Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ngon lành - là cái gốc của thương hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.05 KB, 5 trang )

Ngon lành - là cái gốc của thương hiệu
Khi tiếp cận hệ thống siêu thị TP.HCM, công ty nông nghiệp Cờ Đỏ
(Cần Thơ) đứng trước yêu cầu phối trộn theo tiêu chuẩn của nhà
phân phối thay vì làm gạo thuần để chinh phục khách hàng bằng
phẩm chất gạo ngon.
Vừa thoát khỏi cơ chế của một đơn vị chuyên tổ chức sản xuất theo
mô hình nông trường quốc doanh chuyển sang hình thức tổ chức sản
xuất kinh doanh theo thị trường, vừa làm hàng xuất khẩu vừa “chen
lấn” tìm về thị trường nội địa… khiến công ty phải tách lúa gạo thành
hai dòng sản phẩm: theo ý siêu thị và xây dựng chuỗi cửa hàng bán
lẻ gạo thuần theo ý mình.



Bếp trưởng trong chuỗi giá trị

Bán gạo lẻ ở thị trường nội địa phải chịu thuế 5%, trong khi xuất khẩu
không phải chịu thuế. Cung ứng gạo cho đơn vị xuất khẩu không cần tên
tuổi, nhưng bán gạo nội địa cần một quy trình xây dựng thương hiệu khá
công phu…

Ông Hồ Minh Khải, giám đốc công ty Cờ Đỏ nói: “Gian khổ mấy cũng phải
làm nếu muốn phát triển bền vững. Tuy nhiên, chúng tôi chưa tìm được
cách tiếp cận thị trường nội địa”.

Câu lạc bộ Hỗ trợ nông gia do báo Sài Gòn Tiếp Thị, viện Nghiên cứu –
phát triển ĐBSCL, công ty ADC sáng lập và CLB Hàng Việt Nam chất
lượng cao đã giúp công ty này tiếp cận hệ thống siêu thị Co.opmart
(3.2008) và một số nhà hàng thuộc hệ thống du lịch.

Các bếp trưởng ở nhà hàng Victoria Châu Đốc, Song Quê, Sài Gòn – Cần


Thơ ủng hộ chương trình này. Không chỉ nấu cơm cho thực khách dùng
thử, các bếp trưởng đã ghi nhận và công bố nhận xét thẳng thắn về chất
lượng gạo.

Các chuyên gia CLB Hỗ trợ nông gia cho rằng nối kết nguồn hàng của
công ty này với người có khả năng làm ra những món ngon ở nhà hàng và
những nhà khoa học chuyên chọn tạo giống lúa sẽ tạo ra dòng thông tin
đáng giá từ bếp núc tới những người hoạch định kế hoạch sản xuất. Và
đến nay công ty đã có hẳn bộ máy kiểm soát từ ngoài đồng tới bàn ăn.

Ông Khải cho biết: “Ngoài những loại gạo quen thuộc VD20, Jasmine…
công ty đã hợp tác với các nhà khoa học triển khai chương trình dùng
giống mới theo phương thức làm gạo ngon và không lưu tồn thuốc bảo vệ
thực vật”. Theo các chuyên gia câu lạc bộ, từ đây, có thể hình thành kế
hoạch mỗi vùng sinh thái một giống lúa ngon để nâng cao khả năng cạnh
tranh lúa gạo.

Tiến sĩ Nguyễn Công Thành, phòng thí nghiệm di truyền chọn giống,
trường đại học Cần Thơ, chuyên gia tư vấn của CLB Hỗ trợ nông gia đang
nghiên cứu theo chương trình sau tiến sĩ thuộc trường đại học Công nông
nghiệp Tokyo, cho biết: “Tôi đã mang gạo từ nông trường Cờ Đỏ (Cần
Thơ) và Châu Thành (Hậu Giang) sang Nhật, một trong hai giống được
người Nhật ưa chuộng.

