Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Quản trị dự án công nghệ thông tin tại sở tư pháp thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.94 KB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LÃ HOÀNG HƢNG

QUẢN TRỊ DỰ ÁN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TẠI SỞ TƢ PHÁP THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội – 2019


PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG MINH

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------


LÃ HOÀNG HƢNG

QUẢN TRỊ DỰ ÁN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TẠI SỞ TƢ PHÁP THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “QUẢN TRỊ DỰ ÁN CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TẠI SỞ TƢ PHÁP THÀNH PHỐ HÀ NỘI” là công trình nghiên cứu khoa
học của bản thân tôi đƣợc đúc kết từ quá trình nghiên cứu, học tập, xuất phát từ yêu
cầu công việc trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm
2019
Tác giả luận văn

Lã Hoàng Hƣng


LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp cao học với đề tài “Quản trị dự án công nghệ thông
tin tại Sở Tƣ pháp thành phố Hà Nội” đƣợc hoàn thành trong quá trình học tập
và nghiên cứu tại Viện Quản trị kinh doanh, Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội. Để hoàn thành luận văn này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến

Thầy PGS.TS Nguyễn Đăng Minh đã tận tình hƣớng dẫn trong suốt quá trình viết
luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại
học Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm tôi học tập
và nghiên cứu bậc Cao học. Kiến thức tiếp thu đƣợc trong quá trình học không chỉ
là nền tảng cho quá trình nghiên cứu luận văn mà còn là hành trang quý báu để tôi
hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác tại cơ quan.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Lãnh đạo cơ quan và các đồng nghiệp đã
tạo điều kiện giúp đỡ, góp ý, cung cấp số liệu và các tài liệu nghiên cứu cần thiết
liên quan để tôi có thể hoàn thành luận văn của mình.
Cuối cùng tôi xin kính chúc quý Thầy, Cô sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp. Chúc các Lãnh đạo và đồng nghiệp sức khỏe và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm
2019
Tác giả luận văn

Lã Hoàng Hƣng


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Ngày nay, công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của
các tổ chức. Các dự án công nghệ thông tin với quy mô khác nhau đã, đang và sẽ
đƣợc triển khai tại các tổ chức. Làm thế nào để hoàn thiện quy trình Quản trị dự án
công nghệ thông tin là thách thức cho các tổ chức.
Nghiên cứu về quản trị dự án công nghệ thông tin, các giai đoạn của dự án,
các nội dung quản trị, nghiên cứu thực trạng quản trị dự án CNTT tại Sở Tƣ pháp
thành phố Hà Nội qua đó đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình quản trị dự án
Công nghệ thông tin, hoàn thiện quy trình 5 giai đoạn, 8 nội dung quản trị dự án
CNTT tại Sở Tƣ pháp thành phố Hà Nội là mục tiêu chính của nghiên cứu này.



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................ i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.................................................................................iii
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
CHUNG VỀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN...............................4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu......................................................................... 4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới:.............................................................. 4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc:............................................................... 7
1.2. Cơ sở lý luận về quản trị dự án công nghệ thông tin........................................11
1.2.1. Khái niệm quản trị dự án CNTT:............................................................... 11
1.2.2. Các giai đoạn của dự án CNTT:................................................................. 15
1.2.3. Các nội dung của dự án CNTT:................................................................. 29
1.2.4. Một số nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị dự án CNTT:............................... 33
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1....................................................................................... 35
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................... 36
2.1. Quy trình nghiên cứu........................................................................................ 36
2.2. Thu thập dữ liệu............................................................................................... 36
2.3. Xử lý, phân tích dữ liệu.................................................................................... 39
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2....................................................................................... 39
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CÁC DỰ ÁN CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TẠI SỞ TƢ PHÁP THÀNH PHỐ HÀ NỘI.................................................... 40
3.1. Tổng quan về Sở Tƣ pháp thành phố Hà Nội................................................... 40
3.2. Thực trạng quản trị các dự án CNTT tại Sở Tƣ pháp Hà Nội..........................41
3.2.1. Một số dự án CNTT tại Sở Tƣ pháp Hà Nội:............................................ 41
3.2.2. Kết quả khảo sát quản trị dự án CNTT tại Sở Tƣ pháp Hà Nội:................49
3.2.3. Thực trạng quản trị giai đoạn và nội dung:................................................ 52



3.2.4. Các văn bản pháp luật về quản trị dự án CNTT:........................................ 60
3.3. Đánh giá chung về quản trị các dự án CNTT tại Sở Tƣ pháp Hà Nội..............62
3.3.1. Kết quả đạt đƣợc....................................................................................... 62
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân............................................................................ 63
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3....................................................................................... 67
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN TRỊ DỰ
ÁN CNTT TẠI SỞ TƢ PHÁP THÀNH PHỐ HÀ NỘI.......................................... 68
4.1. Mục tiêu và định hƣớng quản trị dự án CNTT tại Sở Tƣ pháp Hà Nội...........68
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quy trình quản trị dự án CNTT tại Sở Tƣ pháp Hà
Nội.......................................................................................................................... 69
4.3. Một số kiến nghị, đề xuất:................................................................................ 74
4.3.1. Đối với các cơ quan Trung ƣơng và UBND thành phố Hà Nội.................75
4.3.2. Đối với Sở Tƣ pháp thành phố Hà Nội...................................................... 76
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4....................................................................................... 77
KẾT LUẬN............................................................................................................. 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 79


