngoài: đánh giá mức độ nguyên vẹn của bao kiện, sự tuân thủ các
điều kiện vận chuyển
-
Dỡ hàng xuống
-
Tiếp nhận hàng về số lượng
-
Tiếp nhận hàng về chất lượng
-
Lập các chứng từ nhận hàng
-
Phân loại hàng hóa và hình thành các đơn vị hàng hóa
-
Gắn thông tin nhận dạng lên hàng hóa
-
Nhập thông tin hàng vào hệ thống cơ sở dữ liệu máy tính
-
Tìm và bố trí chỗ lưu trữ
-
Chuyển hàng sang khu vực lưu trữ
2.2. Quy trình lưu kho:
-
Xác nhận phương án bố trí hàng hóa tại khu vực lưu trữ
-
Đưa hàng đến các ô lưu trữ
4
-
Lưu trữ
-
Làm đầy các ô/ngăn chọn hàng
-
Dịch chuyển hàng hóa nội bộ khu vực lưu trữ nhằm tối đa hóa sử dụng không
gian/vị trí bảo quản
-
Đảm bảo an toàn an ninh hàng hóa tránh tổn thất (camera giám sát, đi tuần tra,
…)
-
Duy trì chế độ lưu trữ ổn định (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, vệ sinh môi trường,
…)
-
Thực hiện kiểm kê định kỳ
2.3. Quy trình xuất kho:
-
Chọn hàng từ khu lưu trữ
-
Xác nhận và nhặt hàng theo danh sách chọn hàng
-
Chuẩn bị hàng hóa trước khi gửi cho từng đơn hàng
-
Kiểm tra đối chiếu hàng đã nhặt với danh sách hàng trong đơn
-
Đóng gói hàng hóa cho từng đơn hàng
-
Hình thành đơn vị hàng hóa
-
Chuyển đến khu vực gửi hàng
-
Kiểm tra các giấy tờ gửi hàng đi
-
Chuẩn bị các chứng từ vận chuyển đi kèm hàng trên đường
-
Kiểm tra sự chính xác của đơn hàng (địa chỉ, số lượng,…)
5
-
Lái xe ký nhận các giấy tờ chuyển hàng
-
Chuyển hàng cho khách
6
II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHO HÀNG CỦA AMAZON
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Amazon:
Giới thiệu chung:
Công ty Amazon là một công ty liên hiệp thương mại điện tử đa quốc gia, được
thành lập năm 1994 bởi Jeffrey Preston Bezos. Sản phẩm chính của công ty là
Amazon.com, A9.com, Alexa Internet, IMDb, Kindle, Amazon Web Services,
dprewiew.com, zShop. Bên cạnh đó, Amazon còn cung cấp dịch vụ marketing, quảng
cáo cho các nhà bán lẻ, các dịch vụ web, sản xuất phim, dịch vụ lưu trữ phần mềm
trực tuyến có trụ sở chính tại Seattle, Washington, Hoa Kỳ. Công ty cũng có văn
phòng, trung tâm thực hiện, trung tâm dịch vụ khách hàng, trung tâm dữ liệu và các
trung tâm phát triển phần mềm trên toàn thế giới.
Lịch sử hình thành và phát triển:
Vào năm 1994, trong khi tốc độ Internet là 2300%/năm. Mặc dù không có kinh
nghiệm về bán hàng cũng như không có nhiều hiểu biết về Internet, nhưng Jeff Bezos
đã sớm nhìn thấy tương lai của việc bán hàng qua mạng và ông cũng nhận thấy việc
tìm kiếm tài liệu khó khăn nên đã nãy sinh ý tưởng bán sách qua mạng.
