Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp trong công tác quan hệ quốc tế tại tổng công ty điện lực thành phố hồ chí minh đến 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.18 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
--------------- * ----------------

LÊ TRỌNG THIÊN HƯƠNG

HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TRONG
CÔNG TÁC QUAN HỆ QUỐC TẾ TẠI
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP.HCM ĐẾN 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 6/2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
--------------- * ----------------

LÊ TRỌNG THIÊN HƯƠNG

HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TRONG
CÔNG TÁC QUAN HỆ QUỐC TẾ TẠI

TỔNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP.HCM ĐẾN 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã ngành: 60340102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TẤN PHƯỚC

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 6/2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lê Tấn Phước
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 11 tháng 06 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1 TS. Trương Quang Dũng

Chủ tịch

2 TS. Phan Thị Minh Châu

Phản biện 1


3 TS. Lại Tiến Đĩnh

Phản biện 2

4 TS. Nguyễn Thế Khải
5 TS. Nguyễn Quyết Thắng

Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày 08 tháng 3 năm 2015

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Lê Trọng Thiên Hương

Giới tính: Nữ


Ngày, tháng, năm sinh: 09/01/1988

Nơi sinh: TP. HCM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

MSHV: 1441820035

I- Tên đề tài: Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp trong công tác quan hệ quốc tế tại

Tổng công ty điện lực Thành phố Hồ Chí Minh đến 2020
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Đề tài nghiên cứu, phân tích và tìm ra những ý tưởng, giải pháp để triển khai thực
hiện các kế hoạch nhằm hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp trong công tác quan hệ
quốc tế tại Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh Các nhiệm vụ mà đề tài
cần thực hiện như sau:
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp, đây là cơ sở cho
việc nghiên cứu đề tài
- Đánh giá việc thực hiện văn hóa doanh nghiệp trong công tác quan hệ quốc tế
của Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh thông quan các nguồn dữ
liệu thu thập để tìm ra các điểm mạnh để phát huy và các điểm yếu để cải thiện.
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp để tìm ra những cơ
hội triển khai thực hiện văn hóa doanh nghiệp, đồng thời chủ động đối mặt
với các thách thức, nguy cơ. Cuối cùng sẽ tổng hợp lại và đề ra các ý tưởng,
giải pháp để hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp trong công tác quan hệ quốc tế
tại Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 08/3/2015
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 08/3/2016
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Lê Tấn Phước

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS. Lê Tấn Phước

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Lê Trọng Thiên Hương, học viên lớp Cao học Quản trị Kinh doanh
niên khóa 2014 – 2015 của Trường Đại học Công nghệ TP.HCM.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cám ơn và trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
TP.HCM, ngày 08 tháng 03 năm 2016
Học viên thực hiện

LÊ TRỌNG THIÊN HƯƠNG


ii

LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến các giảng viên Trường Đại
học Công nghệ TP.HCM đã tận tình truyền đạt những kiến thức chuyên ngành làm
nền tảng lý luận cho Luận văn này.
Tiếp theo, tôi xin chân thành cám ơn TS. Lê Tấn Phước đã tận tình đóng góp

những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện luận văn tốt nghiệp này.
Đồng thời, tôi xin chân thành cám ơn Lãnh đạo và các anh chị bạn bè đồng
nghiệp tại cơ quan Tổng công ty Điện lực TP.HCM đã tạo điều kiện tốt nhất, động
viên, giúp đỡ và cùng chia sẻ, trao đổi, góp ý cho tôi trong quá trình vừa học vừa
làm cũng như quá trình thực hiện Luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn gia đình và các anh chị bạn bè trong lớp học
đã luôn bên cạnh và là chỗ dựa tinh thần vững chắc giúp tôi vượt qua nhiều khó
khăn trong thời gian qua.
Do hạn chế về thời gian và năng lực bản thân, mặc dù đã được Thầy hướng
dẫn tận tình và nỗ lực của tác giả, nhưng chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi
sự thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ Quý Thầy Cô, đồng nghiệp và
toàn thể bạn bè để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Sau cùng, tôi xin chúc Quý Thầy Cô và tất cả các đồng nghiệp cùng toàn thể
bạn bè lời chúc sức khỏe và thành công trong cuộc sống.
Trân trọng cám ơn./.
TP.HCM, ngày 08 tháng 03 năm 2016
Học viên thực hiện

