Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện bố trạch, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.61 MB, 110 trang )

---------------------------------------------------------

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN NUÔI THỦY SẢN Ở CÁC XÃ ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN
HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH


---------------------------------------------------------

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
NUÔI THỦY SẢN Ở CÁC XÃ ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN HUYỆN BỐ TRẠCH,
TỈNH QUẢNG BÌNH

TS. LÊ VĂN ÂN

2017

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chƣa đƣợc ai
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các số liệu đƣợc sử dụng
trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận văn

Lƣu Thị Phƣớc

ii



Lời Cảm Ơn
Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn sâu sắc đến:
- Thầy giáo TS. Lê Văn Ân đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ
tôi rất tận tình trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn;
- Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, quý Thầy – Cô
giáo trong khoa Địa lý – Trường Đại học Sư phạm Huế đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài;
- Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Trung tâm Khí tượng – Thủy văn, Cục thống kê tỉnh
Quảng Bình, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện
Bố Trạch, Chi cục thống kê thuộc UBND huyện Bố Trạch đã
giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin, số liệu thực tế và phỏng vấn
làm luận văn;
- Người dân và các hộ gia đình tham gia phỏng vấn tại các xã thuộc
địa bàn nghiên cứu đã có sự hợp tác và giúp đỡ rất nhiệt tình;
- Gia đình, người thân và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Tác giả luận văn
Lưu Thị Phước

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ............................................................................................................. i
Lời cam đoan .............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... ix
DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH ...........................................................................x
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................2
4. Giới hạn nghiên cứu ................................................................................................2
4.1. Giới hạn về không gian .....................................................................................2
4.2. Giới hạn về thời gian ........................................................................................2
4.3. Giới hạn về đối tƣợng và nội dung nghiên cứu ................................................2
4.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................2
4.3.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................2
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................3
5.1. Phƣơng pháp luận .............................................................................................3
5.1.1. Quan điểm hệ thống ...................................................................................3
5.1.2. Quan điểm tổng hợp ...................................................................................3
5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh ....................................................................3
5.1.4. Quan điểm lãnh thổ ....................................................................................4
5.1.5. Quan điểm phát triển bền vững ..................................................................4
5.1.6. Quan điểm thực tế ......................................................................................4
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................4
5.2.1. Phƣơng pháp thu thập xử lí số liệu tự nhiên: .............................................4
5.2.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa kết hợp phỏng vấn nhanh .........................5
...............................................................5
iv


5.2.4. Phƣơng pháp so sánh - đối chiếu ...............................................................5
5.2.5. Phƣơng pháp bản đồ và GIS .......................................................................6
5.2.6. Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia ...........................................................6

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................6
6.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................6
6.2. Ý nghĩa thực tiễn...............................................................................................6
ới và đóng góp của đề tài ...........................................................................7
8. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................7
NỘI DUNG ................................................................................................................8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........8
1.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN .....................................................................8
1.1.1. Khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính ............................................................8
1.1.1.1. Khí nhà kính .........................................................................................8
1.1.1.2. Hiệu ứng nhà kính ................................................................................8
1.1.2. Biến đổi khí hậu .........................................................................................8
1.1.2.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu .............................................................8
1.1.2.2. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu .......................................................9
1.1.2.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ...........................................................11
1.1.3. Kịch bản biến đổi khí hậu.........................................................................11
1.1.3.1. Kịch bản biến đổi khí hậu đối với nhiệt độ ........................................12
1.1.3.2. Kịch bản biến đổi khí hậu đối với lƣợng mƣa ...................................12
1.1.3.3. Kịch bản biến đổi khí hậu đối với nƣớc biển dâng ............................12
1.1.4. Thích ứng với biến đổi khí hậu ................................................................13
1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TIÊU BIỂU VỀ BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU.......................................................................................................13
1.2.1. Tình hình nghiên cứu BĐKH trên thế giới...............................................13
1.2.2. Tình hình nghiên cứu BĐKH ở Việt Nam ...............................................15
1.2.3. Tình hình nghiên cứu BĐKH ở tỉnh Quả

.........17

ẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM ..... 18
1.3.1. Biến đổi khí hậu trên thế giới ...................................................................18


v


ứ..........................................................18
ện nay ..................................................................19
1.3.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam....................................................................22
1.3.2.1. Biểu hiện của BĐKH ở Việt Nam .....................................................22
1.3.2.2. Kịch bản BĐKH, nƣớc biển dâng cho Việt Nam ..............................26
CHƯƠNG 2. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NUÔI THỦY
SẢN Ở CÁC XÃ ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH
QUẢNG BÌNH ........................................................................................................ 33
2.1. TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM TỰ



ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢ
..............................................................................................33
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................33
2.1.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ ........................................................33
2.1.1.2. Hình thể và địa hình ...........................................................................34
2.1.1.3. Khí hậu ...............................................................................................36
2.1.1.4. Thủy văn ............................................................................................37
2.1.1.5. Thổ nhƣỡng ........................................................................................38
2.1.1.6. Sinh vật ..............................................................................................39
2.1.2.2. Tăng trƣởng và cơ cấu kinh tế ...........................................................41
2.1.2.3. Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng .............................................................42
2.1.2.4. Thực trạng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ...............................43
2.2. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở CÁC XÃ ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN HUYỆN BỐ
TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH ............................................................................46

