Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN Ở NHÀ MÁY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 53 trang )

MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN Ở NHÀ MÁY
Nhà máy Cơ khí có đầy đủ các phần hành kế toán để quản lý tình hình tài
chính của nhà máy. Dưới đây là một số phần hành kế toán cơ bản.
III.1. KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ.
III.1.1. Kế toán nguyên vật liệu.
* Đặc điểm nguyên vật liệu tại nhà máy :
Nhà máy Cơ khí Gang thép là doanh nghiệp có quy mô lớn, sản phẩm
đầu ra nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại và mặt hàng. Do vậy, nguyên
vật liệu của nhà máy cũng hết sức đa dạng, số lượng lớn.
Nguyên vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất, thường xuyên biến động
trong khâu thu mua, nhà máy đã thành lập tổ tiếp nhận liệu có nhiệm vụ tìm
hiểu các nguồn vật tư có giá nhập thấp, địa điểm thu mua thuận tiện từ đó
giảm chi phí thu mua và góp phần hạ giá thành sản phẩm .
Nguyên vật liệu mua về hay tự sản xuất ra đều được kiểm tra trước khi
nhập kho. Định kỳ 6 tháng 1 lần thủ kho kết hợp với phòng kế toán, phòng
luyện kim – KCS tiến hành kiểm kê về số lượng, chất lượng và giá trị nguyên
vật liệu, xác định số lượng vật tư tồn kho, từ đó có biện pháp lập kế hoạch cung
cấp vật tư cho sản xuất.
Việc hạch toán chi tiết và tổng hợp vật liệu chủ yếu thực hiện theo hình
thức nhật ký chứng từ trên máy vi tính . Kế toán hàng ngày có nhiệm vụ thu
thập kiểm tra các chứng từ như : phiếu xuất kho, phiếu nhập kho... Sau đó định
khoản, đối chiếu với sổ sách của thủ kho (qua các thẻ kho) rồi nhập dữ kiện
vào máy, máy sẽ tự động tính các chỉ tiêu còn lại như : hệ số giá, trị giá vật liệu
xuất kho, trị giá nguyên vật liệu tồn cuối kỳ. Cuối kỳ máy tính in ra các số liệu,
bảng biểu cần thiết như : Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn vật liệu, các báo cáo
khác theo yêu cầu phục vụ cho công tác hạch toán nguyên vật liệu.
* Phân loại nguyên vật liệu tại nhà máy Cơ khí Gang thép.
- Nguyên vật liệu chính : Bao gồm thép phế, gang thỏi, FeSi, FeMn, FeCr, Ni,
Al...
- Nguyên vật liệu phụ: Cát, bột đất sét, nước thuỷ tinh, đất đèn, huỳnh
thạch, phấn chì, vôi...


- Nhiên liệu: Than, xăng, dầu ...
- Phế liệu: Trục cán gang thu hồi, gang khuôn phế, phôi thép thu hồi...
 Tại nhà máy kế toán hạch toán tổng hợp NVL và công cụ dụng cụ theo
phương pháp kê khai thường xuyên.
Chi phí thu mua vận chuyển không tính vào giá vật liệu nhập kho mà tính
vào chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý.
Giá nhập NVL = Giá mua trên hoá đơn + Chi phí liên quan
Trong đó :
+ Giá ghi trên hoá đơn của nhà cung cấp là giá chưa có thuế VATđầu
vào nhà máy tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ
+ Chi phí liên quan bao gồm : Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí bảo
quản ...
 Nhà máy tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia
quyền, mỗi tháng tính một lần vào cuối tháng do máy tự động tính.
Giá thực tế của NVL xuất dùng
Giá thực tế NVL tồn kho đầu tháng
Giá thực tế NVL nhập kho trong tháng
Số lượng NVL tồn đầu tháng
Số lượng NVL nhập kho trong tháng
=
+
+
Nhà máy tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán chi tiết
vật tư theo phương pháp ghi thẻ song song, mua hàng theo phương thức trực
tiếp không có chiết khấu – giảm giá hàng bán.
* Tài khoản sử dụng: TK 1521: Vật liệu chính
TK 1522: Vật liệu phụ
TK 1523: Nhiên liệu
TK 1524: Phụ tùng sửa chữa thay thế
TK 1525: Thiết bị vật tư cho xây dựng cơ bản

