Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

tiểu luận tổ chức ngành báo cáo tình hình hoạt động của ngành xây dựng tại việt nam năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.72 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................1
NỘI DUNG....................................................................................................................................................2
I.

Cơ sở lý thuyết.................................................................................................................................2

1.

Mô hình phân tích theo Cấu trúc – Hành vi – Hiệu quả (SCP)........................................................2

2.

Các hình thức liên kết kinh tế của doanh nghiệp............................................................................2

3.

Chỉ số Hirschman-Herfindahl (HHI).................................................................................................3

4.

Tỷ lệ tập trung..................................................................................................................................4

5.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA).......................................................................................4

6.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)..........................................................................................5


II.

Tổng quan ngành xây dựng Việt Nam..............................................................................................5

1.

Các khái niệm và phân loại..............................................................................................................5

2.

Thực trạng và triển vọng, xu hướng phát triển ngành...................................................................6

III.

Cấu trúc ngành xây dựng Việt Nam.............................................................................................9

1.

Xử lý số liệu......................................................................................................................................9

2.

Quy mô doanh nghiệp.....................................................................................................................9

3.

Mức độ tập trung của ngành......................................................................................................... 10

4.


Khả năng gia nhập thị trường........................................................................................................ 13

IV.

Phân tích tình hình hoạt động của ngành xây dựng Việt Nam năm 2010...............................16

1.

Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn....................................................................................................... 16

2.

Chỉ tiêu khả năng sinh lợi............................................................................................................... 17

V.

Kiến nghị và giải pháp.................................................................................................................... 19

1.

Về phía Chính phủ:......................................................................................................................... 19

2.

Về phía doanh nghiệp:................................................................................................................... 21

Kết luận...................................................................................................................................................... 22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................. 23



LỜI MỞ ĐẦU
Trong suốt 60 năm xây dựng và phát triển, ngành Xây dựng luôn giữ vững và
khẳng định được vị trí, vai trò là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có những đóng
góp quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Xã hội càng
phát triển, nhu cầu nhà ở, công trình xây dựng phục vụ cho công việc, giải trí ngày càng
gia tăng, đặc biệt là khi nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh chóng, đòi hỏi sự phát triển
song song về cơ sở hạ tầng. Với nhiệm vụ là trực tiếp thực hiện và hoàn thành khâu cuối
cùng của quá trình hình thành tài sản cố định cho toàn bộ các lĩnh vực sản xuất của nền
kinh tế quốc dân và các lĩnh vực phi sản xuất khác, ngành xây dựng đang ngày càng
khẳng định tầm quan trọng của mình trong công cuộc phát triển đất nước của thời kì hội
nhập kinh tế quốc tế.
Hiểu được tầm quan trọng của ngành xây dựng tại Việt Nam, trên cơ sở hiểu biết
của bộ môn Tổ chức ngành và kiến thức tổng hợp từ những môn học khác, qua phân tích
bộ số liệu về các doanh nghiệp ngành xây dựng năm 2010, nhóm chúng em đã thực hiện
nghiên cứu và làm ra báo cáo “Báo cáo tình hình hoạt động của ngành xây dựng tại
Việt Nam năm 2010”.
Tong báo cáo này, chúng em xin đưa ra những nhận định tổng quát nhất về thực
trạng ngành xây dựng Việt Nam năm 2010, cũng như tình hình hoạt động của các doanh
nghiệp trong ngành; bao gồm những nội dung chính như sau:
I. Cơ sở lý thuyết
II. Tổng quan ngành xây dựng VN
III. Cấu trúc ngành xây dựng Việt Nam
IV. Phân tích tình hình hoạt động của ngành xây dựng Việt Nam năm 2010
V. Kiến nghị và giải pháp
Do điều kiện thời gian và trình độ am hiểu vấn đề này còn hạn chế nên bài tiểu
luận không tránh khỏi thiếu sót, nhóm tác giả rất mong nhận được sự đóng góp từ cô giáo
và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn!

1



NỘI DUNG
I.

Cơ sở lý thuyết
1. Mô hình phân tích theo Cấu trúc – Hành vi – Hiệu quả (SCP)
Mô hình này thể hiện mối quan hệ giữa cấu trúc tổ chức của ngành, các vận hành

hay hành chiến lược của doanh nghiệp trong ngành và hiệu quả kinh doanh của ngành.
Cấu trúc của ngành: Muốn nói đến các yếu tố công nghệ, mức độ tập trung trong
ngành và điều kiện thị trường . Những đặc tính này tác động đến bản chất cạnh tranh và
hành vi giá cả.
Hành vi: Mỗi doanh nghiệp tham gia vào thị trường có cấu trúc ngành khác nhau
sẽ có những chiến lược kinh doanh khác nhau về giá, quảng cáo, đầu tư cho hoạt động
nghiên cứu và phát triển hay tìm cách liên kết với các doanh nghiệp khác.
Hiệu quả: Kết quả hành vi của các hãng trên thị trường sẽ liên quan đến việc liệu
mức giá thị trường hãng đặt ra cho sản phẩm của mình đã hợp lý chưa, nguồn lực đã được
phân bổ hiệu quả hay chưa và liệu rằng phúc lợi xã hội đã được đối đa hoá hay chưa khi
họ sử dụng sản phẩm của hãng mình.
2. Các hình thức liên kết kinh tế của doanh
nghiệp Có 3 loại liên kết:
Liên kết theo chiều ngang là sự kết hợp giữa các công ty có các sản phẩm, dịch vụ
liên quan với nhau và có thể sử dụng cùng một hệ thống phân phối để gia tăng hiệu quả.
(ví dụ, công ty sản xuất máy ảnh với công ty sản xuất phim và giấy ảnh, công ty sản xuất
sữa đậu nành với công ty sản xuất nước tăng lực, nước suối đóng chai,…).
Ưu điểm: Mối liên kết này tạo điều kiện đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, tận dụng
hệ thống phân phối để tiết kiệm chi phí, phân tán rủi ro.
Nhược điểm: Có trở ngại là thiếu sự chủ động ở một số khâu như cung ứng nguyên
liệu, sản xuất, kho vận,… so với liên kết dọc.
Liên kết theo chiều dọc là mô hình liên kết các công ty hoạt động trong cùng một

chuỗi giá trị ngành (ví dụ, các công ty cung ứng nguyên vật liệu, sản xuất, vận tải, bán
hàng, tiếp thị, dịch vụ hậu mãi,…). Liên kết theo chiều dọc có thể là tích hợp ngược
2