2.2.1. Biến đổi một số yếu tố khí hậu cơ bản .....................................................47
2.2.1.1. Nhiệt độ ..............................................................................................47
2.2.1.2. Lƣợng mƣa .........................................................................................48
2.2.2. Nƣớc biển dâng ........................................................................................49
2.2.3. Thiên tai ....................................................................................................50
2.2.3.1. Lũ lụt ..................................................................................................50
2.2.3.2. Bão và áp thấp nhiệt đới ....................................................................52

vi


2.2.3.3. Hạn hán ..............................................................................................54
2.2.3.4. Xâm nhập mặn ...................................................................................55
2.3. ẢNH HƢỞNG CỦA BĐKH ĐẾN NUÔI THỦY SẢN Ở CÁC XÃ ĐỒNG
BẰNG VEN BIỂN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH ......................56
.......56
2.3.1.1. Diện tích: ............................................................................................56
3.1.1.2. Sản lƣợng ...........................................................................................59
2.3.2. Ảnh hƣởng của nhiệt độ và hạn hán. ........................................................60
2.3.3. Ảnh hƣởng của lƣợng mƣa. ......................................................................63
2.3.4. Ảnh hƣởng của nƣớc biển dâng, xâm nhập mặn. .....................................64
2.3.5. Ảnh hƣởng của lũ lụt và bão. ...................................................................66
2.3.6. Tổng hợp ma trận mức độ ảnh hƣởng của BĐKH đến nuôi thủy sản ......67
2.4. DỰ BÁO DIỆ

............68

2.4.1. Cơ sở dự báo .............................................................................................68
2.4
...............................................................69

2

........69

........................................................................71
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI ẢNH
HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NUÔI THỦY SẢN Ở CÁC XÃ
ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH ............76
3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP......................................................................76
3.1.1. Các nguyên tắc quán triệt khi đề xuất giải pháp ......................................76
3.1.2. Các cơ sở đề xuất giải pháp ......................................................................76
3.2. CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI ẢNH HƢỞNG CỦA BĐKH CHO
HOẠT ĐỘNG NUÔI THỦY SẢN Ở CÁC XÃ ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN
HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH ......................................................77
ực thích ứng với BĐKH ...........................77

3.2.1. N


................................78

vii


3.2.2.1. Phát triển nguồn giống .......................................................................78
3.2.2.2. Phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản ...............................................78
3.2.2.3. Linh hoạt hóa thời vụ và đối tƣợng sản xuất .....................................79
.................................................................79
3.2.3.1. Quy hoạch vùng nuôi thủy sản nƣớc ngọt .........................................79
3.2.3.2. Quy hoạch vùng nuôi thủy sản mặn, lợ .............................................80


....................................................................80
3.2.3.4. Đổi mới công nghệ nuôi trồng có khả năng chống chịu BĐKH........80
3.3.3.5. Cải tiến, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật và dịch vụ cho
ngành nuôi thủy sản ........................................................................................81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................83
1. Kết luận .................................................................................................................83
2. Kiến nghị ...............................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................86
PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATNĐ

Áp thấp Nhiệt đới

BĐKH

Biến đổi khí hậu

DTTN

Diện tích tự nhiên

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

(Geographical Information System)

GTSX

Giá trị sản xuất

KNK

Khí nhà kính

KTTV

Khí tƣợng Thủy văn

KT - XH

Kinh tế - xã hội

IPCC

Ủy Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu
(Intergovernmental Panel on Climate Change)

IUCN

Liên minh Bảo tồn Thế giới
(International Union for Conservation of Nature and Natural
Resources)

NBD


Nƣớc biển dâng

nnk

Những ngƣời khác

NXB

Nhà xuất bản

PRA

Phƣơng pháp khảo sát nhanh có sự tham gia
(Participatory Rapid Assessment)

TN&MT

Tài nguyên và Môi trƣờng

UBND

Ủy ban nhân dân

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc
(United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization)
WMO

Tổ chức Khí tƣợng Thế giới

(World Meteorological Organization)

WWF

Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên
(World Wide Fund For Nature)

XTNĐ

Xoáy thuận nhiệt đới
ix


DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH
BẢNG
Bảng 2.1. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất Tmax) và thấp nhất (Tmin) (oC) từ
năm 1995 – 2015 [9], [28].........................................................................................36
Bảng 2.2. Lƣợng mƣa trung bình tháng (mm) từ năm 1995 - 2015 [9], [28] ...........37
Bảng 2.3: Đặc trƣng hình thái lƣu vực các con sông tại huyện Bố Trạch ................38
Bảng 2.4: Diện tích và dân số dải đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch ..................40
Bảng 2.5: Lao động nông lâm nghiệp và thủy sản dải đồng bằng ven biển huyện
Bố Trạch ...................................................................................................................41
Bảng 2.6. Các trận lũ lụt điển hình ở dải đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Bình.........51
Bảng 2.7: Tỷ lệ các cấp báo động của các trận lũ lụt ở dải đồng bằng ven biển huyện
Bố Trạch giai đoạn 1992 – 2012. [9], [21]................................................................51
Bảng 2.8: Thống kê số lƣợng cơn bão và lũ ảnh hƣởng đến Quảng Bình từ năm
2005 – 2015 ...............................................................................................................53
Bảng 2.9: Diện tích nuôi trồng thủy sản phân theo xã, thị trấn giai đoạn 2012 - 2016 .........58
Bảng 2.10: Sản lƣợng thủy sản nuôi trồng thời kì 2012 - 2016 ................................60
Bảng 2.11: Diện tích tôm nuôi bị nhiễm bệnh ở dải đồng bằng ven biển huyện Bố

