Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

VAI TRề VÀ PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO CỦA GIÁM ĐỐC TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.47 KB, 17 trang )

VAI TRề VÀ PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO CỦA GIÁM ĐỐC
TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
1. Khái niệm và đặc điểm lao động của Giám đốc doanh nghiệp
1.1. Khái niệm Giám đốc doanh nghiệp.
Hiện nay, còn nhiều khái niệm theo các khía cạnh khác nhau về Giám đốc doanh
nghiệp. Có thể theo các khái niệm sau:
Thứ nhất: Khái niệm Giám đốc doanh nghiệp theo quan điểm truyền thống ở nước ta:
Theo quan điểm truyền thống chỉ có Nhà nước mới có quyền thành lập doanh nghiệp
và những doanh nghiệp được thành lập ra đều là doanh nghiệp Nhà nước. Vì vậy, khái niệm
Giám đốc doanh nghiệp chỉ được giới hạn trong phạm vi doanh nghiệp nhà nước. Theo khái
niệm này thì giám đốc doanh nghiệp nhà nước vừa là người đại diện cho Nhà nước, vừa là
đại diện cho tập thể những người lao động quản lý doanh nghiệp theo chế độ một thủ
trưởng, có quyền quyết định việc điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Khái niệm này chỉ rõ, trong cơ chế quản lý cũ, Giám đốc doanh nghiệp chịu sự chi phối
của hai áp lực: một là, các cơ quan quản lý cấp trên; hai là, tập thể những người lao động
mà đại hội công nhân viên chức là đại diện tối cao của tập thể những người lao động.
Từ khái niệm trên cho chúng ta nhận xét:
- Giám đốc tất cả các doanh nghiệp đều do nhà nước bổ nhiệm và phải làm theo sự chỉ
đạo của Nhà nước.
- Những người lao động là chủ sở hữu của doanh nghiệp. Giám đốc là người đại diện
cho những người lao động, sẽ là người đại diện chủ sở hữu trong doanh nghiệp. Như vậy,
Giám đốc vừa là người quản lý, vừa là người chủ sở hữu. Điều đó dẫn đến tình trạng: Giám
đốc doanh nghiệp vừa là người đá bóng, vừa là người thổi còi điều khiển trận đấu. trong
nhiều trường hợp dẫn đến làm thất thoát vốn, sử dụng lãng phí các nguồn lực trong doanh
nghiệp.
Thứ hai: Khái niệm Giám đốc doanh nghiệp trong cơ chế thị trường:
Theo khái niệm này thì Giám đốc doanh nghiệp là người quản lý, điều hành một doanh
nghiệp sẵn có, bảo đảm kinh doanh có hiệu quả. Khái niệm chỉ rõ giám đốc chỉ là nhà quản
lý có trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ quản trị doanh nghiệp.
Giám đốc trong một số trường hợp có thể là người chủ sở hữu, nhưng cũng có thể chỉ
là người quản lý.


Khái niệm này bao gồm cả Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước và các loại hình doanh
nghiệp khác. với khái niệm này đòi hỏi Giám đốc phải có trình độ chuyên môn cao, phù hợp
để hành nghề. Giám đốc có thể được bổ nhiệm, được tập thể bầu cũng có thể được doanh
nghiệp thuê. Trên quan điểm này thực chất Giám đốc cũng là người làm thuê cho Nhà nước
hoặc cho các tổ chức kinh doanh khác.
Thư ba: Khái niệm Giám đốc gắn liền với khái niệm nhà kinh doanh:
Theo khái niệm này nhà kinh doanh được chia thành ba loại:
Nhà kinh doanh sáng lập: là người có sáng kiến hay chuyên môn đứng ra nghiên cứu
thị trường, bỏ vốn hoặc vay vốn để thành lập doanh nghiệp, tự quản lý và phát triển doanh
nghiệp.
Nhóm nhà kinh doanh: là hai hay nhiều người cộng tác với nhau để tạo lập và phát
triển một doanh nghiệp trên cơ sở góp vốn, kỹ thuật, tài năng kinh doanh.
Đại lý độc quyền: là nhà kinh doanh mua được đặc quyền cung cấp, tiêu thụ sản phẩm
cho 1 doanh nghiệp khác.
Từ khái niệm nhà kinh doanh chính, ta thấy rằng: đã là nhà kinh doanh phải là người
chủ sở hữu nhưng không nhất thiết phải là Giám đốc doanh nghiệp ( có thể trực tiếp làm
Giám đốc, có thể họ thuê Giám đốc ).
Đối với doanh nghiệp nhà nước, Giám đốc là người có thẩm quyền cao nhất và có
trách nhiệm lớn nhất về kinh tế, kỹ thuật, hành chính theo nhiệm vụ và quyền hạn đã quy
định.
Giám đốc xí nghiệp là người đại diện cho Nhà nước điều hành mọi hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp theo chế độ một thủ trưởng, Giám đốc là người đại diện đương
nhiệm của pháp nhân thực hiện các hoạt động kinh doanh, làm chủ tài khoản, ký và thực
hiện các hợp đồng kinh tế, các cam kết về tài sản.
Giám đốc là người trực tiếp nhận vốn do Nhà nước giao, chịu trách nhiệm trực tiếp về
việc bảo tồn và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác của doanh
nghiệp với Nhà nước theo pháp luật.
Giám đốc do cấp trên có thẩm quyền bổ nhiệm. Đối với những doanh nghiệp áp dụng
hình thức hội đồng quản trị căn cứ kết quả thi tuyển mà bổ nhiệm Giám đốc điều hành hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.

