Tải bản đầy đủ (.pdf) (322 trang)

Sự hòa hợp giữa kế toán việt nam và quốc tế trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất từ chuẩn mực đến thực tiễn , luận án tiến sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.31 MB, 322 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

TRẦN HỒNG VÂN

SỰ HÒA HỢP GIỮA KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ
QUỐC TẾ TRONG VIỆC LẬP VÀ TRÌNH BÀY
BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT – TỪ
CHUẨN MỰC ĐẾN THỰC TIỄN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Tp.Hồ Chí Minh – Năm 2014


i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN HỒNG VÂN

SỰ HÒA HỢP GIỮA KẾ TOÁN VIỆT NAM
VÀ QUỐC TẾ TRONG VIỆC LẬP VÀ TRÌNH
BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT –
TỪ CHUẨN MỰC ĐẾN THỰC TIỄN

NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 62343001

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. PGS, TS. Bùi Văn Dương
2. PGS, TS. Hà Xuân Thạch

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014


i


i

LỜI CÁM ƠN
Viết luận án tiến sỹ là một quá trình dài, khó khăn, vất vả nhưng mang đến không ít
niềm vui. Bên cạnh những niềm vui khi khám phá, tích lũy được những kiến thức, kinh
nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu, là những phấn khởi khi thấy khả năng tư duy, lập
luận và trình bày có những bước tiến bộ, ngày càng tự tin hơn. Khi viết những dòng
này, nhớ lại từ những ngày đầu tìm hiểu, nghiên cứu đề tài đến nay, tôi thấy luận án
không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ vô cùng quý báu của những thầy cô,
những người đồng nghiệp, bạn bè và những người thân trong gia đình tôi,…
Trước hết, tôi xin bày tỏ sự cảm động và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Bùi Văn Dương
và PGS.TS Hà Xuân Thạch, hai người thầy đã giảng dạy tôi từ khi tôi là sinh viên đại
học, và cũng là những người hướng dẫn khoa học trong quá trình nghiên cứu và viết
luận án này. Được làm việc dưới sự định hướng, chỉ dẫn và hỗ trợ tận tình của các thầy
là yếu tố không thể thiếu để tôi hoàn thành luận án. Sự kiên nhẫn, lắng nghe của các
thầy khi tôi trình bày, những điểm mấu chốt mà các thầy chỉ ra cho tôi trong các bước
khảo sát, nghiên cứu tổng hợp và trình bày nội dung luận án. Sự khuyến khích, động
viên và hơn nữa, tầm cao hiểu biết và bề dày kinh nghiệm của các thầy trong nghiên
cứu khoa học, phương pháp nghiên cứu logic, thấu đáo và tận tâm, những chỉ dẫn và
tiêu chuẩn khoa học nghiêm túc của các thầy là nguồn động viên, là mục tiêu để tôi
phấn đấu, luôn làm tôi cảm động và biết ơn, và là những tấm gương sáng để tôi noi

theo.
Tôi xin bày tỏ sự trân trọng và biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Võ Văn Nhị, người
luôn quan tâm, chỉ bảo và tận tâm hỗ trợ tôi trong quá trình viết luận án. Tôi sẽ luôn
nhớ những góp ý chân thành, sâu sắc, những chỉ dẫn tận tình, thời gian quý báu mà
thầy đã dành ra để giúp đỡ tôi hoàn thành luận án, dù thầy công việc bộn bề.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học
Kinh tế Tp.HCM. Các thầy cô đã góp ý, chia sẻ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi
trong quá trình nghiên cứu và viết luận án. Những nhận xét, góp ý của các thầy cô góp
phần không nhỏ để luận án giảm thiểu sai sót và trở nên hoàn thiện hơn.
Và tôi không thể hoàn thành luận án nếu không có sự sẻ chia, đóng góp với tình cảm
tuyệt vời mà các thầy cô trong Khoa Kế toán – Kiểm toán trường Đại học Tài chính –
Marketing, nơi tôi công tác, đã dành cho tôi. Quá trình hoàn thành luận án của tôi được
thuận lợi hơn rất nhiều với sự tạo điều kiện của Khoa Kế toán – Kiểm toán và Trường


ii
Đại học Tài chính - Marketing, nơi những thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp đã dành cho
tôi những khuyến khích, động viên, và sẻ chia công việc để tôi có điều kiện hoàn thành
luận án của mình.
Trong quá trình viết luận án, tôi còn được sự hỗ trợ quý báu, nhiệt tình của nhiều cơ
quan, tổ chức, những người bạn, những đồng nghiệp và người nghiên cứu ở nhiều nơi
khác, tôi không biết nói gì hơn, chỉ có thể sâu sắc tri ân.
Và sau cùng, tôi xin cảm ơn cha mẹ, không chỉ sinh ra tôi, nuôi dạy tôi thành người,
mà còn là nguồn động viên, hỗ trợ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần, là động lực để tôi
nghiên cứu và hoàn thành luận án. Xin cám ơn các anh chị, các cháu, chồng tôi và toàn
thể người thân trong gia đình đã luôn sát cánh, động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả.
Nghiên cứu sinh
Trần Hồng Vân



iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án
là trung thực và được thu thập từ các nguồn dữ liệu khách quan. Ngoại trừ một số khảo
sát và kết luận đã được công bố trong các công trình khoa học của tác giả, các kết quả
của luận án này chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Nghiên cứu sinh
Trần Hồng Vân


iv

MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN ....................................................................................................................... i 
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... iii 
MỤC LỤC .......................................................................................................................... iv 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. xi 
1.  Các chữ viết tắt có nguồn gốc tiếng Việt ...................................................................... xi 
2.  Các chữ viết tắt có nguồn gốc tiếng Anh ..................................................................... xii 
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU..................................................................................... xv 
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ......................................................................... xvii 
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 
1.  Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................. 1 
2.  Mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu......................................................... 2 
3.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 4 
4.  Tính mới và những đóng góp của luận án ..................................................................... 6 
4.1.  Về phương diện khoa học.......................................................................................... 6 
4.2.  Về phương diện thực tiễn .......................................................................................... 6 

5.  Kết cấu của luận án ........................................................................................................ 6 
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HÒA HỢP KẾ TOÁN TRONG VIỆC LẬP
VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT ................................................... 7 
Giới thiệu ............................................................................................................................. 7 
1.1.  Tổng quan về hòa hợp kế toán .................................................................................. 7 
1.1.1.  Một số khái niệm cơ bản liên quan đến hòa hợp kế toán....................................... 7 
1.1.1.1. 

Hòa hợp kế toán, chuẩn mực hóa kế toán và hội tụ kế toán ............................... 7 

1.1.1.2. 