Tuy nhiên, không biết nói thế nào để bên nhà tập trung mạnh hơn cho việc
xây dựng thương hiệu gạo ngon, gạo thơm. Người Nhật khuyên, trồng lúa,
giống nào chúng ta cũng phải trả giá cho môi trường, nên chọn phân khúc
lúa chất lượng cao để người trồng lúa được bù đắp khi họ phải trả giá”.

Cái gốc của thương hiệu


Tiên phong trong việc xây dựng thương hiệu lúa gạo phải nói đến những
cố gắng của Sohafarm. Đó là giai đoạn đáng nhớ vì lúa gạo miền Nam đã
trải qua sự thay đổi lớn khi lúa Thần nông 5, IR 73-2, nguồn gốc từ IRRI
(viện Nghiên cứu lúa quốc tế) xuất hiện.

Trong một thập niên sau năm 1975, tất cả giống lúa mùa nổi tiếng ngon
cơm: Tào hương, Nàng Chá, Nanh chồn, Một bụi, Tài nguyên… đã bị thay
thế bằng những giống lúa Thần nông ngắn ngày. Những giống lúa này đã
giúp một đất nước thiếu lương thực thành một cường quốc xuất khẩu gạo.
Nhưng kể từ đó, tên tuổi của những giống lúa ngon lại lu mờ và hầu như
thương hiệu lúa gạo là cái gì đó xa vời đối với các doanh nghiệp.

Đã có lúc, xây dựng thương hiệu lúa gạo hẩm hiu do các nhà nhập khẩu
chỉ cần đủ chiều dài hột gạo, đúng tỷ lệ tạp chất và đúng tỷ lệ phối trộn 5%,
10%, 25%, 35% tấm… là được rồi. Tại Cần Thơ đã từng manh nha ý
tưởng xây dựng thương hiệu lúa gạo và đầu tư cho dòng sản phẩm gạo đồ
để chinh phục khách hàng ở các quốc gia Hồi giáo (Trung Đông) từ công ty
liên doanh gạo Việt – Mỹ (Cần Thơ). Nhưng ý tưởng này không thành công
do liên doanh này sớm tan vỡ.

Công ty nông nghiệp Cờ Đỏ và công ty Gentraco (Cần Thơ) cố vượt qua
lối mòn này. Cuộc hội thảo Lúa gạo từ ngoài đồng đến bàn ăn do báo
SGTT, BSA tổ chức tại Cần Thơ hồi tháng 7.2008 lấy thương hiệu làm “sợi
chỉ” xâu chuỗi, cân bằng các tác nhân, làm thay đổi cách tiếp cận thị
trường và việc tổ chức cộng đồng sản xuất lúa gạo trong quy mô của hai
doanh nghiệp vừa và nhỏ này.

Tháng 11.2008, Gentraco và viện Lúa ĐBSCL, viện Nghiên cứu phát triển
ĐBSCL đã thoả thuận hợp tác nghiên cứu ứng dụng nhằm tạo một loại

giống ngon cơm và xem giống lúa ngon là cách để tổ chức cộng đồng cùng
mục tiêu, bao tiêu sản phẩm, chế biến, đóng gói sản phẩm có nhãn mác
đàng hoàng.

Lúa giống cũng cần có tên tuổi, chỉ dẫn địa lý và có hệ thống phân phối lúa
giống xác nhận. Mục tiêu lâu dài của CLB Hỗ trợ nông gia, các viện,
trường và hai công ty này là thắt chặt tất cả các mối nối trong mạng lưới
cộng đồng cùng mục tiêu và doanh nghiệp, tổ chức ngày hội lúa gạo
thường niên để “trình làng” gạo mới, quảng bá các tiến bộ khoa học trong
chọn tạo giống lúa thuần Việt. Trong đó có cả việc phục tráng những giống
lúa ngon từ những thế kỷ trước.

×