Trạch giai đoạn 2012 - 2016. [9], [22] ......................................................................63
Bảng 2.12: Diện tích nuôi trồng thủy sản ở dải đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch
giai đoạn 2012 - 2016 [9], [22] .................................................................................65
Bảng 2.13: Thống kê thiệt hại diện tích nuôi trồng thủy sản do thiên tai giai đoạn
2012 – 2016 ...............................................................................................................66
Bảng 2.14: Ma trận tổng hợp mức độ ảnh hƣởng của BĐKH đến hệ thống nuôi
trồng thủy sản ............................................................................................................68
Bảng 2.15: Mực nƣớc biển dâng sử dụng để xây dựng bản đồ dự báo diện tích đất
nông nghiệp bị ngập cho dải đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch (cm) .................69
Bảng 2.16: Dự báo diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập do nƣớc biển dâng theo
Kịch bản phát thải trung bình thấp RCP4.5 ..............................................................71

x


HÌNH
Hình 1.1. Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình toàn cầu .....................................19
Hình 1.2: Chuẩn sai nhiệt độ
ầu thờ
-2015 ........................20
Hình 1.3: Biến đổi của lƣợng mƣa năm thời kỳ 1901-2010 và thời kỳ 1951-2010.........21
Hình 1.4: Xu thế biến đổi mực nƣớc biển trung bình toàn cầu .................................21
Hình 1.5: Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam ....................23
Hình 1.6: Thay đổi lƣợng mƣa năm (%) thời kỳ 1958-2014 ....................................24
Hình 1.7: Diễn biến bão với cƣờng độ gió từ cấp 12 trở lên ở Biển Đông (1990-2015) ......25
Hình 1.8: Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (oC) theo kịch bản RCP4.5 ...........28
Hình 1.9: Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (oC) theo kịch bản RCP8.5 ...........28
Hình 1.10: Biến đổi của nhiệt độ tối thấp trung bình năm (oC) theo kịch bản RCP4.5........28
Hình 1.11: Biến đổi của nhiệt độ tối thấp trung bình năm (oC) theo kịch bản RCP8.5 ........29
Hình 1.12: Biến đổi của lƣợng mƣa năm theo kịch bản RCP4.5 ..............................30

Hình: 1.13: Biến đổi của lƣợng mƣa năm theo kịch bản RCP8.5 .............................31
Hình 2.1: Bản đồ các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch ....................................34
Hình 2.2. Diễn biến nhiệt độ trung bình năm ở dải đồng bằng ven biển Bố Trạch
giai đoạn 1964 - 2015 [7], [19], [26].........................................................................47
Hình 2.3. Diễn biến nhiệt độ tháng cao nhất và thấp nhất năm ở dải đồng bằng ven
biển tỉnh Quảng Bình giai đoạn 1991 – 2015. [7], [19], [26] ...................................48
Hình 2.4. Diễn biến lƣợng mƣa trung bình năm ở dải đồng bằng ven biển tỉnh
Quảng Bình giai đoạn 1964 – 2015. [7], [19], [26] ..................................................48
Hình 2.5. Diễn biến lƣợng mƣa lớn nhất năm ở dải đồng bằng ven biển tỉnh Quảng
Bình giai đoạn 1991 – 2015. [7], [19], [26] ..............................................................49
Hình 2.6: Các cơn bão lớn đổ bộ vào vùng biển Quảng Bình (1961 - 2010) [26], [13] .......52
Hình 2.7. Số tháng hạn trung bình nhiều năm qua các trạm quan trắc ở khu vực Bắc
Trung Bộ (từ 1971 - 2007) ]26] ................................................................................54
Hình 2.8. Diện tích nuôi trồng thủy ở dải đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch giai
đoạn 2012 - 2016. [7], [8] .........................................................................................62
Hình 2.9: Sản lƣợng nuôi trồng thủy sản ở dải đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch
giai đoạn 2012 - 2016 [7], [8] ...................................................................................64
Hình 2.10: Bản đồ dự báo mực nƣớc biển dâng năm 2030 theo Kịch bản phát thải
trung bình thấp RCP 4.5 ............................................................................................73
Hình 2.11: Bản đồ dự báo mực nƣớc biển dâng năm 2050 theo Kịch bản phát thải
trung bình thấp RCP 4.5 ............................................................................................74
Hình 2.12: Bản đồ dự báo mực nƣớc biển dâng năm 2100 theo Kịch bản phát thải
trung bình thấp RCP 4.5 ............................................................................................75

xi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) siêu tốc,

con ngƣời đang thải vào bầu khí quyển một khối lƣợng khí nhà kính khổng lồ và
không ngừng gia tăng. Thực trạng phát thải nhà kính nhƣ vậy đang làm cho khí hậu
Trái đất biến đổi ngày càng mạnh mẽ. Sự biến đổi khí hậu đƣợc biểu hiện bởi sự
thay đổi về biến trình cũng nhƣ phân bố không gian của các yếu tố khí hậu trên thế
giới nhƣ: sự gia tăng nhiệt độ, sự thất thƣờng của biến trình nhiệt năm đồng thời
kéo theo sự gia tăng của hàng loạt thiên tai đe dọa đến sự phát triển KTXH của toàn
nhân loại nhất là các nƣớc có nền KTXH có mức độ thích ứng hạn chế.
Việt Nam là một quốc gia ven biển có đƣờng bờ biển dài, diện tích đảo, quần
đảo, đất thấp ven biển chiếm tỷ trọng khá lớn, mặt khác Việt Nam là nƣớc có nền
KTXH trình độ thấp với cơ cấu nông – lâm – ngƣ chiếm tỉ trọng khá cao. Vì vậy,
Việt Nam đƣợc Ủy ban phòng chống thiên tai của Liên hợp quốc cảnh báo là một
trong những quốc gia sẽ chịu ảnh hƣởng nặng nề của sự biến đổi khí hậu (BĐKH)
địa cầu hiện nay. Thực tế cũng cho thấy trong những thập niên gần đây Việt Nam đã
chịu nhiều thảm họa thiên tai liên quan đến BĐKH nhƣ: hạn hán và xâm nhập mặn
ở Đồng bằng song Cửu Long, khô hạn ở Nam Trung Bộ, lũ lớn ở Trung Bộ,…
Nghiên cứu BĐKH, những tác động tiêu cực của nó đối với KTXH, nhất là
những địa phƣơng, những ngành kinh tế nhạy cảm đối với BĐKH, trên cơ sở đó đề
xuất các giải pháp nâng cao tính thích ứng và giảm nhẹ tác động của thiên tai do
BĐKH đang là vấn đề đặt ra cấp thiết.
Xuất phát từ những đòi hỏi cấp bách của thực tế trên tôi chọn vấn đề “Nghiên
cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản ở các xã đồng bằng ven
biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài luận văn khoa học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định các b
với BĐKH.

