Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Giáo án Chủ đề Tuần hoàn máu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.96 KB, 13 trang )

CHUYÊN ĐỀ : TUẦN HOÀN MÁU
I. Mục tiêu chuyên đề
Sau khi học xong chuyên đề, học sinh có khả năng:
1. Kiến thức
- Trình bày được cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.
- Phân biệt được hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở.
- Nêu được các khái niệm: nhịp tim, huyết áp, vận tốc máu.
- Giải thích được các qui luật hoạt động của tim: tim có tính tự động, tim hoạt động
theo chu kì.
- Giải thích được sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch, các qui luật vận chuyển
máu trong hệ mạch.
- Giải thích được nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp phòng chống bệnh tim
mạch.
2. Kỹ năng: Rèn luyện được kĩ năng sau:
- Kỹ năng phân tích, so sánh, khái quát hóa.
- Kỹ năng quan sát tranh hình, thuyết trình.
3. Thái độ:
- Hứng thú tìm hiểu thiên nhiên và con người và nghiên cứu khoa học.
- Giáo dục niềm tin vào khoa học về bản chất vật chất và tính quy luật của sự vận
chuyển máu trong hệ mạch, khả năng của con người trong việc bảo vệ và rèn luyện hệ
tim mạch.
- Giáo dục đạo đức: Có trách nhiệm thực hiện các biện pháp giữ vệ sinh, bảo vệ hệ
tim mạch và bảo vệ sức khỏe bản thân.Tuyên truyền và biết cách phòng chống các
bệnh về tim mạch, huyết áp cao, xơ vữa thành mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
4. Năng lực hướng tới
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
1


- Năng lực giao tiếp và hợp tác.


- Năng lực sinh học.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Hình 18.1: Sơ đồ hệ tuần hoàn hở.
- Hình 182: Sơ đồ hệ tuần hoàn kín.
- Sơ đồ hệ tuần hoàn cá, lưỡng cư, bò sát, thú.
- Hình 18.4: Hệ dẫn truyền tim.
- Hình 19.2: Chu kì hoạt động của tim.
- Bảng 19.1: Nhịp tim của thú.
- Hình 19.3: Biến động huyết áp trong hệ mạch.
- Hình 19.4: Biến động của vận tốc máu trong hệ mạch.
- Phiếu học tập: + Phân biệt hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở.
- Máy tính, máy chiếu.
2.2. Chuẩn bị của học sinh
- Các tài liệu tìm hiểu hoạt động của tim, mạch và một số bệnh liên quan đến tim
mạch.
III. Phương pháp và phương tiện dạy hoc
1. Phương pháp và kĩ thuật dạy hoc
- Sử dụng tranh hình, video, clip.
- Dạy học giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật động não, lược đồ tư duy.
2.Phương tiện dạy hoc
- Các hình ảnh và cideo clip
- Phiếu học tập về những vấn đề liên quan
IV. Tiến trình bài giảng.
1. Ổn định lớp và kiểm tra sỹ số
2. Bài mới.

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ về - HS hoạt động nhóm, thảo luận trả lời.
tình huống GV nêu :

( Dự kiến: HS đưa ra được các ý kiến
2


“ Một người bị rắn cắn ở chân, ngay

khác nhau:

lập tức, người ta garo phía trên vết cắn.

Vết rắn cắn nhiễm trùng khiến da vùng

Em hãy giải thích tại sao?”

này bị hoại tử hoặc lọc rắn ngấm vào

- GV quan sát, gọi 2 nhóm lên giải máu bệnh nhân tử vong…..)
thích tóm tắt.
- GV nhận xét hoạt động và sản phẩm
của các nhóm.
- GV dẫn dắt để HS liên tưởng đến hệ
tuần hoàn máu trong cơ thể.

- HS dự đoán, liên tưởng đến hệ tuần

- GV khuyến khích HS nói những điều hoàn
các em đã biết và những điều các em

muốn biết về hệ tuần hoàn.
- GV giới thiệu chủ đề: Máu tuần hoàn
như thế nào trong cơ thể?
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Tìm hiểu về cấu tạo , chức năng và các dạng của hệ tuần hoàn.
- Mục tiêu: HS nhận biết được các bộ phận cấu tạo trong hệ tuần hoàn máu. Mô tả
được đường đi của máu trong 2 vòng tuần hoàn.
- Nội dung : HS quan sát tranh hình , phát vấn nêu vấn đề
- Sản phẩm: Kết quả thảo luận nhóm và phần trả lời của HS.
Hoạt động của GV và HS
GV: Chiếu tranh câm hệ tuần hoàn của thú. Yêu

Nội dung
.I. Cấu tạo và chức năng của hệ

cầu HS quan sát tranh và tìm hiểu thông tin trong

tuần hoàn

SGK , trả lời câu hỏi:

- Cấu tạo hệ tuần hoàn

Câu hỏi: Hệ tuần hoàn được cấu tạo từ những

+ Tim

thành phần nào? Nêu vai trò của các thành phần

+ Dịch tuần hoàn


đó?