TK 1526: Phế liệu thu hồi
TK 1527: Vật liệu phế liệu khác
Và một số TK liên quan: 621, 331, 133, 154...
* Chứng từ sử dụng: + Phiếu nhập kho
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
+ Thẻ kho
+ Hóa đơn giá trị gia tăng
+ Biên bản kiểm nghiệm
* Sổ sách sử dụng: + Sổ cái Nguyên vật liệu, CCDC
+ Bảng tổng hợp Nhập – xuất – tồn NVL, CCDC
+ Bảng phân bổ NVL, CCDC
+ Nhật ký chừng từ số 1, 2, 5
+ Bảng kê số 3
+ Sổ chi tiết số 2
+ Và các sổ sách liên quan...
* Sơ đồ hạch toán tổng hợp NVL
TK 11111, 1121, 331, ...
Phát hiện thiếu khi kiểm kê
TK 1381, 642...
Xuất cho CP SXC, bán hàng, QL...
Xuất để chế tạo SP
TK 152
TK 627, 641, 642...
TK 621
TK 412
Đánh giá giảm
Đánh giá tăng
Tăng do mua ngoài
TK 411
Nhận cấp phát tặng thưởng

TK 642, 3381...
Phát hiện thừa khi kiểm kê
III.1.2. Kế toán công cụ, dụng cụ.
Việc hạch toán công cụ dụng cụ nhỏ ở nhà máy được tiến hành như đối
với vật liệu. Kế toán sử dụng TK 1531_Công cụ dụng cụ để hạch toán. Trường
hợp công cụ, dụng cụ xuất dùng nếu xét thấy có giá trị lớn cần trừ dần vào chi
phí nhiều kỳ kế toán sẽ tiến hành phân bổ.
Nhà máy hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp thẻ song song.
* Sơ đồ hạch toán chi tiết vật tư
Phiếu nhập kho
Sổ
chi
tiết
vật

Kế toán
tổng hợp
Bảng tổng hợp N - X -T
kho vật tư
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
 Hiện nay Nhà máy đang áp dụng hình thức kế toán kê khai thường
xuyên để hạch toán hàng hàng tồn kho. Đến cuối năm 2004 nhà máy Cơ khí
gang thép có: 100 780 132 366 đồng hàng tồn kho.
III.2. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH.
Nhà máy Cơ khí là đơn vị trực thuộc Công ty Gang thép Thái Nguyên nên
mọi Tài sản cố định của nhà máy chủ yếu là do Công ty Gang thép cấp vốn,

nguồn vốn mà công ty cấp có thể là vốn bằng tiền hay bằng nguồn vốn xây
dựng cơ bản, đầu tư phát triển, vốn Ngân sách, vốn vay, Vốn tự bổ sung, Vốn
vay khác. Tài sản cố định của nhà máy ít có sự biến động và chủ yếu là Tài Sản
Cố Định hữu hình, không có Tài Sản Cố Định vô hình và Tài Sản Cố Định thuê
tài chính.
Nhà máy hạch toán TSCĐ theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Nguyên giá của TSCĐ: 29 928 378 651 đồng
- Giá trị hao mòn: ( 24 694 858 313 ) đồng
- Giá trị còn lại: 5 233 520 338 đồng
*TK sử dụng: TK 211: Tài sản cố định hữu hình
TK 2112: Nhà cửa, vật kiến trúc
TK 2113: Máy móc, thiết bị
TK 2114: Phương tiện vận tải
TK 2115: Thiết bị, dụng cụ quản lý
TK 2116: Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sp
TK 2118: Tài sản cố định khác
TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình
Và các TK liên quan: 241, 336, 331, 111...
* Chứng từ sử dụng: + Biên bản giao nhận TSCĐ
+ Biên bản thanh lý TSCĐ
+ Thẻ TSCĐ
+ Biên bản nghiệm thu công trình
+ Biên bản cấp phát TSCĐ
+ Hoá đơn mua TSCĐ
+ Phiếu nhập TSCĐ
* Sổ sách sử dụng: + Thẻ TSCĐ
+ Sổ theo dõi TSCĐ
+ Nhật ký chứng từ số 9, 10
+ Sổ chi tiết số 2, 5
+ Sổ cái TK 211, 214, 241, 136, 336

III.2.1. Kế toán tăng giảm TSCĐ.
Nhóm TSCĐ
Chỉ tiêu
Tổng cộng
I. Nguyên giá TSCĐ
1. Số dư đầu kỳ 25 529 275 854
2. Số tăng trong kỳ 4 530 820 318
Trong đó: Mua sắm mới
Xây dựng mới
Điều động nội bộ
4 094 577 573
418 283 545
15 059 200
3. Số giảm trong kỳ 131 717 521
Trong đó: Thanh lý
Nhượng bán
131 717 521
4. Số cuối kỳ 29 928 378 651
Trong đó: Chưa sử dụng
Đã khấu hao hết
Chờ thanh lý
II. Giá trị đã hao mòn
1. Đầu kỳ 23 158 935 294
2. Tăng trong kỳ 1 631 890 492
3. Giảm trong kỳ ( thanh lý ) 95 967 473
4. Cuối kỳ 24 694 858 313
III. Giá trị còn lại
1. Đầu kỳ 2 370 340 560
2. Cuối kỳ 5 233 520 338
Nguyên giá của TSCĐ < 5 000 000 đồng thì chuyển sang công cụ dụng cụ