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

1

CNTT


Công nghệ thông tin

2

CPĐT

Chính phủ điện tử

3

CSDL

Cơ sở dữ liệu

4

DVC

Dịch vụ công

5

KHCN

Khoa học công nghệ

6

KT-XH


Kinh tế - xã hội

7

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

8

TTTT

Thông tin truyền thông

9

UBND

Ủy ban nhân dân

i


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

STT
1

Bảng


Nội dung

Bảng 1.1

Mối quan hệ giữa giai đoạn với nội dung quản

Trang
32

trị dự án
2

Bảng 3.1

Danh sách một số dự án CNTT tại Sở Tƣ
pháp thành phố Hà Nội

3

Bảng 3.2

Kết quả dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực
hộ tịch (từ ngày 01/01/2019 đến ngày
30/9/2019)

4

Bảng 3.3


Kết quả khảo sát quản trị các giai đoạn dự án
CNTT tại Sở Tƣ pháp Hà Nội

5

Bảng 3.4

41

Kết quả khảo sát quản trị các nội dung dự án
CNTT tại Sở Tƣ pháp Hà Nội

ii

47

49
50


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT

Hình

Nội dung

1

Hình 1.1


Các yếu tố cấu thành quan trọng của một tổ chức

14

2

Hình 1.2

Mối quan hệ tƣơng tác giữa các giai đoạn của dự án

16

3

Hình 1.3

Khung quản trị các nội dung dự án

29

4

Hình 2.1

Quy trình tiến hành nghiên cứu

36

5


Hình 3.1

Cơ cấu tổ chức của Sở Tƣ pháp Hà Nội

40

6

Hình 3.2.

Mô hình quản trị dự án CNTT của Sở Tƣ pháp Hà Nội

40

iii

Trang


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản trị dự án đặc biệt là các dự án có vốn đầu tƣ công là công việc nhiều
thách thức, khó khăn, vƣớng mắc. Nhiều dự án đầu tƣ công thất bại vì những lý do
giống các dự án của khu vực tƣ nhân. Bên cạnh đó, dự án đầu tƣ công thất bại bởi
những lý do đặc thù. Quản trị dự án đầu tƣ công đòi hỏi không chỉ các kiến thức
của quản trị dự án nói chung mà cần sự sáng tạo, khả năng giao tiếp, khả năng tổ
chức, quản trị xung đột, xử lý các mối quan hệ và nỗ lực hoàn thành công việc.
Trong những năm qua, Đảng, Chính phủ luôn quan tâm, coi trọng thực hiện
các dự án CNTT, đặc biệt là dự án CNTT trong các cơ quan nhà nƣớc. Thành phố

Hà Nội cũng xác định rõ triển khai các dự án CNTT là một nhiệm vụ quan trọng,
đƣợc ƣu tiên hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển của Thành phố và có kế hoạch,
triển khai các dự án CNTT hàng năm và dài hạn. Hà Nội là địa phƣơng đi đầu trong
cả nƣớc về đầu tƣ, triển khai dự án CNTT, giúp rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ
hành chính, giảm chi phí hoạt động; tăng tính minh bạch của cơ quan nhà nƣớc, tạo
thuận tiện cho ngƣời dân, doanh nghiệp.
Sở Tƣ pháp thành phố Hà Nội chủ trƣơng ứng dụng CNTT vào công tác
quản lý nhà nƣớc, cải cách hành chính, phục vụ ngƣời dân, doanh nghiệp ngày một
tốt hơn thông qua việc triển khai các dự án CNTT, các dịch vụ công trực tuyến trên
trang thông tin điện tử của Sở Tƣ pháp, của Thành phố.
Tuy nhiên, việc triển khai các dự án CNTT tại Sở Tƣ pháp Hà Nội còn nhiều
hạn chế, một số dự án đƣợc triển khai từ nhiều năm chƣa hoàn thành; Nguồn nhân lực
thực hiện các dự án CNTT chƣa phát triển kịp thời cả về số lƣợng và chất lƣợng; đầu
tƣ cho CNTT chƣa tƣơng xứng với tiềm năng; công tác quản lý đôi lúc còn hình thức.
Một số dự án đã đƣợc thực hiện, tuy nhiên ngƣời dân và doanh nghiệp còn gặp nhiều
khó khăn khi sử dụng do chất lƣợng còn hạn chế. Một số dự án không phù hợp với
thực tế và nhu cầu, gây khó khăn cho việc triển khai phục vụ ngƣời dân và doanh
nghiệp. Quy trình quản trị dự án CNTT tại Sở Tƣ pháp Hà Nội chƣa khoa học, chƣa

