Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Lập kế hoạch như một doanh nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.72 KB, 2 trang )

Lập kế hoạch như một doanh nhân
Cách nhìn nhận về việc lập kế hoạch kinh doanh giữa các doanh nhân và những nhà
quản lý tập đoàn là rất khác nhau. Ở hầu hết các tập đoàn lớn, người ta chỉ để tâm
đến việc lập và triển khai kế hoạch khi tình hình bắt đầu trở nên rối ren.

Người ta tin rằng, việc lập kế hoạch là một trong những biện pháp để huy động
mọi nguồn lực trong tập đoàn cùng chung tay tháo gỡ tình hình. Và đương
nhiên, một bản kế hoạch chỉ được coi là khả thi khi mọi luận cứ dẫn dắt cho nó
phải trở nên “có vẻ đúng hướng” (theo những điều
họ đã dự trù).
Thành thật mà nói, liệu những giải pháp chữa cháy
như vậy có còn ý nghĩa trong bối cảnh kinh doanh
biến động khôn lường: người ta khó có thể nói
trước bất kỳ điều gì có thể xảy ra vào ngày hôm
sau, huống gì một kế hoạch dài hơi kéo dài tới 3
năm?
Hơn thế, người ta còn hoàn toàn có đủ nguồn lực
để duy trì bản kế hoạch trong khoảng thời gian khá
dài trước khi ai đó kịp bình tĩnh rà soát lại tính đúng
đắn của các lập luận trong bản kế hoạch đã lập ra
trước đó. Vậy nên, trước khi bản kế hoạch kịp kết
thúc, biết đâu đấy, họ đã đi chệch hướng và vấp
phải vô số rủi ro khôn lường.
Các doanh nhân không làm vậy. Thông qua một
bản kế hoạch, họ dồn mọi tâm trí và vạch ra
phương hướng hành động chỉ từ con số không ban
đầu. Với họ, một bản kế hoạch đúng đắn không nhất thiết phải giống y hệt
những điều họ đã dự định. Dù có được phát triển theo hướng nào đi chăng nữa,
bất kỳ bản kế hoạch nào cũng đáng lưu tâm khi nó giúp họ tiếp cận, học hỏi
được những điều mới lạ, giúp họ tiến xa hơn trên con đường kinh doanh.
Trong kinh doanh, bạn phải luôn lắng nghe


nguyện vọng của khách hàng và phải biết
nhanh chóng, kịp thời điều chỉnh kế hoạch
theo thị hiếu của đối tượng mình nhắm tới.
Ảnh: Corbis

Để hiểu rõ hơn về lập luận này, chúng ta cùng nghe Marion Freijsen - đồng sáng
lập kiêm Giám đốc phụ trách công nghệ của E-Factor - một trang web chuyên
biệt, một môi trường công nghệ nơi các doanh nhân có thể trao đổi ý tưởng và
kinh nghiệm kinh doanh - kể cho chúng ta câu chuyện của chính họ.
“Ban đầu, nhóm phát triển E-Factor chỉ ấp ủ kế hoạch E-Factor dưới dạng một
cuốn sách. Năm ngoái, trong giai đoạn một của kế hoạch, chúng tôi đã hoàn
thành cuốn The N-Factor. Bước vào giai đoạn hai, chúng tôi đã lập một website
nhỏ - ban đầu chỉ với mong muốn thông qua trang web này, nhóm phát triển sẽ
nhận được những chia sẻ bổ ích từ lớp doanh nhân đi trước và tập hợp thành tư
liệu viết sách.
Thế nhưng, bạn biết không, vượt xa mong đợi của chúng tôi, trang web này đã
nhận được sự quan tâm đặc biệt của người trong ngành. Điều này đã mở ra cho
chúng tôi hướng đi mới. Kể từ đó, không phải viết sách mà việc phát triển trang
web trên nền tảng đã có mới chính là mối bận tâm lớn nhất của chúng tôi.
Trước lúc bắt tay thực hiện, không ai trong số chúng tôi có thể nghĩ rằng dự định
của mình đã thay đổi nhiều đến thế. Chúng tôi đã điều chỉnh toàn bộ kế hoạch
ban đầu và đến giờ, vẫn tiếp tục làm điều đó.
Tôi đã rút ra một điều quan trọng là, trong kinh doanh, bạn phải luôn lắng nghe
nguyện vọng của khách hàng và phải biết nhanh chóng, kịp thời điều chỉnh kế
hoạch theo thị hiếu của đối tượng mình nhắm tới”.
Có hề gì đâu khi ban đầu bạn chỉ định viết sách. Thế nhưng, sau đó, bạn lại
chuyển sang một hướng đi hoàn toàn mới khi nhận ra thị trường đang thật sự
cần gì.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta sẽ ủng hộ những kế hoạch tuỳ
hứng.Bạn vẫn cần những bước lập kế hoạch bài bản. Một bản kế hoạch tốt sẽ

giúp bạn đi từ khám phá này đến khám phá khác trong khi luôn lường trước
được những chi phí và rủi ro đi kèm: bạn vừa có thể tìm ra mặt trái của vấn đề
vừa tận dụng tốt những cơ hội kinh doanh đang đến.
- Bài viết của Rita McGrath trên Harvard Business Publishing -

Như Nguyệt dịch

×