đang dùng. Như máy vi tính của nhà máy trước kia là TSCĐ nhưng qua quá
trình sử dụng đã bị hao mòn dần, nay máy vi tính đã được chuyển thành công
cụ dụng cụ.
III.2.2. Kế toán hao mòn TSCĐ.
Mọi tài sản cố định của nhà máy đưa vào sử dụng đều tính khấu hao.
Tuân theo quyết định số 206 KTDN, kế toán tiến hành trích khấu hao theo
phương pháp đường thẳng (khấu hao đều) và tính khấu hao mỗi tháng một
lần vào cuối tháng.
Mức khấu hao tháng
Mức khấu hao năm 12
Mức khấu hao năm
Nguyên giá TSCĐ
Thời gian hữu ích của TSCĐ đó
=
=
Trong đó:
Nguyên giá TSCĐ = Giá mua trên hóa đơn + Chi phí liên quan
Định kỳ kế toán tính khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh và
phản ánh hao mòn tài sản cố định.
III.3. KẾ TOÁN LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG.
III.3.1. Phân tích tình hình lao động.

Cơ cấu lao động:
Cơ cấu lao động năm 2004 theo một số tiêu thức
ĐVT: Người

số
Độ tuổi
( tuổi)

Giới tính Trình độ
18÷40 ≥ 40
Nam Nữ Đại
học
CĐ -TC CN
Tổng CB-CNV 671 499 172 70
LĐ trực tiếp 522
LĐ quản lý
LĐ phục vụ 65
(Nguồn: P. Tổ chức lao động)
Qua đây ta thấy, lực lượng lao động là nam chiếm tỉ lệ cao hơn (lực
lượng lao động nữ. Điều này phù hợp với ngành sản xuất công nghiệp nặng
nhọc và có tính chất nghiêm ngặt về an toàn cao. Lao động theo cơ cấu độ tuổi
trên dưới 40 tuổi gần bằng nhau, chứng tỏ rằng trong năm qua tuyển dụng lao
động trẻ là rất ít.
* Về công tác tổ chức lao động: Lực lượng lao động được biên chế theo
dây chuyền nên hầu như không tăng. Hiện nay nhà máy chỉ áp dụng một hình
thức hợp đồng lao động đó là hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Khối quản lý được tinh giản, chỉ chiếm tổng số lao động.

Tuyển dụng và đào tạo lao động:
- Tuyển dụng: Nhà máy chỉ tuyển dụng lao động khi có nhu cầu cần thiết cho
vị trí làm việc mới và tuyển dụng hàng năm để đào tạo thay thế các vị trí trong
dây chuyền sản xuất. Tuy nhiên về việc xây dựng kế hoạch lao động được điều
động từ trên xuống.
* Các tiêu chuẩn khi tuyển dụng lao động:
+ Có sức khỏe tốt, có chứng nhận của bệnh viện xác định tình trạng sức khỏe
tốt và không mắc bệnh lây nhiễm, ma túy.
+ Tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp đúng với nghành nghề cần tuyển.
+ Độ tuổi ≤ 30 tuổi, có phẩm chất đạo đức cá nhân tốt.

+ Qua được vòng kiểm tra xét chọn của Hội đồng tuyển dụng lao động.
+ Ưu tiên con em CNVC trong nhà máy.
- Đào tạo lao động:
+ Do nhà máy là đơn vị quản lý thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn,
nên công tác đào tạo và giáo dục công nhân luôn được coi trọng. Một năm
huấn luyện và kiểm tra quy trình vận hành, quy trình an toàn 2 lần đối với
công nhân. Hàng năm cán bộ kỹ thuật đều hướng dẫn công nhân về lý thuyết
và tay nghề và tổ chức thi lại bậc, nâng bậc cho công nhân.
+ Riêng với thiết bị mới được đầu tư, nhà máy đều thuê chuyên gia đào
tạo cho đội ngũ kỹ thuật để từ đó đào tạo công nhân vận hành. Toàn bộ số
công nhân làm việc trên dây chuyền sản xuất chính đều được đào tạo nghề,
một số đã là kỹ sư chứ không có lao động phổ thông.
+ Đối với cán bộ quản lý, nhà máy mới chỉ cấp kinh phí đào tạo lý luận
chính trị cao cấp, trung cấp chứ chưa hỗ trợ đào tạo kiến thức về quản lý. Chủ
yếu cán bộ công nhân viên có nhu cầu thì tham gia các khóa đào tạo bên
ngoài.
 Tình hình sử dụng thời gian lao động:
- Đối với công nhân trực tiếp sản xuất:
+ Làm việc 3 ca liên tục các ngày trong tuần, kể cả lễ tết vì chủ yếu là sản xuất
dây chuyền, thiết bị vận hành liên tục.
+ Thời gian làm việc trong 1 ca: 8h/ ca, nghỉ giữa ca 60 phút.
- Đối với quản lý và lao động phục vụ:
+ Thời gian làm việc trong tuần: 40 giờ/ tuần, nghỉ thứ bảy và chủ nhật.
+ Để bán hàng, nhà máy quy định bộ phận bán hàng phải làm
việc cả thứ bảy và chủ nhật một cách luân phiên và được nghỉ bù vào
các ngày khác trong tuần, nhưng không được tính thêm giờ.
*Thời gian làm việc trong năm: T cđ = 365 - ( 52 x 2 )
(chủ nhật & thứ 7 + 8 ngày lễ )
III.3.2. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
* Kế toán tiền lương.