1


chuyên nghiệp. Đến nay, tuy đã có một số nghiên cứu, đề án có liên quan, tuy nhiên,
mức độ nghiên cứu và các giải pháp đƣa ra còn chƣa đầy đủ và toàn diện.
Vì vậy, Đề tài: “Quản trị dự án công nghệ thông tin tại Sở Tư pháp thành
phố Hà Nội” đã đƣợc tác giả chọn làm luận văn thạc sỹ, nhằm góp phần hệ thống
hóa cơ sở lý luận, đề ra những giải pháp để hoàn thiện quy trình quản trị dự án
CNTT trong đó tập trung hoàn thiện quy trình 5 giai đoạn, 8 nội dung quản trị dự án
CNTT tại Sở Tƣ pháp thành phố Hà Nội.
Để hoàn thành nghiên cứu nêu trên, luận văn sẽ tập trung giải quyết câu hỏi

nghiên cứu.
Câu hỏi thứ nhất: Thực trạng quy trình quản trị các dự án công nghệ thông
tin tại Sở Tƣ pháp Hà Nội, thực trạng quy trình 5 giai đoạn, 8 nội dung quản trị dự
án CNTT hiện nay nhƣ thế nào ?
Câu hỏi thứ hai: Giải pháp để hoàn thiện quy trình quản trị các dự án công
nghệ thông tin trong đó tập trung hoàn thiện quy trình 5 giai đoạn, 8 nội dung quản
trị dự án CNTT tại Sở Tƣ pháp Hà Nội là gì ?
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích:
Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quy trình quản trị các dự án CNTT trong
đó tập trung hoàn thiện quy trình 5 giai đoạn, 8 nội dung quản trị dự án CNTT tại
Sở Tƣ pháp Hà Nội.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị dự án CNTT.
- Đánh giá thực trạng và những yếu tố tác động đến quy trình quản trị các dự
án CNTT trong đó tập trung hoàn thiện quy trình 5 giai đoạn, 8 nội dung quản trị dự
án CNTT tại Sở Tƣ pháp Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quy trình quản trị các dự án CNTT
trong đó tập trung hoàn thiện quy trình 5 giai đoạn, 8 nội dung quản trị dự án CNTT
tại Sở Tƣ pháp Hà Nội.

2


3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Quy trình quản trị dự án CNTT tập trung vào 5 giai đoạn, 8 nội dung quản trị
dự án CNTT tại Sở Tƣ pháp Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu quy trình quản trị các dự án

CNTT, 5 giai đoạn, 8 nội dung quản trị dự án CNTT tại Sở Tƣ pháp Hà Nội.
+ Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu tại Sở Tƣ pháp Hà Nội.
+ Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu từ tháng 6/2019 đến tháng
11/2019.
4. Những đóng góp của luận văn
Luận văn đã trình bày một cách cơ bản nhất các vấn đề lý luận về quản trị dự
án tập trung vào 5 giai đoạn, 8 nội dung cũng nhƣ thực trạng quản trị dự án CNTT
tại Sở Tƣ pháp Hà Nội hiện nay. Qua đó đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện
quy trình quản trị dự án CNTT tại Sở Tƣ pháp thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
5. Cấu trúc Luận văn
Luận văn gồm: Phần mở đầu, phần kết luận và các chƣơng.
- Phần mở đầu.
- Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và Cơ sở lý luận chung về quản
trị các dự án công nghệ thông tin.
- Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Chƣơng 3: Thực trạng quy trình quản trị các dự án công nghệ thông tin tại
Sở Tƣ pháp Hà Nội.
- Chƣơng 4: Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình quản trị các dự án công
nghệ thông tin tại Sở Tƣ pháp Hà Nội.
- Kết luận.

3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới:
Có nhiều nghiên cứu về quản trị dự án. Về quản trị dự án công nghệ thông tin
đặc biệt quản trị dự án CNTT tại một tổ chức cụ thể số lƣợng ít hơn. Trong phạm

vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả chỉ nêu một số:
(1) – Pankaj Jalote, 2002, Software Project Management in Practice.
Tác giả đã nghiên cứu các quy trình đƣợc Công ty Infosys, một công ty phát
triển phần mềm tầm cỡ thế giới quản trị hiệu quả các dự án phần mềm. Tác giả đã
nghiên cứu các quy trình quản trị dự án tại Infosys từ lập kế hoạch, thực hiện đến kết
thúc dự án. Tác giả đi sâu phân tích các nội dung: ƣớc lƣợng, dự toán, lập kế hoạch
quản trị rủi ro, thu thập các số đo, thiết lập các mục tiêu chất lƣợng, sử dụng các phép
đo để giám sát một dự án, … Công trình nghiên cứu này có tính ứng dụng cao, rất phù
hợp cho các nhà quản trị dự án phần mềm bận rộn, cần một cuốn cẩm nang tiện dụng.

(2) – David W.Wirick, Wiley, 2009, Public Sector Project Management.
Tác giả tập trung nghiên cứu nền tảng của quản trị các dự án đầu tƣ công bao
gồm: những vấn đề phát sinh của các dự án, tại sao các dự án đầu tƣ công thất bại,
các chuẩn mực trong các dự án và quản trị các dự án, giá trị của quản trị các dự án
đối với các tổ chức công, mặt trái của quản trị các dự án, những yếu tố quan trọng
quyết định sự thành công của các dự án công, các mô hình quản trị các dự án có
chất lƣợng tốt trong khu vực công, những phƣơng pháp đo lƣờng quản trị các dự
án, việc sử dụng phần mềm trong quản trị các dự án. Quyển sách là một tài liệu
nghiên cứu quan trọng và có chất lƣợng trong quản trị các dự án đầu tƣ công, một
số kiến thức về quản trị các dự án có thể đƣợc áp dụng. Tuy nhiên, hạn chế của
công trình nghiên cứu này là nó chỉ tập trung vào quản trị các dự án đầu tƣ công,
không đi sâu vào nghiên cứu quản trị các dự án đầu tƣ công công nghệ thông tin.