Hòa hợp chuẩn mực kế toán và hòa hợp thực tế kế toán .................................... 8 

1.1.1.3. 

Hòa hợp về mặt trình bày BCTC và hòa hợp về mặt đo lường .......................... 9 

1.1.2.  Lược sử tiến trình phát triển của hòa hợp kế toán trên thế giới ............................. 9 
1.1.3.  Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về hòa hợp kế toán ......................................... 12 
1.1.3.1. 

Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa hòa hợp CMKT với hòa hợp thực

tế kế toán .......................................................................................................................... 12 
1.1.3.2. 

Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa hòa hợp kế toán với chất lượng của

BCTC


.......................................................................................................................... 13 


v
1.1.3.3. 

Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hòa hợp kế toán ............... 14 

1.2.  Tổng quan về báo cáo tài chính hợp nhất ................................................................ 16 
1.2.1.  Một số khái niệm cơ bản liên quan đến báo cáo tài chính hợp nhất .................... 16 
1.2.1.1. 

Thực thể báo cáo............................................................................................... 16 

1.2.1.2. 

Nhóm công ty mẹ - công ty con ....................................................................... 17 

1.2.1.3. 

“Nhóm công ty mẹ - công ty con” là một “thực thể báo cáo” .......................... 22 

1.2.1.4. 

“Báo cáo tài chính” và “báo cáo tài chính hợp nhất” ....................................... 22 

1.2.2.  Mục đích của báo cáo tài chính và báo cáo tài chính hợp nhất ........................... 23 
1.2.3.  Các đặc điểm chất lượng của thông tin do BCTC và BCTC HN cung cấp ......... 24 
1.2.4.  Các yếu tố của báo cáo tài chính hợp nhất........................................................... 25 

1.2.5.  Hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất.................................................................... 26 
1.2.5.1. 

Bảng cân đối kế toán hợp nhất ......................................................................... 26 

1.2.5.2. 

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.............................................. 27 

1.2.5.3. 

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất ................................................................ 28 

1.2.5.4. 

Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu hợp nhất ...................................................... 30 

1.2.5.5. 

Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất .......................................................... 31 

1.2.6.  Các nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất................................ 32 
1.2.6.1. 

Các nguyên tắc chung khi lập và trình bày báo cáo tài chính .......................... 32 

1.2.6.2. 

Các nguyên tắc cho việc lập và trình bày BCTC HN ....................................... 33 


1.2.6.2.1. 

Phạm vi các công ty phải lập và trình bày BCTC HN .................................. 33 

1.2.6.2.2. 

Phạm vi hợp nhất báo cáo tài chính .............................................................. 33 

1.2.6.2.3. 

Phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất ............................ 36 

1.2.7.  Tổng hợp một số kết quả nghiên cứu khác về BCTC HN ................................... 54 
1.2.7.1. 

Kết quả nghiên cứu về tính thích hợp của BCTC HN ...................................... 54 

1.2.7.2. 

Kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc lập và trình bày BCTC

HN

.......................................................................................................................... 54 

1.2.7.3. 

Kết quả nghiên cứu về tác động của các phương pháp kế toán khác nhau đến

thông tin do BCTC HN cung cấp ...................................................................................... 54 

1.3.  Tổng quan về hòa hợp kế toán trong việc lập và trình bày BCTC HN ................... 55 
1.3.1.  Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa hòa hợp CMKT và hòa hợp thực tế
kế toán trong việc lập và trình bày BCTC HN .................................................................. 55 


vi
1.3.2.  Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa hòa hợp kế toán trong việc lập và
trình bày BCTC HN với chất lượng BCTC HN của các doanh nghiệp ............................ 55 
1.3.3.  Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến trình hòa hợp kế toán về lập và trình bày
BCTC HN. ......................................................................................................................... 56 
1.4.  Hạn chế trong các nghiên cứu đã được thực hiện và những vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu về hòa hợp kế toán giữa Việt Nam và quốc tế trong việc lập và trình bày
BCTC HN .......................................................................................................................... 56 
1.4.1.  Những hạn chế trong các nghiên cứu đã được thực hiện ..................................... 56 
1.4.1.1. 

Chưa có nghiên cứu toàn diện về nền tảng lý thuyết được áp dụng trong kế

toán Việt Nam về lập và trình bày BCTC HN................................................................... 56 
1.4.1.2. 

Chưa có nghiên cứu hoàn chỉnh về hòa hợp kế toán giữa Việt Nam và quốc

tế trong việc lập và trình bày BCTC HN ........................................................................... 56 
1.4.1.3. 

Chưa có nghiên cứu về chất lượng BCTC HN của các DN Việt Nam ............ 57 

1.4.2.  Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về hòa hợp kế toán Việt Nam và quốc
tế trong việc lập và trình bày BCTC HN ........................................................................... 58 

1.5.  Các giả thuyết về sự hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế trong việc lập và
trình bày BCTC HN – từ chuẩn mực đến thực tiễn ........................................................... 58 
1.5.1.  Giả thuyết về sự hòa hợp giữa CMKT của Việt Nam và IAS/IFRS trong việc
lập và trình bày BCTC HN. ............................................................................................... 58 
1.5.2.  Giả thuyết về sự hòa hợp thực tế kế toán của các DN Việt Nam trong việc lập
và trình bày BCTC HN theo CMKT Việt Nam................................................................. 59 
1.5.3.  Tính so sánh được giữa BCTC HN được lập theo CMKT của Việt Nam với
BCTC HN được lập theo IAS/IFRS của cùng một nhóm công ty mẹ - công ty con. ....... 60 
1.5.4.  Giả thuyết về tính thích hợp của BCTC HN của các DN Việt Nam ................... 60 
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .................................................................................................... 61 
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................... 63 
Giới thiệu ........................................................................................................................... 63 
2.1.  Đo lường mức độ hòa hợp giữa CMKT của Việt Nam và IAS/IFRS trong việc
lập và trình bày BCTC HN ................................................................................................ 63 
2.1.1.  Phương pháp nghiên cứu lựa chọn....................................................................... 63 
2.1.1.1. 

Hệ số Jaccard có điều chỉnh ............................................................................. 64 

2.1.1.2. 

Chỉ số Absence ................................................................................................. 64 


vii
2.1.1.3. 

Chỉ số Divergence ............................................................................................ 65 

2.1.1.4. 


Khoảng cách Average ....................................................................................... 65 

2.1.1.5. 

Mối quan hệ giữa JACC với ABSE và DIV ..................................................... 65 

2.1.1.6. 

