Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.92 KB, 17 trang )

NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ
NHÀ NƯỚC
3.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ.
Sau gần 15 năm đổi mới, trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển từ cơ
chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường, với
nhiều thành phần kinh tế, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta sẽ chính
thức gia nhập AFTA và tương lai không xa là WTO… nền kinh tế nước ra cần có
sự tăng trưởng và tích luỹ để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do vậy,
vấn đề cấp bách là phải có những bước tiến mới trong đổi mới và phát triển
doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng. Đây là quá trình
sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước bằng cách phân loại doanh nghiệp để
củng cố, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hóa các hình thức sở hữu, giải thể hoặc
phá sản. Việc sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước theo hướng như vậy sẽ tác
động tích cực đến quá trình tích tụ và tập trung vốn, mở ra con đường thúc
đẩy ra đời của tập đoàn kinh tế.
Mặt khác, thực hiện chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện nền kinh tế thị trường là chấp nhận sự cạnh trang gay gắt trên
toàn cầu, đặc biệt là cạnh tranh với các nước trong khu vực, trong khi xuất
phát điểm của nước ta còn thấp và việc giành được chỗ đứng trên thị trường
thế giới còn khó khăn. Vấn đề đặt ra là Việt Nam cần phải có những doanh
nghiệp có quy mỗ rất lớn, với trình độ kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến, có
đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. Đảm nhận vai trò
quan trọng đó phải là các tập đoàn kinh tế của Việt Nam.
Sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị
trường só sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi
chúng ta phải xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam, bối
cảnh mới của thế giới và khu vực, học hỏi kinh nghiệm nước ngoài mà tìm ra
phương hướng và giải pháp để hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế của
Việt Nam trên cơ sở thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế. Vì vậy, ngày


7/3/1994, theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 90, 91/TTg về “Thí
điểm thành lập các tập đoàn kinh doanh” để làm tiền đề nhằm phát triển
thành các TĐKT sau này. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu mốc trong việc
sắp xếp lại các Tổng công ty và thí điểm thành lập các tập đoàn kinh doanh ở
nước ta. Đây cũng là biện pháp hết sức đúng đắn, nhất quán của Đảng và Nhà
nước ta nhằm đưa đất nước vào “guồng máy” của sự phát triển.
Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đến tháng 2/2001 cả
nước có 17 Tổng công ty 91 dó Chính phủ quản lý và 76 Tổng công ty 90 do các
bộ quản lý với 1.392 đơn vị thành viên hạch toán độc lập, chiếm 24% tổng số
doanh nghiệp cả nước, nắm giữ 66% về vốn, 61% về lao động (riêng 17 Tổng
công ty 91 có 532 doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập, chiếm 9% số
lượng doanh nghiệp Nhà nước, 56% tổng vốn kinh doanh, 35% lao động). Đa
số các Tổng công ty được tổ chức lại từ các liên hiệp xí nghiệp đã được thành
lập theo mô hình cũ.
Bảng 4
MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ CÁC TỔNG CÔNG TY 90 VÀ 91
Tổng số
So sánh
(a)
Tổng
công ty
91
So sánh
(a)
Tổng
công ty
91
So sánh
(a)
Số Tổng công ty 93 - 17 - 76 -