(backward integration) – hướng về bên trái chuỗi giá trị, (ví dụ, công ty sản xuất mua lại
hoặc đầu tư vốn vào các công ty cung ứng nguyên liệu cho mình) hoặc tích hợp xuôi
(forward integration) – hướng về bên phải chuỗi giá trị, (ví dụ, công ty sản xuất mua lại
hoặc đầu tư vốn vào một công ty thương mại/tiếp thị/vận tải để tiêu thụ sản phẩm do mình
sản xuất) hoặc cả hai.
Ưu điểm: Mối liên kết này đem lại nhiều lợi thế về chi phí, về sự chủ động nguồn
nguyên liệu, chủ động trong việc sản xuất và đưa hàng ra thị trường, khả năng kiểm soát
các dịch vụ,…
Nhược điểm: Nhưng cũng có khó khăn là sẽ bị phân tán nguồn lực, khó tập trung
vào hoạt động chủ yếu tạo giá trị gia tăng cao nhất trong chuỗi giá trị.
Liên kết hỗn hợp là loại tập đoàn liên kết các DN hoạt động trong nhiều ngành,
nghề và lĩnh vực có mối quan hệ và không có mối quan hệ về công nghệ, quy trình sản
xuất,… nhưng có mối quan hệ chặt chẽ về tài chính.
Công ty mẹ không nhất thiết phải trực tiếp sản xuất kinh doanh một sản phẩm cụ
thể mà chủ yếu làm nhiệm vụ đầu tư, kinh doanh vốn; điều tiết, phối hợp kinh doanh giữa
các lĩnh vực.
Các công ty con bằng kế hoạch, chiến lược phát triển kinh doanh thống nhất, thực
hiện điều hoà vốn, lợi nhuận giữa các công ty con, lĩnh vực kinh doanh hoặc điều chỉnh,
chuyển dịch vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả cao,…
3. Chỉ số Hirschman-Herfindahl (HHI)
Chỉ số Herfindahl - Hirschman là một cách để tính độ tập trung của một ngành.
HHI xác định bằng tổng bình phương thị phần của mỗi hãng trong toàn ngành.
HHI=∑

Trong đó:

N: tổng số doanh nghiệp,
∑m

q
i=1

: thị phần của doanh nghiệp i,

i

=

Q

-

HHI∈[

1

, 1]

3


- HHI < 1.000
-

: Thị trường không mang tính tập trung


1.000 ≤ HHI ≤ 1.800: Thị trường tập trung ở mức độ vừa phải

- HHI > 1.800

: Thị trường tập trung ở mức độ cao

Khi HHI càng lớn thì mức độ tập trung càng cao và ngược lại, HHI nhỏ thể hiện
không có một doanh nghiệp nào có quyền lực nổi trội hơn trên thị trường. Chỉ số HHI
tính đến mọi doanh nghiệp tham gia thị trường, do đó mức độ chính xác cao và phản ánh
thị trường toàn diện hơn so với chỉ số CR
4. Tỷ lệ tập trung
Tỷ lệ tập trung =

tổng sản lượng các doanh nghiệp lớn
nhất

Tỷ lệ tập trung 4 công ty được tính bằng công thức: C4 =



ượ

à ℎ

1+ 2+ 3+ 4

Trong đó:
-

C4 là tỷ lệ tập trung bốn công ty


-

Si là doanh thu của mỗi công ty trong bốn công ty lớn nhất trong ngành

-

St là tổng doanh thu toàn ngành
Ý nghĩa

-

Khi C4 dao động đến 0: ngành gồm rất nhiều công ty, mỗi công ty chiếm thị phần
rất nhỏ trong ngành dẫn tới ngành ít tập trung.

-

Khi C4 dao động đến 1: ngành tập trung hơn.

-

Khi C4 bằng 1: bốn hoặc ít hơn bốn công ty trong ngành sản xuất ra toàn bộ sản
phẩm (sản lượng) của ngành.

5. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
ROA = Lợi nhuận ròng/ Bình quân tổng giá trị tài sản
Chỉ tiêu ROA thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ một đồng tài
sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi
nhuận.

4


6. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
ROS = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch
vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng lớn thì hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp càng cao.
II.

Tổng quan ngành xây dựng Việt Nam

1. Các khái niệm và phân loại
Các định nghĩa
Xây dựng là một quy trình thiết kế và thi công nên các cơ sở hạ tầng hoặc công
trình, nhà ở.
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người,
vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao
gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước,
được xây dựng theo thiết kế.
Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng
công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình,
giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa
chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng
công trình.
Phân loại
Chuyên ngành thủy lợi và thủy điện
Xây dựng các công trình dùng sức nước phục vụ sản xuất nông – ngư nghiệp và
các mục đích khác. Sản phẩm của xây dựng thủy lợi là hồ chứa nước, kênh dẫn nước,

trạm bơm tưới tiêu nước, đập chắn nước, nhà máy thủy lợi điện cung cấp điện năng.
Chuyên ngành cảng, công trình biển
Xây dựng cảng sông, cảng biển, các công trình ven sông, ven biển, tàu thuyền,
phục vụ giao thông đường thủy.
Chuyên ngành cầu đường
Xây dựng cầu, đường, hầm xuyên núi, hầm sông, núi, làm nhà máy hoặc cho các
mục đích khác, đường sân bay, cầu đường thành phố.
5