 Theo như nhà máy quy định:
- Trưởng phòng: + Hệ số lương chức danh 3,48
+ Phụ cấp trách nhiệm 1,3
- Phó phòng: + Hệ số lương chức danh 3,23
+ Phụ cấp trách nhiệm 1,2
- Tổ trưởng: Phụ cấp trách nhiệm 1,05
- Mức lương cấp bậc bình quân của lao động quản lý phục vụ nhà máy 2,5.
Hệ số lương cơ bản
Mức lương cấp bậc bình quân
Phụ cấp trách nhiệm
*
Hệ số trách nhiệm
*
*
Lương bình quân trong tháng
của đơn vị sản xuất chính
Thời gian làm việc
*
*
* Công thức tính lương:
+ Cách tính lương nghỉ phép:
Mức lương tối thiểu * hệ số lương
Ngày công tháng
Lương nghỉ phép
=
*
Ngày công nghỉ phép
 Nhà máy trả lương theo các hình thức sau:
+ Trả theo sản phẩm
+ Trả theo thời gian

+ Trả theo khoán công việc
- Lao động được phân ra là: Cán bộ công nhân viên
Lao động thời vụ
* TK sử dụng: TK 334
+ TK 3341: Tiền lương
+ TK 3342: Tiền ăn ca
+ TK 3343: Thu nhập từ tiết kiệm C2
+ TK 3344: TL và các khoản tiền thưởng chi hộ CĐ
TK 338
+ TK 33821: KPCĐ phải nộp cấp trên
+ TK 33822: KPCĐ được chi
+ TK 33831: BHXH nộp cấp trên
+ TK 33832: BHXH được chi
+ TK 33833: Thu 5% BHXH trừ người lao động
+ TK 33841: BHYT tính vào Z đơn vị
+ TK 33842: BHYT thu của người lao động
+ TK 33844: Lương thưởng do công ty cấp
TK 3352: Trích trước bồi dưỡng độc hại
Ngoài ra còn có một số TK sau: 111, 136, 138, 138, 141, 335, 622, 627, 641,
642...
*Chứng từ sử dụng:
+ Phiếu nhập kho kèm theo phiếu xác nhận công việc hoàn thành
+ Biên bản nghiệm thu sản phẩm
+ Bảng chấm công
+ Bảng đơn giá tiền lương theo đơn vị tấn, chiếc, cái, lô...
+ Biên bản bàn giao sản phẩm
*Sổ sách sử dụng: + Bảng phân bổ tiền lương
+ Nhật ký chứng từ số 1
+ Sổ cái TK 334, 335, 338...
+ Sổ theo dõi nhân sự

+ Sổ theo dõi lương cơ bản, lương cấp bậc.
* Kế toán các khoản trích theo lương:
KPCĐ = Tổng quỹ lương sản phẩm * 2%
Trong đó: 1,5% nộp lên công ty
0,5% giữ lại nhà máy
BHXH = Tổng quỹ lương cơ bản * 20%
Trong đó: 15% tính vào chi phí
5% trừ vào thu nhập lao động
Lương BH căn cứ vào giấy nghỉ ốm, giấy nghỉ hưởng lương BHXH và
bảng chấm công do nhân viên thống kê phân xưởng lập.
Tiền lương
Hệ số lương CB
*
*
Số ngày nghỉ BHXH
Mức trợ cấp
26
=
Trong đó:
Mức trợ cấp BHXH = Ngày nghỉ tai nạn lao động, Thai sản trợ cấp 100%
Mức trợ cấp BHXH = Nghỉ do ốm đau trợ cấp 75%
Số ngày nghỉ: Không quá 30 ngày vẫn đóng BHXH <15 năm
Không quá 45 ngày vẫn đóng BHXH >15 năm
Để lập bảng thanh toán BHXH cho các bộ phận cuối tháng Kế toán tập
hợp giấy chứng nhận nghỉ ốm, hưởng BHXH trong tháng đó làm căn cứ để tính
BHXH cho từng các nhân trong đơn vị:
_Căn cứ vào số ngày cho nghỉ
_ Căn cứ vào số ngày thực nghỉ
_ Căn cứ vào lương tháng đóng BHXH, lương bình quân ngày
_ Căn cứ vào tỷ lệ hưởng BHXH

