Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

giáo án bài 13 14 sinh học 10 theo phát triển năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.82 KB, 9 trang )

GV Ngô Thị Thúy Quỳnh

KH Bài học Sinh Học 10

Ngày soạn: 11/11/2019

Tiết: 13

Chương III : CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO
Bài 13 : KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được khái niệm năng lượng.
- Phân biệt được thế năng và động năng, đồng thời đưa ra các ví dụ minh họa.
- Giải thích được cấu trúc và chức năng của ATP - đồng tiền năng lượng của tế bào.
- Trình bày được khái niệm chuyển hóa vật chất, khái niệm chuyển hóa năng
lượng( hiểu được chuyển hóa vật chất luôn đi kèm với chuyển hóa năng lượng).
2. Kĩ năng:
- Thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
- Tìm kiếm và xử lí thông tin về cấu trúc và chức năng của ATP, khái niệm chuyển hóa
vật chất trong tế bào.
- Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Liên hệ chế độ dinh dưỡng để phòng bệnh.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung
Nhóm năng lực
Năng lực thành phần
Năng lực tự học
- Hs biết xác định mục tiêu học tập. Tự nghiên cứu thông tin về quá trình chuyển hó


tế bào.
- HS biết lập kế hoạch học tập.
Năng lực phát hiện và Quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào
giải quyết vấn đề
Chuyển hóa vật chất luôn kèm theo chuyển hóa năng lượng.
Năng lực tư duy
Phát triển tư duy so sánh thông qua so sánh các dạng chuyển hóa vật chất
Năng lực giao tiếp hợp Học sinh hình thành năng lực giao tiếp, phát triển ngôn ngữ nói, viết khi tranh luận t
tác
trong bài học
NL quản lí
Biết cách quản lí nhóm, quản lí bản thân.
- NL chuyên biệt
+ Hình thành năng lực nhóm và nghiên cứu liên quan đến quá trình chvc và nl.
+ Năng lực cá thể: tự đưa ra những đánh giá của bản thân sau quá trình tiếp thu những kiến thức trong
bài.
5. GDĐĐ – GDMT
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Hình 13.1, 13.2 SGK Sinh học 10 phóng to.
- Các hình ảnh minh họa khác.
2. Học sinh: Xem lại bài 11" Vận chuyển các chất qua màng sinh chất" và đọc trước bài 13 ở
nhà
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Trực quan - Tìm tòi.
- Dạy học nhóm.
- Vấn đáp - tìm tòi.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS
Trường THPT Minh Hà



GV Ngô Thị Thúy Quỳnh

KH Bài học Sinh Học 10

Lớp
10A4
10A5
Ngày dạy
Vắng
2. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
3. Bài mới :
a. Hoạt động khởi động
GV: Kể tên các dạng năng lượng mà em biết?
HS trả lời
GV nêu: Vậy ATP là gì? ATP giữ vai trò gì trong tế bào?
b. Hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Tìm hiểu năng lượng và các I. NĂNG LƯỢNG VÀ CÁC DẠNG NĂNG
dạng năng lượng trong tế bào
LƯỢNG TRONG TẾ BÀO :
GV: Hãy kể tên một số dạng năng lượng có 1. Năng lượng:
trong tự nhiên mà em biết?
- Khái niệm: đại lượng đặc trưng cho khả
HS: NL mặt trời, NL từ gió, nước, NL từ sự năng sinh công
phân rã của các tia phóng xạ,....
- Gồm 2 loại :
+ Động năng: dạng năng lượng sẵn sàng