Chuyên ngành dân dụng và chuyên nghiệp
Là lĩnh vực xây dựng khá phổ biến đa dạng. Ngành xây dựng dân dụng lại có
chuyên xây dựng nhà ở, chuyên xây dựng nhà công cộng. Mỗi loại có nhà có những yêu
cầu công nghệ khác nhau nên phải có chuyên môn được đào tạo riêng. Công trình nhà
máy nhiệt điện khác với công trình nhà máy hóa chất, nhà máy lọc dầu khác với nhà máy
xi măng. Do công nghệ khác nhau nên muốn thành thục tay nghề cần được đào tạo để có
kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp riêng.
Chuyên ngành xây dựng nông nghiệp
Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp từ quá trình sản xuất đến cất giữ, bảo quản,
chế biến sản phẩm nên xây dựng nông nghiệp cũng rất đa dạng như xây dựng trại chăn
nuôi, cơ sở chế biến,..
Chuyên ngành cấp thoát nước đô thị
Xây dựng hệ thống cấp nước đô thị, khu dân cư cũng như hệ thống thoát và xử lý
nước đã dùng, bảo đảm môi trường nước được sạch sẽ.
Chuyên ngành môi trường
Xây dựng điều kiện bảo đảm môi trường sinh hoạt và sản xuất đô thị và khu dân
cư, sản phẩm là cây xanh cho đô thị ngăn tiếng ồn, ngăn bụi, tạo môi trường vi khí hậu,
thông gió, các phân xưởng sản xuất, vận chuyển thu gom rác, xử lý rác thải sinh
hoạt và sản xuất.
2. Thực trạng và triển vọng, xu hướng phát triển ngành

2.1 Thực trạng
Ngành xây dựng của Việt Nam phát triển khá mạnh mẽ về nhân sự cũng như vốn
đầu tư, trình độ của các công ty. Ngày càng có nhiều các kỹ sư giỏi đáp ứng ngày càng tốt
hơn nhu cầu của khách hàng, chính vì điều này mà họ đã cho ra được các công trình thế
kỷ. Tuy nhiên bên cạnh những mặt mạnh như vậy thì ngành xây dựng của Việt Nam còn
gặp phải một số các khó khăn cơ bản sau:
Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của ngành xây dựng có thể nói là đầy đủ nhưng hầu hết là những
lao động phổ thông chưa được đào tạo về xây dựng chưa có trình độ chun mơn nên hàng
6


năm tai nạn nghề nghiệp trong lĩnh vực xây dựng chiếm tỷ trọng rất lớn cũng như năng
suất lao động chưa cao.
Cơ sở vật chất kỹ thuật
Nguyên vật liệu của ngành mới chỉ ở mức sơ khai nên còn thô sơ, lạc hậu do đó
chưa đáp ứng được nhu cầu ở mức cao của khách hàng. Khi Việt Nam ra nhập WTO thì
ngày càng có các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam vì họ có cơ sở vật chất
hiện đại, nguồn nhân lực được đào tạo chuyên sâu, có kỹ năng tay nghề nên đã khiến cho
các tập đoàn xây dựng của chúng ta phải cạnh tranh gay gắt. Ngoài việc chứng tỏ chất
lượng của họ cao và đảm bảo đáp ứng yêu cầu của khách hàng thì họ còn có rất nhiều
hoạt động khác bổ trợ cho mình.
2.2

Triển vọng và xu hướng phát triển ngành
Các ngành Xây Dựng (dân dụng, công nghiệp, CSHT) đều có triển vọng tích cực

trong những năm tới.
Xây Dựng Dân Dụng: Luật Nhà Ở (sửa đổi) 2014 cho phép người nước ngoài
mua nhà ở tại Việt Nam dự kiến sẽ là lực đẩy quan trọng trong trong thị trường Bất Động

Sản Việt Nam. Hiện tại, theo ước tính chỉ có khoảng 500/80.000 người nước ngoài ở Việt
Nam sở hữu nhà. Do đó, việc nới lỏng chính sách này có khả năng sẽ tạo nên lực cầu lớn
trong phân khúc nhà cao cấp. Việc ra đời của gói tín dụng 30.000 tỷ có ý nghĩa rất quan
trọng trong tình hình khó khăn của ngành BĐS trong giai đoạn 2013-2014. Nó cũng đã
mở ra một hướng đi mới giải tỏa những khó khăn trong ngành vào thời điểm đó. Hiện tại
có khoảng 91 dự án nhà ở xã hội (NOXH) đang được triển khai với tổng mức đầu tư
28.500 tỷ, trong đó bao gồm 55.830 căn hộ chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã
hội. Tính tới năm 2020, nước ta sẽ có khoảng 4,2 triệu người lao động có nhu cầu về nhà
ở tương đương với nhu cầu khoảng 33,6 triệu m2 . Trong đó, theo ước tính nước ta sẽ cần
khoảng 430.000 căn hộ cho người có thu nhập thấp, tương ứng với 17,8 triệu m2 và vốn
đầu tư khoảng 100.000-120.000 tỷ. Tình hình kinh tế nước ta ngày càng được cải thiện,
cùng với sự hỗ trợ của chính phủ từ việc hạ lãi suất cơ bản và các chính sách kích cầu.
Tình hình thị trường BĐS đã bắt đầu ấm lên vào thời điểm cuối năm 2014 và dự báo xu
hướng này sẽ tiếp tục trong năm tới.

7


Xây Dựng Công Nghiệp: Lượng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp sản xuất luôn
chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn FDI (40-50%), tương đương với lượng giải ngân
trung bình 4-5 tỷ USD/năm. Do đó, triển vọng của ngành xây dựng công nghiệp được
đánh giá khả quan trong những năm tới.
Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng: Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 40% số lượng
đường bộ trong hệ thống giao thông có chất lượng thấp và rất thấp. Do đó, lượng vốn ước
tính cần cho việc nâng cấp hệ thống đường bộ sẽ đạt 48-60 tỷ USD cho đến năm 2020,
tương đương với nhu cầu đầu tư hàng năm vào khoảng 202.000 tỷ VNĐ/năm. Ngoài ra,
Chính Phủ cũng đã lên kế hoạch xây dựng 26 sân bay (10 sân bay quốc tế và 16 sân bay
nội địa) cho đến năm 2020. Trong đó, nổi bật nhất là dự án sân bay Quốc Tế Long Thành
(Đồng Nai) với tổng vốn đầu tư vào khoảng 10 tỷ USD. Hiện tại, Việt Nam đang trong
tình trạng thiếu hụt điện năng tương đối nghiêm trọng. Do đó, trong Quy Hoạch Điện 7,

