Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

tiểu luận tổ chức ngành đánh giá mức độ tập trung trong ngành xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng và hiệu quả doanh nghiệp tại việt nam năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.02 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..........................................................................5
1.1. Lý thuyết chung về đo lường tập trung thị trường............................................5
1.1.1.

Chỉ số HHI (Hirschman-Herfindahl Index).................................................5

1.1.2.

Tỷ lệ tập trung hóa (CRm).............................................................................6

1.1.3.

Chỉ số vòng quay tổng tài sản (TTS).............................................................6

1.1.4.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)......................................................7

1.1.5.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)....................................................7

1.2. Tổng quan hoạt động ngành xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng tại Việt
Nam............................................................................................................................... 8
1.2.1.

Hoạt động xây dựng công trình đường sắt và đường bộ (421-4210)...........8

1.2.2.



Hoạt động xây dựng công trình đường sắt (42101)......................................9

1.2.3.

Hoạt động xây dựng công trình đường bộ (42102).......................................9

1.2.4.

Hoạt động xây dựng công trình công ích (422-4220-42200)........................9

1.2.5.

Hoạt động xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác (429-4290-42900)
10

CHƯƠNG 2: XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ TÍNH TOÁN CÁC CHỈ SỐ..........................11
2.1. Cách xử lý các chỉ số...........................................................................................11
2.2. Kết quả đo lường mức độ tập trung và ý nghĩa...............................................12
2.2.1.

Cách tính các chỉ số HHI, CR4...................................................................12

2.2.2.

Kết quả tính toán và ý nghĩa các chỉ số đo mức độ tập trung của ngành xây

dựng công trình kỹ thuật dân dụng...........................................................................12
2.3. Khoa học công nghệ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.......................17
2.3.1.


Khoa học công nghệ....................................................................................17

2.3.2.

Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp..............................................................19

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.....................................................22
3.1. Kết luận...............................................................................................................22
3.1.1.

Mức độ cạnh tranh trong hoạt động xây dựng công trình kỹ thuật dân

dụng tại Việt Nam.......................................................................................................22
3.1.2.

Rào cản gia nhập ngành..............................................................................22

3.1.3.

Khung pháp lý..............................................................................................23

2


3.1.4.

Triển vọng phát triển ngành trong những năm tiếp theo...........................24

3.2. Khuyến nghị........................................................................................................25

3.2.1.

Khuyến nghị về chính sách và thể chế........................................................25

3.2.2.

Khuyến nghị về giải pháp để đảm bảo cạnh tranh và nâng cao năng lực

cạnh tranh của ngành xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng tại Việt Nam..........26
KẾT LUẬN................................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................29

3


LỜI NÓI ĐẦU
Sự phát triển của đất nước đi đôi với sự hội nhập toàn cầu kéo theo những thành
tựu văn minh, văn hóa, kĩ thuật được áp dụng vào đời sống giúp cuộc sống con người
ngày càng thoải mái, dễ dàng và tiện nghi hơn. Bởi lẽ ấy, chúng ta không thể phủ nhận
rằng ngành xây dựng đang giữ một vai trò to lớn và trở thành một phần không thể
thiếu đối với đời sống con người hiện đại. Những năm trở lại đây, ngành xây dựng
đang trên đà phát triển, vươn mình mạnh mẽ với những bước tiến vượt bậc, thích ứng
toàn diện không chỉ với nhu cầu trong nước mà còn theo kịp xu hướng của thế giới,
đem đến những công trình giúp ích cho đời.
Khi phân tích, nghiên cứu bất kì một lĩnh vực nào nói chung hay một ngành nghề
nào nói riêng trong cuộc sống, các chỉ số về thị phần, mức độ tập trung của thị trường
và chỉ số liên quan đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đóng một vai trò cực kì
quan trọng trong quá trình nghiên cứu. Các thông số này không chỉ giúp ta có một cái
nhìn khách quan trong việc so sánh những thị trường khác mà còn là thước đo giúp các
nhà tạo lập các quy định cho thị trường đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng. Vì vậy,

việc lượng hóa các thước đo này thành những chỉ số dễ dàng tính toán độc lập, tách
biệt với kích cỡ của thị trường là điều quan trọng trong quá trình diễn giải thực tế thị
trường của bản thân các doanh nghiệp tham gia cũng như các nhà hoạch định chính
sách.
Với các yếu tố quan trọng và thiết yếu của ngành xây dựng trong đời sống văn
hóa, kinh tế, chính trị của đất nước và dựa vào Bộ số liệu năm 2010, nhóm chúng em
đã lựa chọn chủ đề: “Đánh giá mức độ tập trung trong ngành xây dựng công trình
kỹ thuật dân dụng và hiệu quả doanh nghiệp tại Việt Nam năm 2010” làm đề tài
cho bài tiểu luận này.

4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Lý thuyết chung về đo lường tập trung thị trường
Đo lường tập trung thị trường là đo lường vị trí tương đối của các doanh nghiệp
lớn trong ngành. Tập trung thị trường chỉ mức độ mà sự tập trung sản xuất vào một thị
trường đặc biệt hay là sự tập trung sản xuất của ngành nằm trong tay một vài hãng lớn
trong ngành. Mức độ tập trung thị trường biểu thị sức mạnh thị trường của những hãng
lớn, nghĩa là ngành càng tập trung thì các hãng lớn càng có sức mạnh thị trường cao và
ngược lại.
Trong phần lớn các thị trường, mức độ cạnh tranh nằm giữa 2 mức là cạnh tranh
hoàn hảo (mức độ tập trung thấp nhất) và độc quyền (mức độ tập trung cao nhất).
Phương pháp đo mức độ tập trung cung cấp một cách thức đơn giản để đo mức độ
cạnh tranh của một thị trường.
1.1.1. Chỉ số HHI (Hirschman-Herfindahl Index)
Chỉ số này đầu tiên được sử dụng bởi Hirschman và sau này là Herfindahl, tính
đến tất cả các điểm của đường cong tập trung, bằng cách tổng bình phương thị phần
của tất cả các doanh nghiệp trong ngành:
Công thức:

H= =
Trong đó:
 Si: các mức thị phần, tỉ lệ về sản lượng sản xuất hay sản lượng bán hoặc là chỉ số
khác đo lường hoạt động kinh doanh như doanh thu, công suất… mà mỗi doanh
nghiệp chiếm lĩnh trên thị trường
 n: tổng số doanh nghiệp tham gia thị trường.
Quy ước:
HHI < 1000: Thị trường không mang tính tập trung;
1000 ≤ HHI ≤ 1800: Thị trường tập trung ở mức độ vừa phải;
HHI > 1800: Thị trường tập trung ở mức độ cao.
Khi HHI càng lớn thì mức độ tập trung càng cao và ngược lại, HHI nhỏ thể hiện
không có một doanh nghiệp nào có quyền lực nổi trội hơn trên thị trường.
Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số HHI:
 Ưu điểm:
5


