Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY VAI TRề VÀ PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO CỦA GIÁM ĐỐC CÔNG TY HYMETCO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.82 KB, 10 trang )

KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY VAI TRề VÀ PHƯƠNG
PHÁP LÃNH ĐẠO CỦA GIÁM ĐỐC CÔNG TY HYMETCO
1. Kiến nghị với Giám đốc công ty HYMETCO.
1.1. Không ngừng đổi mới phương pháp lãnh đạo và chỉ huy mọi lúc, mọi nơi thể
hiện rõ vai trò chỉ huy cao nhất ở công ty.
Trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, Giám đốc công ty thực chất chỉ là người
thay mặt Nhà nước điều hành sản xuất trên cơ sở mệnh lệnh và chỉ tiêu định sẵn đã tạo ra
một sức ỳ lớn ở ngay bản thân người Giám đốc trong các lĩnh vực.
Ngày nay, chuyển sang cơ chế thị trường, Giám đốc công ty thực sự phải đối đầu trực
tiếp với các tác động bên trong công ty, tác động bên ngoài và các moi trường khác, chịu sự
chi phối trực tiếp của thị trường trong lĩnh vực kinh doanh. Chính vì vậy, Giám đốc công ty
ngoài trình độ, năng lực phải có sự linh hoạt, táo bạo trong mọi lĩnh vực quản trị công ty,
phải có phương pháp lãnh đạo, làm việc khoa học luôn luôn phù hợp với các điều kiện cụ thể
của công ty trong từng giai đoạn để vận hành doanh nghiệp đi theo đúng sự vận động của
thị trường xã hội, đồng thời thể hiện rõ vai trò của Giám đốc công ty.
Trong điều kiện hoạt động quản trị của Công ty HYMETCO, Giám đốc công ty chủ yếu
áp dụng phương pháp phân quyền trong chỉ huy điều hành. Điều này đã đem lại được
những kết quả nhất định. Tuy nhiên, với điều kiện riêng biệt của Việt Nam đang trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghiã xã hội với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, cùng với cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Nhà nước đang tiến hành ra các bộ luật: doanh
nghiệp, đầu tư....các quy chế quản lý trong các lĩnh vực tài chính, lao động, tiền lương. Về
thực chất chỉ là những bước đi ban đầu trong lĩnh vực quản lý vĩ mô đối với các doanh
nghiệp Nhà nước. Nó có tác động không nhỏ đến các hoạt động quản trị của công ty, thể
hiện rõ hơn vai trò và quyền hạn của Giám đốc công ty.
Đặc biệt, Nhà nước đang có hướng chuyển đổi dần các doanh nghiệp nhà nước trở
thành các công ty cổ phần, điều này có nghĩa là đã làm cho vị trí của Giám đốc doanh nghiệp
sẽ thay đổi từ vị trí thay mặt Nhà nước, vừa đại diện cho công nhân viên chức, quản lý
doanh nghiệp theo chế độ một thủ trưởng sẽ chuyển sang vai trò của một Giám đốc điều
hành, thay mặt cổ đông và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các
nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Mặt khác, hoạt động của giám đốc không chỉ đơn thuần là lãnh đạo sản xuất kinh