Chính Phủ cũng đã lên kế hoạch phát triển thêm 75.000 MW công suất phát điện, gấp đôi
tổng công suất lắp đặt hiện nay. Tổng mức đầu tư cho kế hoạch này trong giai đoạn 20102020 ước tính vào khoảng 48,8 tỷ USD, tương đương với nhu cầu đầu tư 125.000 tỷ/năm.
Bên cạnh đó, việc tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho hình thức PPP sẽ mở ra triển
vọng về thu hút vốn đầu tư tư nhân trong lĩnh vực xây dựng CSHT. Trong năm 2015, dự
kiến sẽ triển khai mới 15 dự án với tổng mức đầu tư 64.800 tỷ, trong đó có 1 số như án
lớn như đường Tân Vạn – Nhơn Trạch, cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, cao tốc Trung
Lương - Mỹ Thuận, và cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa. Ngoài ra, còn những như án trọng
điểm như lọc hóa dầu Nhơn Hội, và cụm khí điện ExxonMobil và 9 dự án BOT nhà máy
điện.
2.3

Xu hướng phát triển ngành
Các doanh nghiệp trong nước cần để tìm ra chiến lược phát triển bền vững để đủ

sức cạnh tranh với các nhà thầu quốc tế. Hiện tại, chỉ có một số ít các nhà thầu lớn trong
nước có cơ hội tiếp cận những phương pháp quản lý, kỹ thuật thi công tiên tiến của thế
giới, tuy nhiên trong nước lại không có những doanh nghiệp phụ trợ để tạo ra lực hỗ trợ
cho các doanh nghiệp này vươn lên tầm thế giới. Hiện nay, có một số nhà thầu lớn như
CotecCons (CTD) và Hòa Bình (HBC) đang đi sâu vào mô hình Design - Build nhằm tạo

8


nên giá trị tăng cho các gói thầu thực hiện và cải thiện biên lợi nhuận gộp. Đây có thể xu
hướng và chiến lược sắp tới cho các công ty xây dựng Việt Nam.
Còn lại các doanh nghiệp Xây Dựng vừa và nhỏ đang phát triển theo hướng tự
phát, không có chiến lược, thế mạnh, hay sản phẩm chủ lực và sử dụng công nghệ lạc hậu.
Điều này đã tạo ra sự lãng phí, thất thoát trong sản xuất và xây dựng, do đó việc phổ cập
và phát triển các công nghệ thi công và quản lý mới là bước đi cần thiết cho ngành xây
dựng trong thời gian sắp tới.

III.

Cấu trúc ngành xây dựng Việt Nam
1. Xử lý số liệu
- Dùng số liệu stata 2010 và thực hiện như sau:
-

Mở bộ số liệu stata và chuyển đổi sang file excel.

-

Dùng công cụ Filter lọc dữ liệu tại cột ngành kinh doanh với các mã thuộc
ngành xây dựng ở Việt Nam.

-

Hoàn chỉnh xử lý số liệu và tính toán.

2. Quy mô doanh nghiệp
Dựa trên số lượng lao động , theo số liệu năm 2010 đã tổng hợp trong tổng số 1687
doanh nghiệp có:
-

255 doanh nghiệp siêu nhỏ với ít hơn 10 lao động

-

1409 doanhh nghiệp nhỏ với từ 10 đến 200 lao động

-


11 doanh nghiệp vừa với từ 200 đến 300 lao động

-

12 doanh nghiệp lớn với trên 300 lao động

9


Các lĩnh vực mà 1687 doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh ngành xây dựng
như sau:
STT

Lĩnh vực kinh doanh

Mã ngành

1

Xây dựng nhà các loại

41000

2

Xây dựng công trình công ích

42200


3

Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác

42900

4

Xây dựng công trình đường sắt

42101

5

Xây dựng công trình đường bộ

42102

6

Lắp đặt hệ thống điện

43220

7

Phá dỡ

43110


8

Lắp đặt hệ thống lò sưởi và điều hòa không khí

43222

9

Hoàn thiện công trình xây dựng

43300

10

Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước

43221

11

Chuẩn bị mặt bằng

43120

12

Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác

43900


Vượt qua khủng hoảng năm 2009, bước sang năm 2010 cấu trúc ngành xây dựng
của Việt Nam đang có bước tiến đi lên, gia tăng trong lĩnh vực kinh doanh cũng như
doanh nghiệp kinh doanh .
3. Mức độ tập trung của ngành
Phân tích mức độ tập trung ngành xây dựng Việt Nam để nắm được thị phần của
mỗi doanh nghiệp trong thị trường. Hay mức độ tập trung ngành cho biết mức độ cạnh
tranh trong một ngành của các doanh nghiệp là cao hay thấp, cạnh tranh độc quyền hay
hoàn hảo.
10


Các chỉ số CR và HHI là 2 chỉ số phổ biến nhất được sử dụng để đánh giá mức độ
tập trung thị trường. Mỗi chỉ số có một phương pháp tính khác nhau với điểm mạnh và
điểm yếu riêng nhưng đều dựa trên cơ sở thị phần của các doanh nghiệp và nhằm đánh giá
mức độ tích tụ, mức độ tập trung và thực trạng cạnh tranh trên thị trường một ngành nhất
định.
3.1

Tỉ lệ tập trung CR (Concentration ratio)
m

∑i=1m

q

i

CRm =

= ∑ Si

Q
i=1

Đây là tỉ lệ đo lường mức độ tập trung hóa của ngành.
Trong đó: m là số lượng công ty lớn nhất trong ngành (thông thường m = 4)
là doanh thu của công ty thứ i, Q là doanh thu của toàn ngành
là thị phần của doanh nghiệp thứ i
Ta có bảng sau:
STT
1

Doanh nghiệp
Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp dầu khí Sài

Doanh thu

Thị phần (%)

