Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

tiểu luận môn logistics công nghệ rfid trong logistics

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.53 KB, 27 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với xu thế hội nhập toàn cầu, ngành dịch vụ logistics ngày càng khẳng định
được tầm quan trọng đối với doanh nghiệp và nền kinh tế thế giới. Khi thị trường toàn
cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước
đang và chậm phát triển, logistics được các nhà quản lý coi như là công cụ, một phương
tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh nghiệp. Logistics tạo ra sự hữu
dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp, giúp giải quyết cả
đầu vào lẫn đầu ra cho doanh nghiệp một cách hiệu quả, tối ưu hoá quá trình chu chuyển
nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ…logistics giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh
cho doanh nghiệp. Phát triển dịch vụ logistics một cách hiệu quả sẽ góp phần tăng năng
lực cạnh tranh của nền kinh tế và quốc gia. Trong xu thế toàn cầu mạnh mẽ như hiện nay,
sự cạnh tranh giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên gay gắt, khốc liệt hơn.
Điều này đã làm cho dịch vụ logistics trở thành một trong các lợi thế cạnh tranh của quốc
gia. Những nước kết nối tốt với mạng lưới dịch vụ logistics toàn cầu thì có thể tiếp cận
được nhiều thị trường và người tiêu dùng từ các nước trên thế giới.
Để nâng cao tính cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ logistics, doanh nghiệp
phải đổi mới cách lãnh đạo hướng về khách hàng cho phù hợp, phát triển nguồn nhân lực
có chất lượng cao và cải tiến công nghệ, mà công nghệ thông tin đóng vai trò hết sức
quan trọng để tạo nên lợi thế cạnh tranh trong môi trường hội nhập hiện nay. Trong đó,
một công nghệ đang có được nhiều sự quan tâm gần đây là công nghệ RFID và những
ứng dụng của nó trong ngành logistics.
RFID (Radio Frequency Identification) là thuật ngữ cho công nghệ định vị bằng
sóng radio, có khả năng nhận dạng tự động dựa trên khả năng lưu trữ và nhận tín hiệu từ
xa bằng thẻ thông minh. Ban đầu, ứng dụng của công nghệ RFID chỉ được sử dụng trong
công nghiệp hoặc trong các hệ thống bảo mật (ứng dụng đóng), tuy nhiên hiện nay công
nghệ RFID đã được sử dụng trong cả các hệ thống phục vụ nhu cầu xã hội như hệ thống
thư viện, hệ thống quản lý hàng hóa trong kho hàng, và bây giờ lan sang cả hệ thống quản
lý logistics cảng biển (ứng dụng mở), và dần dần khẳng định vai trò của nó trong việc
phát triển ngành này.

1




NỘI DUNG
1. Giới thiệu công nghệ RFID
a) Đặt vấn đề
RFID (Radio Frequency Identification) là một kỹ thuật nhận dạng tự động
dựa trên khả năng lưu trữ và nhận tín hiệu từ xa bằng hệ thống thẻ thông minh.
Có 3 loại thẻ RFID:
 Các thẻ RFID chủ động có pin để nâng cao khả năng trao đổi dữ liệu
với thiết bị đọc ghi thẻ. Tầm hoạt động của các thẻ RFID chủ động có
thể lên tới 100 mét phụ thuộc vào nguồn điện mà các quốc gia sử dụng
theo quy định. Các thẻ này thường có dung lượng bộ nhớ lớn, lên tới 32
Kb được mã hóa đặc biệt để chống đọc trộm. Thẻ chủ động có thẻ bao
gồm bộ cảm biến, thiết bị định vị GPS, liên kết vệ tinh, hoặc các ứng
dụng khác.
 Các thẻ bán chủ động cũng có pin nhưng không được sử dụng để nâng
cao khả năng trao đổi dữ liệu. Pin này chỉ được sử dụng để kích hoạt bộ
cảm biến hoặc bộ nhớ.
 Thẻ bị động hay còn gọi là thẻ không kết nối do không có pin và chi có
thể trao đổi dữ liệu được trong pham vi từ 2 đến 3 mét. Thông thường
thẻ bị động hay được sử dụng cho hệ thống cao bản và các đơn vị chứa
hàng khác bên trong container đường biển.
Đều là công cụ nhận dạng nhưng RFID đã phát triển hơn mã vạch – công
cụ dùng để chứa thông tin về sản phẩm như: nước sản xuất, tên doanh nghiệp, lô
hàng, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm
tra… RFID sử dụng phương pháp truyền và nhận dữ liệu từ một điểm đến các
điểm khác có khoảng cách và đầu đọc không nhất thiết phải thấy thẻ; khả năng giả
mạo gần như không thể (trong khi phương pháp mã vạch rất dễ giả mạo); có khả
năng đọc/ghi khi cập nhật thông tin và dung lượng dữ liệu lớn; khả năng đồng thời
quét nhiều thẻ một lúc. RFID có thể được tái sử dụng nhiều lần với thời gian lâu,

chịu được các điều kiện khắc nghiệt hơn nhưng giá thành tương đối cao nên chưa
phổ biến rộng rãi.
RFID bắt đầu nổi bật từ những năm đầu thập niên 20 của thế kỷ XX. Ngay
từ năm 1939, một công nghệ tương tự RFID là bộ tách sóng IFF đã được phát
minh bởi người Anh và được quân đồng minh sử dụng trong thế chiến thứ II để
2


nhận dạng máy bay ta và địch. Đến năm 1945, Leon Theremin phát minh ra một
công cụ do thám cho chính phủ Liên Xô cũ bằng cách truyền các sóng vô tuyến
phụ với tin tức audio. Công cụ này là một thiết bị chuyển đổi âm thanh thụ động
chứ không phải là một thẻ nhận dạng và được coi là thiết bị đầu tiên sử dụng bộ xử
lý công nghệ RFID. Năm 1948, Harry Stockman cho ra đời tập tài liệu
"Communication by Means of Reflected Power" nghiên cứu về RFID. Vào năm
1973, sáng chế đầu tiên liên quan tới công nghệ RFID được đăng ký ở Mỹ và
Mario Cardullo đã chính thức trở thành người đầu tiên hoàn thiện công nghệ
RFID. RFID lần đầu xuất hiện trong các ứng dụng truy nhập và theo dõi những
năm 1980 và nhanh chóng thu hút sự chú ý bởi khả năng theo dõi các đối tượng
đang chuyển động.
Từ năm 1976 đến nay, hàng loạt các sáng chế về RFID đã được đăng ký ở
nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật, Đức... Các công ty nổi tiếng như Micron
Technologies, IBM và Symbol là những công ty dẫn đầu về các sáng chế trong
công nghệ RFID. Ngoài ra còn có các công ty khác như HP, Intermec IP và 3M
Innovative Properties… RFID được nghiên cứu, sử dụng phổ biến ở nhiều nước và
được tiêu chuẩn hóa bằng các tiêu chuẩn quốc tế.
b) Nguyên tắc hoạt động
Trước hết, kỹ thuật RFID cần một thiết bị là thẻ thông minh. Thẻ RFID có
kích thước rất nhỏ, dùng để gắn lên vật thể cần quản lý như hàng hóa, người, vân
vân. Thẻ RFID chứa các chip silicon và các anten cho phép nhận lệnh và đáp ứng
lại bằng tần số vô tuyến RF từ một RFID phát đáp. Tín hiệu được ghi vào thẻ và