doanh mà là một nghệ thuật quản lý.
Chính vì vậy, dù cho có các điều kiện riêng biệt của công ty HYMETCO, cũng đòi hỏi
Giám đốc công ty phải không ngừng đổi mới phương pháp lãnh đạo và chỉ huy, tạo cho mình
phương pháp lãnh đạo và chỉ huy, tạo cho mình phương pháp lãnh đạo linh hoạt phù hợp
với vị trí, vai trò và mục tiêu của Giám đốc và công ty trong từng giai đoạn nhất định. Thực
sự biến phương pháp lãnh đạo trở thành nghệ thuật của riêng mình và là vũ khí sắc bén
trong quản trị công ty.
1.2. Củng cố và hoàn thiện bộ máy quản trị cấp Công ty.
Sự thành đạt của doanh nghiệp công nghiệp sản xuất kinh doanh có liên quan đến vấn
đề lợi ích, nghệ thuật quản lý, sự nghiệp đào tạo, lao động sáng tạo. Năng lực tiềm tàng
trong mỗi con người là vô hạn. Nhiệm vụ và tài năng của người lãnh đạo, quản lý là làm thế
nào để khai thác và phát huy được tiềm năng con người để họ phát huy hết tiềm năng trong
lao động sản xuất và kinh doanh, mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
Việc cải tiến công tác quản lý của doanh nghiệp công nghiệp cần tiến hành song song
với đổi mới, củng cố và hoàn thiện bộ máy quản trị các xí nghiệp trực thuộc công ty. Có như
vậy mới đồng bộ và giải quyết được các mâu thuẫn trong quá trình thực hiện mọi hoạt động
của công ty, đảm bảo sự quản lý theo nguyên tắc tập trung thống nhất được triệt để từ trên
xuống.
Với mô hình này, khi kế hoạch sản xuất được công ty giao xuống, Giám đốc doanh
nghiệp giao kế hoạch cho từng tổ sản xuất và kiểm tra giám sát qua hệ thống cán bộ kỹ
thuật. Với nhiệm vụ được giao của doanh nghiệp là đảm bảo sản xuất đúng tiến độ theo kế
hoạch đã đề ra, với chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu và đảm bảo công tác an toàn lao động,
thì mô hình quản lý đã bộc lộ nhược điểm tồn tại cần khắc phục:
- Chưa phát huy được hết năng lực, trình độ của cấp quản lý là cán bộ kỹ thuật.
- Chưa phân định rõ ràng ranh giới về trách nhiệm trong từng lĩnh vực ở các khâu xí
nghiệp, cán bộ kỹ thuật và tổ trưởng sản xuất.
- Chồng chéo nhau trong điều hành sản xuất.
Nghĩa là bỏ cấp trung gian cán bộ kỹ thuật, đưa lực lượng cán bộ kỹ thuật xuống trực
tiếp điều hành các tổ sản xuất, gắn quyền lợi của họ vào trực tiếp các tổ sản xuất, từ đó sẽ
phát huy được năng lực, nguồn lực của doanh nghiệp.

Mặt khác, thường xuyên động viên mọi khả năng của doanh nghiệp nhằm sử dụng đầy
đủ thời gian lao động để nâng cao năng suất lao động, tận dụng khả năng của máy móc
thiết bị, mặt bằng sản xuất, tiết kiệm vật tư, thời gian sản xuất.
Tăng cường công tác hạch toán nội bộ, từ hạch toán tiền lương tiến dần đến hạch
toán toàn bộ trong các xí nghiệp trực thuộc công ty, nâng tầm quản lý của cán bộ cấp doanh
nghiệp.
1.3. Tổ chức hệ thống thông tin quản lý, đáp ứng kịp thời cho công tác xử lý kinh
doanh của Công ty.
Sự phát triển của thị trường và tính chất quốc tế hoá hoạt động kinh tế thế giới đã
dẫn đến những thay đổi sâu sắc chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, đồng thời làm
thay đổi căn bản tư duy của các nhà quản trị. Thành công của một doanh nghiệp không chỉ
còn là nhờ các quy mô đồ sộ, nhờ lượng sản xuất một lượng hàng hoá dịch vụ khổng lồ mà ở
chỗ doanh nghiệp có khả năng linh hoạt, có khả năng thay đổi thích ứng với những biến
động nhanh chóng của thị trường.
Để đạt được điều đó, thì yếu tố thông tin trong các lĩnh vực đóng vai trò cực kỳ quan
trọng trong công tác lãnh dạo của Giám đốc doanh nghiệp.
Thông tin đến với doanh nghiệp bằng nhiều cách, nhiều kênh khác nhau và đối tượng
khác nhau. Đòi hỏi Giám đốc doanh nghiệp phải biết tận dụng, lựa chọn và xử lý thích ứng
với mục tiêu và định hướng của mình.
Tại công ty HYMETCO, hiện tại Giám đốc sử dụng thông tin nội bộ trong công tác quản
lý và kinh doanh. Thông qua các số liệu báo cáo tổng hợp theo tháng, quý, năm của các hệ
thống phòng ban về các lĩnh vực:
- Phòng kinh doanh: nhập, xuất vật tư hàng hoá, khối lượng sản xuất, tồn kho
nguyên liệu, hàng hoá.
- Phòng kế toán - tài vụ: các lĩnh vực về tài chính: vốn, quỹ, giá thành....
- Phòng kỹ thuật: các yếu tố kỹ thuật.
- Phòng tổ chức: các yếu tố về con người, tiền lương.
- Kho hàng: các yếu tố nhằm bảo đảm việc bảo quản sản phẩm.
Việc cập nhật các số liệu tổng hợp để theo dõi và thông tin cho Giám đốc bằng con
đường thông qua ghi chép sổ sách và lưu trữ bằng hệ thống sổ sách với thời gian theo quy