LÊ TRỌNG THIÊN HƯƠNG


iii

TÓM TẮT
Mọi tổ chức nói chung, mọi doanh nghiệp nói riêng muốn tồn tại và phát
triển một cách bền vững phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho riêng mình. Trên
thực tế hiện nay, sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp ngoài việc phụ thuộc
vào các yếu tổ bên ngoài như: điều kiện xã hội, điều kiện kinh tế chung, sự cạnh
tranh… còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bên trong. Các yếu tố bên trong sẽ tạo
sức mạnh, năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có cái

nhìn chiến lược về hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm tra tốt hơn để đạt được
mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra cho một giai đoạn phát triển. Văn hóa doanh nghiệp
- yếu tố môi trường nội bộ vô cùng quan trọng góp phần bảo đảm sự thành công
trong quản trị và giúp cho các doanh nghiệp đạt được những thành tựu trong và
ngoài nước, tiếp cận được thương trường quốc tế phải kể đến đó là nguồn sức mạnh
mà doanh nghiệp có được. Khi văn hóa doanh nghiệp là đặc trưng riêng của mỗi
doanh nghiệp thì bản thân doanh nghiệp phải hiểu rõ phát huy khả năng của chính
mình và vận dụng một cách hiệu quả, linh hoạt vào công tác quản trị.
Tổng công ty Điện lực TP.HCM là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
cung cấp và phân phôi điện, có nhiệm vụ rất quan trọng cung câp nguôn điện năng
liên tục, ổn định, tin cậy; thực hiện nhiệm vụ chính trị là đảm bảo an ninh năng
lượng cho trung tâm tài chính kinh tế văn hóa xã hội lớn nhất cả nước như TP.HCM;
đồng thời học tập, trao đổi kinh nghiệm và hợp tác dự án thí điểm với các đối tác
nước ngoài để tiếp thu các kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại của các nước trên
thế giới nhằm phát triển hoàn thiện lưới điện trên địa bàn TP.HCM. Công tác quan
hệ quốc tế của Tổng công ty là một mảng công tác bao gồm các công việc liên quan
tiếp đoàn khách nước ngoài, tổ chức hội thảo hội nghị báo cáo chuyên đề có sự
tham dự của người nước ngoài, đi công tác tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm
tại nước ngoài, đấu thầu quốc tế… của nhiều phòng ban cùng thực hiện. Việc giao
tiếp đối ngoại với người nước ngoài tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có ảnh
hưởng rất lớn đến hình ảnh của Tổng công ty.
Tuy nhiên, công tác quan hệ quốc tế của Tổng công ty chưa được quan tâm
đúng mức. Đồng thời, việc thực thi văn hóa doanh nghiệp chưa nghiêm túc đã ảnh
hưởng không nhỏ đến công tác quan hệ quốc tế của Tổng công ty. Ý thức được điều


iv
này, Tổng công ty Điện lực TP.HCM đã xây dựng và phổ biến văn hóa doanh
nghiệp đến cán bộ công nhân viên, góp phần nâng cao nhận thức và kiến thức khi
giao tiếp với người nước ngoài cho CBCNV một cách toàn diện hơn. Trên cơ sở đó

đó tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp trong công tác quan hệ
quốc tế tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM đến năm 2020” làm đề tài nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu về công tác quan hệ quốc tế, thực trạng thực thi văn hóa
doanh nghiệp và đánh giá thực trạng thực thi văn hóa doanh nghiệp trong công
tác quan hệ quốc tế trong giai đoạn 2012 – 2015 tại Tổng công ty Điện lực
TP.HCM, luận văn hướng tới việc đề xuất các giải pháp nâng cao thực thi văn hóa
doanh nghiệp trong công tác quan hệ quốc tế. Sử dụng các dữ liệu được thu thập,
luận văn tiếp hành phân tích SWOT và xây dựng hệ thống các nhóm giải pháp để
nâng cao việc thực hiện văn hóa doanh nghiệp trong công tác quan hệ quốc tế của
Tổng công ty Điện lực TP.HCM trên cơ sở tận dụng, phát huy các điểm mạnh của
Tổng công ty, hạn chế và khắc phục dần các điểm yếu, nắm bắt các cơ hội của môi
trường kinh doanh và có phương án cụ thể để giải quyết các thách thức đã nêu tại
phân tích SWOT.


v

ABSTRACT
If every association in general, every enterprise in particular wants to exist
and develop sustainabily, they have to build their business culture themselves. From
the being time, the success or failure of the enterprise depends on not only outside
factors, such as: social condition, economic condition, competition and etc., and but
also inside factors. These factors will create inner strength, competitiveness for
enterprises and help enterprises with strategic insights on the planning, organization,
control and test better to achieve the objectives that the enterprise for a development phase.
Business culture - internal environmental factors is crucial to contribute to ensure the
success of governance and help the enterprise gain achievements in nation and internation,
access to international markets - must be a power source which the enterprise possess.
When business culture is characteristic of every enterprise, the enterprise must understand,
develop and use its ability effectively and flexibily in governance.

