BÀI GIẢNG: CÔNG DÂN – TRẬT TỰ ANH NINH
Chuyên đề: Mở rộng vốn từ
Cô giáo: Phạm Thị Thu Thủy
Chúng ta đến với bài : MRVT – Công dân (SGK TV tập 2 – trang 18)
Các bài tập trong phần này sẽ giúp các con :
+ Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ ngữ thuộc chủ điểm Công dân.
+ Sử dụng tốt một số từ ngữ thuộc chủ điểm Công dân : ý thức, quyền lợi, nghĩa vụ của công dân.
Bài 1. (SGK – trang 18) Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ Công dân ?
Hướng dẫn:
+ Bằng vốn hiểu biết và vốn từ của mình hoặc tra từ điển Tiếng Việt, các con hãy tìm hiểu nghĩa của các
cụm từ này.
+ Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước dòng nêu đúng nghĩa của từ Công dân.
Đáp án: ý b (Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước. )
? Tại sao chúng ta không chọn ý a hoặc ý c ?
+ Người làm việc trong cơ quan nhà nước : là công chức.
+ Người lao động chân tay làm công ăn lương : là công nhân.
GV kết luận lại đáp án.
Bài 2. (SGK – trang 18) Xếp những từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp :
công dân, công nhân, công bằng, công cộng, công lí, công nghiệp, công chúng, công minh, công tâm.
Hướng dẫn:
+ Bằng vốn hiểu biết và vốn từ của mình hoặc tra từ điển Tiếng Việt, các con hãy tìm hiểu nghĩa của từng
từ. (GV chiếu nghĩa từng từ)
+ Xếp những từ đã cho vào nhóm thích hợp.
Đáp án:
a) Công có nghĩa là “của nhà nước, của chung”: công dân, công cộng, công chúng.
b) Công có nghĩa là “không thiên vị”: công bằng, công lí, công minh, công tâm.
c) Công có nghĩa là “thợ, khéo tay”: công nhân, công nghiệp.
NGHĨA CỦA TỪ
TỪ
công dân
: người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.
công nhân
: người lao động sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp.
công bằng
: theo đúng lẽ phải, không thiên vị.
công cộng
: thuộc về mọi người hoặc phục vụ chung cho mọi người trong xã hội.
1
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt
nhất!
công lí
: lẽ phải, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
công nghiệp
: ngành chủ đạo của nền kinh tế quốc dân hiện đại.
công chúng
: đông đảo người đọc, xem, nghe trong quan hệ với tác giả, diễn viên.
công minh
: công bằng và sáng suốt.
công tâm
: lòng ngay thẳng chỉ vì việc chung, không tư lợi hoặc thiên vị.
Bài 3. (SGK – trang 18) Tìm trong các từ cho dưới đây những từ đồng nghĩa với công dân :
Những từ đồng nghĩa với từ công dân là: nhân dân, dân chúng, dân.
Bài 4. (SGK – trang 18) Có thể thay từ công dân trong câu nói dưới đây của nhân vật Thành (Người
công dân số Một) bằng các từ đồng nghĩa với nó được không ? Vì sao ?
Trả lời : Không thể thay thế từ công dân bằng những từ đồng nghĩa với nó vì từ công dân trong câu này có
nghĩa là người dân của một nước độc lập (trái nghĩa với từ nô lệ ở vế tiếp theo). Còn các từ nhân dân, dân
chúng, dân thì không có nghĩa này và không trái nghĩa với từ nô lệ.
Chúng ta đến với bài : MRVT – Công dân (SGK TV tập 2 – trang 28)
Các bài tập trong phần này sẽ giúp các con :
+ Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ ngữ về công dân.
+ Hiểu nghĩa của một số từ ngữ về công dân : ý thức, quyền lợi, nghĩa vụ của công dân.
Bài 1. (SGK – trang 28) Ghép từ công dân vào trước hoặc sau từng từ dưới đây để tạo thành những cụm
từ có nghĩa:
nghĩa vụ, quyền, ý thức, bổn phận, trách nhiệm, gương mẫu, danh dự
Hướng dẫn:
+ Đọc từng từ.
+ Ghép từ công dân vào trước hoặc sau từng từ dưới đây để tạo thành những cụm từ có nghĩa.
TỪ
NGHĨA CỦA TỪ
nghĩa vụ
: việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm đối với xã hội, đối với người khác.
quyền
: điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi.