+ Hệ mạch

Câu hỏi: Nêu chức năng của hệ tuần hoàn.

- Chức năng: vận chuyển các chất từ

3


*HS hoạt động độc lập trả lời câu hỏi

bộ phận này đến bộ phận khác

* GV và HS chữa bài.
GV : Chiếu sơ đồ H.18.1, H.18.2 trong SGK, sơ

II. Các dạng hệ tuần hoàn

đồ hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát, thú (đại

1. Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn

diện) và hỏi:

kín:

Câu hỏi: Dựa vào sơ đồ cấu tạo hệ tuần hoàn , em *.Hệ tuần hoàn hở

hãy cho biết ở động vật có mấy dạng HTH? Đó là
những dạng nào?

+ Đại diện : động vật thân mềm (ốc
sên, trai…) và chân khớp (côn trùng,

Câu hỏi: Nêu những điểm khác biệt về đại diện

tôm…).

,đặc điểm thuộc các dạng trên thông qua phiếu
+ Đặc điểm: Máu được tim bơm vào

học tập:
Tiêu chí

Hệ tuần
hoàn hở

Hệ tuần
hoàn kín

Đại diện
Cách thức trao đổi
chất
Áp lực của máu lên
thành mạch
Vận tốc máu
Câu hỏi: Em hãy chỉ ra chiều hướng tiến hóa của


động mạch và sau đó tràn vào khoang
cơ thể. Máu tiếp xúc và trao đổi chất
trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về
tim. Máu chảy trong động mạch dưới
áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
* Hệ tuần hoàn kín

hệ tuần hoàn?
*HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
* GV và HS chữa bài.

+ Gặp ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt
và động vật có xương sống.
- Đặc điểm: Máu được tim bơm đi lưu
thông liên tục trong mạch kín, từ động
mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau
đó về tim. Máu trao đổi chất với tế
bào qua thành mao mạch. Máu chảy
trong động mạch dưới áp lực cao hoặc
trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.
4


2. Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép

3. Chiều hướng tiến hóa của HTH
- Chưa có HTH  có HTH ngày càng
hoàn thiện
- Từ HTH hở  HTH kín
- Từ HTH đơn ( tim 3 ngăn, với 1

vòng tuần hoàn) HTH kép( tim 3
ngăn, máu pha nhiều  tim 3 ngăn,
máu pha ít  tim 4 ngăn)I.
2. Tìm hiểu về hoạt động của tim ,
- Mục tiêu: HS biết được hoạt động của tim có tính tự động và tính chu kì. Mô tả được
diễn biến của một chu kì tim.
- Nội dung : HS quan sát tranh hình, thuyết trình, phát vấn nêu vấn đề
- Sản phẩm: Trò chơi ô chữ
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Đại diện nhóm “ Em yêu sinh học ” lên tổ chức II. Hoạt động của tim
trò chơi Ô CHỮ do nhóm chuẩn bị.

1. Tính tự động của tim:

- GV chỉnh lại những phần chưa chính xác trong - Khái niệm: Là khả năng co
trò chơi.

dãn tự động theo chu kì.

- Với từ khóa tìm được, GV yêu cầu 1 hs tóm tắt - Hệ dẫn truyền tim gồm:
lại hoạt động của tim trên hình vẽ.

+ Nút xoang nhĩ

- HS trình bày tóm tắt hoạt động của tim, yêu

+ Nút nhĩ thất

cầu nêu được:


+ Bó His

Tên các pha, thời gian, hoạt động của các ngăn

+ Mạng Puôc kin

+

tim, van tim và kết quả hoạt động trong mỗi

- Cơ chế hoạt động của hệ dẫn

pha.

truyền:

+Hệ dẫn truyền tim được cấu tạo gồm những

Nút xoang nhĩ phát xung điện

thành phần nào? Cơ chế hoạt động của hệ dẫn

 Tâm nhĩ co nút nhĩ thất
5


truyền tim?