Ho Chi Minh City Power Corporation is now operating in the field of supply and
distribution of electricity, having a very important task in providing mains power
continuously, stably and reliably; implementing political task to ensure energy security for
the socio-cultural economic financial biggest center in country as Ho Chi Minh City;
addited learning, exchanging of experience and collaborating in pilot projects with foreign
partners to acquire the advanced technology, modern technology of the countries in the
world to develop completely on the local power grid at Ho Chi Minh City’s area.
International Relations tasks of the Corporation is an array of activities, including works
related to arrange meeting with foreign delegations, organizing seminars and conferences
thematic reports with the participation of foreigners, business trip abroad to exchange
experience, international bidding ... from departments co-implementation. The external
communication with foreigners seem to be simple but it keeps huge influence on the image
of the Corporation.
However, the work of the international relations of the Corporation has not been
paid adequate attention. At the same time, that the implementation of business culture is
not serious has a significant effect on the work of the international relations of the
Corporation. Aware of this, Ho Chi Minh City Power Corporation has developed and
disseminated busniness culture to staff and employees, this contributes to raise awareness
and knowledge when communicating with foreigners for employees comprehensively.
Based on this idea, I chose the topic: "Improving business culture in the work of


vi
international relations at the Ho Chi Minh City Power Corporation to year 2020" as the
subject of research.

Based on the study of international relations tasks, the implement status of
business culture and assess the status of implementation of corporate culture in the
work of international relations in the period 2012 - 2015 in Ho Chi Minh City
Power Coporation, this thesis proposal aims to improve the enforcement measures

of business culture in the work of international relations. Using the collected data,
the thesis uses SWOT analysis and builds system of solutions to enhance the
implementation of business culture in the work of international relations of Ho Chi
Minh City Power Corporation when basing on leverage and promote the
Corporation's strengths, limitations and gradually overcome these weaknesses, seize
the opportunities of the business environment and have specific plans to address the
challenges has mentioned in the SWOT analysis.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN..........................................................................................................................ii
TÓM TẮT................................................................................................................................iii
ABSTRACT..............................................................................................................................v
MỤC LỤC..............................................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................................xii
DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................................xiii
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................1
1.

Tổng quan về đề tài nghiên cứu.................................................................................1

2.

Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................1

3.


Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.....................................................................2

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................2

5.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu........................................................2

6.

Kết cấu bố cục của luận văn...................................................................................... 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP...............................4
1.1 Khái niệm, vai trò của văn hóa doanh nghiệp........................................................... 4
1.1.1 Khái niệm........................................................................................................... 4
1.1.1.1

Văn hóa...................................................................................................... 4

1.1.1.2

Văn hóa doanh nghiệp................................................................................5

1.1.2 Vai trò và chức năng của văn hóa doanh nghiệp................................................6
1.1.2.1

Vai trò của văn hóa doanh nghiệp.............................................................. 6


1.1.2.2

Chức năng văn hóa doanh nghiệp.............................................................. 8

1.2 Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp...........................................................11
1.2.1 Biểu trưng của văn hóa doanh nghiệp..............................................................11
1.2.1.1

Biểu trưng trực quan của văn hóa doanh nghiệp......................................11

1.2.1.2

Biểu trưng phi trực quan của văn hóa doanh nghiệp................................15

1.2.2 Chuẩn mực hành vi.......................................................................................... 17
1.2.2.1

Chấp hành tốt pháp luật, quy chế dân chủ ở cơ sở...................................17

1.2.2.2

Phong cách ứng xử văn minh, lịch sự giữa người quản lý, lãnh đạo với

cán bộ công nhân viên, giữa cán bộ công nhân viên với nhau................................ 17
1.2.2.3

Thực hiện trách nhiệm xã hội...................................................................17

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp.................................................18



viii
1.3.1 Văn hóa dân tộc................................................................................................18
1.3.2 Quan điểm của nhà lãnh đạo về văn hóa doanh nghiệp...................................19
1.3.3 Đặc điểm ngành nghề.......................................................................................20
1.3.4 Nhận thức và sự học hỏi các giá trị của văn hóa doanh nghiệp khác...............20
1.3.5 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp..........................................21
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC THI VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TRONG
CÔNG TÁC QUAN HỆ QUỐC TẾ CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP. HCM 23
2.1 Tổng quan về Tổng công ty Điện lực TP.HCM........................................................ 23
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty Điện lực TP.HCM............23
2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức........................................................................................24
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Điện lực TP.HCM............24
2.2 Văn hóa doanh nghiệp của Tổng công ty Điện lực TP.HCM...................................25
2.2.1 Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp................................ 25
2.2.2 Những giá trị được tuyên bố............................................................................ 25
2.2.3 Những quan niệm chung.................................................................................. 25
2.2.4 Điều khoản quy định trong Văn hóa doanh nghiệp của Tổng công ty Điện lực
TP.HCM khi giao tiếp với đối tác................................................................................26
2.2.5 Tiêu chí xác định hiệu quả văn hóa doanh nghiệp trong công tác quan hệ quốc
tế ……………………………………………………………………………………..26
2.2.6 Giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp Tổng công ty Điện lực TP.HCM và
nhận thức của cán bộ công nhân viên về các giá trị văn hóa này................................ 27
2.2.6.1

