Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

thiết kế mô hình đánh pan ti vi màu, chương 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.09 KB, 6 trang )

Thiết Kế Mô Hình Đánh Pan Ti Vi
Màu
Chương 1:
Mục Đích và Yêu cầu
1.Mục Đích:
Nhằm hỗ trợ cho việc giảng dạy lý thuyết và thực tập kỹ thuật
truyền hình, "Mô Hình Đánh Pan Ti Vi Màu" có thể dùng để
minh hoạ các mạch cơ bản tương ứng với từng khối theo sơ đồ
khối của Ti Vi màu hoặc tạo ra các pan thông dụng giúp cho
sinh viên lý luận và biết cách vận dụng lý thuyết vào các
mạch thực tế.
(Trong thực tế có vô số Pan, từ một hiện tượng hỏng hóc có
thể do nhiều nguyên nhân gây ra do đó sinh viên phải nắm
vững lý thuyết kỹ thuật truyền hình cơ bản và suy luận để
phân tích mới sửa các pan một cách khoa học được)
Ngoài ra mô hình có thể dùng giảng dạy thực tập truyền hình
giúp sinh viên củng cố và hiểu rõ hơn lý thuyết đã học, luyện
tập kỹ năng phân tích, lý luận từ các pan do Giáo Viên tạo ra
trên mô hình.
2. Yêu cầu:
Vì mô hình dùng cho việc giảng dạy nên việc thiết kế mạch
cần theo các yêu cầu sau:
- Các board mạch phải phù hợp với các khối cơ bản như lý
thuyết đã học.
- Hạn chế tối đa việc dùng các IC tích hợp nhiều khối lại với
nhau.
- Mạch đơn giản, rõ ràng, dễ khảo sát và đo đạc.
- Board mạch và mô hình có thể tách ra hoặc ghép lại dễ
dàng và có kích thước gọn nhẹ.
- Vật tư linh kiện dễ tìm trên thò trường.
- Giá thành tương đối có thể chấp nhận được.


B.
Ý tưởng thiết kế và phương pháp thực hiện:
Để có thể phù hợp với mục đích và yêu cầu như trên, mô hình
thiết kế gồm 2 phần chính:
1. Thiết kế mô hình Ti Vi màu.
2. Đồng thời với việc thiết kế các board mạch hình thành ý
tưởng tạo ra các pan.
Ý tưởng tổng quát về "Mô Hình Đánh Pan Tivi Màu" như sau
:
Để giải quyết các pan việc đầu tiên cần nhận đònh và phân
tích hiện tượng dựa vào sơ đồ khối, như vậy cần phải thiết kế
mỗi khối tương ứng với một board mạch riêng (board khối ).
Sau đó để mô hình hoạt động cần phải có một board chính để
kết nối các khối lại với nhau.
1. Muốn mô hình hoạt động thì việc thiết kế các board khối
phải được thiết kế và cân chỉnh trước.
Việc cân chỉnh cần có các thiết bò sau:
ª VOM
ª Oscilloscope 25 MHz, 2 tia.
ª Máy phát tín hiệu hình chuẩn.
ª Máy phát sóng âm tần.
ª Bộ nguồn ổn áp thay đổi được : 1,25V
DC
÷ 30 V
DC
/ 2A.
Các board khi thiết kế cần có các điểm thử để đo điện áp một
chiều và các dạng sóng tín hiệu chuẩn.
Sau khi hoàn thành việc thiết kế và cân chỉnh các board khối,
giai đoạn tiếp theo là thiết kế board chính.

Board chính gồm 2 phần: (A & B)
Board A: Gồm các board khối kết nối lại với nhau thông qua
các đế cắm như máy Vi Tính.
Nhiệm vụ board này là kết nối với CRT để tạo ra khung sáng
và hình ảnh trên CRT.
Board B: Gồm các board khối kết nối lại với nhau thông qua
các đế cắm như một máy vi tính.
Nhiệm vụ board này có thể thu sóng từ đài phát hoặc VCR và
đồng thời để điều khiển.
2. Ý tưởng tạo ra các pan đã được hình thành từ các board
khối nên công việc của phần này là thiết kế các board trung
gian có các công tắc chuyển mạch bằng tay tương ứng với các
pan có thể xảy ra trong một board khối.
C. Các bước thực hiện:
Các board khối được thiết kế dựa vào sơ đồ nguyên lý của
các hiệu TiVi khác nhau.
Việc thiết kế các board khối không nhất thiết phải theo trình
tự nhất đònh, tuy nhiên theo lý thuyết kỹ thuật truyền hình đã
học và để dễ dàng thực hiện mô hình thì nên theo các bưôc
sau:
I. Bước 1: Thiết kế các board khối của board A.
Để tạo ra khung sáng trên màn hình cần phải có đèn hình và
các board mạch tương ứng.
- Mô hình có thể kết nối được với các loại đèn hình 14 inch cổ
nhỏ nên cần thiết kế board nguồn ổn áp và mạch công suất
quét ngang, FBT sao cho phù hợp.
- Thiết kế board H.OSC, V. OSC.
- Thiết kế board công suất quét dọc.
- Thiết kế board khuếch đại tín hiệu sắc và mạch ghép nối
CRT.

- Thiết kế board khuếch đại tín hiệu chói.
- Thiết kế board giải mã màu.
Kết nối các board khối trên với nhau để board A hoạt động
tốt.
II. Bước 2: Thiết kế các board khối của board B
Sau khi board A đã hoạt động, các board khối của board B sẽ
được thiết kế tiếp theo trình tự sau:
- Thiết kế board chuyển mạch AV / TV.
- Thiết kế board Tuner.
- Thiết kế board IF.
- Thiết kế board Audio.
- Thiết kế board vi xử lý.
Kết nối các board khối trên lại với nhau để board B hoạt động
tốt.
III. Bước 3:
Kết nối board A và board B sao cho mô hình hoạt động và cân
chỉnh lại cho phù hợp.
IV. Bước 4:
Thiết kế các board trung gian giữa các board khối với board
chính và trên board trung gian có các công tắc chuyển mạch
để đánh pan.

×