GV nêu: Con người có thể sử dụng NL mặt sinh ra công.
trời để đun sôi nước hoặc nấu chín thức ăn.
+ Thế năng: loại năng lượng dự trữ, có tiềm
Vậy năng lượng là gì?
năng sinh ra công.
GV: Căn cứ vào trạng thái sẵn sàng sinh công
hay không, người ta chia năng lượng thành
những loại nào? Động năng có gì khác thế
năng??
HS nghiên cứu sgk trả lời
GV: Để minh họa cho ĐN và TN, GV làm thí
nghiệm với ná, dây thun yêu cầu HS quan sát 2. Các dạng năng lượng tồn tại trong tế bào:
và cho biết: Đâu được coi là động năng? Thế hóa năng, điện năng, nhiệt năng.
năng?
(?) Trong tế bào, năng lượng có khả năng sinh
công không? Cho ví dụ?
(?) Trong tế bào sống, năng lượng được tồn tại
ở những dạng nào?
HS trả lời
Chuyển ý: Năng lượng chủ yếu của tế bào là
hóa năng tồn tại ở dạng ATP.
(?) Dựa vào SGK, hãy cho biết ATP là gì?
3. ATP (Ađênozin triphotphat) - đồng tiền
GV: Quan sát hình 13.1 và cho biết
năng lượng của tế bào:
+ Phân tử ATP được cấu tạo bởi những thành a. Cấu tạo: 3 thành phần
phần hóa học nào?
+ 1 bazơ nitơ Ađênin.
+ 3 nhóm photphat tham gia cấu tạo nên phân + 1 đường ribôzơ.
tử ATP có gì đặc biệt?

+ 3 nhóm phôtphat.
+ Quá trình ATP truyền năng lượng cho các
hợp chất khác diễn ra ntn?
* Lưu ý:
HS trả lời
Ba nhóm photphat của ATP có chứa 2 liên kết
cao năng. Mỗi liên kết cao năng khi phá vỡ
giải phóng 7,3 kcal.
Trường THPT Minh Hà


GV Ngô Thị Thúy Quỳnh

KH Bài học Sinh Học 10

GV: Hãy lấy 1 vài ví dụ minh họa cho hoạt
động của tế bào cần thiết phải có ATP?
(?) Từ đó cho biết ATP gĩư vai trò gì trong tế
bào?
HS trả lời
GV củng cố lại vai trò của ATP qua H 21.3
SGKNC sơ đồ minh họa vai trò của ATP trong
các hoạt động sống của tế bào.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chuyển hóa vật chất
trong tế bào
GV hỏi: Prôtêin trong thức ăn được chuyển
hóa như thế nào trong cơ thể và năng lượng
sinh ra trong quá trình chuyển hóa được dùng
vào việc gì?
HS trả lời

GV nêu: Các chất khác như tinh bột, lipit cũng
được chuyển hóa như vậy. Quá trình chuyển
hóa trải qua nhiều phản ứng hóa học với nhiều
loại enzim khác nhau được gọi là chuyển hóa
vật chất. Vậy chuyển hóa vật chất là gì ?
+ Chuyển hóa vật chất giữ vai trò gì đối với tế
bào và cơ thể?
+ Quá trình chuyển hóa vật chất và năng
lượng có mối quan hệ gì với nhau?
+ Vậy khi ăn quá nhiều thức ăn giàu năng
lượng mà không được cơ thể sử dụng hết thì
sẽ dẫn đến điều gì?
+ Cần phải có chế độ dinh dưỡngnhư thế nào
cho hợp lí?
HS trả lời

b. Vai trò của ATP:
+ Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho
tế bào.
+ Vận chuyển các chất qua màng ngược với
građient nồng độ.
+ Sinh công cơ học.
II. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT :
* Khái niệm:
Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng
hóa sinh xảy ra bên trong tế bào. Nhằm duy trì
các hoạt động sống của TB .
* Bản chất: Bao gồm hai quá trình:
+ Đồng hóa: là quá trình tổng hợp chất hữu cơ
phức tạp từ các chất đơn giản và tích lũy năng

lượng
+ Dị hóa : là quá trình phân giải cácchất hữu cơt
phức tạp thành chất đơn giản đồng thời giải
phóng năng lượng
 Dị hóa cung cấp năng lượng cho quá trình
đồng hóa và các hoạt động sống khác của tế bào.
* Vai trò:
- Giúp tế bào thực hiện các đặc tính đặc trưng
khác của sự sống như sinh trưởng, phát triển,
cảm ứng và sinh sản.
- Chuyển hóa vật chất luôn kèm theo năng lượng