848789

7,77

732668

6,7

Gòn
2

Công ty TNHH một thành viên vật liệu xây dựng

và xây lắp thương mại BMC

3

Công ty TNHH Bauer Việt Nam

682003

6,24

4

Công ty TNHH một thành viên sông Đà 707

383955

3,51

5

Còn lại

8272740

75,78

10920155

100


Toàn ngành

Từ số liệu trên ta tính được: CR4 = 0,2422 =24.22%
11


Thị phần các doanh nghiệp lớn ( % )
Công ty cổ phần đầu tư
và xây lắp dầu khí Sài
Gòn

7.77%
6.7%

Công ty TNHH một
thành viên vật liệu xây
6.24%
3.51% dựng và xây lắp thương
mại BMC
Công ty TNHH Bauer
Việt Nam

75.78%
Công ty TNHH một
thành viên sông Đà 707

Còn lại

3.2


Chỉ số HHI (Herfindahl – Hirschman Index)
HHI = 10.000 x ∑ wi2

n

i=1

Trong đó: n là số doanh nghiệp trong ngành
là thị thần của doanh nghiệp trong ngành
Như vậy, với dữ liệu ở trên ta tính được, HHI = 203,5874.
Như vậy, tính toán chỉ số CR với 4 công ty có doanh thu lớn nhất năm 2010 có chỉ số tập trung 4
= 0,2422 cùng thời gian này chỉ số HHI cho kết quả HHI = 203,5874 < 1000. Những con số này cho thấy
mức độ tập trung hóa của ngành xây dựng không cao. Điều này có thể lý giải bởi như phần thực trạng phát
triển ngành đã trình bày hiện nay nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước ta rất lớn đòi hỏi nhiều doanh
nghiệp trong ngành. Đặc
12


thu của ngành xây dựng, sản phẩm xây dựng có tính lưu động và thiếu ổn định, các dự án
có thể kéo dài trong nhiều năm, trong quá trình hình thành.
4. Khả năng gia nhập thị trường
4.1 Rào cản gia nhập
So với ngành kinh tế khác, ngành xây dựng có những lợi thế cạnh tranh đáng kể đó
là:
Nước ta đang trong giai đoạn phát triển, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, có
những chính sách về đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng tương đối lớn, vì vậy
ngành nhận được nhiều sự quan tâm và bảo hộ của chính phủ. Đồng thời rào cản gia nhập
thị trường cũng tương đối lớn.
Việc hội nhập của các DN ngành Xây dựng Việt Nam còn đang gặp không ít khó
khăn, trong đó sự khác biệt về ngôn ngữ chính là rào cản lớn nhất kìm hãm sự phát triển

của các DN.Sự yếu kém về tiếng Anh không chỉ làm hạn chế khả năng phối hợp giữa
đồng nghiệp với nhau trong giao tiếp thông thường mà điều quan trọng hơn cả là làm ảnh
hưởng đến tiến độ và chất lượng công việc. DN cần xác định nhu cầu của mình để đào tạo
nâng cao trình độ cho người lao động của mình.
Ngành xây dựng của nước ta có xuất phát điểm thấp, chậm hơn các nước trong
khu vực 10 năm. Do đó năng suất lao động tương đối thấp. Giá nguyên vật liệu chịu
nhiều ảnh hưởng và phụ thuộc bởi giá nguyên vật liệu trên toàn thế giới, vốn đầu tư cho
công nghệ sản xuất còn tương đối lớn.
4.2

Khoa học công nghệ
Bộ Xây dựng rất quan tâm đến phát triển khoa học và công nghệ. Chính quá trình

hội nhập kinh tế quốc tế càng ngày càng sâu rộng, cùng đòi hỏi của thực tiễn phát triển
của đất nước tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học
và công nghệ phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực của ngành.
Nghiên cứu chế tạo vật liệu, phát triển công nghệ xây dựng, phương pháp quản lý
tối ưu về giá, chất lượng, môi trường... cho nhà ở nói chung và nhà ở xã hội nói riêng;
phát triển xây dựng công trình trên biển, đảo; làm chủ công nghệ xây dựng các công trình
phức tạp như nhà máy điện nguyên tử, công trình ngầm đô thị là nhiệm vụ ưu tiên trong

13


Chiến lược phát triển khoa học công nghệ ngành Xây dựng đến năm 2020 tầm nhìn đến
năm 2030 vừa được Bộ Xây dựng ban hành.
Ngoài ra, các đô thị lớn của Việt Nam đặc biệt là Hà Nội và TPHCM đang phải đối
mặt với vấn đề dân số tập trung quá đông. Tỷ lệ dân số tập trung cao dẫn đến đô thị trên
thế giới hiện đối mặt với rất nhiều vấn đề như : vấn đề giao thông, vấn đề môi trường, vấn
đề rác thải, vấn đề ô nhiễm nguồn nước, vấn đề xuống cấp của cơ sở hạ tầng, dễ bị tổn

thương trước thiên tai và thảm họa (cháy nhà, bão, lũ lụt…)… Do đó việc phát triển và
ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến trong xây dựng và giao thông để duy trì và phát
triển đô thị bền vững là nhu cầu cấp bách.
4.3

Trình độ nguồn lực
Xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng cơ sở cho mỗi quốc gia là lĩnh vực

quan trọng, nhiệm vụ này phải đi trước, hoàn thiện trước để hỗ trợ, kích thích các lĩnh vực
hoạt động công nghiệp, kinh tế xã hội hoạt động và phát triển thuận lợi hơn.
Về thực trạng nguồn nhân lực nước ta hiện nay, ngành xây dựng còn chưa đáp ứng
được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng, tỷ lệ công nhân trực tiếp sản xuất qua đào tạo
kỹ năng nghề còn rất thấp, tác phong công nghiệp chưa được cải thiện,…dẫn đến năng
suất lao động không cao, chất lượng sản phẩm còn nhiều sai sót dẫn đến giảm sức cạnh
tranh trên thị trường quốc tế cũng như ngay tại thị trường trong nước.
Bên cạnh đó, kỹ thuật xây dựng và giao thông của Việt Nam còn có nhiều hạn chế
như kỹ thuật công nghệ chính của các công trình nêu trên còn phụ thuộc vào đối tác nước
ngoài, phụ trách thi công các hạng mục chính là các đối tác nước ngoài. Tuổi thọ của các
công trình kỹ thuật hạ tầng ngắn, nhanh chóng xuống cấp. Đặc biệt, sự phát triển của công
trình kỹ thuật hạ tầng của Việt Nam chưa đáp ứng kịp sự phát triển của kinh tế cũng như
nhu cầu sử dụng của người dân ở cả khu vực đô thị và nông thôn, với những thách thức
do biến đổi khí hậu gây ra tại Việt Nam.
Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều trường Đại học đang thực hiện các chương
trình đào tạo cử nhân có liên quan đến kỹ thuật xây dựng như trường Đại học Xây dựng,
trường Đại học Thủy lợi… Chương trình đào tạo của các trường Đại học trên đều dựa trên
nền tảng phân các chuyên ngành nhỏ từ đầu chương trình đào tạo dễ dẫn đến việc sinh
viên học chuyên ngành nào chỉ biết chuyên ngành đấy mà không nhìn thấy được tổng
14