được đọc không phụ thuộc vào hướng của thẻ mà chỉ cần thẻ đó nằm trong vùng
phủ sóng của thiết bị là được

Tags (ChipRFID) hoạt độngbằngcáchsử
Reader (Bộđọc) nhậnđượcthôngtintrởlạiDatabase(Cơsởdữliệu) nhậnvàxửlý
dụngnănglượngnhậntừtínhiệugửi từbộ
từchip
thôngtincủachipđược gửi đếntừbộđọc
đọc
3


Nguyên tắc hoạt động của công nghệ RFID
Khi một thẻ RFID tiến đến gần một thiết bị đọc ghi thẻ, năng lượng sóng
điện từ đủ để cung cấp cho thẻ và từ đó quá trình trao đổi dữ liệu giữa thẻ và thiết
bị đọc ghi thẻ bắt đầu. Trong quá trình này, thiết bị có thể đọc ghi thông tin trên
thẻ, sau khi kết thúc quá trình trao đổi dữ liệu, chiếc thẻ đó được chỉ thị không tiếp
nhận thêm thông tin gì nữa cho đến khi được lọt vào vùng phủ sóng tiếp theo.
c) Một số ứng dụng của RFID trong thực tế
Trên thực tế, RFID được ứng dụng rất nhiều như: cấy lên vật nuôi để nhận
dạng nguồn gốc và theo dõi vật nuôi tránh thất lạc và bị đánh cắp; đưa vào sản
phẩm công nghiệp để xác định thông tin mã số series, nguồn gốc sản phẩm, kiểm
soát được sản phẩm nhập xuất… Trong thư viện, các thẻ RFID được gắn với các
cuốn sách giúp giảm thời gian tìm kiếm và kiểm kê, chống được tình trạng ăn trộm
sách. RFID còn có thể ứng dụng lưu trữ thông tin bệnh nhân trong y khoa (mang
theo người bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân tâm thần). Ngoài ra, kỹ thuật RFID
còn xác định vị trí, theo dõi, xác thực sự đi lại của mọi người, các đối tượng giúp
nâng cao an ninh ở biên giới và cửa khẩu như mô hình hệ thống quản lý bằng
RFID tại sân bay được DHS (hội an ninh quốc gia Mỹ) áp dụng từ 1/2005. Tại Mỹ
từ tháng 10/2006 và tại Anh, Đức, Trung Quốc từ 2008, hộ chiếu và CMND gắn

chip RFID lưu các thông tin như tên tuổi, quốc tịch, giới tính, ngày tháng năm
sinh, nơi sinh, ảnh số… của người sử dụng đã được áp dụng.
Trong vận chuyển và phân phối lưu thông, hệ thống RFID phù hợp nhất với
phương thức vận tải đường ray. Các thẻ có thể nhận dạng toàn bộ 12 ký tự theo
chuẩn công nghiệp cho phép xác định loại xe/ toa hàng, chủ sở hữu, số xe… Các
thẻ này được gắn vào gầm xe, toa hàng… Các ăng ten được cài đặt ở giữa hoặc
cạnh đường ray vận chuyển, các đầu đọc và thiết bị hiển thị được lắp theo chuẩn
trong vòng khoảng 40 đến 100 feet dọc theo đường ray cùng các thiết bị viễn
thông và thiết bị kiểm soát khác, từ đó kiểm soát được các toa hàng trên ray. Mục
đích chính của ứng dụng này là để cải tiến kích thước, tốc độ vận chuyển, cho
phép giảm kích thước xe hàng hoặc giảm thiểu chi phí cho việc đầu tư các thiết bị
mới. Ngoài ra, RFID còn được ứng dụng trong hệ thống thu phí cầu đường bộ hay
kiểm soát hành lý của hành khách trong hàng không.

4


Hệ thống quản lý chuyến/lượt xe buýt tại các bến trung chuyển
Trong công nghiệp, hệ thống RFID giúp xác định sản phẩm có giá trị đơn vị
cao thông qua quá trình lắp ráp chặt chẽ, do đặc tính có thể định danh các vật
chứa, lưu giữ sản phẩm lâu dài như container, xe kéo,…, cho phép xác định sản
phẩm nó được gắn vào

Ứng dụng RFID trong công nghiệp
5


Trong kinh doanh bán lẻ, RFID có thể thay thế kỹ thuật mã vạch hiện nay
do sự cải tiến so với mã vạch, không chỉ có khả năng xác định nguồn gốc sản
phẩm mà còn cho phép nhà cung cấp và đại lý bán lẻ biết chính xác mặt hàng trên

quầy

trong kho
của
họ.
Một
số
siêu thị lớn
đã sử dụng
thẻ RFID,
giúp việc
thanh toán
dễ
dàng
hơn. Nếu
hàng hóa
chưa được
thanh toán
đi qua cửa, máy nhận dạng vô tuyến RFID sẽ phát hiện và báo đến các nhân viên
an ninh. Ngoài ra, các công ty cũng sẽ không mất thời gian vào quá trình kiểm
kho, thống kê sản phẩm, và còn có thể biết chính xác trong túi khách hàng ra, vào
có những gì.

Trong lĩnh vực an ninh, RFID không
đòi hỏi tầm nhìn giữa bộ thu phát và
máy đọc, hệ thống này khắc phục
được những hạn chế của các phương
pháp nhận dạng tự động khác như mã
vạch. Điều này có nghĩa là hệ thống
RFID còn có thể hoạt động hiệu quả

trong môi trường khắc nghiệt, bụi bẩn,
ẩm ướt hay phạm vi quan sát hạn chế.

6


Trong công tác quản lý bảo quản tài sản, việc quản lý sách tại thư viện được
làm một cách thủ công thì rất tốn thời gian và không hiệu quả. Nhờ áp dụng công
nghệ RFID, mỗi cuốn sách được gắn với 1 thẻ lưu thông tin, mỗi khi cần tìm cuốn
sách nào, thủ thư có thể dùng đầu đọc từ xa định vị rất nhanh chóng, tiết kiệm
nhiều thời gian và công sức.

