Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.94 KB, 18 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.
1.1.Khái niệm, đặc điểm của DNNN trong nền kinh tế thị trường
1.1.1 Khái niệm DNNN
Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam ra đời gắn liền với quá trình đấu
tranh giành độc lập đân tộc. Trong suốt gần 50 năm tồn tại và phát triển
doanh nghiệp nhà nước đã giữ vai trò nòng cốt trong việc xây dựng và phát
triển nền kinh tế quốc dân, góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp
đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc. Với vị trí quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân nên các nhà làm luật ở nước ta luôn coi trọng và cố gắng tạo
dựng cho doanh nghiệp nhà nước một hành lang pháp lý ổn định để hoạt động.
Văn bản pháp luật đầu tiên của Nhà nước tạo tiền đề cho doanh nghiệp
nhà nước là Sắc lệnh 104/SL do Chủ tịch nước ban hành ngày 01 - 01 - 1948.
Sắc lệnh này khẳng định xí nghiệp quốc doanh thuộc sở hữu quốc gia, do Nhà
nước quản lý. Nhiệm vụ của xí nghiệp quốc doanh là sản xuất ra sản phẩm
nhằm thoả mãn nhu cầu tối thiểu của nền kinh tế, điều phối các hoạt động kinh
tế trong nước, bảo vệ kinh tế và phát triển tài chính quốc gia. Sắc lệnh này còn
quy định xí nghiệp quốc doanh có vốn tự trị và không thuộc ngân sách hàng
năm.
Ngày 25 - 02 - 1949 Chủ tịch nước kí sắc lệnh 09/SL về việc thành lập xí
nghiệp quốc doanh. Để thực hiện hai sắc lệnh 104/SL và 09/SL ngày 31 - 10 -
1952 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành điều lệ tạm thời về xí nghiệp quốc
doanh trong Nghị định số 214/TTg. Điều lệ này khẳng định vai trò chủ đạo của
xí nghiệp quốc doanh, xác định xí nghiệp quốc doanh là pháp nhân và có trách
nhiệm trước bộ chủ quản về thực hiện kế hoạch và quản lý tài sản Nhà nước.
Các văn bản pháp luật nói trên đã tạo dựng nên hành lang pháp lý cho sự
thành lập và hoạt động cuả xí nghiệp quốc doanh, đồng thời khẳng định vai trò
chủ đạo của xí nghiệp quốc doanh trong nền kinh tế quốc dân.
Sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng năm 1954 Nhà nước ta chính
thức triển khai thực hiện những nguyên tắc và phương pháp quản lý xã hội


chủ nghĩa. Ngày 04 - 04 - 1957 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định
130/TTg nhằm tạo ra một hành lang pháp lý tốt cho các xí nghiệp quốc doanh
phát triển sản xuất. Họ có quyền tự hạch toán đầu vào, đầu ra để sản xuất sao
cho có hiệu quả nhất. Quyết định đã đưa ra những vấn đề có tính nguyên tắc
trong quản lý xí nghiệp như: kế hoạch toàn diện, áp dụng chế độ hợp đồng kinh
doanh, thi hành chế độ hạch toán kinh doanh...
Tuy vậy do điều kiện chiến tranh nên cho mãi tới đầu những năm 70 vấn
đề về ổn định sản xuất và cải tiến quản lý xí nghiệp quốc doanh mới được quy
định trong chỉ thị 11/TTg ngày 09 - 01 - 1971. Theo chỉ thị này hệ thống chỉ
tiêu kế hoạch pháp lệnh và chỉ tiêu hướng dẫn bắt đầu được áp dụng tại các xí
nghiệp quốc doanh. Ngày 10 - 12 - 1976 Chính phủ ban hành Nghị định 244/CP
về việc áp dụng thống nhất hệ thống 9 chỉ tiêu pháp lệnh cho tất cả các xí
nghiệp quốc doanh.
Những quy định của pháp luật về xác định địa vị pháp lý của doanh nghiệp nhà nước trong thời kì
này nói chung còn sơ sài, thiếu đồng bộ. nhiều quy định chỉ có giá trị mang tính chất tạm thời.
Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đất nước ta chuyển đổi từ nền
kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần (nền kinh tế thị trường) vai trò của Nhà nước càng được quan tâm chú
trọng hơn. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm tạo dựng
một địa vị pháp lý vững vàng cho doanh nghiệp nhà nước để đứng vững được
trước những thử thách khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường:
ở Việt Nam ta trước đây các đơn vị kinh tế của Nhà nước được gọi dưới
cái tên như: Xí nghiệp quốc doanh, nông lâm trường quốc doanh, cửa hàng
quốc doanh... Thuật ngữ doanh nghiệp nhà nước được sử dụng chính thức
trong Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 ban hành quy chế pháp lý về
thành lập, giải thể doanh nghiệp nhà nước. Theo tinh thần của Nghị định này
thì doanh nghiệp nhà nước được hiểu là: “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức
kinh doanh do Nhà nước thành lập, đầu tư vốn và quản lý với tư cách chủ sở
hữu. Doanh nghiệp nhà nước là một pháp nhân kinh tế, hoạt động theo pháp
luật và bình đẳng trước pháp luật”.

