ĐỀ THI ONLINE : BÀI KIỂM TRA CHƢƠNG 3 (CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT)
CHUYÊN ĐỀ: HÌNH HỌC
MÔN TOÁN: LỚP 5
BIÊN SOẠN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
Mục tiêu:
+ Vận dụng linh hoạt công thức để tính diện tích các hình: tam giác, hình thang, hình tròn, hình hộp chữ nhật và
hình lập phương.
+ Biết cách dùng các yếu tố đã biết để tìm yếu tố chưa biết: độ dài cạnh, diện tích xung quanh, thể tích, chu vi, ..
+ Áp dụng làm các bài toán tổng hợp.
I. TRẮC NGHIỆM Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (NB): Một thửa ruộng hình tam giác có điện tích 500m2 và chiều cao của thửa ruộng là 25m thì cạnh
đáy của thửa ruộng là bao nhiêu?
A. 25m
B. 30m
C. 40m
D. 45m
Câu 2 (NB): Một hình tròn có bán kính 2, 7 cm có chu vi là :
A. 16,596 cm
B. 16,956 cm
C. 17,956 cm
D. 19, 656 cm
Câu 3 (TH): Tính diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 2m
A. 20m2
B. 24cm3
C. 24cm2
D. 28cm2
Câu 4 (TH): Một thửa ruộng hình thang có diện tích 330m2 , biết tổng độ dài hai đáy của nó là 44m tính chiều
cao của thửa ruộng hình thang đó.
A. 27
B. 21
C. 15
D. 9
Câu 5 (VD): Một chiếc hộp có dạng hình hộp chữ nhật có thể tích 600cm3 .Diện tích đáy là 120cm2 . Chiều cao
của hình hộp chữ nhật đó là:
A. 6cm
B. 5cm
C. 8cm
D. 9cm
C. 5400 dm3
D. 3600dm3
Câu 6 (VD): 45% của 12m3 là bao nhiêu đề-xi-mét khối ?
A. 1200dm3
B. 4500dm3
Câu 7 (VDC): Một hình hộp chữ nhật có thể tích 105,3dm3 . Diện tích đáy là 23, 4dm2 . Chiều cao của hình hộp
chữ nhật là :
A. 0, 45dm
1
B. 4,5dm
C. 45dm
D. 450dm
Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh –Văn – Anh – Sử - Địa –
GDCD tốt nhất!
Câu 8 (VDC): Một hình lập phương có thể tích 27000cm3 . Tính diện tích xung quanh của khối lập phương đó
B. 360cm2
A. 2400cm2
C. 900cm2
D. 3600cm2
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (TH): Tính chu vi và diện tích các hình tròn sau:
a) Bán kính 3, 4 m
b) Đường kính 8cm
Câu 2 (VD):
Cho hình tam giác ABC có độ dài cạnh BC 32cm ,
chiều cao là 23cm . Gọi M là trung điểm của cạnh
đáy BC (hình vẽ). Tính diện tích tam giác AMC và
diện tích tam giác AMB rồi so sánh diện tích của hai
tam giác đó.
Câu 3 (VD): Một chiếc bánh chưng khổng lồ đã được ra mắt trong lễ hội Mẫu Tổ Âu Cơ tại xã Hùng Cường,
TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên bắt đầu từ ngày 4-4 vừa qua. Chiếc bánh chưng có kích thước chiều dài 2,5m
chiều rộng 2,5m và chiều cao 80cm và nặng khoảng 4,3 tấn, được làm từ 3 tấn gạo nếp, 3 tạ đường, 3 tạ đỗ,
5 tạ lá dong và 1,5 tạ lạt buộc. Em hãy tính thể tích của chiếc bánh chưng khổng lồ trên.