c. Củng cố - Luyện tập:
Câu 1. ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là
A. ađenôzin, đường ribôzơ, 3 nhóm photphat. C. ađenôzin, đường deôxiribozơ, 3 nhóm photphat.
B. ađenin, đường ribôzơ, 3 nhóm photphat.
D. ađenin, đường đeôxiribôzơ, 3 nhóm photphat.
Câu 2. Trong quá trình hô hấp tế bào, giai đoạn tạo ra nhiều ATP nhất là
A. đường phân. B. trung gian .C. chu trình Crep.
D. chuỗi truyền electron hô hấp.
Câu 3. Đồng hoá là
A. tập hợp tất cả các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.
B. tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.
C. quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
D. quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
Câu 4. Dị hoá là
A. tập hợp tất cả các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.
B. tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.
C. quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
Trường THPT Minh Hà



GV Ngô Thị Thúy Quỳnh

KH Bài học Sinh Học 10

D. quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
d. Vận dụng
Để cơ thể khỏe mạnh, hoạt động tốt cần cung cấp đầy đủ năng lượng.
Cơ thể hoạt động nhiều thì càng cần nhiều năng lượng.
Nêu trong khẩu phần ăn thiếu năng lượng thì sẽ dẫn đến còi cọc, mệt mỏi
e. Tìm tòi – Mở rộng
Các loại thức ăn giàu năng lượng: Gluxit, protein, lipit.
Đặc biệt những người lao động chân tay, làm những công việc mệt nhọc, nên cung cấp đầy đủ năng
lượng, phối hợp khẩu phần ăn đầy đủ và cân đối dinh dưỡng
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc bài đã học.
- Xem phần Em có biết ?
- Đọc trước bài 14 trang 57, SGK Sinh học 10.
5. Rút kinh nghiệm:

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

Trường THPT Minh Hà


GV Ngô Thị Thúy Quỳnh

KH Bài học Sinh Học 10

Ngày soạn: 18/11/2019

Tiết: 14

BÀI 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHUYỂN HÓA
VẬT CHẤT

I, MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm và cấu trúc của enzim.
- Trình bày được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hoạt tính của enzim.
- Nêu được vai trò của enzim trong cơ chế điều hoà hoạt động trao đổi chất của tế bào.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.
- Rèn kỹ năng làm việc theo nhóm.
- Rèn kỹ năng thực hành thí nghiệm.
- Vận dụng kiến thức về enzim vào giải thích một số hiện tượng thực tế.
3. Thái độ:
Giáo dục học sinh biết bảo vệ sức khỏe.

4. Đinh hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung
Nhóm năng lực
Năng lực thành phần
Năng lực tự học
- Hs biết xác định mục tiêu học tập của chuyên đề.
- HS biết lập kế hoạch học tập.
Năng lực phát hiện và Quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào gồm quang hợp và hô hấp, cần xúc tác là e
giải quyết vấn đề
NL nghiên cứu khoa học + Đưa ra tiên đoán khi cơ thể thiếu các enzim chuyển hóa một chất nào đó thì hậu qu
Năng lực giao tiếp hợp Học sinh hình thành năng lực giao tiếp, phát triển ngôn ngữ nói, viết khi tranh luận t
tác
trong bài học
NL quản lí
Biết cách quản lí nhóm, quản lí bản thân.
- NL chuyên biệt
+ Năng lực cá thể: tự đưa ra những đánh giá của bản thân sau quá trình tiếp thu những kiến thức trong
bài.
5. GDMT – GDĐĐ
- Ứng dụng trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Ví dụ: Trộn các ezim phân giải tinh bột, protein, lipit
.... vào sản xuất thức ăn chăn nuôi dễ tiêu hóa giúp tăng hiệu quả hấp thụ thức ăn. Tiết kiệm năng lượng
tiêu hóa, nhiên liệu chế biến thức ăn, góp phần giảm ô nhiễm môi trường
- Giáo dục tính Trung thực trong sản xuất kinh doanh, không pha trộn những hóa chất độc hại vào thức ăn
chăn nuôi.
- Điều trị một số bệnh dị ứng thức ăn ở một số bệnh nhân do thiếu enzim phân giải. -> Hs có trách nhiệm
với bản thân mình, ăn kiêng những đồ ăn bị dị ứng, thay thế bằng những thực phẩm khác
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Sách giáo khoa sinh học 10 và các tài liệu tham khảo liên quan.
- Thiết kế giáo án điện tử (có hình ảnh, tư liệu rõ nét), chuẩn bị dụng cụ (đĩa nhựa), mẫu vật(khoai tây

chín, còn sống để lạnh và sống ở nhiệt độ thường) và hóa chất (ôxi già) để tiến hành thí nghiệm.
- Thiết kế phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc sách giáo khoa bài 14.
- Tìm hiểu một số thí nghiệm về enzim và môt số ứng dụng của enzim trong thực tiễn.
III. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan,..
Trường THPT Minh Hà