- Phản ánh nhạy bén sự tham gia hay thoát ra của doanh nghiệp khỏi ngành tính
đến.
- Dễ dàng tính toán và tính đến tất cả các điểm trên đường cong tập trung thị
trường.
 Nhược điểm: Không làm rõ được khi so sánh các ngành có mức độ tập trung
bằng nhau vì giữa cách ngành chưa chắc quy mô doanh nghiệp đã bằng nhau.
1.1.2. Tỷ lệ tập trung hóa (CRm)
Đây là chỉ số được sử dụng nhiều khi đo lường tập trung hóa của ngành, được
xác định bằng tỉ lệ sản lượng của m doanh nghiệp lớn trong ngành với m là một số
tùy ý. Đôi khi tỉ lệ tập trung còn đo lường bằng doanh thu, số nhân công… Xu
hướng hiện nay người ta thường đo lường bằng doanh thu của các DN có quy mô lớn.
Công thức:
= =

Trong đó:


: tỷ lệ tập trung



: thị phần của doanh nghiệp thứ i.



Khi m khác nhau thì các kết luận về mức độ tập trung của thị trường cũng khác
nhau.

1.1.3. Chỉ số vòng quay tổng tài sản (TTS)
Dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty. Thông qua chỉ
số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh
thu được tạo ra.
Công thức:

Chỉ số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của
công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả. Tuy nhiên muốn có kết
luận chính xác về mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của một công ty chúng ta
cần so sánh chỉ số vòng quay tài sản của công ty đó với hệ số vòng quay tài sản bình
quân của ngành.

6


1.1.4. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Tỷ suất sinh lời trên doanh thu, Suất sinh lời của
doanh thu, Hệ số lãi ròng) là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của
công ty cổ phần. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ đông và doanh
thu của công ty. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu trong một kỳ nhất định được tính bằng
cách lấy lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận sau thuế trong kỳ chia cho doanh thu trong kỳ.
Đơn vị tính là %. Cả lợi nhuận ròng lẫn doanh thu đều có thể lấy từ báo cáo kết quả
kinh doanh của công ty.
Công thức:
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = x 100%

Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số
này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi, tỷ số càng lớn nghĩa là lãi
càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên, tỷ số
này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình
hìnhsinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân
của toàn ngành mà công ty đó tham gia. Mặt khác, tỷ số này và số vòng quay tài sản có
xu hướng ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài chính thường
tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản.
1.1.5. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (Chỉ tiêu hoàn vốn tổng tài sản, Hệ số quay vòng của
tài sản, Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản) là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả
năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số này được tính ra bằng
cách lấy lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo
(có thể là 1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay một năm) chia cho bình quân tổng giá trị tài
sản của doanh nghiệp trong cùng kỳ. Số liệu về lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận trước
thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh. Còn giá trị tài sản được lấy từ bảng cân
đối kế toán. Chính vì lấy từ bảng cân đối kế toán, nên cần tính giá trị bình quân tài sản
doanh nghiệp.
Công thức:
x 100%


7


Vì lợi nhuận ròng chia cho doanh thu bằng tỷ suất lợi nhuận biên, còn doanh thu
chia cho giá trị bình quân tổng tài sản bằng hệ số quay vòng của tổng tài sản, nên còn
cách tính tỷ số lợi nhuận trên tài sản nữa:
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản = Tỷ suất lợi nhuận biên × Số vòng quay tổng tài sản
Tỷ số này lớn hơn 0 thì doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy
doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn
thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của
doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập
của doanh nghiệp.
1.2. Tổng quan hoạt động ngành xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng tại Việt
Nam
Ngành nghề xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng gồm: Xây dựng công trình
đường sắt và đường bộ; Xây dựng công trình công ích; Xây dựng công trình kỹ thuật
dân dụng khác. Nhìn chung các hoạt động của ngành này sẽ liên quan đến các công
trình mới, sửa chữa, mở rộng và cải tạo, lắp ghép các công trình đúc sẵn trên công
trường và xây dựng mang tính tạm thời. Hoạt động xây dựng các công trình lớn như
đường ô tô, đường phố, cầu, cống, đường sắt, sân bay, cảng và các dự án về hệ thống
thủy lợi, các công trình công nghiệp, đường ống và đường điện, các khu thể thao ngoài
trời,… cũng nằm trong ngành này. Các công việc này có thể được thực hiện trên cơ sở
phí hoặc hợp đồng; Một phần công việc và đôi khi là toàn bộ công việc có thể được
thực hiện dưới dạng ký hợp đồng phụ cho các nhà thầu khoán.[CITATION Gia15 \l
1033 ]
1.2.1. Hoạt động xây dựng công trình đường sắt và đường bộ (421-4210)
Nhóm này gồm:
- Xây dựng đường cao tốc, đường ô tô, đường phố, các loại đường khác và đường
cho người đi bộ;

- Các công việc bề mặt trên đường phố, đường bộ, đường cao tốc, cầu cống;
- Rải nhựa đường;
- Lắp đặt các đường chắn, các dấu hiệu giao thông và các thứ tương tự;
- Xây dựng cầu, bao gồm cầu cho đường cao tốc;
- Xây dựng đường ống;
8


- Xây dựng đường sắt và đường ngầm;
- Xây dựng đường băng máy bay.
Loại trừ:
- Lắp đặt ánh sáng đường phố và các dấu hiệu điện được phân vào nhóm 43210
(Lắp đặt hệ thống điện);
- Hoạt động kiến trúc và cầu đường được phân vào nhóm 661 (Hoạt động hỗ trợ
tài chính trừ bảo hiểm xã hội);
- Quản lý dự án các công trình xây dựng được phân vào nhóm 661 (Hoạt động hỗ
trợ tài chính trừ bảo hiểm xã hội).[CITATION Placeholder1 \l 1033 ]
1.2.2. Hoạt động xây dựng công trình đường sắt (42101)
Nhóm này gồm:
- Xây dựng đường sắt;
- Sơn đường sắt;
- Lắp đặt các đường chắn, các dấu hiệu giao thông đường sắt và các loại tương tự.
[CITATION Placeholder2 \l 1033 ]
1.2.3. Hoạt động xây dựng công trình đường bộ (42102)
Nhóm này gồm:
- Xây dựng đường cao tốc, đường ô tô, đường phố, các loại đường khác và đường
cho người đi bộ.
- Các công việc bề mặt trên đường phố, đường bộ, đường cao tốc, cầu cống như:
+ Rải nhựa đường.
+ Sơn đường và các loại sơn khác.