BHYT: Tổng quỹ lương cơ bản * 3%
Trong đó: 2% tính vào chi phí
1% trừ vào thu nhập lao động
Quỹ lương được hình thành sau khi sản phẩm nhập kho.
 Từ tổng quỹ lương thì trích:
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp 8 ữ 10%
+ Chi phí sản xuất chung 30%
+ Số còn lại trích vào Chi phí nhân công trực tiếp 60%
III.4. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
Nhà máy Cơ khí gang thép tổ chức thành phân xưởng, mỗi phân xưởng
đảm nhận một giai đoạn công nghệ hoặc toàn bộ quy trình công nghệ. Do vậy
đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng.
Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất Nhà máy đang áp dụng:
+ Đối với chi phí NVL, tiền lương được tập hợp trực tiếp cho từng phân xưởng.
+ Đối với chi phí sản xuất chung được tập hợp và phân bổ cho từng phân
xưởng theo tiêu thức tiền lương.
Kế toán tập hợp chi phí theo phương pháp trực tiếp đến từng loại sản
phẩm và tính giá thành theo phương pháp từng bước kết hợp với phương
pháp giản đơn.
III.4.1. Tập hợp chi phí.
*Kế toán tập hợp CP nguyên vật liệu trực tiếp.
+ Vật liệu chính: Vật liệu chính cho đúc trục trục cán gang hợp kim bao gồm:
thép phế, gang thỏi, FeSi45%, FeMn65%, FeCr, Ni, Fe78, Al, FeMo…
+ Vật liệu phụ: Cát vàng, bột đất sét, nước thủy tinh, đất đèn, huỳnh thạch,
phấn chì, than cám cốc, vôi luyện kim…
+ Nhiên liệu: Than củ quảng ninh
+ Phế liệu: Trục cán gang thu hồi, gang khuôn phế, phoi thép thu hồi…
Các loại vật liệu trên được tập hợp theo phân xưởng sản xuất
* TK sử dụng: TK 621: Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp
TK 6210: Chi phí NVL dùng SXTX công ty

TK 6211: Chi phí NVL PX1
+ TK 62111: Chi phí NVLC PX1
+ TK 62112: Chi phí NVLP PX1
+ TK 62113: Chi phí NVL khác PX1
TK 6212: Chi phí NVL PX2
+ TK 62121: Chi phí NVLC PX2
+ TK 62122: Chi phí NVLP PX2
TK 6213: Chi phí NVL PX3
+ TK 62131: Chi phí NVLC PX3
+ TK 62132: Chi phí NVLP PX3
TK 6214: Chi phí NVL cán 10 000
TK 6215: Chi phí NVL PX5
+ TK 62151: Chi phí NVLC PX5
+ TK 62152: Chi phí NVLP PX5
TK 6216: Chi phí NVL chế biến
TK 6217: Chi phí NVL thuê ngoài
TK 6218: Chi phí vật liệu dùng SCL
TK 6219: Chi phí vật liệu dùng cho lao vụ dịch vụ
TK 621A: Chi phí NVL dùng cho XDCB
TK 621B: Chi phí NVL dùng cho SCTX công ty
TK 154: Chi phí sản xuất KD DD (mở cho từng phân xưởng)
TK 152: Nguyên vật liệu .....
TK 627: Chi phí sản xuất chung
Khi xất nguyên vật liệu sử dụng nhận từ kho vật tư, phòng vật tư viết
phiếu xuất vật tư, được lập làm 3 liên:
+ Một lưu phòng vật tư
+ Một lưu ở phân xưởng sản xuất
+ Một chuyển phòng kế toán
Đơn giá xuất bình quân
Giá trị tồn đầu kỳ + Giá trị nhập trong kỳ

Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ
=
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí NVL trực tiếp
TK 152, 111, 332....
Vật liệu dùng t.tiếp chế tạo s. phẩm, tiến hành lao vụ dv
TK 621
TK 152
TK 154
Kết chuyển CP NVL t.tiếp
Vật liệu dùng ko hết nhập lại kho, hay chuyển kỳ sau
*Kế toán động lực.
Động lực nhà máy bao gồm: điện lưới, nước công nghiệp, oxy dẫn đường
ống. Hàng tháng căn cứ vào số báo của Xí nghiệp năng lượng, phòng kỹ thuật
nhà máy căn cứ vào công tơ công bổ điện, nước, oxy cho các phân xưởng sản
xuất.
TK sử dụng: TK 13681_ Phải trả cho người cung cấp năng lượng
* Kế toán tiền lương và BHXH, BHYT, KPC.:
Nhà máy thực hiện trả lương theo sản phẩm căn cứ vào đơn giá tiền
lương và số lượng sản phẩm, ngoài ra còn có thể có đơn giá khuyến khích kích
bẩy sản xuất…Vì vậy khi tính lương vào giá thành sản phẩm phải tập hợp quỹ
lương phân xưởng và phân bổ cho các sản phẩm theo đơn giá lương đã tính
trong giá thành kế hoạch được xây dựng từ định mức lương.
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính trên cơ sở
quỹ lương thực tế và lương cơ bản + các khoản phụ cấp (khu vực, trách
nhiệm…)
Bảo hiểm xã hội = (Lương cơ bản + phụ cấp)*15%
Bảo hiểm y tế = (Lương cơ bản + phụ cấp)*2%
Kinh phí công đoàn = Quỹ lương thực tế *2%
Kế toán tiền lương nhà máy sử dụng TK 334, BHXH, BHYT, KPCĐ sử
dụng TK 338 được tập hợp qua TK 622 nhưng không mở tài khoản cấp 2 cho

các phân xưởng mà tính cho toàn nhà máy. Khi kết chuyển sang tập hợp chi phí
và tính giá thành sản phẩm thì tách ra cho từng bộ phận theo thực tế .
* Kế toán chi phí bồi dưỡng , chi phí ăn ca.
Nhà máy tính và phân bổ chi phí bồi dưỡng căn cứ vào số công làm việc
thực tế và định mức bồi dưỡng độc hại cho từng khu vực.
Chi phí ăn ca được tính toán căn cứ vào số công thực tế đi làm trên bảng
chấm công và đơn giá ăn ca do nhà máy quy định.
TK sử dụng: TK 3352: Trích trước bồi dưỡng độc hại
TK 3342: Tiền ăn ca
* Kế toán khấu hao TSCĐ.
Khấu hao TSCĐ của nhà máy được công ty tính vào phân bổ chỉ tiêu
khấu hao cho cả năm. Nhà máy căn cứ số phân bổ khấu hao TSCĐ của công ty
để trích khấu hao cho từng tháng bằng phương pháp chia cho 12 tháng. Số
trích khấu hao cho từng đơn vị trong nhà máy được tính phân bổ theo định
mức kế hoạch.
Nhà máy sử dụng TK 2141: Hao mòn TSCĐ HH
*Kế toán tập hợp chi phí Nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp tại nhà máy bao gồm tất cả các khoản chi
phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như: Tiền
lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích về BHXH, BHYT, KPCĐ
tính vào chi phí theo quy định nhưng chủ yếu nhất vẫn là tiền lương
* TK sử dụng: TK 334: Phải trả công nhân viên
TK 338: Phải trả phải nộp khác
TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
+ TK 6221: Chi phí nhân công trực tiếp PX1
+ TK 6222: Chi phí nhân công trực tiếp PX2
+ TK 6223: Chi phí nhân công trực tiếp PX3
+ TK 6224: Chi phí nhân công trực tiếp Cán 10 000
+ TK 6225: Chi phí nhân công trực tiếp PX5
+ TK 6226: Chi phí nhân công trực tiếp – chế biến

+ TK 6227: Chi phí nhân công trực tiếp thuê ngoài
+ TK 6228: Chi phí nhân công thuê ngoài lao vụ
+ TK 6229: Chi phí nhân công đi sửa chữa lớn
+ TK 622A: Chi phí nhân công trực tiếp SCTX công ty
+ TK 622B: Chi phí nhân công trực tiếp XDCB
+ TK 622C: Chi phí nhân công tháo dỡ TSCĐ
TK 154: CP sản xuất kinh doanh dở dang
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp
TK 334
Tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho CN t.tiếp sản xuất
TK 622
TK 154
Kết chuyển CP nhân công t.tiếp
TK 338
Các khoản đóng góp theo tỷ lệ với tiền lương của CN TTSX thực tế PS
*Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung tại nhà máy được tập hợp theo từng địa điểm
phát sinh chi phí, cuối tháng chi phí sản xuất chung đã tập hợp được kết
chuyển để tính giá thành sản phẩm.
- Chi phí nhân viên: Lương và BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân phụ, nhân
viên quản lý phân xưởng.
- Chi phí vật liệu: Nhiên liệu, vật liệu phụ dùng chung phân xưởng, chi phí sửa
chữa thường xuyên.
- Chi phí dụng cụ sản xuất
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Khấu hao cơ bản và chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Động lực mua ngoài, bốc dỡ vận tải đường sắt,
vận tải ô tô và thuê ô tô máy gạt…
- Chi phí khác bằng tiền: Chi phí bảo hộ lao động, chi phí thí nghiệm, phát minh
sáng kiến, chi phí khác thuộc phân xưởng như điện phục vụ ánh sáng, chè,
nước uống…