ý thức
: có nhận thức đúng đắn, biểu hiện bằng thái độ, hành động cần phải có.
bổn phận
2
: phần việc phải làm, phải lo liệu, phải làm theo đạo lí thông thường.
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt
nhất!
trách nhiệm
: phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả
không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả.
gương mẫu
: có tác dụng làm gương cho mọi người noi theo.
danh dự
: sự coi trọng của dư luận xã hội, dựa trên giá trị tinh thần, đạo đức tốt đẹp.
Đáp án:
nghĩa vụ công dân
quyền công dân
ý thức công dân
bổn phận công dân
trách nhiệm công dân
công dân gương mẫu
công dân danh dự
danh dự công dân
Bài 2. (SGK – trang 28) Tìm nghĩa ở cột A thích hợp với mỗi cụm từ ở cột B :
Hướng dẫn:
+ Đọc nghĩa ở cột A
+ Nối với cụm từ thích hợp ở cột B.
Đáp án:
Bài 3. (SGK – trang 28) Dựa vào nội dung câu nói của Bác Hồ “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác
cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”, em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ
quốc của mỗi công dân.
Ví dụ:
Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Lòng yêu nước ấy đã giúp ta đánh bại mọi kẻ thù xâm lược dù
chúng mạnh hơn ta gấp trăm lần. Khi xưa các vua Hùng đã có công dựng nước. Ngày nay chúng ta phải giữ
nước và xây dựng đất nước giàu mạnh. Câu nói của Bác không chỉ là lời dạy bảo các chú bộ đội mà còn là lời
dạy bảo toàn dân. Thiếu nhi, học sinh chúng em cần có nghĩa vụ tiếp bước cha ông bảo vệ và xây dựng đất
nước.
***************************
Chúng ta đến với bài : MRVT – Trật tự, an ninh (SGK TV tập 2 – trang 48)
Các bài tập trong phần này sẽ giúp các con :
+ Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ ngữ về trật tự, an ninh.
+ Hiểu đúng nghĩa của từ trật tự.
Bài 1. (SGK – trang 48) Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ trật tự ?
Hướng dẫn:
3
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt
nhất!
+ Bằng vốn hiểu biết và vốn từ của mình hoặc tra từ điển Tiếng Việt, các con hãy tìm hiểu nghĩa của các
cụm từ này.
+ Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước dòng nêu đúng nghĩa của từ Trật tự.
Đáp án: ý c (Trạng thái ổn định, có tổ chức, có kỉ luật.)
? Tại sao chúng ta không chọn ý a hoặc ý b ?
+ Trạng thái bình yên, không có chiến tranh : là nghĩa của từ hòa bình.
+ Trạng thái yên ổn, bình lặng, không ồn ào : là nghĩa của từ bình yên, thanh bình.
GV kết luận lại đáp án.
Bài 2. (SGK – trang 49) Tìm những từ ngữ liên quan tới việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông có trong
đoạn văn sau :
Hướng dẫn:
+ Đọc lại đoạn văn.
+ Dùng thước kẻ, bút chì gạch chân dưới những từ ngữ liên quan tới việc giữ gìn trật tự, an toàn giao
thông.
+ Xếp những từ ngữ vừa tìm được vào 3 nhóm :
* Lực lượng bảo vệ trật tự, an toàn giao thông :
* Hiện tượng trái ngược với trật tự, an toàn giao thông :
* Nguyên nhân gây tai nạn giao thông :
Đáp án:
* Lực lượng bảo vệ trật tự, an toàn giao thông : cảnh sát giao thông.
* Hiện tượng trái ngược với trật tự, an toàn giao thông : tai nạn, tai nạn giao thông, va chạm giao thông.
* Nguyên nhân gây tai nạn giao thông : vi phạm quy định về tốc độ; thiết bị kém an toàn; lấn chiếm
lòng đường, vỉa hè.
Bài 3. (SGK – trang 49) Tìm trong mẩu chuyện vui dưới đây những từ ngữ chỉ người, sự vật, sự việc liên
quan đến bảo vệ trật tự, an ninh :
Hướng dẫn:
+ Đọc lại đoạn văn.
+ Dùng thước kẻ, bút chì gạch chân dưới những từ ngữ chỉ người, sự vật, sự việc liên quan đến bảo vệ trật
tự, an ninh.
+ Tìm hiểu nghĩa của một số từ ngữ.
Đáp án:
* Những từ ngữ chỉ người liên quan đến trật tự, an ninh : cảnh sát, trọng tài, bọn càn quấy, bọn hu-li-gân.