Cơ chế áp dụng RFID trong quản lý thư viện
Trong y tế, giáo dục, vui chơi giải trí, công nghệ RFID có thể được sử dụng
cho người cũng như đồ vật. Vì vậy, một số bệnh viện đã sử dụng vòng tay RFID
cho trẻ mới sinh và bệnh nhân cao tuổi. Ngoài ra, RFID còn được ứng dụng trong
việc quản lý hồ sơ bệnh án, quản lý học sinh, quản lý khách ra vào tại các sự
kiện…

7


Trong quản
lý nhân sự,
khi ra vào
công ty, nhân viên sẽ sử dụng máy đọc thẻ và được ghi nhận lịch sử ra vào trong
máy chấm công. Việc này cũng giúp công ty quản lý số lượng nhân viên, biết được
số lượng nhân viên đang làm việc, sắp hết hạn hợp đồng,… tốt hơn để đưa ra các
quyết định kịp thời.


d) Ứng dụng RFID tại Việt Nam
Công nghệ RFID đã có mặt trên thế giới từ thập niên 70 nhưng mới chỉ
xuất hiện ở Việt Nam trong những năm gần đây vào khoảng cuối năm 2009. Theo
ông Nguyễn Trọng Vũ, được xem là người khởi xướng công nghệ RFID ở Việt
Nam và cũng từng là Tổng giám đốc Công ty AMCC Việt Nam thuộc Tập đoàn
AMCC: “Cái khó của RFID là giá cả chứ lợi ích của nó thì chỉ cần 2 phút là thuyết
phục được khách hàng. Một thẻ RFID có giá khoảng vài ngàn đồng nhưng đầu đọc
đi kèm thì khoảng 1.000 USD/chiếc. Tùy theo quy mô sản xuất mà DN phải lựa
chọn cách đầu tư tương ứng”.
Nhìn chung, việc sản xuất thẻ RFID và đầu đọc trong nước chỉ mới dừng
lại ở giai đoạn nghiên cứu. Còn về khía cạnh ứng dụng, thị trường Việt Nam hiện
nay cũng bắt đầu phát triển nhiều thiết bị theo công nghệ RFID, có thể kể ra như:
ISII Corporation - Đại học Bách khoa Hà Nội, TECHPRO Việt Nam hợp tác cùng
hãng IDTECK - Hàn Quốc. Các sản phẩm ứng dụng RFID được sử dụng cho các
giải pháp kiểm soát vào ra, chấm công điện tử, kiểm soát thang máy (áp dụng tại
8


công ty TECHPRO Việt Nam); trạm thu phí xa lộ Hà Nội; trạm thu phí Chơn
Thành (Bình Phước); hệ thống kiểm soát bãi đỗ xe tự động tại hầm đậu xe tòa nhà
The Manor TP.HCM; ngành vận chuyển hậu cần (logistics), kiểm soát toàn bộ
hàng hóa từ nơi sản xuất cho đến nơi tiêu thụ cuối cùng...
Năm 2001, Thủ tướng đã chỉ đạo xây dựng hệ thống xe điện ngầm ở
TP.HCM, Hà Nội và hướng đến hệ thống sẽ áp dụng vé điện tử sử dụng RFID.
Tháng 11.2008 TP. Đà Nẵng đã triển khai dự án đầu tư vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt (373,9 tỷ đồng) do Ngân hàng Tái thiết KFW (Cộng Hòa Liên
Bang Đức) tài trợ, trong đó có ứng dụng vé là loại thẻ có thể mã hóa bởi ảnh hoặc
vân tay bằng chíp RFID để kiểm soát tự động... Đặc biệt, lợi ích mà RFID đem lại
được thể hiện rõ nhất trong hệ thống theo dõi, giám sát và truy xuất sản phẩm
(traceability system) được sử dụng trong ngành thủy sản. Những con chip RFID

siêu nhỏ sẽ được gắn trên từng giai đoạn của sản phẩm nhằm ghi lại các thông số
kỹ thuật của quy trình một cách tự động và được phần mềm chuyên dụng ghi lại
kết quả nhằm làm cơ sở đảm bảo truy xuất sản phẩm trong chuỗi giá trị, nhanh
chóng tìm được nguồn gốc xuất xứ hàng hóa tại bất cứ đâu trong vòng 1 giờ. Khi
có bất kỳ vấn đề gì xảy ra đối với sản phẩm thì ngay lập tức DN có thể truy xuất
ngược lại để tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp xử lý kịp thời.
Việc áp dụng RFID trong truy xuất nguồn gốc thủy sản đem lại nhiều lợi
ích, nhất là đối với người tiêu dùng, vì công nghệ này góp phần kiểm soát được an
toàn vệ sinh vùng nuôi, kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản nuôi,
chứng nhận sản phẩm không mang mầm bệnh, người tiêu dùng có thể biết được
mọi thông tin về sản phẩm mình sử dụng như là nuôi ở đâu, điều kiện môi trường
như thế nào, dùng thức ăn gì... Khi các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam sử dụng
hệ thống này, việc xuất khẩu các sản phẩm thủy sản vào các nước có yêu cầu khắt
khe về vệ sinh an toàn thực phẩm và hàng rào kỹ thuật sẽ trở nên dễ dàng và thuận
lợi hơn rất nhiều.

2. Ứng dụng của RFID trong quản lý logistics cảng biển
Có 6 lĩnh vực hoạt động trong cảng mà công nghệ RFID có thể sử dụng rất
hữu hiệu, đó là:





Kiểm soát công nhân ra vào khu vực cảng
Kiếm soát các phương tiện vận chuyển
Đảm bảo an ninh cho container
Nhận dạng và xác định vị trí container
9



 Truy xuất các hoạt động
 Tuân thủ các quy định
Các ứng dụng này có thể mang lại lợi ích trực tiếp cho người khai thác
cảng/khai thác bãi nhưng cũng có thể mang lại dịch vụ giá trị gia tằng cho người
gửi hàng.
2.1.

Kiểm soát công nhân ra vào khu vực cảng

Kết hợp với các biện pháp đo lường an ninh như bộ mã ISPS của Tổ chức
Hàng hải quốc tế (IMO), công nghệ RFID đảm bảo rằng chỉ có những người có
nhiệm vụ mới được phép ra vào khu vực làm hàng của cảng nhằm giảm thiếu khả
năng bị mất hàng hoặc bị lấy nhầm hàng.
Các thẻ nhận dạng RFID của nhân viên có thể tự động cung cấp thời gian
và số lần xuất hiện của người sử dụng, thẻ này cũng được sử dụng để hỗ trợ cho
nhân viên thông qua một bộ phận thiết bị đặc biệt. Trong những trường hợp thông
thường không sử dụng thẻ RFID, cần biết chắc rằng nhân viên đã có đủ năng lực
chuyên môn để khai thác bộ phận thiết bị này hay đã đủ chức trách nhiệm vụ để ra
vào một số khu vực hay chưa. Tuy nhiên, công nghệ RFID cho phép tích hợp tất
cả các thông tin này vào thẻ nhận dạng.
Ở một số khu vực cụ thể, các thẻ RFID này còn có chức năng như các thẻ
lưu trữ giá trị cho phép công nhân có thể mua hàng trong khu vực làm việc (ăn
trưa, đồ uống, vân vân) mà không cần sử dụng đến tiền mặt.