Đánh giá sự thay đổi mức độ hòa hợp giữa CMKT của Việt Nam với các bộ

IAS/IFRS trong việc lập và trình bày BCTC HN .............................................................. 65 
2.1.2.  Dữ liệu cần thiết ................................................................................................... 66 
2.2.  Đo lường mức độ hòa hợp thực tế kế toán giữa các DN Việt Nam áp dụng VAS
trong việc lập và trình bày BCTC HN. .............................................................................. 66 
2.2.1.  Phương pháp nghiên cứu lựa chọn....................................................................... 66 
2.2.1.1. 

Đo lường mức độ hòa hợp ................................................................................ 66 

2.2.1.2. 

Đo lường mức độ mức độ tuân thủ ................................................................... 67 

2.2.2.  Dữ liệu cần thiết ................................................................................................... 68 
2.2.3.  Đánh giá mối quan hệ giữa mức độ hòa hợp thực tế kế toán giữa các DN Việt
Nam với mức độ tuân thủ và với mức độ hòa hợp giữa CMKT của Việt Nam với
IAS/IFRS trong việc lập và trình bày BCTC HN .............................................................. 68 
2.3.  Đánh giá sự khác biệt giữa thông tin do BCTC HN được lập theo CMKT của
Việt Nam cung cấp và BCTC HN được lập theo IAS/IFRS cung cấp cho cùng một

nhóm công ty mẹ - công ty con. ........................................................................................ 69 
2.3.1.  Phương pháp nghiên cứu lựa chọn....................................................................... 69 
2.3.2.  Dữ liệu cần thiết ................................................................................................... 69 
2.4.  Đánh giá tính thích hợp của thông tin do BCTC HN của các DN Việt Nam cung
cấp

................................................................................................................................. 69 

2.4.1.  Phương pháp nghiên cứu lựa chọn....................................................................... 69 
2.4.2.  Dữ liệu cần thiết ................................................................................................... 71 
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .................................................................................................... 72 
CHƯƠNG 3. KẾ TOÁN LẬP VÀ TRÌNH BÀY BCTC HN TẠI VIỆT NAM – TỪ
CHUẨN MỰC ĐẾN THỰC TIỄN ................................................................................... 73 
Giới thiệu ........................................................................................................................... 73 
3.1.  Kế toán lập và trình bày BCTC HN theo CMKT của Việt Nam và các văn bản
pháp luật hướng dẫn có liên quan. ..................................................................................... 73 
3.1.1.  Hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất.................................................................... 73 
3.1.2.  Nguyên tắc và phương pháp lập BCTC HN theo CMKT của Việt Nam ............ 74 


viii
3.1.2.1. 

Phạm vi các công ty phải lập và trình bày BCTC HN ..................................... 74 

3.1.2.2. 

Phạm vi hợp nhất BCTC................................................................................... 75 

3.1.2.3. 


Lý thuyết hợp nhất áp dụng .............................................................................. 76 

3.1.2.4. 

Kế toán hợp nhất kinh doanh ............................................................................ 78 

3.1.2.5. 

Kế toán tái cơ cấu DN thành công ty mẹ - công ty con.................................... 79 

3.1.2.6. 

Kế toán các khoản vốn góp liên doanh, vốn góp vào công ty liên kết trên

BCTC HN. ......................................................................................................................... 82 
3.1.2.7. 

Phương pháp kế toán chuyển đổi BCTC của các cơ sở nước ngoài................. 85 

3.1.3.  Các bước lập BCTC hợp nhất .............................................................................. 86 
3.1.3.1. 

Bước 1: Xác định công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh. .............. 86 

3.1.3.2. 

Bước 2: Tập hợp các BCTC cần thiết và các tài liệu có liên quan khác .......... 87 

3.1.3.3. 


Bước 3: Xử lý các khác biệt về chính sách kế toán, kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ

kế toán giữa BCTC của công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh với BCTC
của công ty mẹ. .................................................................................................................. 87 
3.1.3.4. 

Bước 4: Hợp cộng các chỉ tiêu trong BCĐKT, BC KQHĐKD, BC LCTT ..... 88 

3.1.3.5. 

Bước 5: Ghi nhận các bút toán loại trừ, điều chỉnh vào bảng tổng hợp các

bút toán điều chỉnh ............................................................................................................ 88 
3.1.3.6. 

Bước 6: Lập Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất. .......................................... 89 

3.1.3.7. 

Bước 7: Lập BCTC hợp nhất ............................................................................ 90 

3.2.  Thực tế kế toán lập và trình bày BCTC HN theo CMKT của Việt Nam. ............... 90 
3.2.1.  Những vấn đề chung về nhóm công ty mẹ - công ty con tại Việt Nam ............... 90 
3.2.1.1. 

Nguồn gốc hình thành các nhóm công ty mẹ - công ty con ............................. 90 

3.2.1.2. 


Các dạng liên kết trong nhóm công ty mẹ - công ty con .................................. 91 

3.2.1.3. 

Kết cấu tổ chức của nhóm công ty mẹ - công ty con. ...................................... 92 

3.2.2.  Thực tế kế toán lập và trình bày BCTC HN theo CMKT của Việt Nam tại các
DN Việt Nam ..................................................................................................................... 93 
3.2.2.1. 

Hệ thống BCTC HN và nguyên tắc lập BCTC HN .......................................... 93 

3.2.2.2. 

Phạm vi hợp nhất .............................................................................................. 94 

3.2.2.3. 

Lý thuyết hợp nhất áp dụng khi lập và trình bày BCTC HN ........................... 95 

3.2.2.4. 

Kế toán HNKD ................................................................................................. 96 

3.2.2.5. 

Kế toán tái cơ cấu DN thành công ty mẹ - công ty con.................................... 98 

3.2.2.6. 


Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh trên BCTC HN: .......... 99 


ix
3.2.2.7. 