+ Lắp đặt các dấu hiệu giao thông và các loại tương tự.
- Xây dựng cầu, bao gồm cầu cho đường cao tốc.
- Xây dựng đường ống.
- Xây dựng đường sắt và đường ngầm.
- Xây dựng đường băng máy bay.
Loại trừ: Xây dựng đường sắt, sơn đường sắt và lắp đặt các đường chắn và biển
báo giao thông. [CITATION Placeholder3 \l 1033 ]
1.2.4. Hoạt động xây dựng công trình công ích (422-4220-42200)
Nhóm này gồm:
9


- Việc xây dựng các mạng lưới vận chuyển, phân phối và các công trình xây dựng
dân dụng như:
+ Các đường ống với khoảng cách dài, mạng lưới truyền năng lượng và viễn
thông.
+ Các đường ống với khoảng cách dài, mạng lưới truyền năng lượng và viễn
thông ở thành phố, các công trình phụ thuộc của thành phố.
- Xây dựng đường ống và hệ thống nước như:
+ Hệ thống tưới tiêu.
+ Các bể chứa
- Xây dựng các công trình cửa:
+ Hệ thống nước thải, bao gồm cả sửa chữa.
+ Nhà máy xử lý nước thải.
+ Các trạm bơm.
+ Nhà máy năng lượng.
- Khoan nguồn nước.
Loại trừ: Hoạt động quản lý dự án liên quan đến các công trình xây dựng kỹ
thuật dân dựng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có
liên quan).[CITATION Placeholder4 \l 1033 ]

1.2.5. Hoạt động xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác (429-4290-42900)
Nhóm này gồm:
- Xây dựng công trình công nghiệp, trừ nhà cửa như:
+ Các nhà máy lọc dầu.
+ Các xưởng hóa chất.
- Xây dựng công trình cửa như:
+ Đường thủy, bến cảng và các công trình trên sống, các cảng du lịch, cửa cống,

+ Đập và đê.
- Xây dựng đường hầm.
- Các công việc xây dựng khác không phải như: Các công trình thể thao ngoài trời.
Nhóm này cũng gồm: Chia tách đất với cải tạo đất (như: đắp đường, các cơ sở hạ
tầng công).[CITATION Placeholder4 \l 1033 ]
10


CHƯƠNG 2: XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ TÍNH TOÁN CÁC CHỈ SỐ
2.1. Cách xử lý các chỉ số
Để xử lý bộ số liệu năm 2010 và tính toán các chỉ số đo lường mức độ tập trung
của ngành xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng ta làm các bước sau:
Bước 1: Tạo 1 file excel bao gồm 4 sheet nhỏ “42101”, “42102”, “42200” và “42900”
để tính toán chỉ số từng nhóm;
Bước 2: Sử dụng phần mềm Stata mở bộ số liệu năm 2010 chọn file
so_lieu_thuc_hanh.dta;
Bước 3: Sử dụng lệnh keep madn ma_thue ma_thue2 tennganhkd nganh_kd ld11 ld13
ts11 ts12 kqkd1 kqkd9 kqkd11 kqkd14 kqkd4 cpcn1 để lọc ra một số biến cần thiết
tương ứng.
Chi tiết các biến được cho trong bảng sau:
Bảng 2.1: Các biến được sử dụng
Tên biến


Ký hiệu biến

Mã doanh nghiệp
madn
Mã thuế
ma_thue
Mã thuế 2
ma_thue2
Tên ngành kinh doanh
tennganhkd
Ngành kinh doanh
nganh_kd
Tổng số lao động trong ngành ở thời điểm 1/1/2010
ld11
Tổng số lao động trong ngành ở thời điểm 31/12/2010
ld13
Tổng tài sản bình quân thời điểm 1/1/2010
ts11
Tổng tài sản bình quân thời điểm 31/12/2010
ts12
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
kqkd1
Doanh thu hoạt động tài chính
kqkd9
Thu nhập khác
kqkd11
Lợi nhuận ròng
kqkd14
Doanh thu thuần

kqkd4
Chi phí nghiên cứu cho khoa học công nghệ trong năm
cpcn1
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
Bước 4: Lưu kết quả thu được sau đó chuyển dữ liệu sang file excel. Tại cột
nganh_kd, sử dụng chức năng Sort & Filter để lọc ra các nhóm ngành “42101”,
“42102”, “42200” và “42900” cho vào sheet nhỏ tương ứng đã lập ở Bước 1.

11


2.2. Kết quả đo lường mức độ tập trung và ý nghĩa
2.2.1. Cách tính các chỉ số HHI, CR4
Bước 1: Tại sheet “42101”, tạo cột kết quả kinh doanh (kqkd) bằng tổng của doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (kqkd1), doanh thu hoạt động tài chính (kqkd9) và
thu nhập khác (kqkd14).
kqkd = kqkd1 + kqkd9 + kqkd14
Bước 2: Dùng lệnh SUM để tính tổng của cột “kqkd” ta được cột “tổng kqkd”
Bước 3: Tính Si bằng cách lấy “kqkd” chia cho “tổng kqkd”
Si = kqkd / tổng kqkd
Bước 4: Dùng lệnh “Sort by => Si => largest to smallest =>ok” để sắp xếp Si theo thứ
tự nhỏ dần
Bước 5: Tính toán các chỉ số HHI và CR4 vào hai cột mới dựa vào phần cơ sở lý
thuyết
2.2.2. Kết quả tính toán và ý nghĩa các chỉ số đo mức độ tập trung của ngành xây
dựng công trình kỹ thuật dân dụng
Từ bộ số liệu được cung cấp và những kiến thức đã học, ta tính toán được các chỉ
số HHI và CR4 cho từng mã ngành 42101, 42102, 42200, 42900 theo như bảng dưới
đây:
Bảng 2.2: Số lượng doanh nghiệp, chỉ số HHI, CR4 ngành xây dựng công trình kỹ