2.2.

Đảm bảo an ninh cho container

Một trong những ứng dụng nổi tiếng nhất của công nghệ điện tử trong

thương mại quốc tế chính là sự ra đời của các loại “Kẹp chì thông minh” (Smart
seals) nhằm đảm bảo tính toàn vẹn của một container và nội dung chứa hàng bên
trong của container đó. Thông thường, mục tiêu của việc kẹp chì là nhằm ngăn
ngừa các hành vi đổi tráo hàng hoặc lấy cắp hàng nhưng với kẹp chì thường thì
bằng chứng của hành vi xâm phạm niêm phong chỉ được phát hiện rất lâu sau khi
đã xảy ra mà không mang lại lợi ích nào khác ngoài việc đưa ra bằng chứng là
container đã bị xâm phạm. Kẹp chì RFID bên cạnh công dụng trên ra còn có thể
cảnh báo các nhân viên khác trong khu vực làm hàng của cảng về việc xâm phạm
container tại thời điểm container bị gỡ niêm chì. Kẹp chì thông minh chính là một
10


thẻ RFID chủ động, thẻ này sẽ thông báo cho các bên khác trong khu vực cảng về
việc container đã bị mở hoặc bị dịch chuyển trái phép.
Thường thì các thẻ này được mua và đánh dấu bởi người gửi hàng. Tuy
nhiên, các cảng cũng phải được trang bị phù hợp với việc nhận dạng các tín hiệu
từ các thẻ này nếu các thẻ này được kích hoạt. Các thẻ thông minh cũng được
trang bị thêm bộ cảm biến để giám sát các thay đổi môi trường bên trong
container. Một số loại thẻ, như loại thẻ do quân đội Hoa Kỳ sử dụng cho các
container cần có giám sát an ninh cao thig còn kèm thêm cả thiết bị định vị GPS,
bộ cảm biến và kết nối vệ tinh nhằm liên tục cập nhật vị trí của container cũng như
các điều kiện bên trong container.iii Đối với các hàng mau hỏng, hàng đặc biệt,
hàng có giá trị cao thì loại thẻ này cung cấp mức an ninh cao nhất cho khách hàng.
Các loại thẻ có chức năng kết nối vệ tinh thường khá thông dụng cho các chủ hàng
thương mại. Vì các thẻ này có thể thông tin về các biểu hiện bất thường trực tiếp
đến chủ hàng nên các cảng không cần quá chú trọng đến công tác kiểm soát thẻ.

2.3.

Kiếm soát phương tiện vận chuyển


Các thiết bị theo dõi và các thiết bị khác được trang bị thẻ RFID đang được
sử dụng ngày cảng phổ biến hơn trong hoạt động khai thác kho bãi cảng và khai
thác đội phương tiện phục vụ kho bãi cảng. Thiết bị ghi đọc có thể được bố trí tại
các trạm xăng, cổng cảng hoặc các điểm vào cảng khác nhằm cho phép các
phương tiện ra vào cảng đồng thời lưu trữ lại các thông tin về thời điểm thực tế mà
xe vận chuyển hoặc container vào hoặc ra bãi cảng. Ngoài ra, thẻ nhận dạng nhân
viên có thể được sử dụng để kiểm soát xem có đúng tài xế đi đúng xe vận chuyển
và xếp đúng đơn vị hàng hay không?

2.4.

Nhận dạng và xác định vị trí container

Mặc dù Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) đã đưa ra tiêu chuẩn cho
thẻ của container hàng hải từ nhiều năm trước, rất ít chủ container ứng dụng việc
dán thẻ vào container. Nguyên nhân cơ bản là do chi phí của thẻ tương đối cao.
Tuy nhiên, với thế hệ thẻ chủ động mới, chi phí sử dụng thẻ đã giảm một cách
đáng kể, làm cho việc dán thẻ cho hàng chục nghìn container trở nên hiện thực hóa
hơn. Do vậy, năm 2005 ISO đã bắt đầu một quy trình tiêu chuẩn mới cho kẹp chì
điện tử container. (Freight container electronic seal).

11


Một vấn đề xảy ra đối với container vận chuyển qua nhiều phương tiện vận
tải khác nhau đó là việc nhận dạng container khó khăn do có quá nhiều thông số
nhận dạng do container đã qua tay nhiều chủ hàng khác nhau.iv Có thể xảy ra
trường hợp khi container có thông số nhận dạng ở phần cạnh container, trong khi
các thông số khác lại ở cuối container. Khi các thiết bị khai thác hàng ở cảng có ít

thông tin hướng dẫn thông số nào là đúng thì việc này làm tăng khả năng container
bị sử dụng phục vụ cho các mục đích xấu như nhập cảng trái phép, chở vũ khí
hoặc vũ khí hóa học hay sinh học. RFID là câu trả lời an toàn nhất cho các vấn đề
nêu trên. Các thiết bị ghi đọc trên các cần trục bãi hoặc phương tiện vận chuyển
trên bãi sẽ có khả năng ghi lại nhận dạng của từng container khi các container này
được xếp dỡ và vận chuyển trong cảng.
2.5.

Truy xuất vị trí

Ngay cả với những hệ thống phần mềm hiện đại nhất, không phải lúc nào
container cũng ở đúng vị trí. Thẻ RFID có thể được đặt ở các vị trí ngắt quãng
nhất định tại các lối đi nhằm phục vụ cho việc đánh dấu vị trí. Nhứng thẻ này được
đọc bởi các thiết bị ghi đọc tại các vị trí cố định nhằm cung cấp thông tin về vị trí
chính xác của container hay phương tiện vận chuyển nào đó. Các thiết bị ghi đọc
này cũng có thể bắt được nhận dạng của một container đang được vận chuyển, sau
đó thông tin cho bộ phận văn phòng thông qua hệ thống wifi nội bộ (LAN), vị trí
của phương tiện hay của container lập tức được ghi nhận từ động và hiển thị.

2.6.