Kế toán chuyển đổi BCTC của các cơ sở ở nước ngoài ................................. 100 

3.3.  Thực tế lập và trình bày BCTC HN theo IAS/IFRS tại các DN Việt Nam........... 101 
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .................................................................................................. 101 
CHƯƠNG 4. KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THUYẾT VỀ SỰ HÒA HỢP GIỮA KẾ TOÁN
VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ TRONG VIỆC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BCTC HN – TỪ
CHUẨN MỰC ĐẾN THỰC TIỄN ................................................................................. 103 
Giới thiệu ......................................................................................................................... 103 
4.1.  Hệ thống các nguyên tắc, phương pháp kế toán được áp dụng khi lập và trình
bày BCTC HN . ............................................................................................................... 103 
4.2.  Kiểm định giả thuyết về sự hòa hợp giữa CMKT của Việt Nam và IAS/IFRS
trong việc lập và trình bày BCTC HN ............................................................................. 109 
4.2.1.  Kết quả kiểm định .............................................................................................. 109 
4.2.2.  Kết luận về giả thuyết H1 .................................................................................. 119 
4.3.  Kiểm định giả thuyết về sự hòa hợp giữa các DN Việt Nam áp dụng CMKT của
Việt Nam trong việc lập và trình bày BCTC HN. ........................................................... 120 
4.3.1.  Kết quả kiểm định .............................................................................................. 120 
4.3.1.1 

Kết quả kiểm định về mức độ hòa hợp giữa các DN Việt Nam áp dụng

CMKT của Việt Nam trong việc lập và trình bày BCTC HN ......................................... 120 
4.3.1.2 


Kết quả kiểm định về mức độ tuân thủ của các DN Việt Nam đối với

CMKT của Việt Nam ...................................................................................................... 123 
4.3.1.3 

Kết quả kiểm định về mối quan hệ giữa mức độ hòa hợp thực tế kế toán với

mức độ tuân thủ CMKT của Việt Nam giữa các DN Việt Nam ..................................... 125 
4.3.2.  Kết luận về giả thuyết H2 ................................................................................... 127 
4.4.  Kiểm định giả thuyết về sự khác biệt giữa BCTC HN được lập theo CMKT của
Việt Nam và BCTC HN được lập theo IAS/IFRS của cùng một nhóm công ty mẹ công ty con....................................................................................................................... 128 
4.4.1.  Kết quả kiểm định .............................................................................................. 128 
4.4.2.  Kết luận về giả thuyết H3 ................................................................................... 131 
4.5.  Kiểm định giả thuyết tính thích hợp của BCTC HN của các DN Việt Nam ........ 131 
4.5.1.  Kết quả kiểm định .............................................................................................. 131 
4.5.2.  Kết luận về giả thuyết H4 ................................................................................... 135 
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .................................................................................................. 135 


x
CHƯƠNG 5. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM GÓP PHẦN THỰC HIỆN TIẾN TRÌNH
HÒA HỢP VỚI KẾ TOÁN QUỐC TẾ TRONG VIỆC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BCTC
HN – TỪ CHUẨN MỰC ĐẾN THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM..................................... 137 
Giới thiệu ......................................................................................................................... 137 
5.1.  Quan điểm đề xuất ................................................................................................. 137 
5.1.1.  Quan điểm về xu hướng hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế trong việc
lập và trình bày BCTC HN. ............................................................................................. 137 
5.1.2.  Quan điểm về tác động của hòa hợp CMKT đến hòa hợp thực tế kế toán. ....... 137 
5.2.  Một số đề xuất cụ thể ............................................................................................ 138 
5.2.1.  Đề xuất đối với Bộ Tài chính ............................................................................. 138 

5.2.1.1. 

Đề xuất về quan điểm xây dựng VAS và các văn bản hướng dẫn kế toán..... 138 

5.2.1.2. 

Đề xuất về quy trình xây dựng, ban hành chuẩn mực kế toán ....................... 140 

5.2.1.3. 

Các đề xuất cụ thể đối với các VAS có liên quan đến việc lập và trình bày

BCTC HN. ....................................................................................................................... 141 
5.2.1.4. 

Các kiến nghị cụ thể đối với các văn bản hướng dẫn kế toán lập và trình bày

BCTC hợp nhất ................................................................................................................ 155 
5.2.2.  Các kiến nghị đối với các DN thuộc đối tượng phải lập và cung cấp BCTC
hợp nhất. .......................................................................................................................... 156 
5.2.3.  Kiến nghị đối với Hội kế toán kiểm toán Việt Nam .......................................... 157 
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 .................................................................................................. 157 
PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................................... 159 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ............................................................... 161 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 162 


xi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. Các chữ viết tắt có nguồn gốc tiếng Việt
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ tiếng Việt

BC

Báo cáo

BC KQHĐKD

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

BC KQHĐKD HN

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất

BC LCTT

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

BC LCTT HN

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất

BC TĐVCSH

Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu

BC TĐVCSH HN


Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu hợp nhất

BCĐKT

Bảng cân đối kế toán

BCĐKT HN

Bảng cân đối kế toán hợp nhất

BCTC

Báo cáo tài chính

BCTC HN

Báo cáo tài chính hợp nhất

BLTM

Bất lợi thương mại

CM BCTC

Chuẩn mực báo cáo tài chính

CMKT

Chuẩn mực kế toán

Chuẩn mực kế toán của Việt Nam, bao gồm: các chuẩn mực kế

CMKT của Việt Nam

toán, chế độ kế toán, thông tư hướng dẫn và các văn bản pháp
luật kế toán khác.

CTCP

Công ty cổ phần

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

GTGS

Giá trị ghi sổ

GTHL

Giá trị hợp lý

HN

Hợp nhất


HNKD

Hợp nhất kinh doanh

LN

Lợi nhuận

LT

Lý thuyết

LTTM

Lợi thế thương mại

TC - NH

Tài chính - Ngân hàng

TCT

Tổng công ty


xii
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ tiếng Việt


TM BCTC HN

Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

TS

Tài sản

VCSH

Vốn chủ sở hữu

2. Các chữ viết tắt có nguồn gốc tiếng Anh
Chữ viết tắt
AISG

Tên đầy đủ tiếng Anh

Tên đầy đủ tiếng Việt

Accountants’ International


Nhóm nghiên cứu quốc tế của các

Study Group

kế toán viên
Hội đồng xây dựng các nguyên tắc

APB

Accounting Principles Board

kế toán (Hoa Kỳ) (được thay thế
bởi FASB năm 1973)

ARB

Accounting Research Bulletin

Thông cáo nghiên cứu kế toán

ASB

Accounting Standards Board

Hội đồng Chuẩn mực kế toán Anh.