* Những từ ngữ chỉ sự việc, hiện tượng, hoạt động liên quan đến trật tự, an ninh : giữ trật tự, bắt, quậy
phá, hành hung, bị thương.
* Giải nghĩa một số từ : cảnh sát, trọng tài, bọn càn quấy, hu-li-gân.
******************
4
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt
nhất!
Chúng ta đến với bài : MRVT – Trật tự, an ninh (SGK TV tập 2 – trang 59)
Các bài tập trong phần này sẽ giúp các con :
+ Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ ngữ về trật tự, an ninh.
+ Hiểu đúng nghĩa của từ an ninh và những từ ngữ thuộc chủ điểm.
+ Tích cực hóa vốn từ bằng cách sử dụng chúng.
Bài 1. (SGK – trang 59) Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ an ninh ?
Hướng dẫn:
+ Bằng vốn hiểu biết và vốn từ của mình hoặc tra từ điển Tiếng Việt, các con hãy tìm hiểu nghĩa của các
cụm từ này.
+ Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước dòng nêu đúng nghĩa của từ an ninh.
Đáp án: ý b (Yên ổn về chính trị và trật tự xã hội.)
? Tại sao chúng ta không chọn ý a hoặc ý c ?
+ Yên ổn hẳn, tránh được tai nạn, tránh được thiệt hại.: là nghĩa của từ an toàn.
+ Không có chiến tranh và thiên tai : là nghĩa của từ thanh bình.
GV kết luận lại đáp án.
Bài 2. (SGK – trang 59) Tìm những danh từ và động từ có thể kết hợp với từ an ninh.
Hướng dẫn:
+ Bằng vốn hiểu biết và vốn từ của mình hoặc tra từ điển Tiếng Việt, các con hãy Tìm những danh từ và
động từ có thể kết hợp với từ an ninh.
+ Viết vào vở những từ con đã tìm được.
Đáp án :
+ Danh từ kết hợp với an ninh : cơ quan an ninh, lực lượng an ninh, sĩ quan an ninh, chiến sĩ an ninh,
xã hội an ninh, an ninh chính trị, an ninh Tổ quốc, giải pháp an ninh,…
+ Động từ kết hợp với an ninh : bảo vệ an ninh, giữ gìn an ninh, giữ vững an ninh, củng cố an ninh,
quấy rối an ninh, thiết lập an ninh,…
Bài 3. (SGK – trang 59) Xếp những từ ngữ sau đây vào nhóm thích hợp : công an, đồn biên phòng, tòa án, xét
xử, bảo mật, cảnh giác, cơ quan an ninh, giữ bí mật, thẩm phán.
a) Chỉ người, cơ quan, tổ chức thực hiện công việc bảo vệ trật tự, an ninh.
b) Chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, an ninh.
Hướng dẫn:
+ Bằng vốn hiểu biết và vốn từ của mình hoặc tra từ điển Tiếng Việt, các con hãy hiểu nghĩa của những
từ ngữ.
+ Xếp những từ ngữ vào 2 nhóm.
+ Giải nghĩa các từ và đặt câu với từ ngữ đó.
Đáp án :
a) Chỉ người, cơ quan, tổ chức thực hiện công việc bảo vệ trật tự, an ninh : công an, đồn biên phòng,
tòa án, cơ quan an ninh, thẩm phán.
5
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt
nhất!
b) Chỉ hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, an ninh : xét xử, bảo
mật, cảnh giác, giữ bí mật.
Bài 4. (SGK – trang 59) Đọc bản hướng dẫn và tìm các từ ngữ chỉ những việc làm, những cơ quan, tổ chức
và những người có thể giúp em tự bảo vệ khi cha mẹ em không có ở bên.
Từ ngữ chỉ việc làm
Từ ngữ chỉ cơ Từ ngữ chỉ người có thể giúp
quan, tổ chức em tự bảo vệ khi không có cha
mẹ ở bên
- nhớ số điện thoại của cha mẹ
Nhà hàng
Ông bà
- nhớ địa chỉ, số nhà của người thân
Cửa hiệu
Chú bác
- gọi điện 113, 114, 115.
Đồn công an
Người thân
- kêu lớn để người xung quanh biết
113
Hàng xóm
- chạy đến nhà người quen
114
Bạn bè
- không mang đồ trang sức đắt tiền
115
- khóa cửa
- không mở cửa cho người lạ.
6
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt
nhất!