Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Phát triển năng lực dạy học chủ đề tích hợp cho sinh viên sư phạm hóa học thông qua dạy học các học phần lí luận và phương pháp dạy học hoá học tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.19 KB, 27 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI

INH TH XUN THO

PHáT TRIểN NĂNG LựC DạY HọC CHủ Đề TíCH HợP
CHO SINH VIÊN SƯ PHạM HóA HọC THÔNG QUA DạY HọC
CáC HọC PHầN Lí LUậN Và PHƯƠNG PHáP DạY HọC HOá HọC
Chuyờn ngnh: LL&PPDH b mụn Hoỏ hc
Mó s: 9.14.01.11

TểM TT LUN N TIN S KHOA HC GIO DC

H NI 2020


Công trình đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Cao Thị Thặng
PGS.TS. Lê Thị Hồng Hải

Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Văn Hoan
Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Hiền Lan
Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Thái Nguyên
Phản biện 3: TS. Đỗ Thị Quỳnh Mai
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2020

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Thư viện Quốc Gia, Hà Nội
hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ
1. Cao Thị Thặng, Đinh Thị Xuân Thảo (2016), “Một số ý kiến đề xuất về phát triển
năng lực đào tạo GV DHTH môn KHTN ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục phổ thông”, Tạp chí Khoa học, Trường ĐH Tây Nguyên, số 21 tháng 12/2016, tr.
28-34.
2. Đinh Thị Xuân Thảo (2017), Vận dụng mô hình 5E để thiết kế kế hoạch bài học các
chủ đề môn hoá học ở THCS, Hội thảo khoa học quốc tế chuyên ngành "Phát triển
năng lực sư phạm đội ngũ GV KHTN đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT”, Trường ĐH
Sư phạm Hà Nội, tr. 462-472.
3. Cao Thị Thặng, Đinh Thị Xuân Thảo (2017), “Một số đề xuất về phát triển năng lực
cơ bản cho SV KHTN ngành sư phạm đáp ứng yêu cầu đào tạo GV trong giai đoạn
mới”, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 142 tháng 7/2017, tr. 42-45.
4. Đinh Thị Xuân Thảo, Đặng Thị Thuỳ My, Ninh Thị Minh Giang (2017), “Áp dụng
các kĩ thuật DH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của SV sư phạm hoá học”,
Tạp chí Khoa học, Trường ĐH Tây Nguyên, số 24 tháng 06/2017, tr. 11-15.
5. Đinh Thị Xuân Thảo, Cao Thị Thặng, Lê Thị Hồng Hải, Trần Thị Yến Vy (2018),
“Thiết kế tiến trình DH chủ đề tích hợp “Pin điện hóa sáng tạo” theo định hướng giáo
dục STEM”, Tạp chí Khoa học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, số 63 (10), tr. 167181.
6. Dinh Thi Xuan Thảo (2019), Inspiring practical task-based STEM activities: from
Theory to Practice, International Conference on STEAM, organized by GEIST
International Foundation, Ha Noi 08/2019, p.51.
7. Dinh Thi Xuan Thao, Cao Thi Thang (2019), Developing the competence of

organizing integrated STEM teaching activities for pre-service chemistry teachers,
International Conference on Teacher Education Renovation – ICTER – I AM STEM
2019, Thai Nguyen University of Education, p.188-201.
8. Cao Thị Thặng, Đinh Thị Xuân Thảo (2019), “Phát triển năng lực DHTH cho SV sư
phạm hoá học”, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 23 tháng 11/2019, tr.33-38.
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đinh Thị Xuân Thảo (chủ nhiệm đề tài) (2016), Bồi dưỡng một số kĩ thuật dạy
học tích cực cho sinh viên sư phạm hóa trường Đại học Tây Nguyên, Đề tài KHCN cấp
cơ sở năm 2016, trường ĐH Tây Nguyên (đã nghiệm thu 12/2016).


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong xã hội ngày nay, sự phát triển của khoa học, kĩ thuật và công nghệ đòi hỏi
con người cần hiểu biết tổng hợp kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Điều này
đòi hỏi phải đổi mới cả nội dung, phương pháp tiếp cận, cách tổ chức dạy học (DH)
cho học sinh (HS) nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập của đất nước.
Trên thế giới, ngay từ những năm 1950 dạy học tích hợp (DHTH) đã được nhiều
nhà nghiên cứu lí luận DH quan tâm và những kết quả nghiên cứu đã được triển khai
trong việc xây dựng chuẩn giáo dục (GD), chương trình, sách giáo khoa (SGK) của
nhiều nước trên thế giới như Mĩ, Đức, Úc, Pháp, Malaysia... Bên cạnh đó trong những
năm gần đây, ở nhiều quốc gia như ở Mĩ, Anh, Úc... cải cách GD tập trung vào việc tăng
khả năng, hứng thú và đam mê khoa học của HS đối với GD STEM – một cách tiếp cận
theo định hướng tích hợp bốn lĩnh vực Khoa học, Kĩ thuật, Công nghệ và Toán học.
Ở Việt Nam, những vấn đề đổi mới GD theo định hướng tích hợp đã được đưa
vào nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng Sản Việt Nam, cụ
thể trong Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 và trong Đề án đổi mới
chương trình, SGK giáo dục phổ thông (GDPT) của Thủ tướng Chính phủ. Gần đây,

trong Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/05/2017 và Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày
14/05/2018 của Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu tăng cường năng lực (NL) tiếp cận
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thúc đẩy triển khai GD STEM trong chương
trình GDPT, tổ chức hoạt động GD tích hợp Khoa học – Công nghệ – Kĩ thuật – Toán
phù hợp với xu hướng phát triển ngành nghề của quốc gia, đáp ứng thị trường lao
động, chuẩn bị điều kiện đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 4.
Ở trường trung học phổ thông (THPT), Hoá học là môn học thuộc nhóm môn
khoa học tự nhiên (KHTN), nội dung môn Hóa học có mối quan hệ hữu cơ với nội
dung các môn KHTN khác như Vật lí, Sinh học và cùng với Toán học, Tin học và
Công nghệ môn Hoá học góp phần thúc đẩy GD STEM. Trong chương trình GDPT
môn Hóa học hiện hành và trong chương trình ban hành năm 2018 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo (Bộ GD&ĐT), định hướng dạy học tích hợp được thể hiện thông qua việc tổ
chức DH các chủ đề tích hợp (CĐTH). Tuy nhiên hiện nay, năng lực dạy học (NLDH)
CĐTH của nhiều GV phổ thông và nhiều sinh viên sư phạm hoá học (SVSPHH) những GV hóa học tương lai còn rất hạn chế.
Việc phát triển NL DHTH cho SV sư phạm nói chung, SVSPHH nói riêng đã


2
được chú ý từ một số năm gần đây. Mặc dù trong “Chuẩn đầu ra trình độ Đại học (ĐH)
khối ngành Sư phạm đào tạo GV THPT”, NL DHTH là NL thành phần của NLDH cần
có của người giáo viên (GV) tương lai, yêu cầu SV cần biết phân tích khả năng DHTH
của một chủ đề, một phần, một chương trong chương trình môn học và biết soạn và
triển khai kế hoạch DHTH một chủ đề, một bài...nhưng hầu hết chương trình đào tạo
ngành sư phạm hoá học của các trường ĐH còn chưa có học phần riêng dành cho nội
dung DHTH, DH CĐTH và chưa có tài liệu thống nhất, đi sâu phát triển NLDH CĐTH
cho SVSPHH.
NLDH CĐTH là một bộ phận quan trọng của NL DHTH, là NL cần phát triển
cho SVSPHH và GV hóa học ở các trường THPT nhằm đáp ứng chương trình GDPT
môn Hóa học ban hành năm 2018 với định hướng phát triển NL nhận thức, NL tìm

hiểu KHTN, NL vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn đời sống dưới góc độ hóa
học. Tuy nhiên hiện nay, việc nghiên cứu phát triển NLDH CĐTH còn chưa được tiến
hành có hệ thống, chưa có quy trình phát triển xuyên suốt với các biện pháp cụ thể vì
vậy giảng viên (GiV) và SVSPHH còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình dạy học.
Để phát triển NLDH CĐTH cho các GV hóa học tương lai, đáp ứng yêu cầu đổi
mới DH và kiểm tra đánh giá theo định hướng NL trong chương trình GDPT ban hành
năm 2018, việc nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của SVSPHH về
định hướng DHTH và tăng cường khả năng xây dựng, thiết kế kế hoạch dạy học
(KHDH), tổ chức DH, đánh giá, điều chỉnh CĐTH trong DH hóa học là cần thiết, cập
nhật, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Với những lí do nêu trên, chúng tôi chọn và thực hiện đề tài: “Phát triển năng
lực dạy học chủ đề tích hợp cho sinh viên sư phạm hóa học thông qua dạy học các
học phần Lí luận và Phương pháp dạy học hoá học”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp phát triển NLDH CĐTH cho SVSPHH
thông qua DH các học phần Lí luận và Phương pháp dạy học (PPDH) hoá học góp
phần phát triển NL sư phạm và nâng cao chất lượng đào tạo GV hóa học.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình DH các học phần Lí luận và PPDH hóa học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: NLDH CĐTH và các biện pháp phát triển NLDH
CĐTH cho SVSPHH ở các trường ĐH.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phát triển NLDH CĐTH cho SVSPHH thông qua DH các học phần Lí luận và