Công ty khởi nghiệp khiêm tốn ban đầu chỉ bán sách trực tuyến. Sau đó, bắt kịp
làn sóng đang lên đầu tiên trong giai đoạn huy hoàng của kỷ nguyên dot-com vào cuối
những năm 1990, công ty tham gia kinh doanh âm nhạc, phim ảnh, đồ điện tử và đồ
chơi. Tránh được thảm họa bong bóng dot-com vỡ vào năm 2000, 2001 và bất chấp
làn sóng hoài nghi về tương lai của kinh doanh trực tuyến, công ty hoàn thiện hệ
thống phân phối hàng hóa và triển khai mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực phần mềm,
trang sức, quần áo, đồ dùng thể thao, phụ tùng ô tô – bất kỳ hàng hóa gì có thể nghĩ
tới. Ngay khi vừa trở thành nhà bán lẻ hàng đầu trên Internet và cổng giao dịch hàng
đầu dành cho những nhà bán hàng khác kinh doanh hàng hóa của họ, Amazon đã tái
7
định vị bản thân một lần nữa để trở thành một công ty công nghệ linh hoạt bán hạ tầng
điện toán đám mây với tên gọi Amazon Web Services (Dịch vụ Web Amazon) và
những thiết bị kỹ thuật số thiết thực có mức giá vừa phải, như thiết bị đọc sách điện tử
Kindle và máy tính bảng Kindle Fire. Giờ đây, Amazon Web Services đã đem về bình
quân 8 tỷ USD doanh thu hàng năm cho công ty và trở thành một trong những dịch vụ
phổ biến nhất trong mảng điện toán đám mây.
Sau sự thành công ở mảng điện toán đám mây, từ khoảng những năm 2015-2016,
Amazon đã tích cực đầu tư vào mảng logistics: mua thêm phương tiện vận tải, ghi
thêm mảng dịch vụ cung cấp vận chuyển hàng hóa trong báo cáo thường niên, cải
thiện hệ thống điều phối giao hàng tại một số thị trường, mở rộng các nhà kho chứa
hàng,… Kế hoạch trên thể hiện tham vọng của Amazon nhằm cắt giảm chi phí mảng
logistics mà hãng đang phải hợp tác với bên thứ 3. Khi đó, khách hàng mua sản phẩm
trên Amazon sẽ liên hệ vận chuyển trực tiếp với hãng chứ không phải thông qua DHL,
UPS hay FedEx. Từ đó tới nay, chỉ khoảng 3 năm, Amazon đã đạt được những thành
tựu nhất định trong mảng kinh doanh mới của mình. Trở thành một công ty Logistics
chuyên nghiệp, thậm chí cạnh tranh với các đối tác cũ của mình là FedEx và UPS.
2. Quy trình nhập kho:
2.1. Địa điểm:
Amazon có 80 trung tâm phân phối và hơn 100 kho hàng trên khắp thế giới, với
tổng diện tích khoảng 15 triệu m 2 nằm chủ yếu tại Mỹ, châu Âu, châu Á, đảm nhận
việc bán hàng cho 185 quốc gia.
2.2. Nguồn hàng:
Tự nhập: Amazon tự nhập hàng từ các nhà sản xuất trên thế giới. Amazon đưa ra
mức giá và các yêu cầu cho các nhà sản xuất, sau đó bán lại sản phẩm và thực hiện
hậu mãi và bảo hành.
8
Hàng hóa từ bên thứ 3: 44% hàng hóa trên Amazon là do các đối tác thứ 3 cung
cấp, và tỷ lệ này đang dần tăng lên. Chỉ riêng năm 2016, các doanh nghiệp đối tác đã
bán 120 triệu mặt hàng, với số lượng lên đến 2 tỷ sản phẩm qua Amazon.
2.3. Yêu cầu hàng hóa:
Quảng cáo
Amazon không chấp nhận bán kèm các tài liệu quảng cáo (chẳng hạn như tờ
quảng cáo, tờ rơi, nhãn giá hoặc nhãn khác không phải của Amazon).
An toàn
Phải sử dụng dao an toàn khi đóng gói hàng hóa, nhằm ngăn ngừa các vật sắc
nhọn, có khả năng gây thương tích như lưỡi dao còn sót trong hộp.
Đóng gói
-
Hàng rời:
Các đơn vị hàng hóa, nếu được bán thành bộ, phải được lắp ráp hoặc xếp sẵn.