Câu 4 (VD): Cho hình thang có đáy nhỏ 16cm, đáy lớn 28cm và diện tích là 396 cm2 . Kéo dài đáy nhỏ về hai
phía để hình thang trở thành hình chữ nhật, Hãy tính diện tích phần mở rộng (có vẽ hình)
Câu 5 (VDC): Một phòng thí nghiệm dài 9m, rộng 7m, cao 4m. Tính diện tích cần quét sơn, biết rằng quét
sơn bên trong bốn mặt tường và trần nhà. Phòng thí nghiệm có bốn cửa sổ hình vuông cạnh 1, 6m và một cửa ra
vào cao 2,5cm; rộng 1, 6m.
2
Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh –Văn – Anh – Sử - Địa –
GDCD tốt nhất!
HƢỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN BỞI BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
I. TRẮC NGHIỆM.
1C
2B
3C
4C
5B
6C
7B
8D
Câu 1:
Phƣơng pháp : từ công thức tính diện tích hình tam giác ta có thể suy ra công thức tính độ dài cạnh đáy.
S
1
a h a 2S : h trong đó : S : diện tích tam giác, a : độ dài đáy, h : chiều cao.
2
Cách giải :
Độ dài cạnh đáy của thửa ruộng là : 2.500 : 25 40 m
Chọn C.
Câu 2:
Phƣơng pháp: Muốn tính chu vi hình tròn ta lấy 2 lần bán kính nhân với số 3,14.
C r 2 3,14 ( C là chu vi hình tròn, r là bán kính hình tròn)
Cách giải:
Hình tròn bán kính 2, 7 cm có chu vi là: 2, 7 2 3,14 16,956 cm
Chọn B
Câu 3:
Phƣơng pháp: Diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh là a được tính theo công thức:
Stp a a 6
Cách giải:
Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là: Stp 2 2 6 24cm2
Đáp số: 24m2
Chọn C
Câu 4:
Phƣơng pháp:
Muốn tính diện tích hình thang ta lấy độ dài đáy lớn cộng đáy nhỏ rồi nhân với chiều cao và chia cho 2.
Từ đó: khi biết diện tích hình thang và tổng độ dài hai đáy ta có thể tìm được chiều cao h S 2 : a b
3
Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh –Văn – Anh – Sử - Địa –
GDCD tốt nhất!
Trong đó: a b là tổng độ dài hai đáy, h là chiều cao, S là diện tích.
Cách giải:
Chiều cao của thửa ruộng hình thang đó là:
330 2 : 44 15 m
Chọn C.
Câu 5 :
Phƣơng pháp: Thể tích hình hộp chữ nhật V a b c c V : a b
Cách giải:
Chiều cao của hình hộp chữ nhật đó là : 600 :120 5cm
Chọn B
Câu 6 :
Phƣơng pháp: Muốn tính 45% của 12m3 ta lấy 45 nhân với 12 rồi chia cho 100 rồi đổi đơn vị từ m3 sang
dm3 .
Chú ý : 1m3 1000dm3
Cách giải:
45% của 12m3 là: 45 12 :100 5, 4 m3
Đổi: 5, 4m3 5400dm3
Đáp số: 5400 dm3
Chọn C
Câu 7:
Phƣơng pháp: Ta đã biết thể tích hình hộp chữ nhật bằng kích thước 3 cạnh nhân với nhau.
V a b c c V : a b trong đó : V là thể tích, a là chiều dài, b là chiều rộng, c là chiều cao.
Cách giải:
V a b c c V : a b
c 105,3 : 23, 4 4,5dm
4
Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh –Văn – Anh – Sử - Địa –
GDCD tốt nhất!
Chọn B
Câu 8 :
Phƣơng pháp : Từ thể tích của hình lập phương ta tìm được độ dài một cạnh của nó, từ đó tính được diện tích
xung quanh của nó.