3
PPDH hóa học ở một số trường ĐH ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. .
5. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và hướng dẫn SV sử dụng tài liệu hỗ trợ; thiết kế và tổ chức cho
SV trải nghiệm theo mô hình học tập qua trải nghiệm của Kolb và thực hành DH CĐTH

theo phương pháp đóng vai và PPDH vi mô một cách hợp lí, hiệu quả thì sẽ phát triển
được NLDH CĐTH cho SVSPHH, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo GV đáp
ứng yêu cầu đổi mới GDPT.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển NLDH CĐTH cho
SVSPHH.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về: DHTH và GD STEM trên thế giới và ở Việt Nam;
NL và đào tạo GV theo định hướng phát triển NL; phát triển NL DHTH, NLDH
CĐTH cho SVSP; một số mô hình, phương pháp DH tích cực ở ĐH.
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về: thực trạng NLDH CĐTH và phát triển NLDH
CĐTH cho SVSPHH ở một số trường ĐH (thông qua phân tích chương trình đào tạo
và khảo sát ý kiến của GiV và SV).
6.2. Đề xuất khái niệm, cấu trúc NLDH CĐTH của SVSPHH và bộ công cụ
đánh giá NLDH CĐTH.
6.3. Đề xuất quy trình, các biện pháp để phát triển NLDH CĐTH cho SVSPHH
thông qua các học phần Lí luận và PPDH hoá học.
6.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP) để khẳng định tính khả thi và hiệu
quả của các đề xuất.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng kết hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây:
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phân tích, tổng hợp, phân loại,
hệ thống hóa,… trong nghiên cứu tài liệu lí luận có liên quan.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phân tích mục tiêu, nội dung, cấu trúc các học phần Lí luận và PPDH hoá học
ở các trường ĐH có đào tạo SVSPHH.
+ Phương pháp điều tra: Khảo sát thực tiễn về NLDH CĐTH và vấn đề về phát
triển NLDH CĐTH cho SVSPHH ở các trường ĐH miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. .
+ Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn, trao đổi, xin ý kiến chuyên gia.
+ Phương pháp TNSP: Tiến hành TNSP các biện pháp đã đề xuất tại một số
trường ĐH có đào tạo SVSPHH ở khu vực NamTrung Bộ và Nam Bộ.

7.3. Phương pháp toán thống kê để xử lí, phân tích kết quả TNSP nhằm xác định
các tham số thống kê có liên quan từ đó phân tích, khẳng định tính hiệu quả và khả thi


4
của các biện pháp đề xuất.
8. Đóng góp mới của luận án
8.1. Hệ thống hóa và làm rõ các cơ sở lí luận và thực tiễn có liên quan đến
DHTH, NL DHTH, DH CĐTH cũng như thực trạng, sự cần thiết phải phát triển
NLDH CĐTH cho SVSPHH ở các trường ĐH.
8.2. Đề xuất cấu trúc NLDH CĐTH của SVSPHH gồm 4 NL thành phần, 10 tiêu
chí và các chỉ báo theo 4 mức độ, từ đó thiết kế bộ công cụ đánh giá NLDH CĐTH cho
SVSPHH.
8.3. Đề xuất các phương pháp và công cụ đánh giá NLDH CĐTH của SVSPHH.
8.4. Đề xuất quy trình phát triển và ba biện pháp phát triển NLDH CĐTH cho
SVSPHH thông qua DH các học phần Lí luận và PPDH hóa học bao gồm:
 Biện pháp 1: Xây dựng và hướng dẫn SV sử dụng tài liệu hỗ trợ nhằm phát
triển NL nhận thức về các vấn đề chung trong DH CĐTH.
 Biện pháp 2: Thiết kế và tổ chức cho SV trải nghiệm theo mô hình học tập qua
trải nghiệm của Kolb nhằm phát triển NL xây dựng và thiết kế KHDH CĐTH trong
DH hóa học.
 Biện pháp 3: Thiết kế và tổ chức cho SV thực hành DH CĐTH theo phương
pháp đóng vai và quy trình PPDH vi mô nhằm phát triển NL tổ chức và NL đánh giá,
điều chỉnh CĐTH trong DH hóa học.
9. Cấu trúc luận án
Luận án gồm 3 phần: Mở đầu (4 trang), Nội dung (144 trang), Kết luận và
khuyến nghị (2 trang). Trong đó phần nội dung gồm 3 chương: Chƣơng 1 (41 trang);
Chƣơng 2 (76 trang); Chƣơng 3 (27 trang). Ngoài ra còn có: Danh mục các từ viết tắt,
danh mục bảng biểu (30 bảng), hình vẽ (25 hình), các công trình khoa học liên quan
đến luận án đã công bố (9 công trình), tài liệu hỗ trợ SVSPHH “Xây dựng và thiết kế

KHDH CĐTH trong DH hoá học ở trường THPT” (100 trang), Tài liệu tham khảo
(128 tài liệu) và phụ lục (121 trang).


5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM HÓA HỌC
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về dạy học chủ đề tích hợp và việc phát triển năng
lực dạy học tích hợp cho SV sƣ phạm hóa học
1.1.1. Các nghiên cứu về dạy học tích hợp và dạy học chủ đề tích hợp
Những công trình nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định DHTH, GD STEM và
DH CĐTH đang là một xu hướng DH được nhiều nước trên thế giới quan tâm và thực
hiện và trong chương trình cải cách giáo dục của một số nước, quan điểm tích hợp
được ghi rõ như là một yêu cầu bắt buộc vì đó là một bước chuyển từ cách tiếp cận nội
dung sang tiếp cận NL để đào tạo được con người vừa có đủ tri thức, vừa biết hành
động một cách năng động, sáng tạo khi giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
Ở Việt Nam, việc xây dựng chương trình giáo dục theo tư tưởng tích hợp, nghiên cứu
và triển khai DHTH, GD STEM và DH CĐTH ở các cấp học, bậc học với các mức độ
khác nhau đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
1.1.2. Các nghiên cứu về phát triển năng lực DHTH cho SV sư phạm
Vấn đề phát triển NL DHTH cho SV đã được đề cập ở một số công trình nghiên
cứu trên thế giới và ở Việt Nam. Hầu hết các tác giả đều khẳng định vai trò, ý nghĩa
quan trọng của việc phát triển NL DHTH cho SV sư phạm nói chung và SVSPHH nói
riêng. Đã có những nghiên cứu về thực trạng của việc phát triển NL DHTH và đưa ra
các biện pháp phát triển NL DHTH cho SVSPHH dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy
nhiên rất ít công trình nghiên cứu về phát triển NLDH CĐTH cho SVSPHH. Các công
trình nghiên cứu về phát triển NL DHTH là nguồn tài liệu quý giá để chúng tôi tiếp tục
đi sâu nghiên cứu, xây dựng quy trình và các biện pháp phát triển NLDH CĐTH cho
SVSPHH trong bối cảnh mới nhằm đáp ứng chương trình GDPT ban hành năm 2018,

cụ thể là cần chú trọng phát triển NLDH 2 loại CĐTH chính trong DH hóa học là
CĐTH KHTN và CĐTH STEM.
1.2. Dạy học tích hợp
1.2.1. Khái niệm
DHTH là một định hướng DH trong đó GV tổ chức, hướng dẫn để HS biết huy
động tổng hợp kiến thức, kĩ năng (KN),… thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải
quyết các nhiệm vụ học tập; thông qua đó hình thành những kiến thức, KN mới và phát
triển được những NL cần thiết, nhất là NL giải quyết vấn đề (GQVĐ) trong học tập và
thực tiễn cuộc sống. DHTH đòi hỏi việc học tập ở trường phổ thông phải được gắn với
các tình huống của cuộc sống sau này mà HS có thể phải đối mặt và vì vậy nó trở nên có