 Bó his  Mạng puôc kin


GV và HS chữa bài.

 cơ tâm thất  Tâm thất co

Yêu cầu HS : Đếm nhịp tim thông qua bắt mạch 2. Chu kì hoạt động của tim
cổ tay. Ấn ba ngón tay (ngón trỏ, ngón giữa và - Một chu kì của tim gồm 3
ngón đeo nhẫn) vào rãnh quay cổ tay (tay để pha:
ngửa) và đếm số lần mạch đập trong 1 phút.
+ Pha co tâm nhĩ: 0,4s
+ Pha co tâm thất: 0,3s
+ Pha dãn chung: 0,4s
- Nhịp tim: 75nhịp /1phút
3. Tìm hiểu về sự vận chuyển máu qua hệ mạch
- Mục tiêu: Học sinh trình bày được khái niệm huyết áp, vận tốc máu. Giải thích được
sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch, các qui luật vận chuyển máu trong hệ mạch.
- Nội dung: Phát vấn, thuyết trình.
- Sản phẩm: Kết quả thảo luận nhóm và phần trả lời của hs. Bản báo cáo, trình chiếu.
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

GV: yêu cầu HS quan sát hình ảnh kết III. Cấu trúc của hệ mạch
hợp nghiên cứu SGK, vẽ sơ đồ cấu trúc - Động mạch chủ → động mạch nhánh
hệ mạch và mối quan hệ giữa các loại → tiểu động mạch → mao mạch →
mạch?

tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch nhánh →

(?) Cấu tạo của các loại mạch phù hợp tĩnh mạch chủ

với chức năng của chúng như thế nào?
- HS trả lời và vẽ được cấu trúc của hệ
mạch
- GV và HS chữa bài
GV yêu cầu H/S nghiên cứu IV.2 SGK, IV. Huyết áp
tìm thông tin để trả lời các câu hỏi sau:

- Huyết áp là áp lực của máu tác động

(?)1 Huyết áp là gì? Do đâu mà có?

lên thành mạch.

(?)2 Thế nào là huyết áp tâm thu? + Huyết áp cực đại (huyết áp tối đa):
6


huyết áp tâm thu còn được gọi là gì?

ứng với lúc tim co đẩy máu vào động

(?)3 Thế nào là huyết áp tâm trương? mạch (huyết áp tâm thu).
huyết áp tâm trương còn được gọi là + Huyết áp cực tiểu (huyết áp tối
gì?

thiểu):ứng với lúc tim dãn – huyết áp

(?)4 Huyết áp phụ thuộc vào những yếu duy trì trong động mạch khi tim dãn
tố nào? Tại sao khi tim đập nhanh và giữa hai lần đập (huyết áp tâm trương).
mạch thì huyết áp tăng, tim đập chậm - Huyết áp phụ thuộc một phần vào

và yếu thì huyết áp giảm ? Hoặc khi cơ công suất tim (lượng máu mà tâm thất
thể bị mất máu thì huyết áp cũng giảm? trái bơm được vào động mạch chủ
GV: thông thường chỉ đo huyết áp của trong 1 phút):
động mạch. Người huyết áp ĐMC 120 + khi tim đập nhanh và mạnh (hồi hộp,
– 140 mmHg, ĐM lớn 110 – 125 sợ hãi): huyết áp tăng
mmHg, ĐM nhỏ 70 – 90 mmHg, tiểu + khi tim đập chậm và yếu: huyết áp
ĐM 40 – 60 mmHg, mao mạch 20 – 40 giảm.
mmHg.

- Càng xa tim huyết áp càng giảm

GV yêu cầu H/S quan sát hình 19.3 và (huyết áp động mạch > huyết áp mao
phân tích các số liệu trong bảng 19.2 và mạch > huyết áp tĩnh mạch) do:
thực hiện lệnh trong SGK: mô tả sự + Sự ma sát của máu với thành mạch
biến động của huyết áp trong hệ mạch + Sự ma sát giữa các phân tử máu khi
và giải thích tại sao lại có sự biến động vận chuyển đặc biệt là khi đi qua lưới
đó?

mao mạch với tổng thiết diện lớn nhất.

- HS : Cá nhân nghiên cứu thông tin
SGK, thảo luận nhóm trả lời trình bày
tóm tắt khái niệm huyết áp và đặc điểm
của huyết áp
- Nhóm khác bổ sung. GV chốt.

7


GV : tổ chức cho hs trình bày sản


- Các nhóm lên báo cáo.

phẩm tìm hiểu về các tác nhân gây hại

- HS nhận xét đánh giá, cho điểm

cho tim mạch, hậu quả và biện pháp

- Các tác nhân có hại:

bảo vệ tim mạch.

+ Khuyết tật tim, phổi xơ.

HS: Các nhóm lên báo cáo.

+ Sốc mạnh, mất máu nhiều, sốt cao.