Accounting Standards for

Chuẩn mực kế toán doanh nghiệp


Business Enterprises

(Trung Quốc)

Accounting Standards Board of

Hội đồng Chuẩn mực kế toán Nhật

Japan

Bản

Accounting Standards Board of

Hướng dẫn của Hội đồng chuẩn

Japan Guide

mực kế toán Nhật Bản

ASBJ

Accounting Standards Board of

Chuẩn mực kế toán tài chính Nhật

Statement

Japan Statement


Bản

Accounting Standards

Chuẩn mực kế toán Hoa Kỳ (thay

Codification

thế cho SFAS từ cuối năm 2009)

Accounting Standards Review

Ủy ban xem xét và phê chuẩn

Board

chuẩn mực kế toán (Úc)

ASBE
ASBJ
ASBJ guide

ASC

ASRB
ASU

Accounting Standards Update


Chuẩn mực kế toán cập nhật (Hoa
Kỳ)


xiii
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ tiếng Anh

Tên đầy đủ tiếng Việt

Business Accounting

Hội đồng kế toán doanh nghiệp

Deliberation Council

(Nhật Bản)

Committee on Accounting

Ủy ban về Phương pháp kế toán

Procedure

(Hoa Kỳ)

Statement of Financial

Khái niệm Kế toán tài chính (Hoa


Accounting Concepts

Kỳ)

EEA

European Economic Area

Khu vực kinh tế Châu Âu

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

Financial Accounting Standards

Hội đồng chuẩn mực kế toán tài

Board

chính (Hoa Kỳ)

BADC
CAP
CON

FASB


FIN

Financial Accounting Standards Hướng dẫn của Hội đồng chuẩn
Board Interpretation

mực kế toán tài chính (Hoa Kỳ)

Financial Reporting Standard

Chuẩn mực báo cáo tài chính (Anh)

Generally Accepted Accounting

Các nguyên tắc kế toán được chấp

Principles

nhận chung

HNX

Hanoi Stock Exchange

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE

Ho Chi Minh Stock Exchange


FRS
GAAP

IAS

International Accounting
Standard

Sở giao dịch chứng khoán
TP.HCM
Chuẩn mực kế toán quốc tế

IAS

International Accounting

Khuôn mẫu lý thuyết cho chuẩn

Framework

Standard Framework

mực kế toán quốc tế

International Accounting

Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc

Standards Board


tế

IASB
IASC
ICAA

International Accounting
Standards Committee

Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế

Institute of Chartered

Viện kế toán viên công chứng tại

Accountants in Australia

Úc


xiv
Chữ viết tắt
ICANZ
IFRS

Tên đầy đủ tiếng Anh

Tên đầy đủ tiếng Việt

Institute of Chatered


Hiệp hội các kế toán viên New

Accountants of New Zealand

Zealand

International Financial

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc

Reporting Standard

tế

The International Financial

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc

IFRS for SMEs Reporting Standard for Small

tế dành cho doanh nghiệp nhỏ và

and Medium sized Entities

vừa

IFRS

International Financial


Khuôn mẫu lý thuyết cho chuẩn

Framework

Reporting Standard Framework

mực báo cáo tài chính quốc tế

International Organization of

Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng

Securities Commissions

khoán

Public Sector Accounting

Ủy ban chuẩn mực kế toán công

Standards Board

(Úc)

IOSCO
PSASB

SFAS


SIC
SPE
SSAP

VAS
VIE

Statement of Financial
Accounting Standard
Standing Committee on
Interpretation
Special Purpose Entity

Chuẩn mực kế toán tài chính Hoa
Kỳ (được thay thế bởi ASC từ cuối
năm 2009)
Ủy ban giải thích chuẩn mực
Thực thể hoạt động theo mục đích
đặc biệt.

Statement of Standard

Chuẩn mực kế toán thực hành

Accounting Practice

(Anh)

Vietnamese Accounting
Standard

Variable Interest Entities

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (các
CMKT cụ thể do Bộ Tài chính Việt
Nam ban hành)
Thực thể có lợi ích biến thiên


xv

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1. Bảng tổng hợp các phân tích về lý thuyết HN áp dụng trong IAS/IFRS và
CMKT của một số quốc gia................................................................................................ 43 
Bảng 1.2. Bảng tổng hợp nhận định về lý thuyết HN áp dụng trong IAS/IFRS và trong
CMKT của một số quốc gia................................................................................................ 44 
Bảng 1.3. Một số trường hợp kế toán khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, công
ty liên doanh theo các phương pháp khác nhau trên BCTC riêng và BCTC HN............... 49 
Bảng 1.4. Các VAS và IAS/IFRS liên quan đến kế toán lập và trình bày BCTC HN ....... 59 
Bảng 2.1. Các loại yêu cầu áp dụng của nguyên tắc kế toán.............................................. 64 
Bảng 2.2. Bảng ANOVA trong phân tích hồi quy bội được kết xuất từ SPSS .................. 70 
Bảng 2.3. Bảng hệ số tương quan trong phân tích hồi quy bội được kết xuất từ SPSS ..... 71 
Bảng 2.4. Phương pháp nghiên cứu lựa chọn và nguồn dữ liệu cần thiết .......................... 72 
Bảng 3.1. Phạm vi các công ty phải lập và trình bày BCTC HN theo CMKT của Việt
Nam. ................................................................................................................................... 74 
Bảng 3.2. Phạm vi hợp nhất BCTC theo CMKT của Việt Nam. ....................................... 75 
Bảng 3.3. Lý thuyết hợp nhất áp dụng theo CMKT của Việt Nam. ................................... 76 
Bảng 3.4. Kế toán HNKD theo CMKT của Việt Nam. ...................................................... 78 
Bảng 3.5. Nguyên tắc, phương pháp xử lý tài chính – kế toán khi tái cơ cấu DNNN theo
các văn bản pháp luật hiện hành. ........................................................................................ 80 
Bảng 3.6. Kế toán khoản vốn góp vào công ty liên kết, liên doanh theo CMKT của Việt

Nam .................................................................................................................................... 83 
Bảng 3.7. Phương pháp kế toán chuyển đổi BCTC của các cơ sở nước ngoài theo CMKT
của Việt Nam. ..................................................................................................................... 85 
Bảng 3.8. Tổng hợp nguồn gốc hình thành của các nhóm công ty mẹ - công ty con của các
công ty cổ phần niêm yết trên HNX và HOSE................................................................... 91 
Bảng 3.9.1. Bảng tổng hợp các dạng liên kết trong các nhóm công ty mẹ - công ty con mà
công ty mẹ là công ty cổ phần niêm yết trên HNX và HOSE ............................................ 92 
Bảng 3.9.2. Bảng tổng hợp các dạng liên kết ngang của công ty con khi so sánh với hoạt
động chính của công ty mẹ (công ty mẹ hoạt động đa lãnh vực) ....................................... 92 
Bảng 3.10.1. Bảng tổng hợp các trường hợp công ty mẹ xây dựng kết cấu tổ chức nhóm
công ty mẹ - công ty con theo cấu trúc đơn giản (phân tích sơ bộ) ................................... 92 