Amazon không chịu trách nhiệm xếp từng đơn vị hàng hóa rời thành 1 bộ.
Các hàng hóa không được xếp trong hộp cứng (như áo hoặc túi), cần đóng gói và
cố định bằng dây buộc hoặc băng dính.
Giày dép, không phân biệt vật liệu, phải được đóng gói sao cho giày không bị lộ
ra ngoài, trong hộp giày hoặc trong túi nilong.
-
Hàng hóa bán theo bộ
Trên nhãn ghi rõ “Bán theo bộ", "Sẵn sàng để gửi hàng" hoặc "Hàng bán theo bộ,
không tách rời."
-
Hàng đóng hộp:
9
Hộp 6 mặt, phải có nắp. Nếu nắp hộp dễ bị mở thì phải cố định lại bằng ghim
hoặc băng dính.
Hộp không bị hỏng khi tác dụng lực vừa phải.
Nếu hộp có lỗ, thì phải trải qua bài kiểm tra thả rơi từ độ cao 3 ft, 1 lần thả ở 2
mặt, 1 lần thả ở góc cạnh. Nếu mặt hàng không qua kiểm tra thì phải đóng gói lại
trong túi nilong.
-
Hàng bọc trong túi nilong
Các túi nilong có miệng rộng hơn 5 inch (đo khi túi phẳng) phải có cảnh báo ngạt
thở in trên túi hoặc in trực tiếp lên nhãn, dễ đọc.
Túi trong, dày ít nhất 1,5 milimet, có in sẵn mã vạch, đóng kín, không rộng quá 3
inch mỗi cạnh hàng hóa.
Dán nhãn
-
Hàng hóa phải có 1 trong các loại mã
Mã của nhà sản xuất: Mã hàng hóa hợp lệ, có thể là GCID, UPC, EAN, JAN,
hoặc ISBN
Mã của Amazon: Mỗi loại hàng hóa bán qua Amazon phải có 1 mã Amazon
cấp, gọi là FNSKU hoặc ASIN, MSKU. Các mã này cho phép Amazon phân
biệt các mặt hàng đặt trong trung tâm và thực hiện giao hàng. Mã này phải
được in hoặc dán trên bao bì sao cho máy quét có thể dễ dàng nhận dạng.
-
Mã vạch: Trên mỗi đơn vị hàng hóa chỉ có thể dùng 1 mã vạch, có thể là mã
của Amazon hoặc mã của nhà sản xuất.
-
Hạn sử dụng: Hạn sử dụng phải in trên từng sản phẩm bằng cỡ chứ 36 trở lên,
theo format tháng-ngày-năm hoặc tháng-năm.
10
2.4. Quy trình Cất hàng:
Bước 1: Hàng hóa đóng trong hộp, được gửi đến kho của Amazon, tuân thủ các
yêu cầu về nhãn, bao bì, kích thước, cân nặng. Thông tin cụ thể về hàng hóa lưu
kho phải được gửi đến Amazon từ trước.
Bước 2: Nhân viên tại trung tâm quét mã từng hộp để đảm bảo chúng đã được dán
mã ID phù hợp với thông tin lưu trên máy tính.
Bước 3: Nhân viên mở các gói hàng, quét mã từng sản phẩm trong hộp. Các hàng
hóa cần phải được xử lý, bảo quản thêm tại kho sẽ được gửi đến bộ phận xử lý đặc
biệt.
Bước 4: Hàng hóa sau khi được quét mã sẽ được chuyển đến bộ phận kiểm tra
hỏng hóc và kiểm tra tên. Nếu tên hàng không khớp với hàng hóa thực tế, chúng
sẽ được gửi đến bộ phận giải quyết.
Bước 5: Hàng hóa được chuyển tới khu lưu trữ.
Bước 6: Hàng hóa được xếp vào từng ô trong các kho. Thông tin về địa điểm từng
sản phẩm được lưu lại trên hệ thống máy tính. Hàng hóa sau khi quét mã và xử lý
thông tin sẽ sẵn sàng để bán trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày hàng đến kho.