GV Ngô Thị Thúy Quỳnh

KH Bài học Sinh Học 10

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số
Lớp
10A4
10A5
Ngày dạy
Văng
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
Câu hỏi 1: Mô tả cấu trúc ATP?
Đáp án: Gồm 3 thành phần: Bazơ nitơ Adenin; Đường ribozơ;
Ba nhóm photphat
Trong đó, hai nhóm phốtphát ở ngòai cùng có liên kết cao năng dễ bị phá vỡ giải phóng ra năng lượng.
Câu hỏi 2: Trình bày các chức năng của ATP?
Đáp án: ATP cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào:
- Tổng hợp nên các chất cần thiết cho tế bào.
- Vận chuyển chủ động các chất qua màng.
- Sinh công cơ học

- Dẫn truyền xung thần kinh
3. Bài mới
a. Hoạt động khởi động
GV trình chiếu hình ảnh bánh mì, cơm và hỏi “Khi ăn bánh mì, ăn cơm, nếu nhai kỹ chúng ta cảm
nhận được có vị ngọt, tại sao vây?”
- HV vận dụng kiến thức từ cấp THCS (lớp 8) trả lời được trong nước bọt có enzim amilaza giúp biến đổi
tinh bột trong cơm thành đường glucozơ
- GV nhận xét câu trả lời của HV và nêu các câu hỏi tình huống: Vậy enzim là gì? Cấu tạo và cơ chế hoạt
động ra sao? Enzim có vai trò như thế nào trong chuyển hóa vât chất? Để trả lời các câu hỏi đó - chúng
ta cùng tìm hiểu bài 14 “Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất”
b. Hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HV
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu enzim
I. ENZIM:
GV: Trình chiếu phản ứng chuyển hóa tinh bột
thành đường trong trường hợp chất xúc tác là
HCl và Amilaza. Yêu cầu học sinh quan sát và
trả lời các câu hỏi gợi mở:
- Amilaza và HCl ở phản ứng được gọi là chất 1. Khái niệm
gì? Vai trò?
- Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng
- Amilaza có mặt ở đâu?
hợp trong tế bào sống. Enzim chỉ làm tăng
- Sau phản ứng, Amilaza và HCl có bị biến đổi tốc độ của phản ứng mà không bị biến đổi
không?
sau phản ứng
HS chỉ ra được:
- Amilaza và HCL là chất xúc tác, làm tăng tốc
phản ứng;

- Amilaza có trong cơ thể (tế bào sống);
- Chất xúc tác không biến đổi sau phản ứng.
GV: Amilaza chính là enzim tiêu hóa có trong
dịch nước bọt (các em đã được biết ở chương
trình sinh học lớp 8). Vậy enzim là gì?
HS trả lời:
GV giúp HS nắm rõ bản chất (chất xúc tác sinh
học), nguồn gốc (trong tế bào sống); vai trò (tăng
tốc phản ứng) và đặc điểm (không bị biến đổi)
2. Cấu trúc của enzim:
Trường THPT Minh Hà


GV Ngô Thị Thúy Quỳnh

KH Bài học Sinh Học 10

GV: Enzim gồm mấy loại, đặc điểm mỗi loại?
HV theo dõi SGK để trả lời
GV: Về mặt hóa học enzim được cấu tạo từ chất
nào?
HS: Protein
GV bổ sung: vì enzim có cấu tạo từ protein nên
enzim cũng có các tính chất của protein như biến
tính ở nhiệt độ cao, hay thay đổi tính chất khi pH
biến đổi....
GV: Chiếu hình ảnh cấu trúc không gian của
enzim, yêu cầu HS quan sát, và mô tả cấu trúc
trung tâm hoạt động?
HS: quan sát hình, kết hợp thông tin SGK nêu