Truy xuất các hoạt động

Hiệu quả khai thác không chỉ là vấn đề của nhà khai thác cảng mà còn là
vấn đề của các chủ tàu, người gửi hàng và người nhận hàng. Đảm bảo rằng việc
xếp hàng và dỡ hàng đang được thực hiện một cách hiệu quả nhất là yếu tố quyết
định đến lợi nhuận. Tiêu tốn quá nhiều thời gian vào việc tìm kiếm một container
do container này đặt sai vị trí có thể dẫn tới việc chậm trễ về thời gian, hoặc nếu
trong trường hợp là hàng mau hỏng thì có thể gây hỏng toàn bộ hoặc một phần lô
hàng. Việc sử dụng thẻ RFID để ghi nhận vị trí của container và giám sát vị trí

cùng các hoạt động của thiết bị xếp dỡ trên bãi có thể nâng cao chất lượng của dữ
liệu và do đó nâng cao hiệu quả của hoạt động khai thác.
RFID cung cấp khả năng thu thập dữ liệu “thời gian thực” (real-time) mà
không cần phải có yếu tố con người. Điều này có thể giúp cho nhà quản lý cảng
được cung cấp đầy đủ số liệu thực tế làm hàng trên bãi theo từng phút, và do đó
cho phép họ đưa ra các quyết định phù hợp với thực tiễn sản xuất đúng thời điểm.
12


Ứng dụng quản lý Logistics bằng công nghệ RFID

13


Khi bốc hàng từ một container, nhân viên có thể mất khoảng 2 giờ rưỡi để
tiến hành quét tất cả mặt hàng, sắp xếp và đếm thùng carton, bây giờ thì chỉ mất
khoảng nửa giờ với các thùng carton đã được gắn thẻ RFID. Sử dụng một hệ thông
quản lý kho hàng bạn có thể được phép cập cảng ngay lập tức hoặc tổ chức và lưu
trữ.
Khi thiết kế hệ thống RFID tại cảng, cần đảm bảo được 3 đường kết nối:
 Kết nối vật lý: kết nối giữa vật thể (container, xe tải) với thiết bị ghi đọc
(cố định hoặc di động)
 Kết nối thông tin: chuyển được thông tin từ thiết bị ghi đọc đến hệ thống
thông tin
 Kết nối ứng dụng: giao diện giữa các ứng dụng (cả bên trong và bên ngoài
của hệ thống cảng) và hệ thống thông tin cảng.

Ưu điểm và hạn chế của RFID trong quản lý hoạt động khai thác cảng:
Ưu điểm
 Giảm các chi phí thông tin: hiện nay, thông tin DN thường được

truyền tải nhờ sự kết hợp giữa hệ thống mã vạch và trao đổi dữ liệu điện
tử EDI (Electronic Data Interchange) giữa các máy tính. Tuy nhiên, sự
kết hợp có hạn chế là: các mã vạch thông thường được đầu đọc quét qua
nó và phải được đọc liên tục; các mã vạch không thể thay đổi một khi đã
được in ra và dễ bị dính bụi, dễ bị trầy xước. Ngược lại, các thẻ RFID
không cần phải quét qua nó mà vẫn đọc được và còn có thể đọc được từ
xa. Trên thẻ RFID có thể lưu một khối lượng lớn các thông tin, mà các
thông tin đó có thể được thay đổi và cập nhật. Thường các thông tin đó
sẽ được tự gắn vào đồ vật, do vậy nó luôn hiện hữu tại điểm sử dụng.
 Tăng độ chính xác của thông tin: bằng cách cho phép thông tin được
lưu lại một cách tức thời, bất cứ đâu thuận tiện nhất, bộ nhớ thẻ RFID
có thể lưu trữ một khối lượng lớn thông tin.
 Hỗ trợ cập nhật thông tin trạng thái của đối tượng quản lý: thẻ
RFID có thể được kết hợp với các bộ cảm biến trên một con chip, để có
thể thu thập các dữ liệu về các trạng thái mà các đối tượng quản lý đã

14


trải qua, ví dụ như nhiệt độ của sản phẩm trong kho lạnh, vị trí của
container hay hàng hóa trong quá trình vận chuyển...
 Tiết kiệm thời gian kiểm tra đối tượng quản lý: với việc sử dụng
RFID, các đối tượng có thể được kiểm kê tại cùng một thời điểm hoặc
kiểm soát dễ dàng mà không cần phải phân nhóm vì các thông tin đã
được lưu lại trong thẻ đọc, điều này tiết kiệm rất nhiều thời gian cho
người sử dụng.
Hay nói 1 cách ngắn gọn, lợi ích trực tiếp của công nghệ này là:
 Thu nhận dữ liệu đầy đủ và chính xác
 Sử dụng thời gian của người lao động một cách hợp lý hơn
Hạn chế

 Thẻ RFID có tính bảo mật chưa cao. Do thẻ RFID có giá rẻ, đa phần
có kích thước lẫn giá cả khiêm tốn hơn nhiều so với thẻ nên hoàn toàn
có thể bị giới hacker cũng như những kẻ trộm giỏi công nghệ thông tin
lợi dụng. Các lỗ hổng của công nghệ RFID không chỉ đe dọa đến thông
tin riêng tư người tiêu dùng mà còn có thể ảnh hưởng đến người bán,
khi các hacker có thể dùng các đầu đọc thẻ RFID tác động thay đổi giá
bán của sản phẩm tại các quầy bán hàng tự động.
 Với nhiều DN, mức chi phí cần phải bỏ ra để có thể sử dụng bộ công
nghệ RFID là khá cao. Giá của bộ đọc RFID là khoảng 1.000 USD và
một thẻ RFID thì có giá là 1 USD/chiếc, chưa kể đến chi phí cho phần
mềm cài đặt.
 Vẫn chưa có chuẩn RFID thống nhất. Có nhiều loại thẻ RFID với
nhiều chuẩn RFID ra đời thì tất yếu khách hàng sẽ phải nâng cấp phần
mềm đọc thẻ của họ mỗi khi có một loại thẻ mới được đưa ra, như vậy
gây khó khăn và tốn kém trong triển khai và làm cản trở quá trình phát
triển cũng như ứng dụng RFID