1


3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan đặc điểm

-

- Xác định các phƣơng diện và phân tích mức độ tác động của BĐKH đến nuôi
trồng thủy sản ở dải đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch.
- Đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH cho ngành nuôi trồng thủy sản ở
địa phƣơng.
4. Giới hạn nghiên cứu
4.1. Giới hạn về không gian
Dải

thị trấn và 18 xã, cụ thể:

thị trấn Hoàn Lão, xã Hải Trạch, Bắc Trạch, Thanh Trạch, Hạ Trạch, Sơn Lộc, Cự
Nẫm, Vạn Trạch, Lý Trạch, Đức Trạch, Đồng Trạch, Phú Trạch, Hoàn Trạch, Tây
Trạch, Hòa Trạch, Nhân Trạch, Nam Trạch, Trung Trạch, Đại Trạch.
4.2. Giới hạn về thời gian
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở số liệu thu thập, điều tra đến năm 2016.
4.3. Giới hạn về đối tƣợng và nội dung nghiên cứu
4.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
4.3.2. Nội dung nghiên cứu
Sự tác động của bất kì một yếu tố tự nhiên nào đến KTXH đều thể hiện 2 mặt
tích cực và tiêu cực. Nhƣng đối với sự BĐKH, tác động tiêu cực ngày càng tăng
tính phổ biến nên trong luận văn này tôi chỉ nghiên cứu những tác động tiêu cực, cụ
thể nhƣ sau: gia tăng nhiệt độ và hạn hán, lƣợng mƣa, bão và lũ lụt, nƣớc biển dâng
và xâm nhập mặn.

2



5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp luận
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Toàn bộ lớp vỏ cảnh quan Trái đất là một hệ thống thống nhất và hoàn chỉnh,
trong đó tồn tại nhiều hệ thống tự nhiên các cấp – các địa tổng thể tự nhiên. Mỗi
một hệ thống tự nhiên đƣợc cấu thành bởi các cấu trúc bộ phận. Giữa các hệ thống
và nội bộ mỗi hệ thống đều tồn tại chằng chịt các mối quan hệ (nội quan hệ và
ngoại quan hệ) thông qua các quá trình trao đổi vật chất và năng lƣợng. Mặt khác sự
tác động của tự nhiên đến hoạt động KTXH là một tác động mang tính tổng thể. Vì
vậy, khi nghiên cứu sự tác động của BĐKH đến hoạt động nuôi thủy sản đồng thời
đề ra giải pháp phải đứng trên quan điểm hệ thống tức là xác định đƣợc các mối
quan hệ của hệ thống và điều khiển hệ thống.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp
Từ quan điểm hệ thống cho thấy rằng sự tác động của tự nhiên tới hoạt động
KTXH thực chất là tác động của hệ thống tự nhiên đến hệ thống KTXH (mối quan
hệ tác động của những hệ thống). Quy luật sinh thái cũng phản ánh sự tác động của
các yếu tố sinh thái lên bất kì một sinh vật nào là sự tác động đồng thời. Mỗi một
yếu tố sinh thái vừa tác động theo phƣơng thức riêng nhƣng đồng thời tác động
trong tổng thể các yếu tố. Vì vậy khi nghiên cứu sự tác động của BĐKH đến hoạt
động nuôi thủy sản phải đứng trên quan điểm tổng hợp để tìm ra đƣợc sự tác động
của mỗi yếu tố, tác đọng của mỗi yếu tố trong mối quan hệ với các yếu tố khác. Ví
dụ nhƣ tác động của biến đổi nhiệt độ, sự biến đổi nhiệt liên quan mƣa ẩm và biến
đổi độ mặn,…
5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Vấn đề nghiên cứu “Sự biến đổi của khí hậu” đã phản ánh sự vận động của đối
tƣợng theo thời gian. Vì vậy, nghiên cứu phải đứng trên quan điểm lịch sử - viễn
cảnh. Thông qua chuỗi số liệu nhiều năm để rút ra đƣợc các quy luật và xu hƣớng
BĐKH, làm cơ sở khoa học cho việc phân tích ảnh hƣởng của BĐKH đến hoạt
động nuôi trồng thủy sản, dự báo tác động trong tƣơng lai; đề xuất các giải pháp

phải dựa trên sự BĐKH trong thời gian dài và dự báo tƣơng lai để đƣa ra đƣợc các
giải pháp có tính khả thi và hiệu quả lâu dài.
3