thuật dân dụng 2010
Mã ngành
42101

Số lượng DN
14

HHI
5485.0715

42102
42200
42900
Toàn ngành

187
86
329
616

536.001
822.424
1141.413
682.247

CR4
0.918

0.379
0.458

0.604
0.460
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

Qua bảng số liệu chỉ số mức độ tập trung có thể thấy rằng ngành xây dựng công
trình kỹ thuật dân dụng ở Việt Nam là ngành có mức độ tập trung ở mức thấp với chỉ
số CR4 toàn ngành là 0.460, chỉ duy nhất có mã 42101 (xây dựng công trình đường
sắt) là có mức độ tập trung ở mức rất cao với CR4 = 0.918. Thêm vào đó, số lượng
doanh nghiệp trong ngành ở mức tương đối lớn nhưng lại có sự chênh lệch rõ rệt giữa
các ngành. Cụ thể, mã 42101 có số doanh nghiệp ít nhất chỉ chiếm 2.27% trong khi mã
42900 chiếm tới 53.41% tức là hơn một nửa số doanh nghiệp toàn ngành. Ngoài ra, đối
12


với các mã ngành khác nhau, quan hệ giữa số lượng doanh nghiệp, chỉ số HHI và CR4
rất đa dạng, không tuân theo xu hướng thuận chiều hay ngược chiều nào.
Sau đây, chúng ta sẽ đi phân tích từng chỉ số HHI và CR4 cho từng mã ngành
42101, 42102, 42200, 42900.
Mã ngành xây dựng công trình đường sắt 42101
Bảng 2.3: Thống kê số lượng doanh nghiệp, chỉ số HHI, CR4 của mã ngành 42101
Số lượng DN
14

HHI
5485.0715

CR4
0.918
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp


Năm 2010, chỉ số HHI của ngành là 5485.0715 > 1800, thể hiện thị trường có
mức độ tập trung cao, có xu hướng độc quyền và mức phân tán ít. Chỉ số CR4 đạt tới
mức 0.918 đồng nghĩa với việc 4 doanh nghiệp lớn nhất trong ngành gần như đã chiếm
trọn thị phần toàn ngành.
Nguyên nhân dẫn đến mức độ tập trung lớn của ngành là do số lượng doanh
nghiệp trong ngành hiện vẫn còn ít (14 doanh nghiệp chỉ chiếm 2.27% toàn ngành xây
dựng công trình kỹ thuật dân dụng).
Bốn doanh nghiệp đứng đầu chiếm lĩnh thị phần lần lượt là:
- Công ty TNHH Một Thành Viên Quản Lý Đường Sắt Sài Gòn (madn: 763538)
- Công ty CP Đầu tư Thủy điện Quảng Nam (madn: 732533)
- Công ty TNHH Một Thành Viên Hưng Long Vương (madn: 665217)
- Công ty Cổ phần Xây dựng Cienco5 (madn: 627270)

Biểu đồ 2.1: Thị phần các doanh nghiệp trong ngành xây dựng công trình đường
sắt 2010

13


763538

732533Còn lại665217
8.23%

627270

Còn lại

665217
7.71% 627270

2.20%
732533
8.85%

763538
73.01%

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
Trong đó doanh nghiệp đứng đầu là Công ty TNHH Một Thành Viên Quản Lý
Đường Sắt Sài Gòn đã chiếm lĩnh tới 73.01% thị phần toàn ngành cao hơn rất nhiều so
với những doanh nghiệp còn lại. Tuy không có tình trạng độc quyền nhưng doanh
nghiệp này vẫn có hơn 50% vốn nhà nước, cho nên có thể kết luận năm 2010, thị
trường xây dựng công trình đường sắt vẫn do khu vực công chiếm lĩnh.
Mã ngành xây dựng công trình đường bộ 42102
Bảng 2.4: Thống kê số lượng doanh nghiệp, chỉ số HHI, CR4 của mã ngành 42102
Số lượng DN
187

HHI
536.001

CR4
0.379
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

Năm 2010, số lượng doanh nghiệp trong ngành xây dựng công trình đường bộ là
187 cao gấp 13.36 lần số lượng doanh nghiệp trong ngành xây dựng đường bộ.
Nguyên nhân chủ yếu là do thị trường ngành xây dựng đường bộ có tiềm năng hơn và
có nhiều dự án được triển khai hơn hẳn so với ngành đường sắt. Chính vì vậy, mà chỉ
số HHI và CR4 của mã ngành 42102 thấp hơn rất nhiều, HHI = 536.001 < 1000, ngành

gần như không có sự tập trung. Doanh thu của 4 doanh nghiệp đầu ngành chiếm 37.9%
doanh thu toàn ngành, đây cũng là một con số tương đối cao so với tổng số doanh
nghiệp 187.
Theo thống kê, top 4 doanh nghiệp đầu ngành xây dựng công trình đường bộ
năm 2010:
14


- Công ty CP Xây lắp Dầu khí Thanh Hóa (madn: 726595)
- Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xây Dựng Phạm Lộc (madn: 753824)
- Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Nhôm Lâm Đồng (madn: 736763)
- Công Ty Cổ Phần Lideco 2 (madn: 713639)
Biểu đồ 2.2: Thị phần các doanh nghiệp trong ngành xây dựng công trình đường
bộ năm 2010
726595

753824

736763

713639

Còn lại

726595
16.92%
753824
8.34%

Còn lại

62.08%

736763
6.55%
713639
6.10%

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
Doanh nghiệp đầu ngành là Công ty CP Xây lắp Dầu khí Thanh Hóa chiếm 17%
doanh thu cao gấp 2 lần doanh nghiệp đứng thứ hai trong ngành.
Mã ngành xây dựng công trình công ích 42200
Bảng 2.5: Thống kê số lượng doanh nghiệp, chỉ số HHI, CR4 của mã ngành 42200
Số lượng DN
86

HHI
822.424

CR4
0.458
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

Với số lượng doanh nghiệp tương đối 86 trong ngành xây dựng công trình kỹ
thuật dân dựng, mã ngành 42200 có chỉ số HHI và CR4 thấp hơn mã ngành 42101
nhưng cao hơn 42102. Nhóm ngành này thường cần có sự kết hợp với mã ngành
42101 và 42102 để đảm bảo tính an toàn và thống nhất trong cấu trúc xây dựng đặc
biệt là đối với mã ngành 42102.
Thống kê 4 doanh nghiệp đầu ngành ta có:
- Công ty CP Licogi 16.1 (madn: 767529)
- Công ty CP Xây dựng, Thương mại và Dịch vụ Toàn cầu (madn: 178105)

15


- Công ty TNHH MTV Dương Anh (madn: 726450)
- Công ty CP Đầu tư Thương Mại Xây dựng Hội An (madn: 718828)
Hình 2.3: Thị phần các doanh nghiệp trong ngành xây dựng công trình công ích
năm 2010
767529

