Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CHỐNG MÙ CHỮ GIAI ĐOẠN 2005-2010 VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2011-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.34 KB, 18 trang )

UBND HUYỆN VĨNH HƯNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 662/BC-PGD&ĐT Vĩnh Hưng, ngày 19 tháng 10 năm 2010
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CHỐNG MÙ CHỮ GIAI ĐOẠN
2005-2010 VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2011-2020
1. Khái quát về bối cảnh kinh tế, xã hội, giáo dục
1.1. Đặc điểm về kinh tế, xã hội, giáo dục
- Vĩnh Hưng là huyện biên giới thuộc Đồng Tháp Mười nằm ở phía
Tây Bắc của tỉnh Long An với diện tích tự nhiên gần 40 ngàn ha, chia thành
10 đơn vị hành chính (9 xã và 1 thị trấn) trong đó có 05 xã giáp biên giới
Campuchia với chiều dài đường biên giới 45,62km (Thái Bình Trung, Thái
Trị, Tuyên Bình, Khánh Hưng, Hưng Điền A). Dân số hơn 43 ngàn người với
10.847 hộ.
- Sự hình thành và phát triển kinh tế-xã hội của Vĩnh Hưng gắn liền
với quá trình khai thác đất hoang hóa, di dân xây dựng vùng kinh tế mới.
Phương hướng phát triển kinh tế chủ yếu là nông, lâm nghiệp mà hàng đầu là
sản xuất lúa hàng hóa.
- Sự nghiệp giáo dục đào tạo tiếp tục phát triển: Chất lượng giáo dục
luôn được củng cố và nâng cao trên cơ sở phát huy cao độ tinh thần cuộc vận
động “hai không”, cơ sở trường lớp và trang thiết bị được tăng cường, tỷ lệ
giáo viên đào tạo chuẩn hóa và trên chuẩn ngày càng tăng đáp ứng tốt hơn
yêu cầu dạy và học cũng như thực hiện mục tiêu chống mù chữ và phổ cập
giáo dục (CMC-PCGD).
1.2. Thuận lợi, khó khăn
- Các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã hỗ trợ tích cực cùng
ngành giáo dục thực hiện CMC-PCGD, nhận thức của nhân dân về mục tiêu
CMC-PCGD tiếp tục chuyển biến.
- Đội ngũ giáo viên được tăng cường theo hướng chuẩn hóa. Đa số trẻ
khoẻ nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm khắc phục khó khăn hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao. Chất lượng dạy và học được nâng cao và đáp ứng ngày
một tốt hơn theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy phục vụ cho mục


tiêu đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông.
- Được sự hỗ trợ của địa phương tình trạng học sinh bỏ học giữa
chừng ngày càng giảm, các lực lượng xã hội thực hiện có hiệu quả “Ngày
toàn dân đưa trẻ đến trường”, sự phối hợp giữa 3 môi trường giáo dục ngày
càng chặt chẽ .
- Được sự đầu tư của Sở GD&ĐT và UBND huyện theo yêu cầu cuộc
vận động “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Mặc dù cơ sở
vật chất còn khó khăn nhưng tất cả các đơn vị đều có lớp Mẫu giáo chính qui
tạo tâm thế cho trẻ vào lớp 1 được tốt hơn. Riêng các xã biên giới được sự hỗ
trợ của bộ đội biên phòng, chương trình 135 của Chính phủ nên việc thực
hiện công tác CMC-PCGD đạt hiệu quả cao.
- Hệ thống trường lớp tiểu học trên địa bàn phù hợp được đầu tư theo
hướng chuẩn hóa đã thu hút tối đa trẻ trong độ tuổi ra lớp. Hầu hết các trường
đều tổ chức dạy 2 buổi/ngày, hơn 5 buổi/tuần đã góp phần quan trọng nâng
cao chất lượng và hiệu quả giáo dục bậc tiểu học tạo cơ sở vững chắc để thực
hiện mục tiêu CMC-PCGD.
b. Khó khăn:
- Đối tượng XMC là lao động chính của gia đình nên việc học để nâng cao
kiến thức còn gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến công tác huy động những đối
tượng này ra các lớp XMC, GDTTSKBC.
- Dân cư chưa ổn định dạng tạm trú còn nhiều; giao thông đi lại còn khó
khăn ảnh hưởng đến việc huy động, duy trì học viên.
2. Đánh giá công tác chống mù chữ giai đoạn 2005-2010
2.1. Chỉ đạo, phối hợp thực hiện công tác CMC
- Thực hiện Thông tư số 14/GDTX ngày 05/8/1997 của Bộ GD&ĐT
về PCGDTH-CMC; căn cứ hướng dẫn của Sở GD&ĐT Long An và chỉ đạo
UBND huyện, Ban chỉ đạo CMC–PCGD huyện đã hướng dẫn Ban chỉ đạo
các xã triển khai thực hiện từ năm 1996 đến nay.
- Huyện ủy xác định công tác PCGDTH-CMC là một nhiệm vụ hết
sức quan trọng cần được sự tập trung lãnh đạo của Đảng bộ và chỉ đạo trực