Hệ giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp Tổng công ty Điện lực

TP.HCM …………………………………………………………………………..27
2.2.6.2


Nhận thức của cán bộ công nhân viên về các giá trị văn hóa này............28

2.3 Công tác quan hệ quốc tế của Tổng công ty Điện lực TP.HCM.............................. 28
2.3.1 Giới thiệu chung...............................................................................................28
2.3.2 Công tác quan hệ quốc tế của Tổng công ty Điện lực TP.HCM......................28
2.3.2.1

Công tác huy động vốn và phối hợp quản lý các dự án vốn vay ODA....28

2.3.2.2

Công tác đào tạo nước ngoài, hợp tác đầu tư và chuyển giao công nghệ 30

2.3.2.3

Công tác tổ chức hội nghị, hội thảo có yếu tố nước ngoài.......................31

2.3.2.4

Công tác tiếp khách nước ngoài và quản lý xuất nhập cảnh....................31

2.3.2.5

Các hoạt động quan hệ quốc tế khác........................................................32

2.3.3 Công tác quan hệ quốc tế tại các Tổng công ty Điện lực trong nước và các
Điện lực trong khu vực................................................................................................ 33


ix

2.3.3.1

Công tác quan hệ quốc tế tại các Tổng công ty Điện lực trong nước......33

2.3.3.2

Công tác quan hệ quốc tế tại các Điện lực trong khu vực........................38

2.3.4 Đánh giá công tác quan hệ quốc tế tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM.........41
2.3.4.1

Những kết quả đạt được về công tác quan hệ quốc tế của Tổng công ty 41

2.3.4.2

Các hạn chế chủ yếu về công tác quan hệ quốc tế của Tổng công ty......43

2.4 Phân tích SWOT.......................................................................................................44
2.5 Đánh giá việc thực hiện văn hóa doanh nghiệp trong công tác quan hệ quốc tế của
Tổng công ty Điện lực TP.HCM trong thời gian vừa qua................................................47
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA TỔNG

CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP.HCM TRONG CÔNG TÁC QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐẾN
NĂM 2020...............................................................................................................................51
3.1 Định hướng của Tổng công ty Điện lực TP. HCM trong công tác quan hệ quốc tế
đến năm 2020...................................................................................................................51
3.2 Các giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp của Tổng công ty Điện lực
TP.HCM trong công tác quan hệ quốc tế đến năm 2020.................................................51
3.2.1 Mở rộng huy động vốn và phối hợp quản lý tốt các dự án vốn vay ODA.......51
3.2.2 Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nước ngoài..............................................53

3.2.3 Đẩy mạnh hợp tác đầu tư, nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ
mới ………………………………………………………………………………….. 56

3.2.4 Công tác tổ chức hội nghị, hội thảo có yếu tố nước ngoài:..............................56
3.2.5 Công tác tiếp khách nước ngoài và quản lý xuất nhập cảnh:...........................57
3.2.6 Nâng cao uy tín và thương hiệu, hình ảnh EVNHCMC đối với đối tác nước
ngoài ………………………………………………………………………………... 57
3.2.7 Công tác khác...................................................................................................58
3.2.8 Các giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp trong công tác quan hệ quốc tế
tại Tổng công ty Điện lục TP.HCM theo hướng văn hóa.............................................58
3.3 Tiến độ thực hiện chương trình:...............................................................................59
3.3.1 Trong năm 2016:.............................................................................................. 59
3.3.2 Giai đoạn từ năm 2016 – 2020:........................................................................59
3.4 Kinh phí thực hiện chương trình..............................................................................60
KẾT LUẬN.............................................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................62


x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB

: Ngân hàng Phát triển châu Á

Ban KH

: Ban Kế hoạch

Ban QLDA LĐ : Ban Quản lý Dự án Lưới điện

Ban TCKT

: Ban Tài chính Kế toán

Ban TCNS

: Ban Tổ chức Nhân sự

CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

CNTT

: Công nghệ Thông tin

ĐL KEPCO

: Công ty Điện lực Hàn Quốc

ĐL MEA

: Công ty Điện lực Thủ đô Thái Lan

ĐL SP

: Công ty Điện lực Singapore

ĐL TEPCO


: Công ty Điện lực Tokyo (Nhật Bản)