4


(3) – Scott Coplan, David Masuda, 2011, Project Management for
Healthcare Information Technology.
Đây là một nghiên cứu chuyên sâu về quản trị dự án CNTT trong lĩnh vực
chăm sóc sức khỏe lấy bối cảnh phân tích là nƣớc Mỹ. Cuốn sách tập trung vào giải

quyết các thách thức về chi phí và chất lƣợng khám chữa bệnh tại nƣớc Mỹ. Cuốn
sách mang đến các giải pháp cho các thách thức đó. Mặc dù cuốn sách tập trung vào
quản trị dự án, CNTT, dƣợc, y, tuy nhiên bài học rút ra đƣợc từ quản trị dự án
CNTT trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cũng sẽ có ích cho đồng nghiệp ở các lĩnh
vực khác. Tuy nhiên, cuốn sách không đi sâu phân tích về quản trị dự án, quản trị
công nghệ hay quản trị sự thay đổi. Ngƣời đọc muốn tìm hiểu thêm về các lĩnh vực
đó thì nên tìm đến các cuốn sách, nghiên cứu khác.
(4) – Carol V.Brown, Daniel W.Dehayes, Jeffrey A.Hoffer, E.Wainright
Martin, William C.Perkins, Prentice Hall, 2012, Managing Information
th

Technology (7 Edition).
Mục đích tổng thể của công trình nghiên cứu là cung cấp một nghiên cứu
toàn diện về quản trị hệ thống thông tin và các xu hƣớng công nghệ cho học viên
cao học, nghiên cứu sinh và các nhà quản trị. Công trình khoa học này mang đến
các nội dung mới cập nhật các thành tựu mới về công nghệ và nhiều tình huống
nghiên cứu. Cuốn sách cung cấp một công cụ hữu hích cho các giảng viên để nghiên
cứu và giảng dạy và cho các học viên cao học, nghiên cứu sinh đang chuẩn bị cho
công việc trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, quản trị hệ thống thông tin và chuyên
gia hệ thống thông tin. Công trình nghiên cứu gồm 4 phần: Công nghệ thông tin,
Ứng dụng Công nghệ thông tin, Xây dựng hệ thống thông tin và Hệ thống thông tin
quản lý. Công trình nghiên cứu này có ƣu điểm là đã phân tích kỹ về công nghệ
thông tin gồm: phần cứng và phần mềm, các hệ thống và dữ liệu. Tuy nhiên, phần
nghiên cứu về quản trị dự án CNTT còn hạn chế.
(5) – Joseph Heagney, 2014, Quản trị dự án - Những nguyên tắc căn bản.
Những nội dung đƣợc tác giả nghiên cứu gồm: Phạm vi; lập kế hoạch; Quản
trị rủi ro; Giám sát; Quản lý nhóm dự án; Xây dựng chiến lƣợc, tầm nhìn, mục tiêu;
5



Hoạch định dự án; Sơ đồ phân rã công việc; Xây dựng lịch trình khả thi; Phân tích
kết quả thu đƣợc; Kiểm soát và đánh giá tiến độ của mỗi giai đoạn và cách thức xây
dựng, triển khai các quy trình quản trị dự án.
(6) – Jack T. Marchewka, Wiley, 2016, Information Technology Project
th

Management - Providing Measureable Organizational Value (5 Edition).
Đây là công trình nghiên cứu khoa học có chất lƣợng cao về quản trị dự án

công nghệ thông tin. Tác giả đã nghiên cứu một cách toàn diện về quản trị dự án
CNTT bao gồm: Những đặc điểm của dự án CNTT, các phƣơng pháp và các quy
trình của các dự án, đo lƣờng các giá trị cho tổ chức. Tác giả tập trung nghiên cứu
sâu về giai đoạn lập kế hoạch dự án bao gồm: xây dựng hạ tầng dự án, xác định
phạm vi và cấu trúc phân chia công việc, lên lịch biểu và ngân sách. Ngoài ra, tác
giả cũng phân tích về quản trị rủi ro dự án, quản trị quan hệ với các các chủ đầu tƣ,
các tổ chức, cá nhân liên quan và truyền thông, quản trị chất lƣợng dự án, lãnh đạo
đội dự án, quản trị sự thay đổi, sự phản kháng và xung đột trong tổ chức và hoàn
thành dự án. Có thể nhận thấy công trình nghiên cứu khoa học này có giá trị thực
tiễn và ứng dụng hiệu quả cho việc đo lƣợng các giá trị mà việc quản trị các dự án
CNTT đem lại cho tổ chức. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này thiếu cái nhìn
tổng thể về quản trị dự án nói chung, một số quy trình, nội dung của quản trị các dự
án CNTT chƣa đƣợc tập trung phân tích kỹ. Phần lập kế hoạch dự án đã đƣợc tập
trung phân tích, nghiên cứu kỹ lƣỡng, tuy nhiên, phần thực hiện và kiểm soát dự án
chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ.
(7) – Kathy Schwalbe, Cengage, 2018, Information Technology Project
th

Management (8 edition).
Đây là công trình nghiên cứu khoa học đầy đủ nhất về quản trị các dự án
CNTT. Tác giả đã phân tích một cách đầy đủ nhất, toàn diện nhất về quản trị các dự