quan của toàn ngành đào tạo và dễ lúng túng trước các nhu cầu về nhân lực liên chuyên
ngành. Đây chính là lý do để mở ngành mới Công nghệ Kỹ thuật xây dựng ở Trường Đại
học Công nghệ, trường thành viên của ĐHQGHN.
4.4

Cầu và điều kiện thị trường
Năm 2018, ngành xây dựng duy trì mức tăng trưởng khá với tốc độ 9,16% cho lĩnh

vực xây lắp và khoảng 4% trong kinh doanh bất động sản. Phó Thủ tướng Chính phủ
Trịnh Đình Dũng cho rằng, kết quả này góp phần quan trọng đưa Việt Nam vào top những
nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới; đồng thời, yêu cầu năm nay ngành xây dựng
phải bứt phá về thể chế, chất lượng sản phẩm, về nhà ở xã hội và xử lý tro xỉ nhiệt điện.
Ngành Xây dựng luôn có vai trò to lớn và là bộ phận cấu thành không thể thiếu
trong mọi giai đoạn phát triển của mỗi quốc gia - dân tộc. Sáu mươi năm qua, những công
trình được xây dựng trên khắp mọi miền đất nước ta đều có bàn tay tài hoa của những
người thợ xây dựng Việt Nam. Với nhiệt huyết tràn đầy, với trí tuệ, công sức và nỗ lực lao
động không mệt mỏi, các thế hệ cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động ngành
Xây dựng Việt Nam đã xây dựng nên truyền thống vẻ vang của mình, in đậm dấu ấn trong
tất cả các công trình xây dựng có tính biểu tượng qua các thời kỳ phát triển của đất nước.
Đất nước ta vẫn đang vững bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa với
yêu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng phải đi đầu, tạo thế và lực vững chắc phát triển đất nước
trong tương lai. Nhằm đáp ứng tốt hơn đòi hỏi từ thực tiễn và xu thế phát triển của ngành
Xây dựng trong tương lai, Chiến lược phát triển khoa học công nghệ ngành Xây dựng đến
năm 2020 tầm nhìn 2030 vừa được ban hành sẽ tập trung nguồn lực nghiên cứu, ứng dụng
làm chủ các công nghệ đã và đang sử dụng trong khu vực và trên thế giới vào các hoạt
động xây dựng tại Việt Nam.

15



IV.

Phân tích tình hình hoạt động của ngành xây dựng Việt Nam năm 2010
1. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
Bảng :Một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn
Phản ánh một đồng tài sản

1.
Sức sản xuất

Doanh thu thuần

(hoặc tổng giá trị sản xuất)

của tổng tài

=
Tổng tài sản bình quân

sản

sử dụng bình quân trong kỳ đã
tạo ra được bao nhiêu đồng
doanh thu thuần (hoặc giá trị sản
xuất).

2.

Phản ánh một đồng tài sản


Sức sinh lời

Lợi nhuận trước thuế

(hoặc sau thuế)

của tổng tài

=

sử dụng bình quân trong kỳ đã
tạo ra được bao nhiêu đồng lãi

Tổng tài sản bình quân

sản

thuần trước thuế (sau thuế).
Phản ánh để tạo ta một

3.Sức
hao

phí của

tổng tài sản

Tổng tài sản bình quân

=


đồng doanh thu thuần (lãi thuần,

Doanh thu thuần

( ợ

ℎ ậ

ℎầ ,

á

ị ả



giá trị sản suất) trong kỳ cần bao
nhiêu đồng tài sản.

Từ dữ liệu trên, tính toán chỉ số phân tích hiệu quả sử dụng vốn năm 2010 của 5
doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất tiêu biểu và chỉ số của toàn ngành (số liệu theo mã
ngành 42102)

16


Bảng: Hiệu quả sử dụng vồn của một số doanh nghiệp có doanh thu cao nhất và
toàn ngành xây dựng công trình đường bộ năm 2010
STT

1
2

Tên ngành doanh nghiệp

Sức sản xuất

Sức sinh lời

Sức hao phí

đăng kí

của tổng TS

của tổng TS

của tổng TS

0,309

0,023

3,234

0,575

0,016

1,738


Xây Lắp
Xây Dựng Công Trình Kỹ
Thuật

3

Xây Dựng

0,400

-0,040

2,502

4

Xây dựng cầu đường

1,650

0,003

0,606

1,222

0,002

0,818


0,119

0,004

8,371

5

Xây Dựng Công Trình Giao
Thông
Toàn ngành

Nguồn: Tính toán theo số liệu điều tra doanh nghiệp năm 2010
Qua bảng số liệu trên, các chỉ số thể hiện hiệu quả trong việc sử dụng vốn của các
doanh nghiệp trong ngành Xây dựng công trình đường bộ đang ở mức trung bình.
Sức sản xuất trong tổng tài sản của các doanh nghiệp ngành xây dựng cầu đường
trung bình với 1,65 và gấp 6 lần doanh nghiệp Xây Lắp, 3 lần ngành doanh nghiệp xây
dựng công trình kĩ thuật và 4 lần ngành doanh nghiệp đăng kí ngành xây dựng.
2. Chỉ tiêu khả năng sinh lợi
Báo cáo lựa chọn phân tích hiệu quả hoạt động ngành căn cứ vào chỉ tiêu khả năng
sinh lợi dựa vào các chỉ số:
-

Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (ROS)

-

Tỷ suật lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)


-

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tính toán chỉ số vòng quay tổng tài sản năm 2010 của 5 doanh nghiệp có doanh
thu lớn nhất năm 2010 và chỉ số của toàn ngành (số liệu theo mã ngành 42102).
17


Bảng: Chỉ tiêu khả năng sinh lợi của một số doanh nghiệp có doanh thu cao nhất
và toàn ngành xây dựng công trình đường bộ năm 2010
Tên
TT

doanh

ngành
nghiệp

ROS

ROA

ROE

đăng kí
Xây Lắp
Xây
Công


0,0752

0,0233

0,0503

0,0270

0,0155

0,0436

-0,0996

-0,0398

-0,0691

0,0020

0,0033

0,0094

0,0018

0,0022

0,0594


0,0318

0,0038

0,0080

Dựng

Trình

Kỹ

Thuật
Xây Dựng
xây

dựng

cầu đường
Xây
Công Trình

Dựng
Giao

Thông
Toàn ngành

Nguồn: Tính toán theo số liệu điều tra doanh nghiệp năm 2010
Căn cứ vào các chỉ tiêu khả năng sinh lợi ROA, ROE, ROS, ta thấy nhìn chung

ngành xây dựng công trình đường bộ còn chưa đem lại lợi nhuận thực sự cao:
Chỉ số ROA của toàn ngành năm 2010 chỉ đạt mức 0,0038 rất nhỏ, cho thấy một
đồng tài sản bỏ ra chỉ tạo được 0,0038 đồng lợi nhuận ròng. Chỉ số ROE của toàn ngành
đạt 0,0080, cho thấy một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra chỉ thu về đc 0,0080 đồng thu nhập
sau thuế. Điều này có thể được lý giải là doanh nghiệp ngành đang gặp khó khăn trong
thu hút vốn.Chỉ số ROS năm 2010 của toàn ngành đạt 0,0318, cho thấy một đồng doanh
thu chỉ cho ra 0,0318 đồng lợi nhuận.

18


Những con số không khả quan trong năm 2010 của ngành xây dựng công trình
đường trên đã cho thấy nhiều bất cập và hạn chế còn tồn tại của ngành xây dựng nói
chung. Năm 2007, nước ta gia nhập tổ chức WTO, từ sau giai đoạn đó đến nay, thể chế,
chính sách cũng như các thủ tục hành chính, môi trường doanh nghiệp của nước ta vẫn
đang trong quá trình cải cách, hoàn thiện, nhưng chính sách thường có độ trễ, ảnh hưởng
của những cải cách này chưa thực sự là có ảnh hưởng rõ rệt trong năm 2010. Cùng với hội
nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, nền kinh tế mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng
nhiều hình thức hơn 2010, hy vọng các doanh nghiệp sẽ có cơ hội hoạt động hiệu quả hơn
trong những năm tới.
V.

Kiến nghị và giải pháp
Ngành xây dựng Việt Nam trong năm 2010 có những hạn chế và cơ hội để phát
triển. Để ngọn lửa này bùng cháy thì cần những giải pháp từ cả phía Chính phủ và các
doanh nghiệp.
1. Về phía Chính phủ:
Do hoàn cảnh lịch sử rất đặc biệt của đất nước, đồng thời nhờ những nỗ lực của
Chính phủ và của những doanh nghiệp dẫn đầu trong thời kỳ đổi mới, ngành Xây dựng
Việt Nam sau một giai đoạn bùng nổ đã có cơ hội cọ xát, học hỏi những doanh nghiệp

hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới, một cơ hội hiếm hoi không đến với nhiều quốc gia
khác. Nhờ vậy, những Công ty dẫn đầu đã nhanh chóng trưởng thành và nay có khả năng
cạnh tranh tốt ở thị trường nước ngoài, và cũng từ đó xây dựng có thể trở thành một trong
những ngành đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam thần kỳ trong tương lai nếu Chính phủ
có những giải pháp phù hợp giúp thúc đẩy sự phát triển của ngành.
Trên cơ sở phân tích tiềm năng, và cơ hội của ngành, sau đây là một số kiến nghị
đưa ra:
Xác định xây dựng là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.
Trong điều kiện trên thị trường xây dựng thế giới đầy cơ hội cũng nhiều thách
thức, để có thể cạnh tranh với các nhà thầu ngoại trong các dự án lớn mang tầm cỡ quốc

19


tế, Chính phủ Việt Nam cần coi xây dựng là một ngành kinh tế mũi nhọn để tập trung các
nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Tuy nhiên, đặt trong hoàn cảnh hiện tại, các dự án lớn trong nước thường được
giao cho các nhà thầu ngoại đặc biệt là các nhà thầu Trung Quốc và Nhật Bản. Đây quả là
một rảo cản lớn với các nhà thầu trong nước. Chính vì vậy, nếu muốn phát triển ngành
xây dựng, Chính phủ cần coi đây là ngành trọng điểm để có những sự ưu tiên hơn trong
các dự án tạo cơ hội cho các công ty trong nước phát triển.
Lập cơ quan chuyên trách ở trong nước kết nối với các cơ quan đại diện của Việt
Nam ở nước ngoài để nghiên cứu sâu về thị trường xây dựng ở những nước có tiềm năng
và cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng trong nước nhanh chóng tiếp cận thị
trường này và xúc tiến chương trình hội nhập quốc tế một cách hiệu quả.
Khi đàm phán các hiệp định quốc tế trong tương lai, cần quan tâm đưa vào yêu
cầu cho phép doanh nghiệp xây dựng Việt Nam được hành nghề bình đẳng như những
nhà thầu nước ngoài khác và tốt nhất là bình đẳng với doanh nghiệp xây dựng ở nước sở
tại, được miễn giảm thuế nhập khẩu lao động, vật tư và phương tiện thi công.
Tổ chức những chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ nghề nghiệp có giá trị quốc