15


3. Thực trạng sử dụng RFID trong quản lý cảng ở các nước trên thế giới
Nghiệp vụ chính của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ container được
chia thành thương mại trong nước và ngoài nước bằng việc cung cấp các hoạt
động bốc xếp. Thêm vào đó, công việc còn liên quan đến lập kế hoạch, thanh toán,
clearafter, v...v. Đối với các container xuất khẩu, các hoạt động này phức tạp hơn
so với container nhập khẩu vì người ta phải có thông tin chính xác để đưa
container lên tàu, bao gồm tên tàu, chuyến đi, và số tham chiếu của B/L, v...v. Tuy
nhiên , thông tin đó chủ yếu thu thập bởi những người được phân công đến các
cổng kiểm tra container cụ thể. Nếu muốn vận chuyển một container xuất khẩu
đến một bến, bến đó cần kiểm tra tài liệu một cách thủ công những giấy tờ cần

thiết cho container đó Chỉ khi chúng khớp, termi-nal mới cho phép container để
tiếp tục hoạt động. Rõ ràng những thủ tục này đã làm tăng khối lượng công việc
của những người quản lý việc nhận container, giảm tốc độ vận chuyển và kéo dài
thời gian dừng của xe tải. Hơn nữa, nếu có một số tàu đến cùng thời điểm, xác suất
xảy
ra
sai
sót
sẽ
lớn
hơn
nhiều.
Hiện nay, khi container được vận chuyển qua cổng container, kích cỡ
container, số container, con dấu, ... được kiểm tra bằng tay. Công nghệ nhận dạng
hàng đầu tại nhiều terminal là một phương pháp thực tiễn dựa trên Công nghệ
nhận dạng quang học (OCR). Tuy nhiên, theo thời gian, số trên các container có
thể trở nên mờ, do đó phương pháp này trở nên không còn khả thi trong việc nhận
dạng container. Ăng-ten của RFID trên cổng nhà kho được thể hiện trong ảnh
dưới.

16


Anten được gắn ở một bến đậu container

Nguyên lý hoạt động của đầu đọc RFID
Khi container chứa các thẻ RFID thụ động đi qua cổng vào, các cảm biến sẽ
cảm nhận được. Đồng thời, tải trọng gửi tín hiệu tới đầu đọc RFID, sau đó đầu đọc
RFID bắt đầu hoạt động. Nó đọc thông tin liên quan đến container được ghi lại
bằng các thẻ RFID thụ động được gắn trên container, qua đó tự động xác định số

container. Hệ thống Quản lý Cảng Container tự động ghi lại các thông tin bằng
đầu đọc RFID. Sau khi thông tin được kiểm tra bởi trung tâm thông tin của bến
đậu container, container được phép rời khỏi cảng, đồng thời, thời gian container đỗ
lại và các thông tin liên quan được gửi tới Nền tảng Quản lý Dữ liệu Chung. Quá
trình này không cần sự can thiệp của con người.
Để so sánh hiệu quả trước và sau khi sử dụng hệ thống RFID, ta lấy cửa
vào của ga Thượng Hải Waigaoqiao làm ví dụ với thời gian là chỉ số chính để xác
định xem hệ thống RFID có phù hợp không. Các số liệu được thể hiện trong bảng
sau:
Tổng kiểm tra
Không sử dụng RFID

4

17

60

6

70


Sử dụng RFID

4

16

4


22

Thời gian trung bình cho container ở cửa vào (tính bằng giây)
RFID và quản lý Container tại cảng trên thế giới nói chung
Năng suất cảng ảnh hưởng rất lớn đến các chủ tàu, chủ hàng và người nhận
hàng, do đó đảm bảo sao cho container đưa và bốc hàng hiệu quả là hoạt động cần
tối ưu hóa để có lợi nhuận cao. Khi các container bị đặt sai vị trí, việc tìm kiếm
mất nhiều thời gian và trong trường hợp hàng dễ hư hỏng, việc này còn có thể dẫn
đến tổn thất nghiêm trọng toàn bộ lô hàng.
Với sự trợ giúp của phần mềm quản lý thích hợp, các container có thể được
theo dõi hiệu quả với sự trợ giúp của công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến RFID.
RFID cung cấp khả năng tự động thu thập dữ liệu theo thời gian thực mà không
dùng quá nhiều sức người.
RFID sẽ giúp các doanh nghiệp có được một mảng dữ liệu khổng lồ về vị
trí và đặc tính của bất kỳ vật thể nào được gắn thẻ và quét bằng đầu đọc. Các nhà
quản lý sẽ có được những hình ảnh cập nhật đến từng phút và kịp thời giải quyết
những tình huống phát sinh.
Các thẻ (tags) có thể được đặt ngay giữa các lối đi để đánh dấu vị trí.
Những thẻ này được đọc bởi các đầu đọc (readers) và từ đó cung cấp vị trí chính
xác của các Container và số ID của những Container đang trong quá trình vận
chuyển. Khi công nghệ RFID được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong quản lý
cảng, RFID sẽ mang lại cho Người gửi hàng và Người chuyên chở những lợi ích
sau:
 Kiểm tra liên tục an ninh và sự nguyên vẹn của các container
 Tốc độ vận chuyển qua chuỗi cung ứng
 Xác nhận container đã được vận chuyển đến một điểm vận chuyển an
toàn
 Giảm đáng kể khả năng các sự cố trong quá trình vận chuyển container
 Thu thập đủ dữ liệu để tiến hành kiểm tra sơ bộ trước khi hàng được vận

chuyển đến nơi
 Đảm bảo rằng các container đáp ứng các quy định về an ninh của chính
phủ
 Tiếp nhận nhanh chóng theo dõi hoặc xử lý thông qua hải quan tại điểm
gửi hàng và (hoặc) điểm nhận.
 Tránh sự chậm trễ trong quá trình vận chuyển và nhận hàng
18


Trên thế giới, RFID được sử dụng rộng rãi trong quản lý cảng, cụ thể:
Georgia Ports Authority (GPA), ở Savannah Hoa Kỳ, bao gồm hai nhà
ga, một trong số đó, Garden City Terminal, là cảng container lớn nhất của GPA và
lớn thứ tư Hoa Kỳ, có diện tích 1.200 mẫu Anh. Container được vận chuyển và
nhận thông qua 33 làn xe trải dài trên hai cổng và được chuyển tới và từ tàu, xe lửa
và xe tải bằng 15 cần cẩu. Container được di chuyển trong phạm vi cơ sở của 46
giàn khoan lốp cao su (RTGs). GPA hy vọng lượng container sẽ tăng trong 10 năm
tới từ 2 triệu lên hơn 6 triệu một năm. GPA đang thực hiện một hệ thống tự động
hóa sân bãi dựa trên RFID gọi là ATAMS (Hệ thống Quản lý Tài sản Đầu cuối Tự
động), được phát triển một phần bởi nhà cung cấp giải pháp phần mềm hậu cần và
quản lý sân bãi Navis. Giải pháp, cùng với các công nghệ khác, bao gồm các thẻ
RFID và trình đọc từ Giải pháp IDENTEC.
Cảng Singapore (PSA) đã triển khai hàng nghìn thiết bị chuyển mạch
RFID vào bãi container của mình để tạo ra lưới theo dõi nhiều chiều vào năm 1993
với sự trợ giúp của Texas Instruments. PSA theo dõi hàng ngàn container với hàng
tấn hàng hóa. PSA đã chi gần 910 triệu đô la vào năm 1993 cho các dự án phát
triển. Có một hệ thống tập trung quản lý vị trí của toàn bộ các container. Ngày nay,
PSA được xếp hạng số một trên toàn thế giới.
Cảng Rotterdam là một trong những khu vực vận hành hệ thống xử lý
container lớn nhất tại cảng Rotterdam của Hà Lan. Các thiết bị chuyển mạch RFID
ngầm sẽ hướng dẫn các phương tiện dẫn đường tự động (Automated Guided