178105

726450

718828

Còn lại

23.14%

54.16%

11.23%

6.69%
4.78%

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
Doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất là Công ty CP Licogi 16.1, doanh nghiệp
này có một trung tâm thí nghiệm vật liệu xây dựng, đây cũng là một nguyên nhân giúp
doanh nghiệp này giảm thiểu được chi phí xây dựng và nâng cao doanh thu. Đồng

thời, doanh nghiệp này cũng vươn lên lọt vào top 5 doanh nghiệp xây dựng lớn nhất cả
nước.
Mã ngành xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác 42900
Bảng 2.5: Thống kê số lượng doanh nghiệp, chỉ số HHI, CR4 của mã ngành 42900
Số lượng DN
329

HHI
1141.413

CR4
0.604
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

Đây là mã ngành có số lượng doanh nghiệp lớn nhất toàn ngành, gấp 1.14 lần
tổng số doanh nghiệp đến từ ba phần còn lại. Chỉ số HHI = 1141.413 > 1000 và chỉ số
CR4 = 0.604 chứng tỏ nhóm ngành này có mức độ tập trung vừa phải. Doanh thu 4
doanh nghiệp đầu ngành chiếm tới 60.4% doanh thu toàn ngành.
Theo số liệu thống kê, bốn doanh nghiệp chiếm lĩnh thị phần đầu ngành là:
- Công ty CP Đầu tư và Xây lắp dầu khí Sài Gòn (madn: 561116)
- Công ty TNHH MTV Vật liệu Xây dựng và Xây lắp Thương mại BMC (madn:
763534)
16


- Công ty TNHH Bauer Việt Nam (madn: 763665)
- Công ty CP Sông Đà 7.05 (madn: 717978)
Biểu đồ 2.4: Thị phần các doanh nghiệp trong ngành xây dựng công trình kỹ
thuật dân dụng khác
561116


763534

763665

717978

Còn lại

21.09%

39.63%

18.21%

4.09%
16.98%

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
2.3. Khoa học công nghệ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
2.3.1. Khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển và là một trong những yếu tố mang
tính quyết định đến sự phát triển của ngành và hàm lượng khoa học công nghệ trong
mỗi ngành là khác nhau. Vì vậy, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về hàm lượng công
nghệ trong ngành xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng.
Để tìm hiểu hàm lượng khoa học công nghệ của toàn ngành, ta chọn quan sát hai
nhóm biến:
 Biến thể hiển vốn của doanh nghiệp: cpcn1
 Biến thể hiện lao động của doanh nghiệp: ld11, ld13
2.3.1.1. Cách tính toán

Bước 1: Tạo một cột tổng số lao động ở thời điểm 1/1/2010 và 31/12/2010 (tld) bằng
tổng lao động của tất cả doanh nghiệp trong hai thời điểm ở từng mã ngành 42101,
42102, 42200 và 42900.
Bước 2: Dùng lệnh SUM để tính tổng “cpnc1”, “ld11” và “ld13”

17


2.3.1.2. Kết quả tính toán và ý nghĩa các chỉ số về vốn nghiên cứu khoa học công nghệ
và tổng số lao động trong ngành
Từ bộ số liệu được cung cấp và những kiến thức đã học, ta tính toán được các chỉ
số cho từng mã ngành 42101, 42102, 42200 và 42900 như bảng dưới đây:
Bảng 2.6: Chi phí nghiên cứu, tổng lao động đầu năm và cuối năm ngành xây
dựng công trình kỹ thuật dân dụng Việt Nam năm 2010
Mã ngành

Chi phí nghiên cứu

42101
42102
42200
42900
Toàn ngành

0
0
7
0
7


Tổng lao động thời Tổng lao động thời
điểm 1/1/2010
điểm 31/12/2010
504
572
3596
8099
1054
2819
6635
10614
11789
22104
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ của
ngành xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng Việt Nam năm 2010 = 7 và chỉ xuất hiện
duy nhất trong mã ngành 42200 xây dựng công trình công ích. Tổng lao động trong
ngành ở thời điểm 1/1/2010 và 31/12/2010 lần lượt là 11789 và 22104, mức độ tăng
trưởng đạt gần gấp đôi nhưng chủ yếu từ ba mã ngành 42102, 42200, 42900 với mức
tăng trưởng lần lượt là 125.22%, 167.46% và 59.96%. Trong khi đó, mã ngành 42101
gần như không có sự thay đổi về lượng lao động trong năm. Như vậy, ta có thể thấy
mã ngành 42101 không có mở rộng về quy mô do mức độ tập trung mã ngành này cao
nhất khiến cho rào cản gia nhập lớn khó tăng thêm số doanh nghiệp cũng như lao
động. Trong khi ba mã ngành còn lại thì có sự phát triển mạnh mẽ về lực lượng lao
động tham gia vào ngành đặc biệt là mã ngành 42200 - mã ngành duy nhất có sự đầu
tư vào chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ. Rõ ràng, khoa học công nghệ là một
yếu tố có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển ngành xây dựng công trình kỹ thuật dân
dụng. Mặc dù ở thời điểm năm 2010, các doanh nghiệp còn chưa chú trọng đầu tư vào
khoa học công nghệ nhưng về lâu dài, ngành nên đẩy mạnh hơn nữa vào hoạt động này

nhằm tăng sức mạnh cạnh tranh và lợi thế lớn cho các doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát
triển của toàn ngành.

18


2.3.2. Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
Để các định hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp hay một ngành, người ta
thường thông qua việc tính toán 4 chỉ số:
- Nhóm chỉ số phản ánh khả năng thanh toán
- Nhóm chỉ số phản ánh khả năng hoạt động
- Nhóm chỉ số phản ánh khả năng gặp rủi ro
- Nhóm chỉ số phản ánh khả năng sinh lời
Trong tiểu luận này, ta sẽ chỉ phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dựa
vào nhóm chỉ số phản ánh khả năng hoạt động và nhóm chỉ số thể hiện khả năng sinh
lời. Cụ thể là các hệ số:
- Chỉ số vòng quay tổng tài sản
- Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (ROS)
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài (ROA)
2.3.2.1. Cách tính toán
Bước 1: Dùng lệnh SUM tính tổng các cột “kqkd19”, “kqkd4”, “ts11” và “ts12” trong
từng mã ngành 42101, 42102, 42200 và 42900.
Bước 2: Tạo các cột có tên “chỉ số vòng quay TTS”, “ROS”, “ROA” trong từng sheet
42101, 42102, 42200 và 42900.
Bước 3: Tính các chi số vòng quay TTS, ROS, ROA như lý thuyết đã học.
2.3.2.2. Kết quả tính toán và ý nghĩa các chỉ số TTS, ROS, ROA
Sau khi thực hiện các bước tính toán trên, ta thu được kết quả như sau:
Bảng 2.7: Chỉ số vòng quay TTS, ROS, ROA
Mã ngành
42101