tế cho đối tượng sẵn sàng đi lao động nước ngoài bao gồm cả công nhân, kỹ sư và chuyên
gia trong ngành Xây dựng.
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng ra nước ngoài được thuận lợi về các mặt
thủ tục hành chính, bảo lãnh, chuyển tiền, vay tiền… Áp dụng chính sách tránh đánh thuế
hai lần để thực hiện ưu đãi này nếu nước sở tại đã có Hiệp định với Việt Nam.
Truyền thông rộng rãi về chính sách khuyến khích phát triển thị trường xây dựng
ra nước ngoài nhằm thúc đẩy sự phấn đấu tự hoàn thiện theo chuẩn mực quốc tế của
doanh nghiệp và người lao động trong ngành xây dựng.
Khuyến khích doanh nghiệp xây dựng đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu phát triển
và nhanh chóng cấp bằng sáng chế cho những phát minh kỹ thuật công nghệ mới trong
xây dựng để đảm bảo năng lực cạnh tranh bền vững cho ngành Xây dựng Việt Nam.
Có chính sách phù hợp khuyến khích doanh nghiệp xây dựng Việt Nam chuyên
môn hoá sản phẩm. Cần phải có những doanh nghiệp xây dựng chuyên sâu về nhà ở, hoặc
20


về công trình bệnh viện, trường học hoặc một loại công trình công nghiệp hay hạ tầng nào
đó. Như vậy, nguồn lực sẽ được tập trung .
2. Về phía doanh nghiệp:
Đầu tư vào nghiên cứu phát triển
Để có thể cạnh tranh bền vững, ngoài giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp xây
dựng Việt nam cần có thế mạnh về khoa học - công nghệ. Chỉ khi có thế mạnh về công
nghệ, các công ty mới có khả năng đáp ứng yêu cầu xây dựng trong nước và nước ngoài,
nhất là các công trình trọng điểm quốc gia có quy mô lớn, đòi hỏi kỹ thuật cao.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành xây dựng Việt Nam chưa thực sự quan
tâm đến phần này. Điều đó được thể hiện là chi phí cho việc nghiên cứu và phát triển của
ngành xây dựng bằng 0. Đây được coi là một thiếu sót lớn khi mà thế giới đang trong thời
kỳ phát triển mạnh về công nghệ, và sự vượt trội về khoa học, công nghệ, kỹ thuật mới
tạo nên sự khác biệt nổi bật giữa các công ty.
Từ đó, yêu cầu bức thiết hiện nay đối với các doanh nghiệp trong ngành xây dựng

là đầu tư phát triển các trung tâm, phòng ban nghiên cứu, thực hiện các tiến bộ khoa học
trong việc xây dựng, giúp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí.
Đầu tư vào phát triển, nâng cao trình độ lao động
Ngành xây dựng ở nước ta có một lợi thế tiêu biểu là nước ta có nguồn lao động
dồi dào và giá rẻ. Điều này là cơ hội cũng như thách thức của các doanh nghiệp bởi nguồn
lao động này chưa có trình độ tốt, cũng như chưa được đào tạo tốt dẫn đến chất lượng lao
động không đồng đều, năng suất lao động chưa cao.
Để nâng cao trình độ lao động ở nước ta nói chung và ngành xây dựng nói riêng,
các doanh nghiệp cần đào tạo bài bản công nhân, đồng thời đảm bảo thu nhập và điều
kiện làm việc để giữ chân công nhân trong ngành,

21


Kết luận
Với đà tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, Việt Nam được dự đoán là có tiềm
năng trở thành trung tâm công nghiệp mới tại Đông Nam Á, hứa hẹn sẽ đem cơ hội phát
triển lớn cho ngành xây dựng. Có thể nói, ngành xây dựng Việt Nam đang phát triển ngày
càng mạnh mẽ hơn với nhiều tiềm năng vượt trội. Chính phủ cũng đã có nhiều chính sách
khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành. Bên cạnh những lợi thế mà
ngành xây dựng Việt Nam mang lại thì vẫn còn những bất cập, rào cản chưa được giải
quyết.
Nhóm nghiên cứu đưa ra những kiến nghị mang tính xây dựng dành cho cả Chính
phủ và Doanh nghiệp. Về phía Chính phủ, Chính phủ cần phối hợp cùng Hiệp Hội Xây
Dựng, Bộ Xây dựng Việt Nam để lên chiến lược xây dựng cụm ngành xây dựng nhằm tận
dụng lợi ích nhóm; thể hiện vai trò trong ba vấn đề chính là đảm bảo môi trường kinh
doanh thuận lợi để thúc đẩy cạnh tranh, hợp tác và tạo tác động lan tỏa giữa các doanh
nghiệp, đảm bảo sự tiếp cận của doanh nghiệp đến nguồn lực và nhân tố sản xuất và cuối
cùng là thu hút đầu tư vào khâu sản xuất nguyên phụ liệu. Đồng thời, về phía Doanh
nghiệp, các doanh nghiệp cần phải thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường thật tốt ,

phải luôn nhận diện được đối thủ cạnh tranh để từ đó phân tích và đánh giá các điểm
mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp cũng như đối thủ, cần phải linh hoạt, tận dụng khả
năng tối đa của mình để sản xuất được hiệu quả, chiêm lĩnh thị trường trong nước và nâng
cao khả năng cạnh tranh của mình để đẩy mạnh hoạt động xây dựng tại các thị trường
khác nhau trên thế giới.
Từ báo cáo cùng những kiến nghị, đề xuất đã nêu, nhóm nghiên cứu tin rằng mặc
dù vẫn sẽ gặp phải những khó khăn trước mắt nhưng ngành xây dựng Việt Nam chắc chắn
sẽ còn khởi sắc hơn nữa trong tương lai.

22


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tổng cục thống kê: />Báo điện tử Bộ xây dựng, Chiến lược khoa học công nghệ ngành Xây dựng: Tập trung
phát triển nhà ở xã hội, công trình biển đảo,
/>Báo điện tử Bộ xây dựng, Doanh nghiệp Xây dựng trong hội nhập phát triển: Xóa bỏ rào
cản ngôn ngữ, />Báo cáo ngành xây dựng VPBS:
/>Báo cáo ngành xây dựng FPTS:
/>
23



×