xvi
Bảng 3.10.2. Bảng tổng hợp các trường hợp nhóm công ty (công ty mẹ, công ty con
và/hoặc công ty liên kết, liên doanh niêm yết trên HNX hoặc HOSE) được thiết kế theo
cấu trúc hỗn hợp ................................................................................................................. 93 
Bảng 3.11. Bảng tổng hợp thực tế áp dụng mẫu BCTC HN tại các công ty niêm yết ....... 93 
Bảng 3.12.1. Bảng tổng hợp số trường hợp không cung cấp BCTC HN năm 2011 .......... 94 
Bảng 3.12.2. Bảng tổng hợp các dạng kiểm soát của công ty mẹ đối với công ty con ...... 95 
Bảng 3.12.3. Bảng tổng hợp các trường hợp công ty con không HN vào BCTC HN ....... 95 
Bảng 3.13. Bảng tổng hợp lý thuyết hợp nhất được áp dụng để trình bày lợi ích của cổ
đông thiểu số trên BCTC HN của các công ty niêm yết trên HNX và HOSE ................... 96 
Bảng 3.14.1. Bảng tổng hợp thực tế kế toán HNKD theo phương pháp mua hình thành
quan hệ công ty mẹ - công ty con của các công ty niêm yết trên HNX và HOSE. ............ 97 
Bảng 3.14.2. Bảng tổng hợp thực tế kế toán HNKD khi hình thành công ty liên kết, liên
doanh theo phương pháp mua trên BCTC HN của các công ty mẹ niêm yết. ................... 98 
Bảng 3.15. Bảng tổng hợp thực tế kế toán HNKD theo phương pháp cộng vốn hình thành
quan hệ công ty mẹ - công ty con của các công ty niêm yết trên HNX và HOSE. ............ 98 
Bảng 3.16. Bảng tổng hợp thực tế kế toán tái cơ cấu DN hình thành quan hệ công ty mẹ công ty con của các công ty niêm yết trên HNX và HOSE................................................ 99 

Bảng 3.17. Bảng tổng hợp các trường hợp các phương pháp kế toán công ty liên kết, liên
doanh BCTC HN của các công ty niêm yết HNX và HOSE ............................................. 99 
Bảng 3.18. Bảng tổng hợp thực tế kế toán chuyển đổi BCTC của các công ty con, công ty
liên doanh, liên kết ở nước ngoài của các công ty mẹ niêm yết tại HNX và HOSE ........ 100 
Bảng 4.1. Các nguyên tắc, phương pháp kế toán lập và trình bày BCTC HN theo CMKT
của Việt Nam, IAS/IFRS và theo thực tế tại các DN Việt Nam ...................................... 103 
Bảng 4.2.1. Mức độ hòa hợp giữa CMKT của Việt Nam với IAS (2003) ....................... 109 
Bảng 4.2.2. Mức độ hòa hợp giữa CMKT của Việt Nam với IAS/IFRS (2008) ............. 110 
Bảng 4.2.3. Mức độ hòa hợp giữa CMKT của Việt Nam với IAS/IFRS (2011) ............. 111 
Bảng 4.3. Bảng tổng hợp mức độ hòa hợp giữa CMKT của Việt Nam với các bộ
IAS/IFRS ở các thời kỳ khác nhau ................................................................................... 112 
Bảng 4.4.1. Thử nghiệm Wilcoxon cho JACC, ABSE và AD (về mặt trình bày BCTC)
giữa CMKT của Việt Nam với IAS (2003) và với IFRS (2011) ...................................... 114 
Bảng 4.4.2. Thử nghiệm Wilcoxon cho JACC, ABSE và AD (về mặt đo lường) giữa
CMKT của Việt Nam với IAS (2003) và với IFRS (2011) .............................................. 115 


xvii
Bảng 4.4.3. Thử nghiệm Wilcoxon cho JACC, ABSE và AD (chung) giữa CMKT của
Việt Nam với IAS (2003) và với IFRS (2011) ................................................................. 115 
Bảng 4.5.1. Chi tiết sự thay đổi mức độ hòa hợp trong từng nội dung kế toán giữa CMKT
của Việt Nam với IAS (2003) và IFRS (2011)................................................................. 116 
Bảng 4.5.2. Phân tích nguyên nhân dẫn đến mức độ hòa hợp cao/mức độ hòa hợp thấp/sự
thay đổi trong mức độ hòa hợp giữa CMKT của Việt Nam với IAS (2003) và với IFRS
(2011)................................................................................................................................ 117 
Bảng 4.6. Mức độ hòa hợp thực tế kế toán tại các công ty niêm yết trên HNX và HOSE
trong việc lập và trình bày BCTC hợp nhất theo CMKT Việt Nam ................................ 120 
Bảng 4.7. Mức độ tuân thủ chuẩn mực kế toán của các công ty niêm yết tại HNX và
HOSE trong việc lập và trình bày BCTC HN .................................................................. 124 
Bảng 4.8.1. Thống kê mức độ hòa hợp thực tế kế toán của các DN Việt Nam trong việc

lập và trình bày BCTC HN theo CMKT của Việt Nam ................................................... 125 
Bảng 4.8.2. Thống kê mức độ tuân thủ của các DN Việt Nam đối với CMKT của Việt
Nam trong việc lập và trình bày BCTC HN theo CMKT của Việt Nam ......................... 125 
Bảng 4.9. Thử nghiệm Wilcoxon cho mức độ hòa hợp thực tế kế toán giữa các DN Việt
Nam với mức độ tuân thủ CMKT của Việt Nam của các DN.......................................... 126 
Bảng 4.10. Bảng phân tích đặc điểm CMKT của Việt Nam trong mối tương quan giữa
mức độ hòa hợp giữa các DN Việt Nam và mức độ tuân thủ của các DN Việt Nam ...... 126 
Bảng 4.11. Tổng hợp phương pháp kế toán áp dụng trong BCTC HN năm 2011 được lập
theo CMKT của Việt Nam và BCTC HN năm 2011 được lập theo IAS/IFRS của Tập đoàn
Vingroup ........................................................................................................................... 129 
Bảng 4.12. Tổng hợp phương pháp kế toán áp dụng tương đồng và khác biệt giữa hai bộ
BCTC HN của Tập đoàn Vingroup .................................................................................. 130 
Bảng 4.13. Bảng tổng hợp một số giá trị được cung cấp bởi BCTC HN lập theo CMKT
của Việt Nam và BCTC HN được lập theo IFRS của Tập đoàn Vingroup...................... 131 
Bảng 4.14.1. Kết quả kiểm định F của mô hình 2.9 ......................................................... 132 
Bảng 4.14.2. Kết quả kiểm định F của mô hình 2.9 ......................................................... 133 
Bảng 4.15.1. Kết quả hệ số xác định điều chỉnh của mô hình 2.10. ................................ 133 
Bảng 4.15.2. Kết quả hệ số xác định điều chỉnh (Adjusted R Square) của mô hình 2.10.
.......................................................................................................................................... 134 
Bảng 5.1. Bộ BCTC đầy đủ theo quy định của VAS 21 và IAS 1 (2007) ....................... 145 


xviii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 0.1. Khung nghiên cứu của luận án ............................................................................. 4 
Hình 1.1. Đặc điểm của các giai đoạn hòa hợp CMKT quốc tế ......................................... 11 
Hình 1.2. Các sự kiện quan trọng trong tiến trình hòa hợp kế toán quốc tế ....................... 11 
Hình 1.3. Các khía cạnh của hòa hợp kế toán .................................................................... 14 
Hình 1.4. Cấu trúc đơn giản của nhóm công ty mẹ - công ty con: dạng một cấp .............. 19 