án CNTT bao gồm: quản trị các quy trình của dự án: sự thống nhất, phạm vi, thời
gian, chi phí, chất lƣợng, nguồn nhân lực, truyền thông, rủi ro, thuê ngoài, chủ đầu
tƣ và ngƣời có quyền lợi liên quan, sử dụng phần mềm quản trị dự án Microsoft
Project 2013. Tuy nhiên, do tính chuyên nghiệp khác cao nên một số nội dung và
6


quy trình quản trị dự án CNTT trong tài liệu này khó có thể áp dụng đƣợc vào đặc
thù của một tổ chức công nhƣ Sở Tƣ pháp thành phố Hà Nội.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước:
Có nhiều sách, luận văn nghiên cứu về quản trị dự án. Về quản trị dự án công
nghệ thông tin số lƣợng sách, luận văn, bài viết ít hơn. Về quản trị dự án công nghệ
thông tin tại một số cơ quan, đơn vị cụ thể có một số nghiên cứu, tuy nhiên, số
lƣợng không nhiều, trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ nêu một số nghiên
cứu có tính thực tiễn, ứng dụng cao:
(1) – Trƣờng Đại học Công nghệ thông tin, Thành phố Hồ Chí Minh, 2010,
Quản lý dự án công nghệ thông tin.
Tác giả đã nghiên cứu, phân tích chi tiết về quản lý dự án CNTT từ khái
niệm chung về dự án, dự án CNTT, đặc trƣng của một dự án, phân loại dự án, quản
lý dự án, các bên liên quan đến dự án. Cuốn sách chia một cách chi tiết chu trình dự
án và quản lý dự án theo giai đoạn: xác định, phân tích, thiết kế, thực hiện, kiểm
thử, vận hành. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích một số kỹ năng quản lý dự án:
ƣớc lƣợng, lập lịch, quản lý rủi ro, kiểm soát dự án, nhân sự, đánh giá tài chính và
hiệu quả dự án, phần mềm hỗ trợ quản lý dự án. Mặc dù, các giai đoạn của dự án
đƣợc liệt kê ra tƣơng đối nhiều, tuy nhiên, một số giai đoạn có thể nhập lại với
nhau nhƣ: xác định, phân tích, thiết kế có thể nhập lại vào giai đoạn lập kế hoạch;
thực hiện, kiểm thử hệ thống và kiểm thử chấp nhận, vận hành và khai thác hệ thống
có thể nhập lại thành giai đoạn thực hiện. Ngoài ra, giai đoạn kiểm soát dự án và
đánh giá tài chính và hiệu quả dự án lại đƣợc đƣa vào phần các kỹ năng quản lý dự
án, trong khi, đó là giai đoạn kiểm soát và kết thúc dự án.

(2) – Lê Văn Phùng, Trần Nguyên Hƣơng, Lê Hƣơng Giang, 2015, Quản lý
dự án công nghệ thông tin.
Với mong muốn phục vụ công tác quản lý dự án công nghệ thông tin có hiệu
quả hơn, nhóm tác giả do TS. Lê Văn Phùng làm chủ biên, đã tiến hành biên soạn
cuốn sách này trên cơ sở các tài liệu sƣu tập đƣợc và từ chính kinh nghiệm mà các
tác giả đã trải qua trong quá trình thực hiện và quản lý dự án CNTT ở Việt Nam.
7


Cuốn sách gồm 5 chƣơng: 1. Dự án và quản lý dự án; 2. Lập kế hoạch dự án CNTT; 3.
Các phƣơng tiện phục vụ quản lý dự án; 4. Tổ chức triển khai, giám sát và điều chỉnh
kế hoạch dự án; 5. Quản lý các hoạt động kết thúc dự án. Cuốn sách là tài liệu tham
khảo hữu ích. Tuy nhiên, cuốn sách có phần hạn chế do tập trung chủ yếu vào các dự án
phần mềm nói riêng mà không có sự bao quát vào các dự án CNTT nói chung.

(3) – Đào Thị Hải Yến, 2015, Quản lý các dự án công nghệ thông tin tại Cục
Công nghệ thông tin và thống kê hải quan.
Luận văn đã nêu đƣợc một số khái niệm cơ bản về quản lý dự án công nghệ
thông tin, các khái niệm, nội dung và kinh nghiệm quản lý các dự án CNTT. Luận
văn cũng nêu đƣợc môt số quy định của pháp luật và đánh giá thực trạng về công
tác quản lý dự án đầu tƣ ứng dụng CNTT tại Cục CNTT và thống kê hải quan, kết
quả đạt đƣợc, một số tồn tại và nguyên nhân. Luận văn cũng đã đề xuất một số giải
pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tƣ ứng dụng CNTT tại Cục CNTT và
thống kê hải quan trong đó có các giải pháp về mặt tổ chức, về môi trƣờng chính
sách, về cơ sở hạ tầng, về mối quan hệ giữa các bên tham gia dự án.
(4) – Hoàng Thành Sơn, 2015, Quản lý các dự án về công nghệ thông tin ở
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Luận văn đã nêu khái niệm, các thuộc tính của dự án, khái niệm quản lý dự án, các
đặc điểm quản lý dự án CNTT trong lĩnh vực ngân hàng, mục tiêu, các giai đoạn, các bên
tham gia trong dự án. Bên cạnh đó, luận văn cũng đƣa ra các tiêu chí đánh giá quản lý dự