được đặc điểm trung tâm hoạt động.
GV: Trình chiếu hình ảnh về cơ chế tác động của
enzim, yêu cầu HV thảo luận theo cặp để tóm tắt
các bước trong cơ chế tác động của enzim?
HS: Quan sát hình kết hợp thông tin SGK, thảo
luận và trả lời đươc ... ba bước....
GV: Trình chiếu hình ảnh động, tóm tắt ba bước
tác động của enzim.
GV: Trình chiếu hình ảnh động về tính đặc thù
của enzim , đặt câu hỏi gợi mở: 1- Mỗi enzim tác
động với bao nhiêu cơ chất? 2- Liên kết E-S có
tính gì?
HS quan sát hình ảnh và trả lời được: mỗi enzim
tác động với 1 loại cơ chất, gọi là tính đặc thù
GV: Trình chiếu phản ứng chuyển hóa tinh bột 
đường, đặt câu hỏi “ Hoạt tính của enzim amilaza
ở phản ứng trên được xác định như thế nào?”
HV: dựa vào khái niệm hoạt tính enzim để trả
lời.
GV: Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt
tính enzim amilaza?
HV: căn cứ SGK trả lời
 Thảo luận nhóm:
GV Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (mỗi nhóm
4-5 em tùy vào chỗ ngồi), Các nhóm bốc thăm
thứ tự chẵn – lẽ đề phân công nhiệm vụ. GV phát
phiếu học tập, bảng phụ và dụng cụ cần thiết.
Yêu cầu chung: dựa vào đồ thị và mục 3 SGK–
các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính enzim hãy
hoàn thành nội dung phiếu học tập.

- Nhóm số lẻ : Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ
và độ pH đến hoạt tính của enzim
- Nhóm số chẵn : Tìm hiểu ảnh hưởng của nồng
độ cơ chất, nồng độ enzim, chất hoạt hóa và chất
ức chế đến hoạt tính của enzim

- Phân loại enzim: enzim một thành phần
(chỉ gồm protein); enzim hai thành phần
(protein liên kết với chất khác)

- Mỗi enzim có trung tâm hoạt động:
• Vùng cấu trúc không gian đặc biệt
liên kết với cơ chất
• Cấu hình TTHĐ tương thích với
cấu hình của cơ chất

3. Cơ chế tác động của enzim:
- B1: Enzim (E) liên kết với cơ chất (S)
tạo phức hợp E-S
- B2: Enzim tương tác với cơ chất, biến
đổi cơ chất.
- B3: Giải phóng enzim và sản phẩm của
phản ứng.
- Liên kết Enzim – cơ chất có tính đặc thù

4. Các yểu tố ảnh hưởng đến hoạt tính
của enzim:
a. Nhiệt độ:
- Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu. - Khi
nhiệt độ tăng dần đến giá trị tối ưu thì tốc

độ phản ứng tăng dần.
b. Độ pH:
- Độ pH ảnh hưởng đến cấu trúc protein à
ảnh hưởng đến hoạt tính enzim.
- Mỗi enzim có pH tối ưu riêng.
c. Nồng độ cơ chất:
- Với một lượng enzim xác định, nếu tăng
dần lượng cơ chất thì hoạt tính enzim
tăng, đến khi tất cả trung tâm hoạt động

Trường THPT Minh Hà


GV Ngô Thị Thúy Quỳnh

KH Bài học Sinh Học 10

HS: Tiến hành thảo luận và hoàn thành nội dung
phiếu học tập trong 03 phút.
Hết thời gian tất cả các nhóm nộp sản phẩm. Hai
nhóm nhanh nhất của hai nội dung treo kết quả
lên bảng và thuyết trình về sản phẩm hoạt động.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có)
GV: Trình chiếu hình ảnh, nhận xét, đánh giá
phần trình bày của các nhóm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của enzim trong
quá trình chuyển hóa vật chất
GV: Giới thiệu phản ứng phân hủy H2O2 trong
hai trường hợp xúc tác của Fe và xúc tác của
catalaza. Yêu cầu học sinh nhận xét và rút ra vai