Một nhu cầu cấp thiết được đặt ra là xác định vai trò chủ đạo của kinh
tế quốc doanh trong nền kinh tế thị trường tại khuôn khổ pháp lý, quy định rõ
quyền tự chủ của doanh nghiệp nhà nước cùng với việc tự chịu trách nhiệm
của mình trước pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời
tăng cường quản lý Nhà nước và thực hiện chức năng của Nhà nước với tư
cách chủ sở hữu đối với vốn và tài sản của doanh nghiệp. Để đáp ứng được nhu
cầu bức xúc đó ngày 20/4/1995 Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam khoá IX kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật doanh nghiệp nhà nước. Trong
đó Nhà nước đã tách chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng sản xuất
kinh doanh. Luật doanh nghiệp nhà nước ra đời đã tạo mặt bằng pháp lý cho
việc tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị
trường.
Khái niệm của doanh nghiệp nhà nước được quy định trong điều 1 Luật
doanh nghiệp nhà nước như sau:
“Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn
thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hay hoạt động công ích
nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao.
Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ
dân sự, chịu trách nhiệm về tất cả hoạt động kinh doanh trong phạm vi vốn do
Nhà nước quản lý. doanh nghiệp Nhà nước có tên gọi, con dấu riêng và có trụ
sở chính trên lãnh thổ Việt Nam”.

( *** Bổ sung thông tin :
Dự thảo Luật DNNN sửa đổi đã được trình và thảo luận tại kỳ họp thứ 3 Quốc
hội khoá 11 hồi tháng 5 - 2003 và còn tiếp tục được thảo luận tại kỳ họp thứ 4
vào tháng 10 - 2003. Trong đó có một số điểm đáng chú ý :
Về khái niệm
Theo Dự thảo mới : Doanh nghiệp nhà nước : là doanh nghiệp do Nhà
nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc giữ cổ phần , vốn góp chi phối, được tổ
chức dưới hình thức công ty nhà nước độc lập, tổng công ty nhà nước, công ty

cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty trách nhiệm hữu
hạn có 2 thành viên trở lên. ***) ( Tuy nhiên, về khái niệm này hiện nay cũng còn co snhiều
ý kiến khác nhau, ví dụ như công ty cổ phần là DN có cổ phần của Nhà nước và của các thành phần
kinh tế khác, vì loại doanh nghiệp này không thể là đối tượng quản lý của Luật DNNN v.v.. Những
vấn đề này sẽ được tiếp tục thảo luận và quyết định tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá 11 vào tháng 10
- 2-003)
1.1.2 Đặc điểm của DNNN
Luật doanh nghiệp nhà nước (1995) đã đưa ra một khái niệm hoàn
chỉnh về doanh nghiệp nhà nước. Từ khái niệm đó chúng ta có thể thấy doanh
nghiệp nhà nước có những đặc điểm sau:
a. Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước thành lập.
Hiện nay trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp nhà nước là một tổ
chức kinh tế do Nhà nước thành lập (điều 1 Luật doanh nghiệp nhà nước
1995). Điều này có nghĩa là không chỉ có những doanh nghiệp nhà nước hoạt
động kinh doanh mà còn tồn tại những doanh nghiệp nhà nước hoạt động
công ích. Khi xét thấy việc thành lập một doanh nghiệp nhà nước hoạt động
sản xuất kinh doanh hay thành lập một doanh nghiệp nhà nước hoạt động
công ích là cần thiết cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trực tiếp ký quyết định
thành lập. Điều này khác biệt hẳn với các loại hình doanh nghiệp khác. Các loại
hình doanh nghiệp khác không phải do Nhà nước trực tiếp thành lập mà Nhà
nước chỉ cho phép thành lập các doanh nghiệp này trên cơ sở đơn xin thành
lập của người hoặc những người muốn thành lập và có đủ điều kiện theo quy
định của pháp luật.
b. Tài sản của doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu Nhà nước.
Doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước đầu tư vốn và thành lập nên tài
sản của doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu Nhà nước. Đối với tài sản và vốn
Nhà nước giao cho doanh nghiệp để tiến hành sản xuất kinh doanh Doanh
nghiệp Nhà nước không có quyền sở hữu đối với tài sản đó. Doanh nghiệp chỉ
là người quản lý và sử dụng vốn và duy trì hoạt động kinh doanh của mình.
Doanh nghiệp nhà nước trực tiếp quản lý tài sản của Nhà nước nên doanh

nghiệp có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản để tiến hành sản xuất
kinh doanh. Tuy nhiên doanh nghiệp nhà nước không hoàn toàn có quyền định
đoạt đối với tài sản trong doanh nghiệp. Quyền tự chủ về vốn của doanh
nghiệp còn phụ thuộc vào cơ chế quản lý kinh tế. Trong cơ chế kinh tế cũ doanh
nghiệp có rất ít quyền đối với tài sản. Trong cơ chế kinh tế mới hiện nay doanh
nghiệp nhà nước có quyền tự chủ rộng rãi hơn đối với tài sản Nhà nước giao.
Với tư cách là người trực tiếp quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước, doanh
nghiệp nhà nước có trách nhiệm bảo toàn và phát triển số vốn mà Nhà nước
giao. Trong quá trình sản xuất kinh doanh doanh nghiệp có quyền chuyển
nhượng, cho thuê, cầm cố, thế chấp tài sản Nhà nước trong khuôn khổ pháp
luật đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
Nhà nước thể hiện ý chí của người chủ sở hữu đối với tài sản Nhà nước
giao cho doanh nghiệp nhà nước trong các văn bản quy định chế độ quản lý, sử
dụng và định đoạt tài sản đó.
c) Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức có tư cách pháp nhân.
Doanh nghiệp nhà nước được thành lập một cách hợp pháp theo một
thủ tục pháp lý chặt chẽ. Có quyết định thành lập hay tổ chức lại doanh nghiệp
và đăng ký kinh doanh theo đúng các quy định của luật doanh nghiệp nhà
nước. Trong doanh nghiệp nhà nước hiện nay có một cơ cấu tổ chức thống
nhất. Giữa bộ phận lãnh đạo và bộ phận giúp việc trực tiếp sản xuất kinh
doanh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các cán bộ nắm giữ những vị trí chủ
chốt trong doanh nghiệp là những cán bộ thuộc biên chế Nhà nước hay do Nhà
nước tuyển chọn đào tạo hoặc bổ nhiệm.
Doanh nghiệp nhà nước có tài sản riêng, tài sản của doanh nghiệp do
Nhà nước giao thuộc sở hữu Nhà nước nhưng nó được tách biệt với số tài sản
khác của Nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước phải chịu trách nhiệm độc lập về
số tài sản này và chỉ chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh
doanh trong phạm vi vốn do Nhà nước quản lý (trách nhiệm hữu hạn).
Lần đầu tiên việc chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tài sản doanh
nghiệp nhà nước được ghi nhận trong một văn bản pháp lý. Việc làm này có ý