42102
42200
42900

Chỉ số vòng quay TTS
0.085
0.13
0.474
0.473

ROS
ROA
0.022
0.0019
0.024
0.0031
-0.00624
-0.003
0.0094
0.0044
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

Từ kết quả trên ta có thể thấy các chỉ số phản ánh khả năng hoạt động và thể hiện
khả năng sinh lời của các mã ngành trong ngành xây dựng công trình kỹ thuật dân
dụng Việt Nam năm 2010 rất đa dạng.
Sau đây ta sẽ đi phân tích cho từng mã ngành:
Mã ngành xây dựng công trình đường sắt 42101
19



Bảng 2.8: Thống kê chỉ số vòng quay TTS, ROS, ROA của mã ngành 42101
Chỉ số vòng quay TTS
0.085

ROS
0.022

ROA
0.0019
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

Cả 3 chỉ số của mã ngành đều dương nhưng đặc biệt rất nhỏ: Chỉ số vòng quay
tổng tài sản là 0.085 cho biết cứ 1 đồng vốn đầu tư vào tổng tài sản thu về 0.085 đồng
doanh thu, chỉ số ROS = 0.022 cho biết cứ 1 đồng doanh thu thì doanh nghiệp kiếm
được 0.022 đồng lợi nhuận, chỉ số ROA = 0.0019 siêu thấp.
Mã ngành xây dựng công trình đường bộ 42102
Bảng 2.9: Thống kê chỉ số vòng quay TTS, ROS, ROA của mã ngành 42102
Chỉ số vòng quay TTS
0.13

ROS
0.024

ROA
0.0031
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

Mã ngành này có chỉ số vòng quay TTS là 0.13 cao hơn một chút so với mã
ngành 42101. Con số này cho biết cứ 1 đồng vốn đầu tư vào tổng tài sản thì thu về
được 0.13 đồng doanh thu. Chỉ số ROS và ROA lần lượt là 0.022 và 0.0031 đều ở mức

thấp.
Mã ngành xây dựng công trình công ích 42200
Bảng 2.10: Thống kê chỉ số vòng quay TTS, ROS, ROA của mã ngành 42200
Chỉ số vòng quay TTS
0.474

ROS
-0.00624

ROA
-0.003
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

Mã ngành này có chỉ số vòng quay TTS là 0.474 thể hiện cứ 1 đồng vốn đầu tư
thì thu được 0.474 đồng doanh thu cao gấp 3.65 lần mã ngành 42102 và cao gấp 5.58
lần mã ngành 42101chứng minh đây là ngành có khả năng quay vòng vốn nhanh so
với mặt bằng chung các nhóm ngành. Tuy nhiên, dù chỉ số vòng quay TTS cao hơn 2
nhóm ngành kia nhưng chỉ số ROS và ROA lại mang giá trị âm, lần lượt là -0.00624
và -0.003 cho biết cứ 1 đồng doanh thu thì lỗ 0.00624 đồng và cứ một đồng tổng tài
sản đầu tư thì lỗ 0.003 đồng.
Tổng doanh thu mã ngành 42200 là 279271 triệu đồng chiếm có 5.3% doanh thu
toàn ngành xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng. Đây là một con số khá khiêm tốn
trong khi mã ngành 42200 có tiềm năng phát triển cao. Nguyên nhân chủ yếu có thể do
đây là mã ngành duy nhất bắt đầu có xu hướng đầu tư vào khoa học công nghệ, việc
thay đổi xu hướng hoạt động có thể khiến doanh thu bước đầu chưa ổn định cũng như
20


các chỉ số tính toán được là số âm nhưng về lâu dài nó sẽ có khả năng tăng trưởng
mạnh mẽ so với các mã ngành còn lại.

Mã ngành xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác 42900
Bảng 2.11: Thống kê chỉ số vòng quay TTS, ROS, ROA của mã ngành 42900
Chỉ số vòng quay TTS
0.473

ROS
0.0094

ROA
0.0044
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

Mã ngành này có chỉ số vòng quay TTS là 0.473 cao xấp xỉ với mã ngành 42200,
tuy nhiên nó có chỉ số ROS và ROA đều mang giá trị dương mặc dù rất nhỏ lần lượt là
0.0094 và 0.0044 thể hiện cứ 1 đồng doanh thu thì thu được 0.0094 đồng lợi nhuận và
1 đồng tổng tài sản đầu tư thu được 0.0044 đồng lợi nhuận.
Doanh thu của mã ngành 42900 năm 2010 là 4014256 triệu đồng chiếm 76.31%
tổng doanh thu toàn ngành. Đây là một con số rất lớn chứng tỏ ngành này có tiềm năng
phát triển mạnh mẽ do sự phát triển của nó đi kèm với các ngành khác như hóa chất
lọc dầu - là những ngành sản xuất nhiên liệu có nhu cầu thị trường luôn tăng.
Nhận xét chung toàn ngành:
Rõ ràng, khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã tác động mạnh mẽ đến các
nhà thầu ngành xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng. Điều này được thể hiện qua
các chỉ số vòng quay TTS, ROS, ROA đều ở mức rất thấp thậm chí mang giá trị âm.
Tuy nhiên, ngành xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng là một ngành lớn và có tiềm
năng phát triển mạnh nên tình hình lợi nhuận của các nhà thầu được dự báo sẽ phục
hổi trong thời gian tới.