Vehicles- AGV). Hệ thống này được triển khai vào năm 1990. Thiết bị đầu cuối tự
động RFID đạt được hiệu suất cao hơn nhiều so với việc dùng người lái. Tất cả các
container chuyển được kiểm soát bởi các phương tiện dẫn đường tự động, và cần
cẩu cầu không người lái thực hiện song song tất cả các hoạt động một cách trơn tru
mà không cần tới sự can thiệp của con người.
Năm 2016, cảng Chennai của Ấn Độ đã công bố chuyển sang sử dụng
công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) cho các hoạt động cổng. Là cửa
ngõ lớn thứ hai của Ấn Độ, nhưng người lái thường phải chờ đợi bên ngoài các
terminal trong khi chờ các loại văn bản được kiểm tra bằng tay và phải mất gần
sáu phút cho mỗi container. Vì những bất tiện này, người ta có xu hướng sử dụng
dịch vụ của các công ty tư nhân gần đó thay vì tới Cảng Chennai. Với việc sử
19


dụng các thẻ RFID, quá trình làm thủ tục được mong đợi sẽ diễn ra chỉ trong một
phút. Đối với các cảng lớn như Chennai, việc sử dụng công nghệ thẻ RFID không
chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động đối với các container mà còn có thể giúp tối ưu
hóa quá trình vận chuyển container trên các chuyến tiếp theo. Vì RFID được coi là
công nghệ tầm ngắn, nên khi ghép nối nó với công nghệ GPS có thể cung cấp khả
năng hiển thị chi tiết toàn bộ hành trình hàng hóa. Thẻ RFID tiếp tục được nghiên
cứu phát triển, bao gồm khả năng liên lạc thông qua mạng RFID hiệu quả hoặc hệ
thống truyền thông vệ tinh. Sự kết hợp các công nghệ này cho phép theo dõi các
container hoặc hàng hoá tại bất cứ nơi nào trong phạm vi chuỗi cung ứng toàn cầu.
Được trợ giúp về công nghệ của Nhật Bản, Ấn Độ đang mở rộng dịch vụ
theo dõi container theo công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến RFID cho nhiều địa
điểm đầu cuối hơn. Quy trình gắn thẻ và theo dõi RFID, cũng đang được sử dụng
tại các cảng bờ biển Mundra và Hazira của Adani Group, cho phép các nhà xuất
khẩu và nhà nhập khẩu theo dõi hàng hóa quá cảnh qua cảng đến các kho
container trong nội địa, các trạm chở hàng container, người sử dụng cuối cùng, do
đó giảm chi phí hậu cần, do cải thiện khả năng dự báo và tối ưu hóa lộ trình hàng

hóa.
Các quan chức cho biết hệ thống RFID là một trong số các biện pháp kinh
doanh dễ dàng mà chính phủ đã triển khai để biến đổi các cảng hiện có và làm cho
chúng có thể so sánh được với những nơi "tốt nhất trên thế giới", và các công ty
Nhật Bản đã đóng một vai trò quan trọng trong mối quan hệ song phương giữa hai
nước.
Ngoài các khoản đầu tư quy mô lớn vào việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng
giao thông theo kế hoạch phát triển của cảng Sagar Mala, tốc độ thực hiện các quy
trình logistics dựa trên công nghệ đã được đẩy nhanh ở Ấn Độ. Để đạt được điều
này, các cơ quan hải quan đang trong quá trình sử dụng thẻ niêm phong RFID cho
xuất khẩu nhồi xuất xưởng. Các quan chức hy vọng công nghệ hiện đại này sẽ là
bước nhảy vọt trên nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện tại - giúp Ấn Độ vượt
qua 30 điểm trong cuộc điều tra toàn cầu mới nhất của Ngân hàng Thế giới
4. Khả năng ứng dụng của RFID trong các cảng container của Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay, công nghệ RFID không còn là khái niệm quá xa lạ
với các ứng dụng tại kho bãi, đặc biệt là tại các kho hàng của các công ty có yếu tố
nước ngoài.
Tuy nhiên, trong Báo cáo Logistics Việt Nam 2017 về Tỉ lệ phần trăm (%)
mức độ doanh nghiệp lựa chọn công nghệ thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh,
RFID rơi vào nhóm công nghệ chưa bao giờ được áp dụng sử dụng nhiều nhất.
20


Mức độ sử dụng CNTT phục vụ sản xuất, kinh doanh (% DN lựa chọn)
Nguồn: Báo cáo Logistics 2017 - Bộ công thương

Cụ thể hơn, theo khảo sát của VLA vào năm 2016, việc ứng dụng công
nghệ thông tin truyền thông (ICT) trong các hoạt động Logistics của doanh nghiệp
trong nước hiện còn ở mức rất khiêm tốn, chỉ chủ yếu tập trung ở lĩnh vực khai
báo hải quan và GPS. Chưa có công ty nào ứng dụng các hệ thống tự động hóa cho

kho hàng, trung tâm phân phối. Các doanh nghiệp 100% vốn của Việt Nam cần có
sự đột phá trong áp dụng ICT nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng hiệu suất
lao động và thậm chí thay đổi phương thức kinh doanh để có thể có khả năng cạnh
tranh trong thời gian tới. Dưới đây là Tỷ lệ doanh nghiệp Logistics (%) áp dụng
công nghệ và công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh:

21


Tỷ lệ doanh nghiệp Logistics (%) áp dụng công nghệ và công nghệ thông tin
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
Nguồn: VLA, khảo sát doanh nghiệp, 4/2016 (Báo cáo Logistics 2017 - Bộ công
thương)
Chúng ta có thể thấy RFID nằm ở mức thấp nhất trong các ICT đc các công
ty Logistics ứng dụng (chỉ có 4%). Bên cạnh đó, trong lĩnh vực khai thác cảng
container hiện nay, có thể nói mặc dù Việt Nam đã có nhiều cảng container cỡ
trung bình và trên trung bình, nhưng vẫn chưa có cảng container nào có ứng dụng
RFID trong hoạt động khai thác cảng của mình. Các nguyên nhân chính dẫn đến
việc nghệ nghe RFID không được mặn mà chào đón tại Việt Nam là:
 Khó khăn trong ứng dụng Hải quan điện tử:
Mặc dù hiện nay Hải Quan Việt Nam đang tiến những bước dài trong việc
điện tử hóa thủ tục và đang cố gắng hoàn thiện chậm nhất là tháng 1 năm
2012 theo lộ trình đã cam kết với ASEAN, tuy nhiên vẫn tồn tại các bất cập
chưa thể xử lý được. Với việc sử dụng niêm chì thông thường của Hải quan
cũng như kiểm soát Hải quan thông qua sử dụng nhân lực thì sẽ không có ý
nghĩa kinh tế khi sử dụng công nghệ RFID để kiểm soát container. Cho đến
thời điểm hiện tại, ở Việt Nam có công ty Tân Cảng đã xem xét đến khả
năng ứng dụng công nghệ RFID vào khai thác bãi container của mình do
22