tiếp của chính quyền các cấp, là tiền đề để nâng cao trình độ dân trí, là cơ sở
hình thành nhân cách con người góp phần xây dựng và phát triển kinh tế-xã
hội địa phương.
2
Hàng năm đưa công tác PCGDTH-CMC vào Nghị quyết lãnh đạo của
các cấp ủy đảng, chính quyền trên cơ sở huy động lực lượng toàn xã hội tham
gia công tác PCGDTH-CMC.
Đối với ngành giáo dục huy hoạch và phát triển mạng lưới trường lớp
phù hợp điều kiện phát triển kinh tế-xã hội địa phương trên cơ sở tách ngành
học mầm non, trung học cơ sở ra khỏi tiểu học; đầu tư cơ sở vật chất trang
thiết bị dạy và học, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, nâng cao chất
lượng, hiệu quả giáo dục nhằm giữ vững và nâng cao kết quả CMC hàng năm
theo nghị quyết các cấp ủy đảng.
- Các văn bản chỉ đạo đã ban hành: kế hoạch số 68/KH.GD-ĐT ngày
15/02/2005 của UBND huyện về kế hoạch thực hiện PCGD-CMC năm
2005, công văn 556/UBND-GD ngày 06/01/2006 về việc thực hiện công tác
CMC -PCGD năm 2006, công văn số 154/BC-UBND.GD ngày 26/02/2007
của UBND huyện về báo cáo sơ kết công tác CMC -PCGD năm 2006 và kế
hoạch thực hiện năm 2007, công văn số 240-CV/HU ngày 08/3/2007 của
huyện ủy về tập trung lãnh đạo thực hiện công tác CMC -PCGD, kế hoạch
số148/KH-UBND ngày 17/3/2008 của UBND huyện về kế hoạch thực hiện
CMC -PCGD năm 2008, công văn số 577-CV/HU ngày 12/9/2008 của huyện
ủy về việc tăng cường lãnh đạo thực hiện mục tiêu CMC-PCGD giai đoạn
2008-2010, kế hoạch số 13/KH-UBND ngày 26/01/2010 của UBND huyện
về kế hoạch thực hiện công tác CMC -PCGD năm 2010.
- Ngành giáo dục phối hợp cùng ngành văn hóa thông tin, đài truyền
thanh, các ban ngành khác tích cực tuyên truyền thực hiện mục tiêu
PCGDTH-CMC đến đội ngũ CBGV và nhân dân trên toàn huyện.
Các công văn phối hợp, liên tịch: công văn liên tịch số 02/CTLT ngày
04/01/2006 giữa Phòng GD&ĐT với Hội LHPN huyện Vĩnh Hưng về

chương trình phối hợp hoạt động XMC-PCGDTH cho cán bộ hội phụ nữ cơ
sở góp phần xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010, kế hoạch liên tịch
số 04/KHLT.PGD-HKH ngày 03/01/2007 của Phòng GD&ĐT-Hội khuyến
học về kế hoạch phối hợp triển khai thực hiện công tác khuyến học xây dựng
xã hội học tập giai đoạn 2003-2007, kế hoạch liên tịch số
68/2009/KHLT.PGDĐT-HĐ ngày 10/02/2009 của Phòng GD&ĐT-Huyện
đoàn về kế hoạch liên tịch thực hiện công tác CMC-PCGD giai đoạn 2009-
2010.
3
- Ban chỉ đạo từ huyện đến cơ sở được củng cố, tăng cường và hoạt
động có hiệu quả, có sự phân công, phân nhiệm các thành viên trong Ban chỉ
đạo từ huyện đến xã nên hiệu quả PCGDTH-CMC hàng năm đều chuyển
biến rõ rệt.
- Phát huy thế mạnh của hệ thống trường lớp, PCGD trong nhà trường
tiếp tục giữ vai trò chủ đạo. Tăng cường và củng cố đội ngũ giáo viên chuyên
trách PCGD ở tất cả các xã, thị trấn nên hồ sơ được cập nhật kịp thời phục vụ
mục tiêu CMC-PCGD.
2.2. Công tác điều tra người chưa biết chữ
Hàng năm Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị tiến hành điều tra, cập
nhật đối tượng từ 0 tuổi trở lên nhằm thực hiện công tác XMC toàn dân, mở các
lớp XMC và GDTTSKBC kết hợp với việc điều tra PCGD hàng năm.
Lập danh sách đối tượng còn mù chữ theo khu phố, ấp; xây dựng kế hoạch
mở các lớp XMC, GDTTSKBC hàng năm.
2.3. Huy động học viên ra lớp và duy trì sĩ số lớp học
Phối hợp chặt chẽ cùng các ban ngành (Phụ nữ, Biên phòng, Đoàn thanh
niên …) huy động đối tượng mù chữ ra lớp, đặc biệt ở các địa bàn khó khăn, biên
giới nhằm nâng cao kết quả chống mù chữ kết hợp với ổn định trật tự xã hội địa
phương nhất là bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
2.4. Tổ chức dạy và học CMC :
Chỉ đạo các đơn vị thực hiện chương trình giảng dạy theo Quyết định