án CNTT tại các ngân hàng thƣơng mại nhƣ tuân thủ quy trình, hoàn thành mục tiêu, hiệu
quả sử dụng nguồn lực, năng lực của cán bộ, chi phí thực hiện dự án, mức độ hài lòng của
khách hàng, sự phối hợp giữa các bộ phận. Luận văn cũng đề cập đến các nhân tố ảnh
hƣởng và các kỹ năng cần có trong quản lý dự án nhƣ các nhân tố vĩ mô, vi mô, các kiến
thức, kỹ năng cần thiết trong quản lý dự án; các lĩnh vực quản lý: phạm vi, thời gian, chi
phí, chất lƣợng. Luận văn cũng nêu thực trạng Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam
nhƣ lịch sử phát triển, tình hình hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ chức, thực trạng và đánh
giá chung về công tác quản lý dự án CNTT. Luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị và
giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án CNTT tại

8


Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam căn cứ vào định hƣớng về phát triển
CNTT, định hƣớng về công tác quản lý các dự án CNTT, giải pháp hoàn thiện công
tác quản lý dự án về phạm vi, thời gian, chi phí, chất lƣợng, kiểm tra, giám sát dự
án, một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.
(5) – Lƣu Đức Trung, 2016, Quản lý dự án đầu tư ứng dụng công nghệ
thông tin tại Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Luận văn tập trung phân tích thực trạng công tác quản lý dự án đầu tƣ ứng
dụng CNTT tại Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam giai đoạn 2012-2015, đề xuất
giải pháp, kiến nghị hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tƣ ứng dụng CNTT tại
Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Luận văn có phân tích các giai đoạn của dự án bao gồm:
lập dự án, chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc dự án. Tuy nhiên, giai đoạn
kiểm soát dự án chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu, phân tích kỹ. Luận văn cũng có
hạn chế là trích dẫn nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong khi ít trích dẫn các
công trình nghiên cứu khoa học. Phần Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự án
đầu tƣ ứng dụng CNTT còn hạn chế, các nội dung quản lý dự án chƣa đƣợc nghiên
cứu, phân tích đầy đủ.
(6) – Nguyễn Trung Thành, 2015, Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt

động của cơ quan nhà nước ở Việt Nam.
Tác giả tập trung vào nghiên cứu, phân tích, đề xuất chính sách chung để đẩy
mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc ở Việt Nam trong
thời gian tới; Khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động của một số cơ
quan nhà nƣớc; Đề xuất một số giải pháp cơ bản cần thực hiện để tăng cƣờng ứng
dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc ở Việt Nam trong giai đoạn tới.
Tuy nhiên, luận văn thiếu những nghiên cứu, phân tích, đề xuất những hành động cụ
thể để thực hiện các dự án CNTT.
(7) – Tạ Ngọc Mạnh, 2016, Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt
động quản lý, điều hành tại Ngân hàng Nhà nước.
Tác giả đã nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý,
điều hành tại Ngân hàng Nhà nƣớc hiện nay nhƣ thế nào ? Giải pháp ứng dụng CNTT

9


phù hợp cho các hoạt động quản lý, điều hành để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc
tại Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam là gì ? Tác giả đi sâu vào các hoạt động quản lý,
điều hành thông qua chƣơng trình quản lý văn bản hành chính, theo dõi hồ sơ công
việc, trao đổi thông tin trên mạng giữa các cơ quan trong hệ thống, xây dựng chƣơng
trình công nghệ thông tin thành công cụ quản lý của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc.

(8) – Ngô Bá Đủ, 2015, Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý
tài chính ở tỉnh Hà Giang.
Tác giả phân tích một số vấn đề lý luận chung về CNTT và ứng dụng CNTT
trong hoạt động quản lý tài chính. Tác giả đã phân tích thực trạng và một số yếu tố
tác động đến ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý tài chính ở địa bàn tỉnh Hà
Giang. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT phục vụ
hoạt động quản lý tài chính ở tỉnh Hà Giang
(9) – Phạm Thanh Tân, 2014, Ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống

cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh Quảng Bình.
Tác giả đã phân tích thực trạng ứng dụng CNTT trong khối các cơ quan nhà
nƣớc trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Qua đó, đề xuất một số giải pháp để tăng
cƣờng ứng dụng CNTT trong khối các cơ quan nhà nƣớc ở tỉnh Quảng Bình bao
gồm: Nâng cao trình độ và nhận thức CNTT, Hoàn thiện cơ chế chính sách và giải
pháp tổ chức, Đào tạo nguồn nhân lực ứng dụng CNTT, Tăng cƣờng ứng dụng
CNTT phục vụ công tác quản lý, điều hành, Huy động tài chính, đầu tƣ phù hợp
cho ứng dụng CNTT. Có thể thấy rằng công trình nghiên cứu này có tính ứng dụng
cao trong hệ thống cơ quan nhà nƣớc ở tỉnh Quảng Bình. Nghiên cứu này cũng có
thể giúp cho các nghiên cứu khác với đối tƣợng là ứng dụng CNTT trong các cơ
quan nhà nƣớc tham khảo. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ phân tích một phần rất nhỏ
trong quản trị các dự án CNTT đó là quản trị nguồn nhân lực và chi phí. Ngoài ra
các nội dung khác của quản trị dự án chƣa đƣợc quan tâm đến. Phạm vi nghiên cứu
và ứng dụng cũng chỉ trong các cơ quan nhà nƣớc của tỉnh Quảng Bình.
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản trị dự án CNTT ở cả trong
nƣớc và nƣớc ngoài, trong đó có một số công trình có chất lƣợng cao, tuy
10