ĐL TNB

: Công ty Điện lực Malaysia

DMS

: Các ứng dụng đi cùng với hệ thống SCADA phục vụ quản lý
lưới điện phân phối

ĐTXD

: Đầu tư xây dựng

EVN

: Tập đoàn Điện lực Việt Nam

EVNCPC

: Tổng công ty Điện lực Miền Trung

EVNHANOI

: Tổng công ty Điện lực Hà Nội

EVNHCMC

: Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh


EVNNPC

: Tổng công ty Điện lực Miền Bắc

EVNSPC

: Tổng công ty Điện lực Miền Nam

HAPUA

: Hội nghị của lãnh đạo ngành Điện các nước ASEAN

ICA-SEA

: Hiệp hội đồng quốc tế tại châu Á – Thái Bình Dương

JBAH

: Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.HCM

JETRO

: Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản tại TP.HCM

JICA

: Cơ quan hợp tác phát triển Nhật Bản

KfW


: Ngân hàng tái thiết Đức

KOTRA

: Thương vụ Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP.HCM

Kỹ sư ASEAN

: Kỹ sư đạt tiêu chuẩn chuyên nghiệp ASEAN

Kỹ sư CIGRE

: Kỹ sư đạt tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn CIGRE


xi

Kỹ sư IEEE

: Kỹ sư đạt tiêu chuẩn của Viện kỹ sư điện và điện tử quốc tế

ODA

: Khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian
vay dài

OFID

: Quỹ phát triển quốc tế của OPEC


Quỹ KHCN

: Quỹ Khoa học Công nghệ

SCADA

: Hệ thống thu thập dữ liệu, giám sát và điều khiển các quá trình
từ xa

SOG

: Máy đóng cắt

SWOT

: Strengths (điểm mạnh) – Weakness (điểm yếu) – Opportunities
(cơ hội) – Threats (Thách thức)

WB

: Ngân hàng Thế giới

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

Tổng công ty

: Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh


TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

VHDN

: Văn hóa doanh nghiệp

VTTB

: Vật tư thiết bị


xii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1 Các nguồn vốn vay ODA cho các dự án của Tổng công ty........................... 29
Bảng 2. 2 : Mô hình phân tích SWOT........................................................................................ 45
Bảng 3. 1 : Phân công công tác quản lý vốn vay..................................................... 52


xiii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2. 1 : Sơ đồ tổ chức Tổng công ty Điện lực TP. HCM.................................... 24


1


MỞ ĐẦU
1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Mọi tổ chức nói chung, mọi doanh nghiệp nói riêng muốn tồn tại và phát
triển một cách bền vững phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho riêng mình. Trên
thực tế hiện nay, sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp ngoài việc phụ thuộc
vào các yếu tổ bên ngoài như: điều kiện xã hội, điều kiện kinh tế chung, sự cạnh
tranh… còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bên trong. Các yếu tố bên trong sẽ tạo
sức mạnh, năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có cái
nhìn chiến lược về hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm tra tốt hơn để đạt được
mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra cho một giai đoạn phát triển. Văn hóa doanh nghiệp
- yếu tố môi trường nội bộ vô cùng quan trọng góp phần bảo đảm sự thành công
trong quản trị và giúp cho các doanh nghiệp đạt được những thành tự trong và ngoài
nước, tiếp cận được thương trường quốc tế phải kể đến đó là nguồn sức mạnh mà
doanh nghiệp có được. Khi văn hóa doanh nghiệp là đặc trưng riêng của mỗi doanh
nghiệp thì bản thân doanh nghiệp phải hiểu rõ phát huy khả năng của chính mình và
vận dụng một cách hiệu quả, linh hoạt vào công tác quản trị.
Năm 2012, Tổng công ty Điện lực TP.HCM đề ra định hướng phát triển Tổng
công ty ngang tầm khu vực. Từ đó, các đề án khoa học được xây dựng nhằm mục
đích hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, tiếp cận công nghệ kỹ thuật tiên tiến, ứng dụng
công nghệ thông tin…và đang được triển khai thực hiện. Tuy nhiên, công tác quan
hệ quốc tế của Tổng công ty chưa được quan tâm đúng mức. Đồng thời, việc thực
thi văn hóa doanh nghiệp chưa nghiêm túc đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác
quan hệ quốc tế của Tổng công ty.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Công tác quan hệ quốc tế của Tổng công ty là một mảng công tác bao gồm
các công việc liên quan tiếp đoàn khách nước ngoài, tổ chức hội thảo hội nghị báo
cáo chuyên đề có sự tham dự của người nước ngoài, đi công tác tham quan học tập
trao đổi kinh nghiệm tại nước ngoài, đấu thầu quốc tế… của nhiều phòng ban cùng
thực hiện. Việc giao tiếp đối ngoại với người nước ngoài tưởng chừng như đơn giản
nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của Tổng công ty.



2
Ý thức được điều này, Tổng công ty Điện lực TP.HCM đã xây dựng và phổ
biến văn hóa doanh nghiệp đến cán bộ công nhân viên, góp phần nâng cao nhận
thức và kiến thức khi giao tiếp với người nước ngoài cho CBCNV một cách toàn
diện hơn. Trên cơ sở đó đó tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp
trong công tác quan hệ quốc tế tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM đến năm
2020” làm đề tài nghiên cứu.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu về công tác quan hệ quốc tế, thực trạng thực thi văn
hóa doanh nghiệp, đánh giá thực trạng đó tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM, luận
văn hướng tới việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng

Công tác quan hệ quốc tế và văn hóa doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu



Về không gian: Luận văn nghiên cứu tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM



Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng thực thi văn hóa doanh nghiệp
trong công tác quan hệ quốc tế trong giai đoạn 2012 – 2015 và đề xuất một
số giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp trong trong công tác quan hệ
quốc tế đến năm 2020.