3. Quy trình lưu kho:
Kho được chia thành năm khu vực lưu trữ.
-
Khu vực thư viện lưu trữ: lưu trữ sách và tạp chí.
-
Khu vực lưu trữ pallet: lưu trữ hàng nguyên kiện và có cầu cao.
-
Khu vực lưu trữ case flow: lưu trữ hàng hóa có cầu cao và hàng được lựa chọn
theo hình thức ít hơn một kiện.
11
-
Khu vực dự trữ: thích hợp để chứa các mặt hàng có hình dáng khác thường và
hàng hóa có cầu thấp.
-
Khu vực lưu trữ ngẫu nhiên: dùng để lưu trữ những hàng hóa đang có cầu tại
thời điểm hiện tại hoặc hàng hóa có kích thước nhỏ.
Tuy nhiên, các mặt hàng trong từng khu vực lưu trữ lại được sắp xếp ngẫu nhiên,
không phân biệt theo loại sản phẩm.
Mỗi ô, kệ trong kho Amazon đều có mã vạch. Mỗi sản phẩm được gửi đến kho
đều được gán một mã vạch cụ thể ứng với khu vực lưu trữ.
Dữ liệu về địa điểm hàng hóa trong kho được tập hợp và xử lý qua các thuật toán
đặc biệt. Điều này cho phép hàng hóa được lưu trữ và vận chuyển trong kho nhanh
chóng và hiệu quả.
4. Quy trình Xuất kho:
4.1. Nhặt hàng và kiểm tra hàng hóa:
Quy trình gồm 5 bước:
Bước 1: Máy tính kiểm tra vị trí hàng hóa trong đơn hàng và xác định xem hàng
hóa được chọn là của Amazon hay đối tác và truyền thông tin tương ứng đến các
trạm phân phối.
Bước 2: Một bộ phận tại trạm phân phối tiếp nhận thông tin từ đơn hàng và máy
tính, sau đó phân chia tự động cho từng nhân viên nhặt hàng qua mạng không dây.
Bước 3: Nhân viên chọn hàng đẩy chiếc xe lăn và mang theo máy quét cầm taythiết bị cung cấp thông tin về hàng hóa được chọn và vị trí hàng hóa. Các nhân
viên phải quét chính xác 3 loại mã vạch để tiến hành chọn hàng: Mã vạch trên
thùng, mã vạch trên giá đỡ nơi có mặt hàng và mã vạch trên chính mặt hàng. Sau
khi chọn xong, máy sẽ tiếp tục báo hiệu cho người nhặt hàng vị trí của món hàng
tiếp theo.
12
Ngoài ra, Amazon cũng sử dụng 45000 robot trong 20 kho cho quy trình nhặt
hàng. Các robot có cấu tạo như các giá hàng hóa gắn bánh xe có khả năng tự di
chuyển trong trung tâm phân phối. Sau khi tiếp nhận thông tin từ trạm phân phối,
chúng sẽ tự động di chuyển chính xác đến vị trí nhân viên nhặt hàng và quay về vị
trí cũ khi xong việc. Việc áp dụng robot trong kho sẽ giảm khoảng 20% chi phí.
Bước 4: Các hàng hóa được nhặt ra, xếp vào thùng và chuyển vào băng tải. Trên
băng tải có khoảng 15 điểm đọc mã hàng hóa, theo dõi hàng hóa để giảm sai sót.
Tại mỗi điểm đọc mã hàng đều nhân viên và hệ thống máy kèm theo để đảm bảo
tính chính xác của mặt hàng.
Bước 5: Tất cả các thùng trên băng tải được chuyển đến 1 vị trí. Tại đây, hàng hóa
được xếp lại vào vào hộp carton và đi tới trạm đóng gói.
4.2. Quy trình Đóng gói:
Các trạm đóng gói được chia thành 2 loại:
-
Trạm đóng gói cho đơn hàng lẻ : máy tính lựa chọn hộp có kích cỡ phù hợp,
sau đó nhân viên sẽ tiến hành đóng gói sản phẩm.