Hình 1.5. Cấu trúc đơn giản của nhóm công ty mẹ - công ty con: dạng nhiều cấp ........... 19 
Hình 1.6. Cấu trúc đơn giản của nhóm công ty mẹ - công ty con: dạng phổ biến ............. 19 
Hình 1.7. Cấu trúc hỗn hợp của nhóm công ty mẹ - công ty con ....................................... 20 
Hình 1.8. Quy trình thiết lập VAS ...................................................................................... 58 
Hình 3.1. Xác định công ty con thuộc phạm vi hợp nhất BCTC và công ty liên kết, liên
doanh thuộc phạm vi áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu trên BCTC hợp nhất ........... 86 
Hình 5.1. Tác động của Luật Kế toán, Chuẩn mực kế toán, các thông tư hướng dẫn chuẩn
mực kế toán, chế độ kế toán và các văn bản hướng dẫn kế toán khác đối với thực tế lập và
trình bày BCTC tại các DN Việt Nam.............................................................................. 139 
Hình 5.2. Kiến nghị đề xuất về mối quan hệ giữa Luật Kế toán, CMKT, các thông tư
hướng dẫn chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các văn bản hướng dẫn kế toán khác đối
với thực tế lập và trình bày BCTC tại các DN Việt Nam. ................................................ 139 


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ những thập niên cuối thế kỷ XX đến nay, dưới tác động của quá trình toàn cầu
hóa, tiến trình hòa hợp và hội tụ kế toán tại các quốc gia trên thế giới diễn ra ngày càng
mạnh mẽ. Cũng theo xu thế này, năm 1999, Việt Nam (Bộ Tài chính) bắt đầu nghiên cứu,
soạn thảo chuẩn mực kế toán (CMKT) theo hai nguyên tắc cơ bản: (i) dựa trên cơ sở các
chuẩn mực quốc tế về kế toán và (ii) phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế Việt
Nam, phù hợp với hệ thống luật pháp, trình độ, kinh nghiệm kế toán, kiểm toán của Việt
Nam. Đến cuối năm 2005, 26 VAS (Vietnamese Accounting Standard – CMKT Việt
Nam) đã được ban hành. Tuy nhiên, từ khi được chính thức áp dụng cho đến nay, mặc dù
nội dung đã có những lạc hậu nhất định so với các IAS (International Accounting
Standard – tạm dịch: CMKT quốc tế) và IFRS (International Financial Reporting Standard
– tạm dịch: Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế) nhưng các VAS vẫn chưa lần nào được
sửa đổi, bổ sung. Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của nền kinh tế thị trường đang trong

giai đoạn hoàn thiện và yêu cầu hội nhập kinh tế, tháng 5 năm 2011, Bộ Tài chính công bố
quyết định thành lập Ban nghiên cứu, xây dựng, ban hành, công bố VAS. Theo định
hướng, đến năm 2015, Việt Nam sẽ công bố đầy đủ các chuẩn mực liên quan, cần thiết và
phù hợp với nền kinh tế thị trường, tiệm cận được các IAS/IFRS.
Có thể thấy rằng, đến thời điểm hiện nay, các DN Việt Nam vẫn lập và trình bày
báo cáo tài chính (BCTC) nói chung và báo cáo tài chính hợp nhất (BCTC HN) nói riêng
theo các VAS chưa sửa đổi. Việc các VAS được sửa đổi, bổ sung theo hướng tiệm cận với
các IAS/IFRS theo lộ trình mà Bộ Tài chính đang tiến hành có thể sẽ làm phát sinh không
ít vấn đề, có thể làm tổn hao nhiều thời gian và công sức đối với cả các DN lẫn các cơ
quan nhà nước có liên quan. Trên quan điểm xu hướng hội tụ kế toán với IAS/IFRS là
không tránh khỏi, việc nghiên cứu mức độ hòa hợp của kế toán Việt Nam, trước hết ở góc
độ BCTC HN nhằm góp phần làm sáng tỏ khoảng cách giữa kế toán Việt Nam với kế toán
quốc tế ở hai khía cạnh: chuẩn mực kế toán và thực tế kế toán, để từ đó có thể đưa ra các
giải pháp vừa đảm bảo tiến trình hội tụ với kế toán quốc tế vừa phù hợp với thực tế tại
Việt Nam như quan điểm xây dựng hệ thống VAS ban đầu đã công bố là hết sức cấp thiết.
Xuất phát từ lý do này, tác giả chọn đề tài “Sự hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế


2
trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất – Từ chuẩn mực đến thực tiễn” làm
nội dung nghiên cứu trong luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chính yếu của luận án là đánh giá về sự hòa hợp giữa kế toán
Việt Nam và quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC HN, từ chuẩn mực đến thực tiễn.
Để đạt được mục tiêu trên, các nội dung mà luận án tập trung nghiên cứu bao gồm:
(1) Tổng hợp, phân tích các tài liệu, công trình nghiên cứu về: (i) Hòa hợp kế toán
trên các khía cạnh: bản chất của hòa hợp kế toán, các loại hòa hợp kế toán và mối quan hệ
giữa các loại hòa hợp kế toán, mối quan hệ giữa hòa hợp kế toán với chất lượng của
BCTC, các nhân tố ảnh hưởng đến hòa hợp kế toán; (ii) Báo cáo tài chính hợp nhất; (iii)