Chi phí sản xuất chung được tập hợp trên TK 627, căn cứ vào các bảng
biểu:
+ Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
+ Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
+ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
+ Nhật ký chứng từ số 1, 2.
* TK sử dụng: TK 627: Chi phí sản xuất chung
+ TK 6271: Chi phí sản xuất chung PX1
+ TK 6272: Chi phí sản xuất chung PX2
+ TK 6273: Chi phí sản xuất chung PX4
+ TK 6274: Chi phí sản xuất chung Cán 10 000
+ TK 6275: Chi phí sản xuất chung PX5
+ TK 6276: Chi phí sản xuất chung PX chế biến
+ TK 6279: Chi phí Khấu hao TSCĐ
Ngoài ra còn sử dụng một số TK sau: 334, 338, 335, 152, 154, . . .
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung
TK 334, 338
Phân bổ (hoặc kết chuyển) chi phí SXC
TK 627
TK 331, 11111
TK 2141
TK 152, 153
TK 154
TK 11111, 152, ...
Phế liệu thu hồi, vật tư xuất dùng ko hết
Chi phí nhân viên
Chi phí vật liệu, dụng cụ
Chi phí khấu hao
Chi phí SXC khác
* Kế toán xuất nửa thành phẩm (khởi phẩm)

Khởi phẩm nhà máy sử dụng bao gồm: Phôi trục cán gang φ≤ 402mm,
hàng tạp thép P≤ 50 kg…
Kế toán xuất nửa thành phẩm nhà máy sử dụng TK 1542: Bán thành phẩm
Căn cứ vào phiếu xuất kho khởi phẩm cho từng phân xưởng biết được số
lượng của từng loại khởi phẩm mà từng phân xưởng sử dụng và đơn giá xuất
bình quân gia quyền của từng loại khởi phẩm (cách tính tương tự như đối với
nguyên vật liệu).
*Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và lên biểu yếu tố chi phí sản
xuất:
Công ty Gang thép chỉ đạo Nhà máy toàn bộ chi phí sản xuất được tính
trong giá thành sản phẩm đều được tập trung bên nợ TK 154 trên sổ tập hợp
chi phí sản xuất, TK 154 được mở TK cấp 3 cho sản xuất chính và cho từng
phân xưởng.
III.4.2. Tính giá thành sản phẩm.
Kế toán giá thành vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp tính giá thành chi
tiết theo phương pháp phân bổ theo giá thành kế hoạch và định mức kinh tế kỹ
thuật được xây dựng và điều chỉnh theo từng quý trong năm.
Việc phân bổ được thực hiện sau khi đã tập hợp những chi phí trực tiếp
thực tế cho từng phân xưởng sản xuất, chi phí sản xuất chung tập hợp được thì
phân bổ cho các khu vực sản xuất theo tỉ lệ tiền lương thực tế.
Cuối tháng sau khi đã có phiếu nhập kho sản phẩm, kế toán tiến hành
cộng hóa đơn và phân loại nhóm sản phẩm tính giá thành.
Sau khi đã có số liệu trên, kế toán giá thành tiến hành nhập số liệu vào
máy vi tính trên cơ sở bảng kê chi tiết vật tư xuất kho trong tháng, các số liệu
được tập hợp theo từng khoản mục, các chi phí như tiền lương, bảo hiểm xã
hội. Chi phí sản xuất chung như chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí khấu
hao TSCĐ, chi phí khác bằng tiền…
Trên cơ sở giá thành kế hoạch được xây dựng theo từng quý, máy tiến
hành nhân toàn bộ định mức với sản lượng thực tế ra tổng định mức cho phép,
so sánh với tổng tiêu hao thực tế để tính ra hệ số cho từng loại vật tư và các chi

phí khác. Và dùng hệ số đó tính ra tổng tiêu hao từng loại sản phẩm, tổng tiêu
hao chia cho số lượng được tiêu hao đơn vị sản phẩm.
Tuy nhiên một số vật tư phát sinh không có trong kế hoạch thì chưa
được phân bổ, như vậy phải kết hợp với thống kê theo dõi sản xuất để tính vào
giá thành
Cuối kỳ tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm, kế toán phải trừ đi
giá trị thu hồi để tính giá trị thực tế cho sản phẩm. Sau khi tập hợp chi phí sản
xuất xong, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực
tiếp và mỗi loại sản phẩm lại có cách tính giá khác nhau.
Các chi phí về nhân công, chi phí sản xuất chung được phân bổ vào giá
thành sản phẩm. Chi phí về NVL TT được hạch toán trực tiếp vào từng sản
phẩm.
* Cách tính giá thành sản phẩm:
Để xác định giá thành, kế toán phải căn cứ vào phiếu nhập kho thành
phẩm và phiếu xác định công việc hoàn thành và chứng từ khác có liên quan.
+ Nếu sản phẩm không có sản phẩm dở dang cuối kỳ:
Tổng giá thành
của sản phẩm
=
Tổng CP phát
sinh trong kỳ
-
Giá trị phế
liệu thu hồi
+ Nếu sản phẩm có sản phẩm dở dang cuối kỳ ( PX4, PX5, PX6)
Tổng giá
thành của
sp
=
CPDD