nhiên, chƣa có một công trình nghiên cứu đầy đủ, cụ thể và có tính ứng dụng cao về
quy trình quản trị dự án CNTT tập trung vào 5 giai đoạn và 8 nội dung quản trị dự
án CNTT tại Sở Tƣ pháp thành phố Hà Nội.
1.2. Cơ sở lý luận về quản trị dự án công nghệ thông tin
1.2.1. Khái niệm quản trị dự án CNTT
Quản trị dự án hiện đại gắn liền với sự phát triển của sơ đồ GANTT (do
Gantt khởi xƣớng vào đầu những năm 1900 dùng để quản lý dự án đóng tầu trong
Thế chiến thứ II), quản lý quân sự Mỹ năm 1950 (sử dụng để phát triển hệ thống tên
lửa). Sau này ngành công nghiệp xây dựng Mỹ cũng đã sáng lập ra phƣơng pháp
đƣờng găng (PERT/CPM) để quản lý các dự án xây dựng.
Quản trị dự án đã trở thành một môn khoa học vì nó đã theo kịp đƣợc thực

tiễn ngày càng phát triển và đã trở thành kiến thức chung toàn cầu cho các nhà quản
trị dự án. Nhiều tổ chức đã sử dụng phƣơng pháp quản trị bằng dự án tức là chia
nhỏ chƣơng trình thành các dự án, chia nhỏ dự án thành các tiểu dự án để quản lý
nhằm giảm thiểu rủi ro.
Theo định nghĩa của Viện Quản lý dự án (PMI), “dự án là một nỗ lực có thời
hạn nhằm tạo ra một sản phẩm, một dịch vụ hoặc một kết quả duy nhất” (PMBOK
Guide, Viện Quản lý dự án, 2008, trang 5). Theo định nghĩa này, một dự án chỉ
đƣợc triển khai một lần. Còn nếu việc đó đƣợc lặp lại, thì nó không thể đƣợc coi là
một dự án nữa. Một dự án cần có điểm bắt đầu và điểm kết thúc cụ thể, một khoản
ngân sách (chi phí), một phạm vi hoặc quy mô đƣợc xác định rõ ràng và các yêu
cầu cụ thể cần đạt đƣợc.
Theo định nghĩa của PMBOK Guide: “Quản trị dự án là hoạt động áp dụng
các kiến thức, các kỹ năng, các công cụ và kỹ thuật để lên kế hoạch hành động
nhằm đạt được các yêu cầu của dự án”. Công việc quản trị dự án đƣợc tiến hành
trong suốt quá trình của dự án từ lúc chuẩn bị dự án, lập kế hoạch dự án, thực hiện
dự án, kiểm soát dự án và kết thúc dự án. Một dự án đƣợc quản trị tốt là khi kết
thúc phải thỏa mãn đƣợc chủ đầu tƣ về thời hạn, chi phí và chất lƣợng kết quả.

11


Công nghệ thông tin giúp các công ty khác biệt hóa sản phẩm và dịch vụ của họ
so với các đối thủ cạnh tranh. Các ứng dụng CNTT có thể giúp nhân viên bán hàng có
đƣợc thông tin giúp họ phục vụ tốt hơn 1 khách hàng cụ thể, cá biệt; cung cấp kịp thời
hàng hóa căn cứ vào dữ liệu tồn kho chứ không cần phải đợi đến khi có đơn đặt hàng.
Internet giúp công ty tiếp cận với các nhà cung cấp và các khách hàng ở khắp nơi trên
thế giới. Các máy tính đa dạng về kích cỡ, tốc độ xử lý, các chi tiết khác, từ chiếc máy
tính nhỏ, đơn giản trị giá vài triệu đồng đến siêu máy tính trị giá hàng trăm tỷ đồng.
Máy tính để bàn và máy tính xách tay đƣợc sản xuất bởi nhiều công ty trên khắp thế
giới. Sau 6 đến 12 tháng, máy tính rẻ hơn, tốc độ xử lý nhanh hơn, khả năng kết nối

internet nhanh hơn, bảo vệ chống lại virus máy tính tốt hơn, nhỏ hơn, nhẹ hơn và dễ
dàng mang vào các cuộc họp hay các chuyến công tác. Nhiều công ty lớn đầu tƣ vào
việc xây dựng hệ thống riêng của doanh nghiệp để chia sẻ dữ liệu, xử lý công việc kịp
thời. Các ứng dụng cũng đƣợc lập trình, đăng tải để tải về dễ dàng. Trong kho ứng
dụng của Apple có hơn 85.000 ứng dụng để hàng triệu ngƣời dùng Iphone có thể tải về
sử dụng. Một xu hƣớng nữa là sự phát triển của các phần mềm xã hội nhƣ Facebook,
LinkedIn, Wikis, Twitter với hàng tỷ ngƣời tham gia. Có thể khẳng định rằng phần
mềm máy tính đang trở lên tích hợp hơn, dễ tải về hơn và mang tính xã hội nhiều hơn.
Công nghệ vệ tinh và di động đã kết nối khách hàng và ngƣời bán hàng từ khoảng cách
rất xa. Công nghệ không dây đã giúp các quốc gia đang phát triển tiết kiệm đƣợc rất
nhiều tiền, thời gian, nhân lực để không phải đầu tƣ vào việc kéo dây cáp viễn thông.
Một ứng dụng công nghệ nữa là việc sử dụng máy chủ và kho lƣu trữ từ công nghệ
điện toán đám mây với các nhà cung cấp dịch vụ lƣu trữ, quản lý, khai thác các ứng
dụng từ xa thông qua các hợp đồng thuê dịch vụ giúp các công ty có thể lƣu trữ, xử lý
đƣợc khối lƣợng thông tin khổng lồ đặc biệt vào giai đoạn cao điểm. Máy vi tính có
thể giúp giảm chi phí các sản phẩm và dịch vụ bằng cách tự động hóa các giao dịch, rút
ngắn thời gian của các công đoạn và cung cấp dữ liệu để ra quyết định quản trị tốt hơn.
Ví dụ nhƣ: phần mềm máy tính giúp thiết kế sản phẩm nhanh hơn, đẹp hơn, tốt hơn;
phần mềm máy tính cũng có thể tối ƣu hóa việc bố