5.1.4. Quan điểm lãnh thổ
BĐKH đối với toàn cầu đều thể hiện ở sự biển đổi của các yếu tố khí hậu (biến
đổi chế độ nhiệt, mƣa, các thiên tai…) nhƣng mức độ biến đổi của các yếu tố lại
mang tính địa phƣơng sâu sắc.
Mặt khác, ở mỗi địa phƣơng, mỗi ngành sản xuất của địa phƣơng tùy vào mức
độ thích ứng mà mức độ ảnh hƣởng sẽ khác nhau. Xuất phát từ cơ sở này, quá trình
nghiên cứu vấn đề chúng tôi đứng trên quan điểm lãnh thổ, nhƣ: xác định hiệu ứng
của BĐKH diễn ra ở địa phƣơng, mức độ và phƣơng diện tác động của nó, khả năng
thích ứng của ngành nuôi trồng thủy sản. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp phù hợp
nhằm hạn chế mức thấp nhất sự tác động tiêu cực của BĐKH đối với ngành.
5.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững vừa là yêu cầu vừa là mục tiêu của bất kì hoạt động sản
xuất nào. Vì vậy khi đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH ở địa phƣơng cần
hƣớng tới mục tiêu tăng trƣởng ổn định ngành nuôi trồng thủy sản, nhƣng không
gây ảnh hƣởng tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Quan
điểm bền vững còn đƣợc quán triệt khi đề ra các giải pháp phải chú ý tới mực tiêu
bảo vệ đƣợc sự phát triển ổn định theo hƣớng có lợi của môi trƣờng (tự nhiên và xã
hội) và tài nguyên thiên nhiên.
5.1.6. Quan điểm thực tế
Thực tế cho thấy rằng, các giải pháp cải tạo tự nhiên đƣợc thực thi có hiệu quả
và có độ bền khi và chỉ khi các giải pháp đó phù hợp với thực tế địa phƣơng. Mặt
khác, về mặt hiệu ứng của BĐKH và tác động của nó có tính địa phƣơng sâu sắc.
Chính vì thế khi tiến hành đề ra các giải pháp cần sát hợp với điều kiện thực tế nhƣ:
tính đặc thù cƣờng độ, phƣơng diện tác động của BĐKH, khả năng thích ứng, khả
năng đáp ứng điều kiện thực thi giải pháp (vốn, khoa học kĩ thuật, điều kiện tự

nhiên của địa phƣơng,…).
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.2.1. Phƣơng pháp thu thập xử lí số liệu tự nhiên:
Dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu chúng tôi tiến hành thu thập các
thông tin từ: sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án, đè tài khoa học,…

4


Việc thu thập thông tin còn đƣợc thực thi ở các Sở, ban ngành của tỉnh Quảng
Bình, huyện Bố Trạch lƣu trữ, ban hành các tƣ liệu liên quan nhƣ: Sở Tài nguyên và
môi trƣờng tỉnh Quảng Bình, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bố
Trạch, Trung tâm khí tƣợng thủy văn thành phố Đồng Hới, Cục thống kê tỉnh
Quảng Bình, Chi cục thống kê huyện Bố Trạch,…
Sau khi thu thập thông tin chúng tôi tiến hành xử lí số liệu: Các số liệu, thông tin
sai biệt về các phƣơng diện, xác định các tài liệu, số liệu khi sử dụng, thƣ mục hóa,…
5.2.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa kết hợp phỏng vấn nhanh
Khảo sát thực tế theo điểm, tuyến ở dải đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch,
đặc biệt là các xã thấp trũng nhƣ Phú Trạch, Hạ Trạch, Thanh Trạch và các xã sát
biển nhƣ Đức Trạch, Nhân Trạch, Trung Trạch,... nhằm thu thập các thông tin thực
tế, bổ sung tài liệu và kiểm tra kết quả nghiên cứu. Quá trình thực địa chúng tôi
chọn các điển hình để phỏng vấn nhằm thu thập thêm thông tin, xác định những bất
hợp lí trong quá trình thực tế nghiên cứu. Nguồn thông tin thực tế là cơ sở quan
trọng cho việc đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH.
Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu chúng tôi tiến hành các bƣớc sau:
- Thiết kế bộ phiếu: Dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu chúng tôi thiết
kế bộ phiếu (bảng phụ lục) điều tra.
- Chọn đối tƣợng điều tra: Các đối tƣợng điều tra đƣợc chúng tôi lựa chọn
mang tính đại diện: đại diện cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà kỹ thuật,
các đối tƣợng trực tiếp nuôi thả. Riêng đối với đối tƣợng trực tiếp nuôi thả việc lựa

chọn còn mang tính đại diện cho những phƣơng diện: kỹ thuật, quy mô,…
- Tiến hành điều tra: chúng tôi tiến hành điều tra 120 phiếu theo các công đoạn
sau: phát phiếu, hƣớng dẫn những thông tin cần thiết và nói rõ mục tiêu điều tra.
- Thu thập, xử lý thông tin rút ra kết luận theo từng nội dung thông tin cần thu thập.
5.2.4. Phƣơng pháp so sánh - đối chiếu
ể thấy rõ
đƣợc xu hƣớng biến thiên của BĐKH và sự tác động của nó theo thời gian. Mặt

5


khác chúng tôi tiến hành so sánh để tìm ra sự khác biệt tác động ở các điều kiện
nuôi khác nhau, mƣc độ tác động của mỗi phƣơng diện. Trên cơ sở này để tìm ra
các giải pháp phù hợp.
5.2.5. Phƣơng pháp bản đồ và GIS
Ứng dụng phƣơng pháp bản đồ cùng phép phân tích không gian trong môi
trƣờng GIS để xây dựng các bản đồ:
- Bản đồ các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch
- Bản đồ dự báo diện tích ngập do NBD theo kịch bản phát thải trung bình thấp
RCP 4.5 khi mực NBD 13cm.
- Bản đồ dự báo diện tích ngập do NBD theo kịch bản phát thải trung bình thấp
RCP 4.5 khi mực NBD 22cm.
- Bản đồ dự báo diện tích ngập do NBD theo kịch bản phát thải trung bình thấp
RCP 4.5 khi mực NBD 53cm.
5.2.6. Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia

n ngành địa lý đã có
những nghiên cứu về vấn đề BĐKH.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học


6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các giải pháp đƣợc đề xuất dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn nên có thể
triển khai cho ngƣời dân trên địa bàn nghiên cứu có thể vận dụng sau khi cụ thể hóa
cho từng điều kiện nuôi nhằm nâng cao khả năng thích ứng của ngành đối với sự
BĐKH hiện nay.
Đề tài còn có thể làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu cùng
hƣớng ở các địa bàn khác có điều kiện địa lý tƣơng đồng.