đầu kỳ
+
Giá trị
bán TP
+
CP
phát
sinh
-
Giá trị
phế liệu
thu hồi
-
CPDD
cuối kỳ
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính vì
nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong sản phẩm.
+ Giá thành đơn vị sản phẩm:
Giá thành đơn vị sản phẩm
Tổng giá thành sản phẩm
Số lượng sản phẩm hoàn thành
=
III.5. KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ.

Thành phẩm chủ yếu: Thép thỏi, trục cán, các loại phụ tùng thay
thế phục vụ cho các đơn vị trong nội bộ công ty Gang thép.
Ngoài ra Nhà máy còn nhận lắp đặt các công trình như nhà máy cán
thép, lò điện luyện thép và các loại thép cán phục vụ cho các đơn vị ngoài công
ty và nền kinh tế quốc dân.
+ Nhà máy hạch toán thành phẩm, hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp

kê khai thường xuyên.
+ Tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ nhưng thuế chỉ được tính khi
bán hàng ra ngoài thị trường, còn hàng bán nội bộ thì không tính thuế.
+ Giá thực tế thành phẩm xuất kho: Theo giá thực tế bình quân gia quyền
+ Phương pháp hạch toán chi tiết thành phẩm: Theo phương pháp sổ đối chiếu
luân chuyển.
III.5.1. Công tác quản lý thành phẩm.
- Nhập kho:
Hàng tháng các phân xưởng trực tiếp sản xuất, sau khi sản phẩm hoàn
thành có phiếu xác nhận của bộ phận kiểm tra chất lượng sẽ lập phiếu nhập
kho. Thủ kho căn cứ vào số lượng trên phiếu nhập kho, trực tiếp nhận hàng
chuyển vào kho theo đúng nơi quy định cho từng chủng loại mặt hàng, sau đó
chuyển phiếu nhập lên phòng kế toán - thống kê nhà máy. Phiếu nhập kho gồm
3 liên có chữ ký của thủ kho (người trực tiếp nhận hàng), người giao hàng
(phụ trách đơn vị sản xuất sản phẩm), và chữ ký của giám đốc nhà máy.
Sau khi đủ 3 chữ ký trên phiếu nhập kho thì:
Liên 1: Phân xưởng sản xuất trực tiếp lưu
Liên 2: Chuyển lên phòng kế hoạch điều độ (Bộ phận viết phiếu
bán hàng)
Liên 3: Thủ kho vào thẻ kho xong chuyển lên phòng kế toán thống
kê nhà máy.
Phòng kế toán thống kê căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm để tập
hợp, phân loại sản phẩm, tính giá thành của từng loại sản phẩm. Đồng thời kế
toán thành phẩm vào sổ chi tiết theo dõi thành phẩm hàng tháng (cho từng
loại mặt hàng về mặt số lượng).
Sau khi kế toán giá thành tính toán xong giá thực tế sản phẩm nhập kho
của tháng, kế toán thành phẩm căn cứ vào bảng tổng hợp giá thành thực tế
vào sổ tổng hợp nhập kho thành phẩm.
Thành phẩm của nhà máy là những sản phẩm được sản xuất tại nhà
máy. Do vậy giá thực tế nhập kho thành phẩm chính là giá thành của sản phẩm

đó.
- Xuất kho:
Thủ kho căn cứ vào hoá đơn kiêm phiếu xuất kho đúng chủng loại, đúng
số lượng. Khi xuất có nhân viên của phòng bảo vệ giám sát để tránh nhầm lẫn.
Hàng tháng kế toán theo dõi trực tiếp đối chiếu giữa sổ sách kế toán và thẻ kho
của thủ kho.
+ Cấp dùng tại đơn vị: Là các loại phụ tùng phục vụ cho sửa chữa, các
loại phụ kiện tiêu hao cho quá trình sản xuất và các loại thỏi nhỏ cho cán thép...
Xuất cho các phân xưởng
Xuất phục vụ sửa chữa thường xuyên
Xuất phục vụ sửa chữa lớn Tài sản cố định
+ Xuất bán cho các đơn vị trong nội bộ công ty: Hàng ngày, sau khi thủ
kho xuất hàng xong vào thẻ kho chuyển lên phòng kế toán thống kê, kế toán
theo dõi thành phẩm tiêu thụ và xác định kết quả kiểm tra, căn cứ vào phiếu

×