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Thu thập thông tin

Tiến hành thu thập dữ liệu trong Tổng công ty Điện lực TP.HCM thông qua
văn bản có liên quan.
Phương pháp phân tích

Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp: Sử dụng phương pháp so sánh và
phương pháp phân tích thống kê
 Phương pháp so sánh: Sử dụng các thông tin sơ cấp và các thông tin thứ cấp
đã thu thập được so sánh với nhau từ đó rút ra những kết luận thông qua sự
chênh lệch của các dữ liệu, các thông tin. Dựa vào sự chênh lệch này để đánh
giá các nhận định trong tương lai. Phương pháp này được sử dụng khá rộng
rãi và thường xuyên bởi nó có độ chính xác cao.


3


Phương pháp phân tích thống kê: Thống kê các dữ liệu thứ cấp vừa thu thập
được rồi tiến hành phân tích và đưa ra các kết quả, các nhận định cụ thể nhất.

6. Kết cấu bố cục của luận văn
Đề tài được kết cấu thành 03 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng thực thi văn hóa doanh nghiệp trong công tác quan hệ
quốc tế của Tổng công ty Điện lực TP.HCM
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa doanh nghiệp của Tổng
công ty Điện lực TP.HCM đến năm 2020



4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm, vai trò của văn hóa doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm
1.1.1.1 Văn hóa
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau,
liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Có rất nhiều
định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ảnh một cách nhìn nhận và
đánh giá khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học người Mỹ là Alfred
Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về
văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới.
Định nghĩa đầu tiên được chấp nhận rộng rãi là định nghĩa của nhà văn hóa
xã hội học người Anh E.B. Taylor (1832 -1917) đưa ra: “Văn hóa là một chỉnh thể
phức hợp bao gồm trí thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, tập tục và
bất kỳ năng lực, thói quen nào khác mà con người cần có với tư cách là một thành
viên của xã hội" (E.B. Taylor, 1917).
Tại Hội nghị quốc tế do Unessco chủ trì vào năm 1982 với gần 500 nhà
nghiên cứu văn hóa thế giới đã đúc kết sự phức tạp và đa diện của văn hóa qua một
định nghĩa súc tích: “Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất,
trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người
trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những
quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín
ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn
hóa đã làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có
óc phê phán và dấn thân một cách có đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự
thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành
đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý
nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội bản thân “. (Kỷ yếu hội

nghị quốc tế Unessco, 1992).
Trong cuốn Từ điển bách khoa Việt Nam đã định nghĩa về văn hóa như sau:
“Văn hóa là toàn bộ những hoạt động sáng tạo và những giá trị của nhân dân một
nước, một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và tinh thần. Văn hóa biểu hiện trong lý


5
tưởng sống, trong các quan niệm về thế giới và nhân sinh, tín ngưỡng, trong lao
động và trong đấu tránh, trong doanh nghiệp đời sống, tạo dựng xã hội, thể hiện lý
tưởng thẩm mỹ." (Từ điển bách khoa Việt Nam, 2003).
Như vậy, có thể hiểu văn hóa là sản phẩm của con người, được tạo ra và phát
triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội, và chính văn hóa lại tham gia
vào việc tạo nên phẩm chất con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn
hóa là một hệ thống được định hình và phát triển trong quá trình lịch sử bao gồm
nhiều yếu tố hợp thành như: Hệ giá trị, tập quán, thói quen, lối ứng xử, chuẩn mực
xã hội… Nó mang tính ổn định bền vững và có khả năng di truyền qua nhiều thế hệ.
1.1.1.2 Văn hóa doanh nghiệp
Trong một xã hội rộng lớn, mỗi doanh nghiệp là một xã hội thu nhỏ được
hình thành bởi sự liên kết giữa các thành viên, hoạt động theo một tôn chỉ mục đích
và lợi ích chung tương đối độc lập so với doanh nghiệp, cá nhân khác. Xã hội lớn có
nền văn hóa lớn, xã hội nhỏ cũng cần xây dựng cho mình một nền văn hóa riêng
biệt. Nền văn hóa ấy chịu ảnh hưởng và đồng thời cũng là bộ phận cấu thành nền
văn hóa lớn. Như Edgar Schein, một nhà quản trị nổi tiếng người Mỹ đã nói: “Văn
hóa doanh nghiệp gắn với văn hóa xã hội, là một bước tiến của văn hóa xã hội, là
tầng sâu của văn hóa xã hội. Văn hóa doanh nghiệp đòi hỏi vừa chú ý tới năng suất
và hiệu quả sản xuất, vừa chú ý quan hệ chủ thợ, quan hệ giữa người với người. Nói
rộng ra, nếu toàn bộ nền sản xuất đều được xây dựng trên một nền văn hóa doanh
nghiệp có trình độ cao, nền sản xuất sẽ vừa mang bản sắc dân tộc, vừa thích ứng với
thời đại hiện nay”. (Organizational Culture and Leadership 3rd ed, 2004). Vì vậy,
văn hóa doanh nghiệp tất yếu sẽ được hình thành và phát triển như một yếu tố đặc