12


trí mặt bằng của nhà máy hoặc cửa hàng; phần mềm máy tính có thể thay đổi nhanh
chóng, kịp thời dây chuyền sản xuất cho phù hợp với thông tin về doanh số bán hàng.

Các tổ chức ngày càng phụ thuộc vào các hệ thống và các ứng dụng công
nghệ thông tin để xử lý các giao dịch và hỗ trợ việc ra quyết định quản trị. Tƣơng
lai của các tổ chức phụ thuộc rất lớn vào khả năng tận dụng sức mạnh của công
nghệ thông tin và quản trị các dự án công nghệ thông tin. Sự phụ thuộc vào CNTT

đòi hỏi các nhà quản trị CNTT phải biết cách lên kế hoạch và quản trị hiệu quả các
nguồn lực CNTT của tổ chức cũng nhƣ có chiến lƣợc về CNTT. Có 3 nguồn lực về
CNTT: Hạ tầng CNTT, Nhân lực CNTT và các mối quan hệ CNTT và Kinh doanh.
Quản trị hạ tầng CNTT bao gồm việc lập kế hoạch, xây dựng và điều hành hoạt
động của hạ tầng máy tính và truyền thông, một thể thống nhất về thông tin giúp
nhà quản trị và các nhân viên có đƣợc thông tin cần thiết khi cần, bất cứ lúc nào, bất
cứ nơi nào. Quản trị CNTT cũng bao gồm việc xác định các công nghệ mới để đầu
tƣ vào và cách thức để ứng dụng các giải pháp mới đó để cải thiện cách thức mà
công ty kinh doanh. Nhu cầu về nhân sự CNTT không chỉ đòi hỏi giỏi về CNTT mà
cần có cả kiến thức kinh doanh và các kỹ năng giao tiếp. Với vai trò phân tích kinh
doanh và phân tích hệ thống đòi hỏi nhân sự phải hiểu đƣợc các nhu cầu về CNTT
của bộ phận marketing, kế toán, sản xuất, và các bộ phận kinh doanh khác cũng nhƣ
những kiến thức về ngành ví dụ nhƣ tài chính, chăm sóc sức khỏe, bất động sản.
Quản trị CNTT không chỉ là có đƣợc hạ tầng CNTT hiện đại, các nhà quản
trị và chuyên gia CNTT giỏi mà quan trọng là phải có sự tham gia chủ động, tích
cực của các nhà quản trị kinh doanh để tạo nên tài sản quan trọng của doanh nghệp
là mối quan hệ phối hợp giữa CNTT và Kinh doanh để đầu tƣ vào các ứng dụng
CNTT mới phục vụ các yêu cầu cụ thể của kinh doanh, giúp biến lợi nhuận tiềm
năng thành lợi nhuận thực tế.

13


Nguồn nhân lực

Cấu trúc
của tổ chức

Công nghệ
thông tin


Các quy trình
kinh doanh
Hình 1.1.: Các yếu tố cấu thành quan trọng của một tổ chức
(Nguồn: Carol V.Brown, Daniel W.Dehayes, Jeffrey A.Hoffer, E.Wainright
Martin, William C.Perkins, Prentice Hall, 2012, Managing Information Technology
th

(7 Edition).)
“Quản trị dự án CNTT là hoạt động áp dụng các kiến thức, kỹ năng, công
cụ, kỹ thuật để chuẩn bị, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, kết
thúc dự án nhằm đạt được các yêu cầu cụ thể của dự án CNTT.”
(Nguồn: Kathy Schwalbe, Cengage, 2018, Information Technology Project
th

Management (8 edition).)
Các dự án CNTT liên quan đến việc sử dụng phần cứng, phần mềm và các hệ
thống để tạo ra sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả. Các dự án CNTT có thể rất đa dạng
nhƣ: Một nhóm sinh viên tạo ra một ứng dụng trên điện thoại thông minh và bán
sản phẩm đó trực tuyến; Một công ty phát triển xe tự lái; Một trƣờng đại học nâng
cấp hệ thống internet không dây phủ khắp toàn trƣờng; Chính phủ phát triển một
ứng dụng để tổng điều tra dân số và nhà ở;...
Các dự án CNTT rất đa dạng. Một số dự án liên quan đến một nhóm nhỏ cài
đặt một số phần cứng và phần mềm kèm theo. Một số dự án liên quan đến hàng
14


×