Số doanh nghiệp
thành viên
1.392 24% 542 10% 860 14%
Số lao động (nghìn
người)
1.037 61% 603 35,7% 434 25,3%
Số lượng vốn từ ngân
sách (tỷ đồng)
76.812 66% 51.208 44% 25.604 22%
Vốn bình quân một
Tổng công ty (tỷ đồng)
- - 3.882 - 280 -
* Nguồn: Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp.
(a) So với các chỉ tiêu tương ứng trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp
Nhà nước đến cuối tháng 2/2001.
Thực tế hoạt động của các Tổng công ty thời gian qua đã mang lại một
số kế quả như:
- Phần lớn, các Tổng công ty đã chủ động xây dựng kế hoạch phát triển
Tổng công ty đến năm 2010, chủ yếu hướng vào phát triển nội lực là chính.
Nhiều Công ty đã xây dựng được chiến lược phát triển kỹ thuật – công nghệ
nhằm tăng năng lực cạnh tranh, hạn chế đầu tư dàn trải.
- Việc thành lập các Tổng công ty tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình tích
tụ, tập trung vốn và thực hiện điều phối các nguồn lực hợp lý, thu hút vốn đầu
tư nước ngoài, tăng vị thế doanh nghiệp trên trường quốc tế.
- Có sự hỗ trợ về vốn, công nghệ, thị trường trong và ngoài nước, tăng
khả năng đấu thầu cho các doanh nghiệp thành viên.
- Sự hoạt động của các Tổng công ty đã nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh góp phần mở rộng thị phần xuất nhập khẩu.
- Đảm bảo cân đối nền kinh tế: Hầu hết các Tổng công ty đảm nhận vị trí
then chốt trong nền kinh tế quốc dân, đáp ứng yêu cầu cung cấp các sản phẩm

chủ yếu, điều hòa giá cả, phân phối hàng hóa, góp phần ổn định kinh tế –xã
hội .
Bên cạnh những thành công mà các Tổng công ty đem lại cho nền kinh tế
trong thời gian qua, chúng vẫn còn tồn tại một số yếu kém như:
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu
của nền kinh tế xã hội, cụ thể tình trạng thiếu vốn ở các Tổng công ty và doanh
nghiệp là phổ biến, năng xuất lao động còn thấp, chi phí sản xuất lớn làm cho
giá thành cao, hàng hóa chưa có sức cạnh tranh cao trên thị trường khu vực và
thế giới.
- Nội dung sở hữu về vốn chưa được xác định rõ ràng giữa Tổng công ty
và các đơn vị thành viên. Tổng công ty chưa điều tiết được vốn giữa các đơn vị
thành viên theo mục tiêu đầu tư phát triển chung của toàn Tổng công ty. Do đó
bộ máy Tổng công ty còn mang nặng tính chất hành chính trung gian, chưa
thực sự làm được vai trò của bộ máy quản lý và điều hành hoạt động của Tổng
công ty. Kết quả là nhiều Tổng công ty được hình thành bằng “Phép cộng số
học” đơn thuần các doanh nghiệp thành viên lại với nhau, nên chúng không có
quan hệ mật thiết trong sản xuất kinh doanh hoặc về công nghệ tài chính.
Nhiều Tổng công ty biến thành cơ quan quản lý hành chính cấp trên mà không
có tác dụng gì đối với các doanh nghiệp thành viên. Quan hệ Tổng công ty với
các thành viên mới chỉ là hình thức, chưa có nội dung. Trong hoạt động chưa
tạo ra mối quan hệ dính kết giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên.
- Về địa vị pháp lý và thành phần Hội đồng quản trị quy định chưa phù
hợp, chưa rõ ràng, khó phân biệt quyền hạn và trách nhiệm giữa Hội đồng
quản trị với Tổng Giám đốc, do đó có sự tranh chấp quyền lực giữa Hội đồng
quản trị với Tổng Giám đốc.
- Trong mối quan hệ kinh tế với các tập đoàn kinh doanh nước ngoài còn
nhiều hạn chế cả về năng lực và nhận thức.
- Cơ chế chính sách thiếu đồng bộ, chồng chéo, nhất là cơ chế tài chính
chưa tạo điều kiện huy động đa dạng các nguồn vốn. Do đó chậm đổi mới quy
trình công nghệ, sản phẩm kém cạnh tranh, khả năng mở rộng sản xuất bị hạn