6
ý nghĩa đối với HS.
1.2.2. Sự cần thiết phải tổ chức dạy học tích hợp
Vì quy luật tự nhiên có bản chất tích hợp nên việc thực hiện DHTH chính là trả lại
sự toàn vẹn, sự thống nhất của quy luật tự nhiên. Đồng thời DHTH làm cho quá trình
học tập của HS trở nên có ý nghĩa do gắn hoạt động của nhà trường với thực tế đời sống.
Qua các hoạt động DHTH góp phần thiết lập mối quan hệ giữa các kiến thức, kĩ năng và
phương pháp của các môn học khác nhau từ đó tinh giản kiến thức và tránh sự lặp lại.
Như vậy DHTH góp phần phát triển các NL của người học đặc biệt là NL GQVĐ.
1.2.3. Một số quan điểm về mức độ tích hợp chương trình dạy học
Có nhiều quan điểm về mức độ tích hợp trong chương trình dạy học như quan
điểm của Fogarty (1991), Xavier Roegiers (1996), Susan M Drake (2007). Nhìn chung
các quan điểm cũng có điểm tương đồng về các mức độ tích hợp như tích hợp nội môn,
tích hợp đa môn, tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn.
1.2.4. Các mức độ tích hợp trong dạy học
Trên cơ sở các mức độ tích hợp trong chương trình dạy học, sự phân chia các
mức độ tích hợp trong dạy học cũng theo thang tăng dần từ nội môn đến xuyên môn.
1.2.5. Dạy học chủ đề tích hợp

CĐTH là chủ đề dạy học có nội dung tích hợp kiến thức, KN của các môn học
cụ thể trong chương trình DH. Dạy học CĐTH giúp HS vận dụng tổng hợp các kiến
thức, KN của các môn học để giải quyết một số một vấn đề phức hợp từ nội dung môn
học hoặc xuất phát từ thực tiễn trong bối cảnh cụ thể nhằm phát triển các NL chung và
NL chuyên biệt cho HS đặc biệt là NL GQVĐ.
CĐTH có các đặc điểm như có tính thực tiễn, tính hợp tác, tính tích hợp. DH
CĐTH phát huy được tính tích cực, sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn
của HS. Trong CĐTH, HS được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải
quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, nhờ đó
năng lực và phẩm chất của HS được hình thành và phát triển.
Để xây dựng CĐTH trong dạy học, đã có một số tác giả trong và ngoài nước đề
xuất quy trình như tác giả Susan M. Drake, tác giả Diane Lapp và James Flood, tác giả
Nguyễn Văn Biên…và tài liệu tập huấn của Bộ GD&ĐT.
1.3. Giáo dục STEM
1.3.1. Khái niệm
STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công
nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học).
 Khoa học (S): là kiến thức, kĩ năng các môn Khoa học như Vật lí, Hóa học,
Sinh học, tư duy khoa học, quy trình NCKH.


7
 Công nghệ (T): là kiến thức, kĩ năng môn Công nghệ hoặc các công cụ, thiết
bị, quy trình được sử dụng trong quá trình triển khai tạo thành sản phẩm.
 Kĩ thuật (E): là nội dung/ kiến thức về kĩ thuật thực hiện có thể nằm trong môn
Công nghệ, là vẽ kĩ thuật, thiết kế kĩ thuật (TKKT), quy trình TKKT.
 Toán học (M): là kiến thức, kĩ năng toán học, tư duy toán học, GQVĐ Toán học.
1.3.2. Một số quan điểm về GD STEM
Hiện nay, trên thế giới có nhiều cách hiểu về GD STEM. Trong chương trình
GDPT ban hành năm 2018: STEM là mô hình GD dựa trên cách tiếp cận tích hợp, tạo

cơ hội cho HS vận dụng tích hợp nội dung khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học
vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn cụ thể. Tổ chức hoạt động DHTH STEM hướng
tới phát triển tư duy thiết kế kĩ thuật nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn cho HS.
1.3.3. Mục tiêu của giáo dục STEM
GD STEM một mặt thực hiện đầy đủ các mục tiêu giáo dục đã nêu trong chương
trình giáo dục phổ thông, mặt khác giáo dục STEM còn nhằm phát triển các năng lực
đặc thù của các môn học STEM cho HS như các môn Khoa học (Vật lí, Hóa học, Sinh
học, KHTN), Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học; Phát triển các năng lực cốt lõi cho HS
và chuẩn bị cho HS những cơ hội cũng như thách thức trong nền kinh tế cạnh tranh
toàn cầu của thế kỉ 21; Định hướng nghề nghiệp cho HS.
1.3.4. Vai trò, ý nghĩa của giáo dục STEM
Việc đưa GD STEM vào trường phổ thông mang lại nhiều ý nghĩa, phù hợp
với định hướng đổi mới GDPT như nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao hứng thú
học tập các môn học STEM, hình thành và phát triển NL, phẩm chất cho HS, kết nối
trường học với cộng đồng và hướng nghiệp, phân luồng.
1.3.5. Đặc điểm của dạy học theo định hướng giáo dục STEM
Đặc điểm của dạy học theo định hướng GD STEM mang những nét bản chất của
DHTH và dạy học định hướng năng lực, bao gồm 3 đặc điểm chính là tính tích hợp,
tính thiết kế và tính toàn diện.
1.3.6. Các mức độ áp dụng giáo dục STEM trong giáo dục phổ thông
Theo tài liệu tập huấn “Xây dựng và thực hiện các chủ đề GD STEM trong trường
trung học” của Bộ GD &ĐT có 3 mức độ áp dụng GD STEM trong GDPT: Dạy học các
môn khoa học theo phương thức giáo dục STEM, tổ chức các hoạt động trải nghiệm
STEM và tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật.
1.4. Năng lực, cấu trúc năng lực và đánh giá năng lực ngƣời học
1.4.1. Khái niệm năng lực


8
NL là sự huy động, vận dụng tổng hợp các kiến thức, KN và các thuộc tính cá

nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... vào việc thực hiện thành công hoạt động,
giải quyết hiệu quả nhiệm vụ trong một bối cảnh nhất định
1.4.2. Cấu trúc năng lực
Để có cơ sở để xây dựng cấu trúc NL, đề xuất các biện pháp phát triển NLDH
CĐTH cho SVSPHH ở chương tiếp theo. Chúng tôi nhận thấy có 2 cách tiếp cận NL là
dựa trên nguồn lực hợp thành và dựa theo NL bộ phận. Để xác định cấu trúc NLDH
CĐTH cho SVSPHH, luận án sử dụng cách tiếp cận cấu trúc NL gồm ba thành phần
chính theo cấu trúc thứ bậc.
1.4.3. Đánh giá năng lực người học
Trong DH theo định hướng phát triển NL, việc đánh giá kết quả học tập không tập
trung vào kiểm tra khả năng tái hiện lại kiến thức đã học. Đánh giá NL có thể gồm: đánh
giá nhu cầu người học; báo cáo thành tích, sự tiến bộ về khả năng của người học; xây
dựng hồ sơ học; xác định vùng phát triển hiện tại của người học để xây dựng kế hoạch
can thiệp sư phạm nhằm hỗ trợ người học chuyển sang vùng phát triển gần trên cơ sở
đường phát triển NL; cung cấp thông tin cho việc đánh giá và xem xét lại sự phù hợp của
chuẩn đầu ra của chương trình và chất lượng của chương trình DH được sử dụng.
1.5. Năng lực dạy học, năng lực dạy học tích hợp, năng lực dạy học chủ đề tích hợp
và định hướng phát triển năng lực dạy học chủ đề tích hợp cho sinh viên sư phạm
1.5.1. Năng lực dạy học
Năng lực dạy học là hệ thống những thuộc tính cá nhân của mỗi giáo viên để
làm tốt công việc dạy học.
1.5.2. Năng lực dạy học tích hợp
Theo chuẩn đầu ra trình độ đại học khối ngành sư phạm đào tạo GV THPT, NL
DHTH ở tiêu chuẩn 4 về NLDH và là tiêu chí 6. NL DHTH là một trong các NLDH
quan trọng, cần hình thành và phát triển cho SVSPHH nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra và
thực tiễn dạy học tại trường phổ thông sau khi tốt nghiệp.
1.5.3. Năng lực dạy học chủ đề tích hợp
NLDH CĐTH là khả năng xây dựng chủ đề dạy học có nội dung kiến thức liên
quan trực tiếp đến hai hay nhiều môn học/hoạt động giáo dục; thiết kế tiến trình dạy
học chủ đề đã xây dựng theo phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực; chuẩn bị thiết

bị dạy học và học liệu để hỗ trợ hoạt động học của người học; thử nghiệm tiến trình
dạy học đã thiết kế.
1.5.4. Định hướng phát triển năng lực dạy học chủ đề tích hợp cho sinh viên sư phạm