-
Trạm đóng gói cho các đơn hàng gồm nhiều sản phẩm: Nhân viên nhặt và xếp
từng sản phẩm trong các thùng carton vào từng giỏ, mỗi giỏ tương ứng với 1
đơn đặt hàng. Máy tính tiếp tục đưa ra chỉ thị đóng gói hàng.
4.3. Quy trình Vận chuyển:
Vận chuyển trong các kho:
Đơn đặt hàng được chuyển theo hệ thống SLAM.
SLAM là viết tắt của:
-
Quét (Scan)
13
-
Nhãn (Label)
-
Dán (Apply)
-
Kê khai (Manifest)
Khi kết thúc quá trình đóng gói, các hộp được chuyển dọc theo băng tải đến hệ
thống SLAM để cân lại. Nếu trọng lượng thực tế khác trọng lượng dự tính, gói hàng
sẽ tự động bị đẩy khỏi băng chuyền và được chuyển vào trạm kiểm soát chất lượng để
kiểm tra. Những người vận hành phải nhanh chóng xác định vấn đề, truyền đạt lại cho
kỹ thuật viên sửa chữa và bắt đầu lại quá trình.
Tiếp theo, hệ thống quét mã vạch trên bao bì và in và thêm địa chỉ vào gói.
Toàn bộ quá trình kéo dài khoảng 1 giây.
Sau khi in địa chỉ, các hộp được tự động định tuyến theo điểm đến và nhà cung
cấp dịch vụ vận chuyển (USPS, UPS, v.v.). Các hộp di chuyển dọc theo băng tải đến
cửa nhà kho, sau đó các nhân viên vận chuyển chất các hộp vào xe và chở đi.
Vận chuyển đến khách hàng:
-
Dịch vụ vận chuyển từ bên thứ 3:
Đây từng là hình thức vận chuyển chủ yếu của Amazon. Việc lựa chọn các hãng
vận chuyển phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như vị trí vận chuyển, địa điểm
đến, kích cỡ bao bì, giá trị của gói hàng, khung thời gian giao hàng. Phần lớn các đơn
hàng của Amazon được gửi bởi UPS hoặc FedEx. Tuy nhiên, ngoài ra Amazon cũng
hợp tác với 32 nhà vận chuyển, bưu điện và các cơ sở phân loại khác.
FedEx và UPS tự xử lý các lô hàng của họ và giao hàng cho khách, trong khi các
gói hàng tại các cơ sở phân loại được phân phối qua USPS hoặc nhân viên của
Amazon.
-
Đội vận chuyển của Amazon
14
Từ năm 2015, Amazon bắt đầu tiến hành việc xây dựng bộ phận vận chuyển hàng
hóa riêng cho công ty và cung cấp dịch vụ giao hàng cho bên thứ 3. Hiện tại Amazon
đã tiến hành giao hàng bằng drone, xe tải, máy bay chở hàng. Nhờ vậy, Amazon có thể
giám sát việc từ khâu mua hàng từ các kho của bên thứ ba bán hàng trên Amazon.com
đến khâu giao hàng cho khách. Việc quản lý quá trình giao hàng sẽ giúp Amazon có
thể giao hàng theo các hình thức linh hoạt hơn, và tiết kiệm tiền chi phí vận chuyển.
Nếu Amazon có thể tự giao các đơn hàng qua các quãng đường dài, công ty sẽ giảm
được 3 USD/ đơn hàng, khoảng 1,1 tỷ USD/năm. Ngoài ra, việc cung cấp dịch vụ vận
chuyển cho bên thứ 3 sẽ tránh tắc nghẽn trong kho của Amazon
Hiện tại, bộ phận vận chuyển của Amazon bao gồm:
-
40 máy bay vận chuyển hàng hóa từ các kho hàng và trung tâm phân phối
-
Vài nghìn xe chở hàng
-
Drone trong quá trình thử nghiệm.