chế. Chính vì vậy mà hoạt động của các Tổng công ty đạt hiệu quả chưa cao,
chưa đáp ứng được yêu cầu trong sự nghiệp đối mới nền kinh tế.
Như vậy, chúng ta chưa có các tập đoàn kinh tế theo đúng nghĩa của nó
và việc hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh vẫn là yêu cầu bức thiết đặt ra
cho nền kinh tế nước ta. Hơn nữa nền kinh tế Việt Nam về cơ bản cũng đã hội
tụ được một số yếu tố cho phép thành lập và phát triển các TĐKT lớn như:
- Trình độ tích tụ, tập trung và liên kết kinh tế ở một số ngành đã đạt
mức nhất định. Những ngành này đều giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế,
đảm bảo những yêu cầu cần thiết cho thị trường và có triển vọng phát triển.
Chính sự ra đời của các TĐKT lớn sẽ thúc đẩy hơn nữa trình độ tích tụ, tập
trung hoá sản xuất.
Tại thời điểm năm 2001, vốn nhà nước tại các Tổng công ty 91 là
116.138 tỷ đồng (gấp 2 lần so với năm 1996), chiếm 66,8% vốn nhà nước tại
các DNNN; tổng giá trị tài sản đạt 164.076 tỷ đồng, chiếm 31,7% tổng giá trị
tài sản của khu vực DNNN. Ngoài vốn Nhà nước, vốn tư bổ sung thêm của 17
Tổng công ty 91 là 18.038 tỷ đồng, chiếm 22,5% tỏng số vốn. Một số Tổng công
ty đã chiếm tỷ trọng khá lớn trong một số ngành, như Tổng công ty Điện lực
chiếm 37,46% tổng giá trị vốn của ngành điện lực và gas; Tổng công ty Cao su
chiếm 35,41% tổng giá trị vốn của ngành cao su và nhựa; Tổng công ty Than
chiếm 37,76% tổng giá trị vốn của ngành than; Tổng công ty Dầu khí chiếm
35,97 tổng giá trị vốn của ngành dầu khí; Tổng công ty Thuốc lá chiếm 27,9%
tổng giá trị vốn của ngành thuốc lá…
Về sản xuất kinh doanh, Tổng công ty 91 nói chung chiếm khoảng 42%
tổng doanh thu của khu vực DNNN; 90% lợi nhuận; 80% nộp ngân sách… Bằng
nhiều biện pháp, quy mô tổ chức của Tổng công ty 91 ngày càng được mở rộng.
Đến nay, bình quân mỗi Tổng công ty 91 có 34 đơn vị thành viên (theo quy định
phải có tối thiểu 7 đơn vị), trong đó một số Tổng công ty 91 có số lượng thành
viên rất lớn như Bưu chính viễn thông có 96 đơn vị thành viên với đa dạng các
hình thức sở hữu gồm các đơn vị hạch toán phụ thuộc, các đơn vị hạch toán
độc lập, công ty cổ phần; Tổng công ty Điện lực có 53 đơn vị gồm 20 đơn vị

hạch toán phụ thuộc, 14 đơn vị hạch toán độc lập, 6 đơn vị sự nghiệp và 13 ban
quản lý dự án. Tại một số Tổng công ty, quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp
thành viên đã và đang được thực hiện. Đây là một điều kiện tiềm năng để phát
triển thành lập TĐKT với số lượng lớn đông đảo doanh nghiệp thành viên.
Thị phần nội địa của các Tổng công ty 91 nhìn chung chiếm tỷ trọng lớn
và đang có xu hướng nâng cao nhờ lợi thế quy mô, năng lực bản thân cũng
như sự hỗ trợ của nhà nước. Tổng công ty Điện lực cung cấp cho nền kinh tế
quốc dân 94% sản lượng điện, Tổng công ty Than cung cấp 97% sản lượng
than, Tổng công ty Thuốc lá cung cấp 63% sản lượng thuốc lá, Tổng công ty Xi
măng cung cấp 59% sản lượng xi măng, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam chi
phối phần lớn lĩnh vực khai thác và cung cấp dầu thô của cả nước, Tổng công
ty Bưu chính viễn thông chiếm tỷ trọng lớn trong việc cung cấp dịch vụ bưu
chính viễn thông trên thị trường cả nước…
- Đội ngũ các chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý điều hành đã được
nâng cao về trình độ trí thức, chuyên môn, vững vàng bản lĩnh chính trị, đáp
ứng yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới. Tiềm lực khoa học - công nghệ đã
được nâng lên đáng kể: từ năm 1997 đến nay, nhân lực trong lĩnh vực khoa
học và công nghệ của cả nước đã tăng gấp 1,5 lần. Cán bộ khoa học và công
nghệ có trình độ đại học đạt xấp xỉ 1,3 triệu và hàng năm bổ sung thêm khoảng
180.000 người. Cán bộ có trình độ tiến sĩ đã tăng lên hơn 15.000 người vào
năm 2000. Trình độ, năng lực cán bộ trong một số ngành và trình độ đội ngũ
cán bộ nghiên cứu cơ bản đã được nâng cao. Nhìn chung đội ngũ cán bộ khoa
học – công nghệ đã có khả năng làm chủ và thích nghi với công nghệ tiên tiến
của các nước trên thế giới, ở một số lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.
- Nước ta đã mở rộng quan hệ ngoại giao với gần 170 nước, quan hệ
thương mại với hơn 150 nước trên thế giới. Do thực hiện chính sách mở cửa
nền kinh tế, Luật đầu tư nước ngoài được ban hành vào năm 1987 và đã được
sửa đổi, bổ sung 4 lần qua các giai đoạn cho phù hợp….nên đã thu hút được
khá nhiều các TĐKT nước ngoài vào hoạt động, mở rộng các mối quan hệ kinh
tế. Vì vậy các Tổng công ty và các doanh nghiệp của nước ta đã học hỏi được