6


8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu; Kết luận và kiến nghị; Tài liệu tham khảo và Phụ lục;
phần nội dung của luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Chƣơng 2: Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản ở các xã
đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
- Chƣơng 3: Đề xuất các giải pháp thích ứng với ảnh hƣởng của biến đổi khí
hậu đến nuôi trồng thủy sản ở các xã đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh
Quảng Bình.

7


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
1.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1.1. Khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính

1.1.1.1. Khí nhà kính
Khí nhà kính (KNK) là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài
(hồng ngoại) đƣợc phản xạ từ bề mặt Trái đất khi đƣợc chiếu sáng bằng ánh sáng
mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái đất, gây nên hiệu ứng nhà kính. Các
KNK chủ yếu bao gồm: hơi nƣớc, CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC. KNK ảnh
hƣởng mạnh mẽ đến nhiệt độ của Trái Đất, nếu không có chúng nhiệt độ bề mặt
Trái đất trung bình sẽ lạnh hơn hiện tại khoảng 33 C (59 F) [10].
1.1.1.2. Hiệu ứng nhà kính
Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lƣợng giữa Trái đất với không
gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển Trái đất. Hiện tƣợng
này diễn ra theo cơ chế tƣơng tự nhƣ hiệu ứng nhiệt trong nhà kính và đƣợc gọi là
hiệu ứng nhà kính [10].
1.1.2. Biến đổi khí hậu
1.1.2.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu
- Theo Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKH: Biến đổi khí
hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của
khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thƣờng vài thập kỷ hoặc dài hơn.
BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài,
hoặc do hoạt động của con ngƣời làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong
khai thác sử dụng đất [3].
- Theo Công ƣớc khung của Liên hợp quốc về BĐKH (UNFCCC): Biến đổi khí
hậu là sự biến đổi của trạng thái khí hậu do các hoạt động trực tiếp hay gián tiếp của
con ngƣời gây ra sự thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và nó đƣợc thêm vào
sự biến đổi khí hậu tự nhiên quan sát đƣợc trong các thời kỳ có thể so sánh đƣợc [10].

8


- Theo Ủy ban liên chính phủ về BĐKH: Biến đổi khí hậu đề cập đến sự thay
đổi về trạng thái của khí hậu mà có thể xác định đƣợc (ví dụ sử dụng các phƣơng

pháp thống kê…) diễn ra trong một thời kỳ dài, thƣờng là một thập kỷ hoặc lâu hơn.
Biến đổi khí hậu đề cập đến bất cứ biến đổi nào theo thời gian, có hay không theo
sự biến đổi của tự nhiên do hệ quả các hoạt động của con ngƣời [10].
Có nhiều khái niệm về BĐKH, nhƣng tất cả các khái niệm đều thống nhất ở
điểm chung là: BĐKH là sự thay đổi trạng thái khí hậu so với trung bình nhiều năm
và nguyên nhân của BĐKH chủ yếu và quyết định bởi con ngƣời.
1.1.2.2. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu
- Nguyên nhân tự nhiên:
Những nguyên nhân tự nhiên gây nên sự thay đổi của khí hậu trái đất có thể là
từ bên ngoài, hoặc do sự thay đổi bên trong và tƣơng tác giữa các thành phần của hệ
thống khí hậu trái đất, bao gồm:
+ Thay đổi của các tham số quĩ đạo trái đất: Do trái đất tự quay xung quanh trục
của nó và quay quanh mặt trời, theo thời gian, một vài biến thiên theo chu kỳ đã diễn
ra. Các thay đổi về chuyển động của trái đất gồm: sự thay đổi của độ lệch tâm có chu
kỳ dao động khoảng 96.000 năm; độ nghiêng trục có chu kỳ dao động khoảng 41.000
năm và tuế sai (tiến động) có chu kỳ dao động khoảng từ 19.000 năm đến 23.000 năm.
Những biến đổi chu kỳ năm của các tham số này làm thay đổi lƣợng bức xạ mặt trời
cung cấp cho hệ thống khí hậu và do đó làm thay đổi khí hậu trái đất.
+ Biến đổi trong phân bố lục địa - biển của bề mặt trái đất: Bề mặt trái đất có
thể bị biến dạng qua các thời kỳ địa chất do sự trôi dạt của các lục địa, các quá trình
vận động kiến tạo, phun trào của núi lửa,… Sự biến dạng này làm thay đổi phân bố
lục địa - đại dƣơng, hình thái bề mặt trái ðất, dẫn ðến sự biến ðổi trong phân bố bức
xạ mặt trời trong cân bằng bức xạ và cân bằng nhiệt của mặt ðất và trong hoàn lýu
chung khí quyển, ðại dýõng. Ngoài ra, các ðại dýõng là một thành phần chính của
hệ thống khí hậu, dòng hải lƣu vận chuyển một lƣợng lớn nhiệt trên khắp hành tinh.
+ Thay đổi trong lưu thông đại dương: có thể ảnh hƣởng đến khí hậu thông
qua sự chuyển động của CO2 vào khí quyển. Sự biến đổi về phát xạ của mặt trời và
hấp thụ bức xạ của trái đất: Sự phát xạ của mặt trời đã có những thời kỳ yếu đi gây