9
Do NLDH CĐTH là một bộ phận quan trọng của NL DHTH vì vậy để phát triển
NLDH CĐTH cho SVSP cần thay đổi mục tiêu, nội dung, PPDH và kiểm tra đánh giá
kết quả học tập của SV sư phạm.
1.6. Đổi mới phƣơng pháp dạy học ở Đại học theo định hƣớng phát triển năng lực
cho sinh viên sƣ phạm
1.6.1. Phương pháp dạy học ở đại học
PPDH thích hợp nhất ở ĐH là các phương pháp tích cực hóa hoạt động học tập,
dạy cách học, dạy phương pháp, dạy tư duy- nghiên cứu cho SV.
1.6.2. Các lí thuyết học tập – cơ sở đổi mới phương pháp dạy học ở trường đại học
Hiện nay, có 3 lí thuyết học tập phổ biến và được áp dụng rộng rãi trong GD, đó
là (1) thuyết hành vi (behavorism), (2) thuyết nhận thức (cognitivism), (3) thuyết kiến
tạo (constructivism). Đây là cơ sở lí thuyết cho việc tổ chức DH hiệu quả và cải tiến
PPDH và là cơ sở định hướng để đề xuất các biện pháp phát triển NLDH CĐTH cho
SVSPHH trong luận án.
1.6.3. Các mô hình, phương pháp dạy học tích cực vận dụng ở Đại học theo định
hướng phát triển năng lực người học
Có nhiều mô hình và PPDH tích cực vận dụng ở trường Đại học, tuy nhiên để đề
xuất các biện pháp phát triển NLDH CĐTH cho SVSPHH, luận án vận dụng một số
mô hình và PPDH như: mô hình học tập qua trải nghiệm của Kolb, PPDH vi mô,
phương pháp đóng vai, phương pháp tự học.
1.7. Thực trạng năng lực dạy học chủ đề tích hợp và vấn đề phát triển năng lực
dạy học chủ đề tích hợp trong đào tạo giáo viên hoá học ở các trƣờng Đại học
miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
1.7.1. Điều tra đối với giảng viên

Với mục đích tìm hiểu thực trạng phát triển NLDH CĐTH cho SVSPHH ở các
trường ĐH, từ đó đề xuất các biện pháp phát triển NL này. Chúng tôi đã tiến hành điều
tra 67 GiV thuộc Khoa/ Bộ môn Hóa học các trường ĐH có đào tạo SVSPHH trong đó
có 12 GiV dạy các học phần Lí luận và PPDH hóa học tại khu vực miền nam trung bộ
và nam bộ bao gồm: trường ĐH Quy Nhơn, trường ĐH Tây Nguyên, trường ĐH Đà
Lạt, trường ĐH Đồng Tháp, trường ĐH Phạm Văn Đồng, trường ĐH Sư phạm Tp
HCM. Trong thời gian từ tháng 05/2016 đến tháng 11/2018.
Kết quả cho thấy hơn 90% GiV tham gia khảo sát đánh giá việc phát triển NLDH
CĐTH cho SVSPHH là rất cần thiết và cần thiết. Đồng thời các GiV đánh giá mức độ
NLDH CĐTH của SVSPHH ở mức trung bình. Như vậy, SV có biểu hiện NLDH
CĐTH chưa rõ ràng, cho thấy vấn đề phát triển NLDH CĐTH cho SVSPHH là cần thiết.


10
1.7.2. Điều tra đối với SV sư phạm hoá học
Để tìm hiểu về thực trạng NLDH CĐTH của SVSPHH, những khó khăn trong
quá trình được rèn luyện NL này ở trường ĐH chúng tôi đã khảo sát 488 SV tại 5
trường Đại học có đào tạo SVSPHH ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. từ năm 2016
đến năm 2018. Đối tượng khảo sát là những SV năm 3,4 ngành sư phạm hoá học.
Kết quả cho thấy đa số SV chưa có hiểu biết đầy đủ về DHTH, GD STEM, DH
CĐTH và SV tự đánh giá khả năng xây dựng và thiết kế KHDH CĐTH còn ở mức độ
thấp. Khoảng 90% SV thể hiện mong muốn được trang bị kiến thức, kĩ năng về việc xây
dựng và tổ chức DH CĐTH trong DH hoá học trong quá trình đào tạo tại trường ĐH.
CHƢƠNG 2
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM HOÁ HỌC THÔNG QUA DẠY HỌC
CÁC HỌC PHẦN LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC
2.1. Phân tích chƣơng trình các học phần Lí luận và Phƣơng pháp dạy học hoá học
có thể phát triển năng lực dạy học chủ đề tích hợp cho sinh viên sƣ phạm hoá học
Phân tích chương trình các học phần Lí luận và PPDH hóa học ở các trường

DH có đào tạo ngành sư phạm hoá học và trao đổi trực tiếp với GiV, chúng tôi nhận
thấy việc phát triển NLDH CĐTH cho SVSPHH đang được tiến hành theo 2 hình
thức đó là lồng ghép, tích hợp các nội dung, biện pháp phát triển NLDH CĐTH cho
SVSPHH thông qua các học phần Lí luận DH Hóa học, PPDH Hóa học, PPDH tích
cực, Rèn luyện NVSP hoặc thực hiện thông qua một học phần/môn tự chọn về DHTH.
2.2. Dạy học chủ đề tích hợp trong môn hóa học ở trƣờng THPT
2.2.1. Chủ đề tích hợp trong môn hóa học ở trường THPT
Trong chương trình GDPT ban hành năm 2018, nội dung môn Hoá học được thiết
kế thành các chủ đề vừa bảo đảm củng cố các mạch nội dung, phát triển kiến thức và KN
thực hành vừa giúp HS có hiểu biết sâu sắc hơn về các kiến thức cơ sở chung của hoá
học, làm cơ sở để học tập, làm việc, nghiên cứu. Vì vậy, để có thể thực hiện trong điều
kiện chương trình hiện hành và chuẩn bị cho chương trình GDPT 2018 theo chúng tôi
cần chú trọng 2 loại CĐTH trong DH hoá học là CĐTH KHTN và CĐTH STEM.
CĐTH KHTN là CĐTH trong đó có sự hòa trộn, kết nối giữa nội dung môn Hóa
học với các môn KHTN khác như Vật lí, Sinh học… giúp HS vận dụng tổng hợp các
kiến thức, KN của các môn KHTN để giải quyết một số một vấn đề phức hợp từ nội
dung môn hóa học hoặc xuất phát từ thực tiễn từ đó phát triển các NL chung và NL


11
chuyên biệt cho HS đặc biệt là NL GQVĐ thực tiễn. CĐTH KHTN trong DH hóa học
có thể là các CĐTH đa môn, liên môn và xuyên môn.
CĐTH STEM là CĐTH trong đó có sự hòa trộn, kết nối giữa nội dung môn Hóa
học (có thể kết hợp với các môn KHTN khác như Vật lí, Sinh học…) và Công nghệ, Kĩ
thuật, Toán học giúp HS vận dụng các kiến thức, KN khoa học trong đó có Hóa học
làm cơ sở để lựa chọn và xác định giải pháp công nghệ, cụ thể hóa thành các biện pháp
kĩ thuật, có tính toán cụ thể để tạo ra những sản phẩm gắn liền với thực tiễn từ đó phát
triển các NL chung và NL chuyên biệt cho HS đặc biệt là NL GQVĐ và sáng tạo.
CĐTH STEM trong DH hóa học có thể là các chủ đề STEM kiến tạo hoặc vận dụng.
2.2.2. Quy trình xây dựng và thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề tích hợp trong dạy

học hoá học ở trường THPT
Căn cứ cơ sở pháp lí là các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện của Đảng,
Chính phủ và Bộ GD&ĐT về đổi mới chương trình GD phổ thông, về triển khai
DHTH trong chương trình hiện hành và triển khai GD STEM trong GDPT. Căn cứ quy
trình xây dựng CĐTH của các tác giả, chúng tôi đề xuất quy trình chung khi xây dựng
và thiết kế KHDH CĐTH trong DH hóa học gồm các 8 bước, bước 1 đến 4 nhằm xây
dựng các yếu tố cơ bản trong CĐTH như lí do chọn chủ đề, vấn đề cần giải quyết, nội
dung tích hợp và định hướng nguồn tìm kiếm thông tin; bước 5 đến 8 nhằm thiết kế
KHDH cụ thể cho CĐTH.