- HS nhận xét đánh giá, cho điểm

+ Chất kích thích, thức ăn nhiều mỡ

- GV chính xác hóa

động vật.
+ Cảm xúc âm tính...
+ Do một số vi rút, vi khuẩn.
- Biện pháp bảo vệ và rèn luyện:
+ Tránh các tác nhân gây hại.

+ Tạo cuộc sống tinh thần vui vẻ, thoải
mái.

GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, trả lời * Vận tốc máu
câu hỏi:
- Vận tốc máu là tốc độ máu chảy
(?)Thế nào là vận tốc máu?
trong 1 giây
(?) Thông thường, vận tốc của dòng
chảy (VD: nước chảy trong trong -Vận tốc máu phụ thuộc vào tổng diện
đường ống) phụ thuộc vào những yếu tích mạch và chênh lệch huyết áp giữa
tố nào?
các đoạn mạch → Vận tốc máu trong
G/V: Quan sát hình 19.4 trả lời các câu hệ mạch giảm theo chiều: động mạch
hỏi:
> tĩnh mạch > mao mạch (vì tổng tiết
(?)1. So sánh tổng diện tích của các diện của mao mạch lớn hơn rất nhiều
loại mạch và cho biết mối liên quan so với tổng tiết diện của động mạch và
8


giữa vận tốc máu và tổng tiết tiết diện tĩnh mạch).
mạch?
(?)2. Vận tốc máu biến động như thế
nào trong hệ mạch?
- Học sinh có thể trình bày miệng, bảng
phụ, giấy
- Nhóm khác bổ sung. GV chốt
HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ TÌM TÒI, MỞ RỘNG
3.1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP BÀI TẬP 1:

- Mục tiêu: Luyện tập, củng cố khắc sâu kiến thức của chuyên đề
- Phương pháp: Phát vấn, đàm thoại.
- Sản phấm: HS diễn đạt được đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng
ngôn ngữ theo cách của riêng mình và áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để
giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập, hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm.
- Cách tiến hành:
Bài 1:
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV chiếu bài tập yêu cầu các nhóm thảo
luận trong 5p
Câu 1. Trong hệ tuần hoàn hở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực
A. cao, Tốc độ máu chảy nhanh.
B. thấp, tốc độ máu chảy chậm.
C. thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
D. cao, tốc độ máu chạy chậm.
Câu 2. Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở thực hiện chức năng gì?
A. Vận chuyển chất dinh dưỡng.
B. Vận chuyển các sản phẩm bài tiết.
C. tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp.
D. vận chuyển chất dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết.
Câu 3. Ở hô hấp trong, sự vận chuyển O2 và CO2 diễn ra như thế nào?

9


A. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được
thực hiện chỉ nhờ dịch mô.
B. Sự vận chuyển CO2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và O 2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được
thực hiện nhờ máu và dịch mô.
C. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO 2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp
(mang hoặc phổi) được thực hiện nhờ máu và dịch mô.

D. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp việc
thực hiện chỉ nhờ máu.
Câu 4. Trong các loài sau đây:
(1) tôm

(2) cá

(3) ốc sên

(4) ếch

(5) trai

(6) bạch tuộc

(7) giun đốt

Hệ tuần hoàn hở có ở những động vật nào?
A. (1), (3) và (5).

B. (1), (2) và (3).

C. (2), (5) và (6).

D. (3), (5) và (6).

Câu 5. Hệ tuần hoàn của đa số động vật thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở

A. giữa mạch đi từ tim (động mạch) và các mạch đến tim (tĩnh mạch) không có mạch nối.
B. tốc độ máu chảy chậm.

C. máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn.
D. còn tạo hỗn hợp máu - dịch mô.

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận trong nhóm hoặc 2 HS hoàn thiện bài tập
- GV quan sát, hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở.
*Bước 3: Báo cáo kết quả
- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời, yêu cầu HS còn lại nhận xét, bổ sung.
- HS đưa ra các phương án trả lời.
1. B; 2. D; 3.C; 4. A; 5.A.
*Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đưa ra đáp án đúng.
10


BÀI 2:
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch?

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Hình thức: luận nhóm/ cặp.
- HS tái hiện lại kiến thức đã học, đưa ra câu trả lời cho câu hỏi.
Đáp án: Huyết áp giảm dần trong hệ mạch (từ động mạch chủ —> động mạch lớn ->tiểu
động mạch —> tĩnh mạch chủ) là do càng ra xa tim áp lực máu (do tim co bóp đẩy máu) tác
dụng lên thành mạch càng giảm.