trưng của doanh nghiệp đó trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Thuật ngữ “Văn hóa doanh nghiệp’’ xuất hiện lần đầu tiên trên báo chí Mỹ
vào khoảng thập niên 1960. Đến đầu thập kỷ 90, người ta bắt đầu đi sâu nghiên cứu
tìm hiểu về những nhân tố cấu thành cũng như những tác động to lớn của văn hóa
đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Vì bản chất trừu tượng nên đã có rất
nhiều khái niệm về văn hóa doanh nghiệp được đưa ra:
Theo Eldrige và Crombie: Nói đến văn hóa của một doanh nghiệp là nói đến
một hình thể duy nhất với các tiêu chuẩn, giá trị, tín ngưỡng, cách đối xử... được thể


6
hiện qua việc các thành viên liên kết với nhau để làm việc. Nét đặc biệt của một
doanh nghiệp cụ thể nào đó được thể hiện ở lịch sử của nó với những ảnh hưởng
của hệ thống cũ, lãnh đạo cũ trong việc xây dựng con người. Điều này được chứng
tỏ sở sự khác nhau giữa việc đi theo thói quen và luật lệ, hệ tư tưởng cũ và mới,
cũng như những sự lựa chọn chiến lược của toàn doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp là một tập hợp những quan niệm chung của một nhóm
người. Những quan niệm này phần lớn được các thành viên hiểu ngầm với nhau và
chỉ thích hợp cho doanh nghiệp của riêng họ. Các quan niệm này sẽ được truyền cho
các thành viên mới (Louis, 1980).
Tuy nhiên, định nghĩa phổ biến và được chấp nhận rộng rãi nhất là định
nghĩa của chuyên gia nghiên cứu các doanh nghiệp Edgar Schein: “Văn hóa doanh
nghiệp là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học
được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi
trường xung quanh” (Edgar Schein, 2010).
Văn hóa doanh nghiệp tạo nên những sắc thái riêng mà một doanh nghiệp
muốn vươn tới, tạo ra sự cam kế tự nguyện đối với những gì vượt ra ngoài phạm vi
niềm tin và giá trị của mỗi cá nhân. Chúng giúp các thành viên mới nhận thức được
ý nghĩa của các sự kiện và hoạt động của một doanh nghiệp.
Như vậy, có thể nói văn hóa doanh nghiệp là hệ thống những giá trị những

tín ngưỡng, những thói quen, những quy phạm được chuẩn hóa mang tính đặc trưng
của từng doanh nghiệp; được biểu đạt thông qua cách sống, cách nghĩ, cách làm
việc của mọi người trong doanh nghiệp; được duy trì và phát triển trong suốt quá
trình lịch sử của doanh nghiệp; được chia sẻ và hướng dẫn hành vi cho mọi thành
viên trong doanh nghiệp đó.
1.1.2 Vai trò và chức năng của văn hóa doanh nghiệp
1.1.2.1 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp trong quản lý thể hiện hai vai trò quan trọng sau: (1)
văn hóa doanh nghiệp là công cụ triển khai chiến lược, và (2) văn hóa doanh nghiệp
là phương pháp tạo động lực cho người lao động và sức mạnh đoàn kết cho tổ chức,
doanh nghiệp.


7
Khi văn hóa doanh nghiệp là công cụ triển khai chiến lược thì mọi doanh
nghiệp đều bắt đầu sự tương lai của mình bằng một bản kế hoạch phát triển chiến
lược, trong đó chỉ rõ định hướng kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ theo đuổi được cụ
thể hoá bằng định hướng về thị trường mục tiêu (hàng hóa, thị trường, nhu cầu, lĩnh
vực hoạt động chủ yếu) và định hướng sản xuất (chính sách sản phẩm, chất lượng,
giá cả, dịch vụ và lợi thế cạnh tranh). Thành công trong việc xây dựng chiến lược,
nhưng nhiều doanh nghiệp lại không thành công trong việc triển khai chiến lược.
Đó là do những khó khăn trong việc phát triển các công cụ quản lý, điều hành việc
thực hiện trên cơ sở bản kế hoạch chiến lược đã xây dựng. Tham gia thực hiện chiến
lược là tất cả mọi thành viên của tổ chức, doanh nghiệp. Đáng lưu ý là, mỗi người
tham gia vào một tổ chức và hoạt động của tổ chức đều có nhiệm vụ riêng, cương vị
khác nhau và sở hữu những kỹ năng/năng lực hành động không giống nhau. Họ là
những bánh xe khác nhau của cùng một cỗ xe. Khác nhau là vậy, nhưng họ phải
thống nhất trong hành động và phối hợp hành động để đưa cỗ xe tiến theo cùng một
hướng đến đích đã định. Điều đó chỉ có thể đạt được bằng cách xây dựng những quy
tắc hành động thống nhất có tác dụng hướng dẫn, chi phối việc ra quyết định và