Trên cơ sở quy trình chung, luận án đã cụ thể hóa các tiêu chí, quy trình xây dựng
và thiết kế KHDH 2 loại CĐTH trong DH hóa học là CĐTH KHTN và CĐTH STEM.
Trong đó các hoạt động dạy học trong CĐTH KHTN được định hướng thiết kế theo tiến
trình khoa học, CĐTH STEM được định hướng thiết kế theo tiến trình thiết kế kĩ thuật.


12
Để hướng dẫn SVSPHH xây dựng và thiết kế KHDH CĐTH trong DH hóa học,
luận án đã xây dựng và thiết kế 2 KHDH CĐTH minh họa đó là CĐTH KHTN “Chất béo
với sức khỏe con người” và CĐTH STEM “Làm giấy chỉ thị tự nhiên”. Đây là những
CĐTH mẫu, GiV sử dụng để hướng dẫn SV đóng vai trải nghiệm cụ thể từ đó vận dụng
chủ động để xây dựng các CĐTH trong DH hóa học.
2.3. Khung năng lực dạy học chủ đề tích hợp của SV sƣ phạm hoá học
NLDH CĐTH là một bộ phận quan trọng của NL DHTH, là khả năng nhận
thức và vận dụng quan điểm về DH CĐTH để thực hiện có hiệu quả các hoạt động
xây dựng, thiết kế kế hoạch, tổ chức dạy học và đánh giá, điều chỉnh CĐTH KHTN
và CĐTH STEM trong DH hóa học ở trường THPT.
Việc xây dựng khung NLDH CĐTH cho SVSPHH dựa trên 4 nguyên tắc như
đảm bảo tính khoa học, đảm bảo tính khách quan, đảm bảo tính thực tiễn, đảm bảo tính
toàn diện. Trên cơ sở đó, chúng tôi thực hiện quy trình xây dựng khung NLDH CĐTH

gồm 7 bước. Sau quá trình thử nghiệm và điều chỉnh, cấu trúc NLDH CĐTH của
SVSPHH được xây dựng gồm 4 NL thành phần và 10 tiêu chí/biểu hiện tương ứng.
Khung năng lực dạy học chủ đề tích hợp của sinh viên sư phạm hóa học
STT

1

2

Năng lực
thành phần

Biểu hiện /Tiêu chí

1. Cập nhật các vấn đề về đổi mới GD có liên quan đến DHTH
và GD STEM.
NL nhận thức về
2. Trình bày bản chất, vai trò, ý nghĩa của DHTH, DH CĐTH
những vấn đề chung và các loại CĐTH trong DH hóa học ở trường THPT.
trong DH CĐTH
3. Trình bày và phân tích các nguyên tắc, quy trình xây dựng
và thiết kế KHDH CĐTH KHTN và CĐTH STEM trong DH
hóa học ở trường THPT.
4. Lựa chọn nội dung để đề xuất CĐTH KHTN và CĐTH
STEM trong DH hóa học ở trường THPT
NL xây dựng và
5. Xác định các yếu tố cơ bản của CĐTH trong DH hóa học.
thiết kế KHDH
6. Thiết kế hoạt động DH cụ thể và lập KHDH CĐTH KHTN
CĐTH trong DH

và CĐTH STEM trong DH hóa học.
hóa học
7. Lựa chọn/ xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá NL của HS
trong DH CĐTH.
8. Thực hiện các hoạt động DH CĐTH KHTN và CĐTH
STEM theo KHDH đã thiết kế.

3

NL tổ chức DH
CĐTH trong DH
hóa học

4

9. Nhận xét, đánh giá chủ đề, KHDH và hoạt động DH CĐTH
NL đánh giá và điều KHTN và CĐTH STEM đã thực hiện.
chỉnh CĐTH trong 10. Đề xuất các giải pháp nâng cao tính hiệu quả của hoạt động
DH hóa học
xây dựng, thiết kế kế hoạch và tổ chức DH CĐTH KHTN và
CĐTH STEM trong DH hóa học.


13
Trên cơ sở xác định khung NLDH CĐTH, chúng tôi đã nghiên cứu và cụ thể
hóa các tiêu chí đánh giá NLDH CĐTH và các mức độ biểu hiện NLDH CĐTH của
SVSPHH.
2.4. Quy trình phát triển năng lực dạy học chủ đề tích hợp cho sinh viên sƣ phạm
hoá học
Căn cứ vào chuẩn đầu ra trình độ ĐH khối ngành sư phạm đào tạo GV THPT;

căn cứ phân tích chương trình đào tạo SVSPHH ở trường ĐH; căn cứ cấu trúc, tiêu chí,
mức độ biểu hiện NLDH CĐTH của SVSPHH do luận án đề xuất và các kết quả
nghiên cứu phát triển NL DHTH cho SVSPHH đã công bố. Luận án đề xuất quy trình
phát triển gồm 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn chủ yếu hướng đến phát triển một NL thành
phần của khung NLDH CĐTH của SVSPHH thông qua các biện pháp cụ thể. Các giai
đoạn được thực hiện tuần tự theo chương trình đào tạo theo 2 cách thực hiện: 3 giai
đoạn được lồng ghép, tích hợp lần lượt trong 3 học phần là Lí luận DH hóa học, PPDH
hóa học và Rèn luyện NVSP hoặc 3 giai đoạn được lồng ghép, tích hợp trong 2 học
phần là PPDH tích cực và Rèn luyện NVSP, trong đó giai đoạn 1,2 được lồng ghép
trong học phần PPDH tích cực và giai đoạn 3 trong học phần Rèn luyện NVSP. Để
hình thành NLDH CĐTH SVSPHH cần tham gia đầy đủ các hoạt động từ giai đoạn 1
đến giai đoạn 3 của quy trình phát triển.
2.5. Một số biện pháp phát triển năng lực dạy học chủ đề tích hợp cho sinh viên
sƣ phạm hóa học thông qua dạy học các học phần Lí luận và Phƣơng pháp dạy
học hóa học
2.5.1. Biện pháp 1. Xây dựng và hướng dẫn SV sử dụng tài liệu hỗ trợ nhằm phát
triển NL nhận thức về những vấn đề chung trong dạy học chủ đề tích hợp
Trên cơ sở 4 nguyên tắc về đảm bảo tính khoa học, đảm bảo tính sư phạm, đảm
bảo tính khả thi, đảm bảo tính thẩm mĩ và 5 bước xây dựng tài liệu hỗ trợ. Nhằm cung
cấp cho SV một cách đầy đủ, cô đọng về các vấn đề chung trong DH CĐTH giúp SV
có thể tự học, tự tham khảo và hỗ trợ tốt nhất cho quá trình phát triển NLDH CĐTH
cho SVSPHH trong các biện pháp đề xuất. Luận án đã xây dựng tài liệu hỗ trợ cho SV
gồm 2 dạng bản cứng và tài liệu hỗ trợ trực tuyến.


Tài liệu hỗ trợ bản cứng gồm 2 phần nội dung chính, trình bày các vấn đề

chung về DHTH, DH CĐTH, GD STEM, các PPDH, kĩ thuật DH tích cực trong DH
CĐTH, tiêu chí, quy trình xây dựng và thiết kế KHDH CĐTH KHTN và CĐTH
STEM trong DH hóa học ở trường THPT. Ngoài ra còn có 2 KHDH minh họa giúp SV



14
dễ dàng hình dung các bước cụ thể trong quy trình.