5. Ứng dụng công nghệ trong việc quản lý kho hàng:
Hiện đại hóa quy trình kho, phân phối
Amazon đang cải tiến kho hàng và quy trình quản lý hàng hóa của mình bằng
cách thu thập dữ liệu, số hoá các quy trình xử lý đơn đặt hàng- chọn hàng-vận chuyển,
và sử dụng thuật toán điều chỉnh hoạt động kho để đưa ra hướng dẫn cụ thể cho từng
nhân viên tại trong mọi giai đoạn, nhằm tối đa hóa hiệu quả hoạt động trong kho. Điều
này được thực hiện bởi hệ thống các máy scan, hệ thống xử lý dữ liệu và các thuật
toán được thiết kế riêng
Quy trình SLAM
Quá trình SLAM được Amazon phát triển, là 1 quy trình mang tính cách mạng,
giúp đẩy nhanh quá trình đóng gói đảm bảo giao hàng chính xác.
15
Khi kết thúc quá trình đóng gói, các gói vận chuyển dọc theo băng tải đến hệ
thống SLAM và cân lại. Hệ thống sẽ quét mã vạch trên bao bì và in và thêm nhãn địa
chỉ người nhận vào gói.
Điều này đảm bảo bí mật của khách hàng, vì đây là lần đầu tiên địa chỉ của khách
hàng được kết hợp với đơn hàng của họ. Toàn bộ quá trình mất ít hơn 1 giây cho mỗi
gói.
Amazon Robotics
Trước kia, chu trình từ khi khách hàng đặt mua đến ship hàng kéo dài từ 60-75
phút : nhân viên tự tay tìm kiếm các ngăn xếp, chọn sản phẩm, đóng gói và gửi hàng .
Trong khi đó, robot có thể xử lý cùng một công việc trong 15 phút.
Những robot này không chỉ hiệu quả hơn mà còn chiếm ít không gian hơn so với
nhân viên thông thường. Điều đó có nghĩa là thiết kế kho hàng cuối cùng có thể được
sửa đổi để có thêm không gian kệ và ít lối đi. Vào cuối quý III năm 2015, Amazon đã
sử dụng 30.000 robot Kiva trên 13 kho hàng. Mỗi nhà kho được trang bị Kiva có thể
chứa thêm 50% hàng so với các trung tâm cùng kích thước không có robot. Nhờ đó
mà chi phí hoạt động của công ty đã giảm 20% - gần 22 triệu USD cho mỗi kho.
Lưu trữ ngẫu nhiên
Việc lưu trữ các vật phẩm theo thứ tự ngẫu nhiên tại trong các nhà kho nhằm tối
đa hóa khả năng các món đồ trong cùng 1 đơn hàng được xếp gần nhau. Ngoài ra, vị
trí từng sản phẩm cũng được lưu lại trong hệ thống dữ liệu. Điều này giúp cho hệ
thống máy tính trung tâm có thể tìm ra quãng đường ngắn nhất để lấy hàng trong kho
và đưa ra quyết định cho từng nhân viên.
Cải tiến hộp
Trong nhiều năm trước đây, Amazon gặp vấn đề với cách đóng gói thiếu hiệu quả,
ví dụ đặt những sản phẩm nhỏ vào các hộp rất to. Điều này gây lãng phí tiền bạc, chi
phí giao hàng, tốn nguyên liệu và tác động xấu đến môi trường. Để giải quyết vấn đề
16
này, Amazon đã cải tiến thuật toán giao hàng của mình. Họ sử dụng máy học, để có
thể tự động hóa các công việc như quét các đánh giá và phản hồi của khách hàng
nhằm đưa ra những lựa chọn về việc những món đồ nào có thể được đóng gói cùng
nhau – và kích cỡ hộp như thế nào có thể dùng để đóng gói. Nhờ đó mà những món
đồ kích thước nhỏ sẽ bắt đầu được công ty đóng gói trong các túi thư gửi hàng dạng
bong bóng. Trong kho Amazon sử dụng một loại máy đóng gói có khả năng tạo ra các
túi có kích cỡ khác nhau. Hiện tại, một nửa số món đồ đã được gửi đi trong các túi thư
này thay vì những chiếc hộp to lớn như trước.