21



CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.1.1. Mức độ cạnh tranh trong hoạt động xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng
tại Việt Nam
Mức độ tập trung cho ta biết được mức độ cạnh tranh trong một ngành đó là cao
hay thấp, cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh tương đối hay cạnh tranh độc quyền. Theo
số liêu và kết quả tính toán thu được ở trên, ta có chỉ số = 0.46, cùng thời điểm đó chỉ
số HHI cho về kết quả bằng 682.247 < 1000. Như vậy, những con số này cho ta thấy
mức độ cạnh tranh của thị trường xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng là cạnh tranh
một cách tương đối.
3.1.2. Rào cản gia nhập ngành
So với các ngành khác, ngành xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng có nhiều
lợi thế cạnh tranh đáng kể. Nước ta đang trong giai đoạn phát triển, công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước, có những chính sách về đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng, ảnh
hưởng tương đối lớn, vì vậy ngành nhận được nhiều sự quan tâm và bảo hộ của chính
phủ. Đồng thời rào cản gia nhập thị trường cũng tương đối lớn.
Hoạt động đầu tư xây dựng hiện nay đang đóng góp 11% cho sự tăng trưởng
GDP. Tuy nhiên, quá trình đầu tư của doanh nghiệp vào trong lĩnh vực xây dựng vẫn
được đánh giá là còn tồn tại nhiều khó khăn, trong đó phải kể đến thủ tục hành chính
trong đầu tư xây dựng còn quá phức tạp, rườm rà... như làm khó nhà đầu tư.
Không dừng lại ở đó, khi nói về khó khăn của các doanh nghiệp khi đầu tư vào
lĩnh vực xây dựng nhiều chuyên gia khẳng định, doanh nghiệp ngại “đầu tư” vào lĩnh
vực xây dựng một phần là bởi tư duy “xin - cho”. Liên quan đến những hoạt động đầu
tư xây dựng, riêng Bộ Xây dựng là cơ quan soạn thảo và chỉ đạo, theo dõi thực hiện 4
luật: Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản.
Còn Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo và chỉ đạo Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, Luật
Đầu tư công; Bộ Tài nguyên và Môi trường soạn thảo Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi
trường; Bộ Công an về Phòng cháy chữa cháy…
Ngành xây dựng của nước ta có xuất phát điểm thấp, chậm hơn các nước trong

khu vực 10 năm. Do đó năng suất lao động tương đối thấp, chất lượng lao động cũng
chưa thực sự cao. Giá nguyên vật liệu phụ thuộc và chịu nhiều ảnh hưởng bởi giá

22


nguyên vật liệu trên toàn thế giới, vốn đầu tư cho công nghệ sản xuất còn tương đối
lớn.
3.1.3. Khung pháp lý
Luật Đấu Thầu 2013 Và Nghị Định 63 Về Công Tác Đấu Thầu
Ngành Xây Dựng Việt Nam còn tồn tại rất nhiều bất cập, đặc biệt là trong công tác đấu
thầu, và điều này ảnh hưởng rất lớn tới kết quả thực hiện dự án. Do đó, luật đấu thầu
mới đã góp phần nâng cao tính minh bạch và bình đẳng giữa nhà thầu trong và ngoài
nước, một số điểm mới trong luật đấu thầu 2013 bao gồm:
 Ưu tiên sử dụng nhà thầu có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở
lên.
 Nhà thầu và chủ đầu tư không được có cổ phần hoặc vốn góp của nhau trên 30%.
 Yêu cầu thương thảo hợp đồng trước khi công bố trúng thầu
 Mở rộng yêu cầu giảm sát đấu thầu đối với cơ quan cấp trên, cơ quan quản lý về
đấu thầu, và các cơ quan có liên quan.
 Bổ sung thêm những phương pháp chọn thầu mới ưu tiên về kỹ thuật, năng lực,
và kinh nghiệm của nhà thầu.
Khung Pháp Lý Mới Cho Hình Thức PPP
Hình thức PPP chưa được áp dụng rộng rãi ở Việt nam do thiếu khung pháp lý hỗ
trợ. Vào tháng 2 năm nay, Chính Phủ đã ban hành Nghị Định 15/2015/NĐ có hiệu lực
vào ngày 10/4/2015 về hình thức đầu tư PPP, nhằm tạo một khung pháp lý thống nhất.
Do đó, kỳ vọng sẽ thúc đẩy vốn đầu tư tư nhân vào các dự án hạ tầng và dịch vụ công
tại Việt Nam. Một số điểm quan trọng trong nghị định mới bao gồm:
 Mở rộng thêm nhiều lĩnh vực đầu tư dành cho hình thức PPP.
 Thống nhất BOT, BT, BOO, BTO thành dạng chính thức của hợp đồng PPP và

chịu sự quản lý trên cùng 1 luật định.
 Quy định chi tiết về các dự án do nhà đầu tư đề xuất.
 Bỏ quy định vốn góp tối đa của Nhà Nước không được quá 30% tổng mức đầu tư
của dự án PPP và 49% đối với dự án BOT, BT, BOO, BTO.
 Quy định rõ ràng hơn về việc Nhà Nước chia sẽ rủi ro, tạo thêm thuận lợi và ưu
đãi cho nhà đầu tư tư nhân.
Luật Xây Dựng (sửa đổi) 2014
23


Luật Xây Dựng năm 2014 tập trung vào xây dựng phương thức và nội dung quản
lý các dự án sử dụng vốn Nhà Nước, nỗ lực khắc phục thất thoát và lãng phí tại các
công trình xây dựng công hiện nay. Luật có nhiều điểm mới tăng cường kiểm soát,
quản lý chất lượng xây dựng ở tất cả các khâu trong quá trình đầu tư xây dựng, đảm
bảo công khai, minh bạch về quy trình cấp giấy phép xây dựng.
3.1.4. Triển vọng phát triển ngành trong những năm tiếp theo
Trong những năm tới, dòng vồn FDI vào ngành bất động sản tăng mạnh, giá
nguyên vật liệu ổn định cùng với nền kinh tế vĩ mô ổn định được cho là những yếu tố
thuận lợi cho sự phát triển của ngành xây dựng công trình dân dụng tại việt Nam.
CTCP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS) dẫn báo cáo
từ The FitchGroup Company cho rằng ngành xây dựng và hạ tầng Việt Nam có kỳ
vọng tăng trưởng trung bình 7,2%/năm cho giai đoạn 2017 - 2026.
Kỳ vọng này dựa trên tiềm năng tăng trưởng dân số tại các thành phố lớn như Hà
Nội và TP HCM sẽ thúc đẩy nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông, năng
lượng, tiện ích và các công trình dân dụng. Trong khi đó, Chính phủ đang nỗ lực thoái
vốn các doanh nghiệp nhà nước để bổ sung vốn phục vụ cho các công trình cơ sở hạ
tầng cấp thiết.
Tại TP HCM, nhiều công trình hạ tầng trọng điểm như dự án đường song hành
cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, đường Vành đai 2; dự án cầu đường Bình
Tiên, khép kín đường Vành đai 2, đoạn từ An Lạc đến Nguyễn Văn Linh, nâng cấp mở

rộng đường Nguyễn Hữu Thọ, 4 cầu thép trên đường Lê Văn Lương, tuyến trục Bắc –
Nam...được triển khai giải quyết ùn tắc giao thông.
Một số dự án lớn tại các tỉnh khác như sân bay Long Thành, đường sắt cao tốc,
Metro Hà Nội, Nhà máy nước thải Yên Xá… cũng được lên kế hoạch triển khai. Các
dự án của doanh nghiệp tư nhân như Nhà máy Thép Hòa Phát Dung Quất (Quảng
Ngãi), Nhà máy sản xuất Ô tô Vinfast (Hải Phòng)… cũn được cho là yếu tố có thể hỗ
trợ thị trường.
Bên cạnh các yếu tố thuận lợi, giá vật liệu xây dựng được dự đoán sẽ ổn định
trong năm tới nhưng còn lệ thuộc ít nhiều vào chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Điều này có thể dẫn đến những diễn biến khó lường, đặc biệt là giá thép.
Một vấn đề khác chính là chi phí nhân công. Năm vừa qua, chi phí nhân công
tăng do sự thay đổi của pháp luật lao động về quy định đối tượng lao động tham dự
24