Tư liệu hỗ trợ trực tuyến trên website gồm:

các tài liệu tham khảo; video; các KHDH CĐTH môn hoá học tham khảo cho SV; các
bài kiểm tra trực tuyến giúp SV tự kiểm tra kiến thức...
SV có thể sử dụng tài liệu hỗ trợ để tự học và kết hợp với hoạt động DH của
GiV ở trên lớp nhằm phát triển NL nhận thức về DH CĐTH theo các KHDH 1.1 và 1.2
của GiV. Các KHDH này được tổ chức trong giai đoạn 1 của quy trình phát triển.
Ngoài ra, tài liệu có thể sử dụng là tài liệu tham khảo cho các SVSPHH ở các trường
ĐH khác và GV hóa học phổ thông về DH CĐTH trong DH hóa học.
2.5.2. Biện pháp 2: Thiết kế và tổ chức cho SV trải nghiệm theo mô hình học tập
qua trải nghiệm của Kolb nhằm phát triển NL xây dựng và thiết kế kế hoạch dạy
học chủ đề tích hợp trong dạy học hóa học
Việc vận dụng mô hình học tập qua trải nghiệm của Kolb vào quá trình phát
triển NLDH CĐTH cho SVSPHH chính là một hình thức giúp SV được học qua thực
hành, SV vận dụng những kiến thức lí luận về DHTH, GD STEM, DH CĐTH đã được
học để thực hiện những nhiệm vụ xây dựng và thiết kế KHDH CĐTH KHTN hoặc
CĐTH STEM trong DH hóa học nhằm chính xác hóa và củng cố kiến thức thu được và
hiểu nội dung lí thuyết sâu sắc hơn.
Dựa trên cơ sở khoa học của việc vận dụng mô hình học tập qua trải nghiệm của
Kolb nhằm phát triển NL xây dựng và thiết kế KHDH CĐTH cho SVSPHH chúng tôi
xây dựng chu trình trải nghiệm với 4 pha cụ thể như sau:

SV tham gia 4 pha của chu trình trải nghiệm theo 2 KHDH 2.1 và 2.2 của GiV
trong giai đoạn 2 của quy trình nhằm phát triển NL xây dựng và thiết kế KHDH CĐTH

KHTN và CĐTH STEM trong DH hóa học, sau khi xây dựng và thiết kế KHDH các


15
CĐTH trong DH hóa học, SV có thể tự kiểm tra, rà soát các nội dung chính trong CĐTH
theo bảng rà soát để tự đánh giá, bổ sung, điều chỉnh sản phẩm học tập của bản thân.
Sau biện pháp 2, SVSPHH các trường TNSP đã đề xuất được tên, nội dung tích
hợp của 20 CĐTH KHTN và 20 CĐTH STEM trong DH hóa học và xây dựng một số
KHDH CĐTH, một số sản phẩm tiêu biểu được trình bày trong phụ lục của luận án và
trên website hoahoctaynguyen.com.
2.5.3. Biện pháp 3: Thiết kế và tổ chức cho SV thực hành dạy học chủ đề tích hợp
theo phương pháp đóng vai và quy trình phương pháp dạy học vi mô nhằm phát
triển năng lực tổ chức dạy học và năng lực đánh giá, điều chỉnh chủ đề tích hợp
trong dạy học Hóa học
Nhằm phát triển NL tổ chức DH và NL đánh giá, điều chỉnh trong DH CĐTH,
luận án định hướng thiết kế và tổ chức cho SV thực hành dạy học CĐTH theo phương
pháp đóng vai và quy trình phương pháp dạy học vi mô trong học phần “Rèn luyện
NVSP” gồm các bước sau:

Trong quy trình này, bước 1 đến 3 được thực hiện tại lớp có sự tham gia của GiV
và được tổ chức theo nhóm, các bước 4 đến 6, nhóm SV tự tổ chức ngoài giờ, tự quay
video và ứng dụng công nghệ thông tin để chia sẻ lên các trang trực tuyến để các SV
khác trong nhóm và GiV tham gia đánh giá, nhận xét. Việc tổ chức cho SV thực hành
DH CĐTH theo phương pháp đóng vai và quy trình PPDH vi mô được thiết kế trong 2
KHDH 3.1 và 3.2 của GiV nhằm phát triển NL tổ chức và NL đánh giá, điều chỉnh
CĐTH KHTN và CĐTH STEM trong DH hóa học.
2.6. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực dạy học chủ đề tích hợp của sinh viên
sƣ phạm hóa học
Để xây dựng bộ công cụ đánh giá NLDH CĐTH của SVSPHH, chúng tôi đã dựa
trên những định hướng về đánh giá NL của SV và thực hiện quy trình đánh giá NLDH

CĐTH của SVSPHH gồm 5 bước. Bộ công cụ đánh giá NLDH CĐTH bao gồm công cụ
đánh giá quá trình trong từng biện pháp áp dụng như phiếu GiV đánh giá NL SV, bài


16
kiểm tra nhận thức, phiếu đánh giá CĐTH do SV xây dựng và thiết kế và công cụ đánh
giá trước, sau tác động của cả 3 biện pháp gồm phiếu SV tự đánh giá, bài kiểm tra NL.
CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm
3.1.1. Mục đích thực nghiệm
TNSP được tiến hành nhằm khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học
và đánh giá tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp phát triển NLDH CĐTH cho
SVSPHH trên cơ sở phân tích các kết quả thu được.
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
Để tiến hành TNSP, chúng tôi đề ra 6 nhiệm vụ cụ thể nhằm triển khai TNSP và
thu thập, xử lí số liệu để đánh giá tính hiệu khả, khả thi của các biện pháp đề xuất.
3.2. Địa bàn, đối tƣợng và nội dung thực nghiệm sƣ phạm
3.2.1. Chọn địa bàn thực nghiệm
Địa bàn TNSP là 5 trường đại học có đào tạo SVSPHH miền Nam Trung Bộ và
Nam Bộ. là Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại
học Đà Lạt, Trường Đại học sư phạm Tp HCM, Trường Đại học Đồng Tháp.
3.2.2. Chọn đối tượng thực nghiệm
Đối tượng TNSP được lựa chọn là SVSPHH năm thứ 3 hoặc năm thứ 4. Do đặc
điểm mỗi trường ĐH hiện nay chỉ có 1 lớp SV ngành sư phạm hoá học nên TNSP được
tiến hành trên 1 nhóm đối tượng SV duy nhất thuộc cùng 1 trường.
3.2.3. Chọn nội dung thực nghiệm
 Đánh giá tác động phát triển NL thành phần của NLDH CĐTH trong 3 biện
pháp đề xuất:
Bảng 0.1. Nội dung đánh giá trong 3 biện pháp

Biện
pháp

1

Nội dung

Công cụ đánh
giá

Nội dung cụ thể

Đánh giá chất
Đánh giá, nhận xét về tính cấp
Phiếu đánh giá,
lượng tài liệu hỗ
thiết, tính khoa học, cấu trúc,
nhận xét của
trợ
nội dung, hình thức tài liệu hỗ
chuyên gia
trợ
Phiếu đánh giá, Đánh giá, nhận xét về tính cấp
nhận xét của thiết, tính khoa học, cấu trúc,
GiV tham gia nội dung, hình thức tài liệu hỗ
TNSP
trợ

Nguồn


Phiếu nhận xét,
đánh giá dành cho
GiV TNSP và
chuyên gia (Phụ lục
luận án 1.3)


17
Biện
pháp

Nội dung

Đánh giá NL
nhận thức về các
vấn đề chung
trong
DH
CĐTH

2

3

Đánh giá NL
xây dựng và
thiết kế KHDH
CĐTH
trong
DH hóa học


Đánh giá NL tổ
chức DH và NL
đánh giá, điều
chỉnh
CĐTH
trong DH hóa
học.