46/2003/QĐ-BGDĐT ngày 29/9/2003 của Bộ GD&ĐT.
Tùy theo thực tế địa phương, các đơn vị tổ chức dạy các lớp XMC,
GDTTSKBC tại các trường tiểu học, nhà dân, trạm biên phòng địa địa
phương.
Trên cơ sở điều tra đối tượng hàng năm thường trực BCĐ CMC-
PCGD địa phương tham mưu UBND chỉ đạo và phối hợp các ngành chức
năng có liên quan đặc biệt là lực lượng bộ đội biên phòng, hội liên hiệp phụ
nữ, đoàn thanh niên phối hợp cùng ngành giáo dục tiến hành mở lớp theo nhu
cầu người học trong đó ưu tiên đối tượng phụ nữ, thanh niên trong diện
CMC, đối tượng có nhu cầu GDTTSKBC nhằm nâng cao kết quả CMC nhu
cầu học tập của nhân dân hàng năm.
Từ năm 2005 đến năm 2010, toàn huyện đã huy động được 127HV/13
lớp XMC và 28HV/12lớp GDTTSKBC. Hiện nay đang duy trì 23HV/1 lớp
XMC, 22HV/1 lớp GDTTSKBC.
4
2.5. Kiểm tra công nhận người biết chữ và hoàn thành chương
trình XMC và GDTTSKBC
Thực hiện quy trình kiểm tra công nhận theo quy định của Sở
GD&ĐT:
+ Đối với lớp (mức) 1, 2 (chương trình XMC): Phòng GD&ĐT duyệt
đề của trường đề xuất và cử cán bộ đến giám sát kỳ kiểm tra.
+ Đối với lớp (mức) 3 (chương trình XMC): Phòng GD&ĐT ra đề và
tổ chức thi.
Số học viên được công nhận biết chữ từ năm 2005-2010: 145HV;
công nhận GDTTSKBC: 6HV.
2.6. Đánh giá chung về kết quả thực hiện công tác CMC giai đoạn
2005-2010:
- Được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp
giữa các ban ngành đoàn thể từ huyện đến cơ sở, BCĐ CMC-PCGD các cấp
nâng cao vai trò trách nhiệm tích cực tham mưu, chỉ đạo và tổ chức thực hiện

nên nhận thức về công tác CMC-PCGD trên địa bàn tiếp tục chuyển biến, đặc
biệt kết quả CMC hàng năm đều tăng, 10/10 xã, thị trấn đều đạt chuẩn
PCGDTH-CMC từ năm 1997 đến nay với kết quả năm sau cao hơn năm
trước.
- Ban chỉ đạo CMC-PCGD các cấp tổ chức thực hiện đảm bảo trọng
tâm, trọng điểm nên các chỉ tiêu, nghị quyết về công tác CMC-PCGD hàng
năm đều đạt và vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra.
- Các địa phương từng bước phát huy được vai trò của các TTHTCĐ,
đã có những hoạt động thiết thực phục vụ cho công tác XMC, GDTTSKBC ở
các địa phương trong đó ngành giáo dục tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong
công tác tổ chức, triển khai thực hiện công tác CMC-PCGD, kết quả PCGD
trong nhà trường luôn giữ vai trò quyết định cho kết quả PCGD đảm bảo
vững chắc làm tiền đề để nâng cao kết quả CMC trong thời gian tiếp theo.
* Bài học kinh nghiệm:
- Có sự quan tâm, lãnh đạo của cấp Ủy và chính quyền địa phương, sự phối
kết hợp giữa các ban ngành đoàn thể trong công tác giáo dục ở địa phương sẽ tạo
điều kiện cho việc thực hiện công tác XMC đạt kết quả.
- Chương trình hành động của Ban chỉ đạo CMC-PCGD các cấp, Ban quản
lý TTHTCĐ địa phương xác định được mục tiêu và biện pháp tiến hành cụ thể thì
5
kết quả công tác XMC cũng như chất lượng hoạt động tại các TTHTCĐ sẽ thành
công và có nền tảng vững chắc.
- Chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên chuyên trách vững vàng và
có tinh thần trách nhiệm trong công tác góp phần thực hiện thắng lợi trong công tác
GDTX.
- Sự tham gia đóng góp về CSVC của nhân dân vào việc xây dựng và phát
triển TTHTCĐ; nhu cầu tìm hiểu bổ sung kiến thức, tiến bộ khoa học kỹ thuật đáp
ứng cho cuộc sống sẽ thúc đẩy các TTHTCĐ hoạt động ngày một hiệu quả hơn.
3. Phương hướng thực hiện công tác xóa mù chữ giai đoạn 2011-
2020