Một cải tiến khác nữa của Amazon là chính sách “không có bao bì gây thất vọng”
(frustration free packaging), có nghĩa là một số món đồ có thể được giao trong các hộp
đóng gói nguyên bản của chúng. Điều này sẽ giúp giảm lãng phí bao bì và loại bỏ nhu
cầu giao các món đồ trong những hộp lớn hơn.
17
III, NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
1. Nhận xét:
Ưu điểm
-
Quy trình quản lý hàng hóa thống nhất, kết hợp cùng hệ thống kho hàng hiện
đại, đảm bảo tính liên tục của quá trình giao nhận, dự trữ và phân phối hàng
hóa.
-
Áp dụng khoa học tiên tiến như dữ liệu lớn và thuật toán vào hệ thống kho
hàng hiện đại giúp tối ưu hóa hệ thống quản lý, giảm thời gian xử lý trong từng
công đoạn, tăng năng suất và hiệu quả công việc. Điều này giúp cho Amazon
có thể đáp ứng đơn hàng nhanh hơn, vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, tăng
khối lượng hàng bán ra. Thông tin lưu lại trong quá trình quản lý tiếp tục được
lưu trữ và xử lý nhằm tiếp tục nâng cấp, cải tiến quy trình, hệ thống.
-
Sử dụng robot và hệ thống tự động giúp giảm các lỗi do con người gây ra.
-
Đầu tư vào hệ thống vận chuyển riêng giúp giảm tính phụ thuộc vào các công
ty vận chuyển ngoài, giảm thiểu khả năng xảy ra các lỗi giao hàng chậm trong
các dịp trọng điểm như Giáng sinh, đồng thời giảm thiểu chi phí vận chuyển.
-
Quản lý hiệu quả quy trình xử lý hàng hóa giúp các khâu khác diễn ra thuận
lợi. Từ đó có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh mới, như cung cấp thêm
dịch vụ logistic, dịch vụ vận chuyển cho bên thứ 3.
Nhược điểm
-
Chi phí đầu tư cho kho hàng và hệ thống quản lý cao, có xu hướng tăng trong
những năm tiếp theo, làm giảm lợi nhuận cận biên của công ty.
18
-
Hệ thống kho hàng sử dụng công nghệ hiện đại, cần có những nhân viên quản
lý trình độ cao.
-
Điều kiện làm việc khắc nghiệt trong kho dẫn đến khiếu nại của nhân viên
Amazon, gây ảnh hưởng hình ảnh công ty, xuất phát từ việc Amazon cố gắng
cắt giảm chi phí quản lý kho.
2. Bài học cho doanh nghiệp Việt Nam:
Đối với các doanh nghiệp nói chung
-
Liên tục đổi mới và sáng tạo: Sự thành công của Amazon trước hết đến từ thái
độ chấp nhận rủi ro để đổi mới của họ. Kể từ khi là một website bán sách cho
đến khi trở thành nhà bán lẻ trực tuyến thành công bậc nhất thế giới, Amazon
liên tục sáng tạo và nắm bắt những lĩnh vực mới nổi hoặc quan trọng trên thị
trường. Đây là một đặc tính rất thiết yếu, giúp một doanh nghiệp mở rộng và
phát triển. Ở Việt Nam, tính sáng tạo đi kèm sự mạo hiểm này rất hạn chế, các
doanh nghiệp thường cố định trong ngành của mình, đề cao sự truyền thống và
do đó tự phớt lờ các cơ hội mới từ thị trường mà họ hoàn toàn có khả năng đầu
tư vào và phát triển.