Công cụ đánh
giá

Nội dung cụ thể

Nguồn

Phiếu nhận xét,
Phiếu đánh giá, Đánh giá nội dung, hình thức,
đánh giá dành cho
nhận xét của SV tính khả thi, hiệu quả và tính
SV (Phụ lục luận án
tham gia TNSP
mới của tài liệu hỗ trợ
1.4)
Phiếu GiV đánh giá
Phiếu GiV đánh K1.1: “Những vấn đề chung
NL (mục 2.4.4.1)
giá NL thông trong DH CĐTH KHTN”
K1.1 (phụ lục luận
qua 2 KHDH

K1.2: “Những vấn đề chung
án 3.1)
trong DH CĐTH STEM”
K.1.2 (mục 2.6.1.5)
Kiến thức của SV về DHTH và
GD STEM sau khi sử dụng tài Bài kiểm tra kiến
Bài kiểm tra
liệu hỗ trợ và tham gia hoạt thức (phụ lục luận
động tự học và học tại lớp do án 4.1)
GiV tổ chức
K2.1.“Xây dựng và thiết kế Phiếu GiV đánh giá
KHDH CĐTH KHTH trong NL (mục 2.4.4.1)
Phiếu GiV đánh
DH hóa học”
K2.1 (phụ lục luận
giá NL thông
K2.2.“Xây dựng và thiết kế án 3.2)
qua 2 KHDH
KHDH CĐTH STEM trong DH K.2.2 (phụ lục luận
hóa học”
án 3.3)
Phiếu đánh giá 1. Sản phẩm KHDH CĐTH
Phiếu đánh giá
KHDH
các KHTN SV xây dựng
KHDH
CĐTH
nhóm SV xây 2. Sản phẩm KHDH CĐTH
(mục 2.6.2.2)
dựng

STEM SV xây dựng
K3.1: KHDH “Tổ chức dạy học Phiếu GiV đánh giá
CĐTH KHTN trong DH hóa NL (mục 2.4.4.1)
Phiếu GiV đánh
học”
K3.1 (mục 2.6.3.4)
giá NL thông
K3.2: KHDH “Tổ chức dạy học K.3.2 (phụ lục luận
qua 2 KHDH
CĐTH STEM trong DH hóa án 3.4)
học”

 Đánh giá tác động phát triển NLDH CĐTH của SVSPHH qua việc vận dụng 3
biện pháp đề xuất:
Nội dung

Công cụ
đánh giá

Nội dung cụ thể

Nguồn

SV dựa vào bảng mô tả chi tiết các
tự mức độ biểu hiện của tiêu chí NLDH Phiếu tự đánh giá NL của
Đánh giá tác Phiếu
động phát triển đánh giá NL CĐTH, tự đánh giá NL của bản thân SV (mục 2.4.4.3)
trước và sau tác động của 3 biện pháp
NLDH CĐTH của SV
đề xuất

của
SVSPHH
qua việc vận
Bài kiểm tra NL TTĐ (phụ
dụng 3 biện Bài kiểm tra Sử dụng bài kiểm tra NL trước và lục luận án 4.2)
pháp đề xuất
NL
STĐ của 3 biện pháp đề xuất
Bài kiểm tra NL STĐ (mục
2.4.4.2)


18
3.3. Tiến trình thực nghiệm
3.3.1. Thực nghiệm thăm dò
Đây là giai đoạn thử nghiệm quy trình và 3 biện pháp đã đề xuất ở chương 2 vào
trong dạy học các học phần Lí luận và PPDH hóa học, thực nghiệm thăm dò được tiến
hành tại trường Đại học Tây Nguyên trong thời gian từ năm 2016 đến 2017. Từ kết quả
thu được, chúng tôi đã điều chỉnh nội dung, quy trình thực nghiệm, phương pháp và
công cụ đánh giá NL cho phù hợp với tình hình thực tiễn DH tại các trường ĐH có đào
tạo SVSPHH.
3.3.2. Thực nghiệm đánh giá
Trên cơ sở rút kinh nghiệm từ đợt TNSP thăm dò, chúng tôi đã liên hệ và tiến
hành TNSP tại các cơ sở đào tạo khác để đánh giá tính hiệu quả và khả thi của các biện
pháp đã đề xuất trên diện rộng tại 5 trường ĐH có đào tạo SVSPHH miền Nam Trung
Bộ và Nam Bộ. trong thời gian từ năm 2017 đến 2019, ở 10 lớp SVSPHH với 432 SV
(vòng 1 – 257 SV; vòng 2 – 175 SV)
3.4. Thu thập xử lí số liệu TNSP
Kết quả TNSP được thu thập và đánh giá định tính và định lượng. Kết quả thu
được sẽ được kiểm định thống kê toán học để đánh giá tính đúng đắn của các giả

thuyết khoa học đã đề ra.
3.5. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm
3.5.1. Kết quả định tính
Trong quá trình TNSP, ngoài việc sử dụng bộ công cụ đánh giá NLDH CĐTH
của SVSPHH chúng tôi còn tiến hành quan sát thái độ, hứng thú,... của SV trong quá
trình học tập, lấy ý kiến của GiV dạy thực nghiệm ở các trường. Đây cũng là cơ sở
quan trọng để đánh giá tính hiệu quả, khả thi của các biện pháp đề xuất.
3.5.2. Kết quả định lượng
3.5.2.1. Đánh giá biện pháp 1: Xây dựng và hướng dẫn sinh viên sử dụng tài liệu hỗ
trợ nhằm phát triển năng lực nhận thức về những vấn đề chung trong dạy học CĐTH
a. Đánh giá chất lượng tài liệu hỗ trợ
Để đánh giá chất lượng, tính phù hợp của tài liệu hỗ trợ đã xây dựng, chúng tôi
tiến hành xin ý kiến nhận xét, đánh giá của 14 chuyên gia và 432 SV TNSP. Kết quả
thu được 100% các GiV đều cho rằng tài liệu có hiệu quả tốt và rất tốt với việc phát
triển NLDH CĐTH cho SV sư phạm hóa học. Thông qua kết quả cho thấy, tài liệu hỗ
trợ cần thiết với chương trình đào tạo SVSPHH trong bối cảnh đổi mới GDPT, tài liệu


19
được xây dựng phù hợp với mục tiêu đào tạo SVSPHH, đảm bảo chuẩn đầu ra trình độ
ĐH khối ngành sư phạm. Bên cạnh đó tài liệu đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và
cập nhật tri thức mới, có minh họa rõ ràng và có tác dụng hướng dẫn.
b. Đánh giá NL nhận thức về những vấn đề chung trong dạy học CĐTH
- Kết quả đánh giá qua phiếu GiV đánh giá NL nhóm SV cho thấy ở mỗi tiêu chí
(từ 1 - 3) của NL thành phần của NLDH CĐTH là NL nhận thức về những vấn đề chung
trong dạy học CĐTH : độ lệch chuẩn của lớp thực nghiệm ở các trường (vòng 1, vòng 2)
ở K1.2 đều nhỏ hơn K1.1, hiệu số trung bình kết quả đạt được K1.2 và K1.1 (Yi - Xi) >
0 và p < 0,05. Mức độ ảnh hưởng ES từ mức độ trung bình đến lớn (SMD từ 0,65 đến
0,82). Như vậy, có thể khẳng định kết quả đạt được ở mỗi tiêu chí của NL nhận thức về
DHTH và GD STEM của SV ở KHDH K1.2 cao hơn K1.1, thể hiện sự tiến bộ về các

tiêu chí NL này.
- Kết quả đánh giá qua bài kiểm tra kiến thức: tỉ lệ SV đạt điểm yếu kém chiếm
tỉ lệ rất nhỏ (nhỏ hơn 5%), tỉ lệ SV đạt điểm khá giỏi chiếm từ 65-75%. Điểm TB ở cả
hai vòng là 7,03 và 7,17 tương ứng với mức độ SV có hiểu biết rõ ràng về DHTH và
GD STEM. Đây là kết quả đánh giá ở cuối bước 1 của quy trình phát triển NLDH
CĐTH cho SVSPHH, nhận thức của SV sẽ tiếp tục được nâng cao thông qua các biện
pháp 2,3 của quy trình phát triển NLDH CĐTH cho SVSPHH.
3.5.2.2. Đánh giá biện pháp 2: Thiết kế và tổ chức cho SV trải nghiệm theo mô hình
học tập qua trải nghiệm của Kolb nhằm phát triển NL xây dựng và thiết kế KHDH
CĐTH trong DH Hóa học
- Kết quả đánh giá qua phiếu GiV đánh giá năng lực nhóm SV cho thấy ở mỗi
tiêu chí (từ 4 - 7) của NL thành phần của NLDH CĐTH là xây dựng và thiết kế KHDH
CĐTH trong DH hóa học: độ lệch chuẩn của lớp thực nghiệm ở các trường (vòng 1,
vòng 2) ở K2.2 đều nhỏ hơn K2.1, hiệu số trung bình kết quả đạt được K2.2 và K2.1
(Yi - Xi) > 0 và p < 0,05. Mức độ ảnh hưởng ES có mức độ trung bình (SMD có giá trị
từ 0,53 đến 0,67). Như vậy, có thể khẳng định kết quả đạt được ở mỗi tiêu chí của NL
này của SV ở KHDH K2.2 cao hơn K2.1, thể hiện sự tiến bộ về các tiêu chí NL này.
Điểm trung bình của các tiêu chí cũng có sự khác nhau giữa các trường TNSP, khoảng
cách sự chênh lệch điểm trung bình của các tiêu chí giữa 2 KHDH K2.2 và K2.1 dao
động trong khoảng 0,16 đến 0,34. Trong KHDH K2.2 điểm trung bình chung 4 tiêu chí
của xây dựng và thiết kế KHDH CĐTH trong DH hóa học của các trường đều có kết


