Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Làm gì khi bị sa thải?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.2 KB, 3 trang )

Làm gì khi bị sa thải?
Chẳng may bạn bị sa thải. Cho dù vì bất cứ lý do gì, đó cũng là cú sốc tinh thần
lớn của bạn. Bạn sẽ làm gì để vượt qua đây

Chẳng may bạn bị sa thải... (Ảnh minh hoạ)
1. Bộc lộ cảm xúc
Không kìm chế, hãy thể hiện hết các cảm xúc của mình: buồn bực, giận dữ, thất
vọng… Hãy chọn một địa điểm thích hợp để “xả” hết mọi trạng thái cảm xúc của
mình, đừng giữ chúng trong lòng kẻo đầu bạn sẽ nổ tung đấy. Nếu không muốn
“xả” một mình, hãy chọn một người thân đáng tin cậy và biết chia sẻ, “bắt” họ
ngồi nghe, bạn sẽ nhận được những lời an ủi và lời khuyên quý giá.
2. Vạch chiến lược
Huy động các “nguồn” khả năng của bạn. Liệt kê những gì bạn có, bạn cần. Điều
này giúp bạn có đường đi nước bước cụ thể sau khi bị thất nghiệp. Vạch ra chiến
lược cụ thể trước khi bắt tay vào hành động.
3. Nghĩ về những mối quan hệ
Liệt kê danh sách những người bạn biết, lục lại xem bạn có thể “săn” cơ hội việc
làm mới từ ai.
4. Kĩ năng chuyên môn
Hãy nghĩ lại về những chuyên môn và khả năng của bạn. Động não suy nghĩ xem
công việc nào sẽ phù hợp với những chuyên môn đó.
5. “Lăng xê” bản thân
Nâng cấp và cập nhật sơ yếu lí lịch của bạn ngay lập tức. Hãy giới thiệu những ưu
thế nổi trội của bản thân. Bộc lộ khả năng của mình để mọi người hiểu rằng bạn bị
sa thải không phải vì bạn thiếu năng lực. Đừng “đắp” cho mình những gì mình
không sở hữu.

Bộc lộ khả năng của mình để mọi người hiểu rằng bạn bị sa thải không phải vì
bạn thiếu năng lực... (Ảnh minh hoạ)
6. Tận dụng tối đa mọi cơ hội
Đùng bỏ qua sự trợ giúp của báo chí, các văn phòng hỗ trợ việc làm, tổ chức


chuyên môn đáng tin cậy, người thân.
7. Tập trung vào thế mạnh của bạn
Bạn luôn quan tâm đến tương lai và lo lắng về mức thu nhập. Khi đó, hãy tập
trung vào khai thác thế mạnh của bản thân, phát huy tối đa những gì mình có để
tìm việc một cách hiệu quả nhất.
8. Tạo ra “ban tư vấn” cho bản thân
Tham khảo ý kiến của những người mà bạn cảm thấy tin cậy. Nhớ rằng, bạn sẽ
học được nhiều thứ hơn từ những người khác nhau với những vị trí khác nhau. Khi
người khác đưa cho bạn những lời khuyên, lời góp ý, thậm chí là lời trách móc,
hãy biết lắng nghe để không lầm đường lạc lối.
9. Đầu tư cho bản thân
Đầu tư nghiệp vụ chuyên môn của bản thân là điều cần thiết giúp bạn tìm việc mới
dễ dàng hơn. Đầu tư năng lực và kiến thức luôn luôn có lời.
10. Hướng về tương lai
Đừng để cho những lo lắng và nỗi buồn hiện tại ngăn cản hoài vọng tương lai. Bạn
hãy cứ mơ ước, hoài vọng và đặt niềm tin. Luôn nghĩ đến những điều lạc quan
nhất để sống vui và có ích.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×