nghĩa rất to lớn trong việc đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh của doanh
nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.
Doanh nghiệp nhà nước có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, tự xây dựng và thực hiện các phương án kinh doanh, các hợp đồng kinh
tế. Tự nguyện liên doanh liên kết trên cơ sở các quy định của pháp luật để tạo
ra lợi nhuận cao.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp nhà nước
có thể tham gia tất cả các quan hệ pháp luật, đồng thời doanh nghiệp nhà
nước có thể là nguyên đơn hay bị đơn trước các cơ quan tài phán khi có tranh
chấp xảy ra.
d) Doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo mục tiêu Nhà nước giao.
Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức do Nhà nước thành lập và đầu tư
vốn khi thấy cần thiết phục vụ cho những mục tiêu đã định của Nhà nước. Do
đó các doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện những mục tiêu mà Nhà nước
đã giao cho.
Nếu Nhà nước giao cho doanh nghiệp mục tiêu hoạt động sản xuất kinh
doanh tạo ra của cải vật chất để phục vụ đời sống xã hội thì doanh nghiệp phải
có sự hạch toán lỗ lãi rõ ràng. Nếu có lợi nhuận thì tiếp tục mở rộng, đẩy mạnh
sản xuất, tăng cường quy mô sản xuất. Nếu thua lỗ nhiều không có khả năng
khắc phục thì giải thể hay tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật hiện
hành.
Nếu Nhà nước giao cho doanh nghiệp chức năng chuyên hoạt động công
ích sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộng cho xã hội hay trực tiếp thực hiện
nhiệm vụ quốc phòng hoặc an ninh thì doanh nghiệp nhà nước phải đạt được
các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Nhà nước đặt ra.
e) Doanh nghiệp nhà nước là đối tượng quản lý trực tiếp của Nhà nước.
Doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước đầu tư vốn và thành lập nên các doanh nghiệp nhà nước đều
thuộc sở hữu của Nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước là cơ sở kinh tế của Nhà nước giúp Nhà nước hướng
dẫn nền kinh tế thị trường do đó Nhà nước rất quan tâm, chú trọng đến các doanh nghiệp nhà nước. Tất cá
các doanh nghiệp nhà nước đều chịu sự quản lý trực tiếp của một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Bộ chủ

quản hay uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo sự phân cấp của Chính phủ).
Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước của doanh nghiệp nhà nước được
Chính phủ uỷ quyền làm đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước. Giám
đốc doanh nghiệp nhà nước do cơ quan quản lý Nhà nước của doanh nghiệp
bổ nhiệm và chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan này.
Hiện nay Nhà nước đang chủ trương xoá bỏ cơ quan chủ quản của doanh nghiệp nhà nước, nhưng
không có nghĩa là Nhà nước buông lỏng quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước sẽ có cơ chế
mới để thực hiện quyền sở hữu của mình đối với doanh nghiệp nhà nước.
1.2.Vai trò DNNN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt nam.
1.2.1. Vai trò của DNNN trong nền KTTT
Mỗi chế độ xã hội đều có quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất. Có một cơ cấu sở hữu về tư liệu sản xuất
do đó về mặt xã hội có một cơ cấu kinh tế nhất định. Đa dạng hoá các loại hình
sở hữu trong đó có một loại hình sở hữu giữ vai trò chủ đạo là vấn đề mang
tính phổ biến của mọi chế độ xã hội. Vì vậy cơ cấu kinh tế nhiều thành phần
trong đố có một thành phần giữ vai trò chủ đạo cũng là một đặc trưng có tính
phổ biến của tất cả các Nhà nước trên thế giới. Trong bất cứ một nền kinh tế

×