9



ra băng hà và có những thời kỳ hoạt động mãnh liệt gây ra khí hậu khô và nóng trên
bề mặt trái đất. Ngoài ra, sự xuất hiện các vết đen mặt trời làm cho cƣờng độ tia bức
xạ mặt trời chiếu xuống trái đất thay đổi, năng lƣợng chiếu xuống mặt đất thay đổi
làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất.
+ Hoạt động của núi lửa: Khí và tro núi lửa có thể ảnh hƣởng đến khí hậu
trong nhiều năm. Bên cạnh đó, các sol khí do núi lửa phản chiếu bức xạ mặt trời trở
lại vào không gian, và vì vậy làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất. Có thể thấy rằng
nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu do các yếu tố tự nhiên là biến đổi từ từ, có chu
kỳ rất dài, vì thế, nếu có, thì chỉ đóng góp một phần rất nhỏ vào biến đổi khí hậu
trong giai đoạn hiện nay.
- Nguyên nhân do con người:
Nguyên nhân của BĐKH hiện nay, tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu đã đƣợc
khẳng định là chủ yếu do hoạt động của con ngƣời. Những hoạt động KT - XH với
nhịp điệu ngày một cao trong nhiều lĩnh vực nhƣ: năng lƣợng, công nghiệp, giao
thông, nông - lâm nghiệp và sinh hoạt đã làm tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng
nhà kính (N2O, CH4, H2S, các khí CFC và nhất là CO2) trong khí quyển, làm Trái
đất nóng lên, làm biến đổi hệ thống khí hậu và ảnh hƣởng tới môi trƣờng toàn cầu.
Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con ngƣời đã sử dụng
ngày càng nhiều năng lƣợng, chủ yếu từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu,
khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí gây hiệu ứng nhà
kính, làm tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất.
Từ khoảng năm 1980 hàm lƣợng khí CO2 bắt đầu tăng lên, vƣợt con số 300 ppm và
đạt 379 ppm vào năm 2005, nghĩa là tăng khoảng 31% so với thời kỳ tiền công
nghiệp, vƣợt xa mức khí CO2 tự nhiên trong khoảng 650 nghìn năm qua. CFCs vừa
là KNK với tiềm năng làm nóng lên toàn cầu lớn gấp nhiều lần khí CO2, vừa là chất
phá hủy tầng ozon bình lƣu, chỉ mới có trong khí quyển do con ngƣời sản xuất ra kể
từ khi công nghiệp làm lạnh, hóa mỹ phẩm phát triển.
Đánh giá khoa học của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) cho thấy, việc

tiêu thụ năng lƣợng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng
lƣợng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… đóng góp khoảng một nửa

10


(46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18%, sản xuất
nông nghiệp khoảng 9% các ngành sản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng 24%,
còn lại (3%) là từ các hoạt động khác [5].
1.1.2.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu
BĐKH là sự thay đổi trạng thái trung bình của khí quyển thông qua các yếu
tố khí hậu. Sự biến đổi này có thể theo những hƣớng khác nhau nhƣng đều là sự
biến thiên lớn so với trạng thái khí hậu trung bình. BĐKH thƣờng biển hiện qua
các thay đổi sau:
- Thay đổi nhiệt độ: thay đổi nhiệt độ do BĐKH là sự thay đổi lớn so với trị
số trung bình, các cực trị mang tính cực đoan. Sự thay đổi nhiệt do biến đổi có thế
tăng hoặc giảm.
- Thay đổi cực đoan về năng lƣợng (thu, chi), quá trình trao đổi vật chất và
năng lƣợng, nội loạn của các hoàn lƣu khí quyển và dòng biển… của đại dƣơng.
- Thay đổi trong băng quyển: Thay đổi băng quyển chính là hiệu ứng nhiệt của
Trái đất, sự thay đổi băng quyển có thể mở rộng hoặc thu hẹp cả về khối lƣợng,
diện tích phân bố, tùy thuộc xu hƣớng tăng hoặc giảm nhiệt độ của Trái đất.
- Thay đổi mực nƣớc biển và đại dƣơng: Sự thay đổi mực nƣớc biển và đại
dƣơng là hiệu ứng của nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng làm cho nƣớc biển giản nở đồng
thời làm tăng quá trình tan băng nên nƣớc biển và đại dƣơng tăng (và ngƣợc lại).
- Thay đổi về lƣợng mƣa: Sự tăng giảm lƣợng mƣa trên Trái đất vừa do tác
động trực tiếp của gia tăng hoặc giảm nhiệt của Trái đất đồng thời gián tiếp qua bão,
áp thấp, hiện tƣợng El - Nino và La - Nina. Nếu nhiệt độ Trái đất tăng sẽ tăng độ
ẩm, bão và mƣa lớn. Ngƣợc lại nhiệt độ giảm sẽ giảm lƣợng bốc hơi, độ ẩm giảm
đồng thời bão và áp thấp hạn chế nên lƣợng mƣa giảm.