nhiều kinh nghiệm, nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình cả trên thị
trường trong nước và nước ngoài, đủ sức mạnh vươn lên trên con đường hội
nhập thế giới.
- Sự phát triển các khu công nghiệp tại Việt Nam đã góp phần làm cho
nền kinh tế phát triển sống động hơn. Đến tháng 7 – 2001 cả nước đã có 68
khu công nghiệp tập trung, trên diện tích khoảng hơn 11.000 ha (không kể
14.000 ha của khu công nghiệp Dung Quất thuộc loại đặc biệt), phân bố trên
28 tỉnh, thành phố; trong đó miền Bắc có 14 khu, miền Nam có 41 khu và miền
Trung có 13 khu. Sự phát triển của chúng không chỉ góp phần thúc đẩy công
nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước mà còn tạo tiền đề tạo ra các yếu tố để
liên kết các doanh nghiệp nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước tại Việt
Nam, nâng cao kim ngạch xuất khẩu của đất nước; là trung tâm tạo công ăn
việc làm, thu hút hơn 210.000 lao động trực tiếp làm việc trong các doanh
nghiệp và hàng chục nghìn lao động trong các công đoạn phụ trợ cho sản xuất
chính; góp phần đào tạo, nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động xã hội, tạo
ra một hệ thống cơ sở hạ tầng mới…
- Về môi trường kinh doanh: chúng ta đã có hệ thống pháp luật và các
văn bản pháp quy tương đối chặt chẽ, cụ thể và ngày càng được hoàn thiện cho
phù hợp với nền kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế.
Trên cơ sở những điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi như vây,
nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 3 khóa IX đã chỉ rõ: “Hình thành một
số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các Tổng công ty Nhà nước, có sự tham
gia của các thành phần kinh tế, kinh doanh đa ngành trong đó có ngành kinh
doanh chính, chuyên môn hóa cao và giữ vai trò chi phối lớn trong nền kinh tế
quốc doanh, có quy mô rất lớn về vốn, hoạt động cả trong và ngoài nước, có
trình độ công nghệ cao và quản lý hiện đại, có sự gắn kết trực tiếp, chặt chẽ
giữa khoa học công nghệ, đào tạo nghiên cứu triển khai với sản xuất kinh
doanh”.
Để các TĐKT phát triển bền vững, đạt được những mục tiêu đề ra, chúng
ta cần phải khắc phục được những khuyết điểm đã mắc phải khi xây dựng các

Tổng công ty trước đây đồng thời học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm của các nước
khác, tiêu biểu là Trung Quốc – một nước đã đi trước chúng ta trong việc hình
thành và phát triển các TĐKT của nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị
trường xã hội chủ nghĩa.

×