-
Áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất: Thái độ chấp nhận mạo hiểm để thay
đổi là bước đầu, nhưng việc thực hiện cũng quan trọng không hề kém. Amazon
không đầu tư theo kiểu nhỏ giọt để thăm dò, mà họ thăm dò rồi đầu tư một cách
có hệ thống và triệt để. Các công nghệ trong mảng Logistics được Amazon lựa
chọn là những công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất trong ngành của mình như
các hệ thống kho hàng tự động quy mô lớn, robot chuyển hàng, hệ thống vận
chuyển riêng biệt,… Chỉ trong vài năm, Amazon đã thuộc top đầu thế giới về
mảng Logistics. Trái lại, bài toán bãi rác công nghệ ở Việt Nam đã được nhắc
đi nhắc lại quá nhiều lần do tư duy ham giá rẻ - thứ giúp các doanh nghiệp có
được lợi nhuận trước mắt và thị trường nội địa, nhưng mãi thua thiệt ở thị
trường quốc tế.
19
Đối với các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành:
-
Nâng cao hình thức Logistics: Amazon không ngay lập tức trở thành một công
ty chuyên nghiệp về Logistics mà họ trải qua quá trình tăng tiến từ từ. Trước
đây không lâu, họ vẫn phụ thuộc chủ yếu vào các hãng Logistics như FedEx và
UPS. Ở đây không phải là mối quan hệ thuê ngoài đơn giản mà có sự hợp tác
sâu rộng. Vì vậy, kể cả khi Amazon đang có những bước đi độc lập; thì hiện tại,
họ vẫn là khách hàng của FedEx và UPS. Cũng chính nhờ sự hợp tác này mà
Amazon mới có được trình độ lên kế hoạch, thực hiện và quản lý Logistics như
bây giờ. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp Việt Nam nên tích cực nâng cao hình
thức Logistics, từ khách hàng trở thành đối tác, từ đó cùng thúc đẩy nhau phát
triển. Vừa qua, vào ngày 5/3/2018, BoxMe (sở hữu hệ thống kho vận toàn
quốc) và Shipchung (Cổng dịch vụ giao nhận và thu tiền phục vụ cho thương
mại điện tử) chính thức tích hợp vào hệ thống Zalo Shop (công cụ bán hàng
trên nền tảng Zalo) để phục vụ cho việc giao nhận hàng hóa, thu tiền, đóng gói,
hoặc lưu kho hàng hóa của các chủ shop. Về mặt bản chất đây là sự nâng cao từ
hình thức 3PL lên 4PL, thậm chí 5PL. Trong tương lai, Việt Nam cần nhiều hơn
những lần ký kết hợp tác giống như vậy.
-
Áp dụng xây dựng kho hàng: Amazon đã xây dựng hệ thống kho hàng đầu thế
giới từ cơ chế quản lý, thuật toán áp dụng và công nghệ hiện đại. Các doanh
nghiệp Việt Nam muốn kinh doanh trong mảng Logistics đều nên học hỏi và áp
dụng vào kho hàng của mình sao cho phù hợp. Một vài công ty đã biết được
điều này và gặt hái được thành công, ví dụ như Tiki sử dụng phương pháp lưu
trữ ngẫu nhiên của Amazon; BoxMe xây dựng hệ thống nhà kho trung tâm
giống cách làm của Amazon để cung cấp giải pháp lưu trữ hàng hóa dành cho
người bán hàng có quy mô vừa và nhỏ,…
20
Kết luận
Thông qua bài tiểu luận, nhóm đã phân tích quy trình quản lý hàng hóa trong kho của
Amazon, và qua đó cho thấy sức mạnh của Amazon đến từ sự kết hợp các công nghệ
tiên tiến và trình tự hợp lý, logic. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những khó khăn, thách thức.
Điều đó hỏi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến công nghệ để nhằm hoàn
thiện quy trình, giữ vững lợi thế của mình trên thị trường.
Bài tiểu luận trên đây của nhóm chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, chúng
em rất mong nhận được sự góp ý của cô để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn. Cuối
cùng nhóm em xin cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Thị Yến đã hướng dẫn nhóm thực hiện đề
tài này.
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> />22
/> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> />s/en/business_categories/fulfillment-operations )
/> /> /> /> /> /> />23
/> /> /> /> /> /> />
24