Hòa hợp kế toán lập và trình bày BCTC HN đã được thực hiện trên thế giới và tại Việt
Nam.
(2) Xây dựng các giả thuyết về sự mức độ hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và
quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC HN, từ chuẩn mực đến thực tiễn.
(3) Hệ thống hóa các nguyên tắc cơ bản về lập và trình bày BCTC HN theo quy
định của VAS và các văn bản pháp luật hướng dẫn kế toán có liên quan. Tổng hợp tình
hình thực tế kế toán lập và trình bày BCTC HN tại các DN Việt Nam.
(4) Kiểm định các giả thuyết về sự hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế
trong việc lập và trình bày BCTC HN, từ chuẩn mực đến thực tiễn.
(5) Đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần thực hiện tiến trình hòa hợp với kế toán
quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC HN tại Việt Nam trên hai góc độ: CMKT và
thực tế kế toán.
Thông qua việc thực hiện 5 nội dung trên, các câu hỏi nghiên cứu cần phải được
làm rõ bao gồm:
(1) Bản chất của hòa hợp kế toán, hòa hợp CMKT, hòa hợp thực tế kế toán là gì ?
Hòa hợp CMKT có dẫn đến hòa hợp thực tế kế toán hay không ? Tăng hòa hợp kế toán có
thực sự làm tăng chất lượng BCTC do các DN cung cấp ? Các nhân tố nào có ảnh hưởng
đến tiến trình hòa hợp kế toán ?
(2) Mục đích, đặc điểm chất lượng và các nguyên tắc chung liên quan đến việc
lập và trình bày BCTC HN ? Kết quả thu được từ các nghiên cứu trong và ngoài nước về
BCTC HN và hòa hợp kế toán lập và trình bày BCTC HN cho thấy điều gì ? Các vấn đề


3
nào cần tiếp tục nghiên cứu để có thể đánh giá về sự hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và
quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC HN ? Các giả thuyết đặt ra cho sự hòa hợp giữa
kế toán Việt Nam và quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC HN, từ chuẩn mực đến
thực tiễn, là gì ?
(3) Để các vấn đề nghiên cứu được thực hiện một đáng tin cậy, luận án sẽ sử dụng
các phương pháp nào để kiểm định các giả thuyết về sự hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và

quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC HN, từ chuẩn mực đến thực tiễn ?
(4) Kết quả kiểm định các giả thuyết đặt ra về sự hòa hợp giữa kế toán Việt Nam
và quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC HN, từ chuẩn mực đến thực tiễn là gì ?
(5) Các giải pháp nào có thể áp dụng để tiến hành tiệm cận VAS với IAS/IFRS
mà vẫn đảm bảo phù hợp với phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế Việt Nam,
phù hợp với hệ thống luật pháp, trình độ, kinh nghiệm kế toán, kiểm toán của Việt Nam ?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Tiến trình nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng để đo lường mức
độ hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC HN.
Các công cụ, phương pháp cụ thể được sử dụng chủ yếu bao gồm:
-

Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát và thu thập thông tin từ: (i) Các

nghiên cứu đã được thực hiện về hòa hợp kế toán, BCTC HN và hòa hợp kế toán trong
việc lập và trình bày BCTC HN; (ii) CMKT của một số quốc gia và IAS/IFRS qua các
thời kỳ; (iii) CMKT của Việt Nam; (iv) BCTC riêng và BCTC HN của các công ty mẹ
trong mẫu khảo sát.
-

Bước xây dựng giả thuyết: Trên cơ sở các nghiên cứu đã có về hòa hợp kế toán,

BCTC HN và hòa hợp kế toán lập và trình bày BCTC HN tiến hành thiết lập các giả
thuyết về sự hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC
HN, từ chuẩn mực đến thực tiễn.
-

Phương pháp thống kê: Sử dụng thống kê mô tả, các chỉ số đo lường mức độ

hòa hợp (hệ số Jaccard có điều chỉnh, chỉ số Absence, chỉ số Divergence, khoảng cách

Average, chỉ số H và chỉ số C) và mô hình hồi qui bội để đo lường mức độ hòa hợp giữa
kế toán Việt Nam và quốc tế, từ chuẩn mực đến thực tiễn, trong việc lập và trình bày
BCTC HN
Sự phối hợp giữa các công cụ, phương pháp nghiên cứu cụ thể để đạt được mục
tiêu nghiên cứu của luận án có thể khái quát như Hình 0.1.


4

Vấn đề nghiên cứu
Sự hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế trong việc
lập và trình bày BCTC HN - từ chuẩn mực đến thực tiễn

Mục tiêu nghiên cứu
Mức độ hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế
trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất

Phương pháp định lượng

Phương pháp cụ thể: Phương pháp quan sát (Chương 1):
Quan sát, thu thập thông tin từ các tài liệu, các nghiên cứu có
liên quan đến hòa hợp kế toán, BCTC HN
và hòa hợp BCTC HN

Kết quả:
* Cơ sở lý thuyết về sự hòa hợp trong kế toán lập
và trình bày BCTC HN trên phạm vi thế giới

Phương pháp cụ thể: Phương pháp giả thuyết (Chương 1):
Thiết lập các giả thuyết về sự hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và

quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC HN, từ chuẩn mực
đến thực tiễn

Phương pháp cụ thể: Phương pháp quan sát (Chương 2):
Quan sát, thu thập thông tin từ các nghiên cứu đã được thực hiện
về hòa hợp kế toán, hòa hợp kế toán lập và trình bày BCTC HN

Kết quả
* Phương pháp nghiên cứu cụ thể lựa chọn để kiểm định các
giả thuyết về sự hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế
trong việc lập và trình bày BCTC HN, từ chuẩn mực đến
thực tiễn

Phương pháp cụ thể: Phương pháp thống kê (chương 4)
*Thống kê mô tả
*Hệ số Jaccard có điều chỉnh, chỉ số Absence, chỉ số
Divergence, khoảng cách Average, chỉ số H và chỉ số C,
* Mô hình hồi qui bội

Phương pháp cụ thể: Phương pháp quan sát, thống kê (chương 3)

* Quan sát, thu thập thông tin từ các CMKT Việt Nam và
các văn bản pháp luật có liên quan về lập và trình bày BCTC
HN.
* Thống kê mô tả tình hình thực tế lập và trình bày BCTC
HN của các doanh nghiệp Việt Nam

Một số đề xuất góp phần thực hiện tiến trình hòa hợp kế toán
lập và trình bày BCTC HN tại Việt Nam (Chương 5)


Hình 0.1. Khung nghiên cứu của luận án

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
+ CMKT của một số quốc gia trên thế giới, CMKT của Việt Nam1 và IAS/IFRS
liên quan đến lập và trình bày BCTC HN.
+ Thực tế kế toán lập và trình bày BCTC HN tại các DN Việt Nam.
+ Chất lượng BCTC HN của các DN Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
3.2.1. Về không gian:
1

Trong phạm vi luận văn, cụm từ “CMKT của Việt Nam” dùng để chỉ tất cả các văn bản pháp luật kế toán, bao gồm:
VAS, chế độ kế toán, thông tư hướng dẫn…


×