Bảo hiểm bắt buộc áp dụng từ ngày 01/01/2018. Ước tính năm 2019, chi phí này sẽ
tiếp tục tăng do việc Nhà nước dự kiến tăng mức lương tối thiểu vùng lên khoảng
5,8% so với năm 2018.
3.2. Khuyến nghị
3.2.1. Khuyến nghị về chính sách và thể chế
Trên cơ sở phân tích tiềm năng, và cơ hội của ngành, sau đây là một số kiến nghị
đưa ra:
Trong điều kiện trên thị trường xây dựng thế giới đầy cơ hội cũng nhiều thách
thức, để có thể cạnh tranh với các nhà thầu ngoại trong các dự án lớn mang tầm cỡ
quốc tế, Chính phủ Việt Nam cần coi xây dựng là một ngành kinh tế mũi nhọn để tập
trung các nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Lập cơ quan chuyên trách ở trong nước kết nối với các cơ quan đại diện của Việt
Nam ở nước ngoài để nghiên cứu sâu về thị trường xây dựng ở những nước có tiềm
năng và cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng trong nước nhanh chóng
tiếp cận thị trường này và xúc tiến chương trình hội nhập quốc tế một cách hiệu quả.

Cho phép các hiệp hội ngành nghề nói chung và hiệp hội Nhà thầu Xây dựng
Việt Nam nói riêng chia sẻ một phần nhiệm vụ quản lý chuyên ngành như: đánh giá,
xác nhận năng lực nhà thầu phục vụ cho việc xếp hạng, cấp chứng chỉ hành nghề, trao
tặng các giải thưởng,… để công tác này đi vào thực chất, có hiệu quả, phù hợp với cơ
chế thị trường và thông lệ quốc tế; đồng thời, nâng cao và phát huy vai trò của các hiệp
hội ngành nghề.
Khi đàm phán các hiệp định quốc tế trong tương lai, cần quan tâm đưa vào yêu
cầu cho phép doanh nghiệp xây dựng Việt Nam được hành nghề bình đẳng như những
nhà thầu nước ngoài khác và tốt nhất là bình đẳng với doanh nghiệp xây dựng ở nước
sở tại, được miễn giảm thuế nhập khẩu lao động, vật tư và phương tiện thi công.
Tổ chức những chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ nghề nghiệp có giá trị
quốc tế cho đối tượng sẵn sàng đi lao động nước ngoài bao gồm cả công nhân, kỹ sư
và chuyên gia trong ngành Xây dựng.
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng ra nước ngoài được thuận lợi về các
mặt thủ tục hành chính, bảo lãnh, chuyển tiền, vay tiền… Áp dụng chính sách tránh
đánh thuế hai lần để thực hiện ưu đãi này nếu nước sở tại đã có Hiệp định với Việt
Nam.
25


Truyền thông rộng rãi về chính sách khuyến khích phát triển thị trường xây dựng
ra nước ngoài nhằm thúc đẩy sự phấn đấu tự hoàn thiện theo chuẩn mực quốc tế của
doanh nghiệp và người lao động trong ngành xây dựng.
Khuyến khích doanh nghiệp xây dựng đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu phát triển
và nhanh chóng cấp bằng sáng chế cho những phát minh kỹ thuật công nghệ mới trong
xây dựng để đảm bảo năng lực cạnh tranh bền vững cho ngành Xây dựng Việt Nam.
Có chính sách phù hợp khuyến khích doanh nghiệp xây dựng Việt Nam chuyên
môn hoá sản phẩm. Cần phải có những doanh nghiệp xây dựng chuyên sâu về nhà ở,
hoặc về công trình bệnh viện, trường học hoặc một loại công trình công nghiệp hay hạ
tầng nào đó. Như vậy, nguồn lực sẽ được tập trung.

3.2.2. Khuyến nghị về giải pháp để đảm bảo cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh
tranh của ngành xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng tại Việt Nam
Đầu tư vào hoạt động R&D
Để có thể cạnh tranh bền vững, ngoài giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp xây
dựng Việt Nam cần có thế mạnh về khoa học - công nghệ. Chỉ khi có thế mạnh về
công nghệ, các công ty mới có khả năng đáp ứng yêu cầu xây dựng trong nước và
nước ngoài, nhất là các công trình có quy mô lớn, đòi hỏi kỹ thuật cao. Nghiên cứu và
phát triển gồm hai hoạt động chính: Thứ nhất, nghiên cứu và cải tiến chất lượng của
vật liệu sẵn có, của công nghệ xây dựng hiện thời và thứ hai, phát triển công nghệ mới,
tìm ra các vật liệu mới vừa có chất lượng cao và độ bền tốt, vừa thân thiện với môi
trường và có khả năng sử dụng quay vòng để đáp ứng mô hình kinh tế tuần hoàn - xu
hướng mới của ngành sản xuất nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Kỹ thuật xây dựng ở Việt Nam đã bắt đầu có những sự chuyển biến tích cực.
Công nghệ xây dựng mới bước đầu được áp dụng, nguyên vật liệu có sự cải tiến. Tuy
nhiên, nguồn nguyên vật liệu đa phần vẫn là những vật liệu truyền thống, sự xuất hiện
của các nguồn nguyên vật liệu mới là chưa nhiều. Từ đó, yêu cầu bức thiết hiện nay
đối với các doanh nghiệp trong ngành xây dựng là đầu tư phát triển các trung tâm,
phòng ban nghiên cứu, thực hiện các tiến bộ khoa học trong việc xây dựng, giúp nâng
cao năng suất lao động, giảm chi phí.
Đầu tư vào phát triển, nâng cao trình độ lao động
Ngành xây dựng nói chung và xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng ở nước ta
có một lợi thế tiêu biểu là nước ta có nguồn lao động dồi dào và giá rẻ. Điều này là cơ
26


×