20
quả lớn hơn 3,00 điều này chứng tỏ SV đạt được mức độ NL khá, nghĩa là SV đã có
biểu hiện NL tương đối rõ ràng, tích cực.
- Kết quả đánh giá qua phiếu đánh giá KHDH CĐTH của các nhóm SV: từng tiêu
chí đánh giá KHDH CĐTH của SVSPHH đều tăng trong quá trình rèn luyện. Tuy nhiên
độ chênh lệch điểm trung bình các tiêu chí ở CĐ2 so với CĐ1 không đồng đều giữa các
trường và giữa các tiêu chí. Độ chênh lệch có giá trị cao nhất ở các tiêu chí về xây dựng

và thiết kế hoạt động DH cụ thể và lập KHDH của CĐTH. Điều này cho thấy, SV đã có
khả năng cơ bản để lựa chọn nội dung phù hợp để đề xuất CĐTH KHTN trong DH hóa
học, xác định được một cách chính xác các yếu tố cơ bản của chủ đề, lựa chọn được quy
trình thực hiện, phương pháp, kĩ thuật DH để thiết kế hoạt động DH cụ thể, lập KHDH
CĐTH KHTN. Ở CĐTH STEM (CĐ2), SV đã có sự tiến bộ rõ ràng ở tất cả các tiêu chí.
3.5.2.3. Đánh giá biện pháp 3: Thiết kế và tổ chức cho SV thực hành dạy học chủ đề
tích hợp theo phương pháp đóng vai và quy trình phương pháp dạy học vi mô nhằm
phát triển năng lực tổ chức dạy học và năng lực đánh giá, điều chỉnh hoạt động dạy
học chủ đề tích hợp
Điểm trung bình 3 tiêu chí 8, 9, 10 của NLDH CĐTH của nhóm SV trong
KHDH 3.2 đều có giá trị lớn hơn 3,00 điều này cho thấy: việc áp dụng phương pháp
đóng vai và PPDH vi mô đã góp phần phát triển NL tổ chức DH và NL đánh giá, điều
chỉnh hoạt động DH CĐTH DHTH cho SVSPHH. SV đã có biểu hiện NL tích cực, rõ
ràng. Thông qua PPDH vi mô với quy trình soạn– dạy– phản hồi, SV không những
phát triển NL tổ chức hoạt động DH mà còn phát triển các NL khác như NL thiết kế
KHDH; NL phản hồi, đánh giá và tự đánh giá.
3.5.3. Đánh giá tác động phát triển năng lực dạy học chủ đề tích hợp của SVSPHH
qua việc vận dụng 3 biện pháp đề xuất
3.5.3.1. Đánh giá tác động phát triển năng lực dạy học chủ đề tích hợp cho SVSPHH
thông qua phiếu tự đánh giá năng lực của SV
Kết quả tự đánh giá của 432 SV qua 2 vòng TNSP cho thấy tất cả tiêu chí
NLDH CĐTH có sự phát triển vượt bậc. Các biểu hiện TTĐ của NLDH CĐTH đều
được SV tự đánh giá ở mức độ trung bình và trung bình – yếu. Điều này cũng được thể
hiện trong kết quả phiếu khảo sát thực trạng NLDH CĐTH của SVSPHH ở các trường.
Tuy nhiên STĐ, SV đều có sự chuyển biến đến mức độ Khá. Như vậy, việc vận dụng 3
biện pháp đã có tác động tích cực đến quá trình phát triển NLDH CĐTH của SVSPHH.
3.5.3.2. Đánh giá tác động phát triển năng lực dạy học chủ đề tích hợp cho SVSPHH
thông qua bài kiểm tra đánh giá năng lực



21
Để đánh giá mức độ NLDH CĐTH của SV tại 2 thời điểm trước và sau tác động
các biện pháp đề xuất, chúng tôi sử dụng 2 bài kiểm tra đánh giá NL. Dựa trên kết quả
so sánh số liệu thực nghiệm ở 2 thời điểm, chúng tôi tiến hành phân tích, đánh giá tính
hiệu quả của toàn bộ quy trình phát triển NLDH CĐTH cho SV thông qua 3 biện pháp
đề xuất. Kết quả bài kiểm tra NLDH CĐTH của SVSPHH trước, sau tác động qua 2 vòng
TNSP như sau:
NL thành phần

Tiêu
chí

Điểm trung bình
Vòng 1

Vòng 2

TTĐ

STĐ

TTĐ

STĐ

(1)

1,68

3,39


1,64

3,35

(2)

1,49

3,25

1,58

3,23

(3)

1,48

3,22

1,46

3,18

(4)

1,65

3,47


1,62

3,41

NL xây dựng và thiết kế KHDHCĐTH trong DH

(5)

1,56

3,42

1,56

3,48

hóa học

(6)

1,47

3,52

1,52

3,56

(7)


1,54

3,42

1,64

3,51

(8)

1,62

3,51

1,49

3,49

(9)

1,49

3,22

1,52

3,32

(10)


1,46

3,32

1,56

3,36

Điểm TB

1,54

3,37

1,56

3,39

Mức độ NLDH CĐTH

TB

Khá

TB

Khá

Độ lệch chuẩn (S)


0,98

0,72

0,92

0,74

NL nhận thức về các vấn đề chung trong DH
CĐTH

NL tổ chức DH CĐTH trong DH hóa học
NL đánh giá, điều chỉnh hoạt động DH CĐTH

Độ lệch ĐTB giữa hai thời điểm TTĐ – STĐ
Giá trị p của T- test
Mức độ ảnh hưởng ES

1,83
1,3.10

-14

1,87 – Lớn

1,83
2,94.10-12
1,99 – Lớn


Hình 0.1. Đồ thị biểu diễn kết quả 2 bài kiểm tra đánh giá NLDH CĐTH ở
thời điểm TTĐ và STĐ – vòng 1


22

Hình 0.2. Đồ thị biểu diễn kết quả 2 bài kiểm tra đánh giá NLDH CĐTH
ở thời điểm TTĐ và STĐ – vòng 2
Kết quả 2 bài kiểm tra NL ở 2 vòng đều cho thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa hai
thời điểm trước và sau khi áp dụng 3 biện pháp phát triển NLDH CĐTH, các đồ thị
biểu diễn kết quả 2 bài kiểm tra đánh giá NLDH CĐTH của các lớp thực nghiệm (Hình
3.5, 3.6) cho thấy điểm trung bình STĐ luôn cao hơn TTĐ ở tất cả các tiêu chí. Điều
này phản ánh sự phát triển rõ rệt và tích cực của tất cả các biểu hiện NLDH CĐTH ở
cả 2 vòng TNSP. Trong quy trình phát triển, mỗi biện pháp có nhiệm vụ phát triển mạnh
các nhóm biểu hiện NL thành phần của NLDH CĐTH của SV, sự cộng hưởng của 3
biện pháp giúp cho quá trình phát triển NL cho SV diễn ra tuần tự, vững chắc theo tiến
trình đào tạo thông qua các học phần Lí luận và PPDH hóa học. Sự phát triển này không
phải do yếu tố ngẫu nhiên mà do ảnh hưởng của các biện pháp bởi tất cả giá trị p của Ttest đều nhỏ hơn 0,05.
Như vậy, kết quả TNSP đã khẳng định tính khả thi và hiệu quả của 3 biện pháp
trong việc phát triển NLDH CĐTH cho SVSPHH thông qua các học phần Lí luận và
PPDH hóa học. Điều này hoàn toàn phù hợp với các giả thuyết đã đặt ra trong luận án.
KẾT LUẬN
Đối chiếu với mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, luận án đã hoàn thành được đầy
đủ mục tiêu, nhiệm vụ đề ra và chứng minh được giả thuyết khoa học, cụ thể là:
1.1. Đã hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài:
- Đã tổng quan tài liệu, công trình khoa học tiếng Việt và tiếng Anh có liên quan
để làm rõ lịch sử vấn đề về DHTH, DH CĐTH, GD STEM và vấn đề phát triển NL
DHTH cho SV sư phạm trên thế giới và ở Việt Nam, qua phân tích, chúng tôi nhận
thấy NLDH CĐTH là một bộ phận quan trọng của NL DHTH, là NLDH cần hình
thành và phát triển cho SVSPHH.



×