V a a a; S xq a a 4 (trong đó : V là thể tích, a là độ dài một cạnh của hình lập phương, S xq là diện
tích xung quanh của hình lập phương)
Cách giải :
Ta thấy: 30 30 30 27 000 a 30 cm
Diện tích xung quanh của hình lập phương có cạnh 30cm là :
30 30 4 3600 cm2
Chọn D
II. TỰ LUẬN
Câu 1:
Phƣơng pháp:
+ Chu vi hình tròn có bán kính r là: C 2 3,14 r
+ Chu vi hình tròn có đường kính d là: C d 3,14
+ Diện tích hình tròn bán kính r là: S r r 3,14
Cách giải:
a) Chu vi hình tròn là: 3, 4 2 3,14 21,352 m
Diện tích hình tròn là : 3, 4 3, 4 3,14 36, 2984 m 2
b) Chu vi hình tròn là : 8 3,14 25,12 cm
Diện tích hình tròn là : 8 8 3,14 200,96 cm2
5
Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh –Văn – Anh – Sử - Địa –
GDCD tốt nhất!
Đáp số : a) 21,352m; 36, 2984m2
b) 25,12cm; 200,96cm2
Câu 2:
Phƣơng pháp: Tính độ dài cạnh MB; MC , rồi tính diện tích hai tam giác đó và so sánh chúng với nhau.
Công thức tính diện tích tam giác có độ dài cạnh a và chiều cao h: S
ah
2
Cách giải:
Vì M là trung điểm của BC
Nên độ dài cạnh MB MC là: 32 : 2 16 cm
Diện tích của tam giác AMC là :
16 23
184 cm 2
2
Diện tích của tam giác AMB là :
16 23
184 cm 2
2
Vậy diện tích của hai tam giác AMC và tam giác AMB là bằng nhau.
Đáp số : Vậy diện tích của hai tam giác AMC bằng diện tích tam giác AMB và bằng 184cm2
Câu 3:
Phƣơng pháp: Muốn tính thể tích của hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân chiều rộng rồi nhân với chiều
cao:
V a b c (trong đó: V là thể tích, a, b, c lần lượt là chiều dài, chiều rộng và chiều cao).
Cách giải:
Đổi: 80 cm 0,8m
Thể tích của chiếc bánh chưng khổng lồ là: 2,5 2,5 0,8 5 m3
Đáp số: 5m3
Câu 4:
Phƣơng pháp: Tính chiều cao của hình thang: từ công thức tính diện tích hình thang, suy ra công thức tính
chiều cao của nó là: Ta lấy diện tích nhân hai, rồi chia cho tổng độ dài hai đáy.
6
Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh –Văn – Anh – Sử - Địa –
GDCD tốt nhất!
S
a b h h S 2 :
2
a b
Sau đó tính diện tích của hình chữ nhật MNCD rồi trừ đi diện tích của hình thang ban đầu, ta được diện tích
phần mở rộng thêm.
Cách giải:
S mở rộng SM CD S ABCD
Chiều cao hình thang ABCD là:
396 2 : 16 28 18 cm
Diện tích hình chữ nhật MNCD là:
28 18 504 cm 2
Diện tích phần mở rộng là:
504 396 108 cm2
Đáp số: 108cm2
Câu 5 :
Phƣơng pháp: Tính diện tích bốn mặt bên, diện tích trần nhà, diện tích bốn cửa sổ, diện tích cửa ra vào.
Để tính diện tích cần quét sơn ta lấy tổng diện tích trần nhà và diện tích 4 mặt bên trừ đi tổng diện tích cửa sổ và
cửa ra vào.
Cách giải:
Diện tích bốn mặt tường bên trong phòng thí nghiệm là :
9 7 2 4 128 m2
Diện tích trần nhà là :
9 7 63 m 2
Diện tích bốn cửa sổ là :
1, 6 1, 6 4 10, 24 m2
7
Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh –Văn – Anh – Sử - Địa –
GDCD tốt nhất!
Diện tích cửa ra vào là :
2,5 1, 6 4 m 2
Diện tích cần quét sơn là :
128 63 10, 24 4 176, 76 m2
Đáp số : 176, 76m2
8
Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh –Văn – Anh – Sử - Địa –
GDCD tốt nhất!