các tính năng vượt trội của công nghệ này, nhưng vẫn phải trông chờ vào sự
thay đổi thủ tục Hải Quan.
 Việt Nam vẫn chưa tham gia vào các chương trình an ninh hàng hải quốc tế
liên quan đến việc giám sát an ninh quá trình xếp dỡ container và giám sát
an ninh cảng đưa ra bởi IMO (MARSEC 1 và 2) nên việc nhận thức về
mức độ quan trọng của công nghệ đối với công tác an ninh hàng hải
vẫn còn hạn chế.
 Công nghệ RFID, mặc dù đã rẻ hơn rất nhiều so với thời kỳ mới ra đời, vẫn
là một công nghệ khá tốn kém so với GDP của Việt nam:
Tính bình quân, chi phí để ứng dụng công nghệ RFID tại một bãi cảng
container bất kỳ có thể sẽ tốn kém khoảng 150.000 USD. Khoản chi phí
này có thể thay đổi phục thuộc vào cỡ của cảng và khu vực muốn ứng dụng
RFID trong cảng. Các chi phí này bao gồm: Chi phí mở ứng dụng công
nghệ (60.000 USD), chi phí mua thiết bị ghi đọc (50.000 USD), Chi phí
mua thẻ (5.000 USD) và Chi phí cổng (10.000 USD đến 50,000 USD).
 Cuối cùng, phần lớn các bãi cotnainer của Việt Nam là các bãi có quy
mô nhỏ, lượng hàng ra vào bãi không nhiều, nhân công trên bãi lại ở trình
độ thấp nên việc ứng dụng công nghệ RFID còn chưa phải là ưu tiên chính
của các khu bãi này.
5. Một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ RFID ở Việt Nam
Giải pháp quản lý kho tự động ứng dụng công nghệ nhận dạng RFID nhằm
mục đích quản lý kho bằng công nghệ nhận dạng vô tuyến RFID một cách tự động
hóa hơn, chính xác hơn, thuận tiện và tức thời. Ứng dụng công nghệ RFID vào
quản lý kho giúp người quản lý có thể biết chi tiết và chính xác từng vị trí đối
tượng quản lý, tình hình số lượng thực tế trong kho, dữ liệu nhập xuất liên tục và
ngay lập tức... các thông tin này sẽ giúp ích rất lớn trong việc tối ưu hóa và nâng
cao hiệu quả, tối ưu chi phí trong công tác quản lý kho bãi hiện nay.
Mục đích của việc xây dựng Giải pháp Quản lý nhập xuất kho bằng công
nghệ RFID nhằm đáp ứng các mục tiêu chính sau:

 Giải pháp RFID giúp Công ty quản lý tình hình vào ra, số lượng của sản
phẩm các loại dựa trên thẻ thông minh tầm xa UHF; Hỗ trợ công tác
kiểm kê hàng hóa, thông kê số lượng sản phẩm thực tế.
23


 Công nghệ RFID hỗ trợ dễ dàng, nhanh chóng tra cứu, kết xuất số liệu,
báo cáo phục vụ cho công tác quản lý và dễ dàng chia sẻ thông tin về
quản lý sản phẩm với các cá nhân, tổ chức có liên quan.
Giải pháp RFID quản lý thống nhất 2 nhóm thông tin sau của công ty:
 Thông tin về nhật ký nhập xuất kho hàng của sản phẩm.
 Thông tin về vị trí, số lượng, sản phẩm tại một địa điểm trong kho.
Vào ngày 6/4/2010, IBM đã ký thỏa thuận hợp tác với công ty SplendID
Technology, nhà cung cấp giải pháp phần mềm độc lập (ISV) tại Việt Nam, nhằm
phát triển và cung cấp các giải pháp và ứng dụng RFID (Radio Frequency
identification)) trên nền tảng công nghệ của IBM, chính thức đưa Việt Nam vào
danh sách các nước đang triển khai công nghệ này.
Hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sử dụng
RFID để quản lý kho bãi hiệu quả hơn. Có một số doanh nghiệp có uy tín như
SmartId- VIETNEWDAY GROUP, hay Công ty TNHH Tân Phát đã cung cấp dịch
vụ hoàn chỉnh, thực sự làm cho công tác quản lý kho ở cảng hiệu quả hơn rất
nhiều. Quy trình quản lý được thể hiện như sau:
Nghiệp vụ quản lý kho bằng công nghệ RFID:
Nhập kho:
Sau khi sản phẩm đã trải qua quá trình kiểm tra, sản phẩm sẽ được phân
loại và chuyển vào kho:

Sản phẩm

Thiết bị đọc mã RFID


Phần mềm quản lý kho

Phiếu nhập

 Bước 1: Phân loại sản phẩm, thông tin được ghi lên miếng giấy dán trên
sản phẩm giúp nhân viên quản kho dễ quan sát và thuận tiện cho việc
sắp xếp vị trí.
 Bước 2: Gán thẻ (chip) RFID cho từng sản phẩm, Chip RFID có mã số
riêng và lưu lại thông tin sản phẩm.
 Bước 3: Đưa sản phẩm qua cửa kiếm soát và nhập thông tin vào hệ
thống (có thể sử dụng thiết bị cầm tay để tăng tính cơ động).
24


 Bước 4: Đưa sản phẩm vào vị trí và xuất phiếu nhập.

Xuất kho:

Kho hàng

Thiết bị đọc mã RFID

Phần mềm quản lý kho

Xuất kho

 Bước 1: Tìm kiếm sản phẩm sản phẩm trong kho
 Bước 2: Đưa hàng qua cổng kiểm soát (cùng lúc có thể đưa nhiều sản phẩm
qua cửa kiểm soát).

 Bước 3: Xác nhận sản phẩm xuất kho – in phiếu xuất.

Kiểm kho:
 Giải pháp RFID có thể trong thời gian ngắn sẽ kiểm tra được toàn bộ sản
phẩm có trong kho.
 Sản phẩm có thể được kiểm tra và theo dõi liên tục thông qua con chip
RFID được dán trên sản phẩm.
 Kiểm kê kho kết hợp đầu đọc ghi RFID cầm tay xác định vị trí sản phẩm
nhanh chóng.

25


×