định của nhà nước đã tạo ra sự chậm trễ trong việc xử lý và quyết định các tình huống trong
sản xuất và kinh doanh của công ty.
Ngày nay, trong sự quản lý với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trên thế giới và sự cần
thiết của thông tin, đòi hỏi Giám đốc công ty HYMETCO cần phải tổ chức tốt hệ thống thông
tin quản lý, thông tin thị trường để đáp ứng kịp thời các yêu cầu kinh doanh hiện đại.
Việc tổ chức này phải được tiến hàng đồng bộ ở hai kênh thông tin chính là: thông tin
nội bộ và thông tin bên ngoài.
- Thông tin nội bộ: đào tạo và trang bị hiện đại hệ thống quản lý bằng máy vi tính
trong tất cả các phòng nghiệp vụ tại công ty, tổ chức hệ thống mạng LAN trong doanh
nghiệp, giữa Giám đốc và các phòng ban trong công ty.
- Thông tin bên ngoài: đưa vào sử dụng hệ thống mạng INTERNET, duy trì và phát
triển quan hệ với các tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước và cấp trên, với các trung tâm tư
vấn. Một mặt mở rộng mạng thông tin qua lực lượng marketing của công ty.
1.4. Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát cung ứng và tiêu thụ máy móc, nguyên
vật liệu, tiết kiệm triệt để, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Để quản lý lĩnh vực này, công ty HYMETCO đã xây dựng và áp dụng một quy chế kiểm
tra chặt chẽ chất lượng máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu. Việc kiểm soát được giao cho
phòng kỹ thuật và phòng kiểm tra chất lượng tiến hành và chịu trách nhiệm theo quy chế,
tiêu chuẩn Việt Nam về những nguyên vật liệu cụ thể trước khi đưa vào sản xuất.
Trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, việc cung cấp các vật tư và giá bán vật tư
đều xuất phát từ một nguồn nhất định theo một chỉ tiêu về số lượng nhất định do Nhà nước
quy định. Ngược lại, trong cơ chế thị trường, vật tư được khai thác từ nhiều nguồn và với
giá bán là giá cả thị trường, không do Nhà nước quy định mà do thị trường quyết định.
Chính vì lẽ đó, việc quản lý vật tư đầu vào đối với công ty trở thành một điều hết sức
cần thiết và thường xuyên. Ngoài việc quản lý về số lượng, chủng loại, việc quản lý giá vật tư
là cần thiết và cũng hết sức khó khăn do sự trôi nổi của thị trường, tiêu cực trong xã hội.
Để quản lý tốt, tiết kiệm vật tư, ngoài việc kiểm soát chặt chẽ định mức sử dụng vật tư,
giám đốc công ty HYMETCO nên có biện pháp quản lý về giá bằng các biện pháp sau:
- Tìm kiếm và ổn định nguồn cung cấp vật tư thường xuyên cho công ty; xấy dựng mỗi
quan hệ hai chiều tốt, tạo thuận trong mọi điều kiện và hoàn cảnh biến động vật tư.