trò của enzim?
HS: So sánh về tốc độ phản ứng và rút ra được
enzim làm tăng tốc độ phản ứng
GV nhận xét, cũng cố
GV: Tế bào điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật
chất bằng cách nào?
HS: Nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi
GV: Chúng ta có thể can thiệp điều chỉnh hoạt
tính enzim được không? Bằng cách nào?
HS:
GV dẫn dắt: chúng ta có thể điều chỉnh hoạt tính
enzim thông qua điều chỉnh các yếu tố nào ảnh
hưởng đến hoạt tính của nó.
GV Tế bào tự điều chỉnh hoạt tính của các enzim
bằng cơ chế nào?
HV: ức chế ngược
GV: Trình chiếu sơ đồ ức chế ngược, yêu cầu HV
quan sát và trình bày được cơ chế? HV:
GV: Ức chế ngược là gì?
HS trả lời
GV: Ý nghĩa của ức chế ngược?
HS: quan sát hình, trả lời câu hỏi

của enzim bão hòa thì sự gia tăng nồng độ
cơ chất không làm tăng hoạt tính enzim.
d. Nồng độ enzim
Với một lượng cơ chất xác định, nồng độ
enzim càng cao thì tốc độ phản ứng càng
nhanh
e. Chất ức chế hoặc hoạt hoá enzim:

- Chất hoạt hóa làm tăng hoạt tính của
enzim
- Chất ức chế làm giảm hoạt tính của
enzim
II. VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG
QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ VẬT
CHẤT:
- Enzim tăng tốc độ phản ứng  đảm bảo
các hoạt động sống của tế bào.
- Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình
chuyển hoá vật chất để thích ứng với môi
trường bằng cách điều chỉnh hoạt tính của
các enzim

- Ức chế ngược là kiểu điều hoà mà trong
đó sản phẩm của con đường chuyển hoá
quay lại tác động như một chất ức chế làm
bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở
đầu con
đường chuyển hoá
- Ức chế ngược là kiểu điều hòa chủ yếu
trong tế bào.

c. Củng cố - Luyện tập:
Câu 1. Thành phần cơ bản của ezim là
A. lipit.
B. axit nucleic.
C. cacbon hiđrat.
D. protein.
Câu 2. Khi enzim xúc tác phản ứng, cơ chất liên kết với

A. cofactơ.
B. protein.
C. coenzim.
D. trung tâm hoạt động.
Câu 3. Tế bào cơ thể điều hoà tốc độ chuyển hoá hoạt động vật chất bằng bằng việc tăng giảm
A. nhiệt độ tế bào.
B. độ pH của tế bào.
Trường THPT Minh Hà


GV Ngô Thị Thúy Quỳnh

KH Bài học Sinh Học 10

C. nồng độ cơ chất
D. nồng độ enzim trong tế bào.
Câu4. Một trong những cơ chế tự điều chỉnh quá trình chuyển hoá của tế bào là
A. xuất hiện triệu chứng bệnh lí trong tế bào.
B. điều chỉnh nhiệt độ của tế bào.
C. điều chỉnh nồng độ các chất trong tế bào.
d. Vận dụng
Ứng dụng trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Ví dụ: Trộn các ezim phân giải tinh bột, protein,
lipit .... vào sản xuất thức ăn chăn nuôi dễ tiêu hóa giúp tăng hiệu quả hấp thụ thức ăn. Tiết kiệm năng
lượng tiêu hóa, nhiên liệu chế biến thức ăn, góp phần giảm ô nhiễm môi trường
e. Tìm tòi – Mở rộng
Điều trị một số bệnh dị ứng thức ăn ở một số bệnh nhân do thiếu enzim phân giải
Hạn chế hoặc không ăn những loại thức ăn mình bị dị ứng, và có những biện pháp chữa trị dị
ứng kip thời
4. Hướng dẫn về nhà:
Đọc lại bài cũ, trả lời câu hỏi SGK

Chuẩn bị bài 16: Hô hấp tế bào
5. Rút kinh nghiệm:

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................

Trường THPT Minh Hà



×