Rút kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện mục tiêu XMC giai đoạn
2005-2010, căn cứ kết quả đạt được trong năm 2010. Trong giai đoạn 2011-
2020 về phương hướng thực hiện công tác XMC, GDTTSKBC cần tập trung
thực hiện:
3.1. Mục tiêu chung:
Nâng cao kết quả PCGDTH-CMC đảm bảo 10/10 xã, thị trấn tiếp tục
đạt chuẩn quốc gia về PCGDTH-CMC.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
* Giai đoạn 1: Năm 2010.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác XMC giai đoạn 2010-2020
trên địa bàn huyện.
- Triển khai để quán triệt chủ trương công tác XMC ở các cấp, tập
huấn chương trình và tài liệu học xóa mù chữ lớp 1, 2 và 3.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp với các ban, ngành, đoàn
thể, hội phụ huynh học sinh trong công tác huy động trẻ 5 tuổi vào lớp mẫu
giáo, 6 tuổi vào lớp 1, duy trì sỉ số các lớp, vận động trẻ bỏ học ra lớp.
- Duy trì và nâng cao kết quả PCGDTH đúng độ tuổi làm tiền đề cho
công tác XMC.
* Giai đoạn 2: Từ năm 2011 – 2015:
- Triển khai thực hiện đề án thực hiện công tác XMC giai đoạn 2010-
2020 trên địa bàn huyện.
- Giữ vững và nâng kết quả XMC độ tuổi 15-35; nâng dần tỷ lệ người
biết chữ ở độ tuổi 36 trở lên, trong đó kết quả CMC đạt 99,0%; 15-25 tuổi đạt
100%.
6
- Phối hợp với các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là hội phụ nữ trong
công tác huy động đối tượng còn mù chữ ra lớp, quan tâm đến đối tượng là
phụ nữ và trẻ em gái còn mù chữ.
- Bồi dưỡng, nâng cao tỷ lệ giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn
đào tạo 100% đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn 75,0%.

- Tập trung xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1:
60,0%; mức độ 2: 30,0%.
- Sơ kết 5 năm về công tác XMC, định hướng thực hiện giai đoạn
2016-2020.
* Giai đoạn 3: Từ năm 2016 – 2020:
- Tiếp tục triển khai thực hiện đề án thực hiện công tác XMC giai
đoạn 2010-2020 trên địa bàn huyện. Phấn đấu 100% giáo viên đạt chuẩn,
trong đó trên chuẩn 85%.
- Giữ vững và nâng kết quả XMC độ tuổi 15-35; nâng dần tỷ lệ người
biết chữ ở độ tuổi 36 trở lên. Đảm bảo CMC đạt 100%, từ 36 tuổi trở lên đạt
98,0%.
- Tập trung xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1: 40,0%,
mức độ 2: 60,0%.
- Tổng kết đánh giá đề án XMC giai đoạn 2011-2020.
3.3. Các giải pháp thực hiện:
- Kiện toàn thành viên trong Ban chỉ đạo CMC-PCGD, Ban giám đốc
TTHTCĐ để đủ sức, đủ lực lượng thực hiện chỉ tiêu PCGD THCS tiến tới thực
hiện PCGD Trung học.
- Phân công cụ thể các thành viên trong Ban chỉ đạo CMC-PCGD huyện
nhằm theo dõi chỉ đạo hoạt động của TTHTCĐ, công tác XMC ở từng đơn vị xã,
thị trấn; tổ chức họp giao ban hàng tháng để kịp thời chỉ đạo các đơn vị còn yếu
kém.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm của TTHTCĐ phù hợp với nhu
cầu học tập của cộng đồng.
- Thường xuyên thanh, kiểm tra hoạt động của các TTHTCĐ để có những
điều chỉnh, chỉ đạo kịp thời.
- Xây dựng cơ chế phối hợp công tác và nâng cao trách nhiệm của các
ngành có liên quan.
- Tăng cường nhiều biện pháp giảm tối đa tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học.
Thực hiện tốt chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới chương trình, sách

giáo khoa tiểu học, THCS.
7

×