- Nắm bắt thường xuyên các thông tin về vật tư thông qua các phương tiện thông tin
đại chúng: báo, đài, .....
- Có chế độ, cơ chế khen thưởng rõ ràng trong quản lý và sử dụng vật tư đối với tất cả
mọi thành viên trong công ty.
1.5. Sử dụng hiệu quả các đòn bẩy kinh tế trong quản lý công ty.
Công ty HYMETCO đã thực hiện chế độ khoán tiền lương tới từng đơn vị sản phẩm. Để
khuyến khích người lao động trong các lĩnh vực hoạt động của công ty, công ty đang thực
hiện các chế độ tiền lương sau:
- Thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Thưởng hoàn thành kế hoạch năm.
- Thưởng bình xét thi đua quý, năm.
- Thưởng chế độ tiết kiệm vật tư.
- Thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và quản lý.
Các chế độ thưởng trên có tiêu chuẩn thưởng rõ ràng, công khai bằng các quy chế quy
định và được thông qua Đại hội công nhân viên chức hàng năm. Để việc thưởng có hiệu quả
thực sự là đòn bẩy kinh tế trong công ty thì việc xem xét, xét duyệt phải được tiến hành
thường xuyên và đúng người, đúng việc. Hàng quý giám đốc cùng Hội đồng thi đua công ty
xem xét và công bố công khai cho điểm từng tiêu chuẩn đối với từng người.
Mặt khác, song song với việc khen thưởng thì xử lý phạt và kỷ luật các vi phạm nội quy
lao động, quy chế trong công ty được tiến hành đồng thời và công khai.
Chỉ có tiến hành đồng thời khen thưởng và kỷ luật mới thực sự mang lại hiệu quả,
thực sự trở thành đòn bẩy kinh tế trong quản lý công ty.
1.6. Không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ bản thân đáp ứng được đầy đủ các
yêu cầu cần thiết cho Giám đốc trong cơ chế thị trường.
Bất cứ một người nào dù ở thế hệ nào, ở cương vị công tác và làm việc nào cũng đều
biết và thấm thía với câu nói nổi tiếng của Lê-nin: “ Học - Học nữa - Học mãi”.
Thị trường và môi trường kinh doanh luôn thay đổi và biến động. Những kiến thức
chúng ta học tập và tích luỹ được cũng bị lạc hậu theo thời gian. Do đó, chúng ta, đặc biệt là
các Giám đốc, phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ của bản thân để không bị tụt
hậu so với thời cuộc, để đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của cơ chế thị trường.

1.7. Tạo điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi nhằm phát huy khả năng của cán
bộ công nhân viên trong công ty.
Bất kỳ một công việc nào người lao động cũng đòi hỏi được có một môi trường làm
việc thuận lợi, có được như vậy họ mới có được tâm lý thoải mái để phát huy được khả năng
làm việc của họ. Việc này đòi hỏi phải có sự quyết định của Giám đốc, Giám đốc là người
trực tiếp quyết định việc cải thiện môi trường làm việc. Giám đốc là người năng động, hiểu
được những nhu cầu của người lao động và biết tận dụng lòng tin của người lao động dưới
quyền vào người lãnh đạo, người Giám đốc đó sẽ biết phải làm như thế nào để có được lòng
tin đó của người lao động.
Trong một nền kinh tế biến động không ngừng như hiện nay người Giám đốc phải biết
tận dụng hết khả năng của nhân viên dưới quyền, muốn như vậy Giám đốc phải có được sự
tin tưởng của nhân viên, Giám đốc cũng phải biết tận dụng khả năng làm việc của nhân
viên, nhưng cũng không để cho nhân viên của mình phải chịu thiệt thòi. Giám đốc sẽ đưa ra
các hình thức thưởng cũng như kỷ luật thích đáng cho nhân viên của mình một cách công
bằng.
1.8.Công tác tư tưởng trong việc đào tạo, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ chủ chốt của
công ty.

×