hành động của mọi thành viên. Đối với doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, điều đó
còn có ý nghĩa lớn hơn nữa trong việc định hình phong cách. Có thể cho thấy rõ vai
trò của văn hoá doanh nghiệp trong việc xây dựng các biện pháp, công cụ điều hành
việc thực hiện chiến lược thông qua các biện pháp quản lý con người (nhân lực) và
xây dựng thương hiệu nếu thiếu điều đó, việc triển khai và thực thi chiến lược sẽ
khó khăn như thế nào.
Khi văn hóa doanh nghiệp là phương pháp tạo động lực cho người lao động
và sức mạnh đoàn kết cho tổ chức, doanh nghiệp thì lý thuyết văn hóa doanh nghiệp
được phát triển dựa trên hai yếu tố: giá trị và con người. Trong văn hóa doanh
nghiệp, giá trị là những ý nghĩa, niềm tin, được thể hiện trong triết lý hành động
gồm quan điểm (cách nhận thức), phương pháp tư duy và ra quyết định mà những
người hữu quan bên trong công ty, tổ chức quyết định lựa chọn sẽ sử dụng làm
thước đo để đánh giá các quyết định, nguồn động lực để hành động và mục tiêu để
phấn đấu. Giá trị và các triết lý được tổ chức, công ty lựa chọn là chuẩn mực chung
cho mọi thành viên tổ chức để phấn đấu hoàn thành, cho những người hữu quan bên


8
ngoài sử dụng để phán xét và đánh giá về tổ chức. Giá trị và triết lý của cá nhân
không làm nên sức mạnh, chúng chỉ gây mâu thuẫn. Chỉ có giá trị và triết lý thống
nhất mới tạo nên sức mạnh tập thể.
Giá trị là những đóng góp của doanh nghiệp đối với các đối tượng hữu quan,
hay xã hội về phúc lợi, về sự phồn vinh và phát triển của xã hội, về việc gìn giữ và
phát triển các giá trị đạo đức và nhân văn của con người. Giá trị được xác định trên
cơ sở những chuẩn mực và giá trị đạo đức xã hội và kinh doanh. Mỗi tổ chức, doanh
nghiệp lựa chọn cho mình trong số những giá trị và triết lý mà xã hội coi trọng làm
giá trị và triết lý chủ đạo của mình. Không chỉ vậy, họ còn thể hiện những cam kết
của tất cả các thành viên tổ chức trong việc tự nguyện phấn đấu vì những giá trị và
kiên trì theo đuổi những triết lý đó. Chính vì giá trị mà tổ chức và các thành viên tổ
chức cam kết tôn trọng thể hiện sự cống hiến cho con người. Giá trị là chất liệu tạo

nên hình ảnh của tổ chức. Và chính nhờ những cống hiến đó mà tổ chức và các
thành viên tổ chức được xã hội đánh giá cao và sẵn sàng trao tặng những phần
thưởng tinh thần (thương hiệu) và vật chất (lợi nhuận) tương xứng. Mấu chốt của
văn hóa doanh nghiệp là về con người, vì con người; doanh nghiệp không làm cho
văn hóa doanh nghiệp có hiệu lực mà chính là con người: người lãnh đạo đóng vai
trò khởi xướng, thành viên tổ chức đóng vai trò hoàn thành. Chính con người làm
cho những giá trị được tuyên bố chính thức trở thành hiện thực. Ngược lại, giá trị
làm cho hành động và sự phấn đấu mỗi cá nhân trở nên có ý nghĩa. Con người thể
hiện giá trị; Giá trị nâng con người lên. Giá trị là thứ duy nhất có thể thu hút mọi
người đến với nhau. Giá trị liên kết con người lại với nhau. Giá trị tạo nên động cơ
hành động cho con người. Giá trị làm cho mỗi người tự nguyện cam kết hành động
vì mục tiêu chung.
1.1.2.2 Chức năng văn hóa doanh nghiệp

Chức năng chỉ đạo
Văn hóa doanh nghiệp được hình thành trong một quá trình, do chủ doanh
nghiệp chủ trì, do đó nó phát huy tác dụng đối với hoạt động của toàn bộ doanh
nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp tự trở thành hệ thống quy phạm và giá trị tiêu chuẩn
mà không cá nhân nào trong doanh nghiệp dám đi ngược lại. Đến lượt nó, khi đã
hình thành, văn hóa doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp có hướng phát triển phù


×