- Gia tăng thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, các giá trị cực đoan
của khí hậu tăng và kéo theo các tác hại gián tiếp do thiên tai tăng.
1.1.3. Kịch bản biến đổi khí hậu
Kịch bản biến đổi khí hậu là một giả định có cơ sở khoa học và sự tin cậy của
sự biến đổi trong tƣơng lai của các mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, tổng thu nhập
quốc dân, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nƣớc biển dâng. Nhƣ vậy,

11


kịch bản biến đổi khí hậu có điểm giống với dự báo thời tiết và dự báo khí hậu vì
đều phản ánh sự tiến triển trong tƣơng lai của các yếu tố thủy văn, khí hậu. Nhƣng
điểm khác biệt của biến đổi khí hậu so với dự báo thời tiết ở chỗ là kịch bản biến
đổi khí hậu bao giờ cũng đƣa ra quan điểm về mối quan hệ ràng buộc giữa phát
triển và hành động.
Kịch bản biến đổi khí hậu sẽ là định hƣớng giúp chúng ta có thể xây dựng và
triển khai kế hoạch hành động nhằm giảm thiểu tác động tiềm tàng của biến đổi khí
hậu trong tƣơng lai.
1.1.3.1. Kịch bản biến đổi khí hậu đối với nhiệt độ
Thời kỳ đầu thế kỷ, 2016 - 2035, nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 0,3
- 0,7oC. Nhiệt độ đất liền tăng nhanh hơn nhiệt độ trên biển và nhiệt độ vùng cực
tăng nhanh hơn nhiệt độ vùng nhiệt đới.
Thời kỳ cuối thế kỷ (2081- 2100) nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 0,3
- 1,7°C đối với kịch bản RCP2.6; 1,1 - 2,6°C đối với kịch bản RCP4.5; 1,4 - 3,1°C
đối với kịch bản RCP6.0 và 2,6 - 4,8°C đối với kịch bản RCP8.5.
Nhìn chung nhiệt độ tăng không đồng nhất theo các khu vực. Sự nóng lên toàn
cầu là không đồng nhất về không gian, nhiệt độ trên đất liền tăng nhiều hơn so với
trên biển; Bắc Cực là nơi có mức độ tăng lớn nhất.
1.1.3.2. Kịch bản biến đổi khí hậu đối với lượng mưa
Theo cả hai kịch bản RCP2.6 và RCP8.5, lƣợng mƣa có thay đổi đáng kể khi

nhiệt độ tăng. Một số khu vực có lƣợng mƣa tăng, trong khi đó một số khu vực có
lƣợng mƣa giảm. Xu thế chung là lƣợng mƣa mùa mƣa tăng, lƣợng mƣa mùa khô
giảm. Lƣợng mƣa có xu thế tăng ở vùng vĩ độ cao và gần xích đạo, xu thế giảm của
lƣợng mƣa diễn ra ở Tây Nam Úc, Nam Mỹ, châu Phi, và khu vực giữa Đại Tây
Dƣơng đến Địa Trung Hải.
1.1.3.3. Kịch bản biến đổi khí hậu đối với nước biển dâng
Theo kịch bản nƣớc biển dâng toàn cầu (IPCC, 2013), thành phần giãn nở
nhiệt đóng góp lớn nhất vào mực nƣớc biển dâng tổng cộng, chiếm khoảng 30 55%; thành phần băng tan từ các sông băng và núi băng ở đất liền, chiếm
khoảng 15 – 35%.

12


Theo kịch bản RCP4.5, mực nƣớc biển trung bình toàn cầu dâng 26cm
trong giai đoạn giữa thế kỷ; dâng 47m trong giai đoạn cuối thế kỷ; dâng 53cm
vào năm 2100.
Theo kịch bản RCP8.5, mực nƣớc biển trung bình toàn cầu dâng 30cm
trong giai đoạn giữa thế kỷ; dâng 63cm trong giai đoạn cuối thế kỷ; dâng 74cm
vào năm 2100.
Báo cáo AR5 của IPCC cũng đánh giá rằng sự thay đổi mực nƣớc biển tại
từng khu vực có thể khác biệt đáng kể so với trung bình toàn cầu. Nguyên nhân là
do các quá trình động lực đại dƣơng, sự dịch chuyển của đáy biển hay những thay
đổi trọng lực do phân bố lại khối lƣợng nƣớc trên đất liền (băng và lƣu trữ nƣớc).
Về mặt không gian, trong một vài thập kỷ tới, thay đổi mực nƣớc biển trên phần lớn
các khu vực trên thế giới sẽ chủ yếu là do những thay đổi về động lực.
1.1.4. Thích ứng với biến đổi khí hậu
Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh của hệ thống tự nhiên hoặc con ngƣời
đối với hoàn cảnh hoặc môi trƣờng thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn
thƣơng do dao động và BĐKH hiện hữu hay tiềm tàng và tận dụng các cơ hội mà nó
mang lại [3].

1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TIÊU BIỂU VỀ BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU
1.2.1. Tình hình nghiên cứu BĐKH trên thế giới
Theo IPCC, BĐKH không còn đơn thuần là vấn đề môi trƣờng mà đã trở
thành vấn đề của sự phát triển cả hành tinh. BĐKH ảnh hƣởng đến tất cả các mặt
của đời sống, tới sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ. Vì
vậy, nghiên cứu các vấn đề về BĐKH, chƣơng trình hành động thích ứng với
BĐKH đã đƣợc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế chú trọng đầu tƣ nghiên cứu.
Trên thế giới đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo và nhiều tổ chức ra đời nhƣ
IUCN, WWF, UNESCO, IPCC… nhằm cứu vãn loài ngƣời trƣớc sự tác động của
BĐKH hiện nay. Năm 1992, hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc triệu tập họp tại
Rio de Janeiro đã thông qua Công ƣớc khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH
(UNFCCC). Sau hội nghị quốc tế về BĐKH, Uỷ ban Liên Chính phủ về BĐKH của
Liên Hiệp Quốc (IPCC) đƣợc thành lập, thu hút sự tham gia của hàng ngàn nhà
13


×