Giám đốc có những quyền hạn và nghĩa vụ chủ yếu sau:
+ Tổ chức thực hiện các quyết định của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp: chấp hành
luật pháp, chính sách, chế độc của Nhà nước.
+ Xây dựng, trình Hội đồng quản trị và trình cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp quyết
định theo luật về kế hoạch kinh doanh hàng năm, về các phương án kinh doanh và quản lý;
+ Thực hiện các chế độ báo cáo ( tình hình kinh doanh, kết quản tài chính....) theo quy
định;
+ Tổ chức quản lý doanh nghiệp, quyết định tổ chức bộ máy quản lý trong đơn vị bảo
đảm tinh giảm, có hiệu lực, đề nghị cấp trên bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm Phó giám đốc, Giám
đốc trực tiếp bổ nhiệm ( miễn nhiệm ) các chức danh khác trong bộ máy quản lý doanh
nghiệp; quyết định ban hành các quy chế về tổ chức, hành chính, các nội quy công tác trong
nội bộ theo quy định chung của luật pháp Nhà nước;
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân lành
nghề, tuyển chọn, bố trí và sử dụng cán bộ trong doanh nghiệp; ký hợp đồng lao động và các
thoả ước tập thể về lao động, thực hiện việc trả lương, thưởng, phụ cấp theo quy chế tiền
lương, tiền thưởng của doanh nghiệp về các luật lệ về bảo hộ lao động và bảo hiểm xã hội;
+ Ra các quyết định, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo kế
hoạch đã được Hội đồng quản trị và cấp trên thông qua;
Giám đốc có thể bị Hội đồng quản trị miễn nhiệm bất cứ khi nào với lý do chính đáng,
Trong trường hợp doanh nghiệp bị tổn thất, mất mát nghiêm trọng về tài sản và tiền vốn,
hoặc bị thua lỗ dẫn đến giải thể hay phá sản, thì giám đốc phải chịu xử phạt theo pháp luật
hiện hành ( nếu có vi phạm ), không được giữ chức vụ tương tự ở bất kỳ một doanh nghiệp
nào trong thời hạn nhất định ( từ 5 đến 10 năm) tuỳ từng trường hợp cụ thể, kể từ ngày
bị miễn chức.
1.2. Đặc điểm lao động của Giám đốc doanh nghiệp.
Chúng ta cần phải nắm được đặc điểm lao động của giám đốc doanh nghiệp để có kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng sử dụng với khả năng cống hiến của họ.
Trước khi nghiên cứu đặc điểm lao động của Giám đốc doanh nghiệp cần làm rõ cách
nhìn lâu nay đối với Giám đốc doanh nghiệp.
Nhiều người cho rằng Giám đốc chỉ đơn thuần là một chức vụ do Nhà nước bổ nhiệm.

Quan điểm này xuất phát từ cơ chế quản lý kế hoạch goá tập trung quan liêu bao cấp trước
kia. Theo quan niệm này người ta ít chú ý đến khả năng chuyên môn của Giám đốc. Cứ có
bao nhiêu doanh nghiệp Nhà nước ra đời thì cần bấy nhiêu chức vụ Giám đốc doanh nghiệp.
Các cơ quan quản lý cấp trên tìm người bổ nhiệm vào chức vụ ấy. Và thực tế, ai được bổ
nhiệm cũng làm Giám đốc được, chưa có ai xin từ chức.
Nhưng quan niệm Giám đốc chỉ là một chức vụ đã lỗi thời khi nền kinh tế nước ta
chuyển sang nền kinh tế thị trường và đã là cơ chế thị trường, Giám đốc phải là một nghề.
Muốn chỉ huy kinh doanh một công ty phải có kiến thức chuyên môn về quản trị doanh
nghiệp và phải có kỹ năng kinh nghiệm nhất định, bảo đảm vận hành bộ máy quản lý đạt
hiệu quả cao.
Giám đốc là một nghề là quan niệm chính thống trong nền kinh tế theo cơ chế thị
trường.

Nghề giám đốc có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Xét về tính chất lao động của Giám đốc đó là lao động quản lý mang tính chất gián
tiếp, công việc quản trị doanh nghiệp đòi hỏi Giám đốc phải có trình độ quản lý cao, đạt tới “
nghệ thuật quản lý “ lao động của Giám đốc là lao động chất xám mang tính sáng tạo.
+ Xét về đối tượng quản lý của Giám đốc không chỉ có yếu tố tĩnh như lao động văn
hoá, vốn, mà yếu tố quan trọng nhất của quản lý lại là tập thể những người lao động dưới
quyền. Quản lý đối tượng này cần phải am hiểu cả về tâm lý, tình cảm, cuộc sống đời thường
và giới tính của họ.....
+ Xét về sản phẩm lao động của giám đốc đó là những quyết định. Khác với những sản
phẩm thông thường, để tạo ra một sản phẩm của giám đốc, lao động cơ bắp không đáng kê,
nhưng hoạt động trí óc, hao tổn thần kinh đóng vai trò quyết định.
Người công nhân tạo ra sản phẩm có thể là chính phẩm, thứ phẩm, thậm chí phế
phẩm. Nhưng sản phẩm lao động của giám đốc không có thứ phẩm mà chỉ có hoặc là chính
phẩm, hoặc là phế phẩm. Sản phẩm phế phẩm của công nhân sẽ gây thiệt hại, nhưng chỉ
trong giới hạn vật chất nhỏ hẹp, thậm chí không đáng kể, còn sản phẩm của Giám đốc trong
mọi trường hợp đều gây hậu quả nghiêm trọng trong phạm vi lớn.
Chính vì lẽ đó, lao động của Giám đốc cần phải được đánh giá cao, thuộc dạng lao

động phức tạp, gấp nhiều lần lao động đơn giản. Lao động đó phải được trả công cao.
2. Vai trò, chức năng và quyền hạn của Giám đốc doanh nghiệp:
2.1. Vai trò của Giám đốc doanh nghiệp.
Giám đốc doanh nghiệp là người có ảnh hưởng quyết định đến sự thành bại của
doanh nghiệp.
Theo điều tra của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, thời gian qua cả nước có
4584 doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ thì 2630 nguyên nhân thua lỗ chủ yếu do
Giám đốc không có trình độ học vấn gây nên ( chiếm gần 60% tổng doanh nghiệp thua lỗ).
Vai trò của Giám đốc doanh nghiệp có thể được nêu lên qua những nét sau đây:
+ Trong 3 cấp quản trị doanh nghiệp, Giám đốc là quản trị viên hàng đầu, là thủ
trưởng cấp cao nhất trong doanh nghiệp. Giám đốc có quyền ra chỉ thị, mệnh lệnh mà mọi
người trong doanh nghiệp phải nghiêm chỉnh chấp hành. Vì vậy, mỗi quyết định của Giám
đốc có ảnh hưởng rất lớn trong phạm vi toàn doanh nghiệp. Với nghĩa này, Giám đốc là
người tập hợp được trí tuệ của mọi người lao động trong doanh nghiệp, bảo đảm cho quyết
định đúng đắn, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Vai trò quan trọng khác của Giám đốc là tổ chức bộ máy quản lý đủ về số lượng,
mạnh về chất lượng, bố trí hợp lý, cân đối lực lượng quản trị viên bảo đảm quan hệ bền
vững trong tổ chức, hoạt động ăn khớp, nhịp nhàng, hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra.
Bố trí không đúng người, đúng việc sẽ gây ra những ách tắc trong hoạt động của bộ
máy. Thưởng không đúng mức cũng sẽ gây những bất bình trong bộ máy, làm ảnh hưởng
xấu đến bộ máy quản trị doanh nghiệp.
Về lao động: Giám đốc quản lý hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí hàng vạn lao động.
Ông Iacocca ( người Mỹ ) - Tổng giám đốc công ty xe hơi FORD quản lý tới 432.000 công
nhân làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau. Tổng quỹ tiền lương 1 năm lên tới 3,5 tỷ USD.
Vai trò của Giám đốc không chỉ ở chỗ chịu trách nhiệm về việc làm, thu nhập, đời sống
của số lượng lớn lao động mà còn chịu trách nhiệm về cuộc sống tinh thần, nâng cao trình
độ văn hoá chuyên môn cho họ, tạo cho họ những cơ hội để thăng tiến.
+ Về tài chính: Giám đốc là người quản lý, là chủ tì khoản của hàng trăm triệu, hàng tỷ
đồng. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay Giám đốc phải có trách nhiệm phát triển và bảo
toàn vốn. Mọi quyết định sai lầm có thể dẫn đến làm thiệt hại bạc triệu, bạc tỷ cho doanh

nghiệp.
Nói tóm lại, có thể ví doanh nghiệp như một con tàu mà Giám đốc là người cầm lái. Với
vai trò chèo chống của mình, Giám đốc có thể đưa doanh nghiệp đến đích hoặc bị chìm.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của giám đốc doanh nghiệp:
Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá
VI kỳ họp thứ 4 đã thông qua Luật doanh nghiệp nhà nước. Luật quy định rõ chức năng và
quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của Giám đốc doanh nghiệp trong điều 26 và 27 như
sau:
Điều 26. Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc
Giám đốc có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Nhận và sử dụng có hiệu quả vốn do Nhà nước đầu tư và các tài sản, đất đai tài
nguyên, các nguồn lực khác do Nhà nước giao, cho vay, cho thuê;
2. Xấy dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn của công ty, dự án đầu tư, liên
doanh, đề án tổ chức quản lý của công ty trình quyết định thành lập công ty;
3. Quyết định các dự án đầu tư, các hợp đồng bán tài sản có giá trị đến 30% tổng giá
trị tài sản còn lại trên sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
các hợp đồng vay, cho vay, thuê, cho thuê và hợp đồng kinh tế khác do Điều lệ công ty quy
định nhưng không vượt quá mức vốn điều lệ của công ty;
4. Điều hành hoạt động của công ty; tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoặc
kinh doanh, các dự án đầu tư, các quyết định của chủ sở hữu quy định tại các điều 64, 65, 66,
67 của Luật này; đại diện công ty ký kết và chỉ đạo thực hiện các hợp đồng kinh tế, dân sự;
5. Ban hành các định mức kinh tế – kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương
áp dụng trong nội bọ công ty phù hợp với quy định của nhà nước;
6. Trình người quyết định thành lập công ty việc tuyển chọn để bổ nhiệm, miễn nhiệm
hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Phó giám đốc, kế toán trưởng;
7. Báo cáo người quyết định thành lập công ty và cơ quan tài chính về kết quả hoạt
động, kinh doanh của công ty;
8. Quyết định tuyển chọn, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng hoặc bổ nhiệm, miễn
nhiệm khen thưởng, kỷ luật Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và các chức danh tương
đương trong công ty, người đại diện phần vốn góp của công ty ở các doanh nghiệp khác;

quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong công ty, kể cả cán bộ thuộc thẩm
quyền bổ nhiệm của mình;
9. Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định
của pháp luật;
10. Được hưởng chế độ lương theo năm. Mức tiền lương và tiền thưởng tương ứng
với hiệu quả hoạt động của công ty, do người quyết định bổ nhiệm bổ nhiệm hoặc theo hợp
đồng đã ký. Tiền lương được tạm ứng hàng tháng, quyết toán hàng năm. Tiền thưởng hàng
năm được tính dựa vào kết quả kinh doanh năm của công ty, chi trả một phần vào cuối năm,
phần còn lại được chi trả sau khi kết thúc nhiệm kỳ; riêng tiền thưởng năm cuối nhiệm kỳ
được tính dựa trên kết quả năm đó và kết quả tăng trưởng của nhiệm kỳ.
11. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác quy định tại Điều lệ công ty.
Điều 27: Nghĩa vụ, trách nhiệm của Giám đốc
1. Thực hiện trung thực, có trách nhiệm các quyền và nhiệm vụ được giao vì lợi ích của
công ty và của Nhà nước; tổ chức thực hiện pháp luật tại công ty;
2. Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn, sử dụng vốn và tài sản của công ty để thu
lợi riêng cho bản thân và người khác; không được tiết lộ bí mật của công ty trong thời gian
đang thực hiện trách nhiệm Giám đốc và trong thời hạn ba năm hoặc thời hạn khác do Điều
lệ công ty quy định sau khi thôi làm Giám đốc;
3. Trường hợp vi phạm Điều lệ công ty, quyết định vượt thẩm quyền, lợi dụng chức vụ,
quyền hạn, gây thiệt hại cho công ty và Nhà nước thì phải bồi thường thiệt hại theo quy
định của pháp luật và Điều lệ công ty;

×