*Bước 3: Báo cáo kết quả
- GV gọi các nhóm HS trả lời yêu cầu HS còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
*Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV nhận xét, bổ sung và chỉnh lí.

3.2. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu : giúp hs nắm vững kiến thức, có khả năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn liên quan đến sức khỏe hệ tuần hoàn.Khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu mở rông
kiến thức nhằm hướng tới việc tự học suốt đời.
- Phương pháp, hình thức tổ chức : HS hoạt động cá nhân hoặc nhóm, trong đó có trao
đổi với gia đình, cộng đồng.
- Phương tiện : Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.
- Nội dung :
* Vận dụng
Câu 1: Thống kê cho thấy: tại Việt Nam, cứ 3 người trưởng thành có 1 người có nguy
cơ mắc bệnh tim mạch. Mỗi năm, các bệnh lý về tim mạch cướp đi khoảng 200.000
người, chiếm ¼ tổng số trường hợp tử vong tại Việt Nam.
+ Hãy kể tên một số bệnh về hệ tim mạch hiện nay, tác nhân gây hại cho hệ tim
mạch. Từ đó nêu các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại cho hệ tim
mạch và nêu các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch.
+Nêu nhóm đối tượng thường có nguy cơ mắc bệnh huyết áp ở địa phương?
Hoạt động GV

Hoạt động HS
11


Cung cấp thông tin về số liệu

HS đọc thông tin nguồn, quan sát hinh ảnh

người có nguy cơ mắc bệnh tim bênh tim mạch ở người thảo luận hoàn thành
mạch. Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
và trả lời các câu hỏi.


* Các tác nhân gây hại cho hệ tim mạch:

+ Hãy kể tên một số bệnh về hệ tim

+Các chất kích thích như rượu, thuốc lá,

mạch hiện nay, tác nhân gây hại cho

hêrôin, đôping,...

hệ tim mạch. Từ đó nêu các biện

+ Một số virut, vi khuẩn gây bệnh có khả năng

pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác

tiết ra các độc tố có hại cho tim, làm hư hại

nhân có hại cho hệ tim mạch và nêu

màng tim, cơ tim hay van tim.

các biện pháp rèn luyện hệ tim

+Các món ăn chứa nhiều mỡ động vật

mạch.

* Các biện pháp phòng tránh các tác nhân có


+Nêu nhóm đối tượng thường có

hại cho hệ tim mạch:

nguy cơ mắc bệnh huyết áp ở địa

(1) Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm

phương?

tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn
+ Không sử dụng các chất kích thích có hại
như thuốc lá, hêrôin, rượu, đôping,...
+ Cần kiểm tra sức khỏe định kì hằng năm để
nếu phát hiện khuyết tật liên quan đến tim
mạch sẽ được chữa trị kịp thời hay có chế độ
hoạt động và sinh hoạt phù hợp theo lời
khuyên của bác sĩ.
+ Khi bị sốc hoặc stress cần điều chỉnh cơ thể
kịp thời theo lời khuyên của bác sĩ
(2)Cần tiêm phòng các bệnh có hại cho tim
mạch như thương hàn, bạch hầu... và điều trị
kịp thời các chứng bệnh như cúm, thấp khớp...
(3) Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch
như mỡ động vật...
12


Biện pháp rèn luyện hệ tim mạch:Tập thể dục
thể thao thường xuyên, đều đặn, vừa sức, kết

hợp với xoa bóp ngoài da
* Nêu được nhóm đối tượng thường có nguy
cơ mắc bệnh huyết áp ở địa phương: người già
Câu 2: Kết quả đo huyết áp cho một bệnh nhân được bác sĩ ghi như sau: 120/ 80
mmHg, chỉ số huyết áp trên cho biết điều gì?
*Mở rộng :
- Hệ thống kiến thức hoàn thành bảng 35.1, 35.2, 35.3.
- Đề ra biện pháp bảo vệ và rèn luyện tim mạch cho bản thân.
- Góp ý với người thân để điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt nhằm bảo vệ hệ tim
mạch.
? Trả lời câu hỏi của chủ đề : « Máu tuần hoàn như thế nào? »bằng một sơ đồ tư
duy.
HOẠT ĐỘNG 5: ĐÁNH GIÁ
- Đánh giá tiến trình thực hiện trong quá trình dạy học, thông qua các hoạt động cá
nhân và hoạt động nhóm.
- Đánh giá bài báo cáo của học sinh
HOẠT ĐỘNG 6: BÀI TẬP VỀ NHÀ
- Trình bầy sơ đồ tư duy về bài đã học.
- Chuẩn bị nội dung bài mới tiếp the
V. Rút kinh nghiệm.

13



×