Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.16 KB, 8 trang )

VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
I. ĐỊNH NGHĨA CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
1.1. Định nghĩa:
Một quan niệm coi công nghiệp nông thôn (CNNT) là công nghiệp đóng
trên địa bàn nông thôn, sử dụng chủ yếu các nguồn lực tại chỗ (vốn, nguyên
liệu, lao động,...) phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.
Không loại trừ các trường hợp: một phần vốn hoặc nguyên liệu hay thậm chí
cả lao động được mang từ nơi khác tới và quá trình sản xuất được thực hiện
ngay trên địa bàn nông thôn.
Chúng tôi đồng tình với quan niệm này. Và như vậy, có thể coi CNNT là
công nghiệp ngoài quốc doanh, trừ công nghiệp ngoài quốc doanh ở một số đô
thi lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng.
1.2. Các loại hình tổ chức của CNNT Việt Nam
Qua khảo sát ở một số địa phương cho thấy CNNT Việt Nam được tổ chức
dưới 3 dạng là hợp tác xã, công ty (công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh
nghiệp tư nhân) và các hộ cá thể. Trong đó, tới khoảng 95-97% số cơ sở sản
xuất được tổ chức dưới dạng hộ cá thể (bao gồm cả hộ chuyên và hộ kiêm).
Hiện tại, ở nhiều địa phương CNNT đang có xu hướng chuyển hoá về loại
hình tổ chức. Cụ thể là:
- Các hợp tác xã, do sản xuất kém hiệu quả, trong quá trình chuyển đổi
thành HTX cổ phần (theo luật HTX) nhưng chưa tìm được hướng đi thích hợp
nên không phát triển được. Trừ một số HTX chuyển đổi thành công, chỉ khoảng
50%, số còn lại hoạt động cầm chừng, hoặc không hoạt động, thậm chí phân rã
và chuyển hoá thành các cơ sở sản xuất tư nhân mà hình thức vẫn mang danh
HTX (vì nhiều lý do không giải thể được).
- Kể từ khi luật thuế giá trị gia tăng được thi hành, một số công ty tư
nhân (bao gồm cả công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân) do không trang trải
được mức thuế do Nhà nước qui định, đã xin ngừng sản xuất hoặc giải thể để
trở về hình thức tổ chức hộ cá thể, lý do là với loại hình tổ chức này, sẽ được
nộp thuế theo hình thức khoán (thường thấp hơn so với mức thuế được áp
dụng cho các doanh nghiệp cùng ngành nghề).


Tình trạng này khiến cho, nếu chỉ nhìn vào các con số thống kê đơn thuần,
dễ đi đến những nhận định sai lầm, không phản ánh được bức tranh thật của
CNNT Việt Nam.
1.3. Cơ cấu ngành nghề của CNNT Việt Nam
Kết quả khảo sát ở các địa phương, sau khi xử lý được trình bày bằng
bảng dưới đây:
BẢNG 1: CƠ CẤU NGÀNH NGHỀ
STT Các ngành nghề chính
Tỷ lệ về số lượng (%)
Tỷ lệ về
giá trị
(%)
Cơ sở có
đăng ký
Hộ phi
Nhà nước
Hộ kiêm
1 Chế biến lương thực, thực
phẩm
28 35 37 36
2 Chế biến lâm sản 21 16 11 15
3 Chế biến nông sản khác 10 8 22 16
4 Cơ khí sửa chữa 6 17 4 8
5 Sản xuất Dệt - May 4 12 16 13
6 Sản xuất VLXD 21 8 6 10
7 Các ngành thủ công khác 4 3 1 3
Tổng cộng 100 100 100 100
1.4. Một số chỉ tiêu chủ yếu đánh giá hiệu quả của CNNT Việt Nam
Qua thống kê ở nhiều tỉnh (ở nhiều vùng kinh tế trong cả nước) một số
năm gần đây, giá trị sản xuất của CNNT thường chiếm từ 22-25% giá trị sản

xuất của công nghiệp toàn quốc. Năm 1998 đạt khoảng 20.000 tỷ.
- Giá trị gia tăng tính cho mỗi lao động trong các doanh nghiệp đạt
khoảng trên 7 triệu đồng. Còn ở các hộ gia đình phi nông nghiệp và các hộ
kiêm, con số này lần lượt là 6,5 triệu đồng và 4,5 triệu đồng.
Con số này là nhỏ so với giá trị khoảng trên 10 triệu đồng giá trị gia tăng
tính cho mỗi lao động mà các DNNN tạo ra. Nhưng thực tế, nó lại hiệu quả hơn
nếu xét ở góc độ vốn đầu tư, vì ở các DNNN, vốn đầu tư cho mỗi lao động
thường gấp khoảng 2 lần so với các DNNQD (14,5 triệu đồng) gấp 2,5 lần so
với các hộ phi nông nghiệp (8 triệu đồng) và gấp 7 lần so với các hộ kiêm (4
triệu đồng).
Trong khu vực chế biến nông sản, trong khi các DNNN ở nông thôn phía
Bắc chịu mức lỗ trung bình tương đương 13,8% doanh thu, hay mức lãi âm
(lỗ) tính trên vốn cố định trước thuế là 23%, thì các DNNQD có mức lãi trung
bình trước thuế là 5,1% và mức lãi tính trên vốn cố định trước thuế là 27%.
Tương tự như vậy, trong khu vực công nghiệp và xây dựng (trừ ngành chế biến
nông sản), trong khi các DNNN (cùng hoạt động ở khu vực nông thôn) có mức
lỗ trung bình tương đương với 8,6% doanh thu, hay mức lãi âm (lỗ) tính trên
vốn cố định trước thuế là 15% thì các DNNQD trong cùng lĩnh vực có mức lãi
trung bình trước thuế là 1,2% doanh thu hay mức lãi tính trên vốn cố định
trước thuế là 4,3%.
Một hiệu quả rất lớn nữa về mặt xã hội là thu hút lao động. Thường xuyen
có khoảng 2,2 triệu người và nguồn thu nhập chủ yếu từ các hoạt động trong
lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (ở khu vực CNNT), chiếm 55% tổng số lao
động trong ngành công nghiệp và xây dựng toàn quốc.
Không có sự khác biệt về thu nhập trung bình của người lao động trong
các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh đang hoạt động ở khu vực
nông thôn. Mức thu nhập thay đổi trong khoảng từ 160.000đ-
260.000/đ/người/tháng. Con số này cao hơn mức lương trung bình của cả
nước là khoảng 230.000đ/người/tháng (số liệu 1996).
Trong khi đó, mức thu nhập ở cách phi nông nghiệp và hộ kiêm còn cao

hơn nữa. Các con số tương ứng là 350.000đ và 300.000đ/người/tháng.
II. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG
NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG THÔN VIỆT NAM
1. Công nghiệp nông thôn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát
triển nông thôn.
1.1. Cơ cấu kinh tế nông thôn và công nghiệp nông thôn.
Trong lịch sử và cho đến nay, cơ cấu kinh tế Việt Nam được tổ chức gắn
liền với các ngành nghề và lãnh thổ như sau:
(1) Làng xã thuần nông nghiệp.
(2) Làng nông nghiệp, kiêm thêm nghề phụ.
(3) Làng chuyên các ngành nghề truyền thống, thí dụ như làng gốm sứ,
làng dệt, làng thêu ren, làng sơn mài, làng nghề chạm khắc bạc và gỗ, làng
luyện đúc kim loại.
(4) Làng nghề mới hình thành (ven đô thị, ven các trục đường giao thông)
thí dụ như các làng vận tải, làng xây dựng, làng may mặc, làng làm đồ da dụng
cao cấp, làng vật liệu xây dựng, làng chế biến và cung cấp thực phẩm cho các
thành phố.
(5) Các cơ sở và doanh nghiệp phi nông nghiệp (trang trại, xí nghiệp phi
nông nghiệp ở các thị trấn, thị tứ) thường là quy mô nhỏ, thí dụ như các trạm
giấy, trạm sửa chữa cơ khí, ngân hàng huyện, chi nhánh điện, hạt giao thông,
bưu điện, trường học, y tế...
(6) Các xí nghiệp công thương nghiệp dịch vụ của tỉnh (thường là quy mô
nhỏ).
(7) Các xí nghiệp công thương nghiệp dịch vụ của trung ương đặt tại địa
bàn tỉnh và các thành phố (quy mô lớn).
Trong cơ cấu kinh tế hiện tại ở Việt Nam, có một thực thể bao gồm các
hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn với phạm vi trải rộng từ các dạng hình
tổ chức hoạt động kinh tế từ (2) đến (5) được quy ước là các dạng hoạt động
công nghiệp nông thôn.
1.2. Vai trò của công nghiệp nông thôn trong chuyển dịch cơ cấu

kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá.
- Công nghiệp nông thôn là một bộ phận của công nghiệp với các trình độ
khác nhau, phân bổ ở nông thôn, gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội ở
nông thôn, bao gồm nhiều ngành nghề, đan xen chặt chẽ với kinh tế nông thôn,
nhất là sản xuất nông nghiệp. Công nghiệp nông thôn không phải là toàn bộ
các hoạt động phi nông nghiệp hoặc bó hẹp trong các hoạt động tiểu thủ công
nghiệp ở nông thôn mà bao gồm bộ phận sản xuất công nghiệp và các dịch vụ
có tính chất công nghiệp ở nông thôn của thợ thủ công chuyên nghiệp và
không chuyên nghiệp; các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn,
các hợp tác xã và các tổ hợp, tổ sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp; các
xí nghiệp công nghiệp quốc doanh chế biến lương thực thực phẩm hoặc các xí
nghiệp công nghiệp khác, quy mô vừa và nhỏ mà hoạt động của nó trực tiếp
gắn với kinh tế địa phương (nông thôn).
- Công nghiệp nông thôn có vai trò ngày càng to lớn, hiện đang thu hút
60% tổng số lao động và tạo ra khoảng 40% giá trị tổng sản lượng của tiểu
thủ công nghiệp trong cả nước. Công nghiệp nông thôn thúc đẩy sự hình thành
hoàn thiện và mở rộng thị trường, góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật, mở
rộng quy mô của quá trình sản xuất và tái sản xuất kinh tế nông thôn. Công
nghiệp nông thôn gắn chặt với sự phát triển kinh tế xã hội nông thôn, nó có tác
động đến sản xuất nông nghiệp ở cả đầu vào lẫn đầu ra trong sản xuất nông
nghiệp.
+ Tác động ở đầu vào: tại vị trí đầu vào, công nghiệp nông thôn cung cấp
cho sản xuất nông nghiệp điện để mở rộng hoạt động hệ thống tưới tiêu, mở
rộng diện tích canh tác thúc đẩy áp dụng các loại máy động lực phục vụ công
tác chế biến nông sản phân hoá học là yếu tố đầu vào quan trọng đối với sản
xuất nông nghiệp, nhất là đối với các loại giống lúa mới, các loại máy nông
nghiệp phục vụ công tác làm đất, chăm sóc cây trồng, bơm nước, chống úng.
+ Tác động ở đầu ra: Công nghiệp nông thôn cung cấp máy và công cụ
phục vụ thu hoạch phơi sấy, bảo quản, sơ chế, chế biến và vận chuyển nông sản
trước khi tới tay người tiêu dùng. Công nghệ sau thu hoạch bao gồm nhiều

công đoạn từ thu hoạch phân loại, chế biến, bảo quản nông sản phẩm.
* Những thách thức đối với nông nghiệp Việt Nam trong quá trình phát
triển.
- Hiện nay khu vực nông thôn vẫn đang ở trong tình trạng xuất phát thấp
khi chuyển sang giai đoạn mới: GDP từ nông nghiệp chỉ chiếm 30% tổng sản
phẩm quốc nội, thu nhập bình quân một lao động/tháng chỉ khoảng 100.000đ
thấp hơn rất nhiều so với thành thị. Thêm vào đó tình trạng phân hoá lớn giữa
khu vực thuần nông và phi thuần nông.
- Khu vực nông thôn tỷ lệ người nghèo còn quá lớn: thành thị số hộ nghèo
đói khoảng 2,4%, còn nông thôn 35 - 40%, đặc biệt vùng cao, vùng xa.
- Sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực nông thôn: Đồng bằng
sông Cửu Long, miền đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng là ba khu vực tương
đối phát triển, còn lại là khu vực chậm phát triển.
- Sự bùng nổ ngành nghề ở nông